Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.84 KB, 43 trang )

Ngày soạn: ………………………….
Ngày giảng:
- Tiết 1:………………………………
- Tiết 2:………………………………

Sĩ số: 9A …………………….

Tiết 1 - 2: CHỦ ĐIỂM THÁNG 9

TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Các hoạt động của chủ điểm:
1. Bầu cán bộ lớp.
2. Thảo luận về nhiệm vụ của học sinh cuối bậc Trung học cơ sở.
Hoạt động thứ nhất

BẦU CÁN BỘ LỚP
A.Yêu cầu giáo dục
Giúp học sinh:
- Hiểu trách nhiệm của bản thân trong năm học cuối cấp và thống nhất phương
hướng hoạt động của lớp trong năm học này.
- Lựa chon được đội ngũ cán bộ lớp năng động, sáng tạo để góp phần phát huy
truyền thống của trường, của lớp.
- Tự giác, tích cự hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp.
B. Nội dung và hình thức hoạt động
1. Nội dung.
- Tổng kết hoạt động của lớp, của cán bộ lớp trong năm học vừa qua và
phương hướng hoạt động năm học mới.
- Bầu cán bộ lớp.
2. Hình thức hoạt động:
- Nghe báo cáo và thảo luận.
- Bỏ phiếu hoặc lấy biểu quyết.


I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động.
1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động.
a. Mỗi cán bộ lớp chuẩn bị một báo cáo về nhiệm vụ được giao trong năm và
kết quả thực hiện.
b. Câu hỏi thảo luận:
- Bạn lớp trưởng đã thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm học qua như thế
nào?
- Bạn góp ý gì cho các bạn lớp phó của lớp?
- Bạn có nhận xét gì về hoạt động của thư kí lớp?
- Ý kiến của bạn về hoạt động của bạn tổ trưởng?
- Cách thức bầu cán bộ lớp trong năm học này như thế nào?
1


c. Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
2. Chuẩn bị về tổ chức.
GVCN họp cán bộ lớp để:
- Thống nhất câu hỏi thảo luận.
- Thống nhất chương trình hoạt động.
- Phân công người điều khiển hoạt động.
- Phân công người điều khiển văn nghệ.
- Phân công trang trí.
II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động
* Hoạt động mở đầu:
Người điều khiển nêu lí do và giới thiệu chương trình hoạt động.
* Hoạt động 1:
- Người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi nhằm định hướng dẫn dắt cả lớp
thảo luận.
- Một thư kí ghi lên bảng các ý kiến về yêu cầu, tiêu chuẩn đối với cán bộ lớp để
mọi HS có thể theo dõi lựa chon đội ngũ các bộ cho năm mới.

- Một thư kí ghi biên bản thảo luận và giúp lps trưởng bổ xung, hoàn thiện báo
cáo đánh giá kết quả hoạt động của lớp và phương hướng, tiêu chuẩn cán bộ lớp
trong năm học mới.
* Hoạt động 2: Chốt lại kết quả thảo luận.
- Người điều khiển giới thiệu lớp trưởng chốt lại kết quả thảo luận và trình bày
báo cáo tổng kết hoạt động lớp trong năm lớp 8. Sau đó lớp trưởng nêu phương
hướng hoạt động của cán bộ lớp và tiêu chuẩn cán bộ lớp trong năm học mới.
- HS phát biểu ý kiến bổ xung hoặc nêu thắc mắc, lớp trưởng sẽ trả lời hoặc giải
đáp.
* Hoạt động 3: Tổ chức bầu cán bộ lớp.
-Sau khi thống nhất phương thức, người điều khiển tổ chức cho lớp tiến hành
bầu hoặc lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp mới.
- Đội ngũ cán bộ lớp mới ra mắt, cử đại diện phát biểu ý kiến.
- Mời một bạn HS trong lớp phát biểu cảm tưởng.
* Hoạt động 4:
- GVCN phát biểu ý kiến.
- Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động.
****************************************************************

2


(Tiết 2)
Sĩ số: 9A ………………………………..
Hoạt động thứ hai

THẢO LUẬN VỀ NHIỆM VỤ CỦA HỌC SINH
CUỐI CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
A. Yêu cầu giáo dục.
Giúp học sinh:

- Hiểu được nhiệm vụ và quyền của HS cuối cấp THCS.
- Tự xác định trách nhiêm bản thân phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó.
- Biết sử dụng các biện pháp hợp lí, có hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ của
năm học cuối cấp THCS.
B. Nội dung và hình thức hoạt động.
1. Nội dung:
- Nhiệm vụ và quyền của HS cuối cấp THCS.
- Tầm quan trọng của việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó.
- Các biện pháp thực hiện.
2. Hình thức hoạt động.
Trao đổi, thảo luận.
I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động.
1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động.
a. Bản nội qui và nhiệm vụ năm học.
b. Câu hỏi thảo luận:
Câu1: Trong năm học cuối cấp này, bận phải thực hiện những nhiệm vụ
nào?
Câu 2: Thực hiện tốt nhiệm vụ của người HS lớp cuối cấp có ý nghĩa và
tầm quan trọng như thế nào?
Câu 3: Theo bạn, để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học cuối cấp này, tập thể
lớp và mỗi HS cần phải có những biện pháp gì?
c. Chuẩn bị cho mỗi tổ một tờ giấy khổ to , bút dạ để ghi kết quả thảo luận
của tổ.
d. Một số tiết mục văn nghệ.
2. Chuẩn bị về tổ chức:
- HS tự nghiên cứu trước nội qui và nhiệm vụ năm học.
- GVCN hội ý với cán bộ để phân công chuẩn bị các công công việc cụ thể.
- Cán bộ lớp bàn bạc chuẩn bị các công việc cho hoạt động.
- Lớp trưởng tập hợp cán bộ lớp để bàn bạc, phân công công việc phải chuẩn
bị.

II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động.
* Hoạt động mở đầu.
3


Người điều khiển nêu lí do và chương trình hoạt động.
* Hoạt động 1: Thảo luận theo tổ.
Người điều khiển yêu cầu các tổ thảo luận câu hỏi1 và câu hỏi 2. Thời gian cho
mỗi tổ là 15 phút.
Tổ trưởng điều khiển thảo luận.
* Hoạt động 2: Thảo luận chung cả lớp.
- Mỗi tổ cử đại diện lên trình bày kết quả thảo luận của tổ mình, các tổ khác bổ
xung.
- Người điều khiển chốt lại kết quả thảo luận của các tổ.
- Người điều khiển nêu câu hỏi 3 và 4 cho cả lớp thảo luận.
- Kết quả thảo luận được ghi tóm tắt lên bảng.
* Hoạt động 3: Chương trình văn nghệ.
Người dẫn chương trình văn nghệ lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ của
lớp mà cá nhân và các tổ đã đăng kí.
* Kết thúc hoạt động.
GVCN phát biểu ý kiến.
Người điều khiển nhận xét hoạt động.
**************************************************************
Ngày soạn: ………………………….
Ngày giảng:
- Tiết 1:………………………………
- Tiết 2:………………………………

Sĩ số: 9A …………………….


Tiết 3 – 4: CHỦ ĐIỂM THÁNG 10

CHĂM NGOAN, HỌC GIỎI
Các hoạt động của chủ điểm:
1. Lễ đăng kí thi đua học tốt.
2. Thi tìm hiểu thư Bác Hồ.
Hoạt động thứ nhất

LỄ ĐĂNG KÍ THI ĐUA HỌC TẬP TỐT
A. Yêu cầu giáo dục.
Giúp học sinh:
- Nắm vững các chỉ tiêu thi đua học tập tốt của lớp và xác định chỉ tiêu phấn đấu
của cá nhân trong năm học để đạt kết quả cao.
4


- Ủng hộ các biện pháp thi đua học tập tốt của lớp, có động cơ học tập đúng đắn
để vươn lên.
- Rèn luyện phương pháp học tập tích cực, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
B. Nội dung và hình thức hoạt động.
1. Nội dung.
- Đưa ra các chỉ tiêu thi đua học tập và dự thảo chương trình hành động của
lớp, các biện pháp thực hiện.
- Các tổ và cá nhân đăng kí thi đua.
- Một số tiết mục văn nghệ tạo không khí sôi nổi, đoàn kết.
2. Hình thức hoạt động.
Lễ đăng kí thi đua và văn nghệ.
I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động.
1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động.
- Bản đăng kí thi đua của từng cá nhântheo các chỉ tiêu chính như:

+ Chuẩn bị tốt bài học, làm bài tập về nhà đầy đủ.
+ Thực hiện tốt trật tự, kỉ luật trong giờ học.
+ Tích cực tham gia xây dựng bài.
+ Đạt kết quả cao trong học tập.
+ Những biện pháp cơ bản thực hiện nội dung giao ước.
- Bản giao ước thi đua của tổ, lớp.
- Những câu hỏi thảo luận:
Câu hỏi 1: Trong các chỉ tiêu phấn đấu của lớp, bạn thấy chỉ tiêu nào phù
hộ, những chỉ tiêu nào không? Vì sao các bạn lại nghĩ như vây?
Câu hỏi 2: Lớp, tổ, bản thân bạn có thể gặp những khó khăn gì trong việc
thực hiện? Làm thế nào để khắc phục chúng?
Câu hỏi 3: Lớp ta, tổ bạn và chính bản thân ban có thể làm những việc gì
để thực hiện chỉ tiêu đè ra?
- Một số tiết mục văn nghệ.
- Ảnh Bác, lọ hoa, khăn trải bàn.
2. Chuẩn bị về tổ chức.
a. GVCN:
- Thống nhất với cán bộ lớp, tổ về chương trình, nội dung, yêu cầu tổ chức hoạt
động.
- Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp, Đội, tổ phối hợp với nhau để xác định những
chỉ tiêu thi đua, trên cơ sở đó viết bản dăng kí thi đua của tổ mình.
- Phân công:
+ Người điều khiển chương trình.
+ Người điều khiển thảo luận.
+ Những người đọc đăng kí của các tổ.
+ Những người chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
+ Trang trí lớp.
5



- Dự kiến thời gian.
b. Cán bộ lớp, tổ:
- Bàn bạc với nhau thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao.
- Xây dựng các bản giao ước thi đua của các tổ, lớp.
- Đôn đốc, gợi ý các bạn viết bản giao ước thi đua cá nhân.
II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động.
* Hoạt động mở đầu.
a. Hát tập thể.
b. Tuyên bố lí do.
c. Giới thiệu đại biểu.
d. Giới thiệu chương trình hoạt động.
* Hoạt động 1: Giao ước thi đua
- Người điều khiển nêu thể lệ giao ước thi đua, lần lượt mời các tổ trưởng thay
mặt tổ đọc giao ước thi đua.
- Từng tổ đọc bản giao ước thi đua.
- Một số HS đọc bản giao ước thi đua của mình.
- Lớp trưởng trình bày “Chương trình thi đua của lớp”.
* Hoạt động 2: Thảo luận kế hoạch hành động.
- Người điều khiển nêu câu hỏi để các bạn thảo luận.
- HS phát biểu ý kiến của mình, bổ xung, tranh luận; người điều khiển tổng
hợp ý kiến theo từng nội dung.
- Thông qua chương trình thi đua của lớp.
* Hoạt động 3: Vui văn nghệ.
Một số HS biểu diễn các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị.
* Kết thúc hoạt động:
- Đại diện cán bộ lớp nêu nhận xét về sự chuẩn bị và thái độ của từng cá nhân
tham gia báo cáo.
- GV phát biểu động viên HS vận dụng những kinh nghiệm tốt của các bạn để
nâng cao kết quả học tập của mình.
****************************************************************

(Tiết 2)
Sĩ số: 9A ………………………………..
Hoạt động thứ hai

THI TÌM HIỂU THƯ BÁC HỒ
A. Yêu cầu giáo dục.
Giúp học sinh:
- Nhận thức được sự quan tâm của Bác Hồ về quyền được hưởng giáo dục
của HS và thấm nhuần ý nghĩa những lời dạy trong thư củ Bác.
6


- Kính yêu Bác, trân trọng và biết ơn sự quan tâm của Bác dành cho các em.
- Biết thực hiện lời dạy của Bác Hồ để thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt.
B. Nội dung và hình thức hoạt động.
1. Nội dung.
- Những lời dạy của Bác Hồ được thể hiện trong Thư gửi học sinh nhân ngày
khai trường đầu tiên của nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà tháng 9 năm 1945
và Thư gửi ngành giáo dục ngày 16 – 10 - 1968.
- Các quyền trẻ em được Bác Hồ quan tâm trong nội dung thư Bác.
2. Hình thức hoạt động:
- Thi hỏi – đáp và thảo luận ý nghĩa những lời dạy trong thư của Bác Hồ.
- Một số tiết mục văn nghệ.
I.
Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động.
1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động.
- Hai bức thư Bác Hồ gửi cho HS nhân ngày khai trường năm 1945 và năm
1968.
- Bản đăng kí thi đua của từng cá nhân, tổ.
- Bản giao ước thi đua chung của cả lớp.

- Những câu hỏi thảo luận.
- Một số tiết mục văn nghệ, mẩu chuyện, tấm gương về chủ đề học tập.
- Ảnh Bác, lọ hoa, khăn trải bàn.
2. Chuẩn bị về tổ chức:
a. Giáo viên chủ nhiệm:
- Thống nhất với cán bộ lớp, tổ về chương trình, nội dung, yêu cầu tổ chức
sinh hoạt lớp.
- Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp, Đội viết đăng kí thi đua của tổ mình và giao
ước thi đua của cả lớp.
- Dự kiến khách mời.
b. Học sinh.
- Cán bộ lớp bàn bạc thống nhất phân công:
+ Người điều khiển hoạt động.
+Người đọc đăng kí thi đua.
+ Người chuẩn bị tiết mục văn nghệ, kể chuyện.
+ Trang trí lớp.
- Xây dựng các bản giao ước thi đua của tổ, lớp.
- Viết bản thi đua cá nhân.
II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động.
- Hoạt động mở đầu.
a. Hát tập thể một bài hát về Bác Hồ.
b. Tuyên bố lí do.
c. Giới thiệu đại biểu.
d. Giới thiệu chương trình hoạt động.
7


* Hoạt động1: Nghe đọc thư Bác và thảo luận.
- Cán bộ lớp đọc thư Bác.
- Theo từng câu hỏi do ban giám khảo nêu. Đại diện các tổ lên trình bày;sau đó

những HS khác có thể bổ xung, nêu ý kiến tranh luận. Ban giám khảo cho
điểm.
- Cán bộ lớp đọc lời hứa danh dự.
* Hoạt động 2: Vui văn nghệ.
Các tiết mục văn nghệ được trình bày theo dự kiến.
*Kết thúc hoạt động.
- Đại diện cán bộ lớp nêu nhận xét về sự chuẩn bị của những cá nhân có trách
nhiệm, về ý thức tham gia của các cá nhân trong giờ sinh hoạt.
- Giáo viên phát biểu ghi nhận giao ước thi đua của từng tổ và của lớp.
- Động viên HS cố gắng làm theo thư Bác.

8


Ngày soạn: ………………………….
Ngày giảng:
- Tiết 1:………………………………
- Tiết 2:………………………………

Sĩ số: 9A …………………….

Tiết 5 -6: CHỦ ĐIỂM THÁNG 11

TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
Các hoạt động của chủ điểm:
1.
Lễ đăng kí “Tuần học tốt, tháng học tốt”
2.
Thảo luận về chủ đề truyền thống “Tôn sư, trọng đạo”
Hoạt động thứ nhất

LỄ ĐĂNG KÍ “TUẦN HỌC TỐT,
THÁNG HỌC TỐT”
A. Yêu cầu giáo dục
Giúp học sinh:
- Nhận thức được ý nghĩa của tuần học tốt, tháng học tốt để lập thành tích chào
mừng ngày Nhà giáo Việt nam 20-11.
- Tích cực hưởng ứng lễ đăng kí thi đua.
- Đoàn kết, giúp đỡ nhau thực hiện tốt kế hoạch thi đua.
B. Nội dung và hình thức hoạt động
1. Nội dung:
- Các chỉ tiêu học tập và rèn luyện của cá nhân, tổ, lớp.
- Kế hoạch thi đua.
- Biện pháp thực hiện.
2. Hình thức hoạt động:
- Trao đổi, thảo luận.
- Một số tiết mục văn nghệ
I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động.
1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động.
- Bản đăng kí thi đua của từng cá nhân, từng tổ theo các chỉ tiêu chính như:
+Chuẩn bị tốt bài học, làm bài tập về nhà đầy đủ.
+ Thực hiện tốt trật tự, làm bài tập về nhà đầy đủ.
+ Tích cực tham gia xây dựng bài.
+ Đạt kết quả cao trong học tập.
- Bản giao ước thi đua chung của lớp.
- Những câu hỏi thảo luận và đáp án dự kiến.
Câu hỏi 1: Bạn hiểu thế nào là một tiết học tốt, tuần học tốt, tháng học tốt?
Câu hỏi 2: Tác dụng của những tuần học tốt, tháng học tốt là gì?
9



Câu hỏi 3: Để có những tuần học tốt, tháng học tốt, HS cần phải làm gì?
- Một số tiết mục văn nghệ, mẩu chuyện, tấm gương về chủ đề học tập.
- Ảnh Bác, lọ hoa, khăn trải bàn.
2. Chuẩn bị về tổ chức.
a. Giáo viên chủ nhiệm:
Họp cán bộ lớp, tổ để phổ biến kế hoạch hoạt động:
- Nêu nội dung, yêu cầu, hình thức tổ chức hoạt động với chủ đề “Tình thầy
trò”
- Yêu cầu mỗi cá nhân sưu tầm, tìm hiểu theo các câu hỏi được gợi ý.
- Hướng dẫn HS tìm nguồn tư liệu, cách trả lời những câu hỏi liên quan.
- Gợi ý về cách tổ chức.
- Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp xây dựng chương trình hoạt động, cử người
điều khiển.
b. Học sinh.
- Cán bộ lớp:
+ Giao nhiệm vụ cho tổ trực nhật chuẩn bị những phương tiện cần thiết.
+ Phân công HS chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
+ Mời thầy cô giáo tham gia sinh hoạt.
+ Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu các bạn chuẩn bị.
- Sưu tầm tài liệu.
- Tìm hiểu và trả lời các câu hỏi
- Một số HS trang trí lớp.
II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động.
* Hoạt động mở đầu.
a. Hát tập thể một bài hát.
b. Tuyên bố lí do.
c. Giới thiệu đại biểu.
d. Giới thiệu chương trình hoạt động.
* Hoạt động 1: Thảo luận tuần học tốt, tháng học tốt.
- Người điều khiển chương trình hướng dẫn lớp thảo luận những câu hỏi như

đã chuẩn bị.
- Sau khi lớp thảo luận xong, cán bộ lớp tổng kết ngắn gọn những nội dung
chính và kết quả trao đổi.
* Hoạt động 2: Đăng kí giao ước thi đua.
- Đại diện từng tổ lên đọc đăng kí thi đua của tổ mình và treo cờ đăng kí lên
bảng.
- Các tổ viên nộp đăng kí cá nhân cho tổ trưởng.
- Một cán bộ đọc bản giao ước thi đua của lớp.
* Hoạt động 3: Vui văn nghệ.
* Kết thúc hoạt động
- Đại diện cán bộ lớp nhận xét kết quả hoạt động, ý thức tham gia thảo luận
của các bạn trong hoạt động.
10


- Giáo viên phát biểu.
+ Ghi nhận đăng kí thi đua của từng cá nhân, của các tổ, giao ước thi đua của
lớp.
+ Động viên các em thực hiện tốt kế hoạch của mình.
+ Gợi ý các em về những biện pháp theo dõi, kiểm tra, đánh giá, đôn đốc việc
thực hiện bản đăng kí của các tổ.

*****************************************
(Tiết 2)
Sĩ số: 9A ………………………………..
Hoạt động thứ hai
THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ TRUYỀN THỐNG
“TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO”
A. Yêu cầu giáo dục.
Giúp học sinh:

- Hiểu về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt nam.
- Trân trọng, tự hào với truyền thống “Tôn sư trọng đạo”
- Kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. Phát huy truyền thống “Tôn sư trọng
đạo” của dân tộc.
B. Nội dung và hình thức hoạt động.
1. Nội dung.
- Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong lịch sử của dân tộc Việt nam.
- Những dẫn chứng minh hoạ về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” xưa và nay.
2. Hình thức hoạt động.
- Trao đổi, thảo luận.
- Biểu diễn văn nghệ.
I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động.
1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động.
- Những tài liệu HS sưu tầm như: những quyển sách, bài báo, bài thơ, bài hát…
về thầy cô giáo, về tình cảm thầy trò…
- Những câu hỏi dành cho thảo luận:
Câu hỏi 1: Bạn hãy cho biết xuất xứ ngày 20-11 và ngày này được tổ chức ở
Việt nam như thế nào?
Câu hỏi 2: Bạn hãy cho biết những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ… về người
thầy.
11


Câu 3: Bạn hãy kể về một người thầy, cô giáo cũ của mình.
Câu 4: Bạn nghĩ như thế nào trước sự so sánh “HS thiếu thầy giáo như cây
xanh thiếu ánh mặt trời”?
Câu 5: Bạn hãy đọc một bài thơ về thầy, cô giáo.
Câu 6: Bạn hãy hát một bài hát về thầy, cô giáo.
- Tư liệu tham khảo cho HS.
- Một số tiết mục văn nghệ về thầy cô giáo, về tình cảm thầy trò…

2. Chuẩn bị về tổ chức.
a) Giáo viên chủ nhiệm:
Họp cán bộ lớp, tổ để phổ biến kế hoạch hoạt động.
- Nêu nội dung, yêu cầu, hình thức tổ chức hoạt động với chủ đề “Tôn sư
trọng đạo”. HS ôn lại những kỉ niệm về thầy cô giáo của mình, nói được vai trò
của nghề dạy học, hát hay đọc những bài thơ ca ngợi tình cảm thầy trò…thông
qua trao đổi, toạ đàm, biểu diễn văn nghệ.
- Yêu cầu mỗi cá nhân tự sưu tầm, tìm hiểu theo các câu hỏi đã được gợi ý.
- Hướng dẫn cho HS tìm nguồn tư liệu, cách trả lời có liên quan.
- Gợi ý về cách tổ chức.
- Nêu quy định về thời gian tổ chức, thời gian dành cho mỗi câu hỏi.
- Giao cho cán bộ lớp xây dựng chương trình chi tiết.
- Yêu cầu cán bộ lớp:
+ Chuẩn bi trang trí lớp.
+ Chuẩn bị tiết mục văn nghệ.
b) Nhiệm vụ của cán bộ tổ, lớp:
- Hội ý để phân công trách nhiệm cho nhau.
- Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu cho các bạn chuẩn bị.
- Giao nhiệm vụ cho một số cá nhân trang trí lớp.
c) Nhiệm vụ của cá nhân HS mỗi tổ:
- Sưu tầm tài liệu.
- Tìm hiểu và trả lời các câu hỏi
II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động.
* Hoạt động mở đầu.
a. Hát tập thể một bài hát.
b. Tuyên bố lí do.
c. Giới thiệu đại biểu.
d. Giới thiệu chương trình của tiết.
* Hoạt động 1: Thảo luận theo chủ đề “Tôn sư trọng đạo”
Người điều khiển hướng dẫn lớp thảo luận những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn.

Các bạn phát biểu theo từng nội dung câu hỏi.
Cán bộ lớp tổng kết ngắn gọn những nội dung chính kết quả thảo luận.
* Hoạt động 2: Liên hoan văn nghệ.
Người phụ trách văn nghệ lần lượt giới thiệu những tiết mục văn nghệ đã chuẩn
bị.
12


- Đại diện của từng tổ lên đọc giao ước thi đua của tổ mình.
- Các tổ viên nộp đăng kí cá nhân cho tổ trưởng.
- Một cán bộ lớp đọc bản giao ước thi đua của lớp.
* Kết thúc hoạt động:
- Đại diện cán bộ lớp nhận xét về kết quả của tiết sinh hoạt lớp.
- GV nhận xét về tiết học, tuyên dương các HS tích cực tham gia, đồng thời
dành thêm thời gian hướng dẫn HS về việc làm báo ảnh do Đoàn trường phát
động để chào mừng ngày 20-11.

Ngày 1
tháng 12 năm 2009
Tiết 7 -8: CHỦ ĐIỂM THÁNG 12
UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN.
Các hoạt động của chủ điểm:
1. Thảo luận chủ đề “Thanh niên phát huy truyền thống cách mạng của dân
tộc”
2. Thi văn nghệ ca ngợi truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước.
3. Hội vui học tập.
4. Xây dựng kế hoạch giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng.
Hoạt động thứ nhất.
THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ
“THANH NIÊN PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG

CÁCH MẠNG CỦA DÂN TỘC”
13


A. Yêu cầu giáo dục.
Giúp học sinh:
- Hiểu truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc.
- Tự hào và tự xác định trách nhiệm phải học tập tốt để phát huy truyền thống
đó.
B. Nội dung và hình thức hoạt động.
1. Nội dung:
- Truyền thống cách mạng kiên cường của quân và dân ta để giành độc lập, tự
do.
- Các gương chiến đấu tiêu biểu.
- Nhiệm vụ của HS lớp 9 đối với truyền thống cách mạng dân tộc.
2. Hình thức hoạt động.
- Giới thiêu truyền thống đấu tranh cách mạng.
- Kể chuyện về gương chiến đấu của các anh hùng, liệt sĩ.
- Thảo luận về nhiệm vụ của HS lớp 9 đối với truyền thống cách mạng dân tộc.
I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động.
1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động
- Những tư liệu. số liệu về truyền thống cách mạng của quê hương.
- Các tư liệu, tranh ảnh về các anh hùng, liệt sĩ cảu quê hương, những bà mẹ
Việt nam anh hùng ở địa phương.
- Những chiến công tiêu biểu qua các cuộc kháng chiến theo một số giai đoạn
như Cách mạng Tháng Tám, cuộc kháng chiến chống Pháp, cuộc kháng chiến
chống Mĩ, công cuộc xây dựng đất nước hiện nay…
- Sự đóng góp sức người, sức của cho quê hương trong các cuộc kháng chiến.
- Hoạt động của các tổ chức Đoàn, của thanh niên trong các cuộc kháng
chiến.

- Những trận đánh xảy ra ở địa phương, những chiến công vủa quê hương.
- Những thành tựu về kinh tế ở địa phương sau chiến tranh.
- Công cuộc bảo vệ Tổ quốc trong thời bình hiện nay.
- Một số bài thơ, bài hát về quê hương…
- Những tấm gương thương binh, cựu chiến binh ở địa phương.
- Phần thưởng.
- Lọ hoa, khăn trải bàn.
2. Chuẩn bị về tổ chức.
a. Giáo viên chủ nhiệm:
Họp cán bộ lớp, tổ để phổ biến kế hoạch hoạt động:
- Nêu nội dung, yêu cầu, hình thức tổ chức hoạt động.
- Yêu cầu các tổ tìm hiểu theo những nội dung đã được gợi ý.
- Hướng dẫn, gợi ý cho HS tìm nguồn tư liệu.
- Giao nhiệm vụ cho các bộ lớp xây dựng chương trình hoạt động.
b. Nhiệm vụ của cán bộ tổ, lớp:
- Hội ý để phân công trách nhiệm cho nhau.
14


- Mời đại biểu.
- Giao nhiệm vụ cho một số cá nhân trang trí lớp.
c. Nhiệm vụ của cá nhân HS mỗi tổ:
- Phối hợp với nhau tìm hiểu những nội dung đã được giao.
- Một số HS thực hiện nhiệm vụ của lớp giao cho.
II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động.
* Hoạt động mở đầu.
- Hát một bài hát liên quan đến chủ điểm.
- Tuyên bố lí do.
- Giới thiệu đại biểu.
- Giới thiệu chương trình của tiết.

* Hoạt động1:Trình bày kết quả tìm hiểu truyền thống cách mạng của dân tộc.
- Người điều khiển mời đại diện các tổ lên trình bày kết quả tìm hiểu của
mình.
- Lần lượt đại diện báo cáo kết quả.
- Sau mỗi trình bày, lớp có thể nêu câu hỏi làm rõ những nội dung cần thiết.
* Hoạt động 2: Văn nghệ.
Các tổ lần lượt thực hiện các tiết mục văn nghệ của mình.
* Hoạt động 3: Thảo luận lớp.
Người điều khiển nêu câu hỏi cho các bạn HS lớp 9 cần làm gì và làm như thế
nào để phát huy truyền thống cách mạng của cha anh?
- HS trả lời tranh luận
- Người điều khiển tóm tắt kết quả thảo luận.
* Hoạt động 4:Phát biểu của đại diện cựu chiến binh địa phương.
- Đại diện cán bộ địa phương phát biểu.
- Cán bộ lớp tặng hoa cho cán bộ địa phương.
*Kết thúc hoạt động:
- Ban tổ chức nhận xét chung về kết quả tìm hiểu, về sự chuẩn bị, tham gia
của các tổ.
- Trao phần thưởng.
- Ban cán sự lớp cảm ớn sự giúp đỡ, tham gia của các vị đại biểu.
Hoạt động thứ hai.
THI
VĂN
NGHỆ
CA
NGỢI
CÁCH MẠNG CỦA QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC

TRUYỀN


THỐNG

A. Yêu cầu giáo dục.
Giúp học sinh:
- Biết hát và biết thưởng thức các bài hát, bài thơ ca ngợi quê hương, đất
nước.
- Có tinh thần yêu thích văn nghệ, yêu quê hương, đất nước, phát triển tình
cảm thẩm mĩ.
15


- Tích cực tham gia họat động văn nghệ của trường, của lớp.
B. Nội dung và hình thức hoạt động.
1. Nội dung.
- Ca ngợi quê hương, đất nước.
- Ca ngợi Đảng, Bác Hồ và quân đội anh hùng.
- Ca ngợi các anh hùng liệt sĩ, các mẹ Việt nam anh hùng.
2. Hình thức hoạt động:
- Thi hát cá nhân.
- Thi trả lời câu đố vui, câu hỏi…
- Thi hát giữa các tổ.
- Thi sáng tác thơ, phổ nhạc cho bài thơ của mình…
I.Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động.
1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động.
- Những bài hat, bài thơ, câu chuyện ca ngợi quê hương, đất nước, quân đội
ta, về các anh hùng, liệt sĩ, thương binh…
- Nhạc cụ.
- Trang phục.
- Một sốcâu đố vui.
- Phần thưởng.

2. Chuẩn bị về tổ chức.
a. Giáo viên chủ nhiệm:
Họp cán bộ lớp để phổ biến kế hoach hoạt động:
- Nêu nội dung, yêu cầu, hình thức tổ chức hoạt động với chủ đề “Hát về quê
hương, đất nước”.
- Yêu cầu phân công cho các tổ tập dượt những bà, nội dung phù hợp với chủ
đề.
- Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp xây dựng chương trình hoạt động, cử người
điều khiển, dự kiến ban giám khảo.
b. Học sinh:
- Giao nhiệm vụ cho tổ trực nhật chuẩn bị những phương tiện cần thiết.
- Mời đại biểu.
- Chuẩn bị trang trí lớp.
II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động.
* Hoạt động mở đầu.
a. Hát tập thể một bài hát.
b. Tuyên bố lí do.
c. Giới thiệu đại biểu.
d. Giới thiệu chương trình hoạt động,
e. Giới thiệu ban giám khảo.
16


* Hoạt động1: Thi văn nghệ của các tổ.
- Ban giám khảo nêu thể lệ cuộc thi, những tiêu chuẩn đánh giá các tiết mục
dự thi.
- Các tổ lần lượt thực hiện các tiết mục của mình; Ban giám khảo nhận xét,
cho điểm.
* Hoạt động 2: Đố vui.
- Đại diện ban giám khảo nêu thể lệ cuộc thi.

- HS tham gia dự thi theo dự kiến.
- Ban giám khảo cho điểm.
* Kết thúc hoạt động.
- Ban tổ chức nhân xét chung về kết quả thi văn nghệ theo tổ, cá nhân, về sự
chuẩn bị, tham gia của các tổ.
- Ban giám khảo công bố kết quả.
- Ban cán sự lớp cảm ơn sự giúp đỡ, tham gia của các thầy, cô giáo.
Hoạt động thứ ba.
HỘI VUI HỌC TẬP
A. Yêu cầu giáo dục
Giúp học sinh:
- Nắm vững kiến thức cơ bản của các môn học.
- Hứng thú, vượt khó, quyết tâm học tập để đạt kết quả cao.
- Biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống và biết giải thích các hiện tượng
khoa học trong tự nhiên và trong xã hội.
B. Nội dung và hình thức hoạt động.
1. Nội dung:
- Kiến thức cơ bản của một số môn học.
- Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
- Giải thích một số hiện tượng khoa học tự nhiên và xã hội.
2. Hình thức hoạt động:
Thi hỏi – đáp.
I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động.
1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động:
- Những câu hỏi, câu đố, bài tập…
- Những tài liệu tham khảo cần thíêt.
- Đáp án cho những câu hỏi, câu đố, bài tập.
- Phương tiện làm tín hiệu xin trả lời.
- Một số tiết mục văn nghệ.
- Phần thưởng.

2. Chuẩn bị về tổ chức.
a. Giáo viên chủ nhiệm:
17


Họp cán bộ lớp,tổ để phổ bíên kế hoạch hoạt động:
- Mỗi tổ cử 3,4 HS dự thi.
- Dự kiến ban giám khảo và thư kí.
- Phân công cụ thể:
+Người điều khiển hoạt động.
+ Những người chuẩn bị văn nghệ.
+ Trang trí lớp.
- Mời thầy cô giáo bộ môn giúp soạn câu hỏi, làm cố vấn, đến dự.
- Dự kiến thời gian.
b. Học sinh:
- Giao nhiệm vụ cho tổ trực nhật chuẩn bị những phương tiện cần thiết, trang
trí lớp học.
- Phân công một số HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động.
* Hoạt động mở đầu.
a. Hát tập thể một bài hát.
b. Tuyên bố lí do.
c. Giới thiệu chương trình của tiết.
d. Giới thiệu ban giám khảo, thư kí, cố vấn chuyên môn.
* Hoạt động 1: Cuộc thi tài trí giữa các tổ.
- Đại diện ban giám khảo nêu thể lệ cuộc thi.
+ Mỗi tổ có 3,4 người dự thi.
+ Nội dung thi gồm một số phần như “tiếp sức gải toán:, “ghép từ”, “lĩnh vực
hay môn học ưa thích” mà mình muốn trả lời, sau đó được thảo luận với nhau
trong khoảng thời gian cho phép, rồi trả lời.

+ Nếu không trả lời được thì tổ khác trả lời.
+ Quy định điểm dành cho câu trả lồ đúng.
- Chọn những HS của mỗi tổ dự thi.
- Các đôi thi với nhau, Ban giám khảo cho điểm công khai.
- Ban giám khảo công bố điểm thi của mỗi đội.
* Hoạt động 2: văn nghệ.
Một số tiết mục văn nghệ được trình bày để chào mừng ngày 22-12 và dành
tặng CCB.
*Kết thúc hoạt động.
- Ban tổ chức nhận xét chung về chất lượng cuộc thi, về sự chuẩn bị, tham gia
của các tổ.
- Chúc các bạn học tốt, thi học kì đạt kết quả cao.
- Ban cán sự lớp cảm ơn sự giúp đỡ, tham gia của các thầy, cô giáo.
Hoạt động thứ tư.
18


XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÚP ĐỠ CÁC GIA
ĐÌNH CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
A. Yêu cầu giáo dục
Giúp học sinh:
- Biết được một số gia đình có công với cách mạng ở địa phương mình.
- Quý trọng các gia đình có công với cách mạng.
- Biết quan tâm thăm hỏi, giúp đỡ gia đình và con em họ.
B. Nội dung và hình thức hoạt động.
1. Nội dung:
- Thăm hỏi các gia đình có công với cách mạng ở địa phương em.
- Xây dựng kế họch giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng.
2. Hình thức hoạt động:
- Báo cáo kết quả tìm hiểu về các gia đình có công với cách mạng ở địa

phương.
- Thảo luận, xây dựng đề án giúp đỡ.
I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động.
1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động.
- Những thông tin, tư liệu về các gia đình có công với cách mạng ở địa
phương như:
+ Những gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương em.
+ Những người ở địa phương em được tặng thưởng huân, huy chương kháng
chiến.
+ Những gia đình thương binh, liệt sĩ gặp khó khăn cần giúp đỡ.
- Một số tiết mục văn nghệ liên quan đến chủ điểm 22-12..
2. Chuẩn bị về tổ chức.
a. Giáo viên chủ nhiệm:
- Họp cán bộ lớp, tổ, Đội để nêu chủ đề hoạt động, hướng dẫn HS chuẩn bị.
- Nêu nội dung, yêu cầu, hình thức tổ chức hoạt động với chủ đề “Giúp đỡ
gia đình có công với cách mạng”
- Gợi ý về cách tổ chức: Gợi ý với các bạn về việc tìm hiểu và đề nghị mỗi tổ,
mỗi bạn dự kiến kế hoach giúp đỡ này.
- Giao cho cán bộ lớp xây dựng chương trình chi tiếtcủu tiết hoạt động, cử
người điều khiển.
- Yêu cầu cán bộ lớp:
+ Giao nhiệm vụ cho tổ trực nhật chuẩn bị những phương tiên cànn thiết,
trang trí lớp.
+ Phân công một số HS chuẩn bị tiết mục văn nghệ.
+ Phối hợp với GVCN mờì cựu chiến binh tham dự tiết hoạt động.
b. Nhiệm vụ của cán bộ tổ, lớp:
19


- Hội ý để phân công nhiệm vụ cho nhau.

- Giao nhiệm vụ cho một số HS chuẩn bị cho tiết hoạt động.
c. Nhiệm vụ của cá nhân HS:
- Tìm hiểu về những gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương và bàn việc
giúp đỡ những gia đình gặp khó khăn.
II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động.
* Hoạt động mở đầu.
a. Hát tập thể một bài hát.
b. Tuyên bố lí do.
c. Giới thiệu đại biểu.
d. Giới thiệu chương trình của tiết.
* Hoạt động 1: Báo cáo kết quả tìm hiểu về các gia đình có công với cách
mạng ở địa phương.
- Đại diện các tổ trình bày.
- HS của lớp nêu những câu hỏi thắc mắ.
- Người điều khiển tổng kết.
* Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch giúp đỡ những gia đình có công với cách
mạng ở địa phương.
- Lớp thảo luận những vấn đề:
+ Lớp ta có thể giúp đỡ những gia đình nào?
+ Cần tổ chức việc giúp đỡ này như thế nào?
- Các tổ lập dự án của mình và báo cáo trước lớp.
- - Lớp góp ý, bổ xung.
* Hoạt động 3: Văn nghệ.
Một số tiết mục văn nghệ được trình bày.
* Kết thúc hoạt động:
- Đại diện lớp nhận xét về kết quả tìm hiểu của tổ, nhóm.
- GVCN bày tỏ sự tin tưởng đối với việc thực hiện kế hoach của các em.

20



Ngày 1
tháng 1 năm 2010
Chủ điểm tháng 1,2.
MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN.
Các hoạt động của chủ điểm:
1.Tìm hiểu về sự đổi mới và phát triển của đất nước.
2.Trồng cây lưu niệm với trường.
3. Giao lưu với đảng viên tiêu biểu ở địa phương.
4. Sinh hoạt văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân.
Hoạt độngthứ nhất
THI TÌM HIỂU VỀ SỰ ĐỔI MỚI
VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC.
A. Yêu cầu giáo dục.
Giúp học sinh:
- Hiểu quyền được tiếp nhận các thông tin, tư liệu về sự đổi mới và phát triển đất
nước do Đảng lãnh đạo.
- Tự hào về Đảng, càng tin yêu Đảng hơn.
- Không ngừng học tập và rèn luyên, biết phát huy những mặt tích cực trong thời
kì đổi mới, biết bày tỏ những quan điểm của mình trong việc đấu tranh với
những mặt tiêu cực trong đời sống hàng ngày.
B. Nội dung và hình thức hoạt động.
1. Nội dung.
- Những nét chính của sự đổi mới đất nước trong một số lĩnh vực của đời sống
kinh tế, văn hoá, xã hội… từ 1986 đến nay.
2. Hình thức hoạt động.
- Trao đổi, thảo luận.
- Văn nghệ.
I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động.
1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động.

- Tư liệu sách báo…liên quan đến sự đổi mới và phát triển đất nước do Đảng
lãnh đạo.
- Thực tiễn đời sống, văn hoá, xã hội của đất nước mà HS được trải nghiệm,
được nhận thức qua các thông tin khác.
- Những bài thơ, bài hát ca ngợi Đảng.
- Điều 12, 13, 17 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
- Một số câu hỏi gợi ý:
21


Câu hỏi 1: Sự đổi mới của đất nước do Đảng lãnh đạo bắt đầu từ năm nào?
Câu hỏi 2: Bạn hãy kể tên những thành phần kinh tế của nước ta hiện nay.
Câu hỏi 3: Trong thời kì bao cấp nước ta trước đay có những thành phần kinh
tế nào?
Câu hỏi 4: Bạn có thể bày tỏ cảm nhận của bạn với sự đổi mới đất nước về mặt
văn hoá hiện nay?
Câu hỏi 5: Bạn có thể bày tỏ cảm nhận của bạn với sự đổi mới đất nước trong
mọi mặt như thế nào?
Câu hỏi 6: Hãy bày tỏ ý kiến và quan điểm của bạn đối với những hiện tượng
tiêu cực hiện nay cần phải đấu tranh, loại bỏ?
2.Chuẩn bị về tổ chức.
– Yêu cầu HS sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu, bài viết phản ánh sự đổi mới của
đất nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội…
- Yêu cầu HS đọc các Điều 12,13,17 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ
em, liên hệ vận dụng để tham gia hoạt động.
- Chuẩn bị câu hỏi thảo luận.
- Chuẩn bị đáp án cho câu hỏi.
- Mời GV làm cố vấn cho chương trình.
- Phân công người dẫn chương trình văn nghệ.
II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động.

* Hoạt động mở đầu.
- Cả lớp hát tập thể bài “Lên đàng”
- Người điều khiển nêu lí do và yêu cầu của hoạt động, giới thiệu Ban cố vấn
hoạt động.
* Hoạt động 1: Thảo luận.
- Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, yêu cầu cả lớp suy nghĩ
phát biểu ý kiến trao đổi.
- Các thành viên trong lớp trao đổi, thảo luận và có thể nêu thắc mắc hoặc
một số vấn đề cả lớp cùng trao đổi.
- Vấn đề nào chưa rõ, xin ý kiến Ban cố vấn.
- Người điều khiển chương trình chốt lại vấn đề thảo luận.
* Hoạt động 2: Chương trình văn nghệ.
- Người dẫn chương trình văn nghệ lần lượt giớí thiệu các tiết mục lên trình
diễn.
* Hoạt động cuối cùng.
- Người điều khiển chương trình nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động.
- GVCN phát biểu ý kiến.
Hoạt động thứ hai.
TRỒNG CÂY LƯU NIỆM VỚI TRƯỜNG
A. Yêu cầu giáo dục.
22


Giúp học sinh:- Hiểu ý nghĩa của việc trồng cây lưu niệm của HS lớp cuối cấp
ở trường.
- Khắc sâu tình cảm lưu luyến và tự hào về trường.
- Gợi ý thường xuyên chăm sóc và bảo vệ cây.
B. Nội dung và hình thức hoạt động.
1. Nội dung.
Cả lớp trồng một cây lưu niệm.

2 Hình thức hoạt động.
- Trồng cây.
- Phát biểu cảm tưởng.
- Văn nghệ.
I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động.
1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động:
- Chuẩn bị một cây non đã được lớp lựa chọn.
- Các dụng cụ cần thiết cho việc trồng cây.
- Nước tưới cho cây.
- Que rào bảo vệ cây.
- Biển hiêu ghi rõ lớp, trường.
2. Chuẩn bị về tổ chức:
a. Giáo viên chủ nhiệm:
- Nêu mục đích, ý nghĩa của việc trồng cây lưu niệm nhà trường.
- Giao cho cán bộ lớp tổ chức cho lớp bàn bạc công việc chuẩn bị.
b. Lớp phó phụ trách lao động hội ý với lớp các công việc chuẩn bị:
- Yêu cầu lớp trao đổi, bàn bạc lựa chọn cây.
- Phân công người điều khiển hoạt động.
- Phân công chuẩn bị dụng cụ, nước tưới cây, que rào…
- Dự kiến mời đại biểu tham dự.
II. Tiến hành hoạt động.
* Hoạt động mở đầu.
Hoạt động được tiến hành trong lớp.
Người điều khiển chương trình :
- Yêu cầu cả lớp hát bài “Lớp chúng ta đoàn kết”
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
- Giới thiệu chương trình hoạt động.
- Giới thiệu nhiệm vụ của các đội.
* Hoạt động 1: Tiến hành trồng cây.
- Người điều khiển yêu cầu đưa cây ra vị trí tập kết.

- Nhóm trồng cây làm nhiệm vụ trồng cây.
- Sau đó là nhóm làm nhiệm vụ bảo vệ cây.
- Người điều khiển mời các đại biểu tưới nước cho cây.
.
* Hoạt động 2: Phân công chăm cây.
23


- Người điều khiển nêu nhiệm vụ bảo vệ cây.
- Phân công cho các tổ thực hiện theo lịch của lớp.
- Người dẫn chương trình giới thiệu từng tổ trình bày tác phẩm dự thi của tổ
mình.
- Đại diện các tổ trình bày tác phẩm của mình.
- Ban giám khảo chấm điểm cho các tác phẩm.
*Kết thúc hoạt động.
- HS phát biểu cảm tưởng về trồng cây lưu niệm.
- Mời đại biểu phát biểu ý kiến.
- Nhận xét kết quả hoạt động.
Hoạt động thứ ba.
GIAO LƯU VỚI ĐẢNG VIÊN TIÊU BIỂU
Ở ĐỊA PHƯƠNG
A. Yêu cầu giáo dục.
Giúp học sinh:
- Hiểu những nét chính về vai trò của Đảng ở địa phương, về phẩm chất, thành
tích của các đảng viên tiêu biểu ở địa phương.
- Tin tưởng ở Đảng, tự hào về quê hương.
- Học tập, rèn luyện tốt theo gương các đảng viên tiêu biểu.
B. Nội dung và hình thức hoạt động.
1. Nội dung.
- Thành tích, phẩm chất của đảng viên tiêu biểu ở địa phương.

- Những nét đổi mới ở quê hương do Đảng lãnh đạo.
2. Hình thức hoạt động.
- Giao lưu.
- Văn nghệ.
I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động.
1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động.
a.Một bản báo cáo tóm tắt về hoạt động của tổ chức Đảng ở địa phương.
b. Một bản báo cáo tóm tắt tình hình hoạt động của lớp.
c. Các câu hỏi giao lưu.
- Hỏi về quá trình phấn đấu của đảng viên tiêu biểu.
- Hỏi về thành tích của đảng viên tiêu biểu.
- Hỏi về ước mơ, sở thích của đảng viên tiêu biểu.
- Hỏi về các phong trào ở địa phương, vai trò lãnh đạo của Đảng trong các
phong trào đó.
d. Một số tiết mục văn nghệ về Đảng, về quê hương.
2. Chuẩn bị về tổ chức.
a. Giáo viên chủ nhiệm:
- Nêu mục đíc của hoạt đông, thông báo kế hoach, thời gian tổ chức hoạt động.
24


- Liên hệ với địa phương mời một số đảng viên tiêu biểu tham gia giao lưu với
lớp.
- Yêu cầu các HS tự tìm hiểu về các phong trào ở địa phương.
- Giao cho cán bộ lớp chuẩn bị các công việc cần thiết cho hoạt động.
b. Cán bộ lớp:
- Cử người dẫn chương trình.
- Phân công người viết một bản báo cáo táom tắt tình hình và kết quả hoạt
động của lớp.
- Dự kiến thống nhất các hình thức giao lưu.

- Chuẩn bị câu hỏi.
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động.
* Hoạt động mở đầu.
- Thể hiện mtj vài tiết mục văn nghệ.
- Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình hoạt động.
* Hoạt động 1: Gới thiệu:
- Người dẫn chương trình yêu cầu các thành viên tham gia giao lưu tự giới
thiệu để hiểu biết và cùng chia sẻ.
- Lớp trưởng giới thiệu các thành phần tham gi giao lưu.
- Đại diện các đảng viên tiêu biểu của địa phươnggiới thiệu thành phần của
đoàn đại biểu.
* Hoạt động2: Giao lưu:
- Ngươì dẫn chương trình đặt câu hỏi giao lưu, các đảng viên trả lời.
- Trong quá trình giao lưu, các HS có thể trực tiếp đặt câu hỏi.
- Các đảng viên tiêu biểu cũng có thể dtj câu hỏi với lớp để cùng trao đổi.
* Hoạt động 3: Chương trình văn nghệ:
Lớp và các đại biểu cùng giao lưu văn nghệ.
* Kết thúc hoạt động.
Người dẫn chương trình nói lời cảm ơn các đại biểu và tuyên bố kết thúc hoạt
động.
Hoạt động thứ tư.
SINH
HOẠT
VĂN
NGHỆ
MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN.
A. Yêu cầu giáo dục.
Giúp học sinh:
- Càng thêm tin yêu Đảng, luôn tự hào về Đảng ta đã mang lại mùa xuân tươi

đẹp cho quê hương, đất nước.
- Rèn luyện kĩ năng, phong cách biểu diễn văn nghệ, làm phong phú hơn khả
năng văn nghệ của lớp.
B. Nội dung và hình thức hoạt động.
1. Nội dung.
25


×