Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Xây dựng bài giảng video online cho các tiết dạy khó môn Toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (783.61 KB, 9 trang )

Bài dự thi
TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC

Chủ đề
XÂY DỰNG BÀI GIẢNG VIDEO
ONLINE CHO CÁC TIẾT DẠY KHÓ
Môn Toán

Tác giả: Đặng Trung Hiếu


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Kiên Giang, ngày 26 tháng 9 năm 2016

Bài Dự Thi

TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC
- Họ và tên tác giả: Đặng Trung Hiếu
- Email: – Điện thoại: 0939239628
- Nghề nghiệp: Giáo viên dạy Toán trung học phổ thông.
- Đơn vị công tác: Trường Trung Học Phổ Thông Long Thạnh
- Địa chỉ: Ấp Đồng Tràm - Xã Long Thạnh - Huyện Giồng Riềng - Kiên Giang
(077.3822602)
Mục lục
1. Tiêu đề: Xây dựng video bài giảng online cho các tiết dạy khó (môn Toán)

Tr 2

2. Mục tiêu của đề tài: ...................................................................................................... 2
3. Sản phẩm video hoàn chỉnh ......................................................................................... 2


4. Các bước tiến hành xây dựng video bài giảng online .................................................. 3
4.1 Thiết kế nội dung bài giảng trình chiếu bằng phần mềm Microsoft PowerPoint .... 3
4.2 Ghi hình bài giảng bằng các thiết bị kỹ thuật số ...................................................... 5
4.3 Sử dụng phần mềm chuyên dụng để tạo ra bài giảng video hoàn chỉnh .................. 6
5. Một số điểm mới, thuận lợi và khó khăn khi làm video bài giảng online ..................... 6
5.1 Một số điểm mới ....................................................................................................... 6
5.2 Thuận lợi và khó khăn .............................................................................................. 7
6. Tính khả thi và khả năng nhân rộng ............................................................................. 8
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................ 8

1


1. Tên đề tài:
Xây dựng video bài giảng online cho các tiết dạy khó (môn Toán)
2. Mục tiêu của đề tài:
Trong quá trình đứng lớp giảng dạy, người giáo viên thường xuyên gặp phải những tiết
dạy mang nặng tính trừu tượng, nặng nề về lý thuyết, dễ gây cảm giác nhàm chán cho
học sinh khi giáo viên áp dụng cách thuyết trình theo truyền thống.
Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật (máy vi tính, điện thoại thông minh,
máy ảnh kỹ thuật số, phần mềm chuyên dụng phổ biến…) những người giáo viên trẻ
có thể tăng cường tự học, làm chủ công nghệ để áp dụng vào công tác giảng dạy, thông
qua đó cũng tiết dạy đó, chúng ta có thể làm theo cách mới, sinh động hơn, thu hút
người học hơn so với trước kia.
Với mong muốn tạo ra những video bài giảng online sinh động, hiện đại, phát huy tính
tích cực tự học của học trò ở nhà… Tác giả cố gắng kết hợp kiến thức chuyên môn, kỹ
năng sư phạm, kiến thức công nghệ thông tin, kỹ năng sử dụng sản phẩm kỹ thuật số…
để tạo ra các sản phẩm bài giảng online, giúp học sinh có thể tự học ở nhà thông qua
computer, thông qua smartphone, thông qua USB cắm vào các LCD Tivi mới hiện đại
ngày nay.

3. Sản phẩm bài giảng video khi hoàn thành
Video bài giảng sản phẩm sau cùng khi hoàn thành, có thể được upload lên mạng
(youtube.com, facebook.com) để học sinh xem ở nhà, hoặc có thể chiếu trực tiếp trên
lớp dưới sự điều khiển lớp học của giáo viên hoặc chép qua USB về cắm vào tivi LCD
và cho học trò xem offline.
Tác giả chọn bài học số 1: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng (tiết 1) trong
chương trình hình học lớp 11 để làm ví dụ minh họa.
Quý Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp có thể xem video sản phẩm tại địa chỉ này: (hoặc
trong đĩa CD kèm theo)
/>Hoặc kênh youtube sưu tầm nhiều bài giảng khác tại đây:
/>Hoặc tải file bài giảng PowerPoint gốc tại đây:
/>ing
2


4. Các bước tiến hành xây dựng video bài giảng online
4.1 Thiết kế nội dung bài giảng trình chiếu bằng phần mềm Microsoft PowerPoint
Bài 1: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng (hình học lớp 11)
STT

1

2

3

Nội dung – HĐ Giáo viên & Học sinh Slide trình chiếu
Giáo viên gợi động cơ vào bài học mới. Slide 1
Dẫn từ câu chuyện thực tế cuộc sống,
thấy việc học vấn đề mới là một nhu cầu

“tất yếu”.
Kết hợp với hình ảnh trực quan, cách
làm hiện đại, âm thanh hòa trộn, giúp
tăng cảm xúc tiếp thu bài học mới cho
học sinh.
Vào nội dung bài học mới: Khái niệm
mặt phẳng; điểm thuộc phẳng; biểu Slide 2 đến slide 7
diễn hình không gian;
Ở phần này, giáo viên thuyết trình kèm
hình ảnh trực quan, dẫn dắt người học
vào các mục mới của bài học, giúp
người học hình thành các khái niệm
mới.
Riêng mục biểu diễn hình không gian
(slide 7). Giáo viên dẫn dắt bài học mới
cho học sinh thông qua câu chuyện vui
hài hóm hỉnh đối thoại của 2 giáo viên.
Từ đó đi vào nội dung mới.
Slide 8 – 9
Ví dụ 1, ví dụ 2:
Để phát huy tính tích cực, kéo người
học tham gia vào nội dung giáo viên
đang trình bày. Tác giả thiết kế 2 ví dụ
1, 2 dưới dạng bài tập trắc nghiệm. Thời
gian để hoàn thành cho 2 ví dụ này là
30s.
Ở ví dụ 2: giáo viên vào câu chuyện với
phong cách hài hước hỏm hỉnh, để thu
hút học sinh vào bài học.
Học sinh thực hành để hiểu cách biểu

diễn hình không gian.

3


4

5

6

Nội dung phần này gồm các tính chất
thừa nhận:
Tính chất 1, tính chất 2, tính chất 3, tính
chất 4, tính chất 5, tính chất 6.
Nếu so với cách dạy truyền thống trên Slide 10 đến slide 20
lớp bình thường, học sinh đòi hỏi phải
chịu khó tưởng tượng và nghe thuyết
trình của giáo viên, dễ rơi vào nhàm
chán.
Nhờ cách xây dựng video bài giảng,
chúng ta có thể kèm hình ảnh minh họa
sinh động, đặc biệt là các hình ảnh
“động 3600” được làm từ phần chuyên
dụng Cabri 3D.
Trong phần này cũng có các ví dụ củng
cố để giúp người học động não suy
nghĩ, phát huy tính tích cực của học
sinh. Gồm các ví dụ 3, 4, 5.
Ví dụ 6 được làm theo cách truyền thống

để học sinh thực hành với bút và giấy rèn
Thực hành tìm giao tuyến của 2 mặt luyện kỹ năng làm bài tập:
phẳng. (ví dụ 6)
Cái bất lợi lớn nhất của xây dựng video
bài giảng online là ít kéo người học vận
động chân tay, cầm bút lên thực hành
làm bài tập để có kỹ năng làm bài tập,
mà người học dễ rơi vào trạng thái chỉ
ngồi nghe.
Để khắc phục nhược điểm này, tác giả
cố tình tạo ra một ví dụ để cùng làm với Bài tập tương tự, cho người học tự làm:
học sinh với phấn trắng và bảng đen
theo cách truyền thống.
Sau đó, tác giả đưa ra một bài tập tương
tự (ví dụ 7) để cho người học tự thực
hành ở nhà.
Củng cố bài học
Tóm tắt nội dung bài học là một khâu Slide 21: củng cố bài học
quan trọng trong quá trình dạy học,
thông qua bước này sẽ giúp người học
khắc sâu lại lần nữa những gì mình đã
học trong tiết học này.
Tác giả vận dụng sơ đồ tư duy
iMindMap vào để tóm tắt cho trực quan
sinh động. Qua đó giúp người học ghi
nhớ tốt hơn.

4



4.2 Ghi hình bài giảng bằng các thiết bị kỹ thuật số
Sau khi soạn bài giảng trình chiếu với phần mềm Microsoft Power Point, giáo viên
chuẩn bị kịch bản trước, nói cho từng slide. Tiếp đó dùng thiết bị kỹ thuật số để ghi
hình người giảng bài lại.
Đây là một bước khá khó và vất vả, vì phải tưởng tượng được tất cả câu chuyện và nội
dung mình nói ra, kèm theo sự đồng bộ với bài trình chiếu phía sau.
Người dạy có thể để một màn hình máy tính trước mặt mình, để có thể vừa nhìn vào
ống kính nói cho tự nhiên, vừa không quên nội dung bài dạy.
Chúng ta có thể không cần thu hình lồng vào bài dạy, chỉ cần ghi âm bằng lời nói. Tuy
nhiên, từ kinh nghiệm tự học của tác giả, những video bài giảng có kèm giáo viên nói
với vẻ mặt biểu lộ cảm xúc theo bài học, sẽ giúp học sinh thích thú hơn, đặc biệt là
những em có sức học trung bình, yếu.
Chúng ta phải chuẩn bị các thiết bị sau:
Thiết bị ghi hình: máy ảnh kỹ thuật số hoặc smartphone ghi hình được chuẩn HD.
Thiết bị ghi âm: một Micro ghi âm riêng, để đảm bảo âm thanh trong, rõ.
Dụng cụ khác: chân máy, phông nền màu xanh.

Một góc chụp tác giả đang thực hiện tự ghi hình làm bài giảng video
5


4.3 Sử dụng phần mềm chuyên dụng để tạo ra bài giảng video hoàn chỉnh
Sau khi đã ghi hình chuẩn bị tư liệu xong, giáo viên về nhà tiến tiến hành xử lý trên
các phần mềm biên tập video bên cạnh đó cũng phải tiến hành xử lý âm thanh, bằng
phần mềm biên tập âm thanh, để giảm tiếng ồn và rõ giọng nói.
Đây cũng là một khâu rất tốn thời gian và công sức, nó đòi hỏi sự tỉ mỉ và tính sáng tạo
của từng người, sắp xếp làm sao tạo thành một video hoàn chỉnh theo ý nghĩ riêng.
Khi đã xử lý xong âm thanh và hình ảnh của video ghi trực tiếp khi giảng, công đoạn
tiếp theo chúng ta cần tạo ra một video nền (background) từ bài giảng trình chiếu, để
các nội dung lý thuyết, hình ảnh minh họa nó đồng bộ với những gì giáo viên nói trước

màn hình. Để làm điều này chúng ta cần sử dụng một phần mềm ghi lại màn hình và
phần mềm biên tập video nào đó.

Xử lý biên tập tạo ra video bài giảng bằng Adobe Premier
5. Một số điểm mới, thuận lợi và khó khăn khi làm video bài giảng online:
5.1 Một số điểm mới:
Những video bài giảng có rất nhiều trên mạng Internet, tuy nhiên theo tác giả quan sát
với môn Toán thì các video clip đó thường là lời giảng của giáo viên quá thiên về thuyết
trình, xem cảm giác đều đều hơi nhàm chán, chưa cuốn hút được các em học sinh trẻ
năng động bây giờ. Hoặc những video dạng giải bài tập / chuyên đề ghi hình trực tiếp

6


từ bảng xanh, phấn trắng. Chưa áp dụng được những kỹ thuật công nghệ hiện đại cho
bài giảng sinh động hơn.
Bằng cách xây dựng video dạng này, chính do những người giáo viên trực tiếp giảng
dạy tự làm, tự thấy những tiết dạy nào khó truyền đạt theo cách truyền thống. Họ có
lòng yêu nghề mãnh liệt và thúc đẩy quyết tâm tìm một cách nào đó khác tốt hơn để
giúp học sinh tiếp thu bài học tốt hơn, theo cách hiện đại hơn, kèm vận dụng lý thuyết
dạy học tích cực vào đó chắc rằng video bài giảng sẽ chất lượng hơn, cuốn hút hơn.
Tóm lại, video clip bài giảng sinh động hơn, áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích
cực hơn.
5.2 Thuận lợi và khó khăn:
Ngày nay các thiết bị kỹ thuật số như máy tính bảng, điện thoại thông minh, máy tính
xách tay, tivi LCD đọc được USB… đã rất phổ biến với các em học sinh và đặc biệt là
mạng Internet có hầu như khắp mọi nơi. Đó là một cơ hội tuyệt vời để người giáo viên
tự xây dựng các nội dung bài giảng online, giúp học sinh không chỉ học trên lớp, mà
có thể tự học ở nhà hết sức dễ dàng. Hoặc học bất cứ khi nào các em rảnh rỗi với chiếc
smartphone.

Tuy nhiên, cái khó khăn rất lớn là người giáo viên phải thành thạo sử dụng về các thiết
bị phần cứng cũng như phần mềm. Từ sự trải nghiệm của chính bản thân tác giả thấy
để tạo ra một sản phẩm video bài giảng hoàn chỉnh như thế này thì những giáo viên trẻ
cần phải tự học để làm chủ được công nghệ:
Về phần cứng: sử dụng thiết bị ghi hình (máy ảnh kỹ thuật số, smartphone…), thiết bị
ghi âm, sử dụng tốt máy vi tính (laptop/desktop).
Về phần mềm: đối với giáo viên Toán cần biết Cabri3D, Sketchpad/Geogbra; Camtasia
(ghi màn hình); Adobe Premier/Sony Vegas (để biên tập video); Adobe Audition (biên
tập âm thanh); Ms Paint/Photoshop (sửa hình ảnh), Ms PowerPoint…
Nghe thì có vẻ rất nhiều thứ cần phải tự học. Tuy nhiên, ngày nay với những giáo viên
trẻ sau khi ra trường đã được trang bị khá tốt về tin học căn bản, ngoại ngữ. Nên hoàn
toàn có thể tự học được các phần mềm đó trên mạng Internet mà không cần bất cứ đến
trung tâm tin học nào.
Lấy ví dụ từ bản thân tác giả, sống ở vùng quê nông thôn, nhưng với tinh thần yêu thích
ứng dụng công nghệ vào dạy học, nó thôi thúc mình tự học, thời gian khoản 3 mùa hè
7


thì có thể làm chủ toàn bộ các thiết bị phần cứng và phần mềm đó, để phục vụ cho công
tác giảng dạy của mình.
6. Tính khả thi và khả năng nhân rộng:
Như tác giả đã trình bày ở phía trên, có rất nhiều công việc cần phải làm để tạo ra một
video bài giảng online hoàn chỉnh, sinh động, chất lượng. Tuy nhiên đối với các giáo
viên trẻ đang hăng say với nghề nghiệp và yêu thích tự học thì việc này là hoàn toàn
dễ dàng. Không quá khó khăn để để làm chủ cả phần cứng và phần mềm.
Tuy nhiên, mỗi cá nhân tự làm thì phải làm rất nhiều công đoạn và tốn rất nhiều thời
gian. Do đó tốc độ để tạo ra một video bài giảng chất lượng là rất chậm, mỗi học kỳ
như vậy chúng ta chắc chỉ có thể làm 1 hoặc 2 video cho 1 / 2 tiết dạy khó.
Do đó, nếu mỗi trường phổ thông chúng ta tập hợp được một nhóm giáo viên trẻ, có
cùng đam mê, yêu thích ứng dụng công nghệ vào dạy học thì công việc ghi hình, biên

tập, upload video lên Internet sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Giúp các em học sinh ở trường
mình có một kênh tự học sinh động, hấp dẫn… góp phần giảm bớt tình trạng học thêm
dạy thêm mà vẫn nâng cao chất lượng giáo dục.

Tài liệu tham khảo:
- Sách giáo khoa hình học 11 – Nhà xuất bản giáo dục
- Dạy và học hình học 11 – Trần Văn Hạo – Khu Quốc Anh – Nguyễn Mộng Hy
- Cẩm nang phương pháp sư phạm – Nguyễn Thị Minh Phượng – Phạm Thị Thúy…

8



×