Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tóm tắt luận văn đề tài xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu cho công ty chè mộc châu giai đoạn 2015 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.85 KB, 3 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài : XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU
CHO CÔNG TY CHÈ MỘC CHÂU GIAI ĐOẠN 2015 – 2020
Từ khóa: Quản trị chiến lược, thương hiệu, Công ty chè Mộc Châu
Tác giả: Vũ Lệ Hoa - khóa: 2014A
Người hướng dẫn : TS. Phạm Thị Thanh Hồng - Viện phó - Viện Kinh tế
và Quản lý Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế mang tính tất yếu
khách quan, để tận dụng được các cơ hội mà xu thế này đem lại, có nhiều
vấn đề đặt ra, trong đó có một vấn đề hết sức quan trọng là chúng ta cần phải
xây dựng một chiến lược chủ động hội nhập, một chiến lược có thể phát huy
một cách có hiệu quả các nguồn lực và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của
hàng hoá, dịch vụ. Một trong những yếu tố quyết định vị thế của doanh
nghiệp và góp phần đáng kể vào hiệu quả nâng cao năng lực cạnh tranh
chính là vấn đề “thương hiệu”. Đối với sản phẩm nông sản nói chung, sản
phẩm chè nói riêng, các doanh nghiệp thường mong muốn có một thương
hiệu mạnh nhưng lại không thực hiện bước khởi đầu căn bản nhất - xây dựng
chiến lược phát triển thương hiệu.
Công ty chè Mộc châu là một đơn vị có đầy đủ các điều kiện SXKD
tuy nhiên SXKD của Công ty chưa bền vững, sản phẩm chất lượng cao
nhưng hiệu quả kinh doanh kém. Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần
thiết của việc xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu đối với doanh
nghiệp cũng như xuất phát từ nhu cầu thực tế tôi quyết định chọn đề tài “Xây
dựng chiến lược phát triển thương hiệu cho Công ty Chè Mộc Châu giai
đoạn 2015 - 2020” để nghiên cứu,
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn cao học này được thực hiện nhằm mục đích khái quát hóa cơ
sở lý luận về thương hiệu và chiến lược phát triển thương hiệu của doanh
nghiệp, tạo tiền đề cho việc triển khai áp dụng vào thực tiễn hoạt động xây


dựng và phát triển thương hiệu cho Công ty Chè Mộc Châu giai đoạn 2015 2020.
Ngoài ra, luận văn còn có nhiệm vụ phân tích, đánh giá thực trạng
công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty, chỉ ra những việc

1


làm được và chưa được, đồng thời phân tích cơ hội và thách thức đối với
công ty trong vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu. Trên cơ sở những
phân tích, đánh giá này, luận văn đề ra chiến lược, lộ trình phát triển thương
hiệu, đề xuất một số giải pháp cụ thể trong việc định vị, triển khai thực hiện
chiến lược thương hiệu chuẩn cho Công ty Chè Mộc Châu giai đoạn 2015 2020.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề liên quan đến chiến lược kinh
doanh cụ thể cho Công ty Chè Mộc Châu đến năm 2020.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Luận văn tập trung nghiên cứu quá
trình hoạt động, thực trạng môi trường sản xuất kinh doanh cũng như các kết
quả đạt được tại Công ty Chè Mộc Châu dựa trên số liệu thu thập cho 3 năm
gần đây.
4. Phƣơng pháp và số liệu nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp như: Phương pháp phân tích tổng
hợp, thống kê, mô hình hóa, phân tích SWOT… để phân tích và lựa chọn
chiến lược, phương pháp dự báo để phân tích các yếu tố môi trường tác động
tới việc xây dựng chiến lược kinh doanh, trên cơ sở đó đề ra chiến lược kinh
doanh cho phù hợp.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các hình, bảng, phụ lục và danh mục tài
liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương với kết cấu như
sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về về thương hiệu và chiến lược phát triển

thương hiệu của doanh nghiệp.
Đây là phần hệ thống hóa lại các kiến thức về thương hiệu làm cơ sở
cho những chương tiếp theo. Trong chương này đã trình bày được một số
khái niệm, vai trò của thương hiệu và đưa ra cơ sở lý luận về xây dựng phát
triển thương hiệu cho công ty.
Chương 2: Thực trạng công tác xây dựng và phát triển thương hiệu tại
Công ty Chè Mộc Châu.
Phần này Giới thiệu qua tổng quan về Công ty chè Mộc châu, phân tích
các đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty. Phân tích, đánh giá các kết quả đạt
được của công ty trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trên cơ sở phân tích
môi trường vĩ mô và vi mô, môi trường nội bộ công ty, từ đó đưa ra các điểm
mạnh, điểm yếu và các nguyên nhân làm cơ sở để xây dựng phát triển
thương hiệu cho Công ty đến năm 2020.

2


Chương 3: Đề xuất kế hoạch chiến lược phát triển thương hiệu cho Công
ty Chè Mộc Châu giai đoạn 2015 - 2020.
Từ các vấn đề đã nêu trong các chương trước, chương 3 chỉ rõ những
mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển của công ty giai đoạn 2015 2020, từ đó đưa ra các giải pháp thực hiện mang tính thực tiễn, khả thi để
công ty có thể thực hiện thành công các chiến lược đó.
6. Kết luận
Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu có ý nghĩa sống còn đối
với mỗi doanh nghiệp, là một phương pháp hữu hiệu để doanh nghiệp sử
dụng hiệu quả các nguồn lực, đồng thời xác định đúng hướng đi của mình
trong quá trình phát triển, trong điều kiện môi trường kinh doanh luôn thay
đổi nhanh chóng như hiện nay. Trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động bên
trong và bên ngoài, môi trường vi mô, vĩ mô để xác định được những điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ chủ yếu bằng ma trận SWOT, tác giả đã

sử dụng các bước cụ thể để xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu cho
Công ty chè Mộc Châu giai đoạn 2015 - 2020. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra
những đề xuất và kiến nghị nhằm giúp Công ty thực hiện thành công chiến
lược này.
Với khả năng còn hạn chế nên luận văn Xây dựng chiến lược phát
triển thương hiệu là một vấn đề khó khăn, phức tạp, chắc chắn kết quả
nghiên cứu còn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của Quý thầy cô và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN

3



×