Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Truyền thông không uống rượu bia khi tham gia giao thông trên báo mạng điện tử ( khảo sát báo giao thông vận tải, VOV online, vietnannet từ tháng 6 2013 6 2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VÀ NHÂN VĂN

ĐINH THỊ THANH HOÀI

TRUYỀN THÔNG “KHÔNG UỐNG RƢỢU BIA
KHI THAM GIA GIAO THÔNG” TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

(Khảo sát báo: Giao thong vận tải, vov online, vietnamnet
từ tháng 6/2013-6/2014)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VÀ NHÂN VĂN

ĐINH THỊ THANH HOÀI

TRUYỀN THÔNG “KHÔNG UỐNG RƢỢU BIA
KHI THAM GIA GIAO THÔNG” TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

(Khảo sát báo: Giao thong vận tải, vov online, vietnamnet
từ tháng 6/2013-6/2014)

Chuyên ngành: BÁO CHÍ HỌC
Mã số: 60.32.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ



Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là sản phẩm do tôi nghiên cứu, chƣa
đƣợc công bố ở bất cứ công trình khoa học nào. Mọi luận cứ trong luận văn là
xác thực.
Tác giả luận văn

Đinh Thị Thanh Hoài


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng
dạy trong chƣơng trình Cao học báo chí K16, những ngƣời đã truyền đạt cho
tôi những kiến thức hữu ích về viết báo, làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thành Lợi đã tận tình hƣớng
dẫn cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Mặc dù trong quá trình thực
hiện luận văn có lúc không đƣợc thuận lợi nhƣng những gì thày đã hƣớng
dẫn, chỉ bảo đã cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài. Tôi
cũng xin chân thành cảm ơn các anh, chị đã giúp đỡ tôi điều tra khảo sát để có
dữ liệu làm luận văn này.
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn
tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng nhƣ thực
hiện luận văn.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chƣa nhiều
nên luận văn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến góp ý của
Thầy/Cô và các anh chị học viên.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2014.
Tác giả luận văn

Đinh Thị Thanh Hoài


DANH MỤC VIẾT TẮT
ATGT:

An toàn giao thông

THPT:

Trƣờng Trung học Phổ thông

WHO:

Tổ chức Y tế thế giới

GTGT:

Giao thông Vận tài

UBATGTQG: Ủy ban an toàn giao thông quốc gia
TS:

Tiến sĩ

1



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 6
1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 6
2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài ....................................................... 8
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 10
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 11
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:............................................................................ 12
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:....................................................... 14
7. Kết cấu luận văn .......................................................................................... 14
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG AN TOÀN GIAO
THÔNG VÀ THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG “KHÔNG UỐNG RƢỢU
BIA KHI THAM GIA GIAO THÔNG” TRÊN BÁO CHÍ ............................ 16
1.1. Khái niệm về truyền thông ................................................................... 16
1.2. Truyền thông về an toàn giao thông..................................................... 23
1.3. Thông điệp truyền thông về an toàn giao thông .................................. 25
1.4. Thông điệp truyền thông về an toàn giao thông trên báo mạng điện tử .. 27
1.4.1. Nội dung truyền thông "không uống rƣợu bia khi tham gia giao
thông" ...................................................................................................... 28
1.4.2. Các yêu cầu đối với thông điệp truyền thông về an toàn giao thông .. 28
1.4.3. Vai trò của báo mạng điện tử đối với vấn đề truyền thông về
“không uống rƣợu bia khi tham gia giao thông” .................................... 30
1.4.4. Nội dung của truyền thông "không uống rƣợu bia khi tham gia
giao thông" trên báo mạng điện tử .......................................................... 32
1.4.5. Hình thức truyền thông "không uống rƣợu bia khi tham gia giao
thông" trên báo mạng điện tử .................................................................. 33
1.4.6. Tiêu chí đánh giá hiệu quả truyền thông của báo mạng điện tử đối
với thông điệp "không uống rƣợu bia khi tham gia giao thông" ............ 34
2



Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 36
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG "KHÔNG UỐNG RƢỢU BIA
KHI THAM GIA GIAO THÔNG" QUA CÁC BÁO ĐƢỢC KHẢO SÁT ....... 38
2.1. Giới thiệu báo mạng điện tử đƣợc chọn để khảo sát ............................ 38
2.1.1.Giaothongvantai.com ..................................................................... 38
2.1.2. Báo Điện tử Đài tiếng nói Việt Nam (Vov.vn) ............................. 38
2.1.3.Vietnamnet.vn ................................................................................ 39
2.2. Thông điệp "không uống rƣợu bia khi tham gia giao thông" trên báo
điện tử .......................................................................................................... 39
2.2.1. Bình diện nội dung ........................................................................ 41
2.2.2. Phân tích hình thức thể hiện .......................................................... 52
2.3. Đánh giá hiệu quả truyền thông về vấn đề an toàn giao thông ............ 61
2.3.1. Hiệu quả truyền thông thông qua nghiên cứu xã hội học bằng
bảng hỏi .................................................................................................. 61
2.3.2. Hiệu quả thay đổi hành vi sau khi tiếp nhận thông điệp .............. 76
2.4. Đánh giá ƣu điểm và hạn chế ............................................................... 73
2.4.1.Ƣu điểm: ......................................................................................... 74
2.4.2. Hạn chế.......................................................................................... 75
2.4.3. Nguyên nhân hạn chế .................................................................... 76
Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 78
Chƣơng 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ TRUYỀN THỐNG “KHÔNG UỐNG RƢỢC BIA KHI THAM GIA
GIAO THÔNG” TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ........................................... 80
3.1. Một số vấn đề đặt ra ............................................................................. 80
3.2. Giải pháp nâng cao hơn nữa chất lƣợng hoạt động truyền thông
"không uống rƣợu bia khi tham gia giao thông" trên báo mạng điện tử .. 83

3



3.2.1. Ban hành các quy định pháp luật về hoạt động truyền thông nâng
cao nhận thức cộng đồng về chống hành vi uống rƣợu bia khi tham gia
giao thông ................................................................................................ 83
3.2.2. Tăng cƣờng đầu tƣ cho hoạt động truyền thông giảm thiểu hành vi
tham gia giao thông khi uống rƣợu bia ................................................... 84
3.2.3. Tăng cƣờng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác truyền thông
nâng cao nhận thức về "không uống rƣợu bia khi tham gia giao thông" ... 85
3.2.4. Thực hiện các chiến dịch truyền thông quy mô và chuyên nghiệp .. 86
3.2.5. Tổ chức lại thông điệp................................................................... 88
3.2.6. Nâng cao chất lƣợng bài viết ........................................................ 89
3.2.7. Phối hợp thông tin giữa các đơn vị có trách nhiệm trong hoạt động
truyền thông............................................................................................. 90
3.2.8. Tổ chức các phƣơng thức truyền thông tích hợp để thu hút
bạn đọc ................................................................................................... 92
Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................ 93
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 97
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 99

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tỷ lệ các bài chia theo đề tài phản ánh.............................................. 46
Bảng 2: Tỉ lệ sử dụng các thể loại ................................................................... 48
Bảng 3: Tỷ lệ sử dụng thông điệp trong hộp thông tin ................................... 56
Bảng 4: Tỷ lệ sử dụng thông điệp trong ngôn ngữ ......................................... 58
Bảng 5: Mức độ hấp dẫn của các yếu tố trong bài báo ................................... 65

Bảng 6: Đánh giá hiệu quả thực hiện truyền thông ........................................ 67
Bảng 7: Đánh giá thực hiện mục tiêu truyền thông ........................................ 69
Biểu đồ 1: Tỉ lệ sử dụng chi tiết ...................................................................... 51
Biểu đồ 2: Tỉ lệ thông điệp trong tit bài .......................................................... 54
Biểu đồ 3: Tỷ lệ sử dụng thông điệp trong sapo ............................................. 55
Biểu đồ 4: Tỷ lệ ảnh truyền tải thông điệp ..................................................... 59
Biểu đồ 5: Số lƣợng ngƣời đọc các báo điện tử ............................................. 62
Biểu đồ 6: Đánh giá độ hấp dẫn của các báo .................................................. 63
Biểu đồ 7: Các thông điệp đƣợc nhận biết ...................................................... 70
Biểu đồ 8: Tỉ lệ thay đổi hành vi ..................................................................... 72
Biểu đồ 9: Tỉ lệ gửi ý kiến phản hồi................................................................ 73

5


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở bất kỳ quốc gia nào, ngƣời lái xe uống rƣợu bia đều bị coi là một yếu
tố mang tính chất nhƣ là nguy cơ chính đối với an toàn giao thông (ATGT)
đƣờng bộ. Do vậy, phòng chống uống rƣợu, bia khi lái xe đang là một vấn đề
tƣơng đối cấp bách đối với an toàn giao thông đƣờng bộ trên thế giới, nhất là
ở Việt Nam. Thực tế cho thấy, những kiến thức của ngƣời dân về ảnh hƣởng
của rƣợu, bia đến khả năng lái xe cũng nhƣ về các hoạt động tuân thủ luật lệ
giao thông còn khá kém, có thể họ chƣa đƣợc tiếp cận thông tin một cách đầy
đủ, hoặc có thể nhận thức còn hạn chế. Chính vì vậy, trong những năm qua,
mặc dù Chính phủ đã tăng cƣờng các hoạt động kiểm soát những yếu tố gây
ảnh hƣởng đến an toàn giao thông đƣờng bộ, song hiệu quả chƣa đƣợc nhƣ
mong muốn. Thời gian gần đây, vi phạm luật giao thông có biểu hiện diễn
biến phức tạp, trong đó nguyên nhân liên quan rƣợu, bia đƣợc các chuyên gia
đánh giá khá nghiêm trọng.

Thực tế, số ngƣời không tự kiểm soát đƣợc hành động của mình sau khi
uống bia rất lớn bởi nó đƣợc chứng minh số ngƣời bị tai nạn, thậm chí bị chấn
thƣơng sọ não do điều khiển phƣơng tiện sau khi sử dụng rƣợu, bia luôn ở
mức đáng báo động. Luật giao thông đƣờng bộ quy định: cấm hoàn toàn việc
sử dụng rƣợu bia đối với lái xe ôtô khi tham gia giao thông và hạn chế đến
mức rất thấp nồng độ cồn trong máu đối với ngƣời đi xe gắn máy. Đồng thời,
Nghị định 34 cũng quy định rõ mức xử phạt tăng nặng đối với hành vi điều
khiển phƣơng tiện tham gia giao thông có nồng độ cồn. Những ảnh hƣởng
không tốt của rƣợu, bia đối với sức khỏe của con ngƣời ai cũng biết, song có
một thực tế là rất ít ngƣời có thể dũng cảm từ bỏ đƣợc nó. Điều này đặc biệt
nguy hiểm đối với những ngƣời điều khiển phƣơng tiện giao thông bởi, họ sẽ
không đủ tỉnh táo làm chủ hành vi của mình. Hàng loạt những vụ tai nạn giao
6


thông đƣờng bộ xảy ra trong thời gian qua nguyên nhân bắt nguồn đều từ lái
xe đã uống rƣợu, bia trƣớc khi ngồi điều khiển xe, đó là những minh chứng
đau lòng về vấn nạn này.
Và thực tế hiện nay, khi nói đến tác hại của việc sử dụng rƣợu, bia quá
đà khi tham gia giao thông, phần lớn ngƣời dân đều nhận thức đƣợc điều này.
Song để mỗi ngƣời tự ý thức để kiểm soát đƣợc hành vi của mình lại không
đơn giản. Không ít ngƣời, đặc biệt là lứa tuổi thanh niên thừa nhận, họ đã có
những cuộc rƣợu,bia quá đà rồi lái xe trong tình trạng say mềm đến nỗi khi
tỉnh rƣợu họ không biết mình về nhà bằng cách nào…Hậu quả của những
hành vi liều lĩnh đó là các vụ tai nạn gây chấn thƣơng, thậm chí những cái
chết thƣơng tâm.
Nhiều ngƣời uống rƣợu, bia trong khi điều khiển phƣơng tiện giao
thông không chỉ mang lại tai họa cho chính mình mà còn gây tai họa cho
những ngƣời khác. Luật ATGT đã quy định giới hạn nồng độ cồn cho phép
đối với ngƣời điều khiển phƣơng tiện giao thông. Các lực lƣợng chức năng

cũng đã có nhiều biện pháp kiểm tra nhằm hạn chế tình trạng ngƣời tham gia
giao thông sử dụng rƣợu bia. Thế nhƣng mọi biện pháp sẽ chỉ là “muối bỏ bể”
nếu nhƣ thiếu đi ý thức của mỗi ngƣời dân và sự tuyên truyền của các cơ quan
thông tin đại chúng.
Theo thống kê, mỗi năm nƣớc ta có khoảng 12.000 ngƣời chết và
khoảng 37 ngàn ngƣời bị thƣơng do tai nạn giao thông và số vụ tai nạn giao
thông liên quan đến bia rƣợu chiếm hơn 40%, thiệt hại về kinh tế gần 33 tỷ
đồng. Nguyên nhân chủ yếu của các vụ tai nạn này là do ngƣời điều khiển
phƣơng tiện đã uống rƣợu bia trƣớc khi tham ra giao thông. Để giảm thiểu
thiệt hại về ngƣời và của do tai nạn gây ra, một trong những biện pháp hữu
hiệu là nói “không với bia rƣợu khi tham gia giao thông”.

7


Theo nghiên cứu của tác giả, nếu chỉ xét từ giác độ đƣa tin của báo giới
về vấn đề này, chúng ta không khó nhận ra rằng, các bài viết trên báo in cũng
nhƣ báo mạng điện tử liên quan đến an toàn giao thông nhƣ uống rƣợu bia,
đội mũ bảo hiểm khi lái xe còn nhiều hạn chế, thiếu chiều sâu và cụ thể, ảnh
hƣởng không nhỏ đến hoạt động tăng cƣờng nhận thức của ngƣời dân về hạn
chế uống rƣợu, bia khi lái xe và khi tham gia giao thông.
Chính vì lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: Truyền thông “ không
uống rƣợu bia khi tham gia giao thông” trên báo mạng điện tử (Khảo sát
báo điện tử Giao thông vận tải, báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam và báo
điện tử Vietnamnet từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2014) để thực hiện nghiên
cứu trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ chuyên ngành báo chí học. Với hy vọng,
những đề xuất, kiến nghị nâng cao chất lƣợng tin, bài cho báo mạng điện tử
và tính chuyên nghiệp cho nhà báo viết về vấn đề này sẽ góp phần nâng cao
nhận thức và hiểu biết của ngƣời dân, từ đó giúp họ hiểu và tuân thủ luật giao
thông, hạn chế uống rƣợu, bia khi lái xe, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển

bền vững.
2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn nạn giao thông ở nƣớc ta, các tác
giả cũng chỉ tập trung nghiên cứu ở góc độ an toàn giao thông chung chung
mà chƣa đề cập đến vấn đề uống rƣợu bia khia tham gia giao thông.
Nhƣ tác giả Mai Phƣơng học viên trƣờng Đại học Luật Hà Nội đã
nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp cho vấn đề giao thông”, năm
2011. Nội dung tiểu luận cuả của tác giả chỉ nêu khái quát về thực trạng tai
nạn giao thông ở nƣớc ta và nghiên cứu tìm ra các giải pháp nhằm kiềm chế
tai nạn giao thông.

8


Tác giả Phạm Quang Ngọc giáo viên trƣờng THPT Đống Đa – Hà Nội
nghiên cứu đề tài “ý thức của ngƣời tham gia giao thông và trách nhiệm của
các cơ quan chức năng” năm 2010: Trong bài viết này tác giả đã nêu bật đƣợc
ý thức của ngƣời dân khi tham gia giao thông là quá kém vì không biết
nhƣờng nhịn nhau. Phóng nhanh, vƣợt ẩu gây tai nạn và trách nhiệm của các
nhà chức trách khi xử lý các vi phạm này. Tác giả nêu một số giải pháp cần
thực hiện để giúp ngƣời tham gia giao thông hiểu luật và chấp hành nghiêm
luật giao thông.
Tác giả Lê Thị Thùy Hƣơng Đại học Cần Thơ nghiên cứu đề tài “Quản
lý nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ Thành phố Cần Thơ”Luận văn tốt nghiệp năm 2009 . Nội dung bài viết của tác giả đã tập trung
phân tích tình hình thực tế quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông và
đƣa ra những phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao quản lý nhà nƣớc về trật
tự an toàn giao thông.
Bài viết của tác giả: Nguyễn Văn Đức – Hoàng Hoa Thám – Hà Nội có
nhan đề “học sinh sinh viên vi phạm luật ngày càng báo động” bài viết trên

trang báo mạng điện tử Vnexpress năm 2012. Trong nội dung bài viết tác giả
chỉ ra những con số về vi phạm luật giao thông đƣờng bộ của học sinh sinh
viên và giải pháp đƣa ra cho các nhà quản lý để hạn chế tình trạng này.
Ngoài ra còn rất nhiều các đề tài nghiên cứu của nhiều tác giả khác về
vấn đề giao thông nhƣng trong phạm vi có hạn, tác giả chỉ nêu một số điển
hình tác giả nghiên cứu sâu về vấn đề “không uống rƣợu bia khi tham gia giao
thông” trên báo mạng điện tử
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nghiên cứu đề tài “ Chống ách tắc ở
các nƣớc trên thế giới” năm 2011 bài đƣợc đăng trên báo Vietnamnet.vn. Nội
dung nghiên cứu phản ánh tình hình tai nạn giao thông của các nƣớc trên thế
9


giới và nguyên nhân gây ách tắc, từ đó đƣa ra những giải pháp chống ách tắc
cho từng nƣớc trên thế giới và giải pháp giảm tai nạn giao thông.
Ngoài ra, WHO còn nghiên cứu và viết bài “Tình hình tai nạn giao
thông trên thế giới và những con số đáng báo động năm 2012 bài đƣợc
đăng trên Vietnamnet.vn. Ở bài nghiên cứu này WHO chỉ ra những nguyên
nhân của các vụ tai nạn là do lái ẩu và phóng nhanh và số ngƣời chết, bị
thƣơng do tai nạn giao thông gây ra, sau đó đƣa ra một số giải pháp để hạn
chế tình trạng này.
Tiến sĩ Nguyễn Thành Lợi cũng đã có bài nghiên cứu gửi cho WHO,
nghiên cứu của tác giả có nội dung “ Tai nạn giao thông đƣờng bộ liên quan
đến lạm dụng rƣợu bia và ngƣời điều khiển phƣơng tiện”. Trong bài nghiên
cứu này tác giả đã có con số cụ thể về số ngƣời chết và bị thƣơng liên quan
đến uống rƣợu bia, cùng với đó tác giả cũng nêu các con số cụ thể về thiệt hại
kinh tế khi tai nạn giao thông do rƣợu bia gây ra. Ngoài ra tác giả còn một số
giải pháp nhằm làm giảm tai nạn giao thông do uống rƣợu bia gây ra.
Qua tìm hiểu có nhiều tác giả trong nƣớc và nƣớc ngoài đã có những đề

tài nghiên cứu cho WHO về tình hình tai nạn giao thông và trật tự an toàn
giao thông nhƣng chƣa có tác giả nào đề cập đến truyền thông “ Không uống
rƣợu bia khi tham gia giao thông” . Hy vọng, đề tài này sẽ là tài liệu hữu ích
để cho mọi ngƣời tham khảo khi nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt là trong
quá trình thực tiễn hoạt động báo chí về giao thông.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa khung lý thuyết về truyền thông, tác giả phân
tích và đánh giá thực trạng đƣa tin về truyền thông “không uống rƣợu bia khi
tham gia giao thông” 3 tờ báo mạng điện tử nhƣ thế nào, bao gồm nội dung
và hình thức truyền thông về vấn đề trên, đồng thời chỉ ra những ƣu điểm, hạn
10


chế và nguyên nhân của những hạn chế, đề xuất một số giải pháp nâng cao
chất lƣợng tin, bài viết về truyền thông “không uống rƣợu bia khi tham gia
giao thông” cho báo mạng điện tử và tính chuyên nghiệp cho nhà báo viết về
vấn đề này, từ đó giúp công chúng dễ tiếp nhận thông tin về truyền thông
“không uống rƣợu bia khi tham gia giao thông” một cách toàn diện và hữu ích
để thay đổi hành vi và nâng cao nhận thức khi tham gia giao thông.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn giải quyết một số
nhiệm vụ sau:
Hệ thống các tài liệu nghiên cứu có liên quan, thống nhất khung lý
thuyết sử dụng để phân tích;
Phân tích thực trạng truyền thông “ Không uống rƣợu bia khi tham gia
giao thông” ở ba tờ báo mạng điện tử có nội dung liên quan đến vấn đề này
trong thời gian 12 tháng;
Phân tích những cách thức đƣa tin về vấn đề an toàn giao thông, uống
rƣợu, bia khi lái xe trên các tờ báo đƣợc khảo sát;

Khảo sát thái độ tiếp nhận của ngƣời đọc đối với các tin bài mang
thông điệp truyền thông "khuông uống rƣợu bia khi tham gia giao thông" để
bƣớc đầu rút ra một số kết luận về hiệu quả và các mặt còn tồn tại của truyền
thông "không uống rƣợu bia khi tham gia giao thông" trên báo mạng điện tử
Việt Nam.
Dựa trên kết quả phân tích nội dung, tác giả đề xuất chiến lƣợc truyền
nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông và tăng cƣờng ý thức chấp hành luật lệ
giao thông cho ngƣời dân, đồng thời giúp các cơ quan báo mạng điện tử xây
dựng kế hoạch truyền thông phù hợp với tình hình cụ thể của cơ quan mình.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
11


Truyền thông “Không uống rƣợu bia khi tham gia giao thông” trên các
trang báo mạng điện tử đƣợc lựa chọn để nghiên cứu. Trong đó các bài viết
mang thông điệp truyền thông kể trên đƣợc chọn lọc và khảo sát để đánh giá
chất lƣợng và hiệu quả hoạt động truyền thông này trên các báo mạng điện tử
đã đƣợc lựa chọn để khảo sát.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu bao gồm: báo điện tử Giao thông vận tải
(giaothongvantai.com.vn), báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam ( vov.vn) và
báo điện tử Vietnamnet(vietnamnet.vn) trong thời gian từ tháng 6 năm 2013
tới tháng 6 năm 2014. Tuy nhiên, các bài đƣợc lựa chọn nghiên cứu đƣợc
chọn lọc dựa trên hệ thống từ khóa đƣợc đƣa ra (tham khảo Phụ lục 1).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp luận
- Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin về phép
biện chứng duy vật, chủ nghĩa duy vật lịch sử, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về báo
chí và lý thuyết truyền thông.

- Quán triệt đƣờng lối, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về giữ gìn trật
tự ATGT, truyền thông nâng cao nhận thức về ATGT trên các phƣơng tiện
truyền thông đại chúng.
- Tham khảo và kế thừa hệ thống các quan điểm lý luận, kết quả nghiên
cứu khoa học của các tác giả đi trƣớc thuộc về lĩnh vực báo chí, xã hội học và
nghiên cứu dƣ luận xã hội.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Tác giả luận văn cứu tập
trung đọc và nghiên cứu các văn bản liên quan tới truyền thông và ATGT, các
sách viết về truyền thông, các văn bản quy phạm pháp luật về ATGT, các văn
bản chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc về công tác đảm bảo trật tự
12


ATGT, các văn bản quy phạm pháp luật quy định về hành vi uống rƣợu bia
khi tham gia giao thông và một số nghiên cứu khoa học có liên quan của các
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc để nhằm có cái nhìn khái quát, toàn diện
về vấn đề nghiên cứu mà đề tài đặt ra.
Phƣơng pháp phân tích văn bản: Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp
phân tích tài liệu (phân tích nội dung) các bài viết về không uống rƣợu bia khi
tham gia giao thông đƣợc đăng tải trên các báo mạng điện tử gồm:
giaothongvantai.com.vn, vov.vn, vietnamnet.vn. Các bài báo đƣợc thu thập
trong thời gian từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2014. Với thời gian chọn mẫu
trong vòng 12 tháng, tác giả hi vọng đánh giá đƣợc thực trạng truyền thông về
vấn đề không uống rƣợu, bia khi tham gia giao thông trên báo mạng hiện nay
ở Việt Nam.
Phƣơng pháp thống kê: Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp thống kê,
qua đó tổng hợp và so sánh các bài viết về không uống rƣợu bia khi tham gia
giao thông đƣợc đăng tải trên các báo mạng gồm: giaothongvantai.com.vn ,
vietnamnet.vn,vov.vn. Qua các bài báo đƣợc thu thập trong thời gian từ tháng

6/2013 đến tháng 6/2014 ngƣời viết mong muốn tổng hợp những số liệu đƣa
tin về hoạt động truyền thông "không uống rƣợu bia khi tham gia giao thông"
của từng báo, từ đó đƣa đến cái nhìn toàn cảnh về tình hình truyền thông
"không uống rƣợu, bia khi tham gia giao thông" trên các trang báo và đƣa ra
đƣợc những nguyên nhân và giải pháp cho thực trạng truyền thông về vấn đề
"không uống rƣợu, bia khia tham gia giao thông" trên báo mạng hiện nay ở
Việt Nam và hiệu quả của hoạt động truyền thông đó.
Phƣơng pháp nghiên cứu xã hội học bằng bảng hỏi: Đề tài thiết kế
bảng hỏi và phát 200 phiếu đến hai đối tƣợng chính là nam giới đang học tập
và sinh sống tại Hà Nội để khảo sát và thu thập câu trả lời. Nam giới là đối
chính của thông điệp "không uống rƣợu bia khi tham gia giao thông". Đề tài
13


cũng hi vọng có thể mở rộng đối tƣợng khảo sát ở một nghiên cứu khác, có
quy mô và mức độ rộng hơn.
Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Lựa chọn 10 nhà báo trực tiếp viết về
đề tài này và một số nhà quản lý báo chí để phỏng vấn sâu tại ba cơ quan báo
chí có ấn phẩm báo mạng điện tử đƣợc lựa chọn (kết quả trả lời trong phần
phụ lục). Ƣu tiên lựa chọn ngƣời đƣợc phỏng vấn từ các báo đƣợc chọn mẫu
phân tích nội dung và những tờ báo có tính đại diện.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
6.1. Ý nghĩa lý luận:
Về mặt lý luận, đề tài bƣớc đầu hệ thống hóa cơ sở lý luận truyền
thông ATGT và thông điệp truyền thông về "không uống rƣợu, bia khi tham
gia giao thông";
Bổ sung một số quan niệm mới về truyền thông và sử dụng thông điệp
" không uống rƣợu, bia khi tham gia giao thông" và vấn đề ATGT.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo

cho công tác nghiên cứu về an toàn giao thông, về thông tin an toàn giao
thông trên báo chí mà cụ thể là trên các báo: giaothongvantai.com.vn, vov.vn
và vietnamnet.vn. Từ đó giúp các nhà báo viết về vấn đề này có thể nâng cao
chất lƣợng thông tin về không uống rƣợu, bia khi tham gia giao thông nói
riêng và an toàn giao thông nói chung và góp phần xây dựng và phát triển an
toàn giao thông Việt Nam.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
có nội dung gồm ba chƣơng.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về truyền thông an toàn giao thông và thông điệp
truyền thông “không uống rƣợu bia khi tham gia giao thông” trên báo chí.
14


Chƣơng 2: Thực trạng sử dụng thông điệp truyền thông “không uống rƣợu bia
khi tham gia giao thông” qua các báo đƣợc khảo sát.
Chƣơng 3: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông
“không uống rƣợu bia khi tham gia giao thông” trên báo mạng điện tử.

15


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG AN TOÀN GIAO
THÔNG VÀ THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG “KHÔNG UỐNG
RƢỢU BIA KHI THAM GIA GIAO THÔNG” TRÊN BÁO CHÍ
1.1.

Khái niệm về truyền thông

Trong cuốn sách “ Cơ sở lý luận báo chí” của tác giả Nguyễn văn Dững

có nêu định nghĩa về truyền thông nhƣ sau: Truyền thông là quá trình liên tục
trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm …, chia sẻ kỹ nămg và kinh nghiệm
giữa hai hoặc nhiều người với nhau để gia tăng hiểu biết về môi trường xung
quanh, nhằm thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù
hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm hoặc của cộng đồng xã hội
nói chung, bảo đảm sự phát triển bền vững.
Dƣới góc độ tiếp cận của xã hội học, truyền thông là một trong những
dạng căn bản nhất của hành vi con ngƣời. Theo Cooley “ đó là cơ chế để các
liên hệ của con ngƣời tồn tại và phát triển”. Ngƣời ta cho rằng “ truyền thông
là một phạm trù cơ bản, qua đó các hệ thống xã hội đƣợc hình thành, phát
triển. Thông qua truyền thông các thành tố xã hội, hệ thống con ngƣời, các hệ
thống xã hội bao gồm cả hệ thống nhỏ, hệ thống lớn liên tiếp đƣợc cải biến và
phân hóa. Thông qua truyền thông các giá trị và chuẩn mực đƣợc chuyển giao
và xã hộ hóa. Mẫu truyền thông ảnh hƣởng tới các diễn biến hành động hình
thành và củng cố các hệ thống xã hội. Với ý nghĩa đó truyền thông đƣợc xem
là một thao tác xã hội. [ 11, tr 15]
Truyền thông là hiện tƣợng xã hội ra đời và phát triển cùng với quá
trình hình thành và phát triển xã hội loài ngƣời. Nó là sản phẩm của xã hội, là
yếu tố kết nối và là động lực kích thích sự phát triển của xã hội loài ngƣời;
đồng thời là tiêu chí đánh giá trình độ phát triển; chỉ báo thể hiện diện mạo
văn hóa mỗi con ngƣời, nhóm ngƣời, cộng đồng ngƣời và mỗi quốc gia. Quá
16


trình phát triển của xã hội loài ngƣời cũng là quá trình tìm kiếm, sáng tạo ra
những công cụ, hình thức, phƣơng thức, nhất là phƣơng tiện kỹ thuật và công
nghệ truyền thông.
Cùng với phát triển văn minh nhân loại,sự phát triển của ngôn ngữ, lời
nói đạt đến trình độ cao qua khoa hùng biện (Khoa tu từ học) của ngƣời La
Mã, Hy Lạp cổ đại. Do trình độ văn hóa dân cƣ thấp, sự hiểu biết pháp luật

còn hạn chế, nên nghề viết đơn thuê, nghề cãi thuê phát triển. Nhà tu từ học
đầu tiên của thế giới là Corax, sau đó đến Socrat, Platon, Aristote.. Đến thế kỷ
hai sau công nguyên, khoa hùng biện đƣợc đƣa vào giảng dạyvà trở thành
công cụ chủ yếu để truyền bá văn hóa trong xã hội.
Giai đoạn thứ hai của truyền thông có thể nói là việc sáng tạo ra chữ
viết. Chữ viết đƣợc ra đời từ khoảng thiên niên kỷ thứ IV trƣớc công nguyên
ở vùng Lƣỡng Hà do ngƣời Sumerien sáng tạo ra. [ 11, tr47]
Ở Việt Nam, sau chữ Hán và chữ Nôm, chữ quốc ngữ ra đời cuối thế
kỷ XIX, cùng với kỹ thuật in chữ rời, in hoạt bản – báo in với tƣ cách là loại
hình truyền thông đại chúng mới ra đời. Sau hơn bốn thế kỷ ra đời và phát
triển chậm chạp của báo in và với những phát minh khoa học cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX báo phát thanh đã ra đời và phát triển nhanh chóng vào
những năm 20. Có thể nói rằng, giai đoạn thứ ba, phát thanh ra đời đã tạo ra
cuộc bùng nổ truyền thông lần thứ hai.
Năm 1957 Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo, điều này đã tạo
tiền đề cho cuộc bùng nổ truyền thông lần thứ ba thông qua việc tạo lập và
kết nối các phƣơng tiện truyền thông đại chúng thành một hệ thống hay mạng
lƣới giữa các trạm liên lạc mặt đất và vũ trụ đến các máy thu thanh, thu hình,
máy tính trên phạm vi toàn cầu.
Năm 1967, trong bộ quốc phòng Mỹ, ngƣời ta đã nối thử nghiệm thành
công 10 máy vi tính, hơn 10 năm sau hệ thống máy vi tính toàn cầu đƣợc
17


khai sinh. Hiện nay, mạng thông tin toàn cầu internet – xa lộ thông tin siêu
tốc, kênh truyền thông đa phƣơng tiện đã kết nối toàn thế giới lai với nhau,
làm xuất hiện những khái niệm làng toàn cầu, ngôi nhà toàn cầu. Các phƣơng
tiện truyền thông, các phƣơng thức truyền thông đƣợc kết nối thành một hệ
thống liên hoàn, có thể tạo ra những sự bùng nổ trong tƣơng lai gần mà không
ai có thể trù tính hết. Và nhờ sự phát triển nhƣ vũ bão của các cuộc cách mạng

khoa học – công nghệ, nhất là công nghệ truyền thông, mạng máy tính toàn
cầu (internet), máy tính xách tay cùng với các công cụ hỗ trợ, môi trƣờng và
thế giới truyền thông đã thay đổi từng ngày; cùng với quá trình ấy, vai trò và
vị thế công chúng truyền thông đã và đang có sự thay đổi căn bản. Có thể coi
đó là sự bùng nổ truyền thông lần thứ tư.
Trong quá trình phát triển truyền thông hiện nay, hai xu hƣớng đại
chúng và phi đại chúng hóa đang đan xen và cùng phát triển. Các phƣơng tiện
truyền thông phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt, trong sự hợp lực chặt chẽ
nhằm tạo ra hiệu ứng xã hội mạnh mẽ hơn. Truyền thông đại chúng phát triển
nhanh, nhƣng truyền thông trực tiếp cũng đang phát huy thế mạnh đặc biệt
của nó, nếu biết chú trọng khai thác, sử dụng sẽ mang lại những kết quả to
lớn. Những biểu hiện lệch lạc, thiếu cơ sở khoa học – thực tiễn trong đầu tƣ
và định hƣớng phát triển các kênh truyền thông sẽ tạo nên những hiệu ứng xã
hội ngoài ý muốn, thậm chí tạo tiền đề cho những bùng nổ xã hội nằm ngoài
mong đợi của các nhà cầm quyền. [ 11, tr 49]
Ngày nay truyền thông trực tiếp, truyền thông nội cá nhân, truyền thông
liên cá nhân, truyền thông nhóm và truyền thông đại chúng với sự hỗ trợ cuả
kỹ thuật và công nghệ truyền thông, đã làm cho truyền thông nói chung trở
thành lực lƣợng xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển
xã hội.
Xã hội càng phát triển thì truyền thông có vai trò càng quan trọng.
18


Truyền thông tạo ra các điều kiện thuận lợi cho sự mở rộng nhu cầu, quy mô,
tăng cƣờng tính đa dạng và hiệu quả của hoạt động truyền thông. Có thể nói,
truyền thông đại chúng chỉ là một phƣơng thức biểu hiện mới của hoạt động
truyền thông trong xã hội. Ở đây, truyền thông đại chúng đƣợc đề cập đến là
đối tƣợng tham gia là các nhóm, cộng đồng xã hội rộng rãi; truyền thông đại
chúng đáp ứng và thoả mãn nhu cầu giao tiếp mang tính phổ biến và tạo hiệu

quả, quy mô xã hội rộng lớn.
Trong cuốn Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện
đại, TS. Nguyễn Thành Lợi có trích dẫn lý thuyết “sử dụng và hài lòng”
của tác giả Herta Herzog trong lý thuyết này tác giả có nêu: “Xét trên góc
độ vĩ mô, công chúng là một tập thể khổng lồ, xét trên góc độ vi mô, công
chúng lại đƣợc thể hiện là một cá nhân có tính đa dạng và phong phú.
Trong xã hội hiện đại, việc tiếp xúc với truyền thông đại chúng là một phần
không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi ngƣời. Vậy tại sao cá nhân công
chúng phải tiếp xúc với truyền thông đại chúng. Kết quả hoạt động nghiên
cứu lý thuyết “sử dụng và hài lòng” coi công chúng là cá nhân có “nhu
cầu” đặc biệt, coi hoạt động tiếp xúc với truyền thông của họ là quá trình
dựa trên động cơ nhu cầu đặc biệt để “sử dụng” phƣơng tiện truyền thông,
từ đó khiến các nhu cầu này đƣợc thỏa mãn “hài lòng”. [ 25, tr 62]
Từ khi sinh ra cho đến khi kết thúc cuộc đời, con ngƣời không thể tồn
tại nhƣ những cá thể riêng biệt mà luôn là một thành phần của gia đình, tổ
chức, xã hội… “Để xây dựng và duy trì, phát triển các mối quan hệ đó con
ngƣời cần có giao tiếp, mà cụ thể hơn là việc trao đổi thông tin. Thông qua
trao đổi thông tin giúp con ngƣời chia sẻ với nhau những kinh nghiệm, hiểu
biết của mình đền đồng loại, để từ hỗ trợ nhau cùng phát triển. Hoạt động trao
đổi thông tin có vai trò quan trọng trong đời sống con ngƣời, xã hội càng phát
triển thì nhu cầu trao đổi thông tin càng trở nên quan trọng hơn báo giờ hết.
19


Do đó, hoạt động giao tiếp trao đổi thông tin có vai trò quan trọng, nhƣ là một
điều kiện hàng đầu cho sự tồn tại của loài ngƣời với với tính chất là một xã
hội. Khi mà hoạt giao tiếp không chỉ còn là bản năng mà còn đƣợc nâng lên
một nấc thang mới đƣợc gọi là truyền thông”, trong đó hành vi đó không đơn
thuần là giao tiếp mà còn chứa đựng nhiều mục tiêu chính trị- kinh tế- xã hội
trong đó.

Con ngƣời có thể sống đƣợc với nhau, giao tiếp và tƣơng tác lẫn nhau
trƣớc hết là nhờ vào hành vi truyền thông (thông qua ngôn ngữ hoặc cử chỉ,
điệu bộ, hành vi… để chuyển tải những thông điệp, biểu lộ thái độ cảm xúc).
Qua quá trình truyền thông liên tục, con ngƣời sẽ có sự gắn kết với nhau,
đồng thời có những thay đổi trong nhận thức và hành vi. Chính vì vậy, truyền
thông đƣợc xem là cơ sở để thiết lập các mối quan hệ giữa con ngƣời với con
ngƣời, là nền tảng hình thành nên cộng đồng, xã hội. Nói cách khác, truyền
thông là một trong những hoạt động căn bản của bất cứ 1 tổ chức xã hội nào.
Theo Từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 2008, thì
truyền thông là một động từ: Truyền thông là truyền dữ liệu theo những
quy tắc và cách thức nhất định nhƣ mở rộng mạng lƣới truyền thông đến
từng cơ sở.
Truyền thông có gốc từ tiếng Latinh là “Communicare", nghĩa là biến
nó thành thông thƣờng, chia sẻ truyền tải. Truyền thông thƣờng đƣợc mô tả
nhƣ việc truyền ý nghĩ, thông tin, ý tƣởng, ý kiến hoặc kiến thức từ một
ngƣời/một nhóm ngƣời sang một ngƣời/hoặc một nhóm ngƣời khác bằng lời
nói, hình ảnh, văn bản hoặc tín hiệu.
Theo Bess Sodel, truyền thông là một quá trình chuyển đổi từ một tình
huống đã có cấu trúc nhƣ một tổng thể sang tình huống khác theo một thiết kế
có chủ đích.

20


Theo John R. Hober, truyền thông là quá trình trao đổi tƣ duy hoặc ý
tƣởng bằng lời.
Martin P. Adelsm thì cho rằng, truyền thông là quá trình liên tục, qua
đó chúng ta hiểu đƣợc ngƣời khác và làm cho ngƣời khác hiểu đƣợc chúng ta.
Đó là một qúa trình luôn thay đổi, biến chuyển và ứng phó với tình huống(1).
Frank Dace (1970), truyền thông là quá trình làm cho cái trƣớc đây là

độc quyền của một hoặc vài ngƣời trở thành cái chung của hai hoặc nhiều
ngƣời(1).
Gerald Miler (1996), về cơ bản, truyền thông quan tâm nhất đến tình
huống hành vi, trong đó nguồn thông tin truyền nội dung đến ngƣời nhận với
mục đích tác động đến hành vi của họ. [20. tr 14]
Còn theo cách hiểu của tác giả, truyền thông là sự luân chuyển thông
tin và hiểu biết từ ngƣời này sang ngƣời khác thông qua các ký, tín hiệu có ý
nghĩa. Truyền thông không chỉ là quá trình chia sẻ thông tin, những tƣơng tác
bằng dấu hiệu đƣợc trung gian hoà giải.
Theo một số học giả trong nƣớc:
Theo GS. TS. Tạ Ngọc Tấn: “Truyền thông là sự trao đổi thông điệp
giữa các thành viên hay các nhóm ngƣời trong xã hội nhằm đạt đƣợc sự hiểu
biết lẫn nhau” [11, tr.26].
Ở đây, tác giả đề cập đến việc trao đổi thông tin là trao đổi thông điệp,
nâng mức khai quát hoá thông tin lên thành thông điệp. Thông tin ở đây
không còn là thông tin thuần tuý mà đã trở thành thông điệp. Mục đích căn
bản là đạt đƣợc sự biết lẫn nhau giữa ngƣời phát đi thông điệp và ngƣời nhận
thông điệp.
Qua nghiên cứu và tìm hiểu của tác giả có thể liệt kê ra đây vài chục
các định nghĩa, khái niệm, quan niệm khác nhau về truyền thông. Mỗi tác giả
lại đƣa ra các khái niệm dƣới các góc nhìn, cách tiếp cận khác nhau về truyền
21


×