Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

VAI TRÒ CỦA ÁNH NHÌN VÀ VIỆC QUẢN LÝ BẢN THÂN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP TOÀN CẦU CỦA NHÂN LỰC THẾ KỶ 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.19 KB, 4 trang )

ĐỀ TÀI
VAI TRÒ CỦA ÁNH NHÌN VÀ VIỆC QUẢN LÝ BẢN THÂN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI
NHẬP TOÀN CẦU CỦA NHÂN LỰC THẾ KỶ 21
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Thế kỷ 21 là thế kỉ có nhiều sự thay đổi lớn từ kinh tế, chính trị, văn hoá cho tới xã hội,…
Sự thay đổi đó đã, đang và sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới cách chúng ta suy nghĩ và hành xử. Ngành
nhân lực có đối tượng hoạt động chính là con người nên những sự thay đổi đó tất yếu dẫn đến sự
thay đổi của ngành nhân lực. Công việc hiện nay đòi hỏi yêu cầu cao hơn về trình độ cũng như ý
thức con người tạo nên sự cạnh tranh rất khốc liệt. Tỉ lệ thất nghiệp của nước ta hiện nay rất cao
nên nếu không cố gắng chúng ta sẽ phải đối mặt với vấn đề không có việc làm. Vậy chúng ta cần
phải nâng cao chất lượng nhân lực. Hai trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng
nhân lực chính là ánh nhìn và việc quản lý bản thân. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu, phân
tích để thấy được vai trò vai của hai yếu tố đó.
PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ:
Thế kỷ 21 là thế kỷ của sự hội nhập về mọi mặt, đặc biệt là nhân lực. Vậy đầu tiên ta cần
tìm hiểu về sự thay đổi của nhân lực có xu hướng như thế nào. Xu hướng hiện nay chính là mở
rộng việc sử dụng nhân lực theo nhiều vị trí công việc khác nhau, quản lý theo từng cá nhân và
dần đưa nhân viên hoà nhập với cấp quản lý, và sử dụng nhiều công nghệ hơn trong quản lý nhân
sự, góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí và hiệu quả cao. Khi hội nhập toàn cầu, nhân tài toàn
cầu sẽ trở nên không biên giới. Điều này mang lại nhiều cơ hội cho nhân lực Việt Nam như gia
tăng cơ hội việc làm, cơ hội được hưởng lương xứng đáng với sức lao động mình bỏ ra, cơ hội
được tiếp xúc với máy móc, công nghệ hiện đại, người lao động cũng có cơ hội tìm được việc
làm phù hợp thông qua thị trường lao động,… Quả thực, “Chúng ta đang sống trong một thời
đại với nhiều cơ hội lớn chưa từng có: Nếu bạn có khát vọng và đủ thông minh, bạn có thể vươn
đến mọi đỉnh cao nghề nghiệp mà bạn chọn, bất kể bạn từ đâu.” (Peter, 2011). Nhưng bên cạnh
đó, hội nhập toàn cầu cũng đem lại rất nhiều thách thức cho nhân lực nước ta. Ví dụ như yêu cầu,
đòi hỏi khắt khe về trình độ, năng suất, ngoài ra người lao động cũng cần phải tự nâng cao về ý
thức, tác phong, thái độ làm việc và chấp hành pháp luật để có thể làm việc trong môi trường có
sức ép công việc lớn. Trước sự đòi hỏi cao về nhân lực như vậy, chính bản thân chúng ta cần
phải tự thay đổi để thích ứng được. Điều quan trọng nhất quyết định đến chúng ta chính là ánh



nhìn và việc quản lý bản thân. Vậy ánh nhìn là gì? “Ánh nhìn là cách con người quan sát, nhìn
nhận, đánh giá và tích luỹ về kinh ngiệm, văn hoá về thế giới xung quanh”. (Việt Anh, 2015).
Ánh nhìn của con người chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, trong đó giáo dục chiếm 15%, kinh
nghiệm 25%, thói quen 20%, văn hoá chiếm 15% và động cơ sống chiếm 25%. Ánh nhìn sẽ tác
động tới mọi ánh nhìn của chúng ta. Nếu ta có ánh nhìn tốt thì ta có thể phân định mọi chuyện
đúng đắn và rất dễ dàng, nhưng nếu ta không có ánh nhìn tốt thì ta có thể gặp sai lầm bất cứ lúc
nào. Đôi khi sai lầm đó còn khiến chúng ta trả giá rất đắt. Khi ta chỉ quen sống trong môi trường
thuần, chưa va vấp nhiều thì chúng ta thường có ánh nhìn non nớt và một chiều, đôi khi ta không
thể nhận ra được những nguy hiểm tiềm ẩn, ví dụ như khi bạn rủ đi chơi thì ta thường tin mà
không bao giờ đề phòng có thể bạn làm điều gì không tốt với mình, hoặc khi thấy một người có
vẻ ngoài lịch sự thì ta thường nghĩ đó là người tốt mà không có khả năng nhìn sâu hơn để thấy
được bản chất thật sự của con người. Ánh nhìn quyết định khả năng, tính cách của con người và
quyết định cơ hội làm việc trong môi trường hội nhập nhân lực toàn cầu. Ngoài rèn luyện để có
ánh nhìn tốt thì trong cuộc sống đầy biến động hiện nay, chúng ta còn cần phải biết tự quản lý
bản thân. “Chưa ai chứng minh được rằng liệu bạn có thực sự quản lý được người khác hay
không nhưng, song rõ ràng chúng ta có thể tự quản lý bản thân” (Peter, 2008). Thực đúng như
vậy, việc quản lý bản thân mình chúng ta có thể tự quyết định được nhưng đòi hỏi chúng ta cần
có mục tiêu và sự tự giác. Quản lý bản thân là chúng ta quản lý những gì? Quản lý bản thân
chính là việc chúng ta phải quản trị hành vi, thói quen, động cơ nghề nghiệp và tính cách. “Hành
vi là hành động có chủ ý hoặc hành động vô ý nhưng có hậu quả” (Việt Anh, 2015). Hành vi có
ba loại là hành vi hợp chuẩn, hành vi phi chuẩn và hành vi trung tính. Nhà quản trị thường có xu
hướng chuyển từ hành vi hợp chuẩn sang hành vi trung tính, tức những hành vi không vi phạm
quy định nhưng mang lại lợi ích cho họ. Và một điều cần lưu ý là trong mọi hành vi đều phải
nghĩ tới giá trị và tác hại. Về tính cách thì con người chúng ta có rất nhiều loại tính cách nhưng
tính cách mà chúng ta cần hướng đến chính là tính cách hài hoà. Chúng ta cần phải tự điều chỉnh
hành vi của mình sao cho hài hoà, phù hợp với hoàn cảnh. Để có thể quản lý tốt được bản thân
thì chúng ta luôn phải trả lời được những câu hỏi như mình có những gì, bạn thực sự sở hữu cái
gì, bạn kiểm soát như thế nào và ban đủ sực mạnh không,… Trước khi bạn làm gì bạn chỉ cần trả
lời đầy đủ những câu hỏi đó là bạn có thể biết được mình có khả năng làm hay không và sẽ đưa

ra quyết định chính xác nên làm hay không.
ĐÁNH GIÁ TRÌNH BÀY CÁI MỚI


Chúng ta phải biết rằng: “Thời đại mà chúng ta sống mang lại cho con người những cơ
hội chưa từng có nếu đủ tham vọng và khôn khéo” (Peter, 2014). Quả đúng như vậy, khi hội
nhập toàn cầu chúng ta có rất nhiều cơ hội, số lượng doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nước
ta tăng cao kéo theo nhu cầu về nhân lực, giúp chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm một công việc
phù hợp với bản thân hơn. Nhưng chúng ta cũng gặp nhiều thách thức, sự cạnh tranh là rất gắt
gao nên chúng ta phải cố gắng hết sức. Ngoài tham vọng và sự khôn khéo như câu nói trên của
Peter thì tôi cho rằng điều cốt lõi mỗi chúng ta cần là phải có ánh nhìn sâu sắc và biết tự quản lý
bản thân. Ánh nhìn tốt giúp ta nhận biết được đâu là điều nên làm và đâu là điều không nên làm.
Người có ánh nhìn tốt sẽ tìm thấy những cơ hội tốt và ít gặp rủi ro hơn. Đây là một yếu tố quyết
định thành công của con người. Ngoài ra, chúng ta cũng cần biết tự quản lý bản thân, nếu không
nghiêm túc tự quản lý mình thì bạn sẽ không kiểm soát được thời gian và mục tiêu của chính bản
thân mình. Mà thời gian là vàng bạc, một khi đã trôi qua không thể lấy lại được, nên chúng ta
cần phải biết trân trọng. Điều quan trọng của quản lý bản thân là phải xác định được mục tiêu và
cố gắng thực hiện mục tiêu đó. Nếu không có mục tiêu thì chúng ta như người đi trong bóng tối
không biết đi đâu về đâu, rồi cuối cùng cũng chết gục giữa đường. Còn nếu đã xác định được
mục tiêu mà không cố gắng làm vì mục tiêu đó thì không khác nào chúng ta cứ đi lòng vòng
chân núi hái hoa mà mơ có một này leo được tới đỉnh núi. Một người thành công là một người
biết đặt ra mục tiêu, có khả năng tránh xa mọi cám dỗ và luôn cố gắng hướng tới mục đích của
đời mình.
KẾT LUẬN VẤN ĐỀ:
Con người chúng ta ai cũng có ước mơ hoài bão của riêng mình, nhưng tại sao chúng ta
không cố gắng thực hiện hoặc có người thực hiện mà sao không thành công. Nếu chúng ta rơi
vào trường hợp như vậy thì chúng ta cần phải xem xét lại ánh nhìn và khả năng tự quản lý của
bản thân. Quản lý bản thân không chỉ dành cho những người “cao sang” như lãnh đạo mà tất cả
chúng ta ai cũng cần biết quản lý bản thân. Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao trong cùng một ngày 24
giờ mà có những người làm được rất nhiều việc trong khi mình chẳng làm được việc gì chưa.

Thay vì việc ngồi ước một ngày có 48 giờ thì bạn hãy sắp xếp lại công việc và quản lý thời gian
một cách hiệu quả. Chỉ khi làm việc hiệu quả bạn mới cảm thấy mình là con người hữu ích. Hoặc
đã có khi nào bạn cảm thấy những chuyện xảy ra với mình quá bất ngờ, quá xui xẻo, thấy mình
thường nhìn nhầm người và cảm thấy thất vọng. Đó chính là do ánh nhìn của bạn, bạn thường


chỉ nhìn theo một chiều và không xem xét mọi chuyện một cách toàn diện. Bạn cần rèn luyện và
trải nghiệm để có một ánh nhìn sắc sảo, nhìn mọi sự việc một cách đa chiều hơn. Vai trò của ánh
nhìn và quản lý bản thân là rất lớn nên chúng ta cần phải chú trọng, nếu không cơ hội việc làm sẽ
không đến với bạn trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Peter, F. D. (2008). Nhà Quản Trị Thành Công. Hồ Chí Minh: NXB Trẻ.
Peter, F. D. (2011). Lịch Sử Văn Minh Thế Giới. Vĩnh Phúc: NXB Giáo dục Việt Nam.
Việt Anh, B. P. (2015). Tư Duy Thời Đại Mới. Hà Nội.
Việt Anh, B. P. (2015). Quản Lý Bản Thân. Hà Nội.
Peter, F. D. (2014). Quản Trị Bản Thân. Business work portal. Được lấy trích ngày 15 tháng 7
năm 2015 />


×