TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH sử
TRÀN THỊ LAN ANH
HOAT ĐÔNG TÌNH BÁO
••
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ
CỨU NƯỚC (1960 -1975)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học
Th.s CHU THỊ THU THỦY
HÀ NỘI, 2016
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô hướng dẫn Thạc sĩ Chu Thị
Thu Thủy, người đã hướng dẫn động viên em trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành khóa luận này.
Em chân thành cảm ơn các thầy, cô Ưong khoa Lịch Sử - Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm em học tập,
tạo mọi điều kiện giúp đỡ em học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã ủng hộ, động
viên em trong suốt thời gian vừa qua.
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp không tránh khỏi một số
sai sót. Vì vậy em rất mong được sự góp ý chỉ bảo của các thày cô và các bạn
sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 3 tháng 5 năm 2016
Sinh viên thưc
hiên •
•
Trần Thỉ Lan Anh
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ
từ Giáo viên hướng dẫn là Thạc sĩ Chu Thị Thu Thủy. Các nội dung nghiên
cứu ừong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ
công trình nghiên cứu nào trước đây. Nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào tôi
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả khóa luận của
mình.
Hà Nội, ngày 3 tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Lan Anh
TÊN TIẾNG ANH
: Cơ quan Attche Quốc phòng.
1. DAO
2. Cedar
Falls, : Những chiến dịch hành quân tìm diệt.
: Nhóm nghiên cứu và quan sát thuộc Bộ chỉ huy
Attlebore
3. MACVSOG
hoặc quân sự Mỹ ở Việt Nam.
4. Jechnics
SOGand Jactics of
Counter Insurgency
: Kĩ thuật và chiến thuật chống nổi dậy.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi bởi tinh thần chiến đấu
của nhân dân Việt Nam rất kiên cường, quyết tâm giành độc lập cho dân tộc.
Bên cạnh đó, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi có sự đóng góp to
lớn của tình báo. Đề tài này giúp chúng ta có thêm hiểu biết về cuộc kháng
chiến chống Mỹ có thể giúp mọi người hiểu hon về hoạt động của những con
người làm tình báo, những sự đóng góp to lớn của họ tạo nên chiến thắng cho
nhân dân Việt Nam. Việc lựa chọn đề tài này để nghiên cứu, giúp tôi có dịp làm
quen với công việc tìm hiểu sâu hon về chuyên môn của mình, lựa chọn phưong
pháp phù họp nhất để luyện tập và đào sâu kiến thức chuyên môn của bản thân.
Điều này có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao kiến thức, và qua đây có thể
có những biện pháp rèn luyện nghiệp vụ sau này cho bản thân. Có thể đề tài
không đáp ứng hết những mong mỏi mà mọi người đặt ra nhưng với hi vọng nó
sẽ phần nào đưa mọi người đến với cái nhìn mới hon về công việc tình báo của
nhân dân ta nói chung và ừong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nói riêng.
Từ đó mọi người hiểu thêm về công việc mà những con người kiên cường,
dũng cảm, chịu đựng mọi hi sinh để tham gia và với một lòng yêu nước muốn
giành độc lập cho dân tộc, muốn đánh đuổi tên đế quốc xâm lược ra khỏi Việt
Nam.
Để lựa chọn đề tài này xuất phát từ việc muốn làm nổi bật được hoạt
động tình báo trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vai trò của hoạt
động tình báo trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và tìm hiểu những
khía cạnh khác của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1960-1975). Với
việc chọn đề tài này sẽ góp phần cung cấp thêm tài liệu có giá trị trong các
trường Đại học, Cao đẳng ừong việc muốn hiểu rõ hơn về cuộc kháng chiến
chống Mỹ cũng như ngành tình báo của Việt Nam, qua đó mọi người có thế
6
hiểu rõ hơn về vai trò của hoạt động tình báo trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước giai đoạn 1960-1975. Sự đóng góp to lớn của tình báo với những
nguồn tin báo cáo chính xác, đã giúp cho ta có những kế hoạch chống lại đế
quốc Mỹ và giành những thắng lợi quan trọng, giải phóng dân tộc, thống nhất
đất nước. Để chúng ta có thêm thông tin quý giá về cuộc chiến ừanh chống Mỹ
cứu nước và công việc tình báo đầy hiểm nguy.
Từ những lí do ừên tôi quyết định chọn đề tài “Hoạt động tình báo
trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1960-1975)”, làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có những nghiên cứu về lực lượng an ninh miền Nam trong giai đoạn
1960-1975, một số công trình có tính chất chuyền đề, công trình nghiên cứu về
các giai đoạn xây dựng lực lượng an ninh, đáng chú ý là:
An ninh miền Nam thời kì chống Mỹ (1954-1975), (1995), Nhà xuất bản
Công an nhân dân , Hà Nội. Cuốn sách trình bày rõ nét về quá trình xây dựng,
phát triển chủ yếu là hoạt động của lực lượng an ninh miền Nam thời kì chống
Mỹ.
Lịch sử lực lượng an ninh nhân dân (1945-1965), (2008), Nhà xuất bản
Công an nhân dân, Hà Nội. Cuốn sách tập trung hoạt động của lực lượng bảo vệ
cách mạng sau khi hiệp định Gieneve được kí kết. Trong máu lửa, bão táp của
cách mạng, các Ban Địch tình ra đời. Từ năm 1960 cách mạng miền Nam
chuyển sang giai đoạn mới, an ninh miền Nam chính thức được thành lập đáp
ứng nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ phong trào cách mạng.
Lịch sử xây dựng lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, tập II (19541975), (sơ thảo), (2010), Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội. Cuốn sách
ghi lại chặng đường hết sức sôi động nhưng không kém phần gay go, phức tạp,
trong công tác xây dựng lực lượng công an nhân dân trong sự nghiệp kháng
7
chiến chống Mỹ, cứu nước.
Lịch sử An ninh Khu Đông Nam Bộ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước (1954-1975), (2010), Nhà xuất bản công an nhân dân, Hà Nội. Công trình
dựng lên một cách khách quan An ninh Đông Nam Bộ từ khi ra đời đến kết
thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Từ đó khẳng định lực lượng an
ninh Đông Nam Bộ dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng đã phát huy
truyền thống kiên cường, anh dũng, trực tiếp đối đầu với đội ngũ quân tình báo,
gián điệp nhà nghề của đế quốc Mỹ và các thế lực phản động tay sai góp phần
làm nên các chiến thắng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Luận án thạc sĩ của Vũ Thị Thu Hiền, Đảng lãnh đạo xây dựng lực
lượng an ninh miền Nam từ năm 1960 đến năm 1975 (2012), Đại học quốc gia
Hà Nội, Trường khoa học xã hội và nhân văn.
Các công trình kể trên là nguồn tư liệu vô cùng quý giá đối với khóa
luận này, song chỉ đề cập tới vấn đề lực lượng an ninh, công an nhân dân chung
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Từ những vấn đề mà các tác giả
trước đi nghiên cứu, tôi đã biết được ừong cuộc kháng chiến cũng có những lực
lượng đặc biệt góp phần tạo nên những chiến thắng và từ đó tôi tìm ra những
mảng chìm ừong cuộc kháng chiến, đó chính là hoạt động tình báo, tuy nhiên
về mảng chìm này còn có rất nhiều khoảng trống nói về hoạt động tình báo
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Với hi vọng lấp đầy khoảng trống
về hoạt động tình báo trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và hoạt
động tình báo có vai trò như thế nào trong cuộc kháng chiến. Chính những vấn
đề đặt ra đó nên tôi đã chọn đề tài hoạt động tình báo trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước (1960-1975) để tìm hiểu và giải quyết vấn đề đó.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1.
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về hoạt động tình báo của Việt Nam trong kháng chiến
chống Mĩ cứu nước (1960-1975), để thấy được vai ừò của hoạt động tình báo
8
đối với những thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong các cuộc chiến tranh.
Chính hoạt động tình báo là cơ sở cho những kế hoạch mà Đảng đưa ra để làm
thất bại những âm mưu, những chiến lược chiến tranh của Mỹ và ta đã đánh bại
được tên đế quốc hùng mạnh nhất, giảnh độc lập cho dân tộc.
3.2.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm nổi bật hoạt động tình báo trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước để thấy được những đóng góp của tình báo trong chiến thắng của cuộc
kháng chiến chống Mỹ. Cho thấy sự thắng lợi của cuộc kháng chiến có sự góp
sức to lớn, vĩ đại của hoạt động tình báo.
3.3.
Phạm vỉ nghiên cứu
Phạm vi không gian nghiên cứu: Do khó khăn trong việc tìm kiếm tài
liệu bởi nhiều tài liệu về hoạt động tình báo chưa được giải mã nên phạm vi
nghiên cứu của tôi chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động tình báo về phía Việt
Nam Dân chủ cộng hòa ở miền Bắc và Lực lượng cách mạng giải phóng miền
Nam.
Phạm vi nghiên cứu thời gian: nghiên cứu trong thời gian từ năm 1960
đến năm 1975.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1.
Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu trong khóa luận được sử dụng dựa vào chỉ thị, nghị quyết
của Đảng đưa ra đối với công việc của ngành tình báo dù không đi khai thác
sâu như:
Chỉ thị, nghị quyết của Đảng trong việc đưa ra yêu cầu đối với hoạt đng
tình báo trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1960-1975).
Nghị quyết xác đinh đường lối, nhiệm vụ, chính sách, sách lược cho
cuộc đấu tranh chống phản cách mạng.
Nguyễn Thị Ngọc Hải (2004), Tràn Quốc Hương - Người thầy của
9
những nhà tình báo huyền thoại, Nhà xuất bản Công an nhân dân.
4.2.
Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận: Dựa vào quan điểm của chủ nghĩa Mac Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong đề tài này các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương
pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh,
trong đó phương pháp được sử dụng chủ yếu và nhiều nhất trong khóa luận là
phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
5. Đóng góp của khóa luận
Cho thấy được sự đóng góp to lớn của hoạt động tình báo trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mọi người hiểu hơn về công việc của tình
báo. Có cái nhìn mới mẻ hơn về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bên
cạnh những thứ mà ta đã được học và tìm hiểu.
Khai thác và hệ thống hóa một số tư liệu có giá trị, qua chỉ thị, nghị
quyết của Đảng ừong việc chủ trương xây dựng ngành tình báo cũng như những
yêu cầu nhiệm vụ mà ngành tình báo phải làm trong cuộc kháng chiến.
Cung cấp tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy.
6. Bố cục khóa luận
Ngoài bố cục của khóa luận gồm phần mở đầu và phần kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo, đề tài bao gồm hai chương:
1
0
Chương 1: cơ SỞ CỦA HOẠT ĐỘNG TÌNH BÁO TRONG
KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ cứu NƯỚC (1960-1975).
Chương 2: HOẠT ĐỘNG TÌNH BÁO TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MỸ cứu NƯỚC (19601-1975).
Chương 1
CỞ SỞ CỦA HOẠT ĐỘNG TÌNH BÁO TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1960 -1975)
1.1.
KHÁI QUÁT CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ cứu
NƯỚC (1960 -1975)
1.1.1.
Tình hình của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Hiệp định Geneve được kí
kết, cuộc chiến tranh kết thúc. Quân Pháp rút về nước, miền Bắc nước ta hoàn
toàn giải phóng. Nhưng đế quốc Mỹ với ý đồ xâm lược Việt Nam từ lâu đã lợi
dụng cơ hội gạt Pháp ra, nhảy vào tổ chức, chỉ huy ngụy quyền, ngụy quân tay
sai, viện trợ kinh tế quân sự, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, chia cắt
lâu dài nước ta. Cả dân tộc ta lại bước vào chiến đấu chống xâm lược mới, cuộc
kháng chiến chống Mỹ là thách thức lớn nhất, ác liệt nhất đối với dân tộc ta.
Bác Hồ và Đảng ta đã xác định đúng đắn đường lối cách mạng trong giai
đoạn mói: tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền nhằm mục
tiêu chung là chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc,
thống nhất Tổ quốc. Đồng thòi, đã chỉ rõ mối quan hệ chiến lược giữa hai miền:
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc là để tạo sức mạnh giải phóng miền
Nam, đẩy mạnh đấu tranh cách mạng ở miền Nam là để giải phóng miền Nam
và bảo vệ miền Bắc. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ kéo dài 21 năm, ta
đã chiến đấu chống lại nhiều chiến lược chiến tranh mà Mỹ tạo ra, mở đầu bằng
cuộc chiến ừanh đơn phương vói “phong trào Đồng Khởi” năm 1959 - 1960 là
1
1
một sáng tạo lớn, một cao trào lớn, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách
mạng miền Nam từ thế gìn giữ lực lượng sang thế tiến công, chuyển sang kết
họp đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự.
Từ cao ừào Đồng Khởi của nhân dân, lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam
phát triển nhanh chóng, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam ra đời ngày
20/11/1960 tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về thế và lực. Thắng lợi của phong
trào Đồng Khởi đã làm thất bại chiến tranh đom phưomg của Aixenhao, Mỹ
phải đối phó bằng chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và coi “ấp chiến lược” là
xưomg sống của “chiến tranh đặc biệt”. Quân và dân miền Nam đã phát huy
sức mạnh của chiến tranh nhân dân, bẻ gãy các cuộc càn quét của quân ngụy,
phá vỡ hệ thống “ấp chiến lược” mà ngụy quyền coi là quốc sách, đẩy mạnh
đấu tranh chính trị và binh vận ở cả nông thôn và thành thị. Ngày 16/2/1962,
mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời đã cổ vũ động viên
nhân dân miền Nam bước vào giai đoạn cách mạng mới. Tháng 1/1963, chiến
thắng Ắp Bắc tuy quy mô không lớn nhưng có ý nghĩa báo hiệu sự phá sản của
chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Những thắng lợi quân sự lớn chứng tỏ sự
trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam, đủ sức đánh bại
hoàn toàn quân ngụy dù có sự chỉ huy, hỗ trợ của quân Mỹ. Giữa năm 1965,
chiến lược “chiến tranh đặc biệt: của Mỹ ngụy sụp đổ. Sau thất bại của chiến
lược “chiến tranh đặc biệt”, Mỹ bị động chuyển sang tiến hành chiến lược
“chiến ữanh cục bộ” hòng nhanh chóng kết thúc chiến ữanh. Mỹ coi Việt Nam
là trọng điểm của phong trào giải phóng dân tộc càn tiêu diệt để ngăn chặn các
dân tộc trên thế giới vùng lên và chủ nghĩa cộng sản tràn xuống Đông Nam Á.
Mỹ đã tiến hành “Chiến tranh cục bộ” đưa quân viễn chinh Mỹ vào trực tiếp
tham chiến ở miền Nam, gây chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc hòng “bóp
chết” cách mạng miền Nam và đưa “miền Bắc trở lại thời kì đồ đá”, đặt cho
nhân dân ta ở hai miền những thách thức chưa từng có. Chính trong hoàn cảnh
1
2
khó khăn, ác liệt, hiểm nghèo, bản lĩnh quyết đánh và biết đánh của dân tộc
Việt Nam tỏa sáng. Chưa bao giờ khí thế đánh Mỹ dâng cao như lúc này. Cả
nước sôi sục đánh Mỹ, toàn dân ra trận.
Các trận: Núi Thành, Vạn Tường, Bàu Bàng là cuộc đọ sức đầu tiên có ý
nghĩa quan trọng: làm bộc lộ những điểm yếu cụ thể của quân Mỹ. Chiến thắng
trong hai mùa khô 1965 - 1966 và 1966 -1967, đặc biệt là cuộc Tổng tiến công
và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 là đòn sét đánh làm lung lay nghiêm trọng
ý chí xâm lược của Mỹ. Đòn bất ngờ và đồng loạt, mạnh và hiểm, đầy hiệu lực
Tốt Mậu Thân là một sáng tạo độc đáo chưa từng có, tạo ra bước ngoặt cơ bản
làm thay đổi cục diện chiến ữanh, mở ra quá trinh xuống thang chiến tranh của
đế quốc Mỹ. Ta đã quyết đánh, biết đánh và thắng Mỹ ngay khi quân Mỹ còn
đông nhất, mạnh nhất, có những cố gắng chiến tranh cao nhất [36, tr. 154-156].
Bị thất bại nặng nề ở Việt Nam, trước làn sóng phản đối chiến ưanh xâm
lược Việt Nam trên thế giới và ngay trong nước Mỹ ngày càng mạnh mẽ, ngày
1/11/1968, chính phủ Mỹ buộc phải tuyên bố chấm dứt ném bom bắn phá miền
Bắc và phải ngồi vào bàn thương lượng ở Hội nghị Paris (1968- 1973), với sự
kiện này có thể nói, chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ đã bị phá sản. Thất
bại trong chiến lược chiến tranh cục bộ, Nixon chuyển sang thực hiện chiến
lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, ra sức phát triển và hiện đại hóa quân đội Sài
miền Nam Việt Nam và mở rộng chiến tranh ra toàn bán đảo Đông Dương. Đầu
năm 1971, quân đội Sài Gòn, được sự yểm trợ, chi viện hỏa lực của Mỹ và sự
phối họp của quân đội phái hữu Lào mở cuộc hành quân Lam Sơn 719, nhằm
cắt đứt hành lang vận chuyển Bắc - Nam. Quân giải phóng miền Nam Việt
Nam phối họp với lực lượng vũ ừang cách mạng Lào mở chiến dịch phản công,
đánh bại hoàn toàn cuộc hành quân của địch. Phát huy quyền chủ động năm
1972, ta mở cuộc tiến công chiến lược vào hệ thống phòng ngự của địch và
giành thắng lợi. Trước thất bại nặng về của quân đội Sài Gòn, Mỹ cho không
1
3
quân và hải quân quay trở lại đánh phá ác liệt ở miền Nam và tiến hành chiến
tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai. Cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay
B52 được coi như trận Điện Biên Phủ trên không của Mỹ bị đập tan, buộc Mỹ
phải kí hiệp định Paris về Việt Nam (27/1/1973), rút hết quân Mỹ và quân các
nước phụ thuộc Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, cam kết tôn trọng độc lập chủ
quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam vói sự kiện này thì chiến lược
Việt Nam hóa chiến tranh đã thất bại. Tuy rút hết quân đội, nhung Mĩ vẫn để lại
2 vạn cố vấn quân sự, để lại vũ khí, trang bị chiến tranh và tiếp tục viện ttợ cho
chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Quân Ngụy ra sức lấn chiếm phá hoại hiệp
định Paris. Quân dân miền Nam kiên quyết đánh bại các cuộc hành quân “ tràn
ngập lãnh thổ” của địch, cả nước khẩn trương tạo thế, tạo lực để tiến lên giải
phóng hoàn toàn miền Nam. Quân và dân ta đánh bại các cuộc tiến công lấn
chiếm của địch, tạo thế và lực mở rộng vùng giải phóng và thắng lợi của chiến
dịch Đường số 14 - Phước Long đặt cơ sở cho hội nghị Bộ chính trị họp cuối
1974, đầu 1975 thông qua kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam (1975 1976), quyết định nắm vững thời cơ chiến lược, mở cuộc tổng tiến công và nổi
dậy Xuân 1975 với 3 đòn tiến công chiến lược: chiến dịch Tây Nguyên, chiến
dịch Huế - Đà Nằng, chiến dịch Hồ Chí Minh vói những chiến thắng giành
được thì cuộc kháng chiến chống Mỹ đã kết thúc thắng lọi hoàn toàn. Nhân dân
Việt Nam đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới vói quy mô
lớn nhất, dài ngày nhất, ác liệt nhất sau chiến tranh thế giới thứ hai [36, tr.146158].
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã hoàn thành thắng lọi sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc kéo dài hơn 100 năm, mở ra một kỉ nguyên
mới của lịch sử dân tộc- cả nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, thống nhất và đi
lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời tạo điều kiện cho cách mạng Lào và cách mạng
Campuchia giành thắng lợi quyết định, góp phần to lớn vào cuộc đấu tranh của
1
4
nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Thắng
lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ là kết quả của sự hi sinh, nỗ lực to lớn của
toàn dân tộc trong cuộc đấu trí, đấu lực quyết liệt, lâu dài giữa ta và địch.
1.1.2.
Tình hình của Mỹ
Vói việc thay chân Pháp trong cuộc chiến hanh ở Việt Nam, Mỹ huy
động vào chiến tranh xâm lược Việt Nam một khối lượng bom đạn, vật chất kĩ
thuật chưa từng có trên một địa bàn tương đối hẹp, đã sử dụng mọi loại vũ khí
hiện đại nhất trừ bom nguyên tử, số quân Mỹ được đưa vào miền Nam lúc cao
nhất lên tới hơn nửa triệu quân cùng với một lực lượng lớn hải quân, không
quân chiến lược, chiến thuật, 7 vạn rưỡi quân các nước theo Mỹ và hơn một
triệu quân Ngụy, đó là một quân số kỉ lục cho một cuộc chiến tranh xâm lược
thực dân kiểu mới. Mỹ đã thi thố mọi chiến lược, chiến thuật chính trị, quân sự,
ngoại giao, đã dùng những thủ đoạn chiến hanh tàn bạo nhất trong: bao vây
phong tỏa, khủng bố toàn diện, tàn phá kinh tế, tiêu diệt con người, phá hủy
môi trường bằng chất độc màu da cam, để lại hậu quả nặng nề cho nhiều thế hệ
ngưòi Việt Nam và cà cựu binh Mỹ.
Tiến hành cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Mỹ coi Việt Nam là trọng điểm
của phong trào giải phóng dân tộc cần tiêu diệt để ngăn chặn các dân tộc trên
thế giới vùng lên và chủ nghĩa cộng sản ữàn xuống Đông Nam Á. Trước sự
phát triển của cách mạng nhân dân, Mỹ - Diệm gây ra cuộc “chiến tranh đặc
biệt”, Mỹ - Diệm xem “quốc sách ấp chiến lược” là xương sống của “chiến
tranh đặc biệt”. Vì vậy, chúng dùng huy động mọi lực lượng để càn quét, cốt
thực hiện cho được quốc sách đó, biến miền Nam thành một hại tập trung
khổng lồ. Đen năm 1960, có 685 cố vấn Mỹ ở Việt Nam, con số ấy tăng vọt lên
thành 3.200 trong năm 1961 là năm tổng thống Mỹ John F.Kennedy lần đầu
tiên đưa vào Việt Nam các lực lượng đặc biệt tức lính mũ nồi xanh. Lực lượng
này được huấn luyện lối đánh chống nổi loạn mà Kennedy có thể sẽ đánh bại
1
5
được Việt cộng nhưng với những chiến thắng mà Việt Nam Dân chủ cộng hòa
và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam giành được, Tổng thống
Kennedy nhận được những lời khuyên trái ngược nhau. Trước khí thế đấu tranh
của nhân dân, đế quốc Mỹ buộc phải làm cuộc đảo chính, lật đổ Ngô Đình
Diệm. Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Mỹ tính toán chỉ cần mấy chục vạn
quân, mở mấy cuộc phản công chiến lược trong ba mùa khô, tìm diệt đánh gãy
xương sống quân chủ lực Việt cộng, bắt sống hoặc tiêu diệt Trung ương Cục và
Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam, giáng cho miền Bắc mấy chiến dịch
ném bom quy mô lớn, cắt đứt đường Hồ Chí Minh là Việt Nam phải chịu thua,
Mỹ toàn thắng, rút quân về nước, áp đặt lại chủ nghĩa thực dân mới ở Việt
Nam. Nhưng trải qua hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 - 1966,
1966 - 1967 với những cuộc hành quân lớn như Xedaphon, Gianxon Xity, Mỹ
không diệt được chủ lực quân giải phóng, không chụp bắt được cơ quan đầu
não kháng chiến miền Nam, trái lại Mĩ bị tổn thất nặng nề chưa từng có. Đến
mùa khô thứ ba, Mỹ chưa kịp ra tay thì trận Khe Sanh và cuộc Tổng tiến công
và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là đòn sét đánh làm lung lay nghiêm trọng ý chí
xâm lược của Mỹ. Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, đế quốc
Mỹ bị tấn công từ nhiều phía, ngay cả trong nội bộ nước Mỹ. Phong trào chống
chiến tranh xâm lược Việt Nam dấy lên khắp nước Mỹ. Hạ nghị viện Mỹ đòi
hỏi phải rút tất cả quân Mỹ ở Việt Nam về nước trong thòi gian ngắn nhất.
Tháng 6/1969, Tổng thống Mỹ Richard Nixon phải hứa sẽ chấm dứt chiến tranh
trong vòng sáu tháng, cho ra đòi cái gọi là “Học thuyết Nixon” và chiến lược
“Việt Nam hóa chiến tranh”. Cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy
bay B-52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng cuối tháng 12/1972 bị đập tan và là
một “Điện Biên Phủ ừên không” đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải kí hiệp định Paris
về Việt Nam (27/1/1973), rút hết quân Mỹ và quân các nước phụ thuộc Mỹ ra
khỏi miền Nam Việt Nam, cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền thống nhất toàn
1
6
vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến ừanh” thất bại.
Tuy rút hết quân đội, nhưng Mỹ vẫn để lại 2 vạn cố vấn quân sự đội lốt dân sự,
để lại vũ khí, trang bị chiến tranh và tiếp tục viện trợ quân sự cho chính quyền
Nguyễn Văn Thiệu. Quân ngụy lên đến 1.100.000 tên và ra sức lấn chiếm phá
hoại hiệp định Paris. Nhung thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam
vào mùa xuân năm 1975 đã làm phá sản sự phản kích lớn của Mỹ vào các lực
lượng cách mạng sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phá vỡ phòng tuyến ngăn
chặn chủ nghĩa cộng sản quan họng ở Đông Nam Á mà Mỹ đã đổ nhiều công
sức tạo dựng, góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn càu phản cách mạng của
Mỹ, đẩy Mỹ vào tình thế khó khăn về nhiều mặt: quân sự, chính trị, kinh tế, xã
hội. Và nói như tướng Taylor - một nhà chiến lược quân sự Mỹ: “Trong suốt cả
cuộc chiến hanh này, chúng ta ( nguời Mỹ) không có một anh hùng nào cả,
chúng ta chỉ là những lũ ngốc... Giá như người Mỹ sớm nhận thức ra vấn đề
này thì...”. Hơn hai thế kỉ đã ừôi qua kể từ khi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ được
thành lập, và người Mỹ có quyền tự hào về những vinh quang mà người Mỹ gặt
hái được trên mọi phương diện trong suốt tiến trình lịch sử của đất nước mình.
Nhưng chiến tranh Việt Nam đã là vết thương hằn sâu ừong lòng nước Mỹ, bởi
chính nơi đây, niềm kiêu hãnh của đế quốc Hoa Kỳ đã bị dập tắt bởi dân tộc bé
nhỏ mang tên Việt Nam [ 56, tr.301-310].
Từ khi bắt đầu xâm lược Việt Nam, sự bất đồng đáng kể trong khối chủ
nghĩa đế quốc đã được tiết lộ từ các chất vấn về sự hỗ ữợ cho chính sách Mỹ tại
Việt Nam. Mỹ đã không thể có sự hỗ trợ nhất trí cho hành động của mình tại
Việt Nam, ngay cả các đồng minh trong khối SEATO: Pháp và Pakistan công
khai từ chối hỗ trợ cuộc xâm lược của Hoa Kỳ và để biểu lộ sự bất đồng với
chính sách của Mỹ tại Việt Nam, Pháp đã gọi về các đại diện của mình ở các
nước thành viên thường trực của SEATO. Hoa Kỳ cũng không thể gây áp lực
được các nước Mỹ Latinh để ủng hộ sự can thiệp của mình vào miền Nam
1
7
Việt Nam. Các nước trung lập đã bày tỏ sự phản đối của họ về cuộc chiến tra nh
xâm lược của Mỹ tại Việt Nam. Trong suốt quá trình của các cuộc thảo luận
chính trị chung tại phiên họp thứ 20 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (tháng 9
năm 1965), đại diện của nhiều nước châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh đã yêu cầu
Mỹ chấm dứt cuộc chiến tranh tại Việt Nam [41].
Xâm lược Việt Nam, Mỹ đã qua năm đời Tổng thống từ
D.D.Eisenhower, John K.Kennedy đến Lyndon Johnson, Richard Nixon rồi
Gerald Ford đã nối chân nhau đều tiến hành bốn chiến lược chiến tranh thực
dân mới ở chiến trường Việt Nam, từ chiến tranh đơn phương, chiến tranh đặc
biệt đến chiến tranh cục bộ (và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất) rồi
Việt Nam hóa chiến tranh (và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai). Bên
cạnh đó những “bộ óc nước Mỹ” luôn luôn sát cánh cùng những người đứng
đàu Nhà nước Mỹ để “bày binh, bố trận” như Henry Kissinger, người được
xem là “cây đại vĩ cầm về địa- chính ttị” của Mỹ.
Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh lớn nhất mà Mỹ trực tiếp tham
chiến trong thời kì chiến tranh Lạnh và đối đầu Đông - Tây (từ năm 1945 đến
thời điểm 1989-1991), một cuộc đụng đầu lịch sử không chỉ giữa hai nước Mỹ Việt Nam mà còn giữa hai hệ thống chính trị - xã hội đối lập và chủ nghĩa tư
bản và chủ nghĩa xã hội.
Tiến hành cuộc chiến tranh Việt Nam, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nhà
Trắng, Lầu Năm Góc và CIA, Mỹ đã thành lập một tổ chức cực kì bí mật để
tung gián điệp biệt kích ra miền Bắc để tuyên truyền điều hành tâm lý chiến,
tiến hành các hoạt động phá hoại trên biển và ngăn chặn đường mòn Hồ Chí
Minh. Đó là chiến dịch bán quân sự bí mật của Oasinhton chống lại Hà Nội
trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Chiến dịch do Nhóm nghiên cứu và quan sát
thuộc Bộ chỉ huy trợ giúp quân sự Mỹ ở Việt Nam (viết tắt theo tên tiếng Anh
là MACVSOG hoặc SOG) là hoạt động ngầm lớn nhất và phức tạp nhất do Mỹ
1
8
thực hiện kể từ khi oss ra đòi. SOG đã tiến hành cuộc chiến tranh bí mật chống
Hà Nội trong vòng tám năm, bắt đàu từ tháng 1/1964 đến tháng 4/1972. SOG
có nhiệm vụ: Cài cắm và chỉ đạo các toán gián điệp và tạo ra một chiến dịch
nghi binh phức tạp, trong đó có cả việc tuyển mộ tù binh của Bắc Việt Nam.
Chiến tranh tâm lý - dựng nên một phong trào chống đối giả ở Bắc Việt Nam,
bắt cóc và tuyên truyền công dân Bắc Việt Nam, điều hành các đài phát thanh
đen, phân phát các tài liệu tuyên truyền, làm giả thư từ, tài liệu và các hành
động không trong sạch khác. Hoạt động ngăn chặn trên biển: bắt giữ và phá hủy
các tàu hải quân và thuyền đánh cá của Bắc Việt Nam, đánh phá các mục tiêu
ven biển, tiến hành các vụ tập kích phá hoại các cơ sở quân sự và dân sự và rải
các tài liệu chiến tranh tâm lý. Hoạt động thám báo bên kia biên giới chống lại
đường mòn Hồ Chí Minh bằng cách thám báo người dân tộc (người Thượng và
người Nùng) để ngăn cản hoạt động cung cấp nguồn nhân lực và vật lực của
quân đội miền Bắc, bao gồm việc xác định mục tiêu không kích, bắt cóc bộ đội,
đặt máy nghe trộm và phân phát tài liệu chiến tranh tâm lí. Mặc dù được tập
trung chỉ đạo, sử dụng một số lượng lớn nguồn nhân lực và vật lực ữong một
thời gian dài nhưng cuối cùng Mỹ đã thất bại. Hầu hết số gián điệp biệt kích
tung ra Bắc đều bị bắt giữ hoặc tiêu diệt, chiến tranh tâm lý phá sản, con đường
Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển vẫn tiếp tục hoạt động [56, tr.236-238].
Đối với đế quốc Mỹ, đây là thất bại lớn nhất ữong lịch sử nước Mỹ. Nếu
thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống Pháp mở đầu cho
sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ thì thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
Mỹ chứng minh trước toàn thế giới sự phá sản hoàn toàn của chủ nghĩa thực
dân mói là không tránh khỏi. Rõ ràng ngày nay các lực lượng cách mạng đã lớn
mạnh và có lợi thế hơn bao giờ hết. Đế quốc Mỹ không thể đóng vai sen đầm
quốc tế bất cứ ở đâu mà không bị trừng phạt, không thể xâm chiếm một tấc đất
của bất kỳ nước xã hội chủ nghĩa nào, không thể đẩy lùi phong trào giải phóng
1
9
dân tộc và ngăn chặn con đường phát triển của các nước lên xã hội chủ nghĩa.
Trong cuộc chiến này bên cạnh việc đưa vào miền Nam Việt Nam một
hệ thống cố vấn quân sự hùng mạnh, phương tiện chiến tranh hiện đại thì Mỹ
còn bí mật thành lập một tổ chức gián điệp tung ra miền Bắc hòng phá hoại
cách mạng của nhân dân Việt Nam ở cả hai miền, có thể nói tình báo của Mỹ
được đào tạo bài bản qua trường lớp, họ có một đội ngũ đào tạo chuyên nghiệp
về ngành tình báo vói nhiều phương tiện về công việc tình báo mà họ được sử
dụng trong quá trình hoạt động. Trong tình hình đó, khó khăn hơn cho hoạt
động tình báo của ta là ta không có được những trường lớp đào tạo về công việc
này, những người làm tình báo chủ yếu họ đọc sách để tìm hiểu rồi từ đó xem
những gì họ tự học, tự tìm hiểu được để vận dụng vào công việc làm tình báo,
tuy nhiên hoạt động tình báo của ta không những không thua kém mà còn có
những thông tin có giá trị cung cấp cho Đảng , tạo nên thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước.
1.2.
HOẠT ĐỘNG TÌNH BÁO VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
TRƯỚC NĂM 1960
Sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa vừa mới ra đời đã phải căng mình đối phó với cả thù trong, giặc
ngoài, tình thế đất nước như “ngàn cân treo sợi tóc”. Để kịp thòi nắm bắt âm
mưu, thủ đoạn... của các đối tượng địch, phục vụ công cuộc bảo vệ chính quyền
cách mạng non trẻ và cuộc kháng chiến, kiến quốc lâu dài của toàn dân, ngày
25/10/1945, Trung ương Đảng quyết định thành lập tình báo Quốc phòng Việt
Nam. Quyết định đó thể hiện tư duy sắc sảo, tầm nhìn chiến lược của Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công tác đặc biệt quan trọng của Quân đội nói
riêng và của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nói chung. Điều đó tạo cơ sở và là
một trong những căn cứ chủ yếu để Đảng ta hoạch định đường lối, chiến lược,
sách lược cách mạng. Ngay sau khi ra đời, mặc dù còn bộn bề khó khăn, thiếu
2
0
thốn, tình báo Quốc phòng đã nhanh chóng ổn định tổ chức lực lượng, xác định
chức năng, nhiệm vụ, phương thức công tác... nắm chắc tình hình và cung cấp
nhiều tin tức chiến lược, chiến dịch có giá trị, đóng góp xứng đang vào sự
nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Năm 1949, cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã qua giai đoạn phòng
ngự và cầm cự, đang chuyển dần sang giai đoạn phản công, nhu cầu tin tức
phục vụ kháng chiến cũng đòi hỏi ngày càng cao hơn. Đảng, Chính phủ đã có
nhiều Chỉ thị, Nghị quyết về tăng cường, củng cố tổ chức công tác lình báo. Hội
nghị cán bộ Trung ương lần thứ sáu, họp từ 14 - 18/1/1949, đã ra Nghị quyết về
một số công tác quan trọng, trong đó nhấn mạnh phải “chấn chỉnh Công an và
Tình báo. Cho cán bộ có năng lực, để phòng sự lọi dụng của các phần tử xấu
cho các ngành đó”. Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ tư họp từ 26/2 4/3/1949 cũng giành thòi gian bàn nhiều về công tác Điệp báo. Hội nghị xác
định nhiệm vụ công tác Điệp báo năm 1949 - 1950 là “Tích cực giúp cho bộ đội
tìm hiểu tình địch, theo dõi hướng dẫn công tác Điệp báo các địa phương,
chuẩn bị để liên lạc trao đổi với các nước bạn, củng cố bộ máy giao thông liên
lạc” [1, tr.69,70].
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mặc dù lực
lượng mỏng, kinh nghiệm công tác chưa nhiều, phương tiện làm việc còn thô
sơ... nhưng tình báo đã tích cực, chủ động triển khai nhiều biện pháp nắm địch,
thu tin một cách linh hoạt, sáng tạo. Đây là bước tiến quan trọng quyết định đến
việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị và sự trưởng thành, phát triển của tình báo.
Nhờ đó, ta đã tổ chức điều tra nắm được nhiều tin tức có giá trị của địch như ý
đồ của quân Tưởng ở Việt Nam, Kế hoạch tiến công Việt Bắc (1947)... Đặc
biệt, việc nắm và dự báo đúng, kịp thời ý đồ của Pháp rút quân ở đồng bằng, đổ
bộ xuống Điện Biên Phủ và các kế hoạch nghi binh trên các chiến trường là tài
liệu vô giá, giúp Tổng Quân ủy, Bộ Tổng Tư lệnh hoạch định kế hoạch tác
2
1
chiến chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 và hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ
điểm Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến vẻ vang trường kì của dân tộc.
Thất bại liên tiếp trong âm mưu lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng
ngưòi Việt đánh người Việt, tháng 5/1949, thực dân Pháp cử tướng Rơ-ve,
Tổng tham mưu trưởng quân đội, cùng với sáu nghị sĩ quốc hội Pháp sang
nghiên cứu tình hình Đông Dương. Sau hơn một tháng đã hình thành kế hoạch
Rơ-ve, mở rộng phạm vi chiếm đóng ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, phong
tỏa biên giới Việt - Trung, tăng cường xây dựng quân ngụy, dùng ngụy quân
làm nhiệm vụ chiếm đóng, tập trung quân Âu Phi để xây dựng lực lượng cơ
động càn quét và mở những cuộc tiến công lớn, củng cố và đề cao ngụy quyền,
làm công cụ tiếp tục thực hiện chính sách lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng
người Việt đánh ngưòi Việt,
về phía ta, những thắng lợi trên các mặt quân sự,
chính trị của quân và dân ta và những thắng lợi trên mặt trận đấu tranh chống
phản cách mạng trong hai năm 1948 - 1949 đã tạo tiền đề cho những thắng lợi
những năm tiếp theo. Mùa hè năm 1950, Ban thường vụ Trung ương Đảng
quyết định mở chiến dịch biên giói, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực quan
trọng của địch, mở rộng căn cứ địa cách mạng, giải phóng vùng biên giới phía
Bắc. Tại mặt trận, một tổ chức phối hợp hoạt động giữa tình báo Quân đội và
Công an được thành lập, với tên gọi là Ban Quân báo, có nhiệm vụ theo dõi mọi
hoạt động hàng ngày của địch. Ban quân báo đã bố trí kế hoạch “chốt” trên địa
bàn trọng điểm từ Cao Bằng đến Lạng Sơn để thu thập tin tức. Lực lượng Điệp
báo Lạng Sơn cũng hoạt động rất tích cực trên quốc lộ 4 và đã năm được tình
hình di chuyển vũ khí, khí tài của địch, kịp thòi vạch kế hoạch phục kích diệt
gọn sáu mươi tư xe vận tải chở vũ khí, khí tài quân trang quân dụng. Sau gần
một tháng chiến đấu, quân và dân ta đã giành thắng lọi to lớn trong chiến dịch
Biên giới giải phóng ba mưoi lăm vạn dân và bốn ngàn năm trăm ki-lô-mét
vuông đất đai, khai thông vùng biên giói Việt - Trung, nối liền nước ta với
2
2
Trung Quốc và các nước Xã hội chủ nghĩa khác.
Ở mạch ngầm của cuộc kháng chiến Điệp báo an ninh miền Nam là một
lực lượng có đóng góp không nhỏ vào chiến công chung của toàn dân tộc. Đối
mặt với những cỗ máy sinh học được đào tạo bài bản của CIA, mạng lưới điệp
báo an ninh miền Nam không có những điệp viên bắn súng giỏi bằng cả hai tay
hay sử dụng thành thạo những thiết bị hỗ trợ tình vi, đa phần họ cũng không có
cơ hội trải qua bất kì trường lớp đào tạo nào, kiến thức nền tảng đồng thời cũng
là vũ khí sắc bén nhất họ sở hữu là lòng yêu nước, sự tự tôn dân tộc và thế trận
lòng dân. Cuộc chiến đấu giành tự do cho dân tộc Việt Nam không diễn biến
theo một khuôn mẫu định sẵn nào, cũng như hàng triệu người dân yêu nước
khác, các chiến sĩ an ninh điệp báo miền Nam sẵn sàng đứng lên chiến đấu và
dựa vào sự mách bảo của ưái tim trong lồng ngực mình để làm nên các công
thức nghiệp vụ. Chính vì lẽ đó, mà mọi công thức bủa vây của Mỹ- Ngụy nhằm
vô hiệu hóa Điệp báo an ninh miền Nam cuối cùng đều thất bại thảm hại.Từ
thời điểm kết thúc kháng chiến chống Pháp cho đến khi cuộc kháng chiến
chống Mỹ giành thắng lợi là một chặng đường máu lửa gian nan, gắn chặt với
những bước hình thành và phát triển của Điệp báo an ninh miền Nam, giống
như một mạng lưới tơ nhện bủa giăng, mỗi phòng của các điệp báo từ Bắc Trung - Nam đều hướng về đầu não trung tâm Sài Gòn, mỗi chiến sĩ điệp báo là
một nút thắt tạo nên kết cấu chặt chẽ, dẻo dai cho mạng lưới ấy khiến nó không
thể bị phá vỡ và len lỏi vào mọi ngóc ngách của cơ quan tổ chức Mỹ - Ngụy.
Bằng thắng lọi lẫy lừng của chiến dịch Điện Biên Phủ, thực dân Pháp đã phải kí
Hiệp định Geneve, vĩ tuyến 17 được chọn làm giới tuyến quân sự tạm thời, hai
miền Nam - Bắc tiến hành chuyển quân tập kết sau hai năm sẽ tổ chức hiệp
thương tổng tuyển cử theo như hiệp định để thống nhất nước nhà. Nhưng từ lâu
đế quốc Mỹ đã có âm mưu thôn tính nước ta dựng lên chính quyền thực dân
mới ở miền Nam, lợi dụng sự thua trận của Pháp tại Đông Dương, Mỹ từng
2
3
bước hất cẳng Pháp đưa con bài Ngô Đình Diệm về miền Nam Việt Nam, tổ
chức trưng cầu dân ý, đưa Diệm lên làm Tổng thống cái gọi là Việt Nam cộng
hòa. Do sớm xác định kẻ thù của cách mạng miền Nam để chuẩn bị cho một
cuộc chiến đấu mới vói một tên đế quốc hùng mạnh, hiếu chiến, thâm độc và
nguy hiểm nhất thế giới. Đảng chủ trương không phải tất cả các lực lượng của
ta đều tập kết ra Bắc, phải bố trí lực lượng ở lại đi vào hoạt động bí mật, nhiều
đồng chí từ Bắc được đưa vào Nam hoạt động qua nhiều con đường. Ban Địch
Tình Xứ ủy Nam Bộ được thành lập ngàylô /10/1954 để phục vụ nắm công tác
địch tình nhằm đối phó với Mỹ - Diệm đang ra sức phá hoại Hiệp định Genene,
cũng từ đây các hệ tình báo xây dựng các mạng lưới tình báo chiến lược len sâu
vào các cơ quan tổ chức của địch để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài sau
này. Với nhiệm vụ thu tin nắm tình hình, phục vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ cách
mạng, Ban địch tình xứ ủy đã chỉ đạo cán bộ đi sâu vào các cơ quan đầu não bí
mật của Mỹ- Ngụy, Ban Địch Tình Xứ ủy đã tổ chức cho đồng chí Phạm Ngọc
Thảo thâm nhập thành công vào phủ Tổng thống Ngụy. Trong quá trinh hoạt
động, đồng chí Phạm Ngọc Thảo được anh em Diệm - Nhu tin cậy cân nhắc lên
những vị trí cao tại những địa bàn trọng điểm, thời gian hoạt động trong lòng
địch ngoài việc thu thập và báo cáo cho ta nhiều tin tức quan trọng về âm mưu
và hoạt động của Mỹ - Diệm, đồng chí Phạm Ngọc Thảo đã khéo léo lợi dụng
mâu thuẫn của địch để khoét sâu và làm suy yếu bộ máy của chúng. Bên cạnh
việc thu thập tin tức địch, nắm tình hình địch, Ban địch tình còn chủ động tổ
chức các trận đánh diệt ác trừ gian và tiêu biểu là Ban địch tình Tây Ninh tổ
chức ám sát Ngô Đình Diệm ở Buôn Ma Thuột, tuy không thành công nhưng
tiếng súng Tây Nguyên của đồng chí Hà Minh Chí đã làm tăng mâu thuẫn giữa
các phe phái vci chính quyền Diệm Nhu củng cố lòng tin của nhân dân đối với
cuộc kháng chiến chống Mỹ - Diệm do Đảng ta lãnh đạo. Năm 1959, Mỹ Diệm ngày càng cuồng điên đẩy mạnh phong trào đàn áp cách mạng, thực hiện
2
4
chính sách “tố cộng, diệt cộng”, cách mạng miền Nam bị dìm trong biển máu,
đây cũng là giai đoạn khó khăn và ác liệt nhất đối với lực lượng Điệp báo miền
Nam, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân miền Nam. Tháng 1/1959,
Hội nghị Trung ương làn thứ 15 đã ra nghị quyết, khẳng định: “...để giải phóng
miền Nam ngoài con đường bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có
con đường nào khác...”. Nghị quyết 15 đã soi sáng thổi bùng lên ngọn lửa đấu
tranh của cách mạng miền Nam mở ra thời kì đấu tranh mới và đỉnh cao là
phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre năm 1960.
Hoạt động tình báo của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước năm 1960
diễn ra sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Đảng có những chủ trương
mới cho công tác tình báo để phù hợp vói giai đoạn tiếp theo của cuộc kháng
chiến, nhân dân ta bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tình báo đã
và dự báo đúng, kịp thời ý đồ của Pháp rút quân ở đồng bằng, đổ bộ xuống
Điện Biên Phủ và các kế hoạch nghi binh trên các chiến trường là tài liệu vô
giá, giúp Tổng Quân ủy, Bộ Tổng Tư lệnh hoạch định kế hoạch tác chiến chiến
lược Đông Xuân 1953 - 1954 và hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện
Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến vẻ vang trường kì của dân tộc. Bên cạnh
đó, việc thành lập Điệp báo an ninh miền Nam đưa các chiến sĩ tình báo của ta
vào trong cơ quan của địch đã giúp cho ta có được những một mạng lưới tình
báo vững chắc, làm cơ sở cho các hoạt động tình báo của ta trong những giai
đoạn tiếp theo của thòi kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
1.3.
CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÌNH
BÁO (1960 -1975)
1.3.1.
về
Chủ trương của Đảng
tàm quan trọng của công tác tình báo, trong thư Chủ tịch Hồ Chí
Minh gửi Hội nghị tình báo toàn quốc ngày 10/3/1948, có đoạn: “ Tình báo là
tai, mắt của quân đội, trách nhiệm của nó rất quan trọng. Binh pháp nói: Biết
2
5