Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Luận văn tóm tắt các phương thức thể hiện địa danh tiếng đức trong các văn bản tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.1 KB, 7 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------------------

TRẦN THỊ HẠNH

CÁC PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN
ĐỊA DANH TIẾNG ĐỨC TRONG CÁC
VĂN BẢN TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
(BẢN TÓM TẮT)

HÀ NỘI – 2009


Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn bao gồm ba chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về địa danh
- Chương 2: Đặc điểm địa danh tiếng Đức
- Chương 3: Các phương thức thể hiện địa danh tiếng Đức trong các văn
bản tiếng Việt
Trong phần mở đầu, luận văn đề cập đến mục đích, ý nghĩa của đề tài; đối
tượng và phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu và kết cấu của luận văn.
Mục đích chính của luận văn là nghiên cứu đặc điểm hệ thống địa danh tiếng
Đức xét về mặt cấu tạo và ý nghĩa. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất một số
phương án thể hiện địa danh tiếng Đức trong tiếng Việt nhằm phục vụ công tác
giảng dạy ngôn ngữ, văn hóa Đức tại Việt Nam, phục vụ giảng dạy dịch thuật và
qua đó đưa ra một định hướng nhằm chuẩn hóa hệ thống địa danh tiếng Đức
trong tiếng Việt.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là lớp địa danh tiếng Đức bản


địa (địa danh nằm trên lãnh thổ nước Đức, do người Đức đặt tên) và cách xử lý
địa danh tiếng Đức trong tiếng Việt.
Luận văn áp dụng phương pháp nghiên cứu chung là phương pháp phân tích,
tổng hợp và miêu tả.
Chương 1 của luận văn đã ngắn gọn khái quát hóa một số vấn đề lý luận có
liên quan đến tên riêng nói chung và địa danh tiếng Đức nói riêng: Địa danh (tên
địa lí) là tên chỉ các vùng đất, chỉ các khu vực địa hình, nơi cư trú, tên hành
chính v.v. được con người đặt ra để phân biệt các đối tượng địa hình. Địa danh
có thể nói là kho tàng lý thú cung cấp cho chúng ta những thông tin về văn hóa,

1


lịch sử, ngôn ngữ, xã hội của con người trải qua thời gian. Có thể chia địa danh
thành 2 nhóm chính: nhóm địa danh bản địa và địa danh nước ngoài. Nhóm địa
danh nước ngoài là nhóm địa danh rất phức tạp, bởi vì nó liên quan đến những
đặc trưng về ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử, xã hội, chính trị v.v. của các dân tộc
khác trên thế giới và đối với nhóm địa danh này, chúng ta cần phải có một số
cách thức xử lý khác với nhóm địa danh bản địa.
Ngoài ra, chương 1 còn đề cập đến vị trí của địa danh nước ngoài trong hệ
thống thuật ngữ khoa học quốc tế (thuật ngữ khoa học tiếng nước ngoài). Có thể
nói rằng, địa danh nước ngoài không phải là “thuật ngữ khoa học chính thống”
và chúng được xếp vào nhóm “từ, ngữ nước ngoài đặc biệt”.
Cũng trong chương 1, luận văn trình bày một số yêu cầu khi „nhập nội“ địa
danh nước ngoài vào tiếng Việt, như tính chính xác, tính hệ thống và tính đơn
giản, dễ dùng. Chính xác có nghĩa là không gây trùng lặp địa danh và mỗi một
địa danh nước ngoài chỉ nên có một tên gọi tương ứng trong tiếng Việt. Ngoài ra,
khi đưa những địa danh mới vào tiếng Việt, chúng ta cố gắng không phá vỡ tính
hệ thống của những địa danh đã có sẵn và làm sao cho các cách xử lý đơn giản,
dễ dùng và dễ áp dụng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên lưu ý đến việc hạn chế

ngoại lệ trong quá trình nhập nội địa danh nước ngoài do tính phức tạp của nó.
Có quá nhiều ngoại lệ sẽ tạo “cơ hội” cho những lối mòn trong xử lý địa danh
nước ngoài nói riêng và tên riêng nước ngoài nói chung tiếp tục tồn tại và phát
huy tác dụng.
Chương 2 của luận văn trình bày đặc điểm của hệ thống địa danh tiếng Đức
trên phương diện cấu trúc và ý nghĩa. Xét về đặc điểm cấu tạo, địa danh tiếng

2


Đức được chia thành hai nhóm: địa danh được tạo thành từ một từ (nhóm 1) và
địa danh được tạo thành từ một cụm từ (nhóm 2).
Trong nhóm 1, người ta phân biệt giữa nhóm địa danh được hình thành từ
một từ đơn (Simplicia) và nhóm địa danh được hình thành bằng phương thức
phái sinh (Ableitungen) và phương thức ghép từ (Namenkomposita).
Theo nghiên cứu của các nhà địa danh học Đức, địa danh được hình thành từ
một từ đơn chiếm số lượng khá khiêm tốn. Phần lớn địa danh Đức được hình
thành bằng phương thức ghép từ. Địa danh thuộc nhóm này bao gồm hai cấu
phần chính là từ gốc và từ định danh. Luận văn đã có những tập hợp tương đối
chi tiết về các cấu phần này: từ gốc (44 nhóm), từ định danh (12 nhóm). Địa
danh được hình thành bằng phương thức phái sinh bao gồm gốc từ và hậu tố (8
nhóm). Trong số các hậu tố thuộc hệ thống địa danh tiếng Đức có tới 33% hậu tố
gốc Xlavơ. Điều đó cho ta thấy sự tiếp xúc về văn hóa, ngôn ngữ trải qua trong
những cuộc di dân, những cuộc chinh phục các vùng đất của con người còn in
đậm dấu vết trong ngôn ngữ như thế nào.
Trong nhóm 2, có hai tiểu nhóm cơ bản là: địa danh được hình thành từ một
cụm danh từ (danh từ giữ vai trò làm hạt nhân và các yếu tố mở rộng có thể là
danh từ, tính từ hay động từ) và địa danh được hình thành từ một cụm giới từ
(giới từ giữ vai trò làm hạt nhân và yếu tố mở rộng có thể là danh từ). Theo
nghiên cứu của các nhà địa danh học, địa danh thuộc nhóm này chiếm tỉ lệ thấp

trong hệ thống địa danh Đức.
Xét về mặt ý nghĩa và nguồn gốc xuất xứ, địa danh tiếng Đức cũng khá phong
phú. Theo nghiên cứu của một số nhà địa danh, chúng có thể được hình thành từ
tên các loài vật, các hoạt động của con người, những cánh đồng và khu rừng, đặc

3


điểm bề mặt trái đất, màu sắc, vị trí địa lí, quản lí hành chính, nguồn gốc xuất xứ
và con người, tên các con sông. Qua những ví dụ cụ thể có thể thấy: những yếu
tố nêu trên chỉ cấu thành nên một bộ phận trong một địa danh, hiếm khi chúng
cấu thành nên một địa danh hoàn chỉnh.
Cũng trong chương này, tác giả luận văn đã tập hợp được một số nhóm địa
danh tiếng Đức đã xuất hiện trong tiếng Việt như: nhóm địa danh chỉ các bang và
thủ phủ các bang của Đức; nhóm địa danh chỉ biển, sông, hồ; nhóm địa danh chỉ
các thành phố lớn, các trung tâm chính trị, du lịch và danh lam thắng cảnh, ...
Chương 3 của luận văn trình bày kết quả khảo sát việc thể hiện tên riêng
nước ngoài nói chung và địa danh tiếng Đức nói riêng trong tiếng Việt, cụ thể là
trên một số báo in, báo điện tử, tác phẩm văn học và sách chuyên ngành. Kết quả
cho thấy: hiện trạng thể hiện tên riêng nước ngoài còn khá phức tạp và thiếu
thống nhất. Theo thống kê, có tới bốn cách thức thể hiện tên riêng nước ngoài
trong tiếng Việt. Cụ thể như sau:
- Cách viết và đọc theo Hán Việt. Ví dụ: Anh, Pháp, Đức, Nhật
- Cách viết và đọc theo phiên (viết rời, có gạch nối, có dấu chữ, dấu thanh).
Ví dụ: Tê-hê-ran, Gioóc-giơ Bu-sơ
- Cách viết và đọc theo phiên (viết liền, không có gạch nối, có dấu chữ, có
hoặc không có dấu thanh). Ví dụ: Campuchia, Libăng, Ảrập Xêút
- Cách viết và đọc theo nguyên ngữ
Ngoài ra, tác giả luận văn cũng trình bày ngắn gọn một số quan điểm và
khuynh hướng khác nhau của các nhà ngôn ngữ học về vấn đề này, đồng thời


4


phân tích một số ưu, nhược điểm của từng phương thức mà mỗi khuynh hướng
đưa ra.
Dựa vào đặc điểm địa danh tiếng Đức và một số qui định hướng dẫn cách viết
tên riêng nước ngoài trong tiếng Việt (Quyết định năm 1984 của BGD & ĐT về
cách viết và cách đọc tên riêng nước ngoài trên văn bản tiếng Việt; bản „Quy
định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa“ ban hành kèm theo
Quyết định số 07/2003/QĐ – BGD-ĐT ngày 13.03.2003 của Bộ trưởng BGDĐT; bản dự thảo “Quy định cách viết, cách đọc tên riêng nước ngoài trong các
văn bản quản lý nhà nước” của Viện Ngôn ngữ học), tác giả luận văn đề xuất
phương án xử lý đối với nhóm từ địa danh tiếng Đức. Cụ thể là:
- Giữ nguyên cách phiên âm Hán-Việt: Áp dụng đối với tên nước Đức và
hai tên biển: Ostsee (tiếng Việt: biển Bantíc), Nordsee (tiếng Việt: biển
Bắc/Bắc Hải).
- Dịch nghĩa: Áp dụng đối với nhóm địa danh mà ý nghĩa từ vựng còn hiển
hiện rõ ràng (phụ chú thêm phần nguyên dạng trong dấu ngoặc đơn).
- Dịch nghĩa kết hợp phiên chuyển: Nhóm địa danh gồm có một phần là
danh từ chung (thuật ngữ) và một phần là thuần tên riêng: dịch phần thuật
ngữ và phiên chuyển phần tên riêng. Và phần tên riêng để phiên chuyển
phải lấy nguyên gốc từ tiếng Đức.
- Phiên chuyển: Áp dụng đối với tất cả các nhóm địa danh tiếng Đức còn
lại như tên các thủ phủ, các trung tâm lớn, thành phố, thị trấn v.v. Nhóm
địa danh này sẽ được ghi lại theo cách phiên âm bằng hệ thống chính tả
tiếng Việt. Tác giả luận văn đã lập ra bảng phiên âm các phụ âm đầu,
nguyên âm hạt nhân và các phụ âm sau của tiếng Đức, ghi lại cách phiên

5



âm bằng các chữ cái tiếng Việt tương ứng. Trong phần phiên chuyển
nhóm địa danh này, tác giả luận văn cũng đưa ra một số qui tắc cụ thể
như: Bổ sung thêm 2 phụ âm f, j; bổ sung một số tổ hợp phụ âm đầu; có
gạch nối giữa các âm tiết và không có dấu thanh.
Trong phần kết luận, tác giả luận văn đưa ra những nhận xét khái quát về
những vấn đề nghiên cứu trong chương 1, 2 và 3 đồng thời mở ra những hướng
nghiên cứu mới như: nghiên cứu từng nhóm địa danh cụ thể trong tiếng Đức (Ví
dụ: khảo sát Tên đường phố của thủ đô Berlin và thủ đô Hà Nội - đối chiếu Đức
Việt hay Những nét văn hóa trong hệ thống nhân danh tiếng Đức v.v.) hoặc biên
soạn một cuốn từ điển Đức-Việt về địa danh Đức.

6



×