Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Mời phụ huynh làm chuyên gia hỗ trợ hoạt động giảng dạy tại nhà trường phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (920.1 KB, 21 trang )

Ý TƯỞNG GIÁO DỤC (1):

MỜI PHỤ HUYNH LÀM CHUYÊN GIA HỖ TRỢ
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Người đề xuất:

Hoàng Lan Anh

Đơn vị:

Trường THPT Chuyên Bắc Giang

Địa chỉ:

Trường THPT Chuyên Bắc Giang – Đường
Hoàng Văn Thụ – TP Bắc Giang – Tỉnh Bắc Giang

Điện thoại:

0979 368 369

Email:



Hoàn thành ý tưởng:

Ngày 29/9/2016

TÓM TẮT Ý TƯỞNG::


Phụ huynh vừa là cha mẹ học sinh trong gia đình và trường học, lại vừa là lực lượng lao
động thuộc nhiều ngành nghề khác nhau trong đời sống xã hội. Mời phụ huynh làm chuyên
gia hỗ trợ hoạt động dạy học là một cách thức giáo viên tổ chức phối kết hợp các hoạt động
và các lực lượng giáo dục sao cho phụ huynh, với tư cách là một đại diện của cộng đồng
đương đại, có thể tham gia chia sẻ ở mức độ phù hợp những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm
chuyên ngành và thực tế của mình cho giáo viên - học sinh trong những bài học cụ thể.
Phương thức này giúp phát huy tiềm lực sẵn có, góp phần quan trọng để xây dựng trường
học thành một cộng đồng học tập vững mạnh, đồng thời đưa giáo dục phát triển gắn liền với
thực tiễn, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội hôm nay.

1


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................... 3

A.

B.

I.

Lý do chọn đề tài.................................................................................................................................... 3

II.

Lịch sử vấn đề ........................................................................................................................................ 4

III.


Phạm vi và đối tượng nghiên cứu/áp dụng......................................................................................... 6

IV.

Mục đích của đề tài ............................................................................................................................ 7

NỘI DUNG CHÍNH ................................................................................................................................. 7
I. CƠ SỞ CHO HOẠT ĐỘNG MỜI PHỤ HUYNH LÀM CHUYÊN GIA HỖ TRỢ DẠY - HỌC TẠI
NHÀ TRƯỜNG ............................................................................................................................................. 7
1.

Những giới hạn của trường học ......................................................................................................... 7

1.1.

Trường học tiềm ẩn những nguy cơ xa rời thực tiễn...................................................................... 8

1.2.

Giáo viên không phải là chuyên gia trong mọi lĩnh vực ................................................................ 9

2.

Những tiềm năng của phụ huynh ..................................................................................................... 10

2.1.

Mỗi phụ huynh làm một nghề khác nhau ..................................................................................... 10


2.2.

Sự hỗ trợ con em học tập tại nhà của phụ huynh ......................................................................... 11

2.3.

Đại diện Hội Cha mẹ học sinh ở mỗi trường học......................................................................... 12

II. CÁCH THỨC TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG MỜI PHỤ HUYNH LÀM CHUYÊN GIA HỖ TRỢ
DẠY - HỌC TẠI NHÀ TRƯỜNG .............................................................................................................. 12
1.

Những hình thức tham gia hỗ trợ bài học của phụ huynh. .............................................................. 12

2.

Tiến trình thực hiện .......................................................................................................................... 14

3.

Nguyên tắc thực hiện ....................................................................................................................... 15

III.
Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG MỜI PHỤ HUYNH LÀM CHUYEN GIA HỖ TRỢ DẠY - HỌC
TẠI NHÀ TRƯỜNG ................................................................................................................................... 16

C.

1.


Xây dựng mô hình Cộng đồng học tập tại địa phương. ................................................................... 16

2.

Tăng cường tính thực tiễn trong chương trình đào tạo .................................................................... 18

KẾT LUẬN ............................................................................................................................................. 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................................... 20

2


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I.
Lý do chọn đề tài
1. Một nền giáo dục giá trị phải là một nền giáo dục mang tính thực tiễn, vận hành hữu
cơ với sự phát triển của đời sống xã hội trong đó nó là một thành phần. Vẫn biết rằng việc
học tập nghiên cứu phải gắn liền với sách vở song không có nghĩa là hoạt động này được
phép xa rời thực tế. Trong thời đại phát triển khoa học kỹ thuật hiện nay, tính chất thực tiễn
của giáo dục càng được đề cao. Song giáo dục thực tiễn không phải giáo dục thực dụng, vì
bản chất của nó là hướng đến sự đáp ứng những nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân trong sự
hòa nhập với cộng đồng, giúp họ tự khẳng định giá trị bản thân và cống hiến cho lợi ích
chung của xã hội. Ở khía cạnh này, có thể khẳng định tính thực tiễn chính là tinh thần căn
bản của một nền giáo dục nhân văn.
2. Môi trường phát triển toàn diện, lý tưởng của một đứa trẻ là môi trường trong đó có
sự gắn kết giáo dục chặt chẽ giữa gia đình – nhà trường – xã hội. Việc tham gia bồi dưỡng
kiến thức, kĩ năng, nhân cách cho trẻ không nên được phân công rạch ròi, bởi vì thực tế, dạy
kiến thức không phải là công việc duy nhất và chỉ thuộc về nhà trường, cũng như dạy đạo
đức không chỉ thuộc về gia đình và dạy kĩ năng chỉ thuộc về xã hội. Sự giao lưu giữa các

không gian, các nhân tố tiềm lực tham gia hoạt động giáo dục sẽ là một giải pháp hiệu quả
góp phần đưa hoạt động xã hội hóa giáo dục được thực hiện ở chiều sâu và thực chất hơn.
Hơn thế, khi cổng trường mở ra để đón nhận sự hỗ trợ đến từ phụ huynh và các thành viên
của xã hội, trường học sẽ phá vỡ được thế cô lập trong quá trình đào tạo nhân lực để bắt kịp
những bước đi và hòa nhập với hơi thở của đời sống đương đại, chính thức trở thành một
thành viên quan trọng và thiết yếu của cuộc sống thực tiễn đó,
3. Hiện nay ở Việt Nam, trong khi tình trạng “chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng
nhu cầu thực tiễn”, “thừa thầy thiếu thợ”… còn đang là một bài toán nan giải, hay trong các
cuộc họp phụ huynh của nhà trường, vẫn còn nhiều lời nhắn gửi tha thiết “Trăm sự nhờ
thầy!” của các bậc phụ huynh dành cho giáo viên, thì chúng ta hiểu rằng:: không chỉ mục
tiêu giáo dục thực tiễn của chúng ta còn chưa được thực hiện thấu đáo, mà lực lượng giáo
dục của chúng ta còn bị giới hạn trong khuôn khổ nhà trường, bộ ba liên kết gia đình – nhà
trường – xã hội vẫn còn hết sức lỏng lẻo. Thiệt thòi thuộc về người học, sau này chính là
người lao động. Và rộng hơn nữa, thiệt thòi thuộc về cả xã hội Việt Nam. .
Bấy lâu nay chúng ta vẫn hát “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo/Khi đến trường cô giáo như
mẹ hiền” (Cô giáo như mẹ hiền - Phạm Tuyên) trong niềm tin cậy về sự đồng tâm giao hòa
giữa gia đình và nhà trường: cô là mẹ - mẹ là cô. Song hãy thử tưởng tượng: dịch chuyển
một chút cái cấu trúc không gian vốn đã được mặc định cho cô và mẹ, để cô không chỉ (dạy)
ở trường và mẹ không chỉ (dạy) ở nhà…chúng ta có thể làm thêm được điều gì xích lại mối
liên kết bộ ba gia đình – nhà trường – xã hội? Có thể mang lại điều gì mới mẻ cải thiện chất
lượng, hướng đến giáo dục thực tiễn của Việt Nam? Về vấn đề “cô không chỉ dạy ở trường”
(mà không phải là tình trạng gia sư, dạy thêm học thêm tràn lan như hiện nay), chúng tôi sẽ
3


bàn bạc ở một dịp khác. Còn vấn đề “mẹ” - và rộng ra là các bậc phụ huynh – “không chỉ
dạy ở nhà”, nghĩa là đưa các phụ huynh đến trường tham gia vào hoạt động học tập của
chính con em mình - thì sao? Câu hỏi này mở ra nhiều thay đổi trong quan niệm cũng như
cách thức tổ chức giáo dục, từ đó giúp chúng tôi hình thành ý tưởng “Mời phụ huynh làm
chuyên gia hỗ trợ trong quá trình giảng dạy ở trường phổ thông”, trong đó phụ huynh xuất

hiện ở trường học của con em mình với tư cách “kép”: tư cách cá nhân - như là một phụ
huynh, và tư cách cộng đồng - như là một chuyên gia. Hi vọng ý tưởng này sẽ góp phần xây
dựng được một Cộng đồng học tập với kết cấu chặt chẽ, nội dung thực tiễn, hoạt động thực
chất, góp phần phát triển giáo dục Việt Nam trong những năm kế tiếp.
II.
Lịch sử vấn đề
Mối quan hệ giữa gia đình – nhà trường – xã hội trong việc phát triển nhân cách cho
trẻ vốn đã được khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng qua thực tiễn giáo dục. Đối với trẻ từ
0-6 tuổi, những phương pháp Giáo dục sớm như Montessori hay Glenn Doman buộc mỗi
phụ huynh nên tham gia những khóa học với chuyên gia, trao đổi với giáo viên, để bản thân
họ cũng phải trở thành một chuyên gia về phương pháp trong việc giáo dục con cái tại gia
đình [11]. Đây cũng là một con đường tiên quyết cho việc giáo dục trẻ khuyết tật, thâm chí
các nhà giáo dục tin rằng: việc xây dựng hội cha mẹ như những chuyên gia sẽ là một giải
pháp thúc đẩy hoạt động giáo dục của giáo viên (Murray M., Currian E. & Zeller D., 2008).
Tuy nhiên môi quan hệ giữa gia đình – nhà trường ở đây chủ yếu đến từ việc nhà trường hỗ
trợ về phương pháp, kiến thức cho phụ huynh, chứ một sự hỗ trợ ngược lại còn rất hạn chế.
Đối với giáo dục phổ thông, vai trò của phụ huynh cũng có ý nghĩa quan trọng trong
sự phát triển toàn diện của một đứa trẻ, mặc dù nhìn từ phía ngoài, thời gian họ dành cho
con cái có vẻ giảm hơn so với khi chúng còn bé. Càng những năm gần đây, khi giáo dục trở
thành quốc sách của hầu hết các quốc gia, hoạt động xã hội hóa giáo dục càng ngày càng
được quan tâm, và cha mẹ càng có những nhận thức đúng đắn hơn về vai trò của mình trong
giáo dục con cái. Việc các phụ huynh tham gia vào các hoạt động của nhà trường cũng đã
được nhiều trường học trên thế giới đề xuất thực hiện từ lâu
Tại Mỹ, đã có hẳn một phong trào toàn quốc mang tên “Be there” (Hãy ở đó) nhằm
gây cảm hứng và tổ chức phụ huynh tích cực tham gia cùng với nhà trường vào sự nghiệp
phát triển học tập của con em mình. Nhiều brochure của nhà trường và các học khu giới
thiệu, hướng dẫn hoạt động tham gia mọi mặt của phụ huynh sao cho hoạt động này đạt
được hiệu quả tốt nhất [7], [8], [13]. Dựa vào thực trạng tại một số trường học thuộc bang
Chicago, Comer J.P. & Haynes N.M. (1991) đã khái quát ba mức độ tham gia của phụ
huynh vào các hoạt động của học đường: mức độ 1: phụ huynh tham gia nhóm Lập kế

hoạch và Quản lí trường học; mức độ 2: phụ huynh giúp đỡ trong lớp học hoặc đảm bảo và
hỗ trợ những chương trình hoạt động của nhà trường; mức độ 3: phụ huynh tham gia những
hoạt động chung, mỗi mức độ tham gia, phụ huynh mang một nhiệm vụ và trách nhiệm
khác nhau Ở mức độ 2, hoạt động tham gia của phụ huynh diễn ra hàng ngày, bao gồm
4


những công việc như “giúp đỡ thực hiện chương trình học thuật và các hoạt động xã hội
trong lớp học, hỗ trợ cho những buổi dã ngoại, và hỗ trợ những hành vi đáng mong muốn
của học sinh trong môi trường học đường”(they helped carry out the academic and social
program of the classroom, assisted on field tríp, and supported desireable behaviors of
students within the school).. Ở một bài viết khác, trong một phân tích tổng thể Pomerantz
E.M., Moorman E.A. & Litwach S.D (2007) cũng đã chỉ ra những cách thức, đối tượng và lí
do nhằm hạn chế những tác động tiêu cực, tối đa hóa hiệu quả của việc tham gia của bố mẹ
vào việc học của con cái, cả ở môi trường gia đình và trường học. Một số giáo viên trên
những trang web chuyên ngành đã chia sẻ những kinh nghiệm phối hợp hoạt động của phụ
huynh trong lớp học như những tình nguyện viên/ điều hợp viên, trợ giảng - một cách phát
huy khả năng tham gia của phụ huynh vào các hoạt động trong lớp học [12], [15].
Tại Nhật Bản, với chủ trương thực hiện mô hình Nghiên cứu bài học vì Cộng đồng
học tập trong khoảng ba mươi năm nay, các phụ huynh cũng đã tích cực tham gia vào hoạt
động dạy học của giáo viên và học sinh trên lớp, trước hết bằng cách quan sát, dự giờ để
“trải nghiệm học sinh học như thế nào dưới hệ thống được đổi mới” (Saito E., Murase M.,
Tsukui A., Yeo J., 2015). Sato M.& Sato.M (2015) quan niệm “Tham gia vào đổi mới nhà
trường cũng là nhiệm vụ của phụ huynh. Phụ huynh đến trường “tham gia vào việc học”
không chỉ thực hiện các hoạt động liên quan trực tiếp đến con cái của mình mà còn vì tất cả
các học sinh trong trường”. Tuy nhiên trên thực tế, chính các tác giả này cũng thừa nhận,
việc phụ huynh thực hiện việc tham gia vào việc học còn rất thưa thớt, và “việc thực hiện nó
một cách phù hợp vẫn còn là một thách thức đối với chúng ta” [6].
Hiện nay tại Việt Nam, sự tham gia của phụ huynh vào hoạt động dạy học bước đầu
phát triển, cũng như việc xã hội hoa giáo dục đã được đề cao. Tuy nhiên, hoạt động xã hội

hóa giáo dục của chúng ta trong những năm gần đây thực ra chỉ được thực hiện trong một
khuôn khổ hạn hẹp. Phổ biến tại Việt Nam, khái niệm này gắn với việc huy động kinh phí từ
các nguồn khác nhau: từ phụ huynh, từ các doanh nghiệp và tổ chức xã hội để phục vụ cho
những hoạt động giáo dục của nhà trường [14]. Vì thế, mặc dù mỗi một trường học, và mỗi
lớp học trong trường đều đã thành lập Hội cha mẹ học sinh, có mặt trong Hội đồng giáo dục
nhà trường, song sự tham gia của phụ huynh vào các hoạt động trường học mới chỉ dừng lại
ở các hoạt động đóng góp kinh phí hay hỗ trợ/tham gia tổ chức các sự kiên của nhà trường
trong năm học (lễ Khai giảng, cắm trại, họp phụ huynh, lễ Tổng kết năm học…).
Tại một số trường chịu ảnh hưởng của mô hình giáo dục quốc tế, hoạt động của hội
phụ huynh đã được mở rộng hơn. Ví dụ tại trường Quốc tế APU (TP Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng) hội phụ huynh xác định nhiệm vụ của mình như sau: 1. hỗ trợ, ủng hộ, bênh vực cho
học sinh, có trách nhiệm thông báo những quyết định có liên quan đến học sinh; 2. chăm sóc
và bảo vệ học sinh; tạo cầu nối giữa nhà trường và gia đình học sinh; 3. chú trọng việc phát
triển tinh thần, thể chất, xã hội và tâm hồn học sinh, 4. giúp phụ huynh học sinh phát triển
những kỹ năng cần thiết để hỗ trợ việc học tập của con em họ; 5. khuyến khích phụ huynh
5


học sinh tham gia vào các hoạt động của trường; 6. đẩy mạnh phúc lợi học sinh ở nhà, ở
trường và ở các cộng đồng rộng lớn hơn [9]. Tuy những hoạt động này đã đưa phụ huynh
tham gia sâu hơn vào hoạt động của trường học, nhưng ở đây tổ chức hội phụ huynh mới
chỉ hoạt động như là cầu nối giữa gia đình và nhà trường, chứ chưa phải là cầu nối giữa nhà
trường và xã hội.
Trong quá trình triển khai mô hình trường học mới VNEN kết hợp với hoạt động
Nghiên cứu bài học, các giáo viên cũng đã mời phụ huynh đến tham gia hoạt động học tập
của học sinh/con em mình tại lớp học, nhưng chủ yếu mới chỉ dừng lại ở hoạt động thăm
lớp, dự giờ. Việc phụ huynh tham gia sâu vào hỗ trợ kiến thức, kĩ năng trong bài học cũng
đơn lẻ có thầy cô triển khai, những chưa thành hệ thống, Cũng đã có những bài viết hỗ trợ
khiến cho hoạt động tham gia của phụ huynh trở nên tự tin và thuyết phục hơn [10], mở ra
những hướng phát triển sâu rộng hơn cho hoạt động của hội phụ huynh nhằm đổi mới nhà

trường.
Tóm lại, có thể khẳng định: việc khuyến khích phụ huynh tham gia vào hoạt động
học tập của con em tại trường học là một chủ trương đúng đắn, đã được nhiều nhà giáo dục
quan tâm, được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới và bước đầu được khuyến khích áp
dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, qua phân tích, chúng tôi nhận thấy:
- Tư cách tham gia: Việc tham gia của phụ huynh vào hoạt động nhà trường chủ
yếu với tư cách đại diện của mỗi gia đình hỗ trợ phối hợp cùng nhà trường đào tạo giáo dục
học sinh.
- Nội dung tham gia: phụ huynh có quyền tham gia nhiều hoạt động của nhà
trường, Song với tư cách là phụ huynh, ngoài những hỗ trợ trực tiếp con em mình tại nhà,
việc tham gia của họ tại trường học nếu có gắn bó với hoạt động chuyên môn cũng dừng lại
ở việc gián tiếp tác động tới học sinh như: thăm lớp dự giờ, hoặc sâu hơn một chút là làm
nhiệm vụ trợ giảng, hỗ trợ chuẩn bị những yếu tố vật chất và thông tin cần thiết cho bài
giảng giáo viên.
Như vậy, có thể nói việc phụ huynh tham gia trực tiếp vào hoạt động học tập là một
định hướng đúng đắn, song vẫn còn chưa được tổ chức tương ứng với nhu cầu và tiềm năng.
Cụ thể tại Việt Nam, dấu ấn hoạt động hỗ trợ chuyên môn của phụ huynh ở trường học của
con em mình còn mờ nhạt. Đây sẽ cơ sở để chúng tôi trình bày ý tưởng “Mời phụ huynh
làm chuyên gia hỗ trợ hoạt động dạy học tại nhà trường phổ thông” ở phần tiếp sau đây.
III.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu/áp dụng
1. Phạm vi nghiên cứu/áp dụng

Hoạt động khuyến khích sự tham gia của phụ huynh với giáo dục sớm cho trẻ từ 0-6
tuổi và giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật đã được nhiều nhà giáo dục học quan tâm nghiên
cứu. Trong đề tài của mình, người viết hướng đến phạm vi giáo dục phổ thông từ cấp Tiểu
6



học đến cấp THPT. Cụ thể hơn, ở đây chúng tôi cũng không tập trung nhiều vào hoạt động
hỗ trợ của phụ huynh với con em mình tại gia đình với tư cách cá nhân, mà hướng mối
quan tâm đến hoạt động hỗ trợ của phụ huynh với tư cách đại diện cộng đồng, dành cho tất
cả các học sinh trong một trường lớp nhất đinh, góp phần thực hiện xây dựng Cộng đồng
học tập nhằm đổi mới nhà trường.
2. Đối tượng nghiên cứu/áp dụng
Về đối tượng phụ huynh, ở đây tôi không bàn về trường hợp “mẹ là cô”, tức phụ
huynh chính là giáo viên dạy trực tiếp lớp con mình đang theo học, mà là trường hợp phụ
huynh đến từ những vùng miền khác nhau, làm những ngành nghề khác nhau, có những
kinh nghiệm sống khác nhau trong xã hội.
Về hình thức tổ chức tham gia, người viết cũng không đề cập hết tất cả những cách
thức phụ huynh có thể tham gia vào hoạt động của trường học, mà chỉ tập trung vào hoạt
động hỗ trợ trực tiếp lớp học ở lĩnh vực chuyên môn: phụ huynh được mời đến với tư cách
là những chuyên gia hỗ trợ hoạt động giảng dạy của giáo viên, đem những kiến thức thời sự
thực tiễn làm mới mẻ những kiến thức đã được định hình thành sách giáo khoa trong nhà
trường.
Mục đích của đề tài

IV.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung phân tích những cơ sở khoa học và thực tiễn
cho việc mời phụ huynh làm chuyên gia hỗ trợ bài học, ý nghĩa của hoạt động này với sự
phát triển giáo dục cộng đồng theo hướng thiết thực, toàn diện, bền vững, cùng với việc đề
xuất những nguyên tắc và hình thức cụ thể để hoạt động tham gia của phụ huynh được thực
hiện linh hoạt song hiệu quả. Tất cả để tổ chức huy động mọi tiềm lực sẵn có, góp phần đổi
mới giáo dục Việt Nam trong thời đại hội nhập.

B. NỘI DUNG CHÍNH
CƠ SỞ CHO HOẠT ĐỘNG MỜI PHỤ HUYNH LÀM CHUYÊN GIA
HỖ TRỢ DẠY - HỌC TẠI NHÀ TRƯỜNG

1. Những giới hạn của trường học
I.

Chúng ta không phủ nhận vai trò to lớn của giáo dục, mà một trong những hiện thân
của nó là trường học, trong quá trình phát triển tri thức nhân loại. Song ở phần này, người
viết sẽ bắt đầu từ chiều ngược lại, chỉ raố giới hạn khiến trường học không thể phát huy hết
những tiềm năng giáo dục. Những phân tích đó sẽ làm cơ sở cho việc khuyến khích sự phối
kết hợp hoạt động trường học với các nhân tố bên ngoài ở phần kế tiếp.
7


1.1. Trường học tiềm ẩn những nguy cơ xa rời thực tiễn
Trường học nên là một tổ chức bắt đầu từ thực tiễn, hoạt động song hành như một
mô hình thu nhỏ của xã hội thực tiễn, và sản phẩm của nó cũng nên là nguồn nhân lực đáp
ứng/thích ứng ngay được với nhu cầu thực tiễn. Tuy nhiên, do cơ chế vận hành đặc thù với
một số tính chất độc lập tương đối mà trường học lại mang trong mình những nguy cơ (ở
một số nơi đã trở thành hiện thực) của việc xa rời thực tiễn. Biểu hiện là:
Thứ nhất: Nội dung chương trình sách giáo khoa có nguy cơ tụt hậu. Chương trình
sách giáo khoa phổ thông được biên soạn bởi những chuyên gia giáo dục, những nhà khoa
học đầu ngành với sự đảm bảo các chuẩn kiến thức và kĩ năng nhất định được đúc kết theo
từng bộ môn, cấp lớp. Tuy nhiên, một thực tế là mỗi bộ sách giáo khoa được xây dựng trong
một lộ trình khoảng 2 - 3 năm (hoặc lâu hơn), và được sử dụng sau đó khoảng ít nhất 5 năm,
tất nhiên có chỉnh lí một vài chi tiết. Song cuộc sống trong thời gian đó lại không ngừng
biến đổi, và càng ngày càng biến đổi nhanh chóng theo tốc độ phát triển của công nghệ,
khoa học kĩ thuật, thậm chí là tốc độ biến đổi của môi trường. Thực trạng đó kéo theo việc
một số kiến thức trong sách giáo khoa khi được phổ biến thực hiện đã trở nên không hoàn
toàn phù hợp và ngược lại, một số kiến thức/kĩ năng rất cần thiết được đào tạo theo nhu cầu
của thời đại thì lại không được cập nhật kịp thời.
Một ví dụ nhỏ: theo sách giáo khoa môn Địa lí lớp 12 (biên soạn năm 2005, và vẫn
tiếp tục được dùng trong năm học 2016 – 2017 này), diện tích trồng cây lúa nước so với

diện tích trồng cây nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long là 99%. Tuy nhiên, do thực
trạng giá lúa bấp bênh, việc xuất khẩu lúa gạo gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh tế không
bằng những cây lương thực khác, lại thêm điều kiện hạn hán bất thường, xâm ngập mặn lấn
sâu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long diễn ra trong những năm gần đây khiến Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đang từng bước tiến hành thay đổi cơ cấu diện
tích đất trồng tại vùng vựa lúa của cả nước. Tại tỉnh Bạc Liêu, địa bàn 100% diện tích trồng
lúa chịu ảnh hưởng của hạn hán, xâm ngập mặn trong năm 2015, việc chuyển đổi diện tích
trồng lúa sang việc xây dựng khu công nghiệp công nghệ cao để nuôi tôm đang được nghiên
cứu triển khai. Như vậy, con số 99% của sách giáo khoa Địa lý năm 2005 đã không còn có
thể phản ánh được hiện trạng đồng bằng sông Cửu Long năm 2016,
Một ví dụ khác: Năm 2005, các nhà biên soạn SGK Vật Lý lớp 10 Nâng cao trong
khi giới thiệu về lý thuyết Johannes Kepler đã giới thiệu một phát hiện của các nhà Thiên
văn học từ năm 1930: thừa nhận sự tồn tại của sao Diêm Vương (Pluto) như một hành tinh
thứ 9 trong hệ Mặt Trời. Nhưng cũng chính trong năm 2005, các nhà Thiên văn học hiện đại
trên thế giới lại phát hiện ra Eris, một thiên thể có kích thước lớn hơn cả sao Diêm Vương,
và nhận thấy sao Diêm Vương không đủ lớn để hút hoặc đẩy mọi thiên thể nằm trong quỹ
đạo của nó, Từ dó, sao Diêm Vương bị “giáng xuống” thành Hành Tinh Lùn, và hệ Mặt
Trời chỉ còn lại 8 hành tinh. Tất nhiên, vũ trụ với chúng ta vẫn còn chứa nhiều điều bí ẩn, và
8


kết luận ngày hôm nay của các nhà Thiên văn học sẽ không phải là kết luận cuối cùng.
Nhưng sự việc này đã cho thấy rằng, ngay trong khoảng thời gian SGK được ban hành,
những kiến thức trong nó đã bị đính chính lại bởi nhiều nghiên cứu và sự kiện đang hàng
ngày diễn ra trong các phòng thí nghiệm, trong thế giới tự nhiên cũng như trong đời sống xã
hội.
Thứ hai: để đảm bảo môi trường giáo dục trong lành cho học sinh, trường học có
khuynh hướng đóng cửa với các yếu tố tiêu cực trong xã hội đương đại, nhưng đồng thời,
một cách tự nhiên, điều này hạn chế cả những yếu tố tích cực của thời đại tác động tới học
sinh.

Ví dụ: mạng xã hội là phương tiện mang lại cho người sử dụng nói chung, học sinh
nói riêng nhiều cơ hội mở rộng kiến thức, kết nối thông tin và các mối quan hệ trong thời
đại “thế giới phẳng”. Tuy nhiên do tính chất đa chiều phức tạp trong thế giới mạng, cùng
với những hạn chế về cơ sở vật chất của trường học, phần lớn học sinh Việt Nam học tập
mà không có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Tức là, các em đang được học trong một
cánh cửa tri thức nhỏ hẹp, trong khi đời sống xã hội thực tiễn sôi động ở bên ngoài. Bên
cạnh đó, năng lực tìm kiếm và xử lý thông tin, một kĩ năng quan trọng cho người lao động
hiện đại, lẽ ra nên được khuyến khích, lại không được để ý phát triển cho các em một cách
đúng mức.
Phải làm sao để khắc phục hiện trạng này? Tất nhiên việc thay sách giáo khoa mỗi
năm một lần là không thể. Điều quan trong không hẳn là ở sách giáo khoa mà là ở người tổ
chức thực hiện chương trình sách giáo khoa, tức là giáo viên. Một số giáo viên cũng đã có ý
thức rõ rệt về điều này và nỗ lực cập nhật thông tin làm mới cho bài giảng của mình. Tuy
nhiên, chính đội ngũ giáo viên, giả sử ở mức độ lí tưởng nhất để học hỏi không ngừng góp
phần phát triển giáo dục, thì vẫn có những giới hạn nhất định, Phần tiếp sau đây chúng tôi sẽ
trình bày về một số giới hạn không thể nào tránh khỏi từ phía giáo viên...
1.2. Giáo viên không phải là chuyên gia trong mọi lĩnh vực
Bản thân giáo viên phải không ngừng học hỏi, bổ sung tình hình thời sự trên tất cả các
lĩnh vực, để không chỉ làm giàu cho chính giáo viên mà còn hướng dẫn được các em học
sinh học trong xu thế bắt kịp thời đại. Tuy nhiên, với giáo viên, sẽ là một đòi hỏi quá lớn
nếu yêu cầu họ phải là chuyên gia trong mọi lĩnh vực. Giáo viên mẫu giáo và tiểu học cần
phải trang bị kiến thức ở nhiều chuyên ngành, nhưng chỉ là những kiến thức phổ thông.
Giáo viên cấp cao hơn thì đi sâu vào từng chuyên môn, và theo một lẽ tự nhiên thu hẹp độ
rộng của kiến thức. Ngay cả thời điểm hiện tại, khi chúng ta chủ trương dạy học theo hướng
liên môn, tích hợp, chúng ta cũng thừa nhận rằng đó không thể là phương pháp yêu cầu giáo
viên biết tất cả mọi thứ, mặc dù việc khuyến khích họ học tập nâng cao mở rộng trình độ là
điều đương nhiên. Vì thế, ý muốn “trăm sự nhờ thầy” của phụ huynh với giáo viên là điều
không thể..Ngoài ra, do tính chất công việc là truyền thụ kiến thức (theo phương pháp
9



truyền thống) và tổ chức hoạt động học (theo phương pháp hiện đại) mà trong phân công lao
động xã hội, người giáo viên không phải là người sản xuất, đa phần không phải là người
nghiên cứu khoa học cơ bản, cũng không phải là người xây dựng nên kiến thức khoa học
chuyên ngành (trừ những kiến thức liên quan đến phương pháp sư phạm), mà chỉ là người
sử dụng kiến thức được đúc kết từ các ngành nghề khác nhau. Ví dụ: một giáo viên bộ môn
Sinh học về cơ bản không tập trung nghiên cứu những đặc điểm sinh học của các sinh vật,
công việc này của các nhà khoa học, mà họ học hỏi tiếp thu kết quả những nghiên cứu đó và
tổ chức truyền dạy cho học sinh của mình. Do đó, so với các lao động thuộc lĩnh vực khác,
việc cập nhật kiến thức của GV thường diễn ra chậm hơn. Ngay cả với điều kiện xem TV,
đọc sách báo thường xuyên thì họ cũng vẫn chỉ là người biết thông tin sau những người đã
hình thành nên thông tin đó.
2. Những tiềm năng của phụ huynh
2.1. Mỗi phụ huynh làm một nghề khác nhau
Trong khi trường học tiềm ẩn những giới hạn mang tính đặc thù thì lại có một tiềm
năng rất lớn về mặt kiến thức, kĩ năng đến từ phía phụ huynh. Phụ huynh từ góc độ gia đình,
nhà trường là cha mẹ của học sinh. Nhưng từ góc độ xã hội, ở mức khái quát, họ là những
người lao động làm tất cả các ngành nghề khác nhau, đảm đương nhiều vị trí khác nhau. Đa
phần những người có con cái đang theo học ở các trường phổ thông là những người đang
trong độ tuổi lao động. (Sơ đồ 1: Tư cách “kép” và mối quan hệ giữa phụ huynh với gia
đình – nhà trường – xã hội, HLA). Dù ở vị trí nào, cấp bậc nào, họ đều có chuyên môn nhất
định để đảm nhiệm công việc của mình. Những kiến thức họ có được không chỉ là những
kiến thức lý thuyết, mà còn là kiến thức từ kinh nghiệm lao động thực tế, cũng không chỉ là
những kiến thức đã định hình, mà còn là những kiến thức đang được từng ngày bổ sung,
chỉnh lí phù hợp với tình hình thời sự xã hội. Như thế, trong thế đối sánh với nhà trường,
điều mà nhà trường đang thiếu có thể tìm thấy một sự bổ khuyết phần nào từ phía phụ
huynh: nhà trường thiếu kiến thức và kĩ năng thời sự thực tiễn, phụ huynh có; nhà trường
không thể có một đội ngũ giáo viên là chuyên gia trong mọi lĩnh vực, mỗi phụ huynh lại có
thể là một chuyên gia.


10


Sơ đồ 1: Tư cách “kép” và mối quan hệ giữa phụ huynh với gia đình – nhà trường – xã hội

Gia đình

Phụ huynh

Người lao động

Xã hội

Trường học

Cần phải nói thêm rằng khái niệm “chuyên gia” ở đây được dùng trong mối tương
quan với môi trường học đường, chứ không phải trong vị trí xã hội. Có thể các phụ huynh
chưa hẳn là chuyên gia trong công việc của học, họ chỉ là người lao động bình thường, song
so với những kiến thức, kĩ năng đang được hình thành cho học sinh, thì những kiến thức, kĩ
năng đã được đình hình để thực hiện công việc hiện tại ở những phụ huynh/người lao động
này biến họ trở thành chuyên gia am hiểu chuyên ngành và thực tiễn đối với các GV – HS
trong nhà trường. Tất nhiên, nói như vậy không phải chúng ta quên rằng: nhà trường không
có quyền chọn phụ huynh. Ở một số vùng khó khăn, sự khó khăn từ phía phụ huynh không
chỉ là sự khó khăn về mặt tài chính, mà còn là những hạn chế về mặt nhận thức. Có những
vùng miền mà nghề nghiệp của đa phần phụ huynh chỉ là nông dân. Tuy nhiên hãy nhớ rằng
tiềm năng đến từ phụ huynh không chỉ là kiến thức chuyên môn mà còn là kinh nghiệm. Họ
có thể không thể là chuyên gia trong một chuyên ngành khoa học nào đó, nhưng tùy theo
từng cách tổ chức và vận dụng của giáo viên, phụ huynh vẫn có thể trở thành những chuyên
gia đặc biệt: một nhân chứng trong chiến tranh hay trong sản xuất kể những câu chuyện
thực tiễn sống động, hoặc những người thợ lành nghề chia sẻ kĩ năng công việc với học sinh

và giáo viên,
2.2. Sự hỗ trợ con em học tập tại nhà của phụ huynh
Bên cạnh việc là những chuyên gia trong những lĩnh vực khác nhau, mỗi phụ huynh
còn là một … phụ huynh. Họ khao khát con mình có một môi trường học tập tốt. bản thân
một số phụ huynh khi ở nhà cũng hỗ trợ con học tập, tất nhiên theo những mức độ và
11


phương pháp khác nhau. Có thể phụ huynh không có kĩ năng sư phạm bằng các giáo viên,
nhưng việc họ dành thời gian hỗ trợ con mình học là một thực tiễn. Với tinh thần đó, việc
sẵn sàng hỗ trợ việc học của con không chỉ ở nhà mà còn ở trường với phụ huynh chắc chắn
khả thi. Thiết nghĩ, để phát triển thành tựu học tập của học sinh, mỗi phụ huynh một năm bỏ
ra khoảng nửa ngày phép dành cho việc làm chuyên gia tham dự hoạt động học tập tại
trường của con em mình, thì về phía xã hội, việc điều phối công việc cho những người lao
động tham gia hoạt động này không phải là một vấn đề không thể làm được.
2.3.

Đại diện Hội Cha mẹ học sinh ở mỗi trường học

Theo tinh thần kết nối gia đình, nhà trường, mõi trường học từ trước tới nay đã đều
thành lập một Đại diện Hội Cha mẹ học sinh của trường và mỗi lớp lại hình thành mội Hội
riêng của lớp. Mỗi tổ chức hội gồm một phụ huynh được bầu làm trưởng đai diện, một phụ
huynh được bầu làm phó và một vài ủy viên. Thực ra, tiềm năng đóng góp của phụ huynh
và Hội Cha mẹ học sinh là rất lớn, trên nhiều lĩnh vực, song cụ thể tại Việt Nam, hoạt động
của hội mới chỉ dừng lại ở một số thành viên tích cực, với mức độ gián tiếp, bên lề hộ trợ
cho việc học tập của học sinh. Tuy nhiên, đây chính là tổ chức cơ sở để từ đó phát huy tính
kết nối của phụ huynh với các phụ huynh khác và các hoạt động chuyên môn sâu của nhà
trường.
Tóm lại có thể khẳng định phụ huynh không chỉ là “nguồn tài chính” như bấy lâu nay
chúng ta vẫn quan niệm, mà còn là nguồn tài nguyên tri thức/kinh nghiệm lớn lao có thể

khai thác để phát triển hoạt động học tập của học sinh. Vấn đề là, tổ chức thể nào để hoạt
động này diễn ra một cách khoa học, hiệu quả, để góp phần xây dựng mối liên kết bộ ba gia
đình – nhà trường – xã hội, tạo môi trường lý tưởng cho các em học sinh học tập và trưởng
thành? Câu hỏi này sẽ phần nào được trả lời trong phần tiếp theo của đề tài này.

II.

CÁCH THỨC TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG MỜI PHỤ HUYNH LÀM
CHUYÊN GIA HỖ TRỢ DẠY - HỌC TẠI NHÀ TRƯỜNG
1. Những hình thức tham gia hỗ trợ bài học của phụ huynh.

Việc phụ huynh tham gia hỗ trợ việc dạy học của nhà trường là một hoạt động được
nghiên cứu và tổ chức bởi giáo viên. Người giáo viên phải xem xét thận trọng hình thức và
mức độ tham gia của phụ huynh trong bài học để đảm bảo tính sư phạm, tính khoa học, tính
phù hơp với đối tượng học sinh và hoàn cảnh thực tiễn. Dưới đây chùng tôi xin được gợi ý
một số hình thức hỗ trợ của phụ huynh để người giáo viên lựa chọn trong quá trình thực
hiện hoạt động này.
- Hình thức thứ nhất: Phụ huynh chia sẻ kiến thức với GV, cùng GV thảo luận xây
dựng nội dung bài học. Tất nhiên việc xây dựng nội dung bài học là trách nhiệm của giáo
12


viên.. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, GV có thể tham khảo phụ huynh của mình
ở những phần mục khác nhau. Đây là mức độ đầu tiên, cũng là mức độ thấp nhất của việc
hợp tác giữa phụ huynh và Gv trong thực hiện bài học. Thực tế, nếu chỉ tham gia vào việc
xây dựng nội dung bài học, việc phối kết hợp rất khó xảy ra (vì thực tế, việc giáo viên thú
nhận với phụ huynh về giới hạn kiến thức của mình để tìm sự hỗ trợ là rất hiếm), và nếu xảy
ra cũng không phát huy hết được hiệu quả của nó. Vì sự xuất hiện của phụ huynh trong bài
giảng là nhằm để tăng tính sâu sắc và thực tiễn trong nội dung, tính sinh động trong tổ chức,
sự gần gũi trong mối quan hệ giữa phụ huynh – giao viên – học sinh, chứ không thuần túy ở

vấn đề kiến thức. Sự tham gia của phụ huynh có thể và cần được thực hiện ở những mức độ
sâu hơn như sẽ được trình bày ở phần tiếp theo đây.
- Hình thức thứ hai: Phụ huynh tham gia dự giờ, quan sát việc học của học sinh trong
một giờ học cụ thể để không chỉ nắm được tình hình học tập của con em mình với tư cách
là phụ huynh, mà còn đưa ra những nhận xét về tình hình học của những học sinh khác, Từ
kinh nghiệm thực tiễn, phụ huynh cũng có thể góp ý với giáo viên tổ chức kiến thức cho
bài học sinh động và gần gũi, thực tiễn hơn. Điều kiện thiết yếu để thực hiện hoạt động này
phải là tinh thần xây dựng vì học sinh của cả hai phía: phụ huynh không có thái độ nghi
ngờ, chỉ trích giáo viên, cũng như giáo viên lắng nghe những góp ý của phụ huynh với tinh
thần cầu thị. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên được trang bị trước về cách thức quan sát,
nghiên cứu bài học để hoạt động dự giờ đạt được hiệu quả sư phạm nhất định.
- HÌnh thức thứ ba: Phụ huynh tham gia thuyết trình, giới thiệu sâu, rộng, thực tiễn
hơn về một vấn đề nào đó đặt ra trong bài học như một nhân chứng sống, một người có trải
nghiệm hoặc một chuyên gia. Hình thức này có thể thực hiện theo “đơn đặt hàng” của GV
để làm sinh động, phong phú, thực tiễn hơn trong việc tổ chức bài học. Ví dụ: những phụ
huynh đã từng tham gia những cuộc kháng chiến của đất nước có thể kể cho học sinh một
số trải nghiệm chiến trường của mình để giờ học Lịch sử không thuần túy là sự liệt kê các
sự kiện, mà là sự khám phá lịch sử của cộng đồng dân tộc hòa trong sự thấu hiểu lịch sử
của mỗi con người. Những phụ huynh hoạt động trong ngành cơ khí vận hành máy có thể
giới thiệu với học sinh về những máy móc gắn bó với công việc của mình, nguyên lí hoạt
động của một thiết bị nào đó, minh họa cho những kiến thức lý thuyết trong giờ học Vật lí
– Kĩ thuật của nhà trường… Việc có một “chuyên gia” tới thuyết trình bên cạnh sự xuất
hiện của giáo viên sẽ làm thay đổi không khí bài học, khiến học sinh có thêm những trải
nghiệm đa chiều với hoạt động học tập trên lớp Tất nhiên việc mời chuyên gia đến nói
chuyện không phải là điều mới mẻ, nhưng nếu chuyên gia chính là các bậc phụ huynh thì
ngoài những lợi ích liên quan đến khâu tổ chức (ví dụ: thời gian thường xuyên hơn, nguồn
nhân lực dồi dào và sẵn có hơn, kinh phí tối giản hơn...), lợi ích đầu tiên là cảm giác hào
hứng với bài học, niềm ngưỡng mộ của học sinh với bố mẹ mình..
- Hình thức thứ tư: Phụ huynh tổ chức những hoạt động thực nghiệm vừa tầm, trong
đó yêu cầu học sinh giải quyết một vấn đề đặt ra từ yêu cầu thực tiễn của công việc mình

đã/đang làm bằng việc vận dụng tích hợp những kiến thức trong trường học. Ví dụ: trong
13


giờ hóa học, một phụ huynh làm nông dân có thể giao nhiệm vụ cho học sinh như: nhờ học
sinh đo độ PH trong đất vườn nhà mình, từ đó đề xuất cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp
với điều kiện thổ nhưỡng. Hoặc trong giờ Ngữ văn, một phụ huynh làm nghề báo có thể
yêu cầu, hướng dẫn học sinh các thao tác thu thập, xử lý thông tin, tổ chức và biên tập
thành một bản tin hoàn chỉnh… Với các hoạt động cụ thể, thực tiễn như vậy, học sinh
không chỉ thấy mình đang được học qua thực hành, mà còn có được niềm vui và ý nghĩa
của việc học khi nó có thể mang đến những lợi ích thiết thực cho đời sống của các em và
những người xung quanh. Cảm giác giúp đỡ người khác bằng trí tuệ của mình cũng là một
trải nghiệm vô cùng đáng quý để hình thành ý thức, kĩ năng học tập và nhân cách sống cho
học sinh ngay khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường.
- Hình thức thứ năm: Phụ huynh, với tư cách là chuyên gia của trường học, nhưng là
người lao động đang công tác ở lĩnh vực nhất định, tổ chức cho học sinh tham quan trực
tiếp môi trường làm việc của mình để học sinh thấy được những ứng dụng của kiến thức
các em đang học trong nhà trường vào cuộc sống.xung quanh, gây hứng thú và tò mò tìm
hiểu, từ đó nâng cao tinh thần học tập của các em. Tất nhiên, hoạt động này cần sự phối
hợp không chỉ của nhà trường hay cá nhân phụ huynh, mà của ban quản lí đơn vị nơi phụ
huynh đang công tác để nó diễn ra an toàn và hiệu quả nhất cho việc học tập của học sinh..
2. Tiến trình thực hiện
Việc giáo viên tổ chức phụ huynh tham gia vào bài học không thể được làm một cách
ngẫu hứng, mà cần có kế hoạch và lộ trình nhất định. Trong một năm học, hoạt động này có
thể được tổ chức theo một tiến trình như sau.
Đầu năm học, nhà trường tổ chức họp phụ huynh. Lưu ý là buổi họp này không chỉ
nhắm giới thiệu về trường lớp và thông báo các khoản phí cần đóng như những gì chúng ta
đang thấy, mà việc quan trọng hơn là giới thiệu với phụ huynh hoạt động “Mời phụ huynh
tham gia làm chuyên gia hỗ trợ hoạt động dạy học”. Khi được sự đồng thuận của đa phần
phụ huynh, giáo viên chia sẻ cho phụ huynh nắm được chương trình kế hoạch giảng dạy các

bộ môn cũng như các GV chủ nhiệm, GV bộ môn sẽ trực tiếp giảng dạy con em họ trong
năm học này.
Phụ huynh nghiên cứu chương trình trong một giới hạn thời gian nhất định (khoảng 1
tuần), sau đó đăng kí lại với GV chủ nhiệm hoặc GV bộ môn về bài học hoặc một nội dung
bài học mà mình có thể tham gia hỗ trợ. Các GV dựa trên nội dung bài học và đăng kí của
phụ huynh mà lên kế hoạch hoạt động hỗ trợ bài học của phụ huynh. Cố gắng đề lượng phụ
huynh tham gia vào hỗ trợ là nhiều nhất trong giới hạn thời gian có thể, và hạn chế sự không
đồng đều hay những ý nghĩ về sự không công bằng xảy ra trong quá trình phối hợp với phụ
huynh. Một tình huống dễ xảy ra là có thể có những phụ huynh là đồng nghiệp, và sự đăng
kí tham gia hỗ trợ của họ vào bài học sẽ trùng nhau. Lúc đó cần đến hoạt động điều tiết của
giáo viên và Hội Cha mẹ học sinh của lớp để việc chọn lựa phụ huynh được thực hiện phù
hợp và hiệu quả nhất.
14


Trong quá trình thực hiện kế hoạch chương trình trong năm học, GV và phụ huynh
trao đổi trực tiếp về thời gian, nội dung, hình thức tham gia hỗ trợ của phụ huynh. Và sau đó
tổ chức hiện thực hóa kế hoạch. Thời gian cho việc tham gia có thể là một bài học, hoặc
một phần trong bài học tùy vào nghiên cứu trao đổi của phụ huynh và giáo viên.
Cuối mỗi bài học, giáo viên tiến hành khảo sát học sinh, chủ động xem xét hiệu quả
của bài học để có những điều chỉnh phù hợp về phương pháp bản thân mình cũng như sự
phối hợp với phụ huynh trong những bài học tiếp theo.
Lưu ý: việc mời phụ huynh tham gia một phân khúc kiến thức trong chương trình
giảng dạy có thể thực hiện ở cấp lớp, cấp khối hay cấp trường, tùy thuộc vào việc xây dựng
chương trình, tính chất của kiến thức và sự cân nhắc tổ chức của giáo viên và nhà trường.
3. Nguyên tắc thực hiện
Sự tham giao của phụ huynh vào hoạt động dạy – học trong nhà trường là một
phương pháp của hoạt động sư phạm, vì thế trong quá trình thực hiện cần thiết phải tuân
theo một số nguyên tắc nhất định để khiến phương pháp này đạt được hiệu quả tối ưu.
Nguyên tắc 1: Đảm bảo tinh thần cộng tác. Đây là điều kiện cơ sở cho hoạt động mời

phụ huynh làm chuyên gia.Tinh thần cộng tác này cần được thể hiện ở thái độ tôn trọng và
tin cậy lẫn nhau, hoạt động trao đổi bàn bạc trên tinh thần xây dựng, sự phối kết hợp trong
tổ chức hoạt động giữa giáo viên và phụ huynh. Cả giáo viên và phụ huynh khi bắt đầu cũng
như trong suốt quá trình giao lưu chuyên môn cần hướng đến một mục tiêu chung, đó là:
mang đến cho học sinh/con em mình những cơ hội học tập cởi mở, sinh động và gần gũi với
thực tế nhất. Bất cứ một sự nghi ngờ hay chỉ trích nào từ hai phía cũng có thể khiến cho
mục tiêu này không đạt được, và người bị ảnh hưởng nhất chính là học sinh.
Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính sư phạm, Đây là nguyên tắc quan trọng để việc hiện
thực hóa hoạt động mời phụ huynh làm chuyên gia đạt được những thành công như ý. Có
thể không phải lúc nào nhà trường cũng may mắn có được những phụ huynh tuy làm những
ngành nghề khác nhau nhưng lại có được những tố chất sư phạm cần thiết. Vì thế điều
chúng tôi muốn nói ở đây không phải là kĩ năng sư phạm của phụ huynh mà là yêu cầu về
tính chất sư phạm của tổ chức bài học của GV. GV cần cân nhắc xem việc tham gia hỗ trợ
chuyên môn của phụ huynh với bài học được thực hiện ở mức độ nào, thời điểm nào, hình
thức nào, môi trường nào… dựa theo tiêu chí nội dung và mục tiêu bài học, tâm lí và mức
độ tiếp nhận của học sinh, thậm chí cả đặc điểm của phụ huynh. Muốn đảm bảo điều này,
trước khi vào bài học, GV và phụ huynh phải có thời gian cùng nhau bàn bạc nghiên cứu
xây dựng bài học. Ngoài ra, một số chuẩn mực trong phát ngôn của phụ huynh cũng cần
đươc lưu ý trong môi trường học đường.

15


Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính vừa sức. Phụ huynh với tư cách là người lao động có thể
đảm đương những công việc xã hội phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên ngành với những kiến
thức và kĩ năng ở tầm cao so với học sinh, Song khi tổ chức phụ huynh tiếp cận học sinh với
tư cách chuyên gia hỗ trợ, giáo viên cần “đặt hàng” phụ huynh giới thiệu cho học sinh
những kiến thức và kĩ năng phù hợp với trình độ nhận thức của các em ở thời điểm hiện tại.
Bởi nếu quá phức tạp hay quá đơn giản đều làm giảm hiệu quả của sự hỗ trợ. Hơn nữa, bản
thân đời sống và các công việc xã hội mang tính chất phức tạp nhất định. Vì vậy, khi đưa

những kiến thức thực tế vào bài học qua kênh chuyên gia phụ huynh, phụ huynh và giáo
viên cũng cần có ý thức chọn lựa kiến thức và thông tin để một mặt vừa cho các em năm
được tính chất căn bản của thực tiễn, mặt khác không làm các em quá tin tưởng hoặc quá
hoang mang trước các vấn đề bề bộn của đời sống đương đại.
Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính công bằng. Do giới hạn về nội dung và thời gian học
tập mà không phải lúc nào và không phải bất cứ phụ huynh nào cũng được mời tới tham gia
hỗ trợ nhà trường trong giảng dạy. Tuy nhiên, dù phụ huynh nào đến hỗ trợ, thì GV và nhà
trường phải đảm bảo sự tôn trọng với tất cả các vị phụ huynh, và đặc biệt quan trọng là đảm
bảo công bằng về cơ hội học tập, thành tích học tập cho tất cả các em học sinh, dù các em
có bố mẹ tham gia vào các hoạt động của nhà trường hay không.
III.

Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG MỜI PHỤ HUYNH LÀM CHUYEN GIA HỖ
TRỢ DẠY - HỌC TẠI NHÀ TRƯỜNG
1. Xây dựng mô hình Cộng đồng học tập tại địa phương.

Sự đồng hành giữa nhà trường – gia đình – xã hội là môi trường phát triển giáo dục
lý tưởng đối với một học viên. Thực ra, không phải từ trước đến nay chúng ta không nỗ lực
xây dựng sự giao lưu tương tác giữa giáo viên – phụ huynh trong quá trình giáo dục. Tuy
nhiên, thực chất, mối quan hệ ấy phần nhiều vẫn chỉ tồn tại ở những hoạt động bên lề của
việc học. Ví dụ: sự tham gia của các vị phụ huynh trong các cuộc họp phụ huynh, sự xuất
hiện của họ trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa của nhà trường: kỉ niệm những ngày lễ lớn,
hoạt động thăm quan, trại hè, đặc biệt là sự góp mặt nhiệt tình của một số phụ huynh năng
nổ trong hoạt động thi khéo tay nấu ăn, cắm hoa, bày cỗ (vốn mục đích là để nâng cao kĩ
năng sống cho các em học sinh!).
Giờ đây, bên cạnh những hoạt động bề nổi đó, nếu phụ huynh được tham gia vào
hoạt động dạy – học, hoạt động trung tâm của trường học, chúng ta sẽ có thể vững tâm nói
về một sự kết nối thực sự, hiệu quả và góp phần đổi mới việc học trong nhà trường. Khi phụ
huynh được trực tiếp tham gia hỗ trợ hoạt động học tập của con em mình, đưa những kiến
thức chuyên môn của mình vào mở rộng, nâng cao kiến thức trong nhà trường, tạo những

nhiệm vụ “bước nhảy” cho bài học, hiệu quả sẽ không chỉ tác động tới việc học của học sinh
mà còn góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa học sinh – phụ huỵnh – giáo viên.
16


Về mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên, tham gia vào quá trình giảng dạy, phụ
huynh sẽ hiểu và thông cảm hơn với những nỗ lực vất vả của các giáo viên, đồng thời chia
sẻ tài liệu, nâng cao kiến thức giáo viên bằng chính kiến thức chuyên môn của mình. Ngược
lại, các giáo viên, với tinh thần học hỏi cầu thị, cũng có thể cởi mở hơn trong mối giao tiếp
với phụ huynh, có thêm một nguồn động viên tinh thần và hỗ trợ kiến thức hiệu quả. Học
sinh sẽ được quan tâm hơn nhờ sự kết nối thường xuyên giữa giáo viên và phụ huynh..
Về mối quan hệ giữa phụ huynh và học sinh, trực tiếp tổ chức việc học cho học sinh,
cũng chính là con em mình, chứ không phải chỉ là hoạt động dự giờ thăm lớp quan sát con
học, phụ huynh có thể hiểu hơn về việc học của con và các bạn cùng trang lứa, cách con học
và chơi với các bạn, từ đó có cơ sở để “học và làm bạn cùng con”. Còn các em học sinh, khi
nhìn thấy bố mẹ mình không chỉ là “bố mẹ” như vẫn thấy ở nhà, mà xuất hiện như một
“chuyên gia” đầy hiểu biết trước thầy cô và bạn bè mình, các em sẽ nảy sinh và hình thành
những thái độ cảm xúc rất tích cực như: vô cùng tự hào về bố mẹ và vế chính mình (khi
được làm con của bố mẹ), từ đó có tâm thế và động lực học tập tốt hơn. Hơn thế nữa, việc
hiểu hơn về công việc chuyện ngành của bố mẹ, những kiến thức học tập để đáp ứng yêu
cầu công việc đó cũng có thể khiến nhiều em, một cách tự nhiên, chia sẻ với bố mẹ những
vất vả trong công việc, thậm chí là cảm thấy mình có trách nhiệm hơn, cần phải học tập nỗ
lực hơn để đề xuất những giải pháp thực tiễn giúp đỡ bố mẹ. Một hướng tác động khác là:
nhiều em từ sự thấu hiểu, có thể tự nguyện chọn nối nghiệp bố mẹ mình. Điều này sẽ khắc
phục hoặc tránh được những xung đột đến từ việc cha mẹ chọn trường và chọn nghề thay
cho con cái, ép con phải đi theo tiếp nối công việc của mình, một vấn đề nan giải tại một số
gia đình hiện nay.
Bản thân phụ huynh, khi xuất hiện trước con em mình và bạn bè thầy cô của chúng
với tư cách một chuyên gia, cũng tự thấy cần phải trau dồi thêm kiến thức và năng lực
chuyên môn để xứng đáng với sự tin cậy của thầy cô và các em. Như thế, hoạt động này

không chỉ góp phần phát triển việc học trong nhà trường mà theo đó còn phát triển hoạt
động lao động sản xuất nơi phụ huynh đang trực tiếp tham gia công tác. Nhìn từ góc độ
kinh tế, việc một số phụ huynh dành thời gian ngoài công việc của mình để nghiên cứu trao
đổi cùng giáo viên xây dựng kế hoạch bài học và phụ huynh xin nghỉ phép (khoảng nửa
ngày trong một năm) để đến trường con mình với tư cách là một chuyên gia có thể khiến
các nhà kinh tế lo lắng họ về một khoản lợi nhuận thất thu, song so sánh với những ý nghĩa
chúng ta vừa phân tích ở trên, thì sự thất thu kia thực chất chỉ là một khoản đầu tư nhỏ của
xã hội để thu được một nguồn lợi – cả về vật chất và tinh thần, cả lợi ích trước mắt và lâu
dài trong giáo dục. Điều này thiết nghĩ, cũng không nằm ngoài chủ trương “Giáo dục là
quốc sách” mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chỉ đạo để thực hiện đổi mới và phát triển
đất nước.
Rộng hơn nữa, song hành với các hoạt động đổi mới nhà trường ở cả cấp độ học
sinh, giáo viên, ban giám hiệu cùng các tổ chức trong địa phương, việc tham gia vào việc
17


dạy - học với tư cách là một chuyên gia của phụ huynh sẽ có thể giúp chúng ta xây dựng
được một “cộng đồng học tập”, mô hình đổi mới nhà trường toàn diện và bền vững theo
quan điểm của Sato M. & Sato M. (2015), mà gần đây đã bước đầu được áp dụng ở một số
trường học tại Việt Nam. Điều ý nghĩa là chúng ta sẽ xây dựng được một “cộng đồng học
tập” hướng nhiều nhất đến việc học của các em học sinh trong đó học sinh học tập lẫn nhau
và phát triển cùng nhau, giáo viên với tư cách là chuyên gia giáo dục học tập lẫn nhau và
phát triển cùng nhau, phụ huynh và cộng đồng địa phương hỗ trợ và tham gia vào việc đổi
mới nhà trường bằng cách học tập lẫn nhau và phát triển cùng nhau [26,6]. Môi trường và
không khí học tập cởi mở và thân thiện đó sẽ là bước phát triển bền vững cho nền giáo dục
Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
2. Tăng cường tính thực tiễn trong chương trình đào tạo
Theo quan điểm của nhà triết học – tâm lí học Jonh Dewey: Giáo dục là một quá
trình của cuộc sống, chứ không phải là một sự chuẩn bị cho cuộc sống tượng lai. Trường
học phải đại diện cho hiện tại – cuộc sống xét như có thực và sống động đối với trẻ em

giống như cuộc sống của chúng trong gia đình, tại nơi các em sinh sống hoặc trên sân chơi
[549,2]. Như vậy, trường học cần phải thực tiễn không chỉ vì nó cần cung cấp một nguồn
nhân lực có tri thức cho xã hội ngay khi đội ngũ này vừa rời ghế nhà trường, mà vì bản hân
nó còn chính là một phần tồn tại trong cơ chế xã hội đương đại. Nó không nên tách rời, mà
phải bước những nhịp song hành với thời đại.
Chưa bao giờ tính thực tiễn lại được đặt ra trong lĩnh vực giáo dục cấp thiết như hiện
nay. Việt Nam đang ở trong thời kì hôi nhập với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa
học, kĩ thuật, và sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường. Việc Việt Nam gia nhập
những cộng đồng kinh tế trong khu vực và trên thế giới như ASEAN, TPP, WTO… là một
cơ hội song cũng là thách thức lớn đối với nguồn nhân lực còn thấp của chúng ta. Bài toán
nguồn nhân lực chỉ có thể được giải quyết lâu dài dựa vào sự phát triển của giáo dục. Mà
một trong những điều Việt Nam cần làm hiện nay là hướng đến một nền giáo dục thực tiễn.
Yêu cầu về một trường học mang tính thực tiễn chỉ có thể thực hiện được khi, từ bên
trong nhà trường, các giáo viên nỗ lực tổ chức bài giảng của mình theo hướng tích hợp với
hình thái vận động của thực tiễn, và từ bên ngoài nhà trường, phụ huynh và các tổ chức
cộng đồng góp phần hỗ trợ giáo dục hướng đến những gì đang diễn ra trong cuộc sống. Tính
thực tiễn ở đây không hoàn toàn đồng nhất với tính thực dụng: thực dụng là mục đích, song
thực tiễn còn là nội dung và hình thức tổ chức phù hợp, hòa hợp với hình thái của cuộc sống
xã hội. Tất nhiên, công việc không hoàn toàn đặt lên vai các vị phụ huynh – cần có sự hoạt
động đồng bộ của cả gia đình – nhà trường – xã hội trong trường hợp này. Với phụ huynh,
những người đang trực tiếp tham gia vào lao động sản xuất, phần nào hiểu được công việc
xã hội của mình có cái gì, cần cái gì, thực trạng ra sao, tương lai thế nào… cơ hội được trao
đổi, làm việc trực tiếp với học sinh để cho các em cảm nhận được điều đó, là một hoạt động
18


phần nào mang kiến thức, kĩ năng của cuộc sống đương đại vào chốn học đường. Điều này
sẽ giúp các em không chỉ nhận diện được thực trạng và xu thế của cuộc sống mà còn trả lời
được câu hỏi: Mình cần học cái gì? đang học cái gì? Học bằng cách thức thực tiễn nào? và
Học để giúp ích gì cho cuộc sống của chính mình và những người xung quanh?. Đây chính

là cơ sở để việc học không trở thành một áp lực, mà thành một nhu cầu tự nhiên của mỗi em
học sinh. Hơn thế nữa, có cơ hội “làm quen” với thực tiễn cuộc sống đương đại sẽ giúp các
em có được tâm thế vững vàng tự tin hơn khi gia nhập đội ngũ lao động xã hội sau này.

C. KẾT LUẬN
Dạy con cái là trách nhiệm của những người lớn tuổi trong gia đình, dạy học sinh
trong nhà trường là công việc của giáo viên, và đào tạo - sử dụng nguồn nhân lực là trách
nhiệm và quyền lợi của xã hội. Tuy nhiên, thay vì phân vai và phân chia trách nhiệm theo
từng môi trường, việc kết hợp cùng đào tạo theo một kế hoạch bài bản sẽ khiến hoạt động
giáo dục được thực hiện đồng bộ, từ đó tăng tính tiết kiệm và hiệu quả, nâng cao trình độ
người học. Trong khi việc tăng tính liên kết giữa nhà trường và xã hội cần một kế hoạch lâu
dài ở tầm vĩ mô thì sự tham gia trực tiếp của phụ huynh vào hoạt động học tập của nhà
trường lại là một giải pháp vi mô, có thể được tiến hành ngay với đối tượng tham gia, môi
trường và mục đích cụ thể. Nó phát huy những kiến thức/kĩ năng thực tiễn của đội ngũ phụ
huynh trong giảng dạy các môn học ở nhà trường phổ thông, đưa gia đình, xã hội đến gần
hơn với hoạt động giáo dục và đưa nhà trường hòa nhập sâu hơn với đời sống cộng đồng.
Đây là một giải pháp cho hoạt động dạy học tích hợp với việc tận dụng tiềm lực sẵn có,
không quá phức tạp để thực hiện, song lại có thể góp phần xây dựng trường học thành một
cộng đồng học tập, giải quyết được rất nhiều vấn đề về mục tiêu, lực lượng, nội dung,
phương pháp, mối quan hệ …tồn tại trong nhà trường – gia đình – xã hội hiện nay. Tất
nhiên, việc tham gia của phụ huynh cần được thực hiện theo kế hoạch của nhà trường và
tính toán chiến lược dạy học của từng giáo viên, từng bài học cụ thể, do giáo viên tổ chức
dựa trên nguyên tắc khoa học.. Mục đích cuối cùng của tất cả những hoạt động này là mang
lại cho học sinh nhiều cơ hội học tập mới mẻ, tiệm cận với tính chất thực tiễn của đời sống.
Với một cơ sở khoa học và thực tiễn, kế hoạch thực hiện, nguyên tắc hành đồng và các hình
thức/cấp độ tham gia phong phú như đã nêu ở trên, thiết nghĩ hoạt động này hoàn toàn khả
thi và sẽ đạt được những thành tựu nhát định, góp phần đem lại một không khí thân thiện,
tích cực, với nội dung thiết thực, phương pháp phù hợp cho hoạt động học tập trong nhà
trường./.


19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách và tạp chí
1.

2.
3.

4.

5.

6.

Comer J.P.&Haynes N.M., (1991), Parent involvement in Schools: An
ecological approach (Sự tham gia của phụ huynh vào nhà trường: phương
pháp hệ sinh thái?), The Elementary School Journal, Vol. 91. No 3, Speacial
Educational, The University of Chicago Press.
Dewey J. (2012), Jonh Dewey về giáo dục, Reginald D. Chambault biên tập,
Phạm Anh Tuấn dịch, NXB Trẻ - DT books, 2012.
Murray M., Curran E. & Zellers D., (2008), Building parent/professional
partnerships: an innovative approach for teacher eduation, The Teacher
Educator, 43;2,87-108, DOI.
Pomerantz E.M., Mỏorman E.A.& Litwach S/D., (2007), The how, whom and
why of parents’ involvement in children’s academic lives: more is nót always
better, Review of Educational Research Association.
Saito E., Murase M.,Tsukui A., Yeo J. (2015), Nghiên cứu bài học vì cộng
đồng học tập, sách hướng dẫn đổi mới nhà trường bền vững, NXB Đại học Sư

phạm.
Sato M. & Sato M (2015), Cộng đồng học tập – mô hình đổi mới toàn diện
nhà trường, NXB Đại học Sư phạm.

Tài liệu sưu tầm từ nguồn Internet
7.

8.

9.

10.

Các gợi ý của các trường công lập Gwinnett nhằm giúp phụ huynh tham gia
vào sự nghiệp học tập của con em
/>Hội đồng giáo dục East Baton Rouge Paarish, Sự tham gia của phụ huynh
trong giáo dục,
/>20Parental%20Involvement%20Policy_Vietnamese.pdf
Hội phụ huynh học sinh trường quốc tế APU
/> />Mô hình trường học mới: giúp phụ huynh tự tin đồng hành cùng VNEN
/>20


11.
12.
13.
14.

Nislev. E., 10 things parent can do to help children,
/>Parent and teacher working together,

/>Phụ huynh rất quan trọng,
/>Tham luận “Biện pháp phối hợp với phụ huynh thực hiện công tác xã hội hóa
giáo dục.(2015) – trường Mầm non Hải Yên – Tp Móng Cái, Quảng Ninh),
mongcai.quangninh.edu.vn/WebParts/Document/Layout/DownloadDocument.ashx?.

15.

The new teacher advisor: Developing positive parent partnerships
/>html

21



×