Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Một số phương pháp phát triển vận động tinh cho trẻ có hội chứng Down

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 35 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO Q2
TRƯỜNG GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT THẢO ĐIỀN


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
TINH CHO TRẺ CÓ HỘI CHỨNG DOWN

Người thực hiện : Nguyễn Thị Minh
SĐT: 0168.518.2829
Thời gian thực hiện: 10/2014 - 10/2016

Trang 1


MỤC LỤC
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………..

Trang 2

2. Mục tiêu của đề tài …………………………………………..

Trang 3

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ………………………….. Trang 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………………… Trang 3
5. Giả thuyết nghiên cứu ………………………………………… Trang 3
6. Phạm vi nghiên cứu .………………………………………….. Trang 3


7. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………… Trang 3
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.

1. Một số vấn đề có liên quan đến trẻ có hội chứng Down…….

Trang 5

2. Một số đặc điểm tâm sinh lý của trẻ có hội chứng Down…….. Trang 7
3. Một số đặc điểm của hội chứng Down........................................

Trang 8

4. Một số khó khăn của trẻ có hội chứng Down.............................

Trang 10

5. Khái niệm phương pháp giáo dục ……………………………

Trang 11

6. Khái niệm phương pháp hình thành kỹ năng phát triển vận động tinh thông qua các
bài tập và trò chơi ……………………………………………..

Trang 12

Chương 2: Kết quả nghiên cứu
I.

Kết quả nghiên cứu thực trạng ……………………………..


Trang 13

1. Nội dung nghiên cứu ……………………………………......

Trang 13

1.1.Vài nét về địa bàn trẻ được chọn thử nghiệm……………

Trang 13

1.2. Thực trạng mức độ CPTTT của trẻ nghiên cứu…………. Trang 14
1.3. Thực trạng việc thực hiện các phương pháp....................

Trang 15

1.4 Thử nghiệm các phương pháp............................................ Trang 16
II.

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ………………………….

Trang 21

1. Một số phương pháp hình thành kỹ năng phát triển vận động tinh cho trẻ có hội
chứng Down được sử dụng trong thực nghiệm.......................... Trang 22
1.1.

Phương pháp dùng lời ………………………………….

Trang 22


1.2.

Phương pháp làm mẫu, trực quan………………………

Trang 23

1.3.

Phương pháp trò chơi, thực hành ………………………. Trang 24

2. Kết luận……………………………………………………………....

Trang 32

Kết luận và kiến nghị ……………………………………………......

Trang 33

MỞ ĐẦU
Trang 2


I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trẻ khuyết tật nào cũng có những khó khăn về thể chất
và tâm lí. Trẻ chậm phát triển trí tuệ (CPTTT) do bị tổn thương từ bên trong não bộ nên
quá trình tâm lí, quá trình nhận thức và quá trình phát triển thể chất bị hạn chế như: vận
động thô và vận động tinh suy yếu rõ rệt. Vì vậy trẻ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống
sinh hoạt hàng ngày cũng như trong học tập. Trẻ CPTTT thường có những hội chứng đi
kèm như: hội chứng Down, bệnh u bã nhờn, hội chứng Rett, gãy nhiễm sắc thể…
Hội chứng Down là bệnh rối loạn nhiễm sắc thể hay gặp nhất. Những trẻ có hội chứng

Down thường có bất thường ở nhiễm sắc thể thứ 21.
Trẻ hội chứng Down có những đặc điểm về thể chất như:
 Người thấp và béo
 Sống mũi tẹt
 Chân mày có hình vòng cung
 Bàn tay và các ngón tay thường ngắn và rộng
 Các khe mắt xếch
 Các cơ khớp vận động mềm
 Có thể chậm phát triển tâm thần ở một mức độ nào đó – trầm tính và bản chất trẻ
Down dễ quyến luyến, gần gũi, thích được ôm ấp và lôi kéo mọi người khi trẻ thích
người đó.
Sự phát triển vận động tinh của trẻ hội chứng Down trong những năm đầu đời có vai
trò rất quan trọng. Ban đầu, nắm giữ là một phản xạ khi đồ vật được chạm vào lòng bàn
tay, những ngón tay tự động nắm lại. Khoảng từ 2 đến 4 tháng tuổi, trẻ phát triển khả năng
nắm giữ đồ chơi có chủ đích. Đó là tiền đề cho trẻ sau này trong việc học cách kết hợp các
ngón tay, cổ tay và sự chuyển động cánh tay để điều khiển và di chuyển đồ vật. Nhưng do
trẻ Down với đặc điểm: ngón tay và bàn tay ngắn, sự phối hợp của các ngón tay và bàn tay
chưa khéo léo, chưa linh hoạt trong phối hợp tay mắt nên gặp không ít khó khăn trong việc
thực hiện các kỹ năng vận động tinh.
Với thời gian được làm việc trực tiếp với trẻ CPTTT có hội chứng Down trong thời
gian khá dài và cùng với những kinh nghiệm thực tế, tôi nhận thấy rằng đa số trẻ có hội
chứng Down đều gặp những khó khăn trong việc hình thành các kỹ năng vận động tinh.

Trang 3


Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài: “ Một số phương pháp phát triển vận động tinh cho
trẻ có hội chứng Down” để nghiên cứu và tìm ra những phương pháp thực hiện tốt nhất
giúp trẻ CPTTT có hội chứng Down phát triển vận động tinh.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Vận dụng một số phương pháp phát triển vận động tinh cho trẻ hội chứng Down qua
các bài tập và các trò chơi.
III.

ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
1. Khách thể nghiên cứu:
Một số phương pháp phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ có hội chứng
Down 3-4 tuổi trí tuệ
2. Đối tượng nghiên cứu:
Trẻ có hội chứng Down:
Trần Kim Mỹ Ngọc: 10tuổi

IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
1. Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài
2. Thực trạng việc sử dụng một số phương pháp phát triển vận động tinh thông qua
các bài tập và trò chơi cho trẻ có hội chứng Down ở lớp Gấu Bông Trường Giáo
Dục Chuyên Biệt Thảo Điền - Q2
3. Thử nghiệm việc áp dụng một số phương pháp phát triển vận động tinh cho trẻ
có hội chứng Down thông qua các bài tập và trò chơi cho trẻ có hội chứng Down
ở lớp Gấu Bông Trường Giáo Dục Chuyên Biệt Thảo Điền - Q2
V. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Nếu sử dụng một số phương pháp hình thành kỹ năng phát triển vận động tinh thông
qua các bài tập, trò chơi cho trẻ hội chứng Down thì trẻ sẽ sử dụng linh hoạt, nhanh
nhạy, thuần thục các ngón tay nhằm phục vụ tốt cho việc sinh hoạt và phục vụ bản
thân trong cuộc sống hàng ngày.
VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Vì điều kiện thời gian, không gian có hạn nên tôi chỉ tìm hiểu đề tài trong phạm vi: hình
thành kỹ năng phát triển vận động tinh cho trẻ hội chứng Down tại lớp Gấu Bông – Trường
Giáo Dục ChuyênBiệt Thảo Điền.
VII.


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp nghiên cứu lí luận

Phân tích, tham khảo và khái quát hóa tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Trang 4


2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
2.1.

Phương pháp thử nghiệm

Thử nghiệm một số phương pháp phát triển vận động tinh cho trẻ có hội chứng Down
thông qua bài tập và trò chơi phát triển vận động tinh.
2.1.1. Phương pháp dùng lời
2.1.2. Phương pháp trực quan,làm mẫu
2.1.3. Phương pháp trò chơi, thực hành, lặp đi lặp lại
2.2.

Phương pháp quan sát:

Quan sát những biểu hiện của trẻ trong quá trình thử nghiệm để lựa chọn những phương
pháp phù hợp và theo dõi sự tiến triển của trẻ khi được can thiệp.

2.3 Phương pháp xây dựng trò chơi
Trò chơi đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển vận động tinh của trẻ. Nó giúp trẻ
phát huy hết những điều kiện cần thiết cho sự phát triển các hoạt động như: Nhìn, cầm
nắm, phối hợp tay mắt… Hình thành các khái niệm và hiểu biết về hình tượng. Trò chơi
còn được sử dụng như công cụ trị liệu.


Trang 5


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Một số vấn đề có liên quan đến trẻ có hội chứng Down
1.1 Thế nào là hội chứng Down ?
Hội chứng Down là do rối loạn nhiễm sắc thể, gọi là bệnh ba nhiễm sắc thể ở
cặp số 21.
1.2 Nguyên nhân
Tất cả đều do có lỗi ở nhiễm sắc thể thứ 21 trong tế bào, có 3 trường hợp xảy
ra :
-Down thuần (NST tam đồng): Do có thêm NST 21 trong tế bào.
-Down hoán vị: Do NST thứ ba gắn vào một NST khác trong mỗi tế bào.
-Down khảm: Do hỗn hợp tế bào, một số có 3 NST 21, các tế bào khác bình
thường.
1.3 Biểu hiện của hội chứng Down:
Trẻ em và người lớn mắc hội chứng Down có bề ngoài, tính khí và khả năng
rất khác nhau. Mỗi người là một cá nhân độc nhất.
Có khoảng 120 đặc điểm (cần cho bề ngoài và sự trao đổi chất bên trong cơ
thể) được mô tả trong hội chứng Down. Đa số trẻ Down có tối đa 6-7 đặc điểm.
Thiếu khả năng học tập là đặc điểm chung của những người mắc hội chứng Down.
Bất cứ ai cũng có thể có 1 hay 2 đặc điểm được thấy ở hội chứng Down, điều
này hoàn toàn bình thường và chẳng liên quan gì đến hội chứng Down.
 Những biểu hiện:
 Hộp sọ có hình dạng khác: Đầu ngắn, đường kính của hộp sọ ngắn.
 Tóc thẳng, mỏng và thưa.
 Triệu chứng trên mặt: Mặt tròn, mũi tẹt, chân mày cong vòng cung, có nếp
quạt. 50% trẻ mắc hội chứng Down có khoé mắt ngoài cao hơn khóe mắt

trong, 80% có nốt Brushfield (là những nốt trắng nằm ở mép ngoài của tròng
đen), 25% rung giật nhãn cầu (cử động nhãn cầu của mắt sang hai bên diễn ra
với tốc độ cao và khó tự chủ), 65% miệng luôn há nhỏ (lưỡi thè ra ngoài, lưỡi
to), tai nhỏ.
 Gáy mỏng và dẹt.

Trang 6


 Chi ngắn, bàn tay bè, ngón ngắn, ngón út vặp vào trong, đường vân tay kéo dài
qua 4 ngón tay, bàn chân bè, ngón chân cái chõe ra.
 Trương lực cơ giảm vả và các khớp lỏng.
 Một số vấn đề đặc biệt ở trẻ Down:
 Có bệnh tim bẩm sinh (40%).
 Chức năng tuyến giáp kém: Thiểu năng tuyến giáp (ở 19% trẻ Down và 30%
người lớn bị Down).
 Mắt và tật thị giác: Lác mắt -35%; Đục thủy tinh thể -75%; Cận thị -70%; Giác
mạc hình chóp -70%.
 Tai và tật thính giác: Ráy tai cản trở khả năng tiếp thu âm thanh, viêm tai giữa
kinh niên, bị điếc dẫn truyền và điếc bẩm sinh -60%.


Chứng AlZheimer (mất trí) động kinh ở người Down lớn tuổi: 30-40 tuổi

chiếm 30%, 40-50 tuổi chiếm 50%, chiếm trên 80%.
 Những bệnh về đường ruột và dạ dày: Đường ruột bẩm sinh nhỏ-6%
 Bệnh bạch cầu, sai khớp đốt sống cổ.
 Các vấn đề về thể chất:
 Chậm phát triển:
 Vấn đề thích nghi và duy trì tư thế chống lại trọng lực.

 Vấn đề chất lượng vận động, ví dụ như thăng bằng, kiểm soát thân mình,
xoay, duỗi.
 Trương lực cơ thấp:
 Rất thiếu khả năng chống lại, vận động thụ động, dù điều này mỗi trẻ mỗi
khác và cải thiện theo tuổi.
 Các khớp lỏng lẻo:
 Điều này xảy ra ở mỗi trẻ mỗi khác, nhưng thường thì các dây chằng bình
thường giữ các khớp ổn định có thể rất chùng. Điều này có thể đưa tới một
tầm tâm vận động rất rộng ở vài khớp, và có thể gây khó khăn nhiều hơn cho
trẻ khi muốn tự sắp xếp chúng vào đúng vị trí để ngồi hay đứng. Ở những
trường hợp nặng nhất có thể trẻ sẽ phải vận động 2 chân thành vòng tròn để
chuyển từ tư thế ngồi sang nằm sấp.
 Tính không ổn định này có thể ảnh hưởng đến một trong những khớp cổ giữa
đốt thứ nhất và đốt thứ 2. Đây là tính không ổn định của đốt đội trục. Không
Trang 7


có bằng chứng nào cho thấy không nên cho trẻ Down chơi các môn thể thao
hay tham gia các hoạt động thể dục bình thường trong trường học.
 Kiểm soát tư thế kém: Trẻ sơ sinh có thể khó cố định khung xương chậu ảnh
hưởng đến việc ngồi, không đủ khả năng kiểm soát đầu và thân.
 Giữ thăng bằng kém:
 Vai và hông có tính vững vàng ở mức độ thấp. Khó thực hiện các vận động cô
lập.
 Khó thay đổi tư thế: Thường kết hợp với xoay thân kém, hông và vai không
vững vàng.

LOẠI

TỈ


LỆ

MẮC CÁC NST TÌM THẤY

PHẢI (%)
NST

21

95

tam đồng
Hoán vị

ĐẶC ĐIỂM VÀ TRÍ
TUỆ

Có thêm NST 21 trong mỗi tế Dạng phổ biến.
bào.

4

NST 21 thứ 3 gắn vào một NST Dạng phổ biến.
khác trong mỗi tế bào.

Khảm

1


Hỗn hợp tế bào, một số có 3 Đặc điểm thể chất mờ
NST 21, các tế bào khác bình nhạt hơn và có khả năng
thường.

trí tuệ.

1.4 Phân loại các hội chứng Down:
Tất cả trẻ Down đều có lỗi ở nhiễm sắc thể 21 trong tế bào. Hội chứng Down
được chia thành 3 loại dựa trên số lượng và cách chúng xuất hiện. Ba dạng này ảnh
hưởng đến các cơ hội có thai trong tương lai theo nhiều cách khác nhau.
Trẻ Down luôn luôn phát triển trước nhưng với tốc độ chậm hơn trẻ khác và
ít trọn vẹn hơn. Khả năng và tiềm năng độc lập ở mỗi trẻ khác nhau.
Tuổi thọ trung bình thấp hơn tuổi thọ trung bình của người bình thường
khoảng 10 năm (hiện nay là 60 tuổi).
2. Một số đặc điểm tâm sinh lý của trẻ có hội chứng Down có liên quan đến
chậm phát triển trí tuệ.
Trang 8


Xét về bản chất, hội chứng Down không phải là một dạng CPTTT mà đây chỉ
là một hội chứng đi kèm. Nhưng với một số khó khăn mắc phải của trẻ có hội chứng
Down liên quan đến chậm phát triển là: Khiếm thị và khiếm thính, ngôn ngữ và lời
nói yếu kém, tập trung chú ý ngắn, khó lưu giữ thông tin để sử dụng, khó suy nghĩ
và suy luận…Không ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí tuệ nhưng nó là một
trạng thái tâm sinh lý cần thiết đi kèm để các quá trình tâm lý được phản ánh tốt
hơn. Vì thế, khả năng tập trung chú ý của trẻ bị giảm sút sẽ phần nào hạn chế khả
năng tư duy và phát triển của trẻ. Do đó, phần lớn trẻ có hội chứng Down đều có
dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ.
3. Một số đặc điểm của hội chứng Down có liên quan đến chậm phát triển trí
tuệ:

3.1. Khiếm thính:
- Để diễn đạt được ngôn ngữ trẻ phải cần sự tiếp nhận thông tin từ 2 phía đó là:
Thông tin thính giác và thị giác. Hầu hết, trẻ có hội chứng Down đều gặp trở ngại ở
2 vấn đề này, một phần nào cũng làm suy giảm khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ.
Trẻ không diễn đạt được điều trẻ nói thì người khác cũng không hiểu được trẻ muốn
nói gì.
- Trẻ Down thường gặp vấn đề về tai và tật thính giác: Do ráy tai cản trở khả năng
tiếp thu âm thanh, do đó ảnh hưởng đến việc tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin.
Thiếu trí nhớ thính giác ngắn hạn.
- Viêm tai giữa kinh niên, bị điếc dẫn truyền và điếc bẩm sinh chiếm 60%. Cần phải
kiểm tra thính lực vài năm một lần và lấy ráy tai 2 năm một lần. Do vậy sẽ ảnh
hưởng đến vấn đề phát triển ngôn ngữ ở trẻ.
3.2.Thị giác:
- Mắt và tật của mắt: Lác mắt: 35%, đục thủy tinh thể: 75%, cận thị: 70%, giác mạc
hình chóp:10%. Ba tật cuối cùng sẽ tiến triển chậm hơn trong suốt cuộc đời của trẻ.
Cần kiểm tra mắt và thị lực của trẻ theo định kỳ: lúc sơ sinh, 3 tuổi, 6 tuổi,12 tuổi,18
tuổi và sau 40 tuổi thì cứ 5 năm một lần.
Do đó, việc tiếp nhận thông tin qua thị giác chậm, mắt yếu nên khi quan sát
sự vật mắt trẻ điều tiết nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc tập trung chú ý của trẻ làm cho
trẻ khó duy trì được khả năng chú ý. Trẻ sẽ bị hạn chế vấn đề lưu giữ thông tin
trong vấn đề tri giác hình ảnh.
3.3. Sự chú ý:
Trang 9


- Sự chú ý và sự tập trung chú ý có những điểm khác biệt nhau. Chú ý là sự nhận
thức của trẻ về những sự việc hiện tại xung quanh và trẻ cảnh giác với những điều
thay đổi xảy ra trong môi trường xung quanh đó. Tập trung chú ý là khả năng của
trẻ có thể chú trọng vào một khía cạnh đặc trưng nào đó của môi trường và chỉ
hướng tư tưởng và sự chú ý vào việc đó.

- Trẻ có hội chứng Down thường gặp vấn đề về khả năng chú ý, khoảng thời gian
tập trung chú ý ngắn hạn. Trẻ không có thời gian tập trung, thường bị sao nhãng.
Trẻ thường hay bị trì hoãn, chần chừ, bắt đầu cũng chậm mà kết thúc cũng chậm,
thường hay bị phân tán bởi các tác nhân xung quanh. Thực hiện các thao tác cũng
chậm chạp. Khả năng quan sát kém. Với trẻ suy giảm năng lực tập trung, khả năng
tập trung chọn lọc của trẻ chỉ đạt ở mức độ nhất định.
3.4. Trí nhớ
- Trẻ có hội chứng Down hầu như trẻ đều thiếu hụt về trí nhớ ngắn hạn nhất là trí
nhớ thính giác, biểu hiện chủ yếu là qua việc nghe. Nói cách khác, những trẻ này
gặp khó khăn trong việc lưu giữ thông tin nói nhiều hơn là thông tin nhìn. Trí nhớ
ngắn hạn còn hạn chế nên ảnh hưởng đến trẻ về mặt diễn tả trong khi nói lẫn khi
viết. Mặc dù, trẻ nhớ nhiều nhưng không biết dùng trí nhớ để diễn đạt. Sau khi lặp
lại nhiều lần trẻ thường chán nản hoặc diễn đạt một cách rời rạc.
- Đa số trí nhớ của trẻ là trí nhớ hình ảnh thiếu logic, hạn chế về biểu tượng.
3.5. Sự phối hợp vận động:
- Vận động được chia thành ba loại: vận động thô, vận động tinh và vận động phối
hợp tay- mắt và chân- tay.
Vận động thô là khả năng phối hợp những động tác của các cơ bắp lớn trong
cơ thể để thực hiện hành động như: chạy, nhảy, giữ thăng bằng, nhảy lò cò hay có
thể chạy xe đạp…
Vận động tinh là sự phát huy cử động các cơ bắp chính xác để thực hiện động
tác tinh vi, khéo léo như hành động đặt chồng đồ vật này lên đồ vật khác, cài nút áo,
cột dây giày…
Vận động phối hợp tay – mắt hoặc chân – mắt là những kỹ năng giúp trẻ
dùng mắt kết hợp với đôi tay hoặc đôi chân để thực hiện hành động như: đẩy bóng,
ném bóng, đá bóng hoặc các môn cần dùng vật để tương tác.

Trang 10



- Phần lớn trẻ đều gặp trở ngại với vận động nhưng chủ yếu là vận động tinh làm
ảnh hưởng tới việc học tập của trẻ. Trẻ thường gặp khó khăn trong việc cầm bút, xỏ
dây giày, trò chơi lắp ghép…
Đối với vận động thô, trẻ xử lý cũng chậm chạp, vụng về và thường hay gặp
trở ngại về các động tác như chạy, leo trèo…Trẻ ít chịu vận động, thích ngồi yên
một chỗ, rất ngại trong các hoạt động vận động vì các cơ lỏng lẽo, yếu dễ bị ngã…
Với trẻ gặp khó khăn trong vận động phối hợp tay – mắt không thể vừa xem
bảng vừa chép bài khi tập viết chữ. Ngoài ra, trẻ không thể chơi những môn thể thao
như: bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông… Trong sinh hoạt hàng ngày, do việc
phối hợp vận động kém, trẻ cũng dễ thất bại trong các kỹ năng tự phục vụ: xúc ăn,
mặc quần áo…
3.6. Về ngôn ngữ và giao tiếp
- Đa số trẻ có hội chứng Down đều gặp khó khăn về giao tiếp, nhất là vấn đề phát
âm. Do đặc điểm về bệnh lý làm ảnh hưởng đến việc phát âm của trẻ như: Miệng
hay há ra, lưỡi ngắn, to và dày làm cho trẻ phát âm không rõ, có một số trẻ lấy hơi
rất yếu khi phát âm. Do đó, làm suy giảm khă năng phát âm của trẻ.
Đối với trẻ này vẫn có khả năng lĩnh hội từ vựng mới nhưng diễn đạt lại rất
chậm. Trẻ thường gặp trở ngại trong cả việc phát âm và việc sử dụng ngôn từ. Đa số
trẻ biết nói chậm, có những trẻ đến 5-6 tuổi vẫn chưa nói được rõ ràng, chỉ phát ra
những âm gió hoặc những tiếng ngọng nghịu khó nghe. Một số biểu hiện nhỏ của sự
trục trặc trong chức năng nói là tật nói lắp, hậu quả của trí nhớ tạm thời ngắn hạn. Ý
tưởng được hình thành nhưng trí nhớ tạm thời hạn chế nên không thể lưu giữ từng
mảng của ý tưởng đó cho đến khi toàn bộ ý tưởng được hoàn tất và trẻ có thể bật ra
lời nói. Nên trẻ thường hay quên phần đầu khi nhớ được phần cuối và thường ngập
ngừng để suy nghĩ lại từ đầu những gì trẻ đã nghĩ.
- Ngoài ra cách diễn đạt câu cũng không trọn vẹn, nói câu cụt, câu què rất khó hiểu.
Cách sử dụng câu cũng rất ngắn, không có khả năng diễn đạt được câu dài. Vốn từ
nghèo nàn. Khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ viết cũng khó khăn, chỉ ở mức độ sao
chép.
4. Một số khó khăn của trẻ có hội chứng Down thường gặp trong quá trình hình

thành kỹ năng phát triển vận động tinh thông qua các bài tập và trò chơi:
- Vận động tinh là sự phối hợp khéo léo của các ngón tay trong bàn tay, cổ tay, sự
phối hợp tay mắt một cách tinh tế…Chính vì thế, chức năng của hai bàn tay rất quan
Trang 11


trọng cho chúng ta tương tác với môi trường xung quanh. Thông qua việc tiếp xúc
với cơ thể của chúng ta, với mọi người và vật thể khác. Bàn tay là công cụ thường
được sử dụng để vui chơi, làm việc và thực hiện các công việc tự chăm sóc và phục
vụ bản thân. Tất cả các chức năng này của bàn tay là do vỏ não điều khiển. Chúng
dựa vào sự phối hợp tay- mắt và các kỹ năng tri thức, nhận thức xã hội.
- Khi chức năng của bàn tay bị hạn chế trẻ sẽ ít có cơ hội dùng hai bàn tay để học
tập và khám phá thế giới xung quanh.
 Những khó khăn thường gặp trong việc hình thành kỹ năng vận động tinh của trẻ
Down:
Các vận động thuộc các kiểu vận động hoàn toàn rập khuôn, thường là các
kiểu phản xạ.
Cử động cô lập kém- không thể cử động bộ phận này mà không làm bộ phận
khác cử động theo
Hai bàn tay có thể ở vị trí không nhìn thấy vì khuỷu tay thường gập lại.
Phối hợp tay mắt kém.
Ví dụ: cởi nút áo, cởi dây giày, tô màu theo mẫu, nhặt đồ chơi vào rổ…
Tầm vận động của các khớp bị hạn chế sẽ gây khó khăn cho việc cầm nắm và
thực hiện cử động tinh tế.
Bàn tay có thể bị nắm chặt vì trương lực cơ cao.
Ngón cái có thể bị thu vào trong (khép lại nằm ngang trong lòng bàn tay). Cổ
tay có thể bị gập lại.
Cầm nắm kém, buông ra khó khăn, ảnh hưởng đến một tay hoặc cả hai tay.
Khó giữ khuỷu tay để với lấy đồ vật.
Xử lý cảm giác kém.

Khi ngồi phải tựa tay vịn, do đó không có sự ổn định để tay và bàn tay cử
động tự do.
Chứng co rút khớp phát triển.
Việc học các kĩ năng mới có thể làm cho trương lực cơ tăng lên quá mức làm
ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể.
5. Khái niệm phương pháp giáo dục:
Là các con đường, các cách thức, các phương pháp hoạt động giáo dục nhằm gắn
bó lẫn nhau giữa thầy và trò để chiếm lĩnh các nội dung giáo dục nhằm đạt được các
mục đích giáo dục đặt ra.
Trang 12


6. Khái niệm phương pháp hình thành kỹ năng phát triển vận động tinh thông qua
các bài tập và trò chơi :
Là một môn khoa học ứng dụng, nó nghiên cứu các quy luật phát triển vận động
của trẻ thông qua hệ thống các khái niệm cơ bản của môn học, mục đích, nhiệm vụ,
nội dung, đặc điểm, phương pháp, phương tiện, điều kiện để hình thành và phát triển
vận động cho trẻ một cách tốt nhất.

Trang 13


CHƯƠNG II
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
I. Kết quả nghiên cứu thực trạng:
1. Nội dung nghiên cứu:
1.1.

Vài nét về địa bàn trẻ được chọn thử nghiệm:


 Địa bàn nghiên cứu là trường Chuyên Biệt Thảo Điền, Q2. Đây là ngôi trường mà
tôi đang công tác giảng dạy trực tiếp trên trẻ. Trường được trang bị cơ sở vật chất
đầy đủ, không gian học rộng rãi, thoải mái.
 Trường Chuyên Biệt Thảo Điền chia làm 2 khối học:
-

Khối Mầm Non: 1 lớp mầm, 2 lớp chồi và 1 lớp kỹ năng sống.

-

Khối tiểu học : 1 lớp 1A, 1 lớp 1B, 1 lớp 1C1, 1 lớp 1C2, 1 lớp 2.

 Về cơ sở vật chất:
-

Được trang bị phòng ốc đầy đủ phục vụ cho việc giảng dạy và học tập (phòng
vi tính, phòng học cá nhân, phòng học nhóm lớp…) và các phòng chức năng
( phòng tâm vận động, phòng can thiệp sớm, phòng hỗ trợ hòa nhập, hướng
nghiệp…) , khuôn viên sinh hoạt rộng rãi, thoáng mát.

-

Đồ dùng học tập cho cô và trẻ đầy đủ, đa dạng và phong phú với nhiều thể
loại…

 Về nhân sự:
-

Trường gồm 29 Cán bộ- Giáo viên- Công nhân viên phụ trách các bộ phận
khác nhau trong trường :


+ Ban giám hiệu : 3 người
+ Giáo viên mầm non: 12 người
+ Giáo viên tiểu học: 6 người
+ Công nhân viên: 8 ngườì
 Về chuyên môn:
- Đa số các giáo viên trong trường đều có chuyên môn về chuyên ngành giáo dục
đặc biệt và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn.
- Luôn tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên đề học hỏi thêm những phương pháp mới
ứng dụng vào công tác giảng dạy.
 Về số lượng học sinh:
Trang 14


- Tổng số học sinh : 109 học sinh. Trong đó có 85 học sinh học bán trú. Có 46 học
sinh tiểu học, 39 học sinh mầm non, 22 hoc sinh can thiệp sớm và hỗ trợ hòa nhập.
1.2.

Thực trạng mức độ CPTTT của trẻ nghiên cứu

- Nghiên cứu mức độ CPTTT của 1 trẻ điển hình để thử nghiệm một số phương pháp hình
thành kỹ năng phát triển vận động tinh cho trẻ.
- Quan sát trẻ tại lớp học, nghiên cứu hồ sơ và trao đổi phụ huynh.

- Theo bảng lượng giá cuối năm học 2014- 2015 của trẻ ghi nhận một số nhận xét như sau:
Họ và tên: Bé Trần Kim Mỹ Ngọc
Học lớp: Gấu Bông
Trường Giáo Dục Chuyên Biệt Thảo Điền – Q2
Sinh năm: 30/9/2004


Giới tính: Nữ

Dạng tật : Down
* Về nhận thức: Khả năng của bé đạt ở mức độ khoảng 4 tuổi
* Kỹ năng tự phục: Nhìn chung, kỹ năng tự phục vụ của bé tốt
+ Biết tự đi vệ sinh và biết tự vệ sinh sạch sau khi đi.
+ Biết rửa mặt, rửa tay.
+ Tự xúc ăn, tự thay quần áo thun.
+ Tự lấy nước uống.
* Ngôn ngữ giao tiếp:
+ Ngôn ngữ hiểu của bé tương đối tốt. Bé hiểu được khi các cô và các bạn nói hoặc khi có
yêu cầu. Bé rất thân thiện với mọi người, thích được giao lưu với người lạ, dễ gần, dễ thích
nghi với môi trường mới.
+ Ngôn ngữ nói: Bé nói được từ đơn, từ đôi, và một số câu ngắn, bé rất thích ca hát và có
thể hát được một số bài hát ngắn nhưng có một số âm và một số từ bé phát âm không được
rõ. Vốn từ của bé vẫn còn hạn chế nên bé chưa giao tiếp được với mọi người xung quanh
bằng ngôn ngữ.
+ Biết chào các thầy cô trong trường và tạm biệt các bạn khi đi học về.
+ Biết nói cho con khi xin cái gì đó.
+ Biết nói xin lỗi khi gây ra chuyện và biết cảm ơn khi mọi người cho quà.
+ Vận động tinh: Kỹ năng vận động tinh cần phải luyện tập nhiều để sự phối hợp tay – mắt
mới có thể thực hiện các thao tác nhanh nhạy hơn
-Vận động thô: Vận động thô của bé tương đối tốt. Có thể thực hiện tốt các bài tập đi đứng
chạy, nhảy, bật, bò, trườn.
Trang 15


1.3.

Thực trạng việc thực hiện các phương pháp hình thành kỹ năng phát triển

vận động tinh cho trẻ có hội chứng Down tại trường.

- Quan sát thực tế trên trẻ:
Họ và tên: Bé Trần Kim Mỹ Ngọc
Học lớp: Gấu Bông
Trường Giáo Dục Chuyên Biệt Thảo Điền – Q2
Sinh năm: 30/9/2004

Giới tính: Nữ

Dạng tật : Down
Ngày quan sát: 15/2/2016 -> 29/2/2016
Người quan sát: Nguyễn Thị Minh - giáo viên chủ nhiệm
KHẢ NĂNG VẬN ĐỘNG TINH CỦA TRẺ TRƯỚC KHI THỰC NGHIỆM
MỨC ĐỘ

STT
NỘI DUNG QUAN SÁT

Có thể

1.

Rót nước vào ly

+

2.

Xếp chồng 2 khối


+

3.

Xâu 1-2 khối lỗ to

4.

Ghép 3 mảnh ghép bitis 40cm lại với

Đôi khi

Không thể

+
+

nhau
5.

Cầm bút vẽ ngoạch ngoạc trên giấy

6.

Tô màu không lem

+

7.


Cầm bút chì bằng ngón cái và các

+

+

ngón tay theo kiểu chụm 3
8.

Lau bàn

+

9.

Biết cách cầm kéo

10.

Chơi trò chơi bằng các ngón tay

+

11.

Dán giấy màu

+


12.

Lăn tự do đất nặn

+

13.

Lăn bóng

+

14.

Nắm đồ vật trong lòng bàn tay

+

15.

Thả 3 khối vào đúng vị trí

+

+

Trang 16


- Thời lượng quan sát: 5 buổi/ 1 tuần.

- Các phương pháp thử nghiệm :

120%
100%

85%

80%

100%
60%

60%
40%

31,5%

20%
0%

Phương pháp trực Phương
quan, làm mẫu

pháp Phương pháp trò Phương pháp khác

dùng lời

chơi, thực hành

 Qua biểu đồ cho ta thấy giáo viên đã sử dụng các phương pháp “ Hình thành kỹ

năng phát triển vận động tinh cho trẻ có hội chứng Down thông qua các bài tập và
trò chơi” và được áp dụng hiệu quả nhất đó là: Phương pháp trò chơi, thực hành.
1.4 Thử nghiệm các phương pháp hình thành kỹ năng phát triển vận động tinh
thông qua các bài tập và trò chơi trên trẻ có hội chứng Down.
 Cơ sở lựa chọn các phương pháp cho từng trẻ.
- Dựa vào khả năng và nhu cầu của từng trẻ
- Dựa vào đặc điểm đặc trưng cơ bản của trẻ có hội chứng Down.
- Dựa vào cơ sở lý luận của từng phương pháp.
- Dựa vào điều kiện thực tế của trường làm thử nghiệm.
 Cách thức tác động:
- Lựa chọn các phương pháp phù hợp cho từng đối tượng trẻ như: tiếp cận cá nhân,
lặp đi lặp lại, tay trong tay, trò chơi, luyện tập chức năng…
- Trao đổi và thống nhất phụ huynh về việc thực hiện các phương pháp áp dụng trên
trẻ.
- Hướng dẫn phụ huynh cùng thực hiện các phương pháp hình thành kỹ năng phát
triển vận động tinh cho trẻ tại trường và tại gia đình.
- Thực nghiệm quan sát và ghi lại các kết quả.
 Thời gian thực nghiệm: 1/3/2016 -> 30/5/2016

Trang 17


 Phương pháp quan sát: Trong quá trình nghiên cứu, tiến hành quan sát để có những
thông tin về trẻ.
- Quan sát trước khi can thiệp nhằm tìm hiểu nhu cầu, năng lực của trẻ và quan sát
ngay cả trong khi can thiệp để biết được những tiến bộ của trẻ.
- Kĩ thuật quan sát: quan sát tự nhiên và ghi chép lại các diễn biến của trẻ trong khi
quan sát trẻ.
- Tôi đã tiến hành quan sát trẻ trong 2 tuần (từ ngày 15/ 2/2016 đến ngày 28/2/2016),
Kết quả quan sát trong 2 tuần:

 Tuần 1: 15/2/2016 -> 21/2/2016
 Thứ 2 : (15/2/2016) Quan sát giờ tạo hình
- Trong giờ tạo hình khả năng tập trung chú ý của Ngọc tương đối khá nên bé rất tập
trung khi tô màu hình tròn. Khi tô các ngón tay bé cầm chưa đúng cách, tì rất
mạnh lên cây bút màu nên thường bị gãy màu khi tô. Nét tô bé đậm, tô nét ngắn
bé có thể hoàn thành sản phẩm nhưng trong thời gian dài.

 Thứ 3 : (16/2/2016) Quan sát hoạt động xâu khối
- Trong giờ học cô hướng dẫn cho trẻ xâu dây vào lỗ khối. Ngọc tập trung quan sát và
trẻ đã cầm được dây để xâu qua lỗ nhưng kỹ năng chuyển đổi từ tay này sang tay
kia để rút sợi dây ra còn rất khó khăn và vụng về nên khối dễ bị tuột ra.

Trang 18


 Thứ 4 : (17/2/2016) Quan sát hoạt động nhặt khối bằng 2 ngón tay bỏ vào rổ
- Ngọc rất thích thú với hoạt động này. Biết phân đúng màu để vào rổ nhưng khi nhặt
khối trẻ chưa nhặt được bằng 2 ngón mà chụm cả 5 ngón tay để lấy khối. Khi
được giáo viên hướng dẫn và hỗ trợ trẻ có tiến bộ nhặt được 3 khối bằng ngón cái
và ngón trỏ, khi hết sự hỗ trợ trẻ chưa thực hiên được bài tập.

 Thứ năm : (18/2/2016) Quan sát giờ kỹ năng sống
- Ngọc thực hiện hoạt động móc khăn có dây móc vào các móc của giá phơi khăn.
Lúc đầu bé chưa thực hiện được hoạt động nên không muốn làm, bé tỏ ra rất khó
chịu. Nhưng sau khi được cô hướng dẫn và động viên khích lệ thì trẻ có chịu làm
nhưng còn rất lúng túng. Cần có sự hỗ trợ của cô nhiều

Trang 19



 Thứ 6 : ( 19/2/2016) Quan sát giờ thể dục
- Ngọc chơi lăn bóng và bắt bóng cùng bạn. Trong khi chơi trẻ rất tích cực tham gia
chơi cùng các bạn, trẻ rất thích thú khi được lăn bóng nhưng khi bạn khác lăn
bóng cho mình trẻ chưa biết cách bắt bóng thường để bóng lăn ra ngoài và trẻ tự
chạy theo lấy bóng và lại lăn cho bạn mình. Khi có sự hướng dẫn của cô có tiến
bộ, nhưng bé chụp được bóng rất ít.

 Tuần 2 : Từ ngày 22/2/2016 -> 28/2/2016
 Thứ 2 : ( 22/2/2016) Quan sát giờ âm nhạc
- Trong giờ học âm nhạc khi cô phát cho mỗi bé một dụng cụ âm nhạc thì các bé rất
vui. Ngọc chọn trống lắc, khi có nhạc mở lên Ngọc nắm chắc lục lạc trên tay và
đứng yên hát theo nhạc. Sau khi được cô hướng dẫn và hỗ trợ bé có tiến bộ hơn
nhưng khi lắc trống lắc tay của bé còn cứng và bé chỉ đưa lên, đưa xuống chưa
linh hoạt và mềm mại khi lắc trống lắc theo giai điệu của bài hát. Cô cầm tay hỗ
trợ nhiều.

Trang 20


 Thứ 3 : ( 23/2/2016) Quan sát hoạt động vặn mở nắp chai
- Khi cô hướng dẫn trẻ thực hiện hoạt động vặn mở nắp chai. Bé Ngọc cầm nắp xoay
nắp chai qua, lại không mở được nắp chai. Cô hỗ trợ bé mới mở được.

 Thứ 4 : ( 24/2/2016) Quan sát giờ tạo hình
- Cô tổ chức cho cả lớp vẽ mưa. Ngọc và các bạn đang cố gắng để hoàn thành sản
phẩm của mình. Ngọc vẽ các nét lộn xộn, cô hỗ trợ cầm tay trẻ vẽ các nét để hoàn
thành sản phẩm.

Trang 21



 Thứ 5 : ( 25/2/2016) Quan sát hoạt động xếp chồng khối
- Bé Ngọc cố gắng xếp chồng khối lên, khi xếp bé xếp bấp bênh không thẳng nên bị
đổ xuống nhiều lần khi chồng khối thứ 3. Cần sự hỗ trợ nhiều từ cô

 Thứ 6 : ( 26/2/2016) Quan sát giờ kỹ năng sống
- Khi được cô hướng dẫn cả lớp dạy kỹ năng cởi nút áo. Ngọc và một số bạn gặp nhiều khó
khăn, cô hỗ rất nhiều nhưng Ngọc vẫn chưa biết cách mở nút áo.

Trang 22


 Qua quá trình thực nghiệm quan sát các hoạt động tác động trên trẻ tôi đã có những
phân tích thực tiễn và rút ra kết luận như sau :
 Thường xuyên tổ chức các hoạt động nhóm, vui chơi, sinh hoạt tập thể, các
trò chơi…cho trẻ có hội chứng Down. Nhằm tạo được bầu không khí thân
thiện, vui vẻ, thoải mái để trẻ có cơ hội phát triển vận động tinh của mình
một cách tốt nhất.
 Làm mẫu cũng như hướng dẫn cá nhân để trẻ bắt chước tạo ra những sản
phẩm theo mẫu.
 Tổ chức các hoạt động khám phá, thí nghiệm, trải nghiệm để kích thích việc
sử dụng đôi tay của trẻ trong việc tìm tòi, khám phá.
II. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
1. Một số phương pháp hình thành kỹ năng phát triển vận động tinh cho trẻ có hội
chứng Down được sử dụng thực nghiệm trong nghiên cứu:
1.1. Phương pháp dùng lời:
- Giáo viên dùng lời nói to, rõ, chậm rãi để hướng dẫn từng bước thực hiện.
- Nếu trẻ chưa hiểu những yêu cầu hay những lời hướng dẫn của giáo viên thì giáo
viên nói lại và có sự lặp đi, lặp lại nhiều lần.
- Lời hướng dẫn của giáo viên cần kết hợp với tranh về các bước thực hiện để thu hút

sự chú ý của trẻ. Đồng thời giúp trẻ dễ dàng hiểu được lời hướng dẫn một cách
nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hình: Bé khám phá đồ vật

Trang 23


Hình: Dán decal vào dấu chấm
1.2. Phương pháp trực quan, làm mẫu:
- Giúp trẻ quan sát: cách làm mẫu, quan sát các đồ dùng, đồ chơi, quan sát cách phối
hợp cũng như cách sử dụng linh hoạt các ngón tay của đôi bàn tay.
- Giúp trẻ tăng khả năng chý ý hơn vào hoạt động nhận thức của mình, giúp việc phối
hợp tay – mắt của trẻ tích cực hơn.
- Đây là phương pháp giúp trẻ tri giác có định hướng, tăng cường khả năng luyện sự
vận động của đôi bàn tay.

Hình : Cô làm mẫu – bé thực hành viết nét

Trang 24


Hình : Cô làm mẫu – bé ném boling

Hình : Cô làm mẫu – bé mở nút áo

Trang 25



×