Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

ôn tập nghị luận về tư tưởng đạo lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.02 KB, 11 trang )

I. Dàn ý bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
1. Mở bài: - Giới thiệu
- Nêu tư tưởng, đạo lí cần nghị luận
2. Thân bài
-Luận điểm 1: Giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lí (Bằng cách giải thích các từ
ngữ, các khái niệm..)
- Luận điểm 2: Phân tích các mặt đúng của tư tưởng đạo lí (Dùng dẫn chứng từ
cuộc sống và văn học để chứng minh)
- Luận điểm 3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng đạo lí
(Dùng dẫn chứng từ cuộc sống và văn học để chứng minh)
- Luận điểm 4: Đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lí đã nghị luận.
3. Kết bài: - Khái quát lại vấn đề cần nghị luận.
- Nêu ý nghĩa và rút ra bài học nhận thức từ tư tưởng đạo lí đã nghị luận
Ví dụ:
Đức tính của con người cần có là khiêm tốn và giản dị
Ăng-ghen nói: “hành trang quan trong nhất của con người là khiêm tốn và giản dị”.
Câu nói rất đúng trong xã hội hiện nay. Nếu lòng chân thành giúp ta có một thế
đứng vững chắc trong quan hệ giao tiếp thì tính giản dị giúp con người tránh xa
những thất bại tầm thường, tính khiêm tốn cho ta những thành công trong cuộc
sống. vậy bây giờ ta đặt câu hỏi:
Khiêm tốn là gì?
Lòng khiêm tốn cho những con người đứng đắn, biết nhìn xa. Người khiêm tốn là
người nhã nhặn, không tính tự cao tự đại, hướng thiện, nêu cao óc học hỏi, không
đề cao cá nhân với người khác....người khiêm tốn luôn cho mình là kém cỏi cần
phải học hỏi thêm.
Tại sao phải khiêm tốn?
Cuộc sống là một cuộc chiến, nếu chúng ta dừng lại với thành công của mình ở
hiện tại tức là đã chấp nhận thất bại ở tương lai, ở lại quá khứ làm kẻ thua cuộc.
con người có tài cán bao nhiêu đi chăng nữa thì cái khôn ngoan hiện hữu ấy cũng
không thể được quả quyết là không ai hơn được. đương nhiên ta nhìn xuống thì có
nhiều người kém cỏi ta, nhưng nếu ta đem so sánh như vậy thì là điều vô lí vô


cùng. Hãy nhìn lên phía trên kia kìa! Bạn là người tài giỏi ư? Tôi tin ngoài xã hội
còn hàng vạn người hơn bạn. bạn là một doanh nhân thành đạt ư? Ngoài đời còn
hàng tá tỉ phú mà bạn không thể dếm nổi số thứ tự của mình đâu. Nếu trong lòng
bạn muốn nuôi dưỡng một tư tưởng tuyệt đối hơn người thì không có lợi ích nào
cho bạn ngoài cái “hạnh phúc” vô lí!


Trong khiêm tốn người ta tự cho mình là kém và cân học nữa, họ coi thành công
như sự an ủi. các nhà bác học càng lớn càng thấy mình cần phải khiêm tốn là lẽ
đương nhiên. Nhà vật lí học Niuton đã so sánh mình như một đứa trẻ dạo chơi trên
bãi biển may mắn nhặt được hòn sỏi đẹp và trước mắt là bể chân lí bao la. Ông còn
nói: sở dĩ tôi nhìn xa là vì tôi ngồi trên vai người khổng lồ. Lê-nin có lời khuyên
với thanh niên về cách nghĩ và hành động khiêm tốn: nếu tôi biết tôi biết ít tôi sẽ
tìm cách để hiểu biết hơn, nhưng nếu anh tuyên bố là người cộng sản không cần
biết điều cơ bản thì ở anh không có chút gì công sạn hết.Điều ta nên nhớ là Lê-nin
có tói 9000 sách của 15 thứ tiếng và 9 ngoại ngữ Anh,Pháp, Đức,...tính khiêm tốn
không cho phép mình nghỉ ngơi trên những thành công đã đạt được và còn nhiều
minh chứng cho tính chất đó ví dụ như ở Anhxtanh, Sodrat, Alecxander,..
ở một khía cạnh nào đó, khiêm tốn phải đi đôi với giản dị. vậy giản dị là gì ? Giản
dị là cách sống hòa nhập, tự nhiên hóa cuộc sống, sống phù hợp với hoàn cảnh,
không cầu kì xa hoa. Giản dị thể hiện ở nhiều khía cạnh: cách ăn nói cẩn thận,
không khoa trương, lời nói đơn giản, ngắn gọn dễ hiểu, không quan trọng hóa vấn
đề, xem xét vấn đề dưới cái nhìn khoa học...Tại sao phải giản dị? tại vì đó cách
sống khoa học. Thử hỏi cái đích của cuộc sống có phải là chân thiện mĩ? Con người
vứt bỏ phiền toái ở xã hội và từ trong tâm trí họ sống hòa nhập với thiên nhiên,
thân thiện với mọi người. tính giản dị rất cần trong cuộc sống, nó giúp ta tiết kiệm
thời gian, khiến mọi người xung quanh tôn trọng ta, ta trở thành người biết cách
ứng xử, gấn gũi chan hòa với mọi người.
Bác Hồ của chúng ta là một mẫu mực về tính giản dị và cả khiêm tốn được cả thế
giới công nhận. Bác là chủ tịch nước nhưng lại ở nhà sàn, trồng rau, đi dép cao su,..

trong chiến dịch Việt-Bắc Bác ở hang Pác Bó, dùng đá làm bàn, ăn cháo bẹ rau
măng, uống nước sông suối,..Bác nói chuyện thân mật cởi mở như gia đình.
Gs.Ngô Bảo Châu người vừa nhận giải Field toán học ăn mặc cũng bình thường,
nhà khá nhưng đi học bằng dép cao su. Ông ăn nói giản dị khi khao bạn bè thì nói :
“chẳng mấy khi tao giàu hơn chúng mày”. Nói đến giản dị phải kể đến người Nhật,
họ giàu có nhưng ra đường thì cho dù là quan chức hay học sinh, là doanh nhân hay
trí thức cũng trang phục bình dị như nhau, căn nhà họ sống không trang trí bằng
những món đồ công nghệ đắt giá, mà trái lại là những thứ mang dậm tính bản sắc
dân tộc.
Vậy là ta đã định nghĩa được khiêm tốn và giản dị trong câu nói của Ăng-ghen. Hai
đức tính này nếu dược phát huy tốt sẽ tạo nên những hiệu ứng dặc biệt. Nhưng thật
buồn vì những giá trị này không được chú ý. Có người tự mãn với số vốn kiến thức
sẵn có, có người học đến một học vị nào đó rồi cho là “công thành danh toại”
không cần nghiên cứu nữa. có người giàu có và tự cho là đủ nên chỉ lo ăn chơi tiêu
xài, không lo phát triển, đến khi trắng tay rồi mới hối hận. có hiện tượng tương tự
là thói khiêm tốn giả tạo-là thói khiêm tốn quá mức hóa ra là thói tự cao tự đại, nấp


dưới bóng dáng của khiêm tốn thật sự. những hiện tượng trên mau chóng xóa bỏ sự
tồn tại của đức tính khiêm tốn. bên cạnh đó thói đua đòi xa xỉ, chi xài của cải thời
gian vào việc vô bổ cũng thật sai lầm. ăn mặc lòe loẹt chi vậy? nó không tạo cho ta
cái đẹp thâm chí làm trò “lố bịch” cho thiên hạ. “Mốt thời trang đã khiến ta mất dần
cái tính giản dị, do đó phải ăn mặc cho phù hợp với hoàn cảnh.
Khiêm tốn giản dị chúng ta phải làm gì? Chúng ta phải biết đánh giá không thiên vị
thực tài, không được coi thường thế hệ nhỏ tuổi, nêu cao ý thức học tập, phát triển
không ngừng tư duy sáng tạo; sống cho phù hợp với hoàn cành và các giá trị chânthiện-mĩ.
Nói tóm lại, chỉ có khiêm tốn chúng ta mới có thể tiến bộ, chỉ có giản dị chúng ta
mới có thể hòa nhập tự nhiên. Ăng- ghen đã nói đúng. Khiêm tốn và giản dị là công
cụ đắt lực phục vụ ta trên đường đời. Có khiêm tốn và giản dị cùng với lòng chân
thành thành công tự nhiên sẽ đến với bạn.

Ứng xử trong học sinh
Trong xã hội ngày nay, học sinh là những người tiến bước cho thế hệ tương lai thì
cần phải có cách ứng xử tốt lịch sử với mọi người . Bên cạnh đó còn có vài người
đi ngược với điều đó . Vậy ứng xử là gì ?
Ứng xử là quá trình giao tiếp , xử lí , giải quyết vấn đề trước mắt mình và nói năng
với người khác trong cộng đồng . Ứng xử phải có lòng tự trọng , lịch sự và khiểm
tốn để vừa lòng người nghe vừa dễ chịu lời mình nói
Trong học sinh hiện nay , có một số học sinh ứng xứ rất tốt . Thầy cô đến là các học
sinh khoanh tay chào và nói chuyện rất lễ phép . Bạn bè trong trường nói năng hòa
đồng , cởi mở lẫn nhau . Thế nhưng trong trường lại có những bạn nói năng , ứng
xử khiến chúng ta không hài lòng . Một số bạn dùng những từ nói tục chửi thề , nói
như đánh vào tai , ăn nói vô cùng bất lịch sự , gây mất đoàn kết với mọi người xung
quanh
Ứng xử chính là thước đo của người học sinh . Người học sinh ứng xử tốt luôn
được bạn bè thương yêu , thầy cô trân trọng và mọi người quý trọng . Người không
ứng xử tốt sau này sẽ không có ai bên cạnh , trở thành người không có ích cho xã
hội .
Vì vậy , chúng ta phải biết cách dùng từ ngữ và xử lí cho tốt và tránh xa những lời
nói bất lịch sự , hành động không thể chấp nhận để mọi người có thể gần nhau hơn
Ứng xử của học sinh rất cần cho chúng ta ngay bây giờ . Chúng ta phải ra sức rèn
luyện cách ứng xử với mọi người , ăn nói dễ nghe , cùng nhau học tập để trở thành
những người công dân có ích cho xã hội


Đề bài:
"Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần."
Suy nghĩ của em về lời khuyên trong câu ca dao trên?
Dàn bài
a. Mở bài

- Giới thiệu chung về nét đẹp tình cảm gia đình của dân tộc Việt Nam.
- Trích dẫn câu ca dao.
b. Thân bài
* Giải thích ý nghĩa của câu ca dao.
- Hình ảnh so sánh: Anh em như thể chân tay.
+ Tay - Chân: Hai bộ phận trên cơ thể con người có quan hệ khăng khít, hỗ trợ cho
nhau trong mọi hoạt động.
+ So sánh cho thấy mối quan hệ gắn bó anh em.
- Rách , lành là hình ảnh tượng trưng cho nghèo khó, bất hạnh và thuận lợi, đầy đủ.
Từ đó câu ca dao khuyên : Giữ gìn tình anh em thắm thiết dù hoàn cảnh sống thay
đổi.
* Vì sao phải giữ gìn tình anh em?
- Anh em cùng cha mẹ sinh ra dễ dàng thông cảm giúp đỡ nhau.
- Anh em hoà thuận làm cha mẹ vui.
- Đó là tình cảm nhưng cũng là đạo lý.
- Là trách nhiệm, bổn phận của mỗi con người.
- Là truyền thống dân tộc.


* Làm thế nào để giữ được tình cảm anh em?
- Quan tâm đến nhau từ lúc còn nhỏ cho đến khi đã lớn.
- Quan tâm giúp đỡ nhau về mọi mặt: Vật chất, tinh thần.
- Giữ hoà khí khi xảy ra xung khắc, bất đồng.
- Nghiêm khắc nhưng vị tha khi anh, chị em mắc sai lầm.
c. Kết bài
- Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao.
1. Người Việt Nam chúng ta rất coi trọng tình cảm gia đình . Vì thế, trong kho tàng
văn học dân gian đã có biết bao tiếng hát, lời ru, câu chuyện … khuyên nhủ mọi
người hãy nâng niu, gìn giữ tình cảm cha con, anh em đầm ấm hạnh phúc . Một
trong những lời khuyên đó là :

Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc khó khăn đỡ đần
Câu ca dao đã so sánh tình anh em với một hình ảnh cụ thể và dễ hiểu để lời
khuyên thấm vào lòng người . Ai chẳng biết tay, chân là những bộ phận trên cùng
cơ thể con người . Tuy mỗi thứ có một chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng giữa
chúng luôn có mối liên hệ khăng khít, bổ sung, hỗ trợ cho nhau . Anh em trong gia
đình cũng vậy . Tuy mỗi người là một cá thể độc lập nhưng đều cùng bố mẹ sinh
ra, cùng sống dưới một mái nhà, cùng chơi, cùng học, cùng lớn lên . Anh em có
quan hệ gắn bó một cách tự nhiên : Máu chảy ruột mềm , tay đứt ruột xót. Vì thế,
anh em ruột thịt phải thương yêu, nâng đỡ nhau trên mỗi bước đường đời : Rách
lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần
Rách, lành tượng trưng cho những hoàn cảnh sống khác nhau . Rách là cảnh sống
khó khăn, khổ sở ; còn lành là cảnh sống thuận lợi, sung túc . Hợp nghĩa lại, rách
lành chỉ sự nghèo đói hay ấm no của con người trong cuộc đời. Nhưng đã là anh
em thì đói khi no ,lúc đủ lúc thiếu …. Cũng phải quan tâm đến nhau, không nên so
đo tính toán thiệt hơn . Hoàn cảnh sống có thể thay đổi nhưng tình anh em trước
sau như một . Anh em là giọt máu sẻ đôi . Tình cảm anh em là tình cảm ruột rà cho
nên sự đùm bọc lẫn nhau cũng là việc làm tự nhiên , tất yếu .
Đùm bọc có nghĩa là giúp đỡ , che chở , san sẻ cho nhau mọi nỗi buồn vui, mọi
điều sướng khổ . Câu ca dao đã nêu lên một cách cư xử hợp lí , hợp tình trên nền
tảng đạo đức là lòng nhân ái .
Quan tâm săn sóc lẫn nhau còn là trách nhiệm , bổn phận của mỗi người anh, người
em trong gia đình . Sự tích trầu cau là câu chuyện xúc động về tình anh em thắm


thiết . Hai anh em họ Cao mồ côi cha mẹ , cùng đến học ở nhà thầy đồ họ Lưu . Họ
đã nhường nhau bát cháo duy nhất, khiến cô con gái thầy đồ cảm động, đem lòng
yêu mến và thành vợ người anh . Thế rồi, chỉ vì một sự hiểu lầm mà người em xấu
hổ phải ra đi . Anh thương em cũng bỏ nhà đi tìm … Tình nghĩa anh em sâu nặng
đã khiến đất trời thương xót, biến anh thành cây cau, em thành hòn đá vôi, mãi mãi

bên nhau trong tục ăn trầu của người Việt . Còn nhân vật người anh tham lam, độc
ác trong truyện Cây khế đã bị người đời lên án và dành cho hắn một kết cục bi
thảm là bỏ xác giữa biển khơi .
Bài học đạo đức từ câu ca dao trên có ý nghĩa sâu sắc , thấm thía . Ngày nay, bài
học đó càng có ý nghĩa giáo dục to lớn hơn khi trong xã hội vẫn còn tồn tại không
ít những cảnh tượng ngang trái, đau lòng, vì quyền lợi cá nhân ích kỷ mà người ta
sẵn sàng dứt bỏ tình nghĩa anh em ruột thịt .

2.

“ Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.”

Từ xa xưa cha ông ta đã hiểu rõ về vai trò và tình cảm yêu thương, gắn bó của
những người con cùng sống với nhau dưới một mái nhà. Bên cạnh tình mẫu tử vô
cùng thiêng liêng, cao đẹp thì tình nghĩa anh em cũng được xem là tình cảm thắm
thiết, sâu sắc và là nguồn cảm hứng vô tận trong âm nhạc và thi ca.
Tình nghĩa anh em trong gia đình là gì? Đó là một hình ảnh, khái niệm quen
thuộc trong cuộc sống nhưng lại ít ai quan tâm đề cập đến. Tình cảm anh em là tình
cảm giữa những người con cùng một huyết thống, cùng máu thịt, cùng sống chung
một mái nhà và cùng được nuôi dưỡng bằng một nguồn suối yêu thương có những
tình cảm thiêng liêng, gắn bó và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tình cảm anh em
còn được hiểu như khi không còn cha mẹ, người thân thì anh em phải biết thương
yêu, che chở, đùm bọc cho nhau trước những khó khăn, hoạn nạn. Từ thuở bé, ta
vẫn thường được đọc hay nghe kể những câu chuyện cổ tích cảm động về tình cảm
anh em như “Hoa dâm bụt”, “ Sự tích trầu cau”,.… Tuy mỗi câu chuyện đều mang
một nội dung và sắc thái khác nhau nhưng cùng chung một điểm nổi bật mà người
xưa muốn gửi gắm, đó là tô đậm tình yêu thương giữa những người anh em trong
một nhà. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều truyện phê phán anh em không biết yêu
thương mà tranh giành, ghen tị với em mình như “Ăn khế trả vàng”, Hà rầm hà

bạc”,…
Thử nghĩ xem, nếu ngoài tình mẫu tử, tình phụ tử, tình cảm bạn bè mà không có
một thứ tình cảm đẹp như tình anh em thì cuộc đời này sẽ rất vô vị, tẻ nhạt. Khi ta
gặp một chuyện buồn hay những khó khăn, cha mẹ đôi khi không thể lắng nghe
chia sẻ thấu đáo vì ít nhiều cũng có khoảng cách về tuổi tác. Những khi ấy ta tìm


thấy một bến bờ khác cùng thế hệ, một người bạn trong nhà có thể chia sẻ, dễ dàng
cảm thông và tâm sự cùng ta mọi chuyện vui buồn, khó khăn trong cuộc sống – anh
chị em. Những khi ta bế tắc hay gặp hoạn nạn, không còn gì cả thì bạn bè có thể rời
bỏ ta, nhưng anh chị em thì vẫn còn mãi bên ta, bởi lẽ những người thân trong nhà
biết yêu thương nhau thì sẽ luôn khuyến khích tinh thần, làm mọi điều tốt đẹp cho
nhau và giúp ta vượt qua vì dù gì đi nữa vẫn là ruột thịt. Có một câu nói rất hay:
“Cảm ơn những lần lạc mất, để ta biết mình còn có ai”. Vâng! Khi gặp sóng gió, ta
mới thực sự cảm nhận người thân trong gia đình là quan trọng nhất luôn yêu
thương mình. Trong cuộc sống, có rất nhiều tấm gương tốt về anh em yêu thương
lẫn nhau. Kho tàng văn học dân gian đã có rất nhiều thành ngữ tục ngữ, ca dao như:
“Một giọt máu đào hơn ao nước lã, “Chị ngã em nâng”, “ Khôn ngoan đối đáp
người ngoài, Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”…
Thế nhưng trong cuộc sống đây đó vẫn còn nhiều người chưa hiểu được ý
nghĩa của tình cảm cao quý này. Họ mải mê theo đuổi tiền tài, danh vọng, kết thân
và hết lòng sẵn sàng làm mọi việc vì người ngoài mà lãng quên người anh em đang
cần ta giúp đỡ. Trên mặt báo hằng ngày vẫn có bao nhiêu chuyện đau lòng khi anh
em giết nhau hay đánh nhau chỉ vì tranh chấp hay mâu thuẫn nhỏ nhặt… Hay trong
đời sống, nhiều gia đình anh em không thuận hòa, mỗi khi gặp mặt là cãi vã hay
xung đột khiến cha mẹ rất buồn phiền…
Nhận thức được tầm quan trọng của tình anh em, ta cần phải xây dựng một
mối quan hệ gần gũi, gắn bó giữa anh chị em trong nhà. Đó là luôn biết nhường
nhịn, sẻ chia, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau để cùng nhau sống tốt hơn. Đôi khi,
những người anh chị em cùng ngồi lại lắng nghe nhau, “anh giận thì em bớt lời” để

tránh gây chuyện cãi vã, xích mích. Và nhất là, không để cho lòng vị kỷ lấn át tình
thương...! Tình cảm anh chị em trong nhà cũng sẽ được vun đắp hơn qua những
hoạt động nhỏ nhoi mà ta ít khi chú ý: bữa cơm sum họp đầm ấm hay những buổi
dã ngoại với nhau, cùng nhau đi mua sắm, ăn uống,tham gia vào những công việc
học tập hay đi làm của nhau…
Tóm lại, tình cảm anh em vô cùng quan trọng và quý giá. Tình cảm ấy là sức
mạnh vô biên giúp chúng ta vượt qua được những thác ghềnh trong cuộc sống, là
bến đỗ bình yên khi ta gặp phải những sóng gió của cuộc đời. Tuổi trẻ chúng ta hãy
sớm nhận thức được điều ấy để không lãng phí những giây phút ấm áp và đáng nhớ
bên cạnh những người mình yêu thương .


Nói cảm ơn - xin lỗi
Trong cuộc sống hiện nay, lời cảm ơn xin lỗi kịp thời mang lại cho người nghe
nhiều thông điệp hơn, giúp cho mọi người xích lại gần nhau hơn đồng thời làm cho
cuộc sống trở nên ý nghĩa và thụ vị.
Nói cám ơn, xin lỗi là một phép lịch sự tối thiểu trong giao tiếp đang dần bị
nhiều người trẻ lãng quên. Những tiếng cám ơn – xin lỗi ngày càng thưa dần và ít
được nói hơn trong một bộ phận giới trẻ. Ngay từ khi còn học tiểu học, chúng ta đã
được dạy nói “cám ơn” khi có một ai đó giúp ta việc gì hay cho ta thứ gì đó. Lời
cám ơn khi được thốt ra người nghe sẽ cảm thấy vui hơn.
Rồi cô dạy chúng ta biết nói “xin lỗi” khi ta vô ý làm tổn thương đến ai đó, hay
vô tình làm ảnh hưởng đến người khác. Lời xin lỗi được nói ra làm cho người được
xin lỗi cũng cảm thấy thoải mái và dễ tha thứ hơn.
Tuy vậy người Việt Nam thường có thói quen chỉ cám ơn khi đem lợi ích cho
chính mình. Tôi nhớ một câu chuyện nho nhỏ về cách cám ơn của người nước
ngoài. Đó là khi bạn được một người khác mời một thứ gì đó như “Bạn có muốn
một tách cafe không?”. Người Việt Nam thì thường trả lời “Không” hoặc “Có, cám
ơn”. Nhưng người nước ngoài họ “cám ơn” kể cả khi họ không có nhu cầu “Không,
tôi uống rồi, cám ơn bạn”. Nhiều năm trở lại đây đạo đức giới trẻ bị báo chí cảnh

báo là xuống cấp trầm trọng. Tuy có thể không đến mức đó nhưng chỉ nói
cách“cảm ơn – xin lỗi” cũng thấy phép lịch sự trong giao tiếp của giới trẻ đang
giảm sút.Ra đường hỏi đường bác xe ôm nhưng lại quên mất cám ơn khi đá biết
đường, đánh rơi đồ vật trên đường người khác nhặt dùm vì quá “vội vàng” lại quên
cám ơn. Người Việt thường dựa vào địa vị của mình và coi thường người khác. Họ
không chấp nhận việc nói lời “cám ơn” với những người có địa vị thấp hơn mình.
Hãy thử nhớ xem khia bạn vào một trung tâm thương mại chú bảo vệ dắt xe dùm
bạn, bạn có “cám ơn” người ta không. Nhiều bạn nghĩ đó là công việc của người ta,
họ trả tiền để làm như vậy nhưng bạn lại vô tình quên họ cũng đang giúp bạn đó
thôi. Và rất rất nhiều trường hợp khác nữa. Nhiều bạn trẻ nghĩ nhưng tình huống đó
quá nhỏ nhặt nên không chú ý mà không biết lời “cám ơn” trong tình huống đó là
cần thiết như thế nào. Từ“xin lỗi” cũng vậy, bạn lên xe bus vô tình “đụng chạm”
đến người khác, tuy rằng không ảnh hưởng nhiều lắm nhưng vẫn rất nhiều bạn “lờ
đi” lời xin lỗi. Bạn vội vàng chạy làm rớt đồ người khác rồi lờ đi và chạy luôn.
Ngày còn bé bạn được cô giáo dạy nói “cảm ơn – xin lỗi” nhưng càng lớn bạn lại


càng quên những lời dạy dỗ ngày xưa. Lời “cám ơn - xin lỗi”tưởng rằng quá nhỏ bé
nhưng đó cũng là một “kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp” mà người trẻ bây giờ nên
học. Hãy nói cám ơn khi ai đó giúp đỡ bạn và xin lỗi trước những sai lầm của bản
thân bạn…dù cho người đó là ai, bình thường đến như thế nào đi chắng nữa.
Nghị luận xã hội về lòng trung thực
Trong xã hội ngày nay, đức tính trung thực là rất cần thiết cho mọi người. Đức tính
trung thực là một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có, nhất là
giới học sinh chúng ta, rất cần đức tính này để hoàn thiện chính mình, trở thành
người công dân tốt.
Đức tính trung thực là hết lòng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng. Người
có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật,
ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. Trong cuộc sống
ngày nay, đức tính trung thực được biểu hiện trong các kì thi của giới học sinh như

không có hiện tượng quay cóp, chép bài hoặc xem bài của bạn…Và đức tính này
cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự
thật, không tham lam của người khác. Trong kinh doanh, nếu là người ngay thẳng
họ sẽ không sản xuất những loại hàng kém chất lượng, kinh doanh những mặt hàng
bất hợp pháp làm nguy hại đến người tiêu dùng… những người nào mang trong
người hoặc đang rèn luyện đức tính trung thực thì những người đó sẽ dần hoàn
thiện nhân cách của họ, sẽ được mọi người mến yêu và tôn trọng. Nếu rèn luyện
đức tính trung thực chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống, chúng ta sẽ có vốn tri
thức để làm giàu một cách chân chính, và nếu chúng ta mắc sai lầm, ta sẽ dễ dàng
sửa chữa được nó và hoàn thiện mình thành một công dân tốt, có ích cho xã hội,
làm cho xã hội chúng ta trở nên trong sạch, văn minh và tốt đẹp, khiến đất nước
ngày càng đi lên và phát triển đến tầm cao.
Đồng thời, bên cạnh những người biết hoàn thiện bản thân để trở thành công dân
tốt vẫn có những người có biểu hiện thiếu trung thực và sai trái. Chúng ta cần phải
phê phán và lên án những biểu hiện như vậy. Biểu hiện rã nhất là trong giới học
sinh hiện nay, nạn học giả, bằng thật do quay cóp, chép bài của bạn, gian lận trong
thi cử đã trở thành một tệ nạn phổ biến gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, đến
ý nghĩa của việc dạy và học, gây xôn xao xã hội. Một biểu hiện thứ hai tương đối
rõ ràng là sự thiếu trung thực trong kinh doanh đời sống,đó là việc các báo cáo
không trung thực,chất lượng sản phẩm kinh doanh ngày càng kém đi, ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đe
dọa tính mạng con người hiện nay như các sản phẩm, các mặt hàng được người dân
tiêu dùng hàng ngày, điển hình là các loại sữa có chứa chất độc hại melamine gây


hại cho sức khỏe người tiêu dùng, hay ngay các loại nước mắm cũng có chứa chất
ure độc tố, hoặc cả các loại rau quả, trái cây hiện nay như rau xanh hay quả tươi
đều được người trồng trọt tiêm nhiễm các loại hóa chất vì lợi nhuận của bản thân…
Những hành vi trên đều đáng phê phán vì thiếu trung thực, không nghĩ đến sức
khỏe của người dân mà chỉ nghĩ đến lợi nhuận của bản thân mình. Chỉ vài biểu hiện

trên mà đã nói lên được tính thiếu trung thực đã trở thành căn bệnh phổ biến lây lan
nhanh trong mọi người dân. Chính căn bệnh này đã khiến xã hội xuống cấp, đạo
đức người dân dần bị hạ thấp, phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân tộc.
Vì vậy, để tránh được tệ nạn thiếu trung thực trong xã hội ngày nay, mỗi chúng
ta cần tự mình xây dựng nên một ý thức trung thực trong từng việc nhỏ nhặt nhất
mà hàng ngày chúng ta đều làm cho đến việc lớn lao sau này. Bên cạnh việc tự
hoàn thiện mình, chúng ta cần lên án những hành vi thiếu trung thực và tích cực
đẩy lùi những tiêu cực do nạn thiếu trung thực để noi cao những tấm gương về đạo
đức cao cả.
Là một con người sống trong xã hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể
thiếu cho bản thân, cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để tự hoàn thiện
chính mình, trở thành người công dân tốt, đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất
nước ngày một phát triển hơn và hơn nữa.

Sự việc, hiện tượng đời sống:
Đề: suy nghĩ và hành động của em về việc an toàn giao thông.
Xã hội Việt Nam đang trên đà phát triển, hội nhập vào nền kinh tế thế giới;
những công trình, kiến trúc, mỹ quan đô thị được nhà nước chú trọng quan tâm và
thúc đẩy, nhưng bên cạnh đó, vấn đề an toàn giao thông vẫn còn là một hiện tượng
chưa được cải cách và đầu tư đúng mực. Đó như góp phần vào việc chậm tăng tiến
của đất nước Việt Nam. Vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về vấn đề trên.
An toàn giao thông là việc người điều khiển các phương tiện giao thông tuân
thủ đúng luật giao thông, tuân theo hướng dẫn của các biển báo,…trong khi tham
gia giao thông. Việc thực hiện an toàn giao thông được thể hiện rõ nét qua hành vi
của người điều khiển phươg tiện giao thông khi đi trên đường như: không lạng
lách, vượt đèn đỏ, lấn tuyến,…qua đó thể hiện trình độ hiểu biết, văn hoá, ý thức và
trách nhiệm đảm bảo an toàn giao thông khi lưu thông trên đường. Vì thế ý thức
thực hiện an toàn giao thông của một người cũng sẽ trở thành một tấm gương, một
bài học để người khác soi vào đó và học hỏi thêm được nhiều điều. Thế nên thực
hiện an toàn giao thông là một việc hết sức quan trọng có vai trò quyết định đến

mỗi con người và góp phần ảnh hưởng đến quá trình phát triển của xã hội.


Tại sao việc thực hiện an toàn giao thông lại quan trọng đến thế? Có lẽ thực trạng
hiện nay đã nêu lên được câu trả lời cho câu hỏi này. Hằng năm ở nước ta có rất
nhiều vụ tai nạn giao thông dưới các hình thức khác nhau như: không tuân thủ đúng
qui định luật giao thông, hay cũng có một số trường hợp rất không may mắn khi
bản thân đi đúng luật mà lại bị người không tuân thủ gây ảnh hưởng. Con số người
bị thương và thiệt mạng do tai nạn giao thông ngày càng tăng cao. Điều đó có phần
nào nói lên ý thức thực hiện an toàn giao thông của mọi người đang ngày một mai
một. Tuy cơ sở hạ tầng ở Việt Nam còn thấp kém nhưng điều ấy không phải là lí do
để nhiều người dựa vào đó mà biện minh cho hành vi giao thông nguy hiểm của
mình.
Thấy được hậu quả thảm khốc từ việc không chấp hành quy định an toàn giao
thông, văn hoá giao thông đang trở thành vấn đề nóng được cả xã hội quan tâm.
Việc tuyên truyền giáo dục và nâng cao ý thức người dân về vấn đề an toàn giao
thông bước đầu tạo được nhiều biến chuyển trong đại bộ phận đa số người dân,
nhưng bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận kém ý thức vẫn ngoan cố không chấp
hành. Điển hình như hiện nay vẫn còn một số người đi đường không đội mũ bảo
hiểm, đua xe,… Những con người ấy chính là những nhân tố góp phần làm xấu đi
nếp sống văn minh đô thị, kéo lùi, làm giảm tốc độ phát triển của xã hội. Những
con người này càng đáng lên án, phê phán bao nhiêu, ta lại càng thương cho cho
những chú CSGT ngày đêm làm nhiệm vụ cao cả điều phối giao thông trên các
tuyến đường. Họ tích cực, âm thầm cống hiến công sức của mình cho trật tự an
toàn người tham gia giao thông. Vậy mà vẫn còn một số trường hợp người không
chấp hành luật giao thông có những lời lẽ xúc phạm đến nghề CSGT cao quý ấy.
vẫn biết còn tồn tại một số khuyết điểm trong ngành csgt nhưng chúng ta vẫn phải
hoàn thiện bổn phận của mình trước để việc an toàn giao thông trở thành một nếp
sống văn hoá được xây dựng trên tinh thần tự giác. Và để hình ảnh những người
công an giao thông không trở thành nỗi ám ảnh của người đi đường.

Dù sao đi chăng nữa,ta vẫn ko thể phủ nhận được tất cả những nguyên nhân gây ra
tai nạn chủ yếu đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản
thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm
và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết
chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội.
Là một người học sinh ta cảm thấy mình cần phải có trách nhiệm nhắc nhở mội
người trong gia đình cũng như tự nhận thức và nâng cao ý thức bản thân về ý thức
tự giác thực hiện an toàn giao thông, để cùng xã hội góp phần ngày càng đẩy lùi,
thu nhỏ những vụ tai nạn giao thông và thúc đẩy xã hội đất nước ngày càng phát
triển văn minh, giàu đẹp, đuổi kịp sánh bằng với thời cuộc quốc tế hiện nay.



×