Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Nâng cao chất lượng tiết dạy tin học 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (859.32 KB, 33 trang )

Giải pháp nâng cao chất lượng tiết dạy Tin học 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn vấn đề:
Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực nay còn gọi là
dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế
kỷ 20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng
phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học.
Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của
việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách,
chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm
chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và
nghề nghiệp.
Giáo dục nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục
tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm tới
việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì
qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công
việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy
cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và
phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về
kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết
vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong
quá trình học tập để có tác động kịp thời nhắm nâng cao chất lượng của hoạt
động dạy học và giáo dục.
Trong những năm gần đây, việc đổi mới chương trình giáo dục và cùng
với nó là đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới đánh giá nhằm đem lại
những thay đổi về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Chính vì vậy tất cả những
đổi mới này đều được biểu hiện sinh động trong mỗi giờ học qua hoạt động của
người dạy và người học.

Trang 1




Giải pháp nâng cao chất lượng tiết dạy Tin học 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Một trong những khó khăn hiện nay mà học sinh hay mắc phải là chưa
phát huy được tính sáng tạo, tự học và vận dụng kiến thức để giải quyết các tình
huống thực tế. Để góp phần giải quyết phần nào những khó khăn nói trên, tôi xin
trình bày đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tiết dạy Tin học 8 theo định
hướng phát triển năng lực học sinh”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, hợp tác, tự
quản bản thân, tự giác, chủ động, sáng tạo, hợp tác và khả năng giải quyết các
tình huống của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng
năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương
pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập
cho người học.
Vì thế để tạo cho học sinh tham gia một cách chủ động và tích cực trong việc
học thì cần phải đổi mới phương pháp dạy học đổi mới theo định hướng mới đó
là định hướng phát triển năng lực của học sinh
Dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của
người học là thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung
ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đưa ra một số giải pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng
phát triển năng lực của người học để vận dụng vào việc dạy – học. Từ đó đưa ra
những cách tiếp cận, giảng dạy có hiệu quả làm tiền đề áp dụng rộng rãi hơn cho
những năm sau.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Qua quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
a. Phương pháp nghiên cứu lý luận:


Trang 2


Giải pháp nâng cao chất lượng tiết dạy Tin học 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

- Đọc sách báo, tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của học sinh theo định hướng năng lực, qua đánh giá từng năm học để có
giải pháp thiết thực và phù hợp.
b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
* Phương pháp điều tra:
Qua trao đổi, trò chuyện với đồng nghiệp để thu nhập thông tin, kinh nghiệm
và có cơ sở xây dựng giải pháp áp dụng cho việc dạy học và kiểm tra đánh giá
theo định hướng phát triển năng lực.
* Phương pháp nghiên cứu sản phẩm:
- Mục đích: Tìm hiểu việc “Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học sinh theo định hướng năng lực” qua kết quả thực hiện trong tổ chức các
hoạt động dạy học.
- Nội dung: Xem thái độ học tập cũng như chất lượng học tập của học sinh
- Cách tiến hành: Liên hệ giáo viên giảng dạy bộ môn khi áp dụng phương
pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, nội dung cần nghiên
cứu.
* Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
- Mục đích: Ghi nhận những kết quả đạt được từ việc ứng dụng các giải
pháp. Tổng hợp các ý kiến, các nội dung chỉ đạo thực hiện để rút kinh nghiệm.
- Đối tượng: Những kết quả đạt được thực tiễn trong công tác giảng dạy.
- Cách tiến hành:
+ Thực hành trên lớp và các hoạt động giáo dục.
+ Áp dụng những sáng kiến vào giảng dạy.
+ Thu thập số liệu.


Trang 3


Giải pháp nâng cao chất lượng tiết dạy Tin học 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

5. Kế hoạch nghiên cứu:
Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 06 tháng 9 năm 2015 đến ngày 15 tháng
02 năm 2016.
Tuần tự các bước nghiên cứu như sau:
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lý do chọn vấn đề.
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu.
4. Phương phương nghiên cứu
5. Kế hoạch nghiên cứu
PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận.
2. Thực trạng vấn đề.
3. Mô tả giải pháp đã thực hiện
4. Hiệu quả đạt được.
5. Bài học kinh nghiệm
PHẦN III. KẾT LUẬN

Trang 4


Giải pháp nâng cao chất lượng tiết dạy Tin học 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

PHẦN II. NỘI DUNG


1. Cơ sở lý luận:
1.1. Khái niệm năng lực.
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên(NXB Đà Nẵng. 1998) có giải thích:
Năng lực là:
“ Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động
nào đó. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một
loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”
Trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng
phát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2014
thì “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức
kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,… nhằm đáp
ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất
định. Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố(phẩm chất của người
lao động, kiến thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá
nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó. Năng lực bao gồm các yếu tố
cơ bản mà mọi người lao động, mọi công dân đều cần phải có, đó là các năng
lực chung, cốt lõi” . Định hướng chương trình giáo dục phổ thông(GDPT) sau
năm 2015 đã xác định một số năng lực những năng lực cốt lõi mà học sinh Việt
Nam cần phải có như:
– Năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm:
+ Năng lực tự học;
+ Năng lực giải quyết vấn đề;
+ Năng lực sáng tạo;
+ Năng lực quản lí bản thân.
– Năng lực xã hội, bao gồm:
+ Năng lực giao tiếp;
+ Năng lực hợp tác.
Trang 5



Giải pháp nâng cao chất lượng tiết dạy Tin học 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

– Năng lực công cụ, bao gồm:
+ Năng lực tính toán;
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ;
+ Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin (ITC)
Như vậy có thể hiểu một cách ngắn gọn năng lực là khả năng vận dụng tất cả
những yếu tố chủ quan (mà bản thân có sẵn hoặc được hình thành qua học tập)
để giải quyết các vấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống.
1.2. Chương trình giáo dục định hướng năng lực.
Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực (định hướng phát triển
năng lực) nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều
từ những năm 90 của thế kỷ 20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục
quốc tế. Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng
lực người học.
Giáo dục định hướng năng nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học,
thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng
lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con
người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.
Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá
trình nhận thức.
Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng
phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là ”sản
phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển
từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của
HS.
Bảng so sánh một số đặc trưng cơ bản của chương trình định hướng nội dung và
chương trình định hướng phát triển năng lực sẽ cho chúng ta thấy ưu điểm của
chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực:


Trang 6


Giải pháp nâng cao chất lượng tiết dạy Tin học 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Chương trình định hướng

Chương trình định hướng phát

nội dung

triển năng lực

Mục tiêu dạy học được mô tả Kết quả học tập cần đạt được mô tả
Mục tiêu

không chi tiết và không nhất

chi tiết và có thể quan sát, đánh giá

giáo dục

thiết phải quan sát, đánh giá

được; thể hiện được mức độ tiến bộ

được

của HS một cách liên tục


Việc lựa chọn nội dung dựa
vào các khoa học chuyên môn,
Nội dung

không gắn với các tình huống

giáo dục

thực tiễn. Nội dung được quy
định chi tiết trong chương
trình.

Lựa chọn những nội dung nhằm đạt
được kết quả đầu ra đã quy định, gắn
với các tình huống thực tiễn. Chương
trình chỉ quy định những nội dung
chính, không quy định chi tiết.
– GV chủ yếu là người tổ chức, hỗ
trợ HS tự lực và tích cực lĩnh hội tri

GV là người truyền thụ tri

thức. Chú trọng sự phát triển khả

Phương

thức, là trung tâm của quá

năng giải quyết vấn đề, khả năng


pháp dạy

trình dạy học. HS tiếp thu thụ giao tiếp,…;

học

động những tri thức được quy – Chú trọng sử dụng các quan điểm,
định sẵn.

phương pháp và kỹ thuật dạy học
tích cực; các phương pháp dạy học
thí nghiệm, thực hành
Tổ chức hình thức học tập đa dạng;
chú ý các hoạt động xã hội, ngoại

Hình thức Chủ yếu dạy học lý thuyết trên
dạy học

lớp học

khóa, nghiên cứu khoa học, trải
nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông
trong dạy và học

Đánh giá

Tiêu chí đánh giá được xây


Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực

Trang 7


Giải pháp nâng cao chất lượng tiết dạy Tin học 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Chương trình định hướng

Chương trình định hướng phát

nội dung

triển năng lực

kết quả học dựng chủ yếu dựa trên sự ghi đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong
tập của HS nhớ và tái hiện nội dung đã
học.

quá trình học tập, chú trọng khả năng
vận dụng trong các tình huống thực
tiễn.

2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
* Thuận lợi: Được sự hỗ trợ từ Ban Giám Hiệu và sự giúp đỡ nhiệt tình của
đồng nghiệp khi nghiên cứu đề tài
* Khó khăn và hạn chế: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực còn
gặp khó khăn do một chủ đề thường thực hiện trong thời gian từ 2 tiết đến 4 tiết
hoặc hơn. Mặt khác, sách giáo khoa hiện nay cũng không phù hợp với từng chủ
đề

3. Mô tả giải pháp
Tôi luôn suy nghĩ, nghiên cứu một số giải pháp và vận dụng tại cơ sở có kết
quả nhất định
* Giải pháp 1: : Trước hết phải xác định bản chất phương pháp dạy học
theo định hướng phát triển năng lực
- Về mục tiêu dạy học
+ Mục tiêu kiến thức: vận dụng kiến thức trong các tình huống, các nhiệm vụ
gắn với thực tế.
+ Mục tiêu về kỹ năng: Phát triển kỹ năng thực hiện các hoạt động đa dạng
thông qua các hoạt động trong và ngoài nhà trường.
- Về phương pháp dạy học: Tổ chức hoạt động dạy học thông qua trải nghiệm,
giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn.
- Về nội dung dạy học: Cần xây dựng các hoạt động, chủ đề, nhiệm vụ đa dạng
gắn với thực tiễn.

Trang 8


Giải pháp nâng cao chất lượng tiết dạy Tin học 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

- Về kiểm tra, đánh giá: Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng thực
hiện nhiệm vụ của học sinh dựa vào chuẩn năng lực.
- Trong chuẩn năng lực có những nhóm năng lực chung.
- Từ năng lực chung cụ thể hóa thành các năng lực chuyên biệt.
- Từ năng lực chuyên biệt cụ thể hóa thành các năng lực thành phần
- Các năng lực thành phần cụ thể hóa thành các thành tố liên quan đến kiến
thức kỹ năng… để định hướng quá trình dạy học, kiểm tra, đánh giá của GV.
* Giải pháp 2: Lựa chọn chủ đề, nội dung dạy học
- Căn cứ khung chương trình giáo dục hiện hành môn tin học lựa chọn
chủ đề, nội dung dạy học để trao đổi, đề xuất những năng lực có thể hình thành,

phát triển thông qua chủ đề, nội dung dạy học được lựa chọn.
- Ví dụ: Lựa chọn chủ đề Cấu trúc rẽ nhánh.
* Giải pháp 3: Xác định yêu cầu kiến thức, kĩ năng, thái độ
Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định yêu
cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ được quy định trong chương trình.
Ví dụ:
Kiến thức


Hiểu được câu lệnh rẽ nhánh (dạng thiếu và dạng đủ).



Hiểu được câu lệnh ghép.

Kĩ năng


Viết đúng các lệnh rẽ nhánh khuyết, rẽ nhánh đầy đủ.



Biết sử dụng đúng và có hiệu quả câu lệnh rẽ nhánh.

Năng lực hướng tới


Mô hình hóa các tình huống thực tiễn xảy ra phụ thuộc vào

điều kiện theo cấu trúc rẽ nhánh trong tin học.



Diễn tả thuật toán cấu trúc rẽ nhánh trên ngôn ngữ lập trình.

Trang 9


Giải pháp nâng cao chất lượng tiết dạy Tin học 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

* Giải pháp 4: Lập bảng mô tả yêu cầu cần đạt
Lập bảng mô tả tường minh các mức yêu cầu cần đạt trong chủ đề, nội
dung dạy học được lựa chọn.
Ví dụ:
Nội
dung

Loại câu
hỏi/bài

Thông hiểu

hỏi/bài
tập định
tính

trúc rẽ

cao
vận


một số ví dụ giải

thích dụng

cấu dụng

cấu

về việc sử được

cấu trúc

rẽ trúc

rẽ

để nhánh

để

dụng

cấu trúc

rẽ nhánh

trúc rẽ nhánh nhánh trong mô tả thuật mô
trong

giải một mô tả toán


quyết

bài thuật toán cụ một bài toán của
thể.

bài
mới

lượng
Bài tập
thực hành
HS
Câu



cấu trúc, ý được

hỏi/bài

nghĩa

tập định

If-then.

tính

tả HS chỉ ra

lệnh thành

các
phần

của một câu
lệnh If-then
cụ thể.

Trang 10

tả

của thuật toán

quen thuộc.

định

then

thấp
vận HS

Bài tập

lệnh if-

Vận dụng


HS lấy được HS chỉ ra và HS

toán.

nhánh

2. Câu

Vận dụng

tập

Câu

1. Cấu

Nhận biết

một
toán


Giải pháp nâng cao chất lượng tiết dạy Tin học 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Nội
dung

Loại câu
hỏi/bài


Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

thấp

cao

tập
HS biết cơ HS hiểu cơ HS

viết HS

viết

chế

hoạt được

câu được

câu

của lệnh

rẽ lệnh


rẽ

hoạt chế

động của câu động
lệnh
Bài tập
định
lượng

rẽ câu lệnh rẽ nhánh dạng nhánh

nhánh dạng nhánh dạng If-then thực dạng
If-then

để If-then

để hiện

If-

một then thực

chỉ ra được giải

thích tình huống hiện

một


hoạt

động được

hoạt quen thuộc.

tình huống

một

lệnh động

một

mới.

dạng If-then tập lệnh cụ
cụ thể.

thể chứa Ifthen.
HS sửa lỗi HS

vận HS

vận

lệnh

rẽ dụng


câu dụng

câu

nhánh dạng lệnh

rẽ lệnh

rẽ

If-then trong nhánh dạng nhánh
chương trình If-then
quen
Bài tập

có lỗi.

thực hành

kết dạng

If-

thuộc hợp với các then

kết

lệnh khác đã hợp

với


học để viết các

lệnh

được

khác

chương

học để viết

trình

đã

hoàn được

chỉnh

giải chương

quyết

vấn trình hoàn

đề

trong chỉnh giải


tình huống quyết vấn
Trang 11


Giải pháp nâng cao chất lượng tiết dạy Tin học 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Nội
dung

Loại câu
hỏi/bài

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

thấp

cao

tập

quen thuộc.

đề


trong

tình huống
mới.
HS
Câu



tả HS chỉ ra

cấu trúc, ý được

hỏi/bài

nghĩa

lệnh thành

tập định

If-then-else.

tính

các
phần

của một câu

lệnh If-thenelse cụ thể.

HS biết cơ HS hiểu cơ HS

viết HS

viết

chế

hoạt được

câu được

câu

của lệnh

rẽ lệnh

rẽ

hoạt chế

động của câu động
lệnh
3. Câu

Bài tập


lệnh if-

định

then-else

lượng

rẽ câu lệnh rẽ nhánh dạng nhánh

nhánh dạng nhánh dạng If-then-else
If-then-else
để

chỉ

If-then-else

thực

ra để giải thích một

dạng

If-

hiện then-else
tình thực hiện

được


hoạt được

hoạt huống quen một

động

một động

một thuộc.

tình

huống

lệnh dạng If- tập lệnh cụ

mới.

then-else cụ thể chứa Ifthể.

Bài tập
thực hành

then.
HS sửa lỗi HS

vận HS

vận


lệnh

rẽ dụng

câu dụng

câu

nhánh dạng lệnh

rẽ lệnh

rẽ

If-then-else

nhánh dạng nhánh

trong

If-then-else

dạng

If-

chương trình kết hợp với then-else
Trang 12



Giải pháp nâng cao chất lượng tiết dạy Tin học 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Nội
dung

Loại câu
hỏi/bài

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

thấp

cao

tập
quen

thuộc các

có lỗi.

lệnh kết


hợp

khác đã học với

các

để viết được lệnh khác
chương
trình

đã học để
hoàn viết được

chỉnh

giải chương

quyết

vấn trình hoàn

đề

trong chỉnh giải

tình huống quyết vấn
quen thuộc.

đề


trong

tình huống
mới.
HS
Câu



tả HS chỉ ra

cấu trúc, ý được

hỏi/bài

nghĩa

tập định

ghép.

lệnh thành

các
phần

của một câu

tính


lệnh ghép cụ
thể.

4. Câu

HS biết cơ HS hiểu cơ HS

viết HS

lệnh

chế

hoạt được

lệnh được lệnh

ghép

động của câu động

của ghép

thực ghép thực

Bài tập

hoạt chế

lệnh ghép để câu


lệnh hiện

một hiện

viết

một

định

chỉ ra được ghép để giải tình huống tình huống

lượng

hoạt

động thích

được quen thuộc.

một

lệnh hoạt

động

ghép cụ thể.

một

lệnh.
Trang 13

tập

mới.


Giải pháp nâng cao chất lượng tiết dạy Tin học 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Loại câu

Nội
dung

hỏi/bài

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

thấp

cao

tập

HS sửa lỗi
lệnh
Bài tập
thực hành

ghép

trong
chương trình
quen

thuộc

có lỗi.
* Giải pháp 5: Đề xuất năng lực có thể hướng tới.
Căn cứ bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt và danh sách các năng lực để
đề xuất một số năng lực mà việc dạy học chủ đề, nội dung tin học này có thể
hướng tới.
Ví dụ: Qua dạy học chủ đề Cấu trúc rẽ nhánh có thể hướng tới hình thành
và phát triển năng lực:
+ Mô hình hóa các tình huống thực tiễn xảy ra phụ thuộc vào điều kiện
theo cấu trúc rẽ nhánh trong tin học.
+ Diễn tả thuật toán cấu trúc rẽ nhánh trên ngôn ngữ lập trình.
* Giải pháp 6: Hoạt động dạy học cấu trúc rẽ nhánh
6.1. Hoạt động 1. Thâm nhập tình huống thực tế
GV đặt vấn đề. Để mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20-10, siêu thị Coop có đưa
ra chương trình khuyến mãi như sau: Khi khách hàng mua hàng tại siêu thị, nếu
tổng số tiền mua hàng nhỏ hơn 100 ngàn thì được giảm 10% tổng số tiền phải
thanh toán. Nếu tổng số tiền mua hàng 100 ngàn trở lên thì được giảm 20% tổng
số tiền phải thanh toán. Hãy thông báo số tiền khách hàng phải trả sau khi biết

tổng số tiền T mà họ đã mua.
GV cho cả lớp thảo luận cách tính tiền.
6.2. Hoạt động 2. Tìm giải pháp
GV cho HS giơ tay phát biểu diễn đạt cách tính tiền bằng ngôn ngữ tự nhiên.
Trang 14


Giải pháp nâng cao chất lượng tiết dạy Tin học 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

GV ghi lên bảng ý diễn đạt của HS theo định hướng như sau:
- Nếu tổng tiền T < 100.000 đồng thì số tiền phải trả là T*0.9;
- Nếu tổng tiền T >=100.000 đồng thì số tiền phải trả là T*0.8;
6.3. Hoạt động 3. Xây dựng thuật toán
GV viết thuật toán và bổ sung trên bảng, thêm từ “Bước 2” ở đầu dòng Nếu
T < 100.000 đồng, thêm từ “Bước 3” ở đầu dòng Nếu T >= 100.000 đồng,
“Bước 4” Kết thúc ở cuối cùng. Tiếp đến hỏi HS công việc của bước 1 là gì?
Sau đó điền vào để trên bảng có thuật toán như sau.
GV nhắc HS không ghi thuật toán dưới đây vào vở
Bước 1. Nhập vào tổng số tiền T.
Bước 2. Nếu T < 100 ngàn thì số tiền phải trả là T*90%.
Bước 3. Nếu T >= 100 ngàn thì số tiền phải trả là T*80%.
Bước 4. Kết thúc.
6.4. Hoạt động 4. Phát hiện tình huống có vấn đề
GV trình bày cho HS thấy rằng thuật toán ở trên viết cho người hiểu tiếng
Việt. Bây giờ ta phải viết chương trình cho máy tính thực hiện tính tiền cho
khách hàng thì viết thế nào?
6.5. Hoạt động 5. Giới thiệu cú pháp và hoạt động của lệnh rẽ nhánh
dạng thiếu
Hôm nay chúng ta học câu lệnh diễn tả mệnh đề Nếu … Thì …
GV chiếu lên bảng. HS ghi đề mục, ghi cú pháp và hoạt động

Lệnh Rẽ nhánh dạng thiếu.
Cú pháp
If <điều kiện> Then <câu lệnh > ;
Hoạt động.
Nếu điều kiện đúng thì thực hiện câu lệnh.
6.6. Hoạt động 6. Giới thiệu chương trình
GV minh hoạ trên máy chiếu chương trình tính tiền cho đợt khuyến mãi như
sau.
GV nhắc các em quan sát chương trình, không ghi chép chương trình.
Trang 15


Giải pháp nâng cao chất lượng tiết dạy Tin học 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Program Tinh_Tien_Giam_Gia; {chuong trinh 1}
Uses Crt;
Var T : Real;
Begin
Writeln(’Nhap vào tong so tien mua hang:’);
Readln(T);
IF T < 100000 Then T:=T*0.9;
IF T >= 100000 Then T:=T*0.8;
Writeln (’So tien phai tra la ’, T:4:1, ’ dong’);
Readln;
End.

6.7. Hoạt động 7. Phát hiện tình hống có vấn đề
GV chỉ vào 2 lệnh IF Then ở chương trình trên và đặt vấn đề như sau:
Chương trình trên đã dùng 2 lần kiểm tra điều kiện T. Chỉ cần một lần kiểm tra
điều kiện của T chúng ta có giải quyết được bài toán không?

6.8. Hoạt động 8. Tìm giải pháp
GV gợi ý, HS trả lời 2 câu hỏi sau. Nếu điều kiện T <100.000 đồng đúng thì
điều kiện T >= 100.000 đồng sẽ thế nào? Nếu T<100.000 đồng sai thì T sẽ thế
nào so với 100.000 đồng?
Như vậy một số T chỉ có thể thuộc vào một trong 2 khả năng nhỏ hơn
100.000 đồng hay là lớn hơn hoặc bằng 100.000 đồng.
GV cho HS phát biểu diễn đạt lại tình huống tính tiền theo cấu trúc.
Nếu … Thì …
Nếu không thì ….
GV cho HS diễn đạt và viết lên bảng mệnh đề như sau:
Nếu T < 100.000 đồng thì số tiền phải trả là T*0.9 ngàn đồng
Nếu không thì số tiền phải trả là T*0.8 ngàn đồng.
6.9. Hoạt động 9. Giới thiệu cú pháp và hoạt động của lệnh rẽ nhánh
dạng đủ.
GV ghi lên bảng. HS ghi đề mục, ghi cú pháp, hoạt động và chú ý.
Lệnh Rẽ nhánh dạng đủ.
Trang 16


Giải pháp nâng cao chất lượng tiết dạy Tin học 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Cú pháp
If <điều kiên> Then <câu lệnh 1>
Else <câu lệnh 2>;
Hoạt động.
Điều kiện đúng thì thực hiện câu lệnh 1, điều kiện sai thì thực hiện câu
lệnh 2.
Chú ý. Sau câu lệnh 1 (trước Else) không được có dấu chấm phẩy.
Ghi chú. GV cho HS ghi chú ý như trên. SGK không có phần chú ý này, HS
dễ mắc lỗi có dấu chấm phẩy trước else.

6.10. Hoạt động 10. Giới thiệu chương trình
GV chiếu lên chương trình tính tiền tổng tiền T như sau.
Nhắc các em quan sát chương trình, không ghi chép chương trình.
Program Tinh_Tien_Giam_Gia; {chuong trinh 2}
Uses Crt;
Var T : Real;
Begin
Writeln(’Nhap vào tong so tien mua hang:’);
Readln(T);
IF T < 100000 Then T:=T*0.9
Else T:=T*0.8;
Writeln (’So tien phai tra la ’, T:4:1, ’ dong’);
Readln;
End.
Chú ý. GV chỉ vào chương trình và nhắc lại: Trước Else không được có dấu
chấm phẩy, điều đó có nghĩa là sau câu lệnh 1 không được có dấu chấm phấy.
GV nhắc HS hai từ khóa If và Else trong câu lệnh rẽ nhánh dạng đủ là
cặp từ khóa một đôi liên kết vì vậy viết Else phải cùng trên một cột với If.
6.11. Hoạt động 11. HS đọc SGK
GV dành thời gian cho HS đọc SGK mục 5 câu lệnh điều kiện cuối trang 49.
GV trình bày cho HS biết 2 sơ đồ đầu trang 49.
Trang 17


Giải pháp nâng cao chất lượng tiết dạy Tin học 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

GV chiếu 2 sơ đồ hình a) và hình b) lên bảng và chỉ vào từng sơ đồ mà giải
thích cho HS sơ đồ hình a) là sơ đồ hoạt động của lệnh rẽ nhánh dạng thiếu. Sơ
đồ hình b) là sơ đồ hoạt động của lệnh rẽ nhánh dạng đủ. Nhắc HS không vẽ sơ
đồ mà 2 sơ đồ này đã có trong SGK. Về nhà các em xem thêm.

6.12. Hoạt động 12. Làm việc nhóm
GV đã chuẩn bị 4 đề bài.
GV thông báo cho cả lớp cách làm việc như sau: Lớp chia 7 nhóm, mỗi
nhóm gồm 5 bạn. Hai nhóm cùng làm một đề. Từng nhóm sẽ đọc đề đã được
chiếu trên bảng, rồi viết chương trình trên bảng phụ (Học sinh được tham khảo
chương trình trong ví dụ trên để viết chương trình).
Sau 7 phút các nhóm phải treo bảng phụ của nhóm mình lên bảng theo qui
định hai nhóm cùng làm một đề treo liền nhau theo thứ tự từ trái qua phải từ đề
1 đến đề 4. Nhóm nào làm xong thì treo ngay không cần chờ hết giờ sẽ được
cộng thêm điểm thưởng. Hết 7 phút chưa xong cũng phải treo bảng phụ lên. Sau
đó giáo viên cùng các em (các em ngồi tại chỗ) chấm điểm cho các nhóm. Tiêu
chuẩn chương trình đúng, khai báo dữ liệu hợp lý, viết chương trình đúng chuẩn
và hợp lý. Nhóm nào xong trước 7 phút sẽ được ưu tiên cộng điểm theo qui định
0,5 điểm cho 1 phút xong sớm đối với chương trình đúng, thuật toán tốt (thưởng
đến 10 điểm thì thôi). Trừ điểm theo qui định 0,5 điểm cho 1 phút xong sớm đối
với chương trình sai.
Đề 1. Viết chương trình: Nhập vào 2 số nguyên a và b, in ra màn hình 2 số
đó theo thự tự tăng dần.
Đề 2. Giả sử em A có tuổi là Ta, em B có tuổi là Tb biết tuổi 2 em không
bằng nhau. Ai ít tuổi hơn được nhận gói kẹo to, ai nhiều tuổi hơn nhận gói kẹo
nhỏ.
Viết chương trình: Nhận vào tuổi của A và B viết lên màn hình ai nhận gói
kẹo to? Ai nhận gói kẹo nhỏ.
Đề 3. Viết chương trình: Nhập vào 2 số nguyên dương a và b, in ra màn hình
a có chia hết cho b hay không?
Đề 4. Viết chương trình tìm giá trị lớn nhất trong 2 số thực a, b nhận vào từ
Trang 18


Giải pháp nâng cao chất lượng tiết dạy Tin học 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh


bàn phím.
Như vậy 2 nhóm làm cùng một đề không ngồi gần nhau.
GV dành thời gian 7 phút cho các nhóm ghi đề bài vào bảng phụ, thảo luận
và viết chương trình vào bảng phụ. Sau khi hết thời gian làm việc các nhóm treo
lần lượt các bảng phụ lên tường. GV cùng cả lớp (HS ngồi tại chỗ) lần lượt
duyệt chương trình của từng nhóm và nhận xét rồi cho điểm.
Kết quả của từng đề có thể có như sau:
Chương trình của đề 1 có thể là như sau
Kết quả 1
Program de1;
Uses Crt;
Var a , b: Integer;
Begin
Writeln(’Nhap vao 2 so nguyen ’);
Readln(a , b) ;
IF a < b Then Writeln(a :7 , b : 7);
IF

b < a Then Writeln(b :7 , a : 7);

Readln;
End.
Kết quả 2
Program de1;
Uses Crt;
Var a , b: Integer;
Begin
Writeln(’Nhap vao 2 so nguyen ’);
Readln(a , b);

IF a < b Then Writeln(a :7 , b : 7)
IF a >= b Then Writeln(b :7 , a : 7);
Readln;
End.
Trang 19


Giải pháp nâng cao chất lượng tiết dạy Tin học 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Kết quả 3
Program de1;
Uses Crt;
Var a , b: Integer;
Begin
Writeln(’Nhap vao 2 so nguyen ’);
Readln(a , b);
IF a < b Then Writeln(a :7 , b : 7)
Else Writeln(b :7 , a : 7);
Readln
End.
Các đề còn lại cũng có thể có nhiều kết quả.
Chương trình của đề 2 có thể là như sau
Program de2;
Uses Crt;
Var Ta , Tb: Integer;
Begin
Writeln(’Nhap vao tuoi cua A va B ’);
Readln (Ta , Tb );
IF Ta < Tb Then Writeln(’Ban A nhan goi to ban
B nhan goi nho’)

Else
Writeln(’Ban A nhan goi nho ban B nhan
goi to’);
Readln
End.
Chương trình của đề 3 có thể là như sau
Program de3;
Uses Crt;
Var a , b: Integer ;
Trang 20


Giải pháp nâng cao chất lượng tiết dạy Tin học 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Begin
Writeln(’Nhap vao 2 so duong’);
Readln(a , b );
IF a MOD b =0 Then Writeln(a,’chia het cho’, b)
Else Writeln(a, ’ khong chia het cho ’, b);
Readln
End.
Chương trình của đề 4 có thể là như sau
Program de4;
Uses Crt;
Var a , b ,

max : Real ;

Begin
Writeln(’Nhap vao 2 so thuc ’);

Readln (a , b);
max := a;
IF max < b Then max:= b;
Writeln (’So lon nhat la ’, max:0:2 );
Readln
End.
GV sửa chữa những lỗi mà học sinh mắc phải.
GV yêu cầu HS về nhà mỗi người viết lại đầy đủ, chi tiết 4 đề rồi viết chương trình
cho từng đề, kể cả đề đã viết chương trình ở lớp cũng viết lại.

6.13. Hoạt động 13. Vận dụng cao câu lệnh rẽ nhánh dạng đủ.
GV chiếu lên lên bảng Bài toán. Viết chương trình nhập vào 3 số nguyên
dương a, b, c. Hãy kiểm tra ba số có đó có phải là độ dài 3 cạnh của tam giác
hay không?
GV gợi ý, HS trả lời câu hỏi sau. Để tạo thành tam giác thì độ dài 3 cạnh
phải thỏa mãn điều kiện nào?
GV cho HS phát biểu diễn đạt bằng ngôn ngữ tự nhiên
Nếu tổng độ dài 2 cạnh lớn hơn cạnh còn lại Thì sẽ tạo thành tam giác.
Trang 21


Giải pháp nâng cao chất lượng tiết dạy Tin học 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Nếu không thì sẽ không tạo thành tam giác.
GV đợi HS diễn đạt và viết lên bảng mệnh đề như sau:
a+b>c
a+c>b
b+c>a
GV chiếu lên chương trình minh họa như sau.
Nhắc các em quan sát chương trình, không ghi chép chương trình.

Program bai_1;
Uses crt;
Var a, b, c: Integer;
Begin
Writeln(’nhap vao 3 so nguyen duong: ’);
Readln(a,b,c);
If (a+b>c) and (a+c>b) and (b+c>a) then
Writeln(’a, b, c la 3 canh cua tam giac’)
Else
Writeln(’a, b, c khong la 3 canh cua tam
giac’);
Readln;
End.
Chú ý. GV chỉ vào chương trình và nhắc học sinh sử dụng phép toán AND
để kết họp các điều kiện lại với nhau.
Bài tập 1: Chương trình nhập vào 2 số nguyên a, b (với b khác 0) sau
đó in ra màn hình a có chia hết cho b hay không?
Program Phep_Chia;
Uses Crt ;
Var a , b : Integer ;
Begin
Writeln(’Nhap vao 2 so nguyen: ’);
Readln (a , b );
Trang 22


Giải pháp nâng cao chất lượng tiết dạy Tin học 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

IF a mod b = 0 Then
Writeln( a , ’ khong chia het cho ’ , b )

Else Writeln(a , ’ chia het cho ’ , b) ;
Readln
End.
- Khi thực hiện chương trình nhập vào giá trị a=10, b=2 thì trên màn hình
sẽ xuất hiện câu thông báo như thế nào?
- Theo em nguyên nhân nào dẫn đến sai lầm trên với một người soạn thảo
chương trình bằng máy tính.
- Hãy sửa lại câu lệnh rẽ nhánh dạng đủ
- Cho học sinh thảo luận nhóm và đưa ra phương án sửa bài.
- Đa số HS chỉ sửa lại hai lệnh writeln bỏ chữ "khong" ở trên, thêm chữ
"khong" ở dưới là xong để có kết quả đúng như sau
IF a mod b = 0 Then
Writeln(a , ’chia het cho’ , b )
Else Writeln(a , ’khong chia het cho’ , b);
- Sau đó nếu có HS đưa ra cách khác thì tốt, nếu không thì lúc này GV
mới hỏi có còn cách nào khác nữa hay không? Nếu chưa co HS tra lời GV
hướng dẫn sửa theo cách khác
IF a mod b <> 0 Then
Writeln( a , ’khong chia het cho ’ , b )
Else Writeln(a , ’chia het cho ’ , b);
Bài tập 2: Chương trình tìm số lớn nhất trong 3 số được viết như sau:
Program TimMaxBaSo;
Uses Crt ;
Var a , b , c , max : Integer;
Begin
Writeln (’ Nhap vao 3 so nguyen ’);
Readln (a , b , c ) ;
Max := a ;
Trang 23



Giải pháp nâng cao chất lượng tiết dạy Tin học 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

IF max < b Then max := b
Else IF max < c Then max := c ;
Writeln (’ So lon nhat la ’, max );
Readln
End.
- Tìm chỗ sai và giải thích tại sao sai trong chương trình tìm số lớn nhất
trong 3 số ở trên.
- Cho HS thảo luận nhóm và đưa ra câu trả lời.
HS chỉ ra chổ sai là nếu điều kiện của lệnh IF đúng thì thực hiện lệnh
max:=b. Lệnh Else sẽ không thực hiện.
- Hãy sửa lại đoạn chương trình
IF max < b Then max := b
Else IF max < c Then max := c ;
Đưa ra cách sửa như sau:
IF max < b Then max := b ;
IF max < c Then max := c ;
6.14. Hoạt động 14. Thâm nhập tình huống thực tiễn dẫn đến lệnh
ghép
GV đặt vấn đề. Trong thực tiễn, nhiều công việc đòi hỏi dữ liệu cần được sắp
xếp theo một thứ tự nào đó. Ví dụ xếp hàng thấp đứng trước, cao đứng sau.
Điểm số môn Tin được sắp xếp từ cao xuống thấp. Danh sách vào phòng thi
được sắp xếp theo thứ tự.
GV nhắc HS không ghi bài toán, thuật toán và chương trình vào vở
Bài toán. Viết chương trình nhập vào giá trị của 2 số nguyên a, b sau đó sắp
xếp và in ra màn hình theo thứ tự tăng dần.
Thuật toán
GV gợi ý với HS rồi tự GV viết thuật toán như sau

Bước 1. Nhập vào a, b;
Bước 2. Nếu a > b thì hoán đổi giá trị của chúng cho nhau;
Bước 3 Viết giá trị a, b lên màn hình
Trang 24


Giải pháp nâng cao chất lượng tiết dạy Tin học 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Bước 4 Kết thúc.
GV cho HS đọc SGK ví dụ 4 trang 42 để nhìn lại thuật toán hoán đổi giá trị
của hai biến.
GV cho HS đọc SGK chương trình bài 2 trang 36 để biết muốn hoán đổi giá
trị của hai biến phải dùng 3 lệnh gán.
6.15. Hoạt động 15. Trình bày câu lệnh ghép
GV ghi bảng, HS ghi vào vở
Lệnh ghép
Cú pháp
Begin
< Các lệnh cần thực hiện > ;
End;
Hoạt động: Pascal xem đoạn chương trình này như là một lệnh.
Begin
< Các lệnh cần gộp lại với nhau > ;
End;
Ví dụ 1: Viết chương trình nhập vào giá trị của 2 biến nguyên a, b, sau
đó sắp xếp và in ra màn hình theo thứ tự tăng dần.
GV chiếu lên bảng cho HS xem chương trình sau:
Program Sapxep2so;
Uses Crt;
Var a, b, tam: Integer;

Begin
Write(’Nhap 2 so nguyen: ’); Readln (a, b);
If a > b Then
Begin
tam := a;
a := b;
b := tam;
End;
Trang 25


×