Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

De an tot nghiep cao cap chinh tri

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.63 KB, 38 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn Đề án
Từ xưa, ông bà ta thường khuyên con cháu: “Ruộng đất bề bề không bằng
một nghề trong tay”, “Nhất nghệ tinh nhất thân vinh” cho thấy sự quan tâm của xã
hội về việc cần có một nghề nghiệp để ổn định đời sống và có thể lo cho bản thân,
gia đình là điều rất quan trọng. Sống được với nghề, giỏi với nghề là một trong
những yếu tố thúc đẩy xã hội phát triển.
Ngày nay lao động, việc làm là một trong những vấn đề được quan tâm trong
chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các
nước đang phát triển với dân số đông và lực lượng lao động lớn như Việt Nam. Lực
lượng lao động dồi dào một mặt là thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước, nhưng mặt khác nó lại tạo ra sức ép về việc làm cho toàn xã hội. Do đó,
hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho người lao động nói chung và lao động nữ nói
riêng luôn là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm.
Thực tế cho thấy, lao động nữ thuộc nhóm lao động yếu thế. Điều này không
chỉ xuất phát từ đặc điểm tự nhiên về sức khỏe, giới tính, mà nó còn xuất phát từ
thiên chức, trách nhiệm và gánh nặng gia đình, con cái… Việc làm của phần lớn
lao động nữ thiếu ổn định, thu nhập thấp; phụ nữ dễ bị tổn thương trong công việc
và ít nhận được các thỏa thuận việc làm chính thức; số lao động nữ hoạt động trong
khu vực phi chính thức tăng, lượng lao động nữ di cư tự phát ra thành phố do thiếu
việc làm gia tăng nhanh… Điều đó chứng minh rõ nét vấn đề việc làm của lao động
nữ luôn là một vấn đề bức xúc và thiếu các yếu tố liên quan đến việc làm bền vững.
Thoại Sơn là một huyện thuần nông, lực lượng lao động nữ chiếm 51% (niêm
giám chi cục thống kê huyện năm 2013) lực lượng lao động toàn huyện. Trong khi
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện với tốc độ công nghiệp hóa đã gặp
phải có những hạn chế như: lao động nữ của huyện phần lớn là lao động nông
nghiệp; tỷ lệ lớn lao động chưa qua đào tạo nên khó thích ứng và tự tìm kiếm việc
trong các khu công nghiệp. Số lượng lao động nữ tự tạo việc làm rất hạn chế, chủ
yếu là các công việc tạm thời với thu nhập thấp và điều kiện lao động không đảm


bảo…


2

Xuất phát từ nhu cầu bức xúc của phụ nữ huyện Thoại Sơn hiện nay về học
nghề và tạo việc làm bền vững, đồng thời xây dựng một số giải pháp góp phần tích
cực trong hỗ trợ học nghề tạo việc làm cho phụ nữ ở huyện Thoại Sơn, học viên
quyết định chọn đề án “Giải pháp hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ
huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, giai đoạn 2015 - 2020” làm đề án tốt nghiệp.
2. Cơ sở xây dựng Đề án
2.1. Cơ sở khoa học: Đề án được xây dựng trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam trong các văn kiện Đại
hội Đảng, các văn bản của Nhà nước về công tác hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho
lao động nói chung và lao động nữ nói riêng nhằm nâng cao chất lượng lao động
nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
2.2. Cơ sở pháp lý:
Đề án được xây dựng dựa trên đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước về hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ để đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ
nữ huyện Thoại Sơn. Các chính sách tiêu biểu sau:
- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ, về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến
năm 2020”;
- Quyết định số 295/QĐ-TTg ngày 26 tháng 2 năm 2010 của Thủ tướng Chính
phủ, về việc phê duyệt Đề án “hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc việc làm giai đoạn
2010-2015”;
- Quyết định số 2442/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban
nhân dân tỉnh An Giang, về việc ban hành đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông
thôn tỉnh An Giang đến năm 2020”;

- Quyết định số 608/QĐ-UBND ngày14 tháng 4 năm 2011 của Ủy ban nhân
dân tỉnh An Giang, về việc phê duyệt Đề án “hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc việc
làm giai đoạn 2010-2015”;
- Kế hoạch số 82/KH-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Ủy ban nhân
dân huyện Thoại Sơn về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
2.3. Cơ sở thực tiễn: Xuất phát từ thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ học
nghề, tạo việc làm cho phụ nữ huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang giai đoạn 2010


3

-2014, những kinh nghiệm trong công tác hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ
của các tỉnh, thành phố trong cả nước, từ đó đề ra các giải pháp nhằm tiếp tục đổi
mới, nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ giai
đoạn tiếp theo.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Đề án
3.1.Mục đích nghiên cứu: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác hỗ
trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ. Tăng cơ hội học nghề, tạo việc làm cho phụ
nữ, đặc biệt là phụ nữ khu vực nông thôn, phụ nữ độ tuổi trung niên, phụ nữ dân
tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn. Từ đó phân tích thực trạng của công tác hỗ trợ
học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở huyện
Thoại Sơn, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công
tác hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ trên địa bàn huyện.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về hỗ trợ học nghề và tạo việc
làm cho phụ nữ.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ
nữ ở huyện Thoại Sơn giai đoạn 2010 - 2015.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết có hiệu quả vấn đề hỗ trợ
học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ ở huyện Thoại Sơn trong thời gian tới.

4. Ý nghĩa của vấn đề lựa chọn
Đề án phân tích rõ một số cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác hỗ trợ học
nghề, tạo việc làm cho phụ nữ ở huyện Thoại Sơn giai đoạn 2010 – 2015. Đánh giá
đúng thực trạng, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết có
hiệu quả vấn đề hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ ở huyện Thoại Sơn trong
thời gian tới.
5. Phạm vi nghiên cứu của Đề án
Đối tượng nghiên cứu của Đề án là vấn đề hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho
phụ nữ ở huyện Thoại Sơn.
Không gian: ở huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang.
Thời gian: Đề án đánh giá thực trạng công tác hỗ trợ học nghề, tạo việc làm
cho phụ nữ ở huyện Thoại Sơn giai đoạn 2010 - 2015 và đề xuất một số giải pháp


4

có tính khả thi nhằm giải quyết có hiệu quả vấn đề hỗ trợ học nghề, tạo việc làm
cho phụ nữ ở huyện Thoại Sơn trong thời gian tới.
6. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của phương pháp: đề án được nghiên cứu trên cơ sở những
nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, những quan điểm, đường lối và chính sách
của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Đề án sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu cụ thể như phương pháp hệ thống, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống
kê và so sánh để phân tích làm sáng tỏ vấn đề.
7. Kết cấu của Đề án
Đề án có kết cấu như sau: ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu
tham khảo, Nội dung Đề án gồm 6 mục với 20 tiết.

NỘI DUNG ĐỀ ÁN



5

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỖ TRỢ HỌC NGHỀ, TẠO VIỆC
LÀM CHO PHỤ NỮ
1.1. Đặc điểm của phụ nữ và các nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm của
phụ nữ
1.1.1. Phụ nữ
Nữ giới là một khái niệm chung để chỉ một người, một nhóm người hay toàn
bộ những người trong xã hội mà một cách tự nhiên, mang những đặc điểm giới tính
được xã hội thừa nhận về khả năng mang thai và sinh nở khi cơ thể họ hoàn thiện
và chức năng giới tính hoạt động bình thường.
Nhìn theo khía cạnh sinh học, nữ giới chỉ những người thuộc giống cái.
Phụ nữ chỉ một, một nhóm hay tất cả nữ giới đã trưởng thành, hoặc được cho
là đã trưởng thành về mặt xã hội. Nó cho thấy một cái nhìn ít nhất là trung lập,
hoặc thể hiện thiện cảm, sự trân trọng nhất định từ phía người sử dụng. Nó đề cập
đến, hoặc hướng người ta đến những mặt tốt, hoặc ít nhất là không xấu, đến những
giá trị, những đóng góp, những ảnh hưởng tích cực từ những nữ giới này.
Nghị quyết 04-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 12 tháng 7 năm 1993 đã nêu rõ:
“Phụ nữ là người lao động, người công dân, người mẹ, người thầy đầu tiên của
con người. Khả năng và điều kiện lao động, trình độ văn hóa, vị trí xã hội, đời
sống vật chất và tinh thần của phụ nữ có ảnh hưởng sâu xa đến sự phát triển của
thế hệ tương lai”. (Quan điểm thứ nhất Nghị quyết 04-NQ/TW của Bộ Chính trị
ngày 12 tháng 7 năm 1993)
1.1.2. Đặc điểm của phụ nữ
Phụ nữ là một lực lượng lao động quan trọng trong lực lượng lao động xã hội.
Cùng với nam giới, phụ nữ cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình
xây dựng và phát triển đất nước. Phụ nữ đã có mặt trên tất cả các lĩnh vực: chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Tuy nhiên, có sự khác biệt về đặc điểm tâm sinh lý

giữa lao động nam và lao động nữ nên đối với lao động nữ, khi đề cập, chúng ta
phải xem xét đến các đặc thù cơ bản là:
1.1.2.1. Xét về phương diện giới tính


6

Phụ nữ thường hạn chế về thể lực so với nam giới và có thiên chức mang thai,
sinh con, nuôi con: Trong điều kiện kinh tế thị trường, vấn đề này luôn được coi là
“hạn chế của phụ nữ” với tư cách người học nghề, tìm việc làm.
1.1.2.2. Xét về phương diện giới
So với nam giới, điều kiện sinh hoạt của phụ nữ thường phức tạp hơn. Cũng
do nhiều nguyên nhân chi phối, phụ nữ thường có trình độ học vấn , trình độ
chuyên môn thấp hơn nam giới. Hiện nay phụ nữ chưa qua đào tạo nghề còn chiếm
tỷ lệ cao, nhất là ở vùng nông thôn. Bên cạnh đó, tính rụt rè, kém tự tin vào chính
bản thân mình đang là những trở ngại dẫn đến khó tìm việc làm trên thị trường lao
động.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm của phụ nữ
1.1.3.1. Những nhân tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là cơ sở quan trọng ban đầu cho phát triển sản xuất. Nhiệm
vụ của mỗi địa phương là phát huy mặt thuận, hạn chế mặt không thuận của điều
kiện tự nhiên chi phối nền sản xuất, trên cơ sở đó hoạch định chính sách phát triển
đúng đắn, bền vững nhằm mục tiêu quan trọng là phát triển con người – chủ thể và
động lực chủ yếu của nền sản xuất và mọi hoạt động xã hội.
1.1.3.2. Những nhân tố thuộc về con người
Trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật: Giáo dục – đào tạo đóng vai trò quan
trọng đối với vị trí triển vọng tương lai của tạo việc làm cho lao động nói chung và
cho phụ nữ nói riêng. Đảng ta đã khẳng định: “Cùng với khoa học và công nghệ,
giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài. Phải coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất

lượng và phát huy hiệu quả”.
Sức khỏe là yếu tố rất quan trọng đối với con người nói chung và phụ nữ nói
riêng, không chỉ tạo ra khả năng làm việc, tăng thu nhập, mà còn góp phần cải thiện
cuộc sống. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ, từ điều kiện chăm
sóc, nghỉ ngơi, vấn đề sức khỏe sinh sản, chế độ dinh dưỡng trong gia đình, đến
những điều kiện làm việc và môi trường sinh sống, nếu được cải thiện tốt sẽ có tác
động tích cực đến quá trình lao động, cống hiến của phụ nữ.
1.1.3.3. Những nhân tố thuộc về xã hội


7

Ảnh hưởng của tâm lý xã hội, so với nam giới, điều kiện sinh hoạt của phụ nữ
thường phức tạp hơn. Cũng do nhiều nguyên nhân khác chi phối, phụ nữ thường có
trình độ học vấn, trình độ chuyên môn thấp hơn nam giới. Bên cạnh đó, tính rụt rè,
kém tự tin vào chính bản thân mình đang là những trở ngại dẫn đến khó tìm việc
làm trên thị trường lao động.
Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối thiết thực, hiệu quả nhằm phát
huy tối đa nội lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển đổi cơ cấu lao
động, đáp ứng yêu cầu quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo nhiều việc việc
làm cho phụ nữ.
1.2. Hỗ trợ học nghề
Là một lĩnh vực hoạt động mà trong đó, nhờ được đào tạo con người có được
những tri thức, những kỹ năng nghề nghiệp để làm ra các loại sản phẩm vật chất
hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu xã hội.
Nghề bao gồm nhiều chuyên môn. Chuyên môn là một lĩnh vực lao động sản
xuất thu hẹp mà ở đó con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm
ra những giá trị vật chất (thực phẩm, lương thực, công cụ lao động…) hoặc là giá
trị tinh thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ…) với tư cách là những
phương tiện sinh tồn và phát triển của xã hội.

Nghề nghiệp trong xã hội không phải là cái gì đó cố định, cứng nhắc. Nghề
nghiệp cũng giống như cơ thể sống, có sinh thành, phát triển và tiêu vong. Chẳng
hạn, do sự phát triển của kỹ thuật điện tử nên hình thành công nghệ điện tử, do sự
phát triển vũ bão của kỹ thuật máy tính nên hình thành cả một nền công nghệ tin
học đồ sộ bao gồm việc thiết kế, chế tạo cả phần cứng, phần mềm và các thiết bị bổ
trợ.
Học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nông thôn nhằm tạo việc
làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống;
Người lao động có nhu cầu học nghề được hỗ trợ học một nghề thực hiện
thông qua các cơ sở dạy nghề.

1.3. Tạo việc làm


8

Ở Việt Nam, quan niệm về việc làm đã được cụ thể hóa tại Điều 13, Chương 2
của Bộ Luật Lao động như sau: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập,
không bị pháp luật cấm, đều được thừa nhận là việc làm”. (Bộ Luật Lao động, nhà
xuất bản lao động, trang 66)
Như vậy, một việc làm phải hội đủ 3 yếu tố: là hoạt động lao động của con
người, hoạt động tạo ra thu nhập (kể cả công việc được trả công hay không được
trả công), không bị pháp luật ngăn cấm.
Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất, số
lượng và chất lượng sức lao động, các điều kiện kinh tế xã hội cần thiết để kết hợp
tư liệu sản xuất với sức lao động.
1.4. Sự cần thiết của hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ
Bất bình đẳng giới trong lao động, việc làm là một trong những nguyên nhân
gây ra nghèo đói, vừa cản trở quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vừa
làm hạn chế, kìm hãm việc tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, vươn lên khẳng định

mình của người phụ nữ.
Trong thời gian qua, nhờ việc đa dạng hóa các ngành nghề, ban hành nhiều
chính sách ưu đãi với lao động nữ, vị thế người phụ nữ ngày càng được nâng cao;
nhiều chị em đã chủ động, tự tin, tự khẳng định mình trong cuộc sống gia đình
cũng như các hoạt động xã hội, đóng góp tích cực cho sự phá triển kinh tế - xã hội,
giúp phụ nữ khẳng định vị trí, vai trò, vị thế và sự tiến bộ của giới mình trên mọi
lĩnh vực.
Tuy nhiên, mặc dù tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” đã dần được xóa bỏ
nhưng quan niệm gắn phụ nữ với thiên chức làm vợ, làm mẹ và đảm nhận vai trò
người nội trợ trong gia đình là công việc chính vẫn còn phổ biến. Điều này đã trở
thành rào cản đối với người phụ nữ trong việc tham gia vào các công việc ngoài xã
hội. Theo V.I.Lênin, vấn đề việc làm là một trong những vấn đề cơ bản, đảm bảo
cho người phụ nữ có cơ hội vươn lên để khẳng định vị trí của họ trong xã hội. Như
vậy, vị thế của người phụ nữ chỉ có thể được khẳng định khi được xã hội quan tâm
và tạo điều kiện cho họ tham gia vào hệ thống phân công lao động xã hội để sử
dụng khả năng lao động, tạo ra sự độc lập về kinh tế và sự bình đẳng so với nam
giới.


9

Việt Nam đang tiến hành quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa – hiện đại hóa
đất nước. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ kéo theo quá trình chuyển dịch
cơ cấu lao động. Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, các khu công
nghiệp lớn sẽ hình thành và phát triển, thu hút lao động có chất lượng cao. Người
phụ nữ muốn có việc làm ổn định cần phải đáp ứng đòi hỏi về mặt trình độ, nắm
bắt nhanh công nghệ mới được ứng dụng trong sản xuất. Đây vừa là thách thức,
yêu cầu mới; vừa là cơ hội để phụ nữ tiếp cận với đào tạo và phát triển nâng cao
trình độ của mình.
Phụ nữ có việc làm, có thu nhập, một mặt góp phần xây dựng kinh tế gia đình,

một mặt tham gia vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Phụ nữ có
việc làm ổn định sẽ tạo điều kiện cho họ ổn định cuộc sống của gia đình, tạo điều
kiện phát huy tốt vai trò của họ trong việc quản lý gia đình và nuôi dạy con cái,
tránh được các yếu tố rủi ro xảy ra trong quá trình tìm kiếm việc làm. Tạo việc làm
cho phụ nữ sẽ giúp phụ nữ được tiếp cận với cơ hội đào tạo, phát triển, nâng cao
trình độ, từ đó trang bị thêm cho phụ nữ sự tự tin, bản lĩnh vững vàng trong cuộc
sống, giúp cho phụ nữ hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình trong xã hội để
họ tự hoàn thiện mình.
Hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ là vấn đề cấp thiết, nó tạo cho phụ
nữ cơ hội được độc lập về kinh tế và phát triển các mối quan hệ xã hội, đáp ứng
được các yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy sự tiến bộ của
phụ nữ nói chung, phụ nữ huyện Thoại Sơn nói riêng trong điều kiện nước ta hiện
nay.
1.5. Những quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về hỗ trợ học
nghề, tạo việc làm cho phụ nữ
Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành và triển khai nhiều chủ
trương, chính sách hỗ trợ, tạo cơ hội tham gia thị trường lao động cho người
nghèo, thanh niên, lao động nông thôn, lao động trong khu vực phi chính thức, lao
động dôi dư, lao động tàn tật và các nhóm lao động dễ bị tổn thương khác do bị
tác động của các cải cách kinh tế - xã hội và toàn cầu hóa. Các chính sách về tín
dụng ưu đãi gắn với tạo việc làm, đào tạo nghề,phát triển hệ thống thông tin thị
trường lao động tại các vùng đã góp phần đã hỗ trợ nâng cao trình độ tay nghề,


10

đảm bảo sinh kế, tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Có
thể kể đến các chính sách tiêu biểu như sau:
Quyết định số 1956/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đến năm 2020” do Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 27 tháng 11

năm 2009 đã đề ra các chính sách đối với người học, chính sách đối với giáo viên,
giảng viên và chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Quyết định số 295/QĐ-TTg, ngày 26/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015” quy
định chính sách đối với người học như sau:
Lao động nữ thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, người có công với
cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất
canh tác, lao động nữ bị mất việc làm trong các doanh nghiệp được hỗ trợ chi phí
học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa
03 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học
nghề thực tế); hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đ/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi
lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000
đ/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên;
Lao động nữ (cả nông thôn và thành thị) thuộc diện hộ có thu nhập tối đa
bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ
sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa
học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế);
Lao động nữ khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp
nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 02 triệu đồng/người/khóa (mức hỗ
trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế);
Lao động nữ học nghề được vay vốn để học theo quy định hiện hành và tín
dụng đối với học sinh, sinh viên. Lao động nữ làm việc ổn định tại chỗ (nơi cư trú)
sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay học nghề;
Lao động nữ là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng chính sách ưu
đãi, người có công với cách mạng, hộ nghèo có thu nhập tối đa bằng 150% thu
nhập của hộ nghèo học các khóa học trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề được
hưởng chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú;


11


Lao động nữ sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm
thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm;
Lao động nữ sau khi học nghề tham gia sản xuất kinh doanh, tự tạo việc làm
được ưu tiên hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm từ các hoạt
động hỗ trợ việc làm của Đề án này và các chương trình xúc tiến thương mại hiện
hành;
Mỗi lao động nữ chỉ được hỗ trợ học nghề một lần theo chính sách của Đề án
này. Những người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước
thì không được tiếp tục hỗ trợ học nghề theo chính sách của Đề án này. Riêng
những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân
khách quan thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem
xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách của
Đề án này nhưng tối đa không quá 03 lần.
Mức hỗ trợ học nghề sẽ được điều chỉnh khi có sự thay đổi chính sách chung.
Quyết định số 608/QĐ-UBND, ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Ủy ban nhân
dân tỉnh An Giang về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ
học nghề tạo việc làm” giai đoạn 2010 - 2015 (kèm Kế hoạch số 251/KH.PN, ngày
4 tháng 01 năm 2011 của Ban Thường vụ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tỉnh An
Giang).
Quyết định số 3431/QĐ-UBND, ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân
dân huyện Thoại Sơn về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ
học nghề tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015” (kèm Kế hoạch số 59/KH.PN, ngày 4
tháng 5 năm 2012 của Ban Thường vụ Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Thoại Sơn).
II. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỌC NGHỀ,
TẠO VIỆC LÀM CHO PHỤ NỮ Ở HUYỆN THOẠI SƠN HIỆN NAY
2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Thoại Sơn ảnh hưởng
đến công tác hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ
Thoại Sơn là một trong 11 huyện, thị của tỉnh An Giang, nằm về phía Đông
Nam tứ giác Long Xuyên. Phía Bắc giáp huyện Châu Thành 30,490 km, phía Tây

giáp huyện Tri Tôn 12,356 km, phía Đông giáp thành phố Long Xuyên 10,054 km,
phía Nam giáp huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang 9,675 km, huyện Tân Hiệp tỉnh


12

Kiên Giang 10,571 km. Huyện có 17 đơn vị hành chính, bao gồm 14 xã và 03 thị
trấn.
Huyện có diện tích tự nhiên 46.885 ha, diện tích đất nông nghiệp là 41.490 ha,
chiếm trên 80% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất trồng cây hàng năm
là 39.144 ha, đất trồng cây lâu năm là 1.048 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản là 823 ha.
Diện tích đất lúa 02 vụ là 37.000 ha, đất lúa 03 vụ là 33.000 ha. Đất đồi núi là 230
ha (Núi Tượng, Núi Ba Thê, Núi Sập, Núi Chóc).
Tổng dân số toàn huyện hiện nay là 181.328 người, trong đó có 90.301 nữ. Số
dân ở thành thị 44.336 người, ở nông thôn 136.992 người, chiếm 75,55% dân số,
trong đó 67.768 nữ. Sống tập trung ở địa bàn dân cư và rải rác ở các tuyến kênh
rạch chằng chịt. Là huyện có tìm năng kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, có
nguồn lao động khá dồi dào, lao động trong độ tuổi lao động 119.182 người, chiếm
66% so tổng dân số; trong đó có 61.259 nữ, chiếm 51% lao động. (Theo số liệu
thống kê năm 2013).
Trong những năm qua, mặc dù nền kinh tế của huyện phải đối mặt với nhiều
khó khăn, thách thức do dịch bệnh, lạm phát, giá cả tăng cao, tác động của cuộc
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Nhưng với quyết tâm của cả hệ
thống chính trị từ huyện đến xã, sự chỉ đạo, điều hành của Huyện ủy, Ủy ban nhân
dân, sự nổ lực của các ngành, các xã, thị trấn nên tình hình kinh tế, xã hội của
huyện vẫn duy trì khả năng tăng trưởng cao, có hướng ổn định và chuyển biến rõ
nét: diện tích sản xuất và sản lượng lương thực đứng đầu cả tỉnh, giao thông nông
thôn phát triển mạnh, đời sống người dân từng bước được nâng lên rõ rệt. Được
phân bố trên các lĩnh vực kinh tế: nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 60%, công
nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm 7%, thương mại - dịch vụ 33%;Tốc độ tăng

trưởng bình quân hàng năm đạt 13,45%, trong đó khu vực I (nông nghiệp) tăng
2,02%, khu vực II (công nghiệp - xây dựng) tăng 24,83%, khu vực III (thương mại,
dịch vụ) tăng 21,64%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 30 triệu đồng,
năm 2012 đạt 31 triệu đồng, năm 2013 đạt 33 triệu đồng, năm 2014 đạt 38 triệu
đồng.
Huyện Thoại Sơn là huyện có nguồn lao động khá dồi dào; Theo số liệu
thống kê năm 2013 toàn huyện có 119.182 người trong độ tuổi lao động, chiếm
66% dân số; Trong đó: số lao động nông thôn có 86.011 người chiếm 72% so với


13

số người trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến nay đạt 20,3%,
trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 11,5%.
Qua điều tra điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề cho lao động nông thôn tại
hộ gia đình vào năm 2013 gồm: Tổng số người được điều tra trên địa bàn huyện:
167.851 người. Trong đó: Số người trong độ tuổi lao động: 107.400 người, Số
người có việc làm: 86.826 người (chiếm 80,84%) so số người trong độ tuổi lao
động; Số người không có việc làm: 16.872 người (chiếm 15,7%); Số người trong
độ tuổi đã qua đào tạo: 4.119 người (chiếm 3,84 %); Số lao động có nhu cầu đào
tạo qua ngắn hạn, sơ cấp, trung cấp, cao đẳng là 9.907 người (chiếm 9,22%) so
tổng số người trong độ tuổi lao động. (Số lao động có nhu cầu đào tạo qua ngắn
hạn: 8.414 người, Số lao động có nhu cầu đào tạo qua sơ cấp: 1.312 người, Số lao
động có nhu cầu đào tạo qua trung cấp: 150 người, Số lao động có nhu cầu đào tạo
qua Cao đẳng: 31 người). Cơ cấu lao động nông thôn có nhu cầu học nghề theo
từng lĩnh vực; Lĩnh vực nông nghiệp 2.492 lao động (chiếm 25,15%); Lĩnh vực
công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 2.284 lao động (chiếm 23,05 %); Lĩnh vực
thương mại dịch vụ và các ngành khác 5.131 lao động (chiếm 51,79 %).
Có khoảng 16.872 người trong đó có 8.604 phụ nữ trong tuổi lao động, đa số
không có nghề nghiệp chuyên môn, chủ yếu là lao động chân tay, chuyên đi làm

thuê, mướn. Trong những năm qua để hỗ trợ thì Nhà nước đã đầu tư bằng nhiều
hình thức để giúp đỡ các hộ này từng bước thoát khỏi cảnh nghèo, hầu hết các hộ
đều được cho vay vốn để sản xuất, vay vốn để học tập và thực hiện một số nhu cầu
dân sinh khác, được chăm sóc y tế khám chữa bệnh miễn phí, cất nhà đại đoàn kết,
được giảm học phí… Nhưng qua thực tế trước đây thì hầu hết các hộ này nhà ở đều
tạm bợ, phải di dời, không có việc làm, không có phương tiện để sinh sống, Nhà
nước đã phải thực hiện nhiều chính để hỗ trợ và giúp đỡ. Từ các chương trình này
thay vì người nghèo phải từng bước ổn định, nhưng lại lâm vào cảnh nghèo lại càng
nghèo thêm, lại mang nợ đối với Nhà nước.
Từ hiện trạng thất nghiệp, không có việc làm, đưa đến hiện tượng có một bộ
phận người nghèo phải tìm cách sinh nhai bằng mọi cách, bất chấp pháp luật gây ra
các tệ nạn xã hội, cờ bạc,… làm tình hình an ninh trật tự xã hội mất ổn định.
Thực tế này đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ đối với địa phương chúng ta,
trở thành vấn đề bức xúc là mối lo của xã hội, do đó để ổn định sản xuất, đời sống,


14

để kinh tế, xã hội phát triển là vấn đề rất bức xúc trong giai đoạn hiện nay. Các
ngành, các cấp và nhân dân phải đồng tâm nhất trí, kiên trì thực hiện, chỉ có việc
học nghề và làm nghề ổn định thì đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân mới
ổn định. Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm và đầy khó khăn thử thách. Giải quyết
công ăn, việc làm cho các hộ nghèo, không chỉ bó gọn vào vấn đề là vốn, mà còn là
vấn đề kiến thức, kinh nghiệm, thậm chí cả ý chí vươn lên, không những phải thực
hiện một thời ngắn mà phải đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên, lâu dài và liên
tục. Phải có sự kết hợp đồng bộ trên mọi tầng lớp, mọi ngành, của cả cộng đồng
cùng tham gia về nhiều lĩnh vực về đời sống, văn hoá, xã hội thì mới đạt được mục
đích của chương trình.
2.2. Kết quả hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ ở huyện Thoại
Sơn trong thời gian qua

2.2.1. Thành tựu
Huyện đã được đầu tư xây dựng Trung tâm dạy nghề và được đưa vào sử
dụng vào tháng 6/2006, đến nay Trung tâm được tỉnh đầu tư trang thiết bị dạy nghề
(giai đoạn 2006 - 2010). Dạy nghề thường xuyên có 26 nghề, bao gồm nhiều ngành
nghề và nhiều lĩnh vực như: công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch
vụ - xây dựng, nông nghiệp, nuôi trồng…
Cán bộ quản lý Trung tâm: Tổng số cán bộ của trung tâm là 10 người, có 02
cán bộ lãnh đạo quản lý (đại học: 5, trung cấp: 4, đang học cao đẳng: 01), ngoài ra,
trung tâm còn thuê thêm 02 cán bộ hợp đồng làm công tác bảo vệ và tạp vụ.
Đội ngũ giáo viên dạy nghề: Hiện nay, trung tâm chưa có giáo viên cơ hữu,
hầu hết các giáo viên đều thuê từ các trường cao đẳng nghề, trung tâm giới thiệu
việc làm của tỉnh, một số giáo viên là thợ lành nghề…
Công tác tuyên truyền luôn được huyện quan tâm thực hiện thông qua các
cuộc sinh hoạt hội viên tại địa bàn dân cư đển phổ biến các chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề, tư vấn học nghề và tư vấn việc
làm cho phụ nữ, tầm quan trọng của việc học nghề và việc làm đối với phụ nữ để
họ nâng cao nhận thức về nghĩa vụ và quyền lợi của mình khi được học nghề, có
việc làm, tăng thu nhập đã tổ chức được 345 cuộc với 11.179 chị em tham dự.
Đồng thời, thông qua công tác điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề của phụ
nữ, các điều tra viên đã đến từng hộ dân để điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề,


15

qua đó cũng là người tư vấn cho phụ nữ chọn nghề để học, hướng dẫn các chính
sách hỗ trợ của nhà nước.
Ngoài ra, còn phát hành những bản tin ngắn phát trên hệ thống truyền thanh
các xã, thị trấn và in những tờ rơi dán tại các trụ sở ban ấp, nơi đông dân cư,…
nhằm tuyên truyền rộng rãi cho các đối tượng nắm rõ những chủ trương, chính sách
liên quan đến hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ.

Trong những năm qua, đã phối hợp tổ chức các buổi tập huấn về chuyển giao
khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi,… có 12.673 lượt
phụ nữ tham gia.
Phối hợp mở 128 lớp dạy nghề: may công nghiệp, nấu ăn, đan giỏ xách, thêu,
bó chổi, vẽ hoa văn làm móng, xâu kết hạt chuỗi, hạt cườm, cắt uốn tóc,... có 3.167
học viên, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo nghề đạt khoảng 70% chủ yếu tự
tạo việc làm; giới thiệu việc làm cho 7.207 con em hội viên, phụ nữ có việc làm
góp phần cùng địa phương thực hiện chính sách an sinh xã hội.
Góp phần tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 11,5% lên 22,05%. Số lao
động nữ thoát nghèo sau khi học nghề 41 lao động.
Do phụ nữ không có điều kiện đi xa học nghề, trung tâm dạy nghề của huyện
đã phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ các xã, thị trấn mở lớp dạy nghề tại chỗ. Thời
gian học do các chị em chủ động sắp xếp phù hợp với công việc gia đình. Vừa được
học nghề miễn phí, lại chu tất việc nhà và con cái, đặc biệt có việc làm ngay sau khi
học, mà không phải đi đâu xa.
Trong các năm qua từ khi triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ học nghề,
tạo việc làm cho phụ nữ nông thôn theo quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ
thì việc áp dụng các chính sách hỗ trợ cho người học nghề được thực hiện đúng
theo quy định, đúng theo định mức hỗ trợ cho từng nhóm đối tượng cụ thể của đề
án và các văn bản hướng dẫn của TW, của tỉnh.
Đối với phụ nữ nông thôn thuộc Nhóm đối tượng thứ nhất: (gồm các đối
tượng là người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số, người tàn tật,
người bị thu hồi đất canh tác) thì sẽ được hỗ trợ toàn bộ chi phí cho một khóa học
tối đa là 3.000.000 đồng; hỗ trợ tiền ăn cho mỗi ngày học là 15.000 đồng, hỗ trợ
tiền xe đi lại theo giá vé giao thông công cộng mức tối đa không quá 200.000
đồng/người/ khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.


16


Đối với phụ nữ nông thôn thuộc Nhóm đối tượng thứ hai: (lao động thuộc
diện có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo (hộ cận nghèo) thì được
hỗ trợ toàn bộ chi phí cho một khóa học tối đa là 2.500.000 đồng.
Đối với phụ nữ nông thôn thuộc Nhóm đối tượng thứ ba: (lao động nông
thôn khác (bao gồm rất nhiều đối tượng),…. thì được hỗ trợ toàn bộ chi phí cho
một khóa học tối đa là 2.000.000 đồng.
Ngoài ra huyện cũng đã thực hiện tốt việc chi hỗ trợ tiền chi phí ban đầu để
ổn định việc làm cho lao động đi làm việc ngoài tỉnh là 278 chị với số tiền
192.800.000 đồng.
Những năm qua, huyện đã tổ chức kiểm tra theo nhiệm vụ chuyên đề về dạy
nghề cho lao động nông thôn đặc biệt lao động nữ được 05 lần. Qua kiểm tra giám
sát nhìn chung trung tâm dạy nghề đều thực hiện tốt chế độ chính sách đối với học
viên; nguyên nhiên vật liệu, trang thiết bị cho thực hành được cung ứng tương đối
đầy đủ; địa điểm mở lớp thuận lợi; chất lượng giáo viên dạy nghề từng bước được
nâng lên,... đảm bảo học lý thuyết đi đôi với thực hành. Thông qua các đợt kiểm tra
cho thấy dạy nghề đã giúp chị em phụ nữ ở địa phương có chuyên môn kỹ thuật, áp
dụng những kiến thức đã học vào sản xuất để phát triển kinh tế gia đình, tự tạo việc
làm tại chỗ; một số đi làm việc tại các khu công nghiệp ngoài tỉnh bằng chính nghề
được đào tạo; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động ở địa phương; các nghề đang
đào tạo như: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Chăn nuôi thú y, Xây dựng, Thêu, Nấu ăn
cụ thể như: đối với ngành nghề nông lâm nghiệp tổng hợp, làm nấm rơm, nấm bào
ngư, trồng dưa leo, dưa gang,... các học viên học xong đã biết áp dụng kỹ thuật mới
vào thâm canh tăng vụ, chế biến và bảo quản nông sản hàng hóa sau thu hoạch, sản
phẩm làm ra đạt năng suất, chất lượng cao phục vụ cho gia đình và làm hàng hoá
trao đổi trên thị trường, từng bước làm giàu cho gia đình và có đóng góp xã hội;
Lao động học nghề thêu, bó chổi, nấu ăn sau khi học xong có thể tự tạo việc làm
bằng cách vay vốn thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội tự mở cửa hàng dịch vụ
hoặc thành lập tổ hợp tác xã để phát triển sản xuất với mức thu nhập ổn định hàng
tháng từ 1.000.000đ đến 1.500.000đ/tháng/người.
Ngoài ra tổ chức các hoạt động nhằm hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm.

Thông qua các lớp dạy nghề, sau đào tạo huyện đã chỉ đạo khuyến khích, hỗ trợ
phụ nữ phát triển sản xuất, kinh doanh; vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất,


17

kinh doanh theo quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương; hỗ trợ xây dựng các
mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, bền vững.
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.2.2.1. Về hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác hỗ trợ học nghề, giải quyết việc
làm cho Phụ nữ ở huyện Thoại Sơn Thời gian qua vẫn còn một số hạn chế sau:
Thứ nhất: Một bộ phận phụ nữ chưa xác định nghề để học, để làm; phần nhiều
là thiếu thông tin về các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề; tạo việc làm, thiếu thông
tin về các nghề để lựa chọn gắn với việc làm tại chỗ.
Thứ hai: Một số ngành nghề phù hợp với phụ nữ có thời gian nhàn rỗi hoặc
phụ nữ không có điều kiện đi làm xa, cần làm nghề tại nhà thì sản phẩm làm ra tiêu
thụ không bền vững, hoặc giá cả chưa phù hợp, làm cho một số ngành nghề không
duy trì lâu dài, do vậy một số ngành nghề truyền thống không phát triển.
Thứ ba: Trình độ học vấn thấp dẫn đến khả năng tiếp thu học nghề còn hạn
chế, một bộ phận phụ nữ có tay nghề nhưng do hoàn cảnh gia đình, không có điều
kiện đi tìm việc làm phù hợp có thu nhập cao, bỏ lỡ cơ hội tìm việc làm và không
phát huy được tay nghề.
Thứ tư: Đa số phụ nữ thiếu hiểu biết về kỹ thuật một số tay nghề đang sản
xuất tại địa phương như sản xuất lúa, màu, nuôi cá, tôm, chăn nuôi gia súc,… nên
sản phẩm đạt năng suất thấp, thiếu sức cạnh tranh.
Thứ năm: Các chính sách hỗ trợ học viên, giáo viên hiện đã không còn phù
hợp với thực tế, bởi vì: với mức chi được quy định còn nhiều bất cập so với thực tế
cụ thể: Tiền thù lao giáo viên giảng dạy 25.000 đồng/giờ là quá thấp, phải đi giảng
quá xa nên khó mời được giáo viên. Tiền ăn 15.000đồng/ngày học là quá thấp

không đủ ăn cả ngày để tham gia học tập và chỉ chi hỗ trợ cho các đối tượng nhóm
1 của Quyết định 1956 là không phù hợp vì các đối tượng như: cận nghèo, hộ khó
khăn do địa phương quản lý,… cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình tham gia
học nghề. Mặt khác chi phí thực hành ở một số nghề quá ít nên không có nhiều mô
hình để giúp người tham gia học nghề học tốt.
2.2.2.2. Nguyên nhân hạn chế
+ Về nhận thức:


18

Cấp ủy, chính quyền ở một số nơi chưa thấy rõ vai trò, trách nhiệm trong việc
chỉ đạo các tổ chức chính trị xã hội thực hiện việc tuyên truyền các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực dạy nghề và vận động tham gia học
nghề, nhất là vai trò của lao động nữ trong lao động nông thôn.
Một bộ phận phụ nữ nhận thức chưa đầy đủ về học nghề, coi học nghề chỉ là
cứu cánh có tính thời điểm, không phải là vấn đề quan tâm thường xuyên, liên tục
có hệ thống. Các doanh nghiệp chưa thực sự coi trọng đào tạo nhân lực nữ có tay
nghề phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhập
quốc tế.
Phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ vùng sâu, vùng xa có trình độ văn hóa thấp,
khó khăn về kinh tế, bản thân những người tham gia học nghề cũng nhận thấy mình
chưa thật toàn tâm, toàn ý để học nghề mặc dù được đào tạo miễn phí. Trình độ học
vấn mỗi người mỗi khác nên nhận thức về việc học nghề chưa cao, chưa đồng đều.
Ngoài ra, hằng ngày, họ phải mang gánh nặng “cơm áo gạo tiền” nên việc đầu tư
cho học nghề chưa sâu hoặc tham gia chưa đầy đủ.
+ Về cơ chế chính sách:
Thiếu chính sách khuyến khích, thu hút các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật,
nghệ nhân, người lao động có tay nghề cao và nông dân sản xuất kinh doanh giỏi
tham gia vào hoạt động đào tạo nghề, đặc biệt cho lao động nông thôn, lao động

nữ.
Chưa có cơ chế chính sách hỗ trợ các cơ sở tham gia tư vấn miễn phí về học
nghề, hỗ trợ tìm việc làm sau khi học nghề, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho lao động
nông thôn.
Việc kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả đào tạo và sử dụng kinh phí dạy
nghề cho lao động nông thôn đã thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao.
+ Về tổ chức thực hiện:
Công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn dạy nghề cho phụ nữ là lao động nông
thôn còn nhiều bất cập, chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục nhất là vùng
sâu, vùng xa, do đó nhiều phụ nữ chưa nắm bắt được các chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước về học nghề.
Một số Hội Phụ nữ cơ sở chưa tích cực và chủ động tham mưu đề xuất xây
dựng kế hoạch dạy nghề gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương;


19

hạn chế về năng lực tổ chức triển khai; công tác tuyên truyền, tư vấn, vận động hội
viên, phụ nữ đăng ký học nghề còn ít, chưa hỗ trợ cho những đối tượng lao động
chính là chị em hội viên, phụ nữ tìm kiếm việc làm, hướng dẫn vay vốn tín dụng
sau đào tạo nghề và hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm.
Công tác tổ chức dạy nghề cho phụ nữ chưa có sự phối hợp chặt chẽ của các
ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở, do đó tỷ lệ lao động nữ được học nghề
thấp.
Việc xây dựng chương trình dạy nghề chưa thu hút được sự tham gia của các
doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ nên chưa đảm bảo sự phù
hợp với yêu cầu của người sử dụng lao động và sự thay đổi của công nghệ, khoa
học kỹ thuật trong thực tiễn sản xuất.
Lao động nữ sau khi học nghề còn lúng túng trong việc lựa chọn nghề, tìm
kiếm việc làm.

+ Nguồn lực dạy nghề:
Nguồn kinh phí cho hoạt động dạy nghề cho lao động nữ hàng năm còn hạn
chế.
Việc dạy nghề theo hình thức dạy nghề lưu động nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho người lao động tham gia học nghề, song cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu.
Công tác xã hội hóa dạy nghề chủ yếu tập trung khu vực trung tâm huyện còn
ở khu vực nông thôn, những địa bàn khó khăn thì việc xã hội hóa dạy nghề còn rất
khó khăn.
2.3. Vấn đề đặt ra trong quá trình hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ
nữ ở huyện Thoại Sơn hiện nay
Thứ nhất: Trình độ của lao động nữ còn hạn chế, chưa thích ứng với quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Thứ hai: Chất lượng của các trung tâm và cơ sở dạy nghề còn nhiều bất cập.
Hiện nay, hệ thống trung tâm chỉ đáp ứng cho việc dạy nghề trình độ thấp chưa đáp
ứng được nhu cầu tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp.
Thứ ba: Tâm lý chung của người dân là đi học nghề tốn thời gian, phải nghỉ
làm, ảnh hưởng đến thu nhập đang có. Thậm chí, có người còn cho rằng không cần
thiết phải học nghề cũng có thể làm việc được thông qua học hỏi kinh nghiệm, rằng


20

học nghề ra cũng chưa chắc có thể tìm được việc làm...phụ nữ sau học nghề sản
phẩm làm ra thiếu nguồn tiêu thụ bền vững hoặc giá cả không ổn định.
Thứ tư: Việc tổ chức thực hiện các chính sách và việc giám sát đảm bảo
quyền bình đẳng của lao động nữ chưa được quan tâm đầy đủ.
Thứ năm: Việc dự báo nhu cầu nguồn lực và thông tin nhu cầu thị trường lao
động chưa thật cụ thể nên không thể phục vụ tốt cho việc xây dựng kế hoạch đào
tạo của các trung tâm dạy nghề dẫn đến tình trạng chênh lêch cung cầu trên thị
trường lao động. Mặt khác, việc gắn kết giữa các đơn vị dạy nghề và doanh nghiệp

hiện nay chưa có một cơ chế rõ ràng để huy động doanh nghiệp tham gia đào tạo
cùng trung tâm.
III. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ HỌC NGHỀ,
TẠO VIỆC LÀM CHO PHỤ NỮ HUYỆN THOẠI SƠN GIAI ĐOẠN 2015
-2020
3.1. Quan điểm hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ huyện Thoại
Sơn giai đoạn 2015 - 2020
Thứ nhất: Học nghề, lập nghiệp là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nữ, phụ
nữ chủ động tham gia học nghề để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, góp
phần tăng sức cạnh tranh của nguồn lực; tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.
Thứ hai: Tăng cơ hội học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ; đặc biệt phụ nữ khu
vực nông thôn, phụ nữ độ tuổi trung niên, phụ nữ dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt
khó khăn, vùng di dời, giải tỏa, chuyển đổi mục đích sản xuất kinh doanh, sử dụng
đất.
Thứ ba: Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho phụ nữ theo hướng nâng cao
chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ nông thôn tham
gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề
của mình.
3.2. Mục tiêu hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ huyện Thoại Sơn
giai đoạn 2015 - 2020
3.2.1. Mục tiêu chung
Đa dạng hóa các hình thức dạy nghề gắn với giải quyết việc làm phù hợp với
điều kiện của phụ nữ. Góp phần bảo đảm quyền được học nghề và có việc làm của
phụ nữ trong Luật Bình đẳng giới; tăng tỷ lệ lao động nữ được đào tạo nghề và


21

nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của lao động nữ; tạo cơ hội để phụ nữ
có thể tìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định, giúp xóa đói, giảm nghèo và nâng

cao vị thế cho phụ nữ; đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại
hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2.2. Mục tiêu cụ thể
70% trở lên phụ nữ trong độ tuổi lao động của huyện được tuyên truyền, phổ
biến các chủ trương của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước về dạy nghề và
việc làm;
60% trong số lao động nữ được truyền thông, tư vấn được đào tạo nghề và
truyền nghề; trong đó có 70% lao động qua đào tạo có việc làm. Hàng năm, phấn
đấu đạt 500 lao động nữ được đào tạo nghề và có việc làm sau khi học nghề tối
thiểu đạt 70%.
Tăng cường công tác đào tạo nghề tại cộng đồng, đảm bảo 95% học viên
tham gia học nghề, sau khi kết thúc khóa học 90% lao động có kỹ năng thực hành
tốt, 70% có cơ hội tìm kiếm việc làm, 30% tự tạo việc làm tại hộ gia đình.
3.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ học
nghề, tạo việc làm cho phụ nữ huyện Thoại Sơn giai đoạn 2015 - 2020
3.3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách
3.3.1.1. Tăng cường thực hiện các chính sách kinh tế gắn với tạo việc làm cho
phụ nữ
Đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đa dạng hóa các
thành phần kinh tế là tiền đề quan trọng để tạo việc làm cho người lao động, trong
đó có phụ nữ.
Để tiếp tục duy trì ổn định và giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, huyện
thoại sơn cần tập trung đẩy mạnh các giải pháp: Tiếp tục nghiên cứu các chính sách
kinh tế vĩ mô như chính sách tín dụng, chính sách thuế, chính sách đất đai… nhất là
hệ thống luật pháp kinh tế nhằm cụ thể hóa, tổ chức, triển khai, thực hiện có hiệu
quả, phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế trên địa bàn.
Một trong các giải pháp hỗ trợ tích cực, thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo việc
làm cho người lao động đó là các chính sách của quốc gia trong công tác tạo việc
làm của huyện cũng phải được thực hiện và khai thác một cách triệt để, hiệu quả vì



22

thực tế hiện nay, nền kinh tế của huyện Thoại Sơn còn nghèo, ngân sách phụ thuộc
nhiều vào nguồn ngân sách của tỉnh, tiềm năng kinh tế có hạn, do vậy việc thực
hiện tốt các chính sách quốc gia trong tạo việc làm có vai trò hết sức quan trọng,
góp phần tích cực trong công tác giải quyết việc cho lao động nói chung, cho phụ
nữ nói riêng.
3.3.1.2. Tăng cường chính sách quan tâm chăm sóc sức khỏe và đảm bảo thực
hiện pháp luật về quyền của lao động nữ
Huyện cần tiếp tục rà soát và đề xuất sửa đổi những vấn đề cấp cập trong việc
giải quyết các chế độ về bảo hiểm y tế với lao động nữ để cải thiện các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe, nhất là sức khỏe sinh sản của phụ nữ và phải đưa các dịch vụ
này vào danh mục bảo hiểm y tế. Thực hiện các chương trình hỗ trợ để phụ nữ có
cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội, đặc biệt là các dịch vụ chất lượng cao về y tế,
giáo dục… Hội liên hiệp phụ nữ cần tích cực phát huy vai trò của mình trong việc
phối hợp tổ chức, ban ngành để tổ chức các lớp tập huấn, truyền thông về kiến thức
chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ; quan tâm giáo dục kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ;
tổ chức khám chữa bệnh định kỳ và theo chiến dịch tại các địa bàn cơ sở…
Cần đẩy mạnh tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn và trợ giúp pháp lý
cho phụ nữ; thành lập và duy trì hoạt động câu lạc bộ phụ nữ với pháp luật; câu lạc
bộ trợ giúp pháp lý nhằm nâng cao kiến thức pháp luật cho phụ nữ để nhận thức
đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ về thu
nhập cho gia đình của lao động nữ cần được quan tâm. Có các chính sách hỗ trợ
cho lao động nữCó các chính sách hỗ trợ cho lao động nữ khi họ không thể tham
gia vào thị trường lao động hoặc khi họ bị thất nghiệp; mở rộng đối tượng thụ
hưởng, nhất là đối với phụ nữ đang lao động trong khu vực doanh nghiệp phi chính
thức, hộ gia đình phụ nữ nghèo ở nông thôn…
3.3.1.3. Thực thi mạnh mẽ chính sách bình đẳng giới trong lao động và việc
làm

Những năm tới huyện Thoại Sơn cần quan tâm đẩy mạnh thực hiện các mục
tiêu Bình đẳng giới trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện đến năm
2020. Tích cực chỉ đạo các ngành chức năng cần tách biệt chỉ số về giới trong xây
dựng mục tiêu, đánh giá kết quả thực hiện trong tạo việc làm cho người lao động.


23

Có các giải pháp cụ thể để tăng nhanh tỷ lệ phụ nữ được đào tạo trung cấp nghề,
cao đẳng nghề, đại học, sau đại học.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới; nâng
cao nhận thức của toàn xã hội về vấn đề giới và bình đẳng giới. Kiện toàn hệ thống
tổ chức, cán bộ quản lý Nhà nước về bình đẳng giới từ huyện đến cơ sở. Tổ chức
đưa đi đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý lĩnh vực, cán bộ chuyên trách,
các cộng tác viên chuyên nghiệp thực hiện công tác bình đẳng giới.
3.3.2. Nhóm giải pháp về tổ chức, quản lý
3.3.2.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về học nghề và việc làm; về chủ
trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với học nghề và việc làm
cho phụ nữ
Hội Liên hiệp phụ nữ chủ trì phối hợp với Đài truyền thanh huyện, Trung tâm
văn hóa huyện; truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi quan điểm, ý thức
học tạo việc làm, nâng cao thu nhập về việc học nghề, dạy nghề và tạo việc làm cho
phụ nữ theo Quyết định 295 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 54/2012 của
Bộ Tài Chính quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “hỗ trợ
phụ nữ học nghề, tạo việc làm” và những chính sách có liên quan đến học nghề và
việc làm của lao động nữ đến các đối tượng phụ nữ trong độ tuổi lao động.
Thông tin tuyên truyền cho phụ nữ về việc làm trên các phương tiện thông tin
đại chúng với các hình thức: Thực hiện chuyên mục, tư vấn, hướng nghiệp, dạy
nghề và giới thiệu việc làm trực tiếp trên đài phát thanh; giới thiệu mô hình, điển
hình cá nhân thành công từ các nghề đã học; lao động nữ giỏi nghề và tham gia học

nghể đạt kết quả cao nhằm khuyến khích phụ nữ tích cực trong học nghề, làm nghề
tốt.
Xây dựng kế hoạch truyền thông về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc học
nghề và làm nghề đối với phụ nữ.
Xây dựng biên soạn tài liệu và tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên
truyền vận động đối với đội ngũ tuyên truyền của Hội tại các chi, tổ phụ nữ ấp.
Khen thưởng, biểu dương những cá nhân, cán bộ Hội có nhiều thành tích
trong vận động hội viên, phụ nữ và con em hội viên, phụ nữ tham gia học các lớp
dạy nghề.


24

3.3.2.2. Nghiên cứu, giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước về học nghề và tạo việc làm cho phụ nữ
Hội Liên hiệp phụ nữ chủ trì phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội, Phòng Tư pháp:
Rà soát hệ thống văn bản pháp luật, chính sách dạy nghề, học nghề và tạo việc
làm liên quan đến phụ nữ để triển khai thực hiện đúng quy định, đảm bảo quyền lợi
của lao động nữ.
Tập huấn khảo sát thu thập thông tin, số liệu về các vấn đề liên quan đến dạy
nghề, học nghề và tạo việc làm cho phụ nữ.
Tổ chức xử lý thông tin, phân tích thông tin sau khảo sát và làm báo cáo kết
quả cho lãnh đạo.
Kiểm tra, giám sát đánh giá việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước về học nghề và tạo việc làm cho phụ nữ.
3.3.2.3. Xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề đặc thù cho phụ nữ
Phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề phù hợp với các cấp độ đào tạo
cho lao động nữ; chú trọng cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới cho các nghề truyền
thống, nghề có thu nhập cao, thu hút nhiều lao động nữ.

Nghiên cứu, xây dựng giáo án, giáo trình những nghề mới phù hợp với thị
trường lao động và phù hợp với lao động nữ.
3.3.2.4. Đẩy mạnh hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm
Hội Liên Hiệp Phụ Nữ chủ trì phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội, Phòng Hạ tầng kinh tế, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện
phát triển ngành nghề mới phù hợp, thu hút nhiều phụ nữ đáp ứng thị trường lao
động.
Thứ nhất: Hỗ trợ phụ nữ học nghề
Dạy các ngành nghề mới đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Mở rộng đào
tạo các nghề mới xuất hiện trên thị trường thu hút nhiều lao động nữ.
Phương thức đào tạo: dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên; mở rộng
liên kết, thực hiện đào tạo liên thông giữa các trình độ đào tạo nghề, tăng dần lao
động nữ học nghề ở trình độ cao; mở rộng đào tạo các nghề phù hợp với đặc điểm
của lao động nữ, nghề có khả năng thu hút lao động nữ độ tuổi trung niên; liên kết,


25

phối hợp tổ chức dạy nghề cho lao động nữ tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ
hợp tác; liên kết với các doanh nghiệp để dạy nghề, thực hành nghề; tổ chức thực
hành nghề tại các cơ sở dạy nghề và tại các doanh nghiệp đặt hàng.
Dạy nghề, tạo việc làm theo mô hình “3 trong 1” (các cơ sở dạy nghề vừa là
nơi dạy nghề, vừa là nơi thực hành nghề, vừa là nơi giới thiệu việc làm cho học
viên sau học nghề).
Dạy nghề, tạo việc làm thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, Chương
trình dạy nghề cho lao động của nông thôn, khuyến nông, khuyến công, dạy nghề
cho người khuyết tật, dạy nghề cho người nghèo…
Thứ hai: Hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm
Tổ chức các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, tạo việc làm trước, trong và
sau đào tạo nghề. Đa dạng hóa các hình thức tư vấn học nghề, tư vấn giới thiệu việc

làm phù hợp với từng nhóm đối tượng tại cơ sở;
Tổ chức, tham gia ngày tư vấn và tuyển dụng lao động trực tiếp, ngày hội việc
làm, sàn giao dịch việc làm của tỉnh, huyện và doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh.
Hỗ trợ xúc tiến thương mại sản phẩm do phụ nữ làm ra (sản phẩm từ các địa
phương, làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh do nữ làm chủ, doanh nghiệp sử
dụng lao động nữ) thông qua các Hội chợ trong và ngoài tỉnh.
Hỗ trợ tín dụng chính thức (từ nguồn vốn uỷ thác với Ngân hàng Chính sách
xã hội, vốn giải quyết việc làm, tín chấp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn) và bán chính thức (từ nguồn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, phong trào
tiết kiệm của phụ nữ…) để hỗ trợ phụ nữ sau học nghề phát triển sản xuất kinh
doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập.
3.3.2.5. Kiện toàn và đổi mới tổ chức các hoạt động của dịch vụ tư vấn, tạo
việc làm cho phụ nữ
Hoạt động của các dịch vụ tư vấn, tạo việc làm đã và đang có những đóng góp
quan trọng trong việc giới thiệu việc làm cho phụ nữ. Do đó cần đẩy mạnh hoạt
động của hệ thống trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm; Phối hợp chặt chẽ với
các doanh nghiệp để khảo sát, nắm bắt kịp thời nhu cầu sử dụng lao động nữ của
các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm dạy nghề
trong lĩnh vực thông tin thị trường lao động, tư vấn pháp luật lao động và tạo việc
làm cho phụ nữ.


×