Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.47 KB, 16 trang )

Bài dự thi
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
TÌNH HUỐNG THỰC TIẾN DÀNH CHO TRUNG HỌC
I. Tên tình huống.
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng
hơn ở Việt Nam.Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin
về việc môi trường bị ô nhiễm ở xung quanh ta và qua các phương tiện truyền
thông. Điều này khiến ta phải suy nghĩ và hành động…

II.Mục tiêu giải quyết tình huống.
- Thứ nhất: Vấn đề cấp bách cần được ưu tiên giải quyết hàng đầu, kế hoạch
khắc phục hậu quả của việc làm ô nhiễm môi trường cần được lồng ghép với các
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội và cần có
sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành, địa phương và các tổ chức xã
hội. Việc thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của các kế hoạch sẽ góp phần bảo vệ
môi trường xanh-sạch-đẹp, giúp bảo vệ sức khỏe con người và nâng cao ý thức bảo
vệ môi trường của mỗi người, đồng thời khắc phục, cải thiện chất lượng môi
trường. Phương hướng cơ bản chính là dựa vào cộng đồng và sự đóng góp của toàn
xã hội.
- Thứ hai: Kết hợp thực hiện các việc làm thực tế để bảo vệ môi trường.
+Tích cực tuyên truyền, tham gia các hoạt động tập thể về bảo vệ môi trường.
+Đưa những bài viết chi tiết hơn về môi trường trong các sách giáo khoa ngay
từ cấp tiểu học, giúp các bạn có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và
những hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó giúp chúng em biết yêu và bảo
vệ môi trường mình đang sống.
+ Phát động thường xuyên hơn những phong trào tình nguyện như bảo vệ môi
trường khu dân cư, dọn rác ở các khu vực công cộng, làm sạch bãi biển…


+ Phải có các hình thức xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với các cá nhân,


tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của
người dân.
+ Bên cạnh đó, cũng cần tuyên truyền cho người dân qua các hình thức tuyên
truyền, cổ động như tổ chức những buổi giao lưu bàn về vấn đề môi trường tại các
đơn vị hành chính cấp phường, xã…
- Thứ ba: Với chúng em khi giải quyết tình huống này, chúng em sẽ tìm hiểu
sâu, rộng về kiến thức các môn học như: Sinh Học, Địa Lý, Vật Lý, Văn Học,... và
từ đó chúng em tăng khả năng của mình trong việc vận dụng thực tế kiến thức các
môn học vào vấn đề cần giải quyết này.

III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống:
Để giải quyết tình huống cấp bách này, nhóm chúng em đã tìm hiểu và nhận thấy
có thể vận dụng một cách triệt để nhiều môn học trong nhà trường để giải quyết
thấu đáo, chi tiết, cặn kẽ tình huống chúng em đã đưa ra ở trên. Cụ thể là: môn
Sinh học, Vật lý, Địa Lý, Ngữ văn, Công dân, Mĩ thuật, Âm nhạc, Hóa học,...Ví
dụ:
- Môn sinh học: Biết được ảnh hưởng của việc làm ô nhiễm môi trường đối với sức
khỏe con người và môi trường sinh học.
- Môn Công dân: Giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường và góp phần làm môi
trường xanh-sạch-đẹp.
- Môn mĩ thuật, âm nhạc: Chúng ta có thể vẻ ra một bức tranh, một bài hát hay có
thể là một tiết mục biểu diễn thời trang cũng có thể góp phần tuyên truyền, lên án,
phê phán kêu gọi mọi người có ý thức bảo vệ môi trường.
Còn các môn học khác, chúng em xin trình bày cụ thể trong phần thuyết minh giải
quyết tình huống dưới đây.

IV. Giải pháp giải quyết tình huống.
- Ô nhiễm môi trường là gì?



- Ô nhiễm môi trường nước là gì? Hậu quả của việc làm ô nhiễm môi trường nước
là gì?
- Ô nhiễm môi trường đất là gì? Hậu quả của việc làm ô nhiễm môi trường đất là
như thế nào đối với sức khỏe của con người và môi trường chúng ta đang sinh
sống?
- Ô nhiễm môi trường không khí là gì và nó có tác hại như thế nào đối với con
người, động vật, thực vật?
- Hiện nay việc làm, hành động của chúng ta đã tác động đến môi trường như thế
nào?
- Trách nhiệm của chúng ta đối với những hành vi làm ô nhiễm môi trường là gì?
- Đối với mỗi học sinh chúng ta cần có nhứng hành động thiết thực gì để giúp môi
trường xanh-sạch-đẹp?

V. Thuyết minh về quá trình giải quyết tình huống.
Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi bao gồm các
nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân hủy
các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất,... Môi
trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống của con người. Môi trường
theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống,
sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh
sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội... Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu
tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh
hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và
phát triển. Nhưng hiện nay, môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng, cuộc sống và
sức khỏe của con người đang bị đe dọa bởi vấn đề này. Đây là một trong những
vấn đề cấp bách được sở, ngành, địa phương và các tổ chức xã hội đưa lên hàng
đầu. Tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng lớn đến động vật, thực vật và con
người trên trái đất. Chúng ta hãy có một cái nhìn khác nhau của ô nhiễm môi

trường trên đời sống thực vật, động vật và con người. Vậy, là những người con dân
của đất Việt, chúng ta sẽ làm gì để làm giảm ô nhiễm môi trường?


- Sau đây chúng em xin thảo luận về cách khắc phục ô nhiễm môi trường và biện
pháp làm cho môi trường - ngôi nhà chung của chúng ta được xanh-sạch-đẹp.
*Các bạn có biết ô nhiễm môi trường là gì không? Ô nhiễm môi trường là làm thay
đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường. Trên thế giới, ô
nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi
trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển
sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm
các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá
chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
*Theo như kiến thức môn lịch sử chúng em đã biết, vào thế kỉ 21, đất nước Việt
Nam chúng ta đang ngày một phát triển thành đất nước công nghiệp hóa - hiện đại
hóa. Hàng loạt các khu công nghiệp, nhà máy mọc lên san sát ở ngoại ô thành phố.
Người dân tập trung sinh sống quanh khu đô thị, khu công nghiệp. Trong giai đoạn
đó, ngôi nhà chung của chúng ta đang bị đe dọa bởi sự ô nhiễm trầm trọng và có lẽ
chưa ai nhận ra điều này. Môi trường Việt Nam của chúng ta từ năm 2000 đến nay
rất ô nhiễm. Không chỉ riêng thành phố, ngay cả những vùng nông thôn cũng đang
bị ô nhiễm bởi các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ô nhiễm môi trường nước
thường gặp phải tại các khu công nghiệp, các trang trải chăn nuôi đổ thẳng chất
thải chưa được xử lí ra sông, ngòi, kênh, rạch. Và hiện nay, ô nhiễm môi trường
nước cũng đang là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Vậy ô nhiễm môi trường nước là
gì, các bạn có biết không?


Hình ảnh minh họa cho ô nhiễm môi trường nước.

*Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lí hóa học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho

nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng trong
nước. Nói cách khác, ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với
chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công
nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài
hoang dã.
*Theo nghiên cứu kiến thức môn Sinh học chúng em đã biết, hiện tượng ô nhiễm
môi trường nước xảy ra khi các loại hóa chất độc hại, các loại vi khuẩn gây bệnh,
virut, kí sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như chất thải công
nghiệp từ các nhà máy sản xuất, các loại rác thải của các bệnh viện, các loại rác
thải sinh hoạt bình thường của con người hay hóa chất, thuốc trừ sâu, phân bón
hữu cơ... Sử dụng trong sản xuất nông nghiệp được đẩy ra các ao, hồ, sông, suối
hoặc ngấm xuống nước dưới đất mà không qua xử lí hoặc với khối lượng quá lớn
vượt quá khả năng tự điều chỉnh và tự làm sạch của các ao, hồ, sông, suối.
*Trong hoạt động sống, không biết rằng con người đang cố ý hay vô tình tác động
đến môi trường tạo ra những sự thay đổi lớn cho môi trường, môi trường nói chung


và môi trường nước nói riêng. Rất nhiều người vì lợi ích riêng, hay đang vì cái tôi
của chính họ mà không nghĩ đến mọi người và môi trường xung quanh họ. Chắc
hẳn, họ cũng không biết rằng, chỉ vì lợi ích của riêng mình mà ngày càng làm ô
nhiễm ngôi nhà chung của thế giới. Dù chỉ là một việc rất nhỏ thôi, nhưng nếu
chúng ta biết nghĩ đến mọi người và môi trường xung quanh, thì hiện nay, môi
trường đã không ở trong tình trạng ô nhiễm như vậy. Trong quá trình xây dựng
một đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hoạt động của những nhà máy công
nghiệp đã đưa một chất thải lớn chưa qua xử lí vào ao, hồ, sông, suối làm cho nước
bị ô nhiễm. Hay sự vô ý thức của người dân trong sinh hoạt, hoạt động hằng ngày
cũng gây nên sự ô nhiễm trầm trọng. Những dòng nước chảy ra biển, cùng với
những vụ tràn dầu ngày càng làm cho biển ô nhiễm nghiêm trọng hơn. Bên cạnh
những nguyên nhân do con người gây ra thì còn những nguyên nhân khác do thiên
nhiên như: gió bão, lũ lụt, lũ quét,... Tất cả những nguyên nhân này đều đã, đang

và sẽ sản sinh ra một kết quả đó là ô nhiễm môi trường nước. Nguyên nhân và kết
quả có sự kết nối liên kết với nhau. Kết quả của sự việc này cũng chính là nguyên
nhân của sự việc khác. Một nguyên nhân có thể tạo ra nhiều kết quả và một kết quả
cũng có thể tạo thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng những nguyên nhân
kể trên đều có chung một kết quả rất lớn đó là ô nhiễm môi trường và ô nhiễm môi
trường lại là nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và nhiều loại
sinh vật khác. Nhiều căn bệnh hiểm nghèo, nhiều trận đại dịch khác đã lấy đi rất
nhiều mạng sống của con người và hàng loạt những cái chết của nhiều loại sinh vật
đã khiến chúng ta phải lên tiếng.
Mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của sự vật, không phụ thuộc vào ý thức con
người. Và mỗi con người chúng ta cũng không thể nói rằng: "Do sản xuất, tôi và
nhiều người tuy phải đưa hàng loạt chất thải vào môi trường bởi lẽ công việc của
chúng tôi cần phải làm như vậy nhưng tôi muốn tận hưởng một môi trường sạch sẽ,
trong lành". Vì chất thải chắc chắn sẽ làm ô nhiễm môi trường, đó là một sự thật
hiển nhiên, không phụ thuộc vào ý thức, dù muốn hay không đi chăng nữa thì điều
đó vẫn xảy ra. Một khi môi trường đã bị ô nhiễm thì điều tất yếu sẽ xảy ra đó chính
là bệnh tật của con người.
Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm môi trường nước là vấn
đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm môi trường đất. Nhưng ô nhiễm môi trường đất cũng
đã và đang ngày một làm môi trường ô nhiễm hơn. Vậy ô nhiễm môi đất là gì, nó


có tác hại như thế nào đối với sức khỏe của con người và môi trường chúng ta đang
sinh sống? Chúng em xin được trình bày dưới đây.
*Ô nhiễm môi trường đất là gì? Ô nhiễm môi trường đất là sự đưa vào môi trường
các chất thải nguy hại hoặc năng lượng đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống
sinh vật, sức khỏe con người hoặc làm suy thoái chất lượng môi trường đất. Đất
được xem là ô nhiễm khi nồng độ các chất độc tăng lên quá mức an toàn, vượt lên
khả năng tự làm sạch của môi trường đất.


Hình ảnh minh họa cho ô nhiễm môi trường đất.

*Theo kiến thức môn địa lí chúng em đã biết, tài nguyên đất trên thế giới cũng như
ở Việt Nam đang bị suy thoái nghiêm trọng, rửa trôi, bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm
phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu. Hiện nay 10% đất có tiềm năng nông nghiệp
bị xa mạc hóa. Trên tổng diện tích 14.777 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất đóng
băng và 13.251 triệu ha đất không phủ băng. Trong đó, 12 % tổng diện tích là đất
canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là đất rừng và 32% là đất cư trú, đầm lầy. Diện tích
có khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác hơn 1.500 triệu ha. Tỷ


trọng đất đang canh tác trên đất có khả năng canh tác ở các nước phát triển là 70%;
ở các nước đang phát triển là 36%.
Ô nhiễm môi trường đất thường xảy ra ở nơi có các khu công nghiệp và đô thị.
Quá trình phát triển công nghiệp và đô thị cũng ảnh hưởng đến tính chất lý và hóa
học đất. Những tác động về vật lý đất như: gây xói mòn, nén chặt đất và phá hủy
cấu trúc đất do kết quả của các hoạt động xây dựng, sản xuất khai thác mỏ. Những
tác động về hóa học như: các chất thải rắn, lỏng và khí tác động đến đất. Tác động
của công nghiệp và đô thị đến đất xảy ra rất mạnh từ cuộc cách mạng công nghiệp
thế kỉ XVIII – XIX, đặc biệt là trong những thập niên gần đây. Các chất thải công
nghiệp ngày càng nhiều và có độc tính ngày càng cao, nhiều loại chất thải rất khó
bị phân hủy sinh học. Các chất thải độc hại có thể được tích lũy trong đất trong
thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm năng đối với môi trường. Các chất thải xây dựng
như gạch ngói, thủy tinh, gỗ, ống nhựa, dây cáp, bê tông, nhựa,... trong đất các chất
này bị biến đổi theo nhiều con đường khác nhau, nhiều chất rất khó bị phân hủy...
Ngay cả các hoạt động nông nghiệp cũng làm ô nhiễm môi trường đất. Bao gồm
các loại chất thải như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tàn tích sản phẩm và cây
trồng nông nghiệp, chất thải gia súc và tàn tích rừng.
Đã là ô nhiễm môi trường thì điều chắc chắn sẽ xảy ra đó là bệnh tật của con
người, động vật, thực vật. Ô nhiễm môi trường đất đã và đang làm cho thực vật

chết dần. Đất là nguồn tài nguyên quan trọng đối với con người, động vật và đặc
biệt là thực vật. Nếu tình trạng đất bị ô nhiễm kéo dài thì thực vật sẽ ra sao? Một
sinh vật sống góp phần làm cho môi trường xanh-sạch-đẹp đang phải gánh chịu
những hậu quả do con người gây ra ư? Chúng ta- những người con dân đất Việt
hãy chung tay bảo vệ môi trường đất từ những công việc nhỏ bé. Và là mỗi học
sinh chúng em cũng sẽ cố gắng góp 1 phần bé nhỏ của mình để ngôi nhà xanh luôn
được sạch sẽ.
Ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường đất đang là vấn đề lớn được đặt ra.
Vậy còn ô nhiễm môi trường không khí thì sao? Ô nhiễm môi trường không khí
cũng đang có tầm ảnh hưởng lớn đối với cuộc sống của con người, động vật, thực
vật. Nhưng có lẽ, có nhiều người không biết được ô nhiễm môi trường không khí là
gì và chưa có ý thức bảo vệ nó.


Hình ảnh minh họa cho ô nhiễm môi trường không khí.

*Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi
quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra
sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi). Hiện nay, vấn đề ô nhiễm
môi trường không khí, đặc biệt là các đô thị không còn là vấn đề riêng lẻ của 1
quốc gia hay một khu vực mà nó đã trở thành vấn đề của toàn cầu. Sự phát triển
của công nghiệp và các phương tiện giao thông trên thế giới trong thời gian qua đã
có những tác động lớn đến môi trường, đã làm cho môi trường sống của con người
có sự thay đổi lớn và làm cho môi trường ngày càng tồi tệ hơn. Vận dung vào kiến
thức môn địa lí, chúng em đã tìm hiểu được rằng, những năm gần đây nhân loại đã
phải quan tâm nhiều đến vấn đề ô nhiễm môi trường không khí đó là: sự biến đổi
của khí hậu – nóng lên toàn cầu, sự suy giảm tầng ôzôn và mưa axít. Gió đưa
không khí bị ô nhiễm đi xa có khi đến hàng trăm, hàng nghìn kilômét. Hậu quả là
tạo nên những trận mưa axit làm chết cây cối, ăn mòn các công trình xây dựng và
gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người... Khí thải làm tăng hiệu ứng nhà

kính khiến Trái Đất nóng lên, làm cho khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở hai cực
tan chảy, mực nước các đại dương dâng cao, đe dọa cuộc sống của con người ở các
đảo và những vùng đất thấp ven biển. Khí thải còn tạo ra lỗ thủng trong tầng ôzôn,
gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người.
Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với
môi trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề. Tại các khu công nghiệp, các trục
đường giao thông lớn đều bị ô nhiễm với các cấp độ khác nhau, nồng độ các chất ô
nhiễm đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Và sự gia tăng dân số, gia tăng đột biến
của các phương tiện giao thông trong khi cơ sở hạ tầng còn thấp làm cho tình hình
ô nhiễm trở nên trầm trọng.


*Dựa vào kiến thức môn hóa học, chúng em chia ô nhiễm môi trường không khí ra
làm các phần:
+ Ô nhiễm khí
+ Ô nhiễm bụi
- Dựa vào kiến thức lí học:
+ Ô nhiễm nhiệt: Là sự dư thừa năng lượng dưới dạng nhiệt, góp phần gây ra hiện
tượng nóng lên của trái đất: băng tan, nước biển dâng..
+ Ô nhiễm tiếng ồn: Là những âm thanh không có giá trị
+ Ô nhiễm phóng xạ
- Kiến thức sinh học: Ô nhiễm bào tử phấn hoa, vi khuẩn vi rút gây bệnh…
Bảo vệ môi trường đô thị ngày càng có tầm quan trọng trong phát triển bền vững
quốc gia, bởi dân số đô thị ngày càng đông, các hoạt động phát triển kinh tế - xã
hội của quốc gia ngày càng tập trung trong các đô thị. Ở nước ta, trong thời gian
qua, quá trình đô thị hóa tương đối nhanh do quá trình với quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Đất nước phát triển đồng nghĩa với việc cuộc sống của
người dân được nâng cao, dẫn đến các vấn đề lớn: phương tiện cơ giới tăng nhanh,
nhu cầu tiêu thụ của người dân ngày càng lớn,... Phương tiện giao thông và cơ giới
tăng nhanh dẫn đến nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước ngày càng gia tăng. Đó

cũng chính là một trong những nguyên nhân phát thải các chất độc hại như CO, hơi
xăng dầu (HmCn, VOC), SO2, chì,...Những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không
khí ở các khu đô thị là hoạt động giao thông vận tải, các ngành công nghiệp hóa
chất và hoạt động xây dựng. Theo nhóm chúng em nghiên cứu và tìm hiểu được
rằng ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông gây ra chiếm khoảng 70%. Xét các
nguồn thải gây ra ô nhiễm không khí trên phạm vi toàn quốc bao gồm khu vực đô
thị và các khu vực khác. Theo ước tính cho thấy, hoạt động giao thông vận tải đóng
góp tới gần 85% lượng khí CO, 95% lượng VOCs(Volatile Organic Compounds).
Trong khi đó, các hoạt động công nghiệp là nguồn đóng góp khoảng 70% khí SO2.
Đối với NO2, hoạt động giao thông và hoạt động sản xuất công nghiệp có tỷ lệ
đóng góp xấp xỉ nhau.


Nước ta đang diễn ra quá trình hiện đại hóa mạnh nên ở tất cả các đô thị đều có
nhiều công trường xây dựng, sửa chữa đang hoạt động. Chính những nguyên nhân
đó đã phát sinh ra rất nhiều bụi bao gồm cả bụi nặng và bụi lơ lửng làm cho môi
trường đô thị bị ô nhiễm bụi nặng nề. Rác thải không được thu gom hết, đường xá
mất vệ sinh, tồn đọng lớp bụi dày trên mặt đường, xe chạy cuốn bụi lên và khuyếch
tán bụi ra khắp phố phường. Theo nhiều nghiên cứu cho rằng, ô nhiễm không khí
trên thế giới đã ở mức nguy hại đối với sức khỏe con người.

Ô nhiễm không khí làm tăng số bệnh nhân mắc bệnh phổi.

Đã nhiều người tử vong do nhiễm khuẩn đường hô hấp, 60% trường hợp có liên
quan đến ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí có rất nhiều nguyên nhân nhưng
chủ yếu là do hoạt động của con người và do tự nhiên gây ô nhiễm trên diện rộng
và gây lên những cơn mưa axit. Các nguyên nhân tự nhiên như: cháy rừng, núi lửa
phun trào, bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng
và gió thổi tung lên thành bụi, các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật
tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí. Hậu quả gây ra cho con người, động vật,

thực vật là rất lớn. Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng tai hại cho tất cả sinh vật.
*Theo kết hợp kiến thức hóa học, sinh học và địa lí chúng em đã tìm hiểu được,
lưu huỳnh đioxit, Nitơ đioxit, ozon, fluor, chì… gây hại trực tiếp cho thực vật khi


đi vào không khí, làm hư hại hệ thống giảm thoát nước và giảm khả năng kháng
bệnh. Ví dụ: Ozone là chất gây ô nhiễm không khí thường liên quan với sự nóng
lên của Trái Đất và của các loại khí gây hiệu ứng nhà kính trong bầu khí quyển.
Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thực vật. Khí như carbon
dioxide vào cây qua lá, nơi nó được sau đó được sử dụng trong quá trình quang
hợp. Khi có ozone trong không khí, khí này hoạt động giống như những khí khác
và vào các bộ phận của cây. Tuy nhiên, khi vào bên trong nó lại hoạt động rất khác
nhau. Ozone tương tác với các bộ phận trên một cấp độ tế bào và bắt đầu phá vỡ
một số thành phần rất quan trọng cho quang hợp. Khi điều này xảy ra, quang hợp
giảm, các bộ phận không được cung cấp đủ năng lượng và quá trình tăng trưởng
chậm lại. Vậy, ô nhiễm không khí làm ngăn cản sự quang hợp và tăng trưởng của
thực vật, giảm sự hấp thu thức ăn, làm lá vàng và rụng sớm. Sự nóng lên của Trái
Đất do hiệu ứng nhà kính cũng gây ra những thay đổi ở động vật, thực vật trên Trái
Đất.

Mưa acid còn tác động lên thực vật, làm cây thiếu thức ăn và giết chết các vi sinh
vật đất. Các chất gây ô nhiễm không khí có tính acid sẽ kết hợp với các giọt nước
trong đám mây làm cho nước có tính acid. Khi những giọt nước rơi xuống mặt đất


sẽ gây hại cho môi trường: giết chết cây cối, động vật, cá,….Mưa acid cũng làm
thay đổi tính chất của nước ở các sông, suối,…làm tổn hại đến những sinh vật sống
dưới nước. Tiếp xúc với bụi trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến các cơ
quan nội tạng. Ảnh hưởng của bụi vào sức khỏe phụ thuộc vào tính chất, nồng độ
và kích thước hạt bụi. Mức độ bụi trong bộ máy hô hấp phụ thuộc vào kích thước,

hình dạng, mật độ hạt bụi và cá nhân từng người. Bụi vào phổi gây kích thích cơ
học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh về hô hấp: ho ra đờm, ho ra máu, khó thở,...
Nhưng những hậu quả này lại do chính con người gây ra. Vậy, việc làm và hành
động của chúng ta đã tác động đến môi trường như thế nào?
*Bên cạnh những việc làm tích cực như: tham gia bảo vệ môi trường, tạo nên các
hệ sinh thái nhân tạo,... thì con người cũng để lại rất nhiều tác động tiêu cực đến
môi trường gây ra những hậu quả khác nhau.
1. Gây ô nhiễm môi trường.
- Nguyên nhân:
+ Do chất thải sinh hoạt, chất thải không qua xử lí của các nhà máy thải ra môi
trường đủ dạng rắn, lỏng, khí với khối lượng là hàng triệu tấn/năm.
=> Hậu quả: Gây thủng tầng ôzôn
2. Gây suy giảm đa dạng sinh học
*Nguyên nhân: Hành động phá hoại môi trường sống làm hủy diệt các loại động
vật, thực vật, mất tính đa dạng số cá thể còn lại ít sẽ không còn đủ sức hỗ trợ cho
sự tồn tại của một quần thể, quần thể dễ bị tiêu diệt, tuyệt chủng vì những thay đổi
bất thường. Tính đa dạng của những quần thể này thấp nên khó thích nghi với các
biến động khí hậu hoặc các bệnh truyền nhiễm. Hoạt động săn bắt của con người,
nhập cư của các loài ngoại lai từ khu vực khác.
=> Hậu quả: Làm nhiều loại động vật, thực vật bị tuyệt chủng.
*Trong khi môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng, con người, động vật, thực vật
phải chịu những hậu quả rất lớn thì nhiều người vẫn thờ ơ, không biết mình cần
phải hành động như thế nào để bảo vệ môi trường. Một phần vì họ kém hiểu biết,
một phần vì họ không quan tâm đến những người xung quanh mà chỉ làm để


hưởng lợi ích riêng. Vậy trách nhiệm của chúng ta đối với những hành vi làm ô
nhiễm môi trường là gì?
Chúng ta hãy thay đổi cách sống của mình để bảo vệ môi trường! Đầu tiên, chúng
ta huy động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường trong điều kiện nước ta phải đổi

mặt với những tác động tiêu cực của vấn đề ô nhiễm môi trường như: biến đổi khí
hậu, phát triển kinh tế không đi cùng bảo vệ môi trường dẫn đến cạn kiệt tài
nguyên thiên nhiên, sự xâm hại của môi trường sống ngày càng nghiêm trọng.
Chúng ta cần xác định được bảo vệ môi trường không chỉ là quyền lợi, nghĩa vụ
mà còn là văn hóa, đạo đức, là tiêu chuẩn đảm bảo cho một xã hội văn minh, phát
triển. Tăng cường hơn nữa sự phối hợp, thống nhất hành động giữa các tổ chức,
thành viên đặc biệt là các cơ quan thông tin tuyên truyền, đẩy mạnh công tác tuyên
truyền tạo nên sức mạnh tổng hợp của lực lượng thông tin, làm cho các chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ về bảo vệ
môi trường đến với mọi người dân, đến với từng địa bàn dân cư,... Qua đó, tạo
được sự đồng thuận mạnh mẽ của nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
Vận động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường. Qua các phương tiện thông tin đại
chúng, hướng dẫn, tổ chức để nhân dân nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi
theo hướng tích cực bảo vệ môi trường, phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố
môi trường. Nói chung, con người phải biết ứng xử với môi trường bằng phương
châm phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường, tích cực tham gia
xử lí ô nhiễm môi trường. Tránh thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm, tránh những hành vi
tiêu cực dẫn đến vi phạm những quy định về bảo vệ môi trường. Chúng ta nên đẩy
mạnh hơn nữa các phong trào: "Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường", "Ngày môi
trường thế giới", "Chung tay bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp",... tạo thành các
phong trào trên địa bàn có tác dụng tích cực, thường xuyên nhắc nhở người dân ý
thức và có thói quen bảo vệ môi trường. Trong nhà trường, cần đẩy mạnh các hoạt
động ngoại khóa về giáo dục môi trường, lồng ghép trong các chương trình sinh
hoạt của lớp, của trường và của toàn liên đội. Nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ
môi trường của cộng đồng, bảo vệ môi trường nơi công cộng, trường lớp, chỗ ở,
nơi làm việc, thực hiện nghiêm chỉnh bộ luật bảo vệ môi trường. Cùng nhau tuyên
truyền, vận động, thuyết phục những người xung quanh mình cùng tham gia bảo vệ
môi trường, giữ gìn, xây dựng một môi trường xanh-sạch-đẹp.
*Bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của toàn dân, nhưng là những học sinh,
chúng ta cần có những hành động thiết thực gì để giúp môi trường xanh-sạch-đẹp?



Đó cũng là câu hỏi mà nhóm chúng em đang thắc mắc, thầy cô và các bạn sẽ cùng
tìm hiểu với chúng em nhé!
Chúng ta có thể tham gia câu lạc bộ tình nguyện, tổ chức các hoạt động làm sạch
đường phố, trường học của chúng ta. Ở những nơi công cộng, không nên tiện tay
xả rác vô trật tự, phải tìm nơi có thùng rác để vứt. Với vấn đề bảo vệ môi trường,
em tâm đắc nhất với câu nói: "Đừng nói tôi sẽ, mà hãy làm luôn". Sao học sinh
chúng ta không biến bảo vệ môi trường thành một thói quen, một lối sống? Tất cả
học sinh chúng ta đều có thể tham gia bảo vệ môi trường bằng những việc rất đơn
giản như: không sử dụng túi nilong, dùng các phương tiện giao thông thân thiện
với môi trường, tắt tất cả các thiết bị điện không cần thiết, không vứt rác bừa bãi ở
nơi công cộng,... Hoặc chúng ta có thể tổ chức những chương trình nhằm nâng cao
tình yêu thiên nhiên vào những giờ sinh hoạt của tập thể lớp. "Gieo suy nghĩ, gặt
hành động. Gieo hành động, gặt thói quen. Gieo thói quen gặt tính cách. Gieo tính
cách gặt số phận". Vì vậy, việc xây dựng được những ''tính cách" bảo vệ môi
trường, biến nó thành nếp sống, thói quen cho chúng em sẽ cần thiết hơn những lời
kêu gọi. Để bạn bè không vứt rác bừa bãi, chúng em đã nghĩ đến việc: chúng ta có
thể trang trí những chiếc thùng rác. Vì hiện nay, các bạn thường thích những nhân
vật hoạt hình như: minion, baymax, thỏ bảy màu,... nên chúng em có thể dán
những hình ảnh của những nhân vật ấy lên thùng rác nhằm thu hút các bạn bỏ rác
đúng nơi.
VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống.
- Vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết tình huống này sẽ giúp học sinh
chúng em biết vận dụng học đi đôi với hành. Áp dụng những lí thuyết sẵn vận
dụng vào thực tế một cách có hiệu quả, nâng cao vốn sống, kĩ năng sống, mở rộng
kiến thức trên nhiều lĩnh vực,...
- Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, đó là vấn đề cấp bách, là vấn đề chung
của toàn xã hội.
- Kêu gọi cộng đồng hãy chung tay góp phần làm cho ngôi nhà chung của chúng ta

được xanh-sạch-đẹp.
- Chúng ta hãy có những trách nhiệm tốt hơn về việc bảo vệ môi trường và đem lại
cho thế giới một ngôi nhà sạch đẹp.


- Cuộc sống của chúng ta đang ngày càng phát triển, nhưng lại không mấy ai để ý
đến đằng sau công nghiệp hóa-hiện đại hóa là những câu chuyện về ô nhiễm môi
trường mà chúng ta chưa thể kể hết. Mong rằng, chúng ta - những con dân đất Việt
sẽ cùng nhau gìn giữ môi trường sống của mình. Và chúng ta cũng mong rằng, ô
nhiễm môi trường sẽ chỉ còn là dĩ vãng trong thế giới hôm nay và mai sau.
Trên đây là một tình huống thực tiễn mà nhóm học sinh trường Trung học Cơ sở
Thị trấn Vôi đã gặp và giải quyết. Trong quá trình giải quyết vấn đề có thể còn có
những hạn chế nhất định, chúng em mong rằng sẽ nhận được nhiều sự góp ý của
các thầy cô và các bạn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thị trấn Vôi, ngày 14 tháng 11 năm 2015

Người thực hiện
Như Hạnh Trang
Bùi Quang Hưng



×