Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN THU THỦY

NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN KIM LÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Hà Nội - 2014
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN THU THỦY

NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN KIM LÂN

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Hà Văn Đức

Hà Nội - 2014


2


LỜI CAM ĐOAN
Ngoài sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Hà Văn Đức, để hoàn thành luận
văn này, tất cả ý tưởng, đề tài và nội dung chính của luận văn là do sự nghiên cứu
nghiêm túc của tôi.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi có sử dụng các tư liệu tham khảo liên
quan đến vấn đề nghiên cứu của mình nhưng chỉ để gợi mở cho tôi các ý tưởng
nghiên cứu cũng như tăng thêm tính thuyết phục cho những lập luận của để tài thêm
chặt chẽ. Khi sử dụng một số trích đoạn, chúng tôi có chú thích một cách cụ thể và
rõ ràng.
Kết quả nghiên cứu này không trùng khít với bất kì công trình nghiên cứu
nào được công bố trước đó.
Tôi xin cam đoan những điều này là sự thật. Nếu có vấn đề gì sai phạm, tôi
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Học viên

Trần Thu Thủy

3


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu cũng như hoàn thành luận văn này,
cùng với những nỗ lực của bản thân là sự giúp đỡ, động viên của các thầy giáo, cô
giáo, gia đình và bạn bè.
Lời đầu tiên cho tôi gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong khoa Văn học
– Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc
biệt, tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến PGS.TS. Hà Văn Đức, người đã trực

tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi để hoàn thành luận văn Thạc sĩ này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện
giúp đỡ và chia sẻ với tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Một lẫn nữa tôi xin cảm ơn tất cả mọi người đã dành cho tôi điểm tựa và động lực
về mặt tinh thần để tôi hoàn thành luận văn Thạc sĩ này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2014
Học viên

Trần Thu Thủy

4


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................8
3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu ....................................................15
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................15
5. Cấu trúc luận văn ...............................................................................................16
CHƢƠNG 1. NGƢỜI KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN ...17
1.1. Người kể chuyện và các hình thức người kể chuyện trong tác phẩm tự sự ...17
1.1.1. Khái lược về Người kể chuyện trong tác phẩm tự sự ...............................17
1.1.2. Các hình thức xuất hiện của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự .......20
1.1.2.1. Người kể chuyện ngôi thứ nhất với phương thức trần thuật chủ quan hóa 21
1.1.2.2. Người kể chuyện ngôi thứ ba với phương thức trần thuật khách quan
– chủ quan hóa ................................................................................................22
1.2. Người kể chuyện trong truyện ngắn của Kim Lân .........................................24
1.2.1. Người kể chuyện ngôi thứ nhất với phương thức trần thuật chủ quan hóa

trong truyện ngắn Kim Lân ................................................................................24
1.2.1.1. Người kể chuyện ngôi thứ nhất với vai trò là người dẫn chuyện................. 24
1.2.1.2.Người kể chuyện ngôi thứ nhất với vai trò vừa là người dẫn chuyện
vừa là một nhân vật .........................................................................................28
1.2.2. Người kể chuyện ngôi thứ ba trong truyện ngắn Kim Lân .......................32
1.2.2.1. Người kể chuyện ngôi thứ ba với phương thức trần thuật khách quan hóa ....... 33
1.2.2.2. Người kể chuyện ngôi thứ ba theo phương thức trần thuật chủ quan hóa .35
1.2.2.3. Những truyện ngắn mang dấu ấn tự truyện của Kim Lân với sự đồng
hành của người kể chuyện ngôi thứ ba ...........................................................37
Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................41
CHƢƠNG 2. KẾT CẤU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN .44
2.1. Khái lược về kết cấu trần thuật trong tác phẩm tự sự .....................................44
2.2. Các hình thức kết cấu trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân ........................45
5


2.2.1. Dạng kết cấu trần thuật theo trình tự thời gian trong truyện ngắn Kim Lân ....47
2.2.2. Dạng kết cấu gấp khúc thời gian trần thuật.............................................53
2.2.3. Dạng kết cấu trần thuật theo dòng tâm trạng nhân vật ...........................59
2.2.4. Dạng kết cấu trần thuật trùng phức mạch truyện ....................................65
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................69
CHƢƠNG 3. NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN KIM LÂN ..................................................................................71
3.1. Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân ...........................................71
3.1.1. Khái lược về ngôn ngữ trần thuật trong tác phẩm tự sự ..........................71
3.1.2. Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân ....................................72
3.1.2.1. Sự thâm nhập của ngôn ngữ đời sống vào trần thuật ........................73
3.1.2.2. Ngôn ngữ giàu tính tạo hình ..............................................................75
3.1.2.3. Câu văn ngắn gọn, mộc mạc ..............................................................81
3.2. Giọng điệu trần thuật ......................................................................................82

3.2.1. Giọng điệu trần thuật trong tác phẩm tự sự.............................................82
3.2.2. Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân ..................................85
3.2.2.1. Giọng điệu trữ tình sâu lắng ..............................................................85
3.2.2.2. Giọng điệu dân dã, tự nhiên ..............................................................89
3.2.2.3. Sự gặp gỡ tự nhiên của giọng điệu người kể chuyện và giọng điệu
nhân vật qua lời nửa trực tiếp tự do ...............................................................92
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................94
KẾT LUẬN ..............................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................98

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh ngày 1 tháng 8 năm 1920, quê ở
làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Xuất phát từ niềm yêu
thích nghệ thuật tuồng nên ông đã lấy tên nhân vật tuồng Kim Lân trở thành bút
danh của mình từ những năm bốn mươi của thế kỉ trước. Kim Lân có một đời sống
riêng thua thiệt, ông là con của người vợ thứ ba trong một gia đình bình thường, bị
mọi người trong gia đình rẻ rúm. Do điều kiện khó khăn, Kim Lân chỉ học hết bậc
Tiểu học, rồi vừa làm thợ sơn guốc, thợ sơn mài, khắc tranh bình phong vừa viết văn.
Kim Lân đến với văn học xuất phát từ lòng say mê, ham thích. Hơn nữa,
động lực đến với sáng tạo văn chương nghệ thuật của ông được bắt nguồn từ ý chí
vượt lên số phận, “đòi cho mình một thân phận, một nhân phẩm, một chỗ đứng
trong cuộc sống bé nhỏ quẩn quanh của quê hương” [34, tr.15]. Kim Lân bắt đầu sự
nghiệp bằng truyện ngắn Đứa con người vợ lẽ đăng trên báo Trung Bắc chủ nhật
năm 1942, một tác phẩm mang tính tự truyện. Trong những năm 1941 đến năm
1944, ông viết khá đều tay và đăng chủ yếu trên báo Tiểu thuyết thứ bảy và Trung
Bắc chủ nhật. Ở giai đoạn sáng tác này, ý thức trách nhiệm của nhà văn đối với Kim

Lân còn mơ hồ nên những tác phẩm của ông thường viết về bản thân và cái mình
thích. Tuy nhiên, với tấm lòng của người “vốn là con đẻ của đồng ruộng”, Kim Lân
đã hướng ngòi bút vào khung cảnh làng quê với cuộc sống và số phận của người
nông dân nghèo khổ, lam lũ, từ đó toát lên giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
Bên cạnh đó, một số tác phẩm của ông như: Đuổi tà, Ông Cản Ngũ, Đôi chim
thành, Con Mã Mái, Cầu đánh vật…đã tái hiện những sinh hoạt phong phú ở vùng
thôn quê, thể hiện vốn hiểu biết tường tận, sự trân trọng của nhà văn với những giá
trị văn hóa truyền thống. Sau Cách mạng tháng Tám, Kim Lân ý thức hơn về trách
nhiệm của mình đối với cuộc sống và xã hội, ông tiếp tục viết về làng quê Việt
Nam, tiếp tục viết về những cảnh đời khốn khó, tội nghiệp, nhưng hơn hết là sự đổi
đời của người nông dân nhờ cách mạng. Kim Lân đã sáng tạo ra những tác phầm có
giá trị như Làng, Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê, Vợ nhặt,… với những
7


thay đổi tình cảm, nhận thức, sự đổi đời của người nông dân trong cải cách ruộng
đất và tham gia hoạt động cách mạng.
Truyện ngắn là một thể loại thuộc phương thức tự sự. Về phương diện nội
dung, nó được xem là một lát cắt ngang của cuộc sống. Với dung lượng nhỏ, thể
loại này là sự kết tinh cao của ngôn từ. Cách kể chuyện trong truyện ngắn khác so
với tiểu thuyết bởi tính cô đọng, súc tích của đặc trưng thể loại. Dung lượng ngắn là
một thế mạnh đồng thời cũng đòi hỏi những sáng tạo của nhà văn, nhất là sáng tạo
trong nghệ thuật trần thuật đảm bảo cho sự hấp dẫn và tác động mạnh mẽ của truyện
ngắn. Vì vậy, tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn qua tác phẩm của
những nhà văn thành công là hướng đi có nhiều ý nghĩa.
Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và là cây bút viết truyện ngắn
vững vàng. Trong cả hai giai đoạn sáng tác trước và sau Cách mạng tháng Tám,
Kim Lân viết không nhiều nhưng ở giai đoạn nào ông cũng có tác phẩm hay. Như
lời nhận xét độc đáo, sắc sảo về truyện ngắn Kim Lân của nhà văn Trung Trung
Đỉnh: “Những truyện ngắn Kim Lân thì quả là đặc sắc, tinh vi, ranh mãnh, dồn nén

và cả đáo để nữa” [34, tr.645]. Chính vì vậy, truyện ngắn của Kim Lân luôn hấp
dẫn và thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, vấn đề nghệ
thuật trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân đòi hỏi được xem xét trên tinh thần khoa
học và toàn diện hơn để hiểu rõ tài năng và đóng góp của nhà văn trong tiến trình
hiện đại hóa văn xuôi nghệ thuật tiếng Việt.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Kim Lân là nhà văn gần gũi, quen thuộc với công chúng trong nhiều thập kỉ
qua. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về truyện ngắn của Kim Lân chưa nhiều.
Hơn nữa các công trình nghiên cứu về nghệ thuật truyện ngắn của Kim Lân đã được
công bố cũng chỉ ở mức độ riêng lẻ, chưa tập trung và hệ thống. Trong phạm vi giới
hạn của đề tài, chúng tôi sẽ hệ thống những ý kiến nổi bật, những nhận định quan
trọng liên quan đến đề tài.

8


2.1. Đánh giá về phong cách nghệ thuật và giá trị chủ đề tư tưởng của
truyện ngắn Kim Lân
Nhà văn Nguyên Hồng đã rất chính xác khi đánh giá về phương diện nội
dung và mối quan hệ giữa tác phẩm và hiện thực trong văn chương Kim Lân: “Từ
giữa những năm 1943 – 1944 ấy, tôi được đọc mấy truyện của Kim Lân. Thoạt tiên
tôi chẳng những không để ý mà còn thấy cái tên Kim Lân chương chướng thế nào
ấy… Nhưng rồi, chỉ bập vào mấy truyện của anh mà tôi thấy không phải loại ướt át
một cách hợm hãi, trái lại nó có cái gì chân chất của đời sống và con người nghèo
hèn, khổ đau, giọng văn nhiều rung cảm thắm thiết, đặc biệt là lại gần gũi với
mình…” [16, tr.10]. Đây có thể xem là ý kiến rất đáng chú ý khi tìm hiểu phong
cách nghệ thuật của Kim Lân về nội dung tư tưởng và giọng điệu tác phẩm.
Cũng gần với quan điểm trên của nhà văn Nguyên Hồng, nhà nghiên cứu Lại
Nguyên Ân đưa ra nhận xét: “Đọc văn xuôi Kim Lân, ta bắt gặp cái thế giới của
những người thường dân nghèo khổ vốn là hạng “hạ lưu” ở xã hội cũ: Những

người nông dân miền xuôi mất nhà mất đất xiêu dạt lên miền ngược, táp vào một
xóm chợ bến sông, một góc phố núi hay ven một đồn điền, một xóm trại, tiếp tục vật
lộn với miếng sống sơ đẳng hàng ngày. Đã có lúc nhà văn gọi những nhân vật thân
thuộc ấy của ngòi bút mình là “những đầu thừa đuôi thẹo ở khắp xó xỉnh cuộc
sống”. Cách gọi giống như là sự tự mệnh danh đầy đau xót của chính các nhân vật
ấy (…) Mạch kể chuyện của Kim Lân dường như bắt rất nhạy vào những cảnh
thương tâm: cảnh bỏ nhà xiêu dạt vì công nợ, thuế khóa, cảnh ăn xin, cảnh chết
đường chết chợ, cảnh bị áp bức đọa đầy,…” [2, tr.56]. Thực vậy, ở những tác phẩm
đầu tay, Kim Lân dường như chưa ý thức phản ánh một vấn đề gì có ý nghĩa hiện
thực sâu sắc cả nhưng chất hiện thực cứ toát ra một cách tự nhiên từ những hình
tượng nhân vật của ông, vì đó thường là những con người của quê hương ông, ruột
thịt với ông, từ cuộc sống lam lũ bần cùng, họ đã trực tiếp bước vào những sáng tác
của ông.
Năm 1991, Trần Ninh Hồ đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá về truyện ngắn
của Kim Lân: “Tuy tầm vóc, vị trí của mỗi nhà văn một khác, nhwng Kim Lân cũng
9


là một nhà văn thường đến với ta trong những khoảng chợt nhớ của đời người rất
khó diễn đạt thành lời ấy (…) Năm mươi năm, một nửa thế kỉ cầm bút mà chỉ vẻn
vẹn có chừng ngót chục truyện ngắn thì quả là ít ỏi. Nhưng cũng kỳ lạ thay, mỗi khi
lần mở những trang văn ít ỏi ấy, ta lại cảm thấy có một bước ngoặt, một chặng
đường nào của con người Việt Nam trong gần nửa thế kỉ qua mà Kim Lân không
đar động tới dẫu chỉ bằng sự chạm trổ hết sức khiêm tốn là: truyện ngắn.” [36,
tr.106-107].
Năm 1996 trong lời giới thiệu Tuyển tập Kim Lân, nhà nghiên cứu Lữ Huy
Nguyên có trích dẫn ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn, Lữ
Quốc Văn và Nguyễn Đăng Mạnh: “Hình như những mẫu người ddầu thừa đuôi
thẹo ấy đã gửi một đại diện của họ vào văn học và Kim Lân đã làm việc này một
cách đàng hoàng chững chạc” [34, tr.16]. Đó là những trang số phận của các đầu

thừa đuôi thẹo, được đưa từ các xó xỉnh tối khuất lên mặt trang giấy trắng chất
chứa nhân thế, nhân tình hoặc những trang tuy nghiêng về nhiều phía phong tục,
trình bày cặn kẽ những thú chơi lành mạnh…, nhưng vẫn biểu hiện một phần vẻ đẹp
tâm hồn của một người nông dân trước cách mạng – những người sống vất vả, khổ
nghèo nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, thông minh, tài hoa” [34, tr.18]. “Kim Lân là
một nhà tiểu thuyết phong tục hạng nhất của Việt Nam” [34, tr.18-19]. Ở ba ý kiến
trên, các nhà nghiên cứu đã rất tinh tế khái quát đặc điểm về nội dung trong truyện
ngắn của Kim Lân.
Từ các ý kiến này, nhà nghiên cứu Lữ Huy Nguyên bổ sung và nhấn mạnh:
“Tuy nhiên nếu có dịp đọc lại các tác phẩm của Kim Lân mà chủ yếu là truyện
ngắn, ta sẽ thấy ông không phải chỉ là đại diện văn học của loại nhân vật đầu thừa
đuôi thẹo, ông còn là đại diện văn học sáng giá của những lớp người tài hoa, bặt
thiệp, phong lưu riêng thú, chọi gà, thả chim, đấu võ, đánh vật…” [32, tr.16].
Cùng thống nhất với các quan điểm trên, nhà nghiên cứu Hoài Việt đưa ra
nhận xét về hai đề tài chính trong truyện ngắn của Kim Lân: “Chính cái vốn sống
phong phú của ông đã dẫn ông tới với hai đề tài chủ yếu trong nghiệp văn của ông:
- Số phận những người thấp cổ bé họng trong xã hội cũ.
10


- Phong tục tập quán, những thú vui, trò chơi nơi thôn dã.” [47, tr.88]
- Ngoài ý kiến về hai đề tài chủ yếu trong truyện ngắn của Kim Lân, nhà
nghiên cứu Hoài Việt còn chỉ ra nguồn gốc thành công của Kim Lân là ở cái tâm và
cái tài. Cái tâm của ông là lòng thương xót con người hay con vật, là sự chân thật,
thẳng thắn, ghét sự khuất tất, ám muội. Cái “tài là con mắt nhìn, cái óc nghĩ, cây bút
viết ra” [47, tr.89].
Sau Cách mạng tháng Tám, Kim Lân tìm thấy nguồn cảm hứng mới, ý thức
hơn về trách nhiệm của một nhà văn cách mạng: “Sau cách mạng tháng tám, ngòi
bút Kim Lân tập trung vào phương diện xã hội chính trị, của đời sống nông dân gắn
liền với vận mệnh đất nước. Về đề tài này, Làng và Vợ nhặt xứng đáng được xem là

những truyện ngắn xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại” [28, tr.49].
Khi bàn về nội dung truyện ngắn Kim Lân ở giai đoạn sau cách mạng tháng
tám, Lại Nguyên Ân là một trong những người viết nhiều về Kim Lân đã cho rằng
“Do chỗ tập trung miêu tả người nông dân trong cách mạng dân tộc dân chủ, cho
nên ở hầu hết truyện ngắn của ông, Kim Lân chưa chú trọng khám phá óc tư hữu
của họ. Nét tâm lý căn bản này, chỉ cần bước vào thời kỳ đầu của cách mạng xã hội
chủ nghĩa là lập tức bộc lộ rõ rệt. Nhà văn đã thấy ngay nét đó: ở ông cả Luốn gốc
me trong truyện ngắn cùng tên, nhà văn đã khá tinh tế nhận thấy có một tương quan
nào đó giữa gia trưởng và óc tư hữu trong tâm lý người nông dân này (…). Đasng
tiếc là những tâm lý ứng xử như vậy của người nông dân trong cách mạng xã hội
chủ nghĩa đã không được Kim Lân tiếp tục phân tích và thể hiện nữa trong văn xuôi
của ông: giữa những năm sáu mươi về sau, hầu như ông đã thôi không sáng tác
nữa” [2, tr.58-59]
Đọc truyện ngắn Kim Lân, người đọc dễ dàng bị cuốn hút bởi những tố chất
và vẻ đẹp dung dị, kín đáo của con người làng quê Bắc bộ - những con người lịch
lãm, hào hoa và đầy tinh thần thượng võ. Đặc biệt là cái thú “phong lưu đồng
ruộng” trong văn ông vừa có nét tinh tế, lại vừa thật thà, cởi mở qua đôi mắt nhìn
rất kỹ, quan sát cuộc sống nông thôn một cách say sưa, tỉ mỉ, cụ thể rồi ghi lại với ý
thức thể hiện những mảnh đời, những số phận bằng lối diễn đạt của chính mình –
11


lối diễn đạt đậm “chất quê” của một con người “vốn là con đẻ của đồng ruộng” (lời
của Nguyên Hồng).
2.2. Đánh giá về nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân
2.2.1. Về nghệ thuật xây dựng cốt truyện và kết cấu truyện ngắn Kim Lân
Năm 1986, trong bài Văn xuôi Kim Lân, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đưa
ra nhận định: “Có lẽ do số lượng tác phẩm không nhiều nên truyện ngắn Kim Lân
cũng không thật đa dạng về các kiểu cấu tứ. Bằng vào hai tập “Vợ nhặt” và “Nên
vợ nên chồng”, có thể kể được khoảng ba kiểu truyện chính. Kiểu phổ biến hơn cả

có thế gọi là những truyện ngắn tính cách. Nhiệm vụ nghệ thuật mà nhà văn vẽ ra ở
đó là vẽ ra một con người (…) Diễn biến của truyện không nhằm khám phá một nét
tính cách nào của một trong số các nhân vật. Cái được chủ yếu ở đây là miêu tả
một tình thương. Đây có thể gọi là ước lệ là truyện ngắn tình huống (…) Có một
kiểu truyện nữa mà Kim Lân viết rất ít. Tôi muốn nói truyện ngắn “Con chó xấu xí”
từng được đặt làm cái tên chung cho tập truyện “Vợ nhặt” hồi in lần đầu thành
sách. Đây là truyện có hơi hướng ngụ ý” [2, tr.59-61]. Ở ý kiến này, nhà nghiên
cứu Lại Nguyên Ân chia truyện ngắn Kim Lân thành ba loại: truyện ngắn tính cách,
truyện ngắn tình huống và truyện ngắn ngụ ý.
Năm 1996 trong lời giới thiệu Tuyển tập Kim Lân, nhà nghiên cứu Lữ Huy
Nguyên đã mượn lời của nhà nghiên cứu Nguyên An để đánh giá về truyện ngắn
của Kim Lân “ông là một nhà văn kỹ lưỡng, tinh tế trong việc lựa chọn chi tiết, kỳ
khu và tài hoa trong việc lựa chọn ngôn từ, hình ảnh. Vì thế mà Nguyễn Khải coi
ông là một bậc thầy để noi theo” [34, tr.18].
Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Theo nhận xét của Hà Minh
Đức, Kim Lân “là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt
Nam hiện đại. Kim Lân đã tạo được cách viết độc đáo. Phải nói rằng Kim Lân viết không
nhiều nhưng sáng tác của ông đã gây được ấn tượng với người đọc” [7, tr.31].
2.2.2. Về ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn Kim Lân
Cũng trong bài viết Văn xuôi Kim Lân, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân còn
đưa ra nhận xét về ngôn ngữ và chất giọng trong văn xuôi Kim Lân: “Chất giọng
12


thường xuyên trong truyện ngắn của Kim Lân là chất giọng thực sự văn xuôi. Nó
không thích hướng vào chất trữ tình, không thích rống lên thống thiết. Nó thích phô
bày cái nôm na thật thà, đáng yêu nhưng cũng đáng tức cười của những sự thật
xung quanh chứ không thích phủ lên các sự thật ấy một sự cảm động đến rưng
rưng.” [2, tr.59-61].
Năm 1997 trong bài Sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc của truyện Kim

Lân, tác giả Bảo Nguyên cũng cùng quan điểm với các nhà nghiên cứu khác, khi chỉ
ra thành công của truyện ngắn Kim Lân ở các phương diện sử dụng ngữ âm và từ
vựng: “Kim Lân đã dùng hàng loạt từ láy: xác xơ, heo hút, ngăn ngắt, úp súp, sù sì,
dặt dờ, thê thiết (…) Từ láy đã góp phần tích cực tạo ra âm điệu trầm, nhịp ngôn
ngữ chậm, có tác dụng nhấn mạnh những đặc tính cần miêu tả (…)
Ông lựa chọn những từ ngữ còn mang hơi thở của cuộc sống hàng ngày, để
diễn đạt chúng đúng cái cuộc sống miền quê với những con người quê giản dị và
đáng yêu (…)
Trong việc sử dụng từ ngữ, Kim Lân đặc biệt chú ý những thành ngữ, những
từ đệm vốn là những từ ngữ cửa miệng của người dân: “giời đất cha mẹ ơi”, “cụ
bảo thì là dân ta”, “dầu bây giờ đắt gớm” (…) Những từ ngữ này đặt đúng hoàn
cảnh đã tạo ra tác dụng vừa khắc họa tính cách nhân vật vừa gợi nên nét đời
thường rất phù hợp với cuộc sống miền quê” [31, tr.230-231]. Điều đó có lẽ đã làm
cho tác phẩm của Kim Lân mang giá trị hiện thực và tạo cho ông một phong cách
rất riêng về bố cục, kết cấu giọng điệu, ngôn ngữ, cách tả người, tả việc,…
Tác giả Bảo Nguyên còn rất tinh tế khi bổ sung thêm:
Giọng văn chủ đạo của ông thường trầm sáng như giọng ca dao cổ tích.
Nhịp văn của ông chậm gọn… đó là một thứ giọng đệm phù hợp với quang cảnh
nông thôn với văn minh nông nghiệp (…).
Yêu thương ca ngợi là nét giọng chủ đạo trong các truyện ngắn Kim Lân.
Song ở mỗi truyện, ở mỗi hoàn cảnh, ở mỗi nhân vật trong từng điều kiện Kim Lân
sử dụng các giọng khác nhau để miêu tả. Giọng phẫn uất lẫn mỉa mai trong “Con

13


chó xấu xí”, giọng cảm thông lẫn kính phục trong “Thượng tướng Trần Quang
Khải – Trạng vật” [31, tr.232].
Trong các truyện tâm lý xã hội của Kim Lân ta thường bắt gặp một giọng kể
giản dị, độc đáo, tác giả Bảo Nguyên đã đưa ra kết luận khái quát: “Ngữ âm từ

vựng, giọng điệu được bàn tay nhà nghệ sĩ tài ba Kim Lân đã sắp đặt tạo ra một thứ
ngôn từ mang đậm chất “văn xuôi”. Đó là một đóa hoa tạo nên sức hút ban đầu
cho các độc giả. Đó là phong cách giản dị độc đáo của Kim Lân” [31, tr.232].
Đây có thể xem là một ý kiến rất đáng chú ý khi tìm hiểu phong cách nghệ
thuật của Kim Lân về nội dung tư tưởng và giọng điệu tác phẩm.
Nhận định chung:
Các công trình nghiên cứu về truyện ngắn của Kim Lân được thực hiện ở các
phương diện và mức độ khác nhau. Nhìn chung các nhà nghiên cứu và tác giả đều
thống nhất ở những khía cạnh sau:
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn.
- Thế giới nghệ thuật của Kim Lân tập trung ở khung cảnh làng quê cùng với
cuộc sống, thân phận người dân quê, ông viết rất hay về những cái gọi là “thú đồng
quê” hay “phong lưu đồng ruộng”.
- Trong các truyện ngắn, Kim Lân thể hiện rất rõ cái tôi giàu lòng nhân ái,
trân trọng và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người lao động nghèo.
- Kim Lân là nhà văn kỹ lưỡng tinh tế trong việc lựa chọn chi tiết và tài hoa
trong việc lựa chọn ngôn ngữ, hình ảnh.
- Truyện Kim Lân thường ít hành động và vai trò của cốt truyện là vai trò
thứ yếu, Kim Lân là một nhà văn thành công trong việc dùng “chi tiết lấn át cốt
truyện, chi tiết thể hiện một cách tinh tế nhất và rõ ràng nhất tính cách nhân vật
cũng như hoàn cảnh sống của nhân vật”, ông đi sâu diễn tả tâm tư, ý nghĩ, cảm xúc
của nhân vật khá tinh tế.
Nhìn chung các bài viết, các chuyên luận, các công trình nghiên cứu đã nêu,
dù khác nhau về góc nhìn, về quy mô nghiên cứu, trực tiếp hay không trực tiếp đều
đã góp một tiếng nói có ý nghĩa cho việc nghiên cứu phong cách nghệ thuật cũng
14


như thi pháp truyện ngắn Kim Lân. Đó là cơ sở khoa học để chúng tôi tiếp tục đi
sâu nghiên cứu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân. Tiếp thu những

thành tựu của những người đi trước, chúng tôi muốn tiếp tục đi sâu tìm hiểu một
cách trực diện, hệ thống và khái quát về nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của
tác giả văn học này.
3. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài luận văn, chúng tôi đã khảo sát và nghiên cứu truyện
ngắn Kim Lân sang tác trước và sau cách mạng tháng tám 1945.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn tiếp thu có chọn lọc những ý kiến của chính tác
giả Kim Lân về tác phẩm và những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học
về truyện ngắn của Kim Lân đã được công bố để đảm bảo tính khách quan và khoa
học cho luận văn.
3.3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn hướng tới mục đích là đưa ra được những nhận định, kết luận
mang tính khái quát về đặc điểm của nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp hệ thống
Hệ thống các tác phẩm của Kim Lân để rút ra những vấn đề có tính quy luật,
tính hệ thống, từ đó phân tích để khái quát thành đặc điểm về nghệ thuật trần thuật
trong truyện ngắn của Kim Lân.
Hệ thống những tác phẩm của những tác giả cùng thời để nghiên cứu truyện
ngắn Kim Lân trong mối tương quan với các nhà văn và xu hướng sáng tác chung
của văn học cùng thời Kim Lân.
4.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp này nhằm làm rõ những nét đặc trưng khác biệt của nghệ thuật
trần thuật Kim Lân so với các tác giả khác (so sánh lịch đại, so sánh đồng đại).
15



4.3. Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp này giúp chúng tôi tiến hành khảo sát toàn bộ các truyện ngắn
và thống kê phân loại theo phương thức trần thuật, giọng điệu trần thuật, ngôn ngữ
trần thuật,…
4.4. Phương pháp loại hình
Để có thể xác lập được những luận điểm, những nhận định có sức thuyết
phục, chúng tôi chú ý đến phương pháp loại hình để phân loại, thống kê các số liệu
cụ thể một cách có hệ thống và đảm bảo tính khoa học, phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận văn được triển
khai phần nội dung thành ba chương:
Chương 1: Người kể chuyện trong truyện ngắn Kim Lân
Chương 2: Kết cấu trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân
Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân

16


CHƢƠNG 1
NGƢỜI KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN
1.1. Ngƣời kể chuyện và các hình thức ngƣời kể chuyện trong tác phẩm tự sự
1.1.1. Khái lược về Người kể chuyện trong tác phẩm tự sự
Trong văn tự sự, khái niệm người kể chuyện còn được gọi bằng nhiều thuật
ngữ khác như: người trần thuật, người thuật chuyện, chủ thể trần thuật, chủ thể kể
chuyện, kẻ mang thông điệp,… Trong luận văn, chúng tôi thống nhất chọn dùng tên
gọi người kể chuyện.
Trong tác phẩm tự sự, trần thuật bao giờ cũng được tiến hành bởi một người
nào đó và với một tư thế nào đó. Người kể chuyện đóng vai trò giới thiệu, miêu tả,
thuyết minh đối với sự kiện, nhân vật theo cách nhìn của người kể chuyện để định
hướng, cắt nghĩa, “mách nước” cho người đọc. Do đó, trong tác phẩm tự sự, hình

tượng người kể chuyện không chỉ tái hiện cái được kể mà còn tái hiện người kể.
Trước đây, khái niệm người kể chuyện thường bị bỏ qua, người đọc chỉ chú ý
vào nhân vật, các sự kiện, biến cố, các biện pháp tu từ,… Còn trong trần thuật học
hiện nay, người đọc hiện đại hướng sự quan tâm nhiều hơn đến việc nhà văn nói gì
và nói như thế nào, quan tâm nhiều hơn đến cách kể chuyện của tác phẩm, cách
nhìn nhận và đánh giá thế giới khách quan của nhà văn. Bởi vậy mà nghệ thuật trần
thuật (bao gồm tất cả các phương tiện mà người nghệ sĩ sử dụng để viết lên tác
phẩm như người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ, giọng điệu,…) đã trở
thành một con đường để độc giả đi tìm ý nghĩa nội dung tư tưởng mà nhà văn đặt ra
trong tác phẩm. Và thuật ngữ người kể chuyện mới thực sự được chú ý.
Trong thể loại tự sự, người kể chuyện (Narrator) là một khái niệm trung tâm
của lý thuyết tự sự học. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, người kể chuyện là “một
nhân vật hư cấu hoặc có thật mà văn bản tự sự là do hành vi ngôn ngữ của anh ta
tạo thành (…) nó bị trừu tượng hóa đi, trở thành một nhân vật hoặc ẩn hoặc hiện
trong tác phẩm tự sự” [8, tr.211-212]. Theo định nghĩa trên, người kể chuyện là
một hình tượng do nhà văn sáng tạo ra trong tác phẩm để thay mình làm nhiệm vụ
17


kể lại một câu chuyện hay một sự việc nào đó. Và văn bản tự sự chính là sản phẩm
ngôn từ do hoạt động ngôn ngữ của nhân vật người kể chuyện này xây dựng nên.
Người kể chuyện có thể lộ diện hoặc ẩn tàng trong quá trình hoạt động ngôn ngữ.
Các tác giả của Từ điển thuật ngữ văn học, còn đưa ra nhận định phủ nhận
quan điểm đồng nhất người kể chuyện và tác giả trước đây bằng sự khẳng định:
“Trong kể miệng, người kể chuyện là một người sống sinh động. Trong trần thuật
viết phi văn học, người kể chuyện nói chung đồng nhất với tác giả. Nhưng trong tác
phẩm trần thuật mang tính chất văn học thì người trần thuật lại khác, nó bị trừu
tượng hóa đi, trở thành một nhân vật ẩn hoặc hiện trong tác phẩm tự sự” [8,
tr.223]. Đồng quan điểm này, Trần Đình Sử cho rằng: “tác giả không bao giờ hiện
diện trong tác phẩm như một người kể, người phát ngôn (…). Tác giả thực sự xuất

hiện chỉ như người ghi, người sao lục lời kể, hoặc là người nghe trộm người kể.
Người trần thuật là kẻ được sáng tạo ra để mang lời kể. Và hành vi trần thuật là
hành vi của người trần thuật đó mà sản phẩm là văn bản tự sự” [37, tr.7].
Tác giả Lại Nguyên Ân với sự khẳng định vai trò cầu nối và dẫn dắt, chứng
kiến và giải thích câu chuyện của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự đã đưa ra
định nghĩa: “Trần thuật tự sự được dẫn dắt bởi một ngôi được gọi là người trần
thuật – một loại trung giới giữa cái được miêu tả và thính giả (độc giả), loại người
chứng kiến và giải thích về những gì đã xảy ra” [3, tr.360]. Đây chính là những dấu
hiệu cơ bản nhất để nhận diện người kể chuyện trong các sáng tác tự sự từ xưa đến nay.
Còn theo nhà nghiên cứu Ngô Tự Lập thì người kể chuyện có vai trò như
một “kẻ mang thông điệp” chuyển tải những thông điệp từ người phát ngôn đến
người nhận: “Các thông điệp của một văn bản bao giờ cũng được chuyển đi, trực
tiếp hoặc gián tiếp, nhờ một hay một vài phát ngôn viên (speaker hoặc narrator),
mà tôi gọi là kẻ mang thông điệp: một người sĩ quan ra mệnh lệnh (…). Những kẻ
mang thông điệp có thể có thật hoặc hư cấu” [48, tr.178]. Với một quan điểm rộng
dựa trên nền của lý thuyết hội thoại, tác giả của Văn chương như là quá trình dụng
điển đã xác định được vai trò quan trọng của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự:
cầu nối trung gian giữa tác giả, tác phẩm và người đọc. Thêm vào đó ông còn nhấn
18


mạnh “chính đặc điểm và mối quan hệ giữa thông điệp và kẻ mang thông điệp là
cái quyết định tính chất của văn bản” [48, tr.178] và “trong truyện, thông điệp
mang tính chất khái quát, và kẻ mang thông điệp là những nhân vật hư cấu” [48,
tr.180]. Quan điểm này thống nhất với các tác giả của Từ điển thuật ngữ văn học.
Tác giả Lê Ngọc Trà đưa ra một quan niệm ngắn gọn về người kể chuyện:
“Người kể chuyện là chủ thể của lời kể chuyện, là người đứng ra kể trong tác phẩm
văn học” [44, tr.89]. Ở đây, định nghĩa đã nêu bật được vai trò đặc trưng mang tính
chức năng của người kể chuyện, dựa trên mối quan hệ giữa người kể chuyện và lời
kể trong tác phẩm tự sự.

Còn với Huỳnh Như Phương, khái niệm này được hiểu dưới hình thức diễn
đạt là hình tượng tác giả, ông khẳng định: “Khái niệm hình tượng tác giả (người kể
chuyện – NV) nói lên bản chất của tác phẩm nghệ thuật và là nơi tập trung sự thống
nhất về tư tưởng, kết cấu, hình tượng và ngôn từ của tác phẩm. Đó là phạm trù thi
pháp cao nhất quyết định đặc điểm và nội dung của cấu trúc tác phẩm, quyết định
cá tính khuynh hướng và sự triển khai tác phẩm đó” [10, tr.215]. Ở đây, Huỳnh
Như Phương đã nhấn mạnh vai trò định hướng và quyết định của người kể chuyện
đối với việc tổ chức các yếu tố trong cấu trúc của một văn bản tự sự.
Người kể chuyện cùng hành vi kể chuyện giữ một vai trò cầu nối quan trọng
trong mối quan hệ giữa câu chuyện được kể và người đọc/người nghe câu chuyện.
Ngoài chức năng cầu nối này, Timofeev còn phát hiện và nhấn mạnh vai trò quan
trọng của người kể chuyện trong việc tổ chức các yếu tố làm nên kết cấu của một
văn bản tự sự: “Hình tượng này có một vai trò hết sức to lớn trong việc xây dựng
tác phẩm bởi các quan niệm, các biến cố xảy ra. Cách đánh giá các nhân vật và các
biến cố đều xuất phát từ cá nhân người kể chuyện” [49, tr.44].
Như vậy, cách hiểu về người kể chuyện được mỗi học giả, mỗi nhà nghiên
cứu khai thác ở một phương diện khác nhau. Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã
khái quát được những đặc điểm cơ bản sau về người kể chuyện trong tác phẩm tự sự:

19


+ Người kể chuyện là sản phẩm nghệ thuật do tác giả hư cấu, sáng tạo nên,
có mối liên hệ đặc biệt đối với tác giả, là người đại diện phát ngôn cho tác giả trong
tác phẩm tự sự.
+ Người kể chuyện thực hiện nhiệm vụ trần thuật, truyền đạt, nhân vật hóa,
chỉ dẫn, bình luận những vấn đề được kể trong tác phẩm tự sự.
+ Người kể chuyện giữ vai trò là cầu nối giữa tác giả, tác phẩm và độc giả,
giúp tác giả cung cấp cho người đọc những dấu hiệu, chỉ dẫn để thâm nhập sâu vào
thế giới hình tượng nghệ thuật của tác phẩm, hiểu được những quan niệm của tác

giả về hiện thực, về nhân sinh
+ Trong tác phẩm tự sự, người kể chuyện là chủ thể của lời kể và là nhân tố
trung tâm chi phối việc lựa chọn điểm nhìn, sắp xếp bố cục những sự kiện, sự việc
cũng như tìm lời trần thuật và giọng điệu trần thuật phù hợp nhất đối với câu
chuyện được kể.
1.1.2. Các hình thức xuất hiện của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự
Có nhiều nhà lí luận tập trung vào việc nghiên cứu về phạm trù người kể
chuyện trong tác phẩm tự sự như R. Scholes và R. Kellogy, G. Genette, Bathkhin,
W. Booth,… Họ đưa ra nhiều quan điểm cũng như cách phân loại người kể chuyện.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu của G. Genette được mọi người chấp nhận và
ủng hộ nhiều hơn cả. Genette nghiên cứu người trần thuật trong mối tương quan với
các yếu tố nội cấu trúc như tiêu cự (focus), tiêu điểm (focalization), thức (mood),
giọng điệu (voice) và tần suất. Từ đó, ông nêu ra bốn kiểu kể chuyện tương ứng với
bốn kiểu người kể chuyện khác nhau. Nếu dựa vào việc xác định nơi truyện kể bắt
đầu thì có hai kiểu người kể chuyện là người kể chuyện bên trong (intradiegetic
narrator) và người kể chuyện bên ngoài (extradiegetic narrator). Còn dựa vào mức
độ liên quan tới cốt truyện thì có người kể chuyện đồng sự (homodiegetic narrator)
và người kể chuyện dị sự (heterodiegetic narrator).
Theo quan điểm của chúng tôi, trong tác phẩm tự sự, người kể chuyện có thể
xuất hiện dưới các hình thức sau: người kể chuyện ngôi thứ nhất với phương thức

20


trần thuật chủ quan hóa, người kể chuyện ngôi thứ ba với phương thức trần thuật
khách quan – chủ quan hóa. Cụ thể như sau:
1.1.2.1. Người kể chuyện ngôi thứ nhất với phương thức trần thuật chủ quan hóa
Hình tượng người kể chuyện xưng “tôi” với phương thức trần thuật chủ quan
hiện thực hóa câu chuyện một cách đầy linh hoạt. “Tôi” có thể tự đứng ra kể chuyện
mình, kể chuyện người hoặc cùng tham gia kể chuyện với các nhân vật, hay chủ

động ủy quyền cho nhân vật tự kể chuyện mình, anh ta “xuất hiện như một con
người thực hiện hữu trong thế giới mà các nhân vật đang hoạt động” [10, tr.202]..
Với ngôi trần thuật này, người kể chuyện có thể “nhìn thấy được tất cả mọi sự việc
và có khả năng đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật”[10, tr.202] và nghiễm
nhiên trở thành “người bình luận từ bên trong” [20, tr. 165].
Thực hiện hành vi trần thuật bắt đầu từ điểm nhìn của người xưng “tôi” trong
tác phẩm, người kể chuyện đã là một trong những nhân vật hiện diện trong tác
phẩm. Bằng cách này, người kể chuyện không chỉ thực hiện hành vi kể mà còn có
thể trực tiếp tham gia vào tiến trình câu chuyện. Khoảng cách giữa người kể chuyện
và các nhân vật khác trong tác phẩm được rút ngắn đến mức tối đa. Hơn nữa, là
nhân vật trong tác phẩm nên điểm nhìn của người kể chuyện xưng “tôi” được di
chuyển vào bên trong và có điều kiện thuận lợi nhất để đi vào thế giới nội tâm, phân
tích đến tận cùng những ngóc ngách ẩn khuất thuộc về cái riêng tư thầm kín của
mỗi cá nhân cá thể. Tính chất hướng nội này khiến nhân vật được soi rọi từ bên
trong, người kể chuyện dễ dàng tái hiện sinh động thế giới tâm hồn nhân vật, “diễn đạt rất
sâu sắc những tâm trạng, tình cảm và sự nếm trải của con người” [10, tr.202].
Trong tác phẩm tự sự, người kể chuyện xưng “tôi” xuất hiện với nhiều kiểu
dạng khác nhau. Trường hợp người kể chuyện xưng “tôi” vừa kể chuyện vừa bình
luận thì người kể chuyện không phải là nhân vật truyện, anh ta chỉ song song đồng
hành với nhân vật chính, gần gũi với nhân vật chính, đôi khi nhập vào đời sống
nhân vật để suy tưởng. Người kể chuyện lúc này chỉ là một hình tượng giả định,
được tác giả sử dụng làm người trung gian tưởng tượng ra giúp người đọc về cái
được miêu tả, anh ta hạn chế tới mức tối đa việc bộc lộ cảm xúc để tạo điều kiện
21


cho câu chuyện được kể mang tính khách quan. Trong một trường hợp khác, khi
người kể chuyện xưng “tôi” kể lại một câu chuyện mà trong đó anh ta vừa là người
dẫn chuyện vừa là một nhân vật thì cái “tôi” của người kể có mức độ cá thể hóa cao.
Tác giả nhập vào người kể chuyện xưng “tôi” với vai trò người dẫn, vừa đóng vai

nhân vật xuất hiện cùng với các nhân vật khác trong truyện, vừa chứng kiến, vừa
tham gia nói chuyện với các nhân vật truyện. Điểm nhìn của người kể chuyện và
nhân vật trùng nhau, người đọc khó phân biệt rõ ràng nhân vật nói hay người kể
chuyện nói. Nhận xét về hai kiểu người kể chuyện này, Đinh Trọng Lạc đưa ra ý
kiến so sánh, “kiểu người kể xưng “tôi” này không được cá thể hóa sâu sắc bằng
kiểu xưng “tôi” tự kể chuyện mình. Nhưng, so với kiểu xưng “tôi” đóng vai trò
người dẫn truyện, thì kiểu này còn có mức độ cá thể hóa nhiều hơn, bởi vì người kể
cũng đồng thời là một trong những nhân vật của truyện” [20, tr.188].
1.1.2.2. Người kể chuyện ngôi thứ ba với phương thức trần thuật khách quan
– chủ quan hóa
Người kể chuyện ngôi thứ ba “vô nhân xưng” là hình thức người kể chuyện
xuất hiện sớm nhất trong loại hình văn bản tự sự. Người kể chuyện ngôi thứ ba hoàn
toàn nằm ngoài cốt truyện, thực hiện nhiệm vụ theo dõi nhân vật, dẫn dắt, đứng sau
hành động để quan sát và kể lại mà không trực tiếp tham gia vào sự kiện, biến cố
truyện và không thuộc vào thế giới của các nhân vật truyện. Điểm nhìn của người
kể chuyện có tính chất hướng ngoại này hầu hết là từ bên ngoài, đây vị trí tốt nhất
để theo dõi, dẫn dắt nhân vật và chi phối toàn bộ tác phẩm từ lời dẫn chuyện, cách
kể, cách tả đến cả lời trữ tình ngoại đề. Ở dạng xuất hiện của người kể chuyện này,
tác giả cố giấu mình, tuy nhiên, thông qua người kể chuyện, người đọc vẫn nhận
thấy được thái độ, tư tưởng, tình cảm của tác giả thể hiện ở các mức độ đậm nhạt
khác nhau.
Người kể chuyện ngôi thứ ba với phương thức trần thuật khách quan hóa có
điều kiện thuận lợi để tạo nên độ tin cậy cho độc giả về tính khách quan của câu
chuyện. Bởi lẽ, người kể chuyện hoàn toàn đứng ngoài câu chuyện và anh ta chỉ
22


thực hiện hành vi kể lại câu chuyện theo đúng những gì tự nó đã diễn ra, vốn dĩ là
thế trong đời sống của nhân vật gắn liền với tính cách và hoàn cảnh sống cụ thể của
nhân vật. Người kể chuyện cũng luôn kiềm chế được thái độ, tình cảm của mình khi

thuật lại những câu chuyện, sự kiện nào đó làm nên biến cố, cuộc đời nhân vật. Với
hình thức trần thuật ở ngôi thứ ba này, giữa nhà văn và nhân vật cũng như giữa
người kể chuyện và sự việc được trần thuật luôn có khoảng cách nhất định. Khoảng
cách này được tạo nên bởi điểm nhìn hướng ngoại mà chủ thể lựa chọn khi thuật kể
và tạo nên một góc nhìn rộng, bao quát đối với các vấn đề được kể trong tác phẩm.
Khi lựa chọn vai kể ở ngôi thứ ba, chúng ta còn phát hiện một hình thức xuất
hiện khác người kể chuyển ở ngôi này, đó là hình thức xuất hiện theo phương thức
trần thuật chủ quan hóa. Ở đây, người kể chuyện vẫn giữ vai kể ở ngôi thứ ba nhưng
đã chuyển điểm nhìn từ không tiêu điểm với “cái nhìn biết tuốt” và điểm nhìn từ
bên ngoài với “cái nhìn thuần túy khách quan không thuộc về ai” sang điểm nhìn
bên trong. Đó là điểm nhìn của nhân vật với “ý thức của một chủ thể làm chứng”. Ở
phương thức trần thuật này người kể chuyện vì vẫn ở ngôi thứ ba nên giữ được một
khoảng cách nhất định với nhân vật thông qua ngôi kể. Nhưng vai trần thuật có sự
linh hoạt đầy thú vị, người kể chuyện không chỉ đóng vai một người ngoài cuộc
hoàn toàn mà trong những trường hợp nhất định anh ta sẽ di chuyển điểm nhìn của
mình vào điểm nhìn của một nhân vật nào đó để quan sát sự việc hiện tượng từ
điểm nhìn của nhân vật. Khi đó, người kể chuyện có lúc tỏ ra rất bàng quan trong
việc che giấu cảm xúc, thái độ đánh giá nhưng cũng có lúc nhập hẳn vào nội tâm
nhân vật và phô diễn lên trên trang tự sự. Ở phương thức trần thuật này, người kể
chuyện thường sử dụng lời nửa trực tiếp để trần thuật. Và trong văn tự sự, lời văn
nửa trực tiếp này “không chỉ thể hiện được cái được kể mà còn tái hiện người kể.
Nó mang dấu ấn về cách nói, cách cảm thụ thế giới và cuối cùng là mang tư chất trí
tuệ và tình cảm của người trần thuật” [35, tr.288]. Từ đó, góp phần làm cho lời
thuật kể của người kể chuyện trở nên sinh động, đồng thời cũng rút ngắn được
khoảng cách giữa nhân vật, chuyện được kể và độc giả.
23


1.2. Ngƣời kể chuyện trong truyện ngắn của Kim Lân
1.2.1. Người kể chuyện ngôi thứ nhất với phương thức trần thuật chủ

quan hóa trong truyện ngắn Kim Lân
Đọc văn Kim Lân, chúng tôi thấy rất đậm dấu ấn chủ quan của nhà văn trong
cách trần thuật. Nhà văn trực tiếp bày tỏ cái “tôi” của mình trên từng trang viết một
cách chân thành và sâu sắc. Ở phương thức trần thuật chủ quan, truyện ngắn Kim
Lân trần thuật chủ yếu với hai kiểu người kể chuyện xưng “tôi”: kiểu người kể
chuyện xưng “tôi” đóng vai trò dẫn truyện và kiểu người kể chuyện xưng “tôi” vừa
là người dẫn truyện vừa là một nhân vật. Khảo sát 28 truyện ngắn của Kim Lân,
chúng tôi thấy có 8 truyện tổ chức trần thuật theo phương thức trần thuật này. Trong
đó, Cầu đánh vật và Vợ chồng anh đội trưởng là 2 truyện tổ chức trần thuật theo
kiểu người kể chuyện xưng “tôi” đóng vai trò người dẫn chuyện; 6 truyện được tổ
chức trần thuật theo kiểu người trần thuật xưng tôi vừa là người dẫn truyện vừa là
một nhân vật gồm Đứa con người cô đầu, Ông Cả Luốn gốc me, Con chó xấu xí,
Người kép già, Thư phát động, Người chú dượng. Tuy chiếm số lượng ít nhưng
những truyện ngắn được trần thuật ở phương thức chủ quan với người kể chuyện
xưng “tôi” này đã trở thành một hiện tượng khá đặc biệt trong truyện ngắn Kim Lân.
1.2.1.1. Người kể chuyện ngôi thứ nhất với vai trò là người dẫn chuyện
Ở phương thức trần thuật chủ quan với người kể chuyện ngôi thứ nhất, nhân
vật xưng “tôi” đóng vai trò quan sát và kể lại câu chuyện về các nhân vật trong tác
phẩm theo quan điểm cá nhân của mình, “anh ta chỉ là một hình tượng giả định,
được tác giả sử dụng làm một người trung gian tưởng tượng ra giữa độc giả và cái
được mô tả, vì anh ta không tham gia vào sự phát triển của các biến cô, sự kiện,
tính cách nhân vật trong tác phẩm” [20, tr.182]. Để khai thác được thế mạnh của
phương thức trần thuật này, Kim Lân lựa chọn nhân vật xưng “tôi” là những người
nông dân nghèo khó, thực thà, trách nhiệm, vừa là người có khả năng quan sát, nhận
diện con người qua hình thể, đồng thời lại có khả năng đi sâu vào tâm lý và suy
nghĩ của đối tượng. Diễn biến của truyện kể được mở dần bởi năng lực khám phá
của người kể chuyện xưng “tôi” từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính. Và sự
24



khám phá hoàn chỉnh đối tượng được kể không chỉ tạo sự bất ngờ đầy thú vị đối với
người kể chuyện mà còn đối với cả độc giả. So với các kiểu trần thuật khác, số
lượng truyện ngắn tổ chức trần thuật theo phương thức trần thuật này chiếm số
lượng rất ít, nhưng mỗi truyện lại có lối sử dụng điểm nhìn rất riêng tạo nên sự đa
dạng của bút pháp Kim Lân khi sử dụng phương thức trần thuật này.
Trước hết là ở một sáng tác trước Cách mạng tháng Tám 1945 của Kim Lân truyện ngắn Cầu đánh vật, người kể chuyện xưng “tôi” là bạn của đô Vựa. Đoạn
đầu truyện, người kể chuyện đóng vai trò là người dẫn chuyện kể lại câu chuyện về
đô Cót (bố của đô Vựa) – “một đô già hết thời” “đã từng mấy năm ăn giải cạn tiếng
tăm lừng lẫy khắp vùng Từ Sơn” và câu chuyện về truyền thống vật nổi tiếng của
sân vật Cẩm Giang với giọng điệu đầy tự hào:
“Thời bấy giờ các quan võ phần nhiều là đô vật. Làng tôi cũng có mấy ông
được tiến cử vào tận trong kinh đô.
Những lúc vua ngự giá đi đâu thì ngồi trên cánh tay một đô vật.
Cậu tưởng tượng xem: một người to lớn đẫy đã, đầu đội mũ lưỡi búa, mình
đóng khố bao, khăn vắt. Một tay khuỳnh ra làm ngai cho vua ngự, còn một tay cầm
tàn che, có phải oai phong lẫm liệt biết là bao nhiêu không. Vì thế, làng tôi thời ấy
mới có mấy ông như: đô Tần, đô Lạng, đô Kiệu, đô Cờ (…) Đấy cậu xem, ngay như
cái “cầu đánh vật” và mấy phiến đá bất qua lạch, chính là của mấy ông đô làng tôi
lúc về già mang về đấy…” [34, tr.52].
Nhưng ngay sau đó, người kể chuyện xưng “tôi” này dần chuyển sang vị trí
nhân chứng, quan sát và lắng nghe câu chuyện từ sự phát ngôn của đô Cót. Mạch
truyện đến đây xuôi theo dòng hồi tưởng của nhân vật đô Cót với ba câu chuyện:
chuyện ngôi đất hình bái tướng, chuyện cầu đánh vật và chuyện Ngựa Lồng, Voi
Cái. Những ký ức oanh liệt đã khiến cho ông đô lão luyện này như không thể dừng
lại được khi kể chuyện cho nhân vật “tôi” nghe:
Dứt lời, mặt ông tươi hẳn lên. Cả thời xa xưa bừng rạng trong lòng đô Cót.
Ông mê man kể lại:
(…)
25



×