BÀI TẬP CÁ NHÂN
TÍNH CÁCH VÀ HÀNH VI CƯ XỬ CỦA TÔI
1. Tôi có thực sự hiểu bản thân mình? Tính cách của tôi như thế nào và
tôi thường cư xử như thế nào? Các bài tập đã giúp gì cho tôi?
Nếu ai đó hỏi bạn là ai, thật dễ dàng khi đưa ra các thông tin về tên, tuổi, công việc,
nơi ở, gia đình…nhưng nếu câu hỏi là “Tính cách của bạn là gì” thì lại khác. Ai đó có
thể nhận xét tính cách của bản, ví dụ bạn là người cởi mở, thích sự tự do, yêu mầu
trắng hay chỉ đơn giản là người fan trung thành của đội bóng thành Machester. Nhưng
những điều nhận xét đó chỉ phản ánh một khía cạnh tính cách của bạn mà thôi. Hơn
nữa, việc đưa ra các đánh giá về tính cách của bạn bị ảnh hưởng nhiều bởi suy nghĩ
chủ quan của người đưa ra nhận xét.
Mỗi chúng ta luôn sống, làm việc ở trong một môi trường, một tổ chức hay ở một
phạm vi nhỏ hơn là một nhóm sinh hoạt, nhóm làm việc. Mọi hành vi của chúng ta, dù
tích cực hay tiêu cực luôn tạo nên phản ứng của người trong tổ chức, trong nhóm. Kết
quả xử lý các vấn đề, các tình huống trong cuộc sống phụ thuộc phần lớn vào hành xử,
hay nói cách khác là các hành vi cư xử của chúng ta. Và trong điều kiện bình thường,
cách cư xử của mỗi con người được quyết định bởi tính cách cá nhân. Và ngược trở
lại, kết quả của các hành vi cư xử có tác dụng giúp chúng ta điều chỉnh, hoàn thiện
tính cách bản thân.
Không ai hiểu rõ tính cách, hành vi cư xử của mình bằng chính bản thân mình. Nhưng
hiểu bằng cách nào? Có nhiều cách và các bài tập tình huống trong môn học Quản trị
hành vi là một trong những phương cách tốt nhất. Tất nhiên, chúng ta phải thực sự
trung thực khi trắc nghiệm bản thân.
Bằng cánh lựa chọn các phương án của mười điểm tại bài tập Big 5 và các lựa chọn
trong bàn MBTI, tính cách của tôi có thể được ghi nhận như sau:
-
Tôi là người có thiên hướng ra thế giới bên ngoài:
Cuộc sống có nhiều điều khiến chúng ta quan tâm, và mức độ quan tâm của mỗi cá
nhân là khác nhau. Là một người hướng ngoại, tôi thường thể hiện nhiệt huyết, sự
quan tâm tới các vấn đề có liên quan. Sự chia sẻ của người khác làm tăng nhiệt huyết
và sự gắn kết với những người xung quanh về những vấn đề có chung sự quan tâm của
các thành viên trong nhóm, trong tổ chức. Mỗi khi xử lý công việc tại nơi làm việc, tôi
thường là người chủ động thể hiện ý kiến, tìm kiếm sự đồng cảm cũng như khơi gợi ý
kiến của người khác về cùng một vấn đề.
Sẵn sàng trải nghiệm là thái độ thường thấy của người phóng khoáng. Trải nghiệm sẽ
làm cho hiện tại thêm phong phú, kinh nghiệm càng được bổ sung thêm bằng các bài
học có giá trị. Tôi mong muốn được tham gia vào các mối tương tác giữa các yếu tố
của thế giới bên ngoài, được có cơ hội tạo ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng. Việc giảm
bớt hay cắt đứt mối giao tiếp với thế giới bên ngoài thường mang lại cho tôi cảm giác
hụt hẫng, chán nản và tồi tệ hơn là sự bi quan. Quan tâm và được quan tâm giúp tôi
duy trì được trạng thái cân bằng trong công việc và trong cuộc sống. Tại nơi làm việc,
trong phạm vi cho phép, tôi thường tiên phong trong việc thử nghiệm các phương án
xử lý vấn đề mới cũng như sẵn sàng chấp nhận các thất bại từ các thử nghiệm này.
Việc chỉ trích các thành viên trong nhóm mỗi khi thất bại là điều tối kỵ.
-
Tôi là người theo chủ nghĩa trực giác:
Để hiểu một vấn đề, tư duy cá nhân đóng vai trò quyết định. Mỗi cá nhân có cách thu
thập, phân tích, nhận định thông tin khác nhau, do đó tạo ra sự khác biệt về cách tư
duy của mỗi con người, và từ đó hành vi của mỗi người cũng khác nhau. Có thể phân
loại thành hai cách nhận thức, tiếp cận vấn đề: Tiếp cận vẫn đề yếu dựa vào giác quan
và tiếp cận vấn đề chủ yếu yếu dựa vào trực giác.Tôi có thiên hướng nhận thức vấn đề
thông qua trực giác.
Vốn là người có tính cách hướng ngoại, xúc cảm ổn định và ít bị chi phối bởi các tác
động tâm lý, thường xuyên kiểm soát được stress, tôi thường hướng tới các cơ hội
trong tương lai cùng với việc quan sát thực tại hơn là tập trung sự hoài niệm về quá
khứ và dành nhiều thời gian để suy nghĩ về hiện tại. Các cơ hội hiện tại sẽ mau chóng
qua đi và ta sẽ khó nắm bắt được nó nếu ta không thực sự chủ động. Kiểm soát được
cơ hội là điều kiện tốt để tăng khả năng nắm bắt cơ hội. Chí vì thế, tôi thường chú ý tới
các cơ hội trong tương lai, đánh giá cơ hội, chuẩn bị các cách cư xử để có thể nắm bắt
được tốt nhất những cơ hội này. Tính tự chủ, chủ động đã giúp tôi có nhìn nhận khá rõ
ràng và rành mạch các cơ hội trong tương lai, hơn là các cơ hội hiện tại. Trong làm
việc nhóm, cơ hội các nhân cũng là cơ hội nhóm. Với việc đưa ra các nhận định về cơ
hội trong tương lai, tôi thường nhận được sự tin tưởng từ các thành viên trong nhóm.
Vì tập trung vào các cơ hội trong tương lai cho nên các tình huống phần lớn đều là giả
định. Để đánh giá cơ hội, tôi thường phải phân tích các tình huống dựa trên tư duy
logic, phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tạo nên cơ hội và đặc biệt là cần phải tiếp
nhận các thông tin không rõ ràng, không cụ thể một cách tích cực và thoải mái. Việc
phân tích tình huống, cơ hội theo hướng này đã giúp tôi xử lý tốt các tình huống dựa
trên các hiểu biết mang tính lý thuyết, hơn là sử dụng các kinh nghiệm.
Tranh luận giúp chúng ta hiểu vấn đề một cách rõ ràng hơn, nhưng không nên đi quá
xa tới mức chỉ trích. Tôi đôi khi cũng tham gia tranh luận, nhưng có những lúc cần
phải né tránh để lựa chọn thời điểm khác thích hợp hơn. Chỉ trích thường không giải
quyết vấn đề mà chỉ làm giảm động lực, tăng thù nghịch giữa các cá nhân trong nhóm,
trong tổ chức. Tôi chỉ chỉ trích khi đó là cứu cánh cuối cùng trong việc giải quyết vấn
đề.
-
Tôi thường dùng lý trí để phán xét các tình huống, các vấn đề trong cuộc
sống và trong công việc.
Mọi cư xử của chúng ta đối với một vấn đề đều hình thành sự phán xét của chúng ta về
vấn đề đó. Chúng ta luôn mong muốn phán xét vấn đề một cách đúng đắn, theo đúng
giá trị của nó. Để đánh giá, phán xét một vấn đề, chúng ta thường phải kết hợp hai
phần trong não bộ của chúng ta là phần Lý trí và phần cảm tính. Cá nhân tôi thường
thiên về dùng lý trí để suy xét các vấn đề.
Vốn không thường lo lắm hay cảm thấy buồn phiền về các vấn đề cho nên tôi ít bị chi
phối bởi tình cảm khi xem xét một vấn đề nào đó. Chúng ta biết rằng, mọi sự tồn tại
đều có lý do hợp lý của nó. Tôi thường tìm kiếm thông tin để hiểu được lý do tồn tại
của vấn đề, đưa ra các phương án xử lý hợp lôgic. Trong một tổ chức, xung đột, mâu
thuẫn về lợi ích giữa các cá nhân là sự tồn tại tất yếu và mỗi quyết định của một cá
nhân trong tổ chức làm nẩy sinh mâu thuẫn là điều khó tránh khỏi. Tôi thường cố gắng
bỏ qua hay ít nhất cũng ít khi chú ý tới các phản ứng của các cá nhân khác trong tổ
chức, trong nhóm khi đưa ra quyết định hay thực hiện hành vi cư xử. Sau khi đưa ra
quyết định, giảm sự bất đồng trong tổ chức là điều rất cần thiết. Và tôi thường sử dụng
các phân tích lô gic để tìm kiếm sự đồng thuận trong tổ chức hay trong nhóm.
Chúng ta biết rằng mọi sự tồn tại đều ẩn chứa sự mâu thuẫn và mâu thuẫn nội tại là
động lực cho sự phát triển. Với suy nghĩ đó, tôi thường chấp nhận mâu thuẫn như một
phần tự nhiên và bình thường trong quan hệ của con người trong một tổ chức, một
nhóm.
Nguyên tắc là điều không thể thiếu trong cuộc sống nhưng tôi không cổ súy cho chủ
nghĩa này. Tôi chỉ áp dụng các nguyên tắc một cách triệt để đối với các vấn đề sống
còn. Đối với cá nhân tôi, tính phù hợp quan trọng hơn nguyên tắc. Tôi cũng không bỏ
qua nguyên tắc mà áp dụng nó một cách linh hoạt. Chúng ta biết rằng luật lệ, nguyên
tắc được xây dựng lên để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, các mối quan hệ có liên
quan tới hành vi và các hành xử trong tổ chức, trong một nhóm. Các mối quan hệ xã
hội, hành vi cũng như các hành xử luôn thay đổi (như bản chất của mọi hiện tượng xã
hội là luôn vận động và biến đổi). Chính vì vậy, các luật lệ, nguyên tắc cũng cần thay
đổi cho phù hợp với tình hình mới, có như thế mới tránh được sự đổ vỡ của tổ chức,
của nhóm. Việc thay đổi rất cần những tư duy sáng tạo.
Tại nơi làm việc, tôi là một thành viên trong tổ chức và là trưởng của một nhóm trong
tổ chức đó. Tôi khuyến khích các ý kiến trái chiều, khuyến khích sự tranh luận nhưng
không chấp nhận sự chỉ trích. Tôi là người xây dựng các nguyên tắc của nhóm nhưng
không cứng nhắc trong việc áp dụng nguyên tắc và luôn xem xét các khả năng thay đổi
các nguyên tắc cho phù hợp. Mọi sự việc luôn thay đổi và đối với tôi, quản trị sự thay
đổi là một trong những nội dung quản trị quan trọng nhất, nhất là trong điều kiện như
hiện nay.
Tôi luôn hiểu rằng ngăn nắp và cẩn thận là tính cách tốt có ảnh hưởng tốt tới hành vi
của mỗi người. Nhưng có lẽ đây cũng là điểm yếu của tôi. Tuy nhiên, mỗi khi giải
quyết vấn đề đòi hỏi sự ngăn nắp, cẩn trọng, tôi cũng cố gắng tập trung và đáp ứng
được yêu cầu này.
-
Và xu hướng hành xử của tôi là Đánh giá.
Nguồn năng lượng định hướng tự nhiên, cách lĩnh hội, nắm bắt vấn đề và cách lựa
chọn để phán xét vấn đề hình thành nên xu hướng cư xử, hành động của mỗi chúng ta.
Với đặc điểm về định hướng tự nhiên, cách lĩnh hội, nắm bắt vấn đề và cách lựa chọn
phán xét như đã trình bày ở trên, xu hướng tiếp cận hành xử của tôi là đánh giá, hơn là
lĩnh hội.
Kín đáo, trầm lặng là một đức tính đáng tôn trọng. Nhưng tôi không thuộc kiểu này.
Điều này dễ hiểu với một người hướng ngoại và phóng khoáng. Là một thành viên
trong một tổ chức, tôi luôn có sự tin tưởng đối với các thành viên khác trong nhóm và
ngược lại, tôi cũng thường được các đồng nghiệp tin tưởng. Sự cởi mở, chia sẻ vì thế
mà thường thấy trong các cuộc thảo luận để giải quyết vấn đề. Và điều đó đã giúp
chúng tôi có thông tin đầy đủ hơn để đánh giá, suy xét các vấn đề.
Nguồn lực là hữu hạn, mong ước là vô tận, vì vậy chúng ta phải sử dụng nguồn lực sao
cho hữu hiệu nhất. Một trong những cách thức, yêu cầu sử dụng nguồn lực hữu hiệu là
phải xây dựng kế hoạch trước khi hành động.Và kế hoạch càng tỷ mỉ, càng kỹ lưỡng
thì việc thực thi càng thuận lợi, càng tiết kiệm được nguồn lực về thời gian, con người
trong quá trình thực hiện để đặt mục tiêu. Tôi thường lập kế hoạch cho mọi mục tiêu
hành động, dù là mục tiêu nhỏ nhất.
Tôi luôn hành động theo lộ trình, thực hiện và cố gắng hoàn tất các phần công việc
theo đúng kế hoạch đã định, không để dồn công việc tới phút cuối của chương trình
hành động. Chính vì thế, tôi thường tránh được stress, tránh được các áp lực khi thực
hiện các công việc theo chương trình đã định sẵn.
Là trưởng nhóm làm việc, tôi luôn truyền đạt tư tưởng này cho các thành viên trong
nhóm.
2. Các thông tin về tính cách bản thân đã rất có ích đối với bản thân tôi
trọng việc điều chỉnh, quản lý hành vi của mình.
-
Xác định được tính cách bản thân, hiệu quả cũng như tác dụng của các
hành vi cư xử của bản thân đối với việc giải quyết các vấn đề trong công
việc và cuộc sống:
Không phải hành vi cư xử nào cũng mang lại kết quả như mong muốn hoặc thậm chí
chúng ta không nhận biết được hành vi của mình. Cuộc sống cứ trôi đi và đôi khi
chúng ta không có thời gian cũng như không biết phải làm thế nào để nhìn nhận lại các
hành động của chúng ta. Thông qua các bài tập trắc nghiệm này cũng như các thông
tin về bản thân, tôi có thể gọi tên được các đặc điểm tính cách của mình, đánh giá được
ảnh hưởng của từng đặc điểm đối với các hành vi cư xử của bản thân. Cũng thông qua
các thông tin này, tôi có thể xác định được nguyên nhân dẫn tới các hành vi tiêu cực,
các hành xử thiếu hiệu quả khi xử lý các vấn đề.
-
Điều chỉnh tính cách, định hướng hành vi để đạt được hiệu quả cao nhất
trong xử lý vấn đề:
Chúng ta đều biết rằng tính cách mỗi con người được hình thành qua sự phát triển thể
chất và tư duy. Tính cách mang tính gia đình, giáo dục và xã hội. Ai cũng mong muốn
sự hoàn thiện nhưng cũng không ai đạt được điều đó mà không thông qua trải nghiệm
cuộc sống cũng như nhìn nhận bản thân. Tôi cũng vậy, và các bạn cũng vậy. Thông
qua nhìn nhận bản thân, thông qua các thông tin này, chúng ta có thể nâng cao được
hiệu quả hành vi. Cụ thể như sau:
+ Xác định các đặc điểm thuộc tính cách có tác dụng tiêu cực đến hành vi.
+ Lập kế hoạch điều chỉnh tính cách để có được các hành vi tốt nhất trong tương lai,
nhất là tại nơi làm việc và trong nhóm làm việc của mình.
+ Mỗi khi kết thúc hành vi, đánh giá kết quả công việc cũng như phản ứng của các
thành viên trong nhóm để từ đó, tiếp tục tìm ra các điểm tính cách cần khắc phục.
+ Có những tính cách có thể đúng trong trường hợp này, nhưng có thể sẽ không phát
huy tác dụng trong trường hợp khác. Chính vì vậy, việc sử dụng linh hoạt các đặc
điểm tính cách khi cư xử sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
Trước khi đến với môn học Hành vi tổ chức, tôi cũng có một số phương pháp
để hiểu bản thân cũng như đánh giá năng lực hành vi của mình. Tuy nhiên, qua môn
học này, tôi đã được trang bị một phương pháp luận khoa học, có hệ thống trong việc
đánh giá, tìm hiểu bản thân, kiểm chứng, kiểm soát cũng như điều chỉnh hành vi để đạt
được hiệu quả cao hơn trong công việc, trong cuộc sống.
Kèm theo Bài báo cáo này là bài tập Big 5 và MBTI, được hoàn thành từ
thực tế bản thân của tôi.
Bài tập BIG 5
Mười điểm ghi nhận tính cách cá nhân
Tính cách cá nhân của tôi được thể hiện qua bảng liệt kê dưới đây:
Tôi tự thấy mình
1
2
3
4
5
1. Hướng ngoại, nhiệt huyết
√
2. Chỉ trích, tranh luận
√
3. Đáng tin cậy, tự chủ
√
4. Lo lắng, dễ phiền muộn
√
5. Sẵn sang trải nghiệm, một
con người phóng khoáng
6. Kín đáo, trầm lặng
√
√
7. Cảm thông, nồng ấm
√
8. Thiếu ngăn nắp, bất cẩn
√
9. Điềm tĩnh, cảm xúc ổn định
10. Nguyên tắc, ít sáng tạo
Trong đó:
1: Cực kỳ phản đối
2: Rất phản đối
3: Phản đối
4: Trung lập
5: Đồng ý
6: Rất đồng ý
7: Cực kỳ đồng ý
6
√
√
7
Bài tập MBTI
Tính cách cá nhân – Bản đánh giá học viên:
Q1. Nguồn năng lượng định hướng tự nhiên nhất của bạn là gì? Mỗi con người
đều có hai mặt. Một mặt hướng ra thế giới bên ngoài của hành động, của sự nhiệt tình,
con người, và sự vật. Một mặt khác lại hướng vào thế giới bên trong của suy nghĩ,
mối quan tâm, sáng tạo và sự tưởng tượng.
Đây là hai mặt khác biệt nhưng không thể tách rời của bản chất con người, hầu
hết mọi người đều thiên về nguồn năng lượng của thế giới bên trong hay bên ngoài
một cách tự nhiên. Vì vậy một mặt nào đó của họ, có thể là Hướng ngoại (E) hoặc
Hướng nội (I), sẽ dẫn dắt sự phát triển tính cách và đóng vai trò chủ đạo trong hành vi
của họ.
Tính cách hướng ngoại
Tính cách hướng nội
Hành động trước, suy nghĩ/ suy xét
sau
•
•
Cảm thấy chán nản khi bị cắt mối
giao tiếp với thế giới bên ngoài
•
Thường cởi mở và được khích lệ bởi
con người hay sự việc của thế giới bên
ngoài
•
Nghĩ/ suy xét trước, rồi mới hành động
Thường cần một khoảng "thời gian riêng
tư" để tái tạo năng lượng
•
Được khích lệ từ bên trong, tâm hồn đôi
khi như "đóng lại" với thế giới bên ngoài
•
•
Thích các mối quan hệ và giao tiếp một – một
Tận hưởng sự đa dạng và thay đổi
trong mối quan hệ con người
•
Chọn điều phù hợp nhất:
Hướng ngoại (E)
Hướng nội (I)
Q2. Cách lĩnh hội hoặc hiểu biết nào “tự động” hoặc tự nhiên? Phần giác quan
(S) của bộ não chúng ta cảm nhận hình ảnh, âm thanh, mùi vị và tất cả các chi tiết cảm
nhận được của HIỆN TẠI. Nó phân loại, tổ chức, ghi nhận và lưu giữ các chi tiết của
thực tại. Nó dựa trên THỰC TẠI, giải quyết việc "là cái gì." Nó cung cấp những chi
tiết cụ thể của trí nhớ & và thu thập lại từ các sự kiện trong QUÁ KHỨ. Phần Trực
giác (N) của bộ não chúng ta tìm kiếm sự hiểu biết, diễn giải và hình thành mô hình
TỔNG QUÁT của các thông tin đã được thu thập, và ghi nhận các mô hình và các
mối quan hệ này. Nó suy đoán dựa trên CÁC KHẢ NĂNG, bao gồm cả việc xem xét
và dự đoán TƯƠNG LAI. Nó là quá trình hình tượng hóa và quan niệm. Trong khi cả
hai sự lĩnh hội đều cần thiết và được sử dụng bởi mọi người, mỗi người chúng ta vẫn
vô thức sử dụng một cách nhiều hơn cách kia.
Các đặc điểm giác quan
Các đặc điểm trực giác
Tinh thần sống với Hiện Tại, chú ý • Tinh thần sống với Tương Lai, chú ý tới
tới các cơ hội hiện tại
các cơ hội tương lai
•
Sử dụng các giác quan thông thường • Sử dụng trí tưởng tượng và tạo ra/ khám
và tự động tìm kiếm các giải pháp mang phá các triển vọng mới là bản năng tự nhiên
tính thực tiễn
• Tính gợi nhớ nhấn mạnh vào sự bố trí,
• Tính gợi nhớ giàu chi tiết về thông ngữ cảnh, và các mối liên kết
tin và các sự kiện trong quá khứ
• Ứng biến giỏi nhất từ các hiểu biết mang
•
Ứng biến giỏi nhất từ các kinh tính lý thuyết
nghiệm trong quá khứ
• Thoải mái với sự không cụ thể, dữ liệu không
•
Thích các thông tin rành mạch và rõ thống nhất và với việc đoán biết ý nghĩa của nó
ràng; không thích phải đoán khi thông
tin "mù mờ"
•
Chọn điều phù hợp nhất:
• Giác quan (S)
• Trực giác (N)
Q3. Việc hình thành sự Phán xét và lựa chọn nào là tự nhiên nhất? Phần
Lý trí (T) của bộ não chúng ta phân tích thông tin một cách TÁCH BẠCH, khách
quan. Nó hoạt động dựa trên các nguyên tắc đáng tin cậy, rút ra và hình thành kết luận
một cách hệ thống. Nó là bản chất luận lý của chúng ta. Phần Cảm tính (F) của bộ
não chúng ta rút ra kết luận một cách CẢM TÍNH và chút nào đó hành xử mang tính
thiếu công minh, dựa vào sự thích/ không thích, ảnh hưởng tới những thứ khác, và
tính nhân bản hay các giá trị thẩm mỹ. Đó là bản chất cảm tính của chúng ta. Trong
khi mọi người sử dụng hai phương tiện này để hình thành nên kết luận, mỗi chúng ta
đều có xu hướng thiên lệch về một cách nào đó vậy nên khi chúng hướng ta theo
những hướng đối lập nhau – sẽ chỉ có một cách được lựa chọn.
Các đặc điểm suy nghĩ
Các đặc điểm cảm tính
Tự động tìm kiếm thông tin và sự hợp • Tự động sử dụng các cảm xúc cá nhân và
lý trong một tình huống cần quyết định ảnh hưởng tới người khác trong một tình
huống cần quyết định
• Luôn phát hiện ra công việc và nhiệm
•
vụ cần phải hoàn thành.
•
Nhạy cảm một cách tự nhiên với nhu cầu
và
phản ứng của con người.
Dễ dàng đưa ra các phân tích giá trị
•
và quan trọng
Tìm kiếm sự đồng thuận và ý kiến tập thể
một cách tự nhiên
• Chấp nhận mâu thuẫn như một phần
tự nhiên và bình thường trong mối quan • Không thoải mái với mâu thuẫn; có phản
hệ của con người
ứng tiêu cực với sự không hòa hợp.
•
Chọn điều phù hợp nhất:
Cảm tính (F)
Lý trí (T)
Q4. "Xu hướng hành xử của bạn" với thế giới bên ngoài thế nào? Mọi
người đều sử dụng cả hai quá trình đánh giá (suy nghĩ và cảm xúc) và lĩnh hội (ghi
nhận và cảm nhận) để chứa thông tin, tổ chức các ý kiến, ra các quyết định, hành động
và thu xếp cuộc sống của mình. Tuy vật chỉ một trong số chúng (Đánh giá hoặc Lĩnh
hội) dường như dẫn dắt mối quan hệ của chúng ta với thế giới bên ngoài . . . trong
khi điều còn lại làm chủ nội tâm. Phong cách Đánh giá (J) tiếp cận thế giới bên ngoài
VỚI MỘT KẾ HOẠCH và mục tiêu tổ chức lại những gì xung quanh, chuẩn bị kỹ
càng, ra quyết định và hướng tới sự chỉn chu, hoàn thành. Phong cách Lĩnh hội (P)
đón nhận thế giới bên ngoài NHƯ NÓ VỐN CÓ và sau đó đón nhận và hòa hợp,
mềm dẻo, kết thúc mở và đón nhận các cơ hội mới và thay đổi kế hoạch.
Tính cách đánh giá
Tính cách lĩnh hội
Lập kế hoạch tỉ mỉ và cụ thể trước khi hành • Thoải mái tiến hành công việc mà không
động.
cần lập kế hoạch; vừa làm vừa tính.
•
Tập trung vào hành động hướng công • Thích đa nhiệm, đa dạng, làm và chơi
việc; hoàn thành các phần quan trọng kết hợp
trước khi tiến hành.
• Thoải mái đón nhận áp lực về thời hạn;
• Làm việc tốt nhất và tránh stress khi làm việc tốt nhất khi hạn chót tới gần.
cách xa thời hạn cuối.
• Tránh sự ràng buộc gây ảnh hưởng tới sự
•
Sử dụng các mục tiêu, thời hạn và chu mềm dẻo, tự do và đa dạng.
trình chuẩn để quản lý cuộc sống.
•
Chọn điều phù hợp nhất:
• Lĩnh hội (P)
Đánh giá (J)
Với việc lựa chọn điều phù hợp nhất trong 04 (bốn) vấn đề trên, bốn chữ cái
biểu hiện tính cách của tôi là:
E
N
T
J