Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn đạo đực lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 28 trang )

Trang 1

A. MỞ ĐẦU
I.

Lý do chọn đề tài:

Nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá nhằm đưa
Việt Nam trở thành nước công nghiệp văn minh hiện đại.
Thời đại công nghệ thông tin đang đến rất nhanh và có tác động mạnh mẽ
đến tất cả các mặt đời sống xã hội. Công nghệ thông tin là một trong những
động lực quan trọng nhất của sự phát triển, nó cùng với một số ngành công
nghệ cao khác làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đất
nước. Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực giáo dục cũng
được Đảng và Nhà nước quan tâm. Cụm từ “ứng dụng công nghệ thông tin vào
dạy học” ngày càng được nhiều người nhắc đến trong các trường phổ thông,
cao đẳng và đại học. Công nghệ thông tin được ứng dụng vào việc thiết kế các
“Giáo án điện tử” đang rất được chú trọng trong các nhà trường cũng như trong
chủ trương của các sở giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, vẫn còn không ít giáo
viên có những hiểu biết chưa đúng về việc sử dụng “Giáo án điện tử” để hỗ trợ
trong dạy học. Giáo viên đã biến một tiết dạy “Giáo án điện tử” thành một buổi
trình chiếu cho học sinh xem và ghi bài hay chỉ là phô diễn hình ảnh. Họ biến
máy chiếu Projector thành một “bảng đen thứ hai” để thay thế cho việc phải
viết bảng, hay thay thế cho việc sử dụng đồ dùng dạy học. Sử dụng máy chiếu
không phù hợp, lạm dụng máy chiếu, nội dung trình chiếu dư thừa, không phù
hợp (ví dụ, với nội dung nào đơn giản, có thể diễn đạt bằng lời, hay đồ dùng
dạy học khác mà vẫn sử dụng đến máy chiếu, lại có nhiều hình ảnh không phù
hợp với nội dung bài dạy...). Vì vậy, hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào dạy học chưa cao. Khi học sinh chưa thực sự có hứng thú học tập
dẫn đến chất lượng học tập cũng giảm sút. Trong học tập không theo kịp bạn,
các em càng chán học. Từ đó, nảy sinh ra ngồi học nói chuyện, làm việc riêng,


trêu chọc bạn, cư xử với bạn chưa tốt … Nếu thiếu sự giáo dục của thầy cô, nhà
truờng thì dẫn đến hậu quả không tốt cho thế hệ trẻ. Là một giáo viên dạy lớp


Trang 2
Bốn, tôi xác định phải có trách nhiệm giáo dục nền móng, hình thành nhân cách
ngay từ ban đầu cho học sinh.
Trong giảng dạy, tôi luôn trau dồi tay nghề, tham khảo tài liệu, tìm tòi
các phương tiện thông tin để áp dụng một số biện pháp và một số kinh
nghiệm để khơi dậy được ở học sinh niềm hứng thú học tập thì tiết học mới
có hiệu quả. Từ đấy kết quả học tập sẽ tốt hơn.
Vậy để có một tiết dạy học tốt, ta cần hiểu rõ vai trò của công nghệ thông
tin trong việc dạy học nói chung và dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học nói
riêng là như thế nào? Ứng dụng nó vào dạy học Đạo đức ở Tiểu học sao cho
hợp lý? Đó là những vần đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn đang thu hút sự
quan tâm của giáo viên hiện nay.
Để giải quyết được vấn đề trên tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm của tôi
về “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Đạo đức lớp Bốn”
II. Mục đích chọn đề tài:
Ứng dụng được công nghệ thông tin vào việc dạy học môn Đạo đức lớp
Bốn nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn này, cũng như nâng cao hiệu quả
giáo dục trong nhà trường.
III. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu:
1. Nhiệm vụ của đề tài:
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Đạo đức.
2.Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp quan sát sư phạm.



Trang 3
- Phương pháp nghiên cứu sư phạm.
IV. Giới hạn nghiên cứu:
- Trong khuôn khổ đề tài này, tôi chỉ nghiên cứu về soạn giảng bằng giáo
án điện tử. Đối tượng nghiên cứu là cách sử dụng những phương tiện công
nghệ thông tin để phục vụ dạy học môn Đạo Đức lớp 4.
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 09/2013 – tháng 02/2014.
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Việc nghiên cứu về soạn giảng bằng giáo án điện tử đã giúp tôi xác định
được nhiều vấn đề mới, cụ thể:
- Hiểu rỏ hơn về công cụ soạn giảng Power Point.
- Thành thạo hơn trong việc giảng dạy bằng giáo án điện tử.
- Cách thiết kế bài học bằng giáo án điện tử hiệu quả hơn.


Trang 4
B. NỘI DUNG
I.

Lịch sử của đề tài:

Ngày nay, việc đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông
đang rất được nhà nước và xã hội quan tâm. Định hướng đổi mới phương
pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 Khóa VII
(1.1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12.1996), được thể chế hóa
trong Luật giáo dục (2005). Đặc biệt, theo Luật Giáo dục điều 82.2 đã
ghi: “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,
môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến

thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập
cho học sinh”
Như vậy, theo quy định của Luật giáo dục, giáo viên phải chuyển dần từ
phương pháp dạy học truyền thống (giáo viên giử vai trò trung tâm) sang
phương pháp dạy học tích cực – lấy học sinh làm trung tâm của hoạt động dạy
và học để có thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh,
tạo cho học sinh hứng thú trong học tập. Ngoài ra, giáo viên còn phải bồi
dưỡng cho học sinh kĩ năng nhận biết bản chất vấn đề, có năng lực tư duy độc
lập và vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào thực tiễn. Để đạt được điều đó,
giáo viên phải tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá
trình dạy học.
II.

Cơ sở lý luận:

1. Khái niệm “Công nghệ thông tin”:
Công nghệ thông tin ( IT – Information Technology) là ngành ứng dụng
công nghệ quản lý và xử lý thông tin, là ngành sử dụng máy tính và các phần


Trang 5
mềm của nó để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu nhập thông
tin. Theo Nghị quyết 49/CP của Chính phủ ngày 4 tháng 8 năm 1993 thì
“công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện
và công cụ kĩ thuật hiện đại- chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông- nhằm
tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất
phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã
hội.
Như vậy, công nghệ thông tin là tập hợp các phương tiện và công cụ kĩ
thuật hiện đại như máy tính, máy chiếu Projector, mạng Internet… để cung

cấp nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, đa dạng cho mọi lĩnh vực trong đời
sống con người và xã hội. Đặc biệt, ngày nay Internet với các kết nối băng
tầng rộng đã đi tới tất cả các trường học đã giúp cho việc ứng dụng các kiến
thức, kĩ năng và hiểu biết về công nghệ thông tin vào dạy học đã dần trở
thành hiện thực.
2. Vai trò của công nghệ thông tin với dạy học:
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình dạy học là một
nhu cầu thực tế cấp thiết vì những lí do sau:
Thứ nhất, trong hệ thống giáo dục của phương Tây, công nghệ thông tin
chính thức được đưa vào chương trình học phổ thông. Người ta nhanh chóng
nhận ra rằng nội dung về công nghệ thông tin đã có ích cho tất cả các môn
học khác nhau. Do đó, việc ứng dụng nó vào dạy học ở trường phổ thông Việt
Nam là phù hợp với quy luật phát triển của thời đại.
Thứ hai, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là phù hợp với
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Chiến lược phát triển giáo dục
đào tạo đến năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ: “từng bước
phát triển giáo dục dựa trên công nghệ thông tin…công nghệ thông tin và đa
phương tiện sẽ tạo ra thay đổi lớn trong hệ thống quản lí giáo dục, trong


Trang 6
chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về
phương pháp dạy và học. Như vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng xác định
con đường phát triển cho giáo dục Việt Nam là “dựa trên công nghệ thông
tin” và nó là phương tiện để thúc đẩy cuộc “cách mạng về phương pháp dạy
và học” – nghĩa là thay đổi phương pháp dạy học trong nhà trường.
Thứ ba, công nghệ thông tin đã góp phần hiện đại hóa các phương tiện
dạy học, các phần mềm dạy học như Activestudio, Powerpoint…sẽ giúp giáo
viên tạo bài giảng phù hợp nhu cầu của học sinh, giúp học sinh có nhiều
phương pháp tiếp thu kiến thức. Đặc biệt, nó sẽ giúp cho giáo viên tạo ra một

lớp học mang tính tương tác hai chiều: giáo viên – học sinh và ngược lại.
Điều này phù hợp với quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo vì “học là quá
trình thu nhận thông tin có định hướng, có sự tái tạo và phát triển thông
tin; dạy là quá trình phát thông tin và giúp người học thực hiện quá trình trên
một cách có hiệu quả”. Do đó, ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp học sinh
tiếp nhận thông tin bài học hiệu quả hơn và sẽ biến những thông tin đó thành
kiến thức của mình. Đồng thời, nó cũng phát huy được tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh, khai thác nhiều giác quan của người học để lĩnh
hội tri thức.
Thứ tư, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học cũng giúp giáo viên
rút ngắn thời gian giảng dạy, có thời gian đầu tư cho quá trình dẫn dắt, tạo
tình huống có vấn đề để kích thích tư duy sáng tạo của học sinh. Học sinh có
thể dễ dàng hình dung và có khái niệm chính xác về các hình ảnh, sự vật, hiện
tượng khi tiếp xúc với chúng bằng những hình ảnh trực quan (hình tư liệu,
bản đồ, những đoạn phim tư liệu …)
Thứ năm, việc ứng dụng tin học vào dạy học đang là xu hướng của tất cả
các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Ngoài ra, xét về góc độ tâm lí lứa tuổi,
học sinh tiểu học đang trong giai đoạn phát triển của nhận thức và con đường
nhận thức của các em cũng không thoát khỏi quy luật: từ trực quan sinh động


Trang 7
đến tư duy trừu tượng và thực tiễn. Do đó, việc sử dụng công nghệ thông tin
vào dạy học để có thể cung cấp cho các em những tư liệu trực quan sinh động
(tranh ảnh, bản đồ, phim tư liệu…), giúp các em biết và hiểu được bản chất
của vấn đề là hoàn toàn phù hợp với các em. Mặt khác, Việt Nam cũng đang
trên đường đổi mới và hội nhập nên không thể không tiếp nhận những tiến bộ
của khoa học kĩ thuật. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học
ở nước ta cũng là vấn đề cần thiết.
III. Thực trạng của vấn đề:

1. Thuận lợi:
-Đội ngũ giáo viên được đào tạo chuẩn và trên chuẩn, luôn yêu nghề,
mến trẻ, ham học hỏi và chịu khó đầu tư cho từng tiết dạy.
-Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và của nhà trường, các bậc phụ
huynh học sinh. Học sinh đến lớp có phòng học khang trang thoáng mát, có
sân chơi rộng rãi, tạo cho các em có được không khí học tập thoải mái. Nhà
trường đã được trang bị máy chiếu để giáo viên có thể sử dụng cho tiết dạy
của mình.Với cơ sở vật chất tương đối đầy đủ và sự tận tâm dạy dỗ của thầy ,
cô giáo bằng việc đổi mới phương pháp tạo sự hấp dẫn trong tiết học hơn, học
sinh cũng dễ tiếp thu kiến thức hơn, thích học hơn. Từ đó giúp các em học tập
một cách tích cực, chủ động, sáng tạo và tự tin hơn.
- Nhà trường có máy tính được trang bị internet, giúp cho giáo viên
thuận tiện hơn trong việc cập nhật thêm thông tin, tư liệu cho các nội dung bài
giảng của mình.
2. Khó khăn:
a. Về phía học sinh:


Trang 8
- Đa số học sinh đều ở vùng nông thôn, nên đồ dùng học tập của các em
còn thiếu thốn. Nhiều trẻ ít được sự quan tâm của cha mẹ. Một số trẻ còn tự ti,
nhút nhát, ngôn ngữ còn yếu. Học sinh rất thụ động trong giờ học.
b. Về phía giáo viên:
- Trong giờ dạy giáo viên thường cho học sinh quan sát tranh trong vở
bài tập sau đó dùng phương pháp hỏi đáp để rút ra kiến thức bài học, học sinh
ít được thảo luận hoặc có thảo luận thì việc thảo luận cũng chưa được hiệu
quả cho lắm, học sinh ít được đóng vai xử lý tình huống, chơi trò chơi vì giáo
viên sợ mất nhiều thời gian.
- Do công nghệ thông tin còn mới đối với giáo viên, nên việc ứng dụng
vào việc dạy học còn gặp nhiều hạn chế.

IV. Nội dung nghiên cứu:
1. Cách soạn một bài dạy bằng giáo án điện tử:
Sau đây là các bước cơ bản để soạn một bài dạy bằng giáo án điện tử
Bước 1: Chọn bài giảng hay phần bài giảng thích hợp:
Tuy nhiên, theo tôi, có ba điểm cơ bản để quyết định là nên soạn bài
bằng giáo án điện tử hay không.
- Một là mong muốn của giáo viên tổ chức hoạt động học tập tích cực
bằng cách liên kết hình ảnh với lời nói một cách tự nhiên, bằng cách vận dụng
hình ảnh và ngôn từ cô đọng trên các slide Power Point để khơi gợi hay kích
thích sự liên tưởng và tưởng tượng của học sinh. (Sự liên tưởng và tưởng
tượng có thể tạo ra nhiều cách thức suy nghĩ và nhiều dạng hoạt động học
tập).


Trang 9
- Hai là nội dung chủ yếu của bài dạy đòi hỏi phải mở rộng và chứa đựng
một số ý tưởng có thể khai thác thành các tình huống có vấn đề.
- Ba là nguồn tư liệu hình ảnh phong phú liên quan đến nội dung bài dạy
sẵn có (có thể truy cập từ Internet hay các nguồn tài nguyên khác như băng
đĩa ghi âm, ghi hình, phim ảnh… và điều quan trọng hơn là ý tưởng sẵn có
trong kinh nghiệm của người biên soạn).
Bước 2: Lập dàn ý trình bày
Đây là giai đoạn quan trọng nhất. Ở giai đoạn này, có ba nội dung chủ
yếu mà người soạn nhất thiết phải hình dung ra rõ ràng trên nháp.
- Thứ nhất là phần kiến thức cốt lõi sẽ được trình bày một cách ngắn gọn
và cô đọng.
- Hai là các câu hỏi, hoạt động học tập và bài tập học sinh cần thực hiện.
- Thứ ba là hình ảnh (tĩnh và động), âm thanh, sơ đồ, bảng biểu… sẽ sử
dụng để minh họa kiến thức hay để giúp học sinh thực hiện hoạt động học tập.
Thoạt đầu, giáo viên miêu tả các thành phần kiến thức. Theo kinh nghiệm, để

dàn ý bài dạy trở nên rõ ràng, tôi trình bày các ý tưởng của bài dạy dưới dạng
các slide, nhờ vậy có thể dễ dàng biến nó thành bài soạn.
Bước 3: Tìm tư liệu văn bản, tư liệu hình ảnh, âm thanh và chuẩn bị công
cụ biên soạn
Tư liệu có thể được tìm ở nhiều nguồn khác nhau: trong sách báo, tạp
chí, internet, từ CD, VCD, DVD... rồi nhập vào máy tính bằng các phần mềm
thích hợp.
Bước 4: Viết giáo án điện tử


Trang 10
Đây là một hoạt động đòi hỏi nhiều kỹ thuật sử dụng máy tính, đặc biệt
là phần mềm Power Point. Sau đây, tôi xin nêu một số mẹo để có thể soạn
thảo một giáo án điện tử nhanh và hiệu quả.
- Soạn một Slide nội dung thật hoàn chỉnh về mọi mặt: các (hiệu ứng),
các Font chữ và cỡ chữ, màu nền, màu ……Sau đó copy toàn bộ Slide này
cho các trang sau, chỉ cần thay đổi phần Text nội dung, tất cả các hiệu ứng
chọn sẽ được giữ nguyên, không cần chọn lại.
- Cài đặt các đường dẫn đặc biệt cho các câu hỏi để có thể linh hoạt khi
đặt câu hỏi hoặc trình bày minh hoạ cho bài giảng. Lúc cần, chúng ta có thể tự
quyết định trình bày hay không trình bày, đặt câu hỏi hay không đặt câu hỏi,
tùy từng đối tượng học sinh, không cần phải phô diễn hết trên bài giảng.
- Đặt các hình ảnh, âm thanh trên các chương trình song song, không cần
cắt chèn vào bài giảng, khi mở bài giảng ta có thể mở đồng thời các chương
trình này. Thao tác chèn thường mất nhiều thời gian và gây nhiều biến động
cho bài giảng khi chép đi chép lại. Lưu file giáo án dưới dạng Slide Show để
tránh mất thời gian khi phải mở từ đầu và chọn Slide Show cho từng bài
giảng.
Một số chú ý nhỏ nhưng quyết định lớn đến kết quả bài dạy của giáo
viên đó là cách trình bày bài giảng của mình.

* Một số điều cần lưu ý:
+ Font chữ phải dễ đọc, rõ ràng. Ví dụ font Arial, Times New Roman.
+ Màu chữ phải rõ trên phông nền. Ví dụ chữ màu xanh đậm, đỏ hay đen
trên nền trắng hay xanh nhạt. Tránh việc dùng tranh ảnh nền bị trùng màu với
chữ, nội dung bài.
+ Cỡ chữ vào khoảng 28 trở lên để học sinh có thể dễ đọc nhất.


Trang 11
+ Phông nền chọn những màu nhạt, phong nền là tranh ảnh thì cần chọn
tranh ảnh ít chi tiết, không trang trí quá nhiều chi tiết, chi tiết thừa sẽ làm
phân tâm cho học sinh. Chủ yếu biên soạn tập trung vào nội dung chính, gây
sự chú ý vào nội dung mà mình cần truyền đạt.
+ Hiệu ứng đơn giản, dễ thao tác khi thực hiện, dễ nhìn, phù hợp với nội
dung cần truyền đạt.
+ Sau khi soạn xong bài dạy của mình thì mình cũng cần phải thuộc
“Kịch bản” mà mình đã xây dựng.
2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế một bài giảng Đạo đức.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, tôi xin giới thiệu về việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào thiết kế bài học của 1 tiết Đạo đức.
Sau đây là giáo án của 1 bài dạy Đạo đức, tên bài dạy: Tích cực tham gia
các hoạt động nhân đạo (Tiết 1)

Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (Tiết 1)
I/. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo. Thông cảm với bạn bè và
những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng. Tích cực
tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp
với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.
- HS khá, giỏi nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo.

- Liên hệ giáo dục: Tham gia các hoạt động nhân đạo là thể hiện lòng
nhân ái theo gương Bác Hồ.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáoviên: Tranh phóng to Sgk, phiếu bài tập.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa. Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ.


Trang 12
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định.

Hoạt động của Trò
- Hát

- Kiểm tra kiến thức cũ “Giữ gìn các
công trình công cộng”. Hỏi: Em hãy kể một
vài công trình công cộng mà em biết. Vì sao
phải giữ gìn các công trình công cộng? (Tài
sản chung của xã hội). Giữ gìn và bảo vệ
công trình công cộng là trách nhiệm của ai?
(Trách nhiệm của mọi người dân).

- Một vài HS phát biểu

- Bài mới: Tích cực tham gia các hoạt
động nhân đạo

- Lắng nghe


Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
- Cho HS xem hình ảnh về thiên tai và
các hoạt động nhân đạo

- Quan sát

- Gọi HS đọc thông tin.
- Gọi HS đọc câu hỏi Sgk.
- Yêu cầu HS trao đổi.

- Quan sát - trả lời
- Thảo luận nhóm đôi trả lời

- Gọi HS trình bày.
- Kết luận: Chúng ta cần cảm thông, chia
sẻ, giúp đỡ người dân ở các vùng bị thiên tai,
lũ lụt. Đó là một hoạt động nhân đạo.
- Gọi HS đọc ghi nhớ Sgk.

- Nối tiếp nhau phát biểu

Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
* Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.

- 2 HS đọc

- Yêu cầu các nhóm thảo luận.


-Thảo luận

- Gọi các nhóm trình bày. HS khá, giỏi


Trang 13
nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo.
- Tổ chức cho HS dùng thẻ đúng-sai để
làm bài
- Kết luận: a, c là đúng. B là sai vì không sai
phải xuất phát từ tấm lòng cảm thông, mong
muốn chia sẻ với người tàn tật mà chỉ để lấy
thành tích cho bản thân.

- Phát biểu

- Trả lời bằng thẻ đúng-

-Lắng nghe

* Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Tổ chức cho HS làm trên phiếu học tập
- Tổ chức cho HS tự kiểm tra và đối
chiếu với đáp án giáo viên đưa ra
- Gọi HS đọc lại các ý đúng (a, d).

- 2 HS đọc
- Làm bài
- Tự chấm phiếu học tập


Hoạt động 4: Củng cố
- GD lòng nhân ái, vị tha theo gương Bác

-2 HS đọc

Hồ.
- Trò chơi: Chăm sóc vườn hoa
Tổ chức cho cả lớp cùng tham gia. Gọi
ngẫu nhiên học sinh trả lời câu hỏi và khen
thưởng

- Lắng nghe
- Tham gia trò chơi

- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Sưu tầm các tấm gương, ca
dao, tục ngữ,… về các hoạt động nhân đạo.

- Lắng nghe

*Phần dàn ý trước khi soạn giáo án sử dụng chương trình Power
Point:
- Giới thiệu
- Kiểm tra kiến thức cũ:


Trang 14
+ Câu hỏi kiểm tra: nội dung bài “Giữ gìn các công trình công cộng”.
+ Trò chơi khởi động: “Giữ gìn các công trình công cộng”.

- Bài mới
+Giới thiệu hình ảnh minh họa và những hoạt có liên quan đến nội dung
bài học từ đó giới thiệu phần ghi nhớ cho học sinh.
+ Bài tập 1: thảo luận nhóm đôi- trình bày -> tạo hiệu ứng Đ-S tương
ứng.
+ Bài tập 3: làm phiếu bài tập.-> tạo hiệu ứng kiểm tra kết quả.
- Củng cố : trò chơi củng cố
* Phần giáo án sử dụng chương trình Power Point:

Slide 1: Phần giới thiệu


Trang 15

Slide 2: văn nghệ khởi động
Miêu tả: Bấm chuột vào hình quả đất để phát nhạc

Slide 3: Trờ chơi.
Miêu tả: Có 4 loại trái cây màn hình. Ứng mỗi loại trái cây là một câu
hỏi. Chọn loại trái cây nào thì tương ứng một câu xuất hiện. Chọn loại trái cây
khác thì loại trái cây vừa chọn trước cùng câu hỏi tương ứng biến mất, câu hỏi
tương ứng mới xuất hiện. Giáo viên có thể cho học sinh tự chọn loại trái cây


Trang 16
cho mình. Có thể kiểm tra hết hay chỉ kiểm tra với một hoặc hai câu đều
được.

Slide 6: Giới thiệu bài mới



Trang 17

Slide 7 đến slide 18 giới thiệt thông tin liên quan đến các thiên tai xảy ra
hằng năm và các hoạt động nhân đạo của mọi người.


Trang 18

Slide 19 – 20 Các câu hỏi gợi ý dẫn đến phần ghi nhớ

Slide 21: Rút ra phần ghi nhớ bài học


Trang 19

Slide 22 : Xem đoạn phim nói về lòng nhân ái

Slide 23: Bài tập 1
Miêu tả: sử dụng kết hợp thẻ đúng-sai khi dạy. Khi chọn ngẫu nhiên 1
câu trong đó, thì câu được chọn đó sẽ đổi màu, đồng thời kết quả sẽ xuất hiện
tương ứng. Nếu đó là câu chọn đúng thì sẽ hiện chữ Đúng. Nếu đó là câu
chọn sai thì thì sẽ hiện chữ Sai.


Trang 20

Slide 24: Bài tập 3
Miêu tả: sử dụng phiếu bài tập. Sau khi làm xong sẽ gọi học sinh đọc
trước lớp và kiểm tra. Gọi học sinh chọn ngẫu nhiên 1 câu trong đó, thì câu

được chọn đó sẽ đổi màu, đồng thời kết quả sẽ xuất hiện tương ứng. Nếu đó là
câu chọn đồng ý thì sẽ hiện khoanh tròn trước câu tương ứng, ngược lại là dấu
gạch chéo.


Trang 21

Slide 25-26: Trò chơi củng cố: Chăm sóc vườn hoa
Miêu tả: Có 4 câu hỏi tương ứng với 4 loại hoa. Chọn ô nào thì câu hỏi
tương ứng sẽ xuất hiện. Trả lời xong thì bông hoa đó sẽ nở.


Trang 22

Slide 27-28 : dặn dò và kết thúc tiết học

3. Kết quả đạt được:
Sau khi thực hiện các giải pháp, trên tôi thấy tiết học Đạo đức ở lớp tôi
có nhiều kết quả tốt.
- Hỗ trợ tích cực trong việc giảng dạy cho học sinh do có thể sử dụng
nhiều “kênh truyền tải” minh họa cho nội dung bài giảng của mình.
- Trong các tiết học, các em chủ động tiếp thu kiến thức mới, không còn
tình trạng bỡ ngỡ, thụ động trong học tập nữa.
- Học sinh hiểu biết một cách vững chắc và có những thói quen tốt trong
học tập.
- Các em biết hoà mình vào tập thể lớp, tham gia thảo luận tích cực, hăng
hái tham gia phát biểu xây dựng bài.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học giúp chủ động về mặt thời
gian, chủ động trong các hoạt động, giúp việc tổ chức các hoạt động hiệu
hơn, tiết học sôi nổi hơn.



Trang 23
- Các em tiếp thu bài học một cách nhẹ nhàng, yêu thích học môn Đạo
đức.
Bảng số liệu kết quả môn Đạo đức tính đến cuối học kì I như sau:

A+


số
Đầu năm
Giữa học kì I
Cuối học kì I

29
29
29

SL
8
15
23

A
%
27,6
51,8
79,4


SL
21
14
6

%
72,4
48,2
20,6

4. Bài học kinh nghiệm
Qua thực tế giảng dạy như trên tôi rút ra dược bài học kinh nghiệm là:
+ Giáo viên phải nhiệt tình với công tác giảng dạy theo phương pháp mới.
+ Lựa chọn, phối hợp các phương pháp phù hợp với nội dung, yêu cầu
giáo dục của từng bài học, phù hợp với đặc điểm trình độ học sinh, quỹ thời
gian với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của lớp học và phải phát huy tính tích
cực, chủ động sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện cho mọi học sinh tham gia.
+ Động viên, khuyến khích, khen ngợi các em học sinh kịp thời.
+ Giáo viên phải làm cho học sinh thấy được đồ dùng học tập rất quan
trọng đối với việc học tập trong tất cả các môn học.
+ Công nghệ thông tin không phải là một giáo án, nó chỉ đóng vai trò hỗ
trợ cho quá trình giảng dạy và giúp giáo viên cung cấp cho học sinh nhiều
nguồn tư liệu khác nhau về một sự vật, hiện tượng như: kênh chữ, kênh hình,
phim tư liệu…để cho học sinh tự tìm ra tri thức cho mình. Từ đó, phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập.


Trang 24
+ Máy móc chỉ là phương tiện giúp cho bài giảng hay hơn, sinh động
hơn song nó không là tất cả, chỉ có phương pháp giảng dạy làm sao đạt hiệu

quả mới là cần thiết. Hiệu quả tiết học vẫn tập trung vào vai trò của người
thầy. Người thầy không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn phải biết
cách dẫn dắt học sinh tham gia tích cực bài giảng như thế nào và kết quả là
phải xem học sinh lĩnh hội được tri thức bao nhiêu.
+ Power Point là chương trình ứng dụng, ta chỉ cần nắm vững các nguyên
tắc thiết kế, ai cũng có thể làm được bởi nó không khó. Chỉ khó là cách thiết kế,
cách thể hiện ý tưởng của mỗi người mà thôi.


Trang 25
C. KẾT LUẬN
Công nghệ thông tin hiện nay được sử dụng phổ biến và có tác động
mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đó, việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào dạy học đang ngày càng trở nên cấp thiết. Nếu chúng
ta biết khai thác tốt và ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào việc thiết
kế bài giảng thì việc tiếp thu kiến thức của học sinh sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh kiến thức từ nhiều kênh khác nhau về
một vấn nào đó, học sinh sẽ tự rút ra tri thức cho mình. Điều này rất cần thiết
và phù hợp với mục tiêu của nền giáo dục nước ta là “phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn
học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho
học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và
trách nhiệm học tập cho học sinh”. Đó cũng là niềm mong mỏi và hy vọng
của tất cả những người làm công tác giáo dục. Hi vọng tương lai không xa,
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học sẽ trở nên phổ biến để góp
phần nâng cao chất lượng của nền giáo dục Việt Nam.
Trên đây là những kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin vào
việc giảng dạy giảng dạy môn Đạo đức của tôi. Đề tài không tránh khỏi
những hạn chế, mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, của Ban

giám hiệu và của các cấp lãnh đạo để tiết dạy Đạo đức cho học sinh hứng thú
và hiệu quả hơn, học sinh đến trường thực sự:
“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”
“Học mà vui – Vui mà học”
Tôi xin chân thanh cảm ơn!
Phước Thạnh, ngày 1 tháng 2 năm 2014
Người viết


×