Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Đầu tư trực tiếp của trung quốc vào các nước đông nam á và bài học kinh nghiệm đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.27 KB, 20 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-------***-------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA TRUNG QUỐC VÀO
CÁC NƢỚC ĐÔNG NAM Á VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện

: Lƣơng Thị Thƣơng

Thƣơng
Lớp

: Anh 1

Khoá

: 43A

Giáo viên hƣớng dẫn

: TS. Mai Thu Hiền

Hà Nội – Tháng 06/2008



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI CỦA TRUNG QUỐC, ASEAN VÀ VIỆT NAM................. 4
I. XU HƢỚNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA NƢỚC
NGOÀI CỦA TRUNG QUỐC .................................................................... 4
1. ĐẶC ĐIỂM ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI CỦA
TRUNG QUỐC .......................................................................................... 4
1.1. ODI CỦA TRUNG QUỐC THAY ĐỔI QUA TỪNG THỜI KỲ
VÀ BẮT ĐẦU TĂNG MẠNH TỪ NĂM 2001 ...................................... 4
1.2. ODI CHỦ YẾU ĐƢỢC THỰC HIỆN BỞI CÁC DOANH NGHIỆP
QUỐC DOANH TUY NHIÊN VAI TRÒ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NGOÀI QUỐC DOANH ĐANG NGÀY CÀNG MỞ RỘNG. .................. 6
1.3. ODI CHỦ YẾU TẬP TRUNG TRONG LĨNH VỰC THƢƠNG
MẠI – DỊCH VỤ VÀ KHAI MỎ ............................................................ 6
2. ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY ĐẦU TƢ RA NƢỚC NGOÀI CỦA
TRUNG QUỐC .......................................................................................... 7
2.1. NHÂN TỐ “ĐẨY” TỪ PHÍA NHÀ NƢỚC ..................................... 8
2.2. NHÂN TỐ “ĐẨY” TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP ............................ 9
3. CHÍNH SÁCH ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI CỦA
TRUNG QUỐC ........................................................................................ 11
II. CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
CỦA ASEAN .............................................................................................. 15
1. CHÍNH SÁCH TỰ DO HÓA THU HÚT FDI ...................................... 15


1.1. NỚI LỎNG CÁC HẠN CHẾ ĐẦU TƢ......................................... 15

1.2. VỀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN FDI .............................. 17
2. CÁC HÌNH THỨC ƢU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƢ........................... 19
2.1. ƢU ĐÃI VỀ THUẾ ........................................................................ 20
2.2. CÁC HÌNH THỨC HỖ TRỢ ĐẦU TƢ.......................................... 22
III. CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM TRONG VIỆC THU HÚT ĐẦU
TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI CỦA TRUNG QUỐC ......................... 23
1. SO SÁNH MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ CỦA VIỆT NAM VỚI CÁC
NƢỚC ASEAN ........................................................................................ 23
1.1. LỢI THẾ CỦA VIỆT NAM SO VỚI CÁC NƢỚC ASEAN
TRONG VIỆC THU HÚT FDI CỦA TRUNG QUỐC .......................... 23
1.2. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA VIỆT NAM SO VỚI CÁC NƢỚC
ASEAN TRONG VIỆC THU HÚT FDI CỦA TRUNG QUỐC ............ 25
2. CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM TRONG VIỆC THU HÚT ĐẦU TƢ
TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI ..................................................................... 27
2.1. CHÍNH SÁCH TỰ DO HÓA FDI .................................................. 27
2.2. ƢU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ FDI ............................................................ 29
CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA TRUNG
QUỐC VÀO CÁC NƢỚC ASEAN GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1999 ĐẾN
NĂM 2006 ...................................................................................................... 33
I. ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA TRUNG QUỐC VÀO CÁC NƢỚC
ASEAN GIAI ĐOẠN 1999-2006 ............................................................... 33
1. QUY MÔ VÀ TỐC ĐỘ TĂNG VỐN ĐẦU TƢ ................................... 33
1.1. GIAI ĐOẠN 1999-2002 ................................................................. 35
1.2. GIAI ĐOẠN 2003-2006 ................................................................. 38
2. CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƢ ..................................................................... 39
2.1. THEO NƢỚC................................................................................. 39
2.1.1. GIAI ĐOẠN 1999-2002 ............................................................ 42


2.1.2. GIAI ĐOẠN 2003-2006 ............................................................ 45

2.2. THEO LĨNH VỰC ......................................................................... 48
2.2.1. GIAI ĐOẠN 1999-2002 ........................................................... 50
2.2.2 GIAI ĐOẠN 2003-2006 ............................................................. 55
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA TRUNG
QUỐC VÀO CÁC NƢỚC ASEAN ........................................................... 60
1. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƢỢC .................................................. 60
1.1. ĐA DẠNG HÓA ĐỐI TÁC ĐẦU TƢ............................................ 60
1.2. BỔ SUNG VỐN THÚC ĐẨY KINH TẾ PHÁT TRIỂN ................ 61
1.3. KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ LỢI THẾ SO SÁNH CỦA TỪNG
NƢỚC ASEAN ..................................................................................... 62
1.4. TẠO VIỆC LÀM, NÂNG CAO THU NHẬP GÓP PHẦN CẢI
THIỆN ĐỜI SỐNG CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC ........................................................................... 63
1.5. NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC KHÁC ..................................... 65
2. NHỮNG HẠN CHẾ CẦN KHẮC PHỤC ............................................ 66
2.1. QUY MÔ VỐN FDI CỦA TRUNG QUỐC VÀO CÁC NƢỚC
ASEAN CÒN NHỎ, CHƢA TƢƠNG XỨNG VỚI TIỀM NĂNG
CỦA HAI BÊN, CÁC DỰ ÁN CHẬM ĐƢỢC TRIỂN KHAI .............. 66
2.2. MẤT CÂN XỨNG GIỮA CÁC NƢỚC, CÁC LĨNH VỰC KINH
TẾ ......................................................................................................... 67
2.3. ÍT CÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ
THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU .............................................................. 68
2.4. CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC KHÁC ........................................... 68
3. NGUYÊN NHÂN ................................................................................. 69
3.1. CÁC NHÂN TỐ TÍCH CỰC.......................................................... 69
3.2. CÁC NHÂN TỐ TIÊU CỰC .......................................................... 70


CHƢƠNG III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG
CƢỜNG THU HÚT FDI CỦA TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM ........... 72

I. THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA TRUNG QUỐC
VÀO VIỆT NAM....................................................................................... 72
1. QUY MÔ VÀ CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƢ .............................................. 72
1.1. QUY MÔ VỐN ĐẦU TƢ QUA CÁC NĂM .................................. 72
1.2. CƠ CẤU FDI THEO NGÀNH KINH TẾ....................................... 74
2. ĐÁNH GIÁ .......................................................................................... 76
2.1. THÀNH TỰU ĐẠT ĐƢỢC ........................................................... 77
2.2. NHỮNG ĐIỂM HẠN CHẾ ............................................................ 78
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM .................................................................. 80
1. GIỮ VỮNG ỔN ĐỊNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ LÀ ĐIỀU KIỆN
TIÊN QUYẾT THU HÚT FDI ................................................................. 80
2. BÀI HỌC TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHÁP
LUẬT, CHÍNH SÁCH VỀ FDI ................................................................ 83
3. BÀI HỌC TRONG CÔNG TÁC TẠO MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ
THUẬN LỢI, TRONG ĐÓ NHÀ NƢỚC THÂN THIỆN, ĐÓNG VAI
TRÒ LÀ NGƢỜI HỖ TRỢ CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƢ ........................... 86
4. BÀI HỌC VỀ VIỆC CHUẨN BỊ CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ NGUỒN
NHÂN LỰC ĐỂ CHỦ ĐỘNG TIẾP NHẬN ĐẦU TƢ. ........................... 89
III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM THU HÚT FDI CỦA TRUNG QUỐC
VÀO VIỆT NAM ....................................................................................... 93
1. GIỮ VỮNG ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ, LÀNH MẠNH HÓA MÔI
TRƢỜNG KINH TẾ VĨ MÔ .................................................................... 93
2. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LÝ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
FDI ........................................................................................................... 94
3. NHÓM GIẢI PHÁP HỖ TRỢ NHÀ ĐẦU TƢ TRUNG QUỐC........... 95


4. NHÓM GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ NÂNG
CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC........................................... 97
KẾT LUẬN .................................................................................................. 100

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 102
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN

: (Association of Southeast Asian Nations) Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á

EU

: (European Union) Liên minh châu Âu

EDB

: (Economic Development Board) Ủy ban phát triển kinh tế

Singapore
FDI

: (Foreign Direct Investment) Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

KCN

: Khu công nghiệp

KCX

: Khu chế xuất


KCNC

: Khu công nghệ cao

KKT

: Khu kinh tế

MOFCOM : (Ministry of Commerce) Bộ Thƣơng mại Trung Quốc
ODI

: (Outward Direct Investment) Đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài

RMB

: (RenMinBi) Nhân dân tệ

TNCs

: (Trans National Coporations) Các tập đoàn xuyên quốc gia

UBND

: Ủy ban Nhân dân

USD

: (United States Dollar) Đôla Mỹ


WTO

: (World Trade Organization) Tổ chức thƣơng mại thế giới

WWF

: (World Wild Fund for Nature) Quỹ Bảo vệ thiên nhiên quốc tế


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: FDI của Trung Quốc vào ASEAN giai đoạn 1999-2006..................... 33
Bảng 2: FDI của Trung Quốc vào ASEAN theo thành phần giai đoạn 1999-2002 .... 35
Bảng 3: FDI của Trung Quốc vào ASEAN theo thành phần giai đoạn 2003-2006 . 38
Bảng 4: FDI của Trung Quốc vào ASEAN theo nƣớc giai đoạn 1999-2006* ... 40
Bảng 5: FDI của Trung Quốc vào ASEAN theo nƣớc giai đoạn1999-2006* .... 41
Bảng 6: FDI của Trung Quốc vào ASEAN theo lĩnh vực giai đoạn 1999-200649
Bảng 7: FDI của Trung Quốc đƣợc thông qua vào ASEAN trong lĩnh vực sản
xuất giai đoạn 1999-2002 ................................................................................ 53
Bảng 8: FDI của Trung Quốc vào ASEAN đƣợc thông qua trong lĩnh vực sản
xuất giai đoạn 2003-2005 ................................................................................ 59
Bảng 9: FDI của Trung Quốc vào Việt Nam qua các năm ............................... 72
Bảng 10 : FDI của Trung Quốc vào Việt Nam theo ngành giai đoạn 1991-2006 ... 75


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ1: Lƣợng vốn đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của Trung Quốc ............... 4
Biểu đồ 2: FDI của Trung Quốc vào ASEAN giai đoạn 1999-2006 ................. 34
Biểu đồ 3: Tỷ trọng vốn FDI của Trung Quốc vào ASEAN theo nƣớc ............ 40
Biểu đồ 4: FDI của Trung Quốc vào ASEAN theo nƣớc giai đoạn 1999-2002 .... 42
Biểu đồ 5: FDI của Trung Quốc vào ASEAN theo nƣớc giai đoạn 2003-2006*....... 45

Biểu đồ 6: FDI của Trung Quốc vào ASEAN theo lĩnh vực giai đoạn 1999-200648
Biểu đồ 7: FDI của Trung Quốc vào ASEAN theo lĩnh vực giai đoạn 19992002 ................................................................................................................ 50
Biểu đồ 8: Tỷ trọng vốn FDI các ngành trong lĩnh vực sản xuất giai đoạn 1999-2002....... 53
Biểu đồ 9: FDI của Trung Quốc vào ASEAN theo lĩnh vực giai đoạn 2003-200655
Biểu đồ 10: Tỷ trọng vốn FDI các ngành trong lĩnh vực sản xuất giai đoạn
2003-2005 ....................................................................................................... 59


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là một nhân tố quan trọng góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế của các nƣớc nhận đầu tƣ, giúp các nƣớc nhận đầu tƣ
hội nhập với nền kinh tế thế giới. Đối với các nƣớc đang thực hiện công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhƣ Việt Nam hiện nay thì nguồn vốn đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngoài càng đóng vai trò to lớn.
Trong thời gian gần đây đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của Trung Quốc
có những bƣớc đột phá ngoạn mục. Các doanh nghiệp của Trung Quốc đƣợc
sự ủng hộ của Chính phủ trong chiến lƣợc “vƣơn ra quốc tế” (going global)
đang gia tăng nhanh chóng hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài. Với tiềm
lực kinh tế hùng mạnh, Trung Quốc hứa hẹn sẽ là một nguồn cung vốn dồi
dào cho các nƣớc tiếp nhận đầu tƣ.
Các nƣớc trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với
những lợi thế riêng có của mình là điểm đến tiềm năng cho nguồn vốn từ
ngƣời láng giềng khổng lồ này. Là một thành viên của ASEAN, có những đặc
điểm kinh tế tƣơng đồng với các nƣớc trong khu vực, cơ hội thu hút vốn đầu
tƣ trực tiếp từ Trung Quốc cũng đang rộng mở cho Việt Nam. Nghiên cứu các
thành tựu cũng nhƣ phân tích các tồn tại trong hoạt động đầu tƣ trực tiếp của
Trung Quốc vào các nƣớc trong khu vực để đúc rút bài học và có những định
hƣớng, giải pháp đúng đắn trong việc thu hút nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp đầy
tiềm năng này là một vấn đề cấp thiết cho Việt Nam hiện nay. Do đó, tác giả

lựa chọn đề tài “Đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc vào các nƣớc Đông Nam Á
và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc vào
các nƣớc ASEAN, khoá luận rút ra các bài học và đề ra các giải pháp giúp
Việt Nam tăng cƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc.
1


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc vào
các nƣớc ASEAN. Phạm vi nghiên cứu là kinh nghiệm của các nƣớc ASEAN
trong việc thu hút FDI từ Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm
2006. Bên cạnh đó, khóa luận còn xem xét vốn đầu tƣ trực tiếp của Trung
Quốc vào Việt Nam trong phạm vi từ năm 1991 đến quý I năm 2008.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Ngoài việc vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản nhƣ duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử, bài viết còn sử dụng các phƣơng pháp so sánh,
phân tích, tổng hợp, thống kê từ các bảng biểu, báo cáo, kết hợp giữa lý luận
và thực tiễn và đi từ tƣ duy trừu tƣợng đến hiện thực khách quan.
5. Nội dung của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và các bảng biểu số liệu kèm
theo, khóa luận đƣợc chia thành 3 chƣơng:
Chƣơng I: Tổng quan về chính sách đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của
Trung Quốc, ASEAN và Việt Nam
Chƣơng II: Thực trạng đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc vào các nƣớc
ASEAN giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2006
Chƣơng III: Bài học kinh nghiệm và giải pháp tăng cƣờng thu hút FDI
của Trung Quốc vào Việt Nam
Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Mai Thu Hiền ngƣời đã chỉ bảo và hƣớng dẫn em tận tình để em có thể hoàn thành luận văn

này. Em cũng xin đƣợc chân thành cảm ơn toàn thể Ban lãnh đạo, giảng viên,
và bộ phận thƣ viện trƣờng Đại học Ngoại thƣơng Hà Nội.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 23 tháng 04 năm 2008
Sinh viên
Lương Thị Thương Thương
2


CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI CỦA TRUNG QUỐC, ASEAN VÀ VIỆT NAM
I. XU HƢỚNG VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA NƢỚC
NGOÀI CỦA TRUNG QUỐC
Cùng với việc tăng cƣờng thu hút FDI, trong những năm gần đây, Chính
phủ Trung Quốc đã có những chính sách tích cực khuyến khích các doanh
nghiệp Trung Quốc đầu tƣ ra nƣớc ngoài khiến lƣợng vốn đầu tƣ trực tiếp ra
nƣớc ngoài (ODI: Outward Direct Investment) của Trung Quốc gia tăng nhanh
chóng.
1. Đặc điểm đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của Trung Quốc
Hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của Trung Quốc diễn biến
không đều theo thời gian, có xu hƣớng tăng mạnh từ năm 2001, đƣợc thống
trị bởi các doanh nghiệp Nhà nƣớc, tuy nhiên vai trò của các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh ngày càng trở nên rõ nét. Các lĩnh vực mà nhà đầu tƣ Trung
Quốc quan tâm là thƣơng mại – dịch vụ và khai mỏ.
1.1. ODI của Trung Quốc thay đổi qua từng thời kỳ và bắt đầu tăng mạnh
từ năm 2001
Biểu đồ1: Lƣợng vốn đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của Trung Quốc

4



Nguồn: Morck, Yeung, Zhao (2007).
Tình hình đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Trung Quốc thay đổi theo từng thời
kỳ, phụ thuộc vào mức độ quản lý của Nhà nƣớc.
Từ năm 1979 đến năm 1985, Nhà nƣớc Trung Quốc nắm độc quyền về
ngoại thƣơng và kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài,
chỉ các công ty thƣơng mại thuộc sở hữu nhà nƣớc mới đƣợc cấp phép đầu tƣ
với quy mô dự án đầu tƣ rất hạn chế. Trong cả thời kỳ từ 1979 đến 1985, tổng
vốn ODI của Trung Quốc chỉ đạt khoảng 200 triệu USD (Poncet, 2007).
Sang đến giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1991, Chính phủ Trung Quốc
đã bắt đầu công nhận hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài đối với các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh trong các lĩnh vực phi thƣơng mại để tìm kiếm công
nghệ, tài nguyên, thị trƣờng và ngoại tệ, đồng thời Chính phủ Trung Quốc
cũng nới lỏng các điều kiện cho phép các doanh nghiệp đƣợc đầu tƣ ra nƣớc
ngoài, khiến lƣợng vốn ODI trong giai đoạn này tăng nhanh, đạt khoảng 200
triệu USD/năm (Poncet, 2007).
Giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2000, lƣợng ODI của Trung Quốc đạt
khoảng 700 triệu USD/năm do nhiều doanh nghiệp quốc doanh lớn đƣợc
hƣởng các ƣu đãi, hỗ trợ đặc biệt từ phía Nhà nƣớc trong việc đầu tƣ trực tiếp
ra nƣớc ngoài. Tuy nhiên sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á 1997,
các doanh nghiệp đầu tƣ ra nƣớc ngoài bị tổn thất nặng nề khiến Chính phủ
Trung Quốc đã phải sử dụng nhiều biện pháp thắt chặt hoạt động đầu tƣ làm
cho lƣợng ODI đã giảm đi đáng kể trong các năm 1999, 2000 (Poncet, 2007).
Kể từ năm 2001 đến nay, chính sách “vƣơn ra quốc tế” (going global)
khuyến khích tất cả doanh nghiệp Trung Quốc có năng lực đầu tƣ ra nƣớc
ngoài, cùng hàng loạt các biện pháp hỗ trợ đƣợc Chính phủ đƣa ra đã tạo nên
những thay đổi thần kỳ cho hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của
Trung Quốc. Trong thời gian thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 10 (20012005), vốn ODI của Trung Quốc hàng năm tăng trung bình trên 100%. Theo
5



thống kê của Bộ Thƣơng mại Trung Quốc (MOFCOM), năm 2006 lƣợng vốn
ODI của Trung Quốc đạt 21,16 tỷ USD, đƣa Trung Quốc lên hàng thứ 13
trong số các nƣớc có lƣợng vốn ODI lớn nhất thế giới (chiếm 2,72% tổng
lƣợng ODI toàn cầu). Tính đến cuối năm 2006, đã có hơn 5000 doanh nghiệp
Trung Quốc đầu tƣ ra nƣớc ngoài và xây dựng đƣợc hơn 10000 chi nhánh tại
172 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới (MOFCOM, 2006).
Có thể thấy rằng mặc dù hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của
Trung Quốc đi sau các nƣớc công nghiệp phát triển tới hơn một thế kỷ nhƣng
đang gia tăng với tốc độ chóng mặt, hứa hẹn đƣa Trung Quốc trở thành một
nguồn cung vốn quốc tế quan trọng trong thời gian tới.
1.2. ODI chủ yếu được thực hiện bởi các doanh nghiệp quốc doanh tuy nhiên
vai trò của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang ngày càng mở rộng.
Các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tƣ ra nƣớc ngoài thuộc đủ mọi loại
hình tuy nhiên các doanh nghiệp quốc doanh đóng vị trí chủ đạo trong hầu hết
quá trình đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Trung Quốc. Năm 2003, các công ty Nhà
nƣớc vẫn duy trì vị trí đứng đầu, chiếm phần đáng kể nhất trong hoạt động
đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài với 43% tổng lƣợng vốn ODI, tiếp đó là các
công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần chiếm tỷ lệ 39%, còn các
công ty tƣ nhân chỉ chiếm 12% (Deutsche Bank, 2006).
Tuy nhiên gần đây, xu hƣớng đƣa vốn ra nƣớc ngoài đang tăng lên ở
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Năm 2004, tỷ lệ vốn ODI của các công
ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần đã đạt 45%, còn công ty tƣ nhân
đạt 14%, trong khi đó, tỷ lệ vốn ODI của doanh nghiệp quốc doanh đã giảm
xuống chỉ còn 34% (Deutsche Bank, 2006). Có thể thấy các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh đang ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt động đầu
tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của Trung Quốc.
1.3. ODI chủ yếu tập trung trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ và khai mỏ

6



ODI từ Trung Quốc chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thƣơng mại – dịch
vụ (bao gồm cho thuê tài chính, vận tải - giao nhận, bán buôn - bán lẻ, bất
động sản và tài chính) và khai mỏ (đặc biệt là dầu khí, khoáng sản). Trong 3
năm từ năm 2004 đến năm 2006, vốn ODI của 2 ngành này thƣờng xuyên
chiếm trên 85% tổng vốn ODI từ các doanh nghiệp Trung Quốc (MOFCOM,
2006). Tiếp đến là ngành sản xuất chế tạo với tỷ trọng vốn đầu tƣ khoảng
11%. Lƣợng vốn còn lại đƣợc đầu tƣ vào các ngành khác nhƣ nông nghiệp,
công nghệ thông tin, xây dựng, y tế giáo dục...
Trong lĩnh vực thƣơng mại – dịch vụ, đầu tƣ vào hoạt động cho thuê tài
chính chiếm một tỷ trọng đáng kể là 26,24% tổng vốn ODI. Doanh nghiệp Trung
Quốc cũng rất chú trọng tới ngành tài chính, đặc biệt là các hoạt động ngân hàng.
Năm 2006, tổng vốn đầu tƣ vào các hoạt động ngân hàng đã lên tới 3.530 tỷ
USD, chiếm 16,68% lƣợng vốn ODI từ Trung Quốc (MOFCOM, 2006).
Khai mỏ là ngành đầu tƣ chiến lƣợc mà Chính phủ Trung Quốc khuyến
khích và hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tƣ ra nƣớc ngoài để góp phần đảm
bảo nguồn nguyên-nhiên liệu cho sản xuất trong nƣớc. Hàng năm, lƣợng vốn
đầu tƣ vào khai khoáng và dầu khí chiếm tới hơn 30% tổng vốn ODI của
Trung Quốc (MOFCOM, 2006).
Nhìn vào cơ cấu đầu tƣ, có thể thấy các ngành nghề doanh nghiệp
Trung Quốc đang hƣớng tới khá đa dạng, nhƣng chủ yếu vẫn là những ngành
truyền thống, hàm lƣợng công nghệ cao còn hạn chế, đồng thời các doanh
nghiệp chƣa mạnh dạn đầu tƣ vào các lĩnh vực mới.
2. Động lực thúc đẩy đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Trung Quốc
Từ một quốc gia không khuyến khích hoạt động đầu tƣ quốc tế, Trung
Quốc hiện đã là nƣớc thu hút đƣợc nhiều FDI nhất trên thế giới và đang
hƣớng tới việc trở thành một nhà đầu tƣ lớn trên toàn cầu. Sự gia tăng nhanh
chóng hoạt động ODI của Trung Quốc trong thời gian gần đây có thể đƣợc lý
giải bởi nhiều nguyên nhân, cả ở tầm vĩ mô và tầm vi mô nhƣ sau:

7


2.1. Nhân tố “đẩy” từ phía Nhà nước
Chính phủ Trung Quốc khuyến khích đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài
nhằm các mục đích: đảm bảo nguồn cung đầu vào cho sản xuất trong nƣớc,
nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Trung Quốc và khai thác
hiệu quả lƣợng dự trữ ngoại hối khổng lồ của mình.
* Đảm bảo nguồn cung đầu vào cho sản xuất trong nước: Song song
với việc kinh tế tăng trƣởng nhanh thì Trung Quốc gặp phải những khó khăn
về nguồn nguyên-nhiên-vật liệu đầu vào. Tài nguyên trong nƣớc ngày càng
cạn kiệt, không đủ đáp ứng nhu cầu dẫn đến nguy cơ tăng trƣởng kinh tế
trong trung và dài hạn sẽ bị kéo xuống. Trong vòng 20 năm trở lại đây, Trung
Quốc từ một nƣớc xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất Đông Á đã trở thành nƣớc nhập
khẩu dầu thứ hai thế giới, chiếm khoảng một phần ba nhu cầu dầu mỏ toàn
cầu năm 2005 (Deutsche Bank, 2006). Điều tƣơng tự cũng diễn ra với nhu cầu
về nhôm, đồng, niken, quặng sắt và các nguyên-vật liệu thiết yếu khác. Bài
toán đặt ra là phải tìm đƣợc nguồn cung cấp đầu vào từ nƣớc ngoài và các dự
án đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài là câu trả lời cho bài toán này.
* Gia tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Trung Quốc: Sau khi
Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) (12/2001), một mặt
các doanh nghiệp Trung Quốc có thêm cơ hội vƣơn ra thị trƣờng quốc tế, mặt
khác cũng gặp phải cạnh tranh gay gắt tại tị trƣờng nội địa. Để tận dụng tối đa
thời cơ gia nhập WTO, Chính phủ Trung Quốc đã khuyến khích các doanh
nghiệp đầu tƣ ra nƣớc ngoài để thông qua cọ xát trên trƣờng quốc tế, nâng cao
đƣợc khả năng cạnh tranh của mình. Một ƣu tiên hàng đầu của Chính phủ Trung
Quốc trong chiến lƣợc vƣơn ra quốc tế (going global) là tạo ra các tập đoàn
xuyên quốc gia (TNCs) tầm cỡ quốc tế có năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng thế
giới.
* Khai thác hiệu quả lượng dự trữ ngoại hối khổng lồ: Kinh tế tăng

trƣởng nhanh chóng cùng thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn và nguồn lao động dồi
dào giá rẻ đã hấp dẫn đông đảo các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đến khai thác thị

8


trƣờng Trung Quốc. Lƣợng vốn FDI đổ vào Trung Quốc ngày càng nhiều,
cùng thặng dƣ thƣơng mại liên tục trong nhiều năm khiến dự trữ ngoại hối
của Trung Quốc gia tăng nhanh chóng, đạt mức trên 1000 tỷ USD vào năm
2006 (Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, 2007). Lƣợng
cung ngoại tệ lớn trên thị trƣờng cũng gây sức ép tăng giá đồng Nhân dân tệ
(RMB). Đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài vừa góp phần khai thác hiệu quả
nguồn ngoại tệ khổng lồ vừa giảm bớt sức ép tăng giá đồng RMB.
Thông qua hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài, mục đích của
Chính phủ Trung Quốc dần đƣợc thực hiện. Năng lực của các doanh nghiệp
Trung Quốc gia tăng đáng kể, Trung Quốc đã có 20 tập đoàn trong danh sách
500 tập đoàn lớn nhất thế giới của tạp chí Fortune năm 2006 (China
Economics Review, 2006). Ngoài ra, các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tƣ
trực tiếp ra nƣớc ngoài đã xuất khẩu trở lại Trung Quốc 320.000 thùng dầu
thô mỗi ngày (Eurasia Group, 2006). Nhƣ vậy, đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài
là một trong những biện pháp hữu hiệu để bảo đảm nguồn cung đầu vào khan
hiếm, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Trung Quốc và khai
thác hiệu quả lƣợng dự trữ ngoại hối khổng lồ.
2.2. Nhân tố “đẩy” từ phía doanh nghiệp
Đầu tƣ ra nƣớc ngoài không chỉ là định hƣớng của Chính phủ mà còn là
nhu cầu cấp thiết của bản thân các doanh nghiệp Trung Quốc trong thời gian
gần đây. Có nhiều nhân tố đẩy doanh nghiệp Trung Quốc đầu tƣ ra nƣớc ngoài
nhƣ các nhân tố liên quan đến thị trƣờng (cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng nội
địa, tận dụng năng lực sản xuất nội địa, vƣợt qua các rào cản trong xuất khẩu
trực tiếp) và nhân tố tài sản độc quyền của doanh nghiệp nƣớc nhận đầu tƣ.

* Các nhân tố liên quan đến thị trường:
- Các doanh nghiệp nhận thấy cần phải tìm kiếm thị trƣờng mới do cạnh
tranh giữa các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ ngày càng gay gắt trong thị
trƣờng nội địa. Quá nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đến Trung Quốc kinh doanh
9


khiến cho thị trƣờng nội địa trở nên chật hẹp và gia tăng sức ép cạnh tranh lên
các doanh nghiệp trong nƣớc. Do đó, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc phải
tiến hành đầu tƣ ra nƣớc ngoài để có thể duy trì lợi thế của mình, mở rộng thị
trƣờng, tăng lợi nhuận.
-

Các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tƣ ra nƣớc ngoài nhằm tận dụng

năng lực sản xuất nội địa: Trong nƣớc, tình trạng sản xuất dƣ thừa một số mặt
hàng chủ lực nhƣ đồ điện tử gia dụng, máy móc... đã tạo ra lƣợng cung vƣợt
quá sức tiêu thụ của ngƣời dân Trung Quốc. Năng lực sản xuất thừa 30-40%
đối với mặt hàng máy giặt, tủ lạnh và lò vi sóng, hơn 90% đối với mặt hàng
tivi (Deutsche Bank, 2006). Thực tế đó đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong
nƣớc mở rộng thị trƣờng ra nƣớc ngoài thông qua con đƣờng xuất khẩu tƣ bản
để khai thác sức tiêu dùng ở những thị trƣờng tiềm năng khác. Ngoài ra, vấn
đề đa dạng hóa thị trƣờng để chuyển giao công nghệ đã lỗi thời sang các nƣớc
kém phát triển hơn, kéo dài tuổi thọ sản phẩm, tăng doanh thu giúp doanh
nghiệp tận dụng tối đa năng lực sản xuất.
- Một nhân tố khác thúc đẩy các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tƣ ra
nƣớc ngoài đó là những nƣớc phát triển nhƣ Mỹ và liên minh châu Âu (EU)
đã lập nên nhiều rào cản đối với hàng dệt may xuất khẩu từ Trung Quốc khiến
doanh nghiệp Trung Quốc phải chuyển cơ sở sản xuất sang các nƣớc đƣợc tự
do xuất khẩu với mức thuế suất ƣu đãi hơn. Bên cạnh đó, đồng RMB tăng giá

khoảng 18% kể từ năm 2005 khiến sản phẩm dệt may của Trung Quốc đắt đỏ
hơn, cùng giá nhân công và nguyên vật liệu gia tăng khiến sản xuất trong
nƣớc bớt phần lợi thế so với sản xuất tại một số nƣớc khác.
* Tài sản độc quyền của doanh nghiệp nước nhận đầu tư: Bản thân
doanh nghiệp Trung Quốc chƣa thật sự mạnh so với các TNCs lớn trên thế
giới. Công nghệ hiện đại tại Trung Quốc chủ yếu nằm trong tay các công ty
nƣớc ngoài, các doanh nghiệp Trung Quốc nhận thấy họ không thể cạnh tranh
chỉ bằng giá cả thấp. Nhu cầu tiếp cận kiến thức quản lý, đạt đƣợc các tài sản
độc quyền sẵn có của các doanh nghiệp khác tại các nƣớc phát triển hơn nhƣ
10


công nghệ hiện đại, nhãn hiệu nổi tiếng, mạng lƣới phân phối... đã hối thúc các
doanh nghiệp Trung Quốc đầu tƣ ra nƣớc ngoài thông qua hoạt động mua lại và
sáp nhập (M & A). Hoạt động M & A tăng từ 60 triệu USD năm 1990 lên 1125
triệu USD năm 2004. Theo MOFCOM, M & A chiếm tới 80% tổng giá trị ODI
trong nửa đầu năm 2005, tăng 182,5% so với cùng kỳ năm 2004. Hoạt động M
& A tại các nƣớc phát triển nhằm tận dụng tài sản độc quyền sẽ vẫn tiếp tục là
khuynh hƣớng chủ đạo cho dòng ODI của Trung Quốc trong thời gian tới.
Thời kỳ bùng nổ đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của Trung Quốc đang và
sẽ diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới dƣới tác động của các nhân tố “đẩy” từ
phía Nhà nƣớc cũng nhƣ từ phía doanh nghiệp Trung Quốc. Theo dự đoán, trong
tƣơng lai, Trung Quốc sẽ trở thành nhà cung cấp vốn lớn ở nhiều nƣớc trên thế
giới. Gây dựng một nền tảng quan hệ đầu tƣ với Trung Quốc từ lúc này sẽ mang
lại nhiều ích lợi cho các nƣớc ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng.
3. Chính sách đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của Trung Quốc
Chính sách đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của Trung Quốc thay đổi
theo thời gian dựa trên các chiến lƣợc liên quan đến ODI của từng thời kỳ và
thông qua các quy định, biện pháp liên quan đến ODI.
* Về chiến lược: Chính phủ Trung Quốc chuyển từ cấm, hạn chế đầu tƣ

ra nƣớc ngoài (trƣớc năm 1985) sang công nhận và cho phép hoạt động đầu tƣ
ra nƣớc ngoài (trong những năm cuối của thập niên 80 của thế kỷ 20). Sang
thập niên 90 của thế kỷ 20, Chính phủ Trung Quốc đã bƣớc đầu khuyến khích
hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài. Đặc biệt là từ năm 2001, ODI chính
thức đƣợc Nhà nƣớc Trung Quốc quan tâm và khuyến khích.
- Trƣớc năm 1978, các TNCs bị coi là công cụ của chủ nghĩa đế quốc
trong việc bóc lột kinh tế và là biểu hiện của chủ nghĩa thực dân mới ở Trung
Quốc. Do đó, mãi đến giữa thập niên 80 ngƣời ta vẫn còn hoài nghi về sự phù
hợp của các TNCs với học thuyết chủ nghĩa xã hội, của hoạt động quốc tế của
các công ty Trung Quốc với chiến lƣợc phát triển cơ bản của quốc gia. Tuy
11


nhiên vai trò to lớn của các TNCs đối với nền kinh tế và chính trị các nƣớc
đang phát triển là không thể phủ nhận.
-

Trƣớc tình hình đó, đến năm 1985, Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu

công nhận hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài trong các lĩnh vực phi thƣơng mại
để tìm kiếm công nghệ, tài nguyên, thị trƣờng và ngoại tệ. Sang năm 1988,
trong chiến lƣợc cải cách kinh tế toàn diện, Trung Quốc tập trung phát triển
kinh tế các vùng duyên hải hƣớng ra xuất khẩu và lần đầu tiên các doanh
nghiệp quốc doanh lớn của Trung Quốc đƣợc phép đầu tƣ ra nƣớc ngoài nhằm
tận dụng mối quan hệ quốc tế để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế ở các vùng này.
Tháng 9 năm 1992, sau Đại hội Đảng lần thứ 14, Trung Quốc chính thức
khuyến khích các hoạt động xuyên quốc gia nói chung cũng nhƣ hoạt động
đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài nói riêng của các doanh nghiệp trong nƣớc.
Trong khoảng thời gian 1991-1997, nhà nƣớc Trung Quốc đã thành lập một
“đội quân quốc gia” (national team) gồm 120 doanh nghiệp có khả năng quốc

tế hóa các doanh nghiệp Trung Quốc trong các ngành then chốt thuộc sở hữu
Nhà nƣớc nhƣ: sản xuất điện, khai mỏ, ôtô, điện tử, sắt thép, máy móc, hóa
chất, xây dựng, giao thông, không gian vũ trụ, dƣợc... (Friedrich Wu, 2005).
Các doanh nghiệp này đƣợc Chính phủ bảo vệ và nhận đƣợc hỗ trợ lớn về mặt
tài chính cũng nhƣ có quyền tự quyết về đầu tƣ, lợi nhuận giữ lại... để tiến
hành đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 15
năm 1998 đã nêu rõ phƣơng hƣớng “tận dụng hai nguồn nguyên liệu, hai loại
thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế”, đánh dấu bƣớc chuyển hƣớng tích cực cho
chiến lƣợc đầu tƣ ra nƣớc ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc.
- Sang năm 2001, việc Trung Quốc gia nhập WTO cùng các nhu cầu cấp
thiết trong nƣớc đã thúc đẩy chính phủ Trung Quốc tạo dựng một hệ thống hỗ
trợ đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Chiến lƣợc “hƣớng ra quốc tế” (going global) đƣợc
chính thức tuyên bố trong “cƣơng lĩnh phát triển 5 năm lần thứ 10” (2001-

12



×