Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Giải pháp phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền tại đài truyền hình Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.82 KB, 15 trang )

i

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DỊCH VỤ
TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN
1.1 TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN

1.1.1 Khái niệm về dịch vụ
Dịch vụ truyền hình trả tiền là hoạt động cung cấp dịch vụ truyền dẫn,
phân phối nội dung thông tin dưới dạng các chương trình truyền hình trả tiền
và các dịch vụ giá trị gia tăng trên hạ tầng kỹ thuật cung cấp dịch vụ truyền
hình trả tiền đến thuê bao truyền hình trả tiền theo hợp đồng cung cấp dịch vụ
hoặc các thỏa thuận có tính ràng buộc tương đương. Trong đó chương trình
truyền hình trả tiền là các chương trình trong nước, chương trình nước ngoài
được cung cấp đến thuê bao truyền hình trả tiền.
Đối tượng khách hàng của truyền hình trả tiền:
- Khách hàng tiêu dùng cuối cùng.
- Khách hàng phân phối lại sản phẩm.
- Khách hàng sử dụng các dịch vụ gia tăng trên hạ tầng truyền hình trả tiền.
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền
- Về Kinh tế: Là một nước đang có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định
(trung bình tăng 7,5%/năm trong thời gian 2000 - 2007) trong giai đoạn suy
thoái vẫn giữ mức 5,5%. Đây là điều kiện quan trọng để truyền hình trả tiền
phát triển.
- Về Luật pháp: Hiện chỉ có Quyết định 79 của Chính phủ về việc quản
lý việc thu các chương trình truyền hình của nước ngoài. Hiện tại đang thiếu
nhiều quy định quản lý sự phát triển cho các nhà khai thác.
- Về Văn hoá - Xã hội: Ngày càng hội nhập nên văn hóa thế giới và cởi
mở hơn trong tiếp cận các chương trình truyền hình trả tiền trên thế giới.
- Về Công nghệ: Việt Nam đang khẳng định vị trí của mình trên bản đồ



ii
truyền hình trả tiền bằng những dự án triển khai áp dụng công nghệ tiên tiến
nhất trên thế giới. Đó là phát triển HD, thử nghiệm VOD, truyền hình số.
Điều đó khẳng định công nghệ cao ở Việt Nam trong lĩnh vực này đủ đáp ứng
cho những dịch vụ mới nhất, theo kịp công nghệ trên thế giới.
1.2 LỊCH SỬ TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển truyền hình trả tiền trên thế giới
Bắt đầu từ năm 1948 tại Pennsylvania - Mỹ với hệ thống truyền hình cáp – vi
ba kết hợp, đến nay đã phát triển rất nhiều loại hình DTH, Cáp, kỹ thuật số mặt đất
và đồng thời với nhiều dịch vụ chất lượng cao hơn nữa là HD, VOD...
1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển truyền hình trả tiền tại Việt Nam
Từ năm 1992 với dịch vụ MMDS do SCTV (liên doanh của Đài THVN
và Công ty du lịch Sài Gòn-Saigontuoris) triển khai đầu tiên tại thành phố Hồ
Chí Minh đến nay với các loại hình cáp, DTH, IPTV, mobiTV.
Và tới nay, cả nước đã có 50 đơn vị cung cấp truyền hình cáp hoạt động
động tại 45 tỉnh thành và phương thức truyền hình số vệ tinh DTH phủ sóng toàn
quốc. Tổng số thuê bao truyền hình trả tiền đã đạt con số 2,3 triệu thuê bao.
1.3 Phân loại dịch vụ truyền hình trả tiền
1.3.1 Dịch vụ cơ bản
Là các dịch vụ truyền trả tiền theo kiểu truyền thống và hiện đang phổ
cập trên thế giới. Bao gồm các phương thức phổ biến sau:
+ Truyền hình cáp vô tuyến MMDS
+ Truyền hình Cáp hữu tuyến CATV
+ Truyền hình kỹ thuật số mặt đất
+ Truyền hình vệ tinh DTH
1.3.2 Dịch vụ truyền thế hệ mới
+ Dịch vụ truyền hình theo yêu cầu
+ Dịch vụ truyền hình số độ phân giải cao (High definition)



iii
+ Truyền hình Internet (IPTV)
+ Truyền hình di động (MobileTV)
1.3.3 Dịch vụ giá trị gia tăng
Các dịch vụ này hiện nay gồm có:
- Dịch vụ quảng cáo và hợp tác sản xuất chia sẻ doanh thu quảng cáo.
- Dịch vụ internet băng thông rộng trên hạ tầng mạng truyền hình.
- Dịch vụ game trên hạ tầng mạng cáp.
- Dịch vụ karaoke theo yêu cầu.
- Dịch vụ shoping TV online.
- Dịch vụ voting bầu chọn cho chương trình/ nhân vật thông.
1.4 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ triển dịch vụ truyền hình trả tiền tại một
số nước trên thế giới như ở Mỹ, Anh, Đức, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc
Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu kinh nghiệm phát
triển dịch vụ truyền hình tại các nước trên thế giới
Cần xây dựng nội dung chương trình chuyên nghiệp và xác định rõ đối
tượng khách hàng.
Nhà nước cần quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng chung cho các nhà
cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền cũng có cơ chế chính sách khuyến khích
triển khai công nghệ mới.
Cân đối các phương thức xem truyền hình trả tiền phù hợp với điều kiện
tự nhiên cũng như kinh tế - kỹ thuật thực tế của Việt Nam. Cần tách biệt hai
hình thức truyền hình công và truyền hình thu phí.
Mở cửa thị trường truyền hình trả tiền, tạo sự cạnh tranh lành mạnh và
bình đẳng giữa các nhà khai thác dịch vụ.


iv


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH
TRẢ TIỀN TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu khái quát về Đài Truyền Hình Việt Nam
Đài Truyền hình Việt Nam là Đài Truyền hình quốc gia thuộc Chính phủ
thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng
và pháp luật của Nhà nước; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời
sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình truyền hình.
Đài Truyền hình Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin Truyền thông về hoạt động báo chí và về tần số truyền dẫn, phát sóng truyền hình.
Với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong giai đoạn vừa qua đã tạo ra
bước đột phá về cơ chế. Với cơ chế này Đài Truyền hình Việt Nam đã tiếp cận
triển khai các dịch vụ truyền hình và truyền hình trả tiền, tạo thêm thu nhập cho
cán bộ lao động, giảm gánh nặng chi phí tài chính cho Chính phủ. Tuy nhiên sự
phát triển này vẫn chưa xứng với tiềm năng và đáp ứng nhu cầu thị trường.
Mô hình hoạt động kinh doanh của truyền hình trả tiền
Bốn đơn vị chính thực hiện nhiệm vụ triển khai hệ thống Truyền hình trả
tiền của Đài Truyền hình Việt Nam đó là:
-

Ban Biên tập Truyền hình Cáp.

-

Trung tâm Kỹ thuật truyền hình Cáp Việt Nam VCTV.

-

Công ty TNHH nhà nước hai thành viên Truyền hình số vệ tinh


Việt Nam VSTV (Liên doanh giữa Đài Truyền hình Việt Nam và tập đoàn
truyền thông Pháp Canal +)
-

Công ty liên doanh Truyền hình cáp Sài Gòn SCTV (Liên doanh

giữa Đài Truyền hình Việt Nam và Tổng công ty du lịch Sài Gòn).
Việc nhân lực bộ máy hạn chế, đầu tư cho truyền hình trả tiền vẫn theo
cơ chế sự nghiệp hành chính có thu nên việc phát triển mạnh mảng truyền
hình trả tiền tại Đài Truyền hình Việt Nam cũng là rất khó.


v
Đây chính là các điểm hạn chế lớn mà trong tương lai gần cần phải khắc
phục và nhanh chóng thay đổi cho phù hợp, đáp ứng với tiềm năng của thị
trường truyền hình trả tiền của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN TẠI ĐÀI
TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

2.2.1 Thị phần dịch vụ truyền hình trả tiền của THVN
Kể từ khi triển khai dịch vụ tới nay, thị phần dịch vụ truyền hình trả tiền
của VTV luôn đạt mức cao, chiếm hơn 50% thị phần trên toàn quốc.
Với dịch vụ truyền hình cáp, tỷ trọng chủ yếu chiếm tại hai thành phố
chính là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tại Hà Nội, thương hiệu cho dịch
vụ cáp là VCTV đạt tổng thuê bao 220.000. Tại địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh, với thương hiệu SCTV số lượng thuê bao của VTV chiếm tới 450.000.
Với dịch vụ DTH, số thuê bao đạt 200.000.
Như vậy có thể nói với các loại hình dịch vụ truyền hình trả tiền chủ yếu,
truyền hình Việt Nam vẫn chiếm vị thế số một hiện nay trên thị trường. Tuy
nhiên nếu không có sự đổi mới mọi mặt thì vị trí số một cũng sẽ sớm thay vào

đối thủ cạnh tranh là tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC trong
thời gian ngắn sắp tới.
2.2.2 Tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh
Theo con số thống kê bốn năm trở lại đây, doanh thu hàng năm dịch vụ
truyền hình trả tiền của VTV luôn đạt mức tăng trưởng cao, đạt trung bình
36%. Tuy nhiên tăng trưởng doanh thu chủ yếu do dịch vụ cáp đem lại, với
dịch vụ DTH thì trừ năm 2006 đạt mức tăng trưởng 17% thì những năm còn
lại bị tăng trưởng âm trung bình tới –8%. Với dịch vụ gia tăng, doanh thu đạt
được từ quảng cáo và phí dịch vụ khác là rất thấp, nếu so với doanh số quảng
cáo thu được từ truyền hình quảng bá là 1200 tỷ thì thì tỷ lệ này trung bình
chưa đạt được 2%. Tổng kết lại, tuy lợi nhuận thu được không tăng (Do chi
phí đầu tư ngược trở lại cho tái sản xuất ngày càng lớn) nhưng điều đó không
phải là không phản ánh được sự tăng trưởng ngày càng lớn mạnh của dịch vụ


vi
truyền hình trả tiền đem lại. Điều đó cho thấy nếu có sự đầu tư đúng đắn hơn
nữa thì lợi nhuận và doanh số đem lại còn đạt được cao hơn rất nhiều so với
bảng tổng kết giai đoạn này.
2.2.3 Triển khai dịch vụ cơ bản
Hiện nay, VTV phát sóng 54 kênh chương trình, chương trình của các
đơn vị hợp tác liên doanh của VTV ngoài những kênh chương trình truyền
hình do VTV cung cấp, còn tiếp sóng thêm một số kênh truyền hình của các
đài địa phương và các nhà cung cấp trong và ngoài nước khác mà đơn vị tự
khai thác đưa vào hệ thống.
Tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, liên doanh với công ty SCTV cũng
đã phủ kín hầu hết địa bàn thành phố với số thuê bao 450.000 và số lượng
kênh chương trình là 96.
Địa bàn các tỉnh ở Lào Cai, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải
Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh

Thuận, Bình Thuận, Vũng Tàu, An Giang, CN TP HCM, CN Phú Thọ, CN
Tiền Giang với tổng số thuê bao đạt 90.000.
Với DTH, hiện nay đã có 200.000 thuê bao trên khắp toàn quốc. DTH
khẳng định hướng kinh doanh đúng đắn, gia tăng uy tín và thương hiệu của
VCTV (nay là VSTV) trên lĩnh vực truyền hình trả tiền Việt Nam.
Về dịch vụ gia tăng, hiện tại mới đang khai thác dịch vụ Internet. Dịch
vụ Internet băng thông rộng trên mạng truyền hình cáp đã được triển khai vào
ngày 12/12/2005 với sự liên doanh giữa ba bên là Trung tâm Kỹ thuật truyền
hình cáp Việt Nam, Công ty thông tin viễn thông điện lực (EVN Telecom) và
phối hợp triển khai dịch vụ với Công ty cổ phần Pamanet. Tuy nhiên do hạn
chế về chất lượng mạng và dịch vụ nên hiện tại mới đạt 10.000 thuê bao.
Về mặt nội dung chương trình, cũng đã đầu tư sản xuất được nhiều chương
trình mang bản sắc VTV mang thương hiệu VCTV: VCTV1, VCTV2, VCTV3,
VCTV4, VCTV5, VCTV6, VCTV7, VCTV8, VCTV9…Và đã tiến hành biên
tập biên dịch nhiều chương trình truyền hình nước ngoài, phát phụ đề và lồng
tiếng Việt như: các kênh phim truyện: HBO, Cinemax, Star Movies, Celesion,...


vii
2.3 HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG MẠNG CHO DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN

Vấn đề chuẩn hoá mạng và sẵn sàng nâng cấp cho tiêu chuẩn của các
dịch vụ truyền hình mới đối với cáp và vấn đề truyền dẫn và băng thông hạn
chế cần nâng cấp đối với truyền hình số vệ tinh DTH
2.4 THỰC TRẠNG CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI CHO TRUYỀN HÌNH TRẢ
TIỀN CỦA ĐTHVN

2.4.1 Những giải pháp về sản phẩm
Nhóm kênh do VTV sản xuất:
o Các kênh quảng bá VTV1,2,3,4,5,6,9

o Các kênh dành riêng cho truyền hình trả tiền: VCTV1 đến VCTV 12.
Nhóm kênh truyền hình trong nước của các đài địa phương: HTV- Hà
Nội, HTV- Hà Tây, HTV9- TH TP HCM,...
Nhóm kênh VTV mua bản quyền nước ngoài và biên dịch, phát phụ đề
tiếng Việt: Kênh Phim truyện: HBO, Cinimax, Star movies, Celesion.
Desney, Bibi ...
2.4.2 Những giải pháp về giá
Đối với dịch vụ truyền hình cáp, giá thuê bao được áp dụng theo hai đối
tượng khách hàng là các hộ gia đình và nhóm khách hàng khách sạn, nhà hàng:
- Với hộ gia đình:
Trong giai đoạn đầu (1995 - 1998) Đài THVN cung cấp dịch vụ truyền
hình trả tiền với giá cho dịch vụ MMDS (9 kênh) là 3.500.000 đồng/bộ, thuê
bao gói 1 (9 kênh) là 95.000 đồng / tháng; thuê bao gói 2 (6 kênh) là 65.000
đồng/tháng.
- Với Khách sạn, nhà hàng:
Với khách sạng trên 3 sao thì phí thuê bao được áp dụng tính theo từng
kênh và hiệu suất sử dụng phòng.
Với khách sạn dưới 3 sao, nhà hàng, nhà nghỉ phí thuê bao tính theo gói
kênh cơ bản và hiệu suất sử dụng phòng.
Với dịch vụ DTH, giá của thiết bị và thuê bao 21 kênh chương trình


viii
được tính dựa trên cơ sở chi phí. Cụ thể bộ đầu thu bán với giá 1.980.000
VNĐ và giá thuê bao hàng tháng là 55.000 VNĐ/ tháng. Thuê bao bán dưới
dạng trả trước và chia làm hai loại gói giá cho thuê bao 6 tháng và 1 năm
2.4.3 Những giải pháp về phân phối
Truyền hình cáp Việt Nam hiện nay đã triển khai hệ thống phân phối
được tại hầu hết các thành phố lớn trên cả nước.
Riêng tại khu vực Hà Nội đã có 7 chi nhánh trực thuộc cùng với 3 đơn vị

hợp tác cung khai thác là công ty Cổ phần tin học điện tử Viễn thông, công ty
Cổ phần Công nghệ Sao Nam và công ty điện tử Sao Đỏ.
Tại địa bàn các tỉnh, VCTV đã thiết lập mạng lưới chi nhánh cũng như
phối hợp liên doanh với các đơn vị nhà nước, tư nhân cùng triển khai như ở
các tỉnh Lào Cai, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng
Ninh, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Thuận, Bình Thuận,
Vũng Tàu, An Giang, CN TP HCM, CN Phú Thọ, CN Tiền Giang.
Riêng ở thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị liên doanh SCTV cũng đã triển
khai rộng khắp trên tất cả địa bàn các quận thị.
Hệ thống phân phối cho sản phẩm DTH được triển khai trên khắp toàn
quốc. Để sản phẩm có thể có mặt ở tất cả các tỉnh trên cả nước, hệ thống phân
phối sẽ được triển khai theo sơ đồ sau:
2.4.4 Về quảng cáo tuyên truyền
Sử dụng lợi thế nắm trong tay công cụ truyền thông làm phương tiện
quảng cáo chính cho các dịch vụ.
2.4.5 Về hoạt động khuyến mại
Dịch vụ truyền hình cáp thì thường xuyên khuyến mại lớn giảm giá
cước lắp đặt, và miễn phí hoàn toàn cước lắp đặt sử dụng dịch vụ, tặng quà
khi tham gia đăng ký sử dụng. Do đó đã tạo được những hiệu ứng tích cực,
tăng đáng kể lượng thuê bao mới sau khuyến mại. Tuy nhiên ở dịch vụ DTH
thì việc giảm rào cản còn chưa được chú trọng. Thực tế chi phí thiết bị ban đầu
với đầu thu DTH là khá cao, gần 2 triệu /thiết bị nên việc khuyến mại miễn phí


ix
thiết bị là khó thực thi. Do vậy thực tế mới khuyến mại chủ yếu là tặng thêm
cước phí thuê bao hiện nay cũng chưa đạt được hiệu quả mong muốn.
2.4.6 Về công tác chăm sóc khách hàng
Thực tế công tác chăm sóc khách hàng hầu như chưa triển khai được gì
nhiều, mới dừng lại ở một vài chương trình nhỏ lẻ tự phát.

Với các khách hàng lâu năm, việc xây dựng chính sách chăm sóc cũng
mới chỉ dừng lại ở mức giảm phí đóng trước hay khuyến mại thêm thời hạn
sử dụng. Tuy nhiên các chương trình chưa được xây dựng kỹ lưỡng và thiếu
đồng bộ.
Triển khai công tác chăm sóc khách hàng cần phải có kế hoạch đồng bộ
ở tất cả các khâu, từ tiếp nhận thắc mắc, nhu cầu lắp đặt đến dịch vụ bán
hàng, bảo trì và sau bán hàng. Thực tế đây vẫn là khâu còn nhiều điểm cần
phải khắc phục trong giai đoạn tới.
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN
TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

- Giữ vai trò tiên phong trong cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền.
- Cung cấp cho người xem được nhiều kênh chương trình hấp dẫn với
giá thành thấp, chất lượng đồng đều, bản quyền hợp lệ.
- Triển khai mạng cáp tại các tỉnh thành phố lớn, phủ sóng cả nước đối
với dịch vụ DTH
- Quy mô chương trình, nội dung chương trình cũng như chất lượng
chương trình có những tiến bộ rõ rệt, chuyển biến theo hướng chuyên nghiệp
hoá, bám sát thực tế cuộc sống.
- Công nghệ sản xuất chương trình ngày càng hiện đại, chất lượng truyền
dẫn phát sóng ngày càng tốt hơn, hiệu quả kinh tế xã hội ngày càng cao.
Bên cạnh đó đưa ra những mặt hạn chế và nguyên nhân của thực trạng trên.


x

CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN TẠI ĐÀI
TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

3.1. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN Ở VIỆT NAM

Dự báo đến năm 2015 doanh thu tiềm năng sẽ đạt khoảng 30.000 tỷ đồng
với khoảng 12 triệu thuê bao tiềm năng. Và đây là thời điểm mà các dịch vụ
gia tăng cũng như chất lượng nội dung chương trình được các nhà cung cấp
đặc biệt quan tâm chú trọng khai thác.
Bảng 3.1: Bảng số liệu thống kê về truyền hình trả tiền tại Việt Nam
TT

Diễn giải
Các chỉ tiêu

Các năm (Đơn vị nghìn)
2005

2006

2007

2008

1

Tổng số hộ dân Việt Nam

17,654

18,007

18,367


18,734

2

Tổng số hộ có tivi

15,485

16,0206

17,430

18,161

783

1,241

1,632

1,901

Tổng số hộ có tivi sử dụng
3

truyền hình trả tiền

Nguồn: Báo cáo khảo sát thị trường IPTV của MeKong Media
Bảng 3.2: Bảng số liệu dự báo về truyền hình trả tiền tại Việt Nam

TT

Diễn giải

Các năm (Đơn vị nghìn)

Các chỉ tiêu

2009

2011

2013

2015

1

Tổng số hộ dân Việt Nam

18,952

19,303

19,754

20,117

2


Tổng số hộ có tivi

18,585

18,906

19,426

19,981

2,723

4,541

8,332

12,101

Tổng số hộ có tivi sử dụng
3
truyền hình trả tiền
Nguồn: Báo cáo khảo sát thị trường IPTV của MeKong Media


xi
3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN CỦA ĐÀI
TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

3.2.1 Mục tiêu tổng quát
Trở thành nhà cung cấp đa dịch vụ trên toàn quốc gồm:

- Xây dựng truyền hình trả tiền của truyền hình Việt Nam thành mô hình
tổng công ty trong lĩnh vực truyền thông có uy tín trong nước và khu vực.
- Trở thành nhà cung cấp nội dung và dịch vụ truyền hình số một tại Việt
Nam với chất lượng và số lượng chương trình Việt hóa phong phú, kinh
doanh đa lĩnh vực trong truyền hình: Mua bán bản quyền, xây dựng chương
trình chuyên biệt, VOD, bán hàng qua kênh truyền hình, kinh doanh quảng
cáo và kinh doanh dịch vụ gia tăng trên truyền hình.
- Xây dựng được thương hiệu mạnh về truyền hình trả tiền của VTV là:
Truyền hình cáp Việt Nam - VCTV, truyền hình số vệ tinh Việt Nam - VSTV,
truyền hình cáp Sài Gòn - SCTV.
- Trở thành đơn vị (đóng góp doanh thu và lợi nhuận quan trọng trong
tập đoàn Truyền thông Việt Nam) kinh doanh về các dịch vụ Truyền hình,
Viễn thông và các dịch vụ gia tăng khác trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
3.2.2 Các mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu tới năm 2015, VCTV và VSTV đạt 3,5 triệu thuê bao chiếm lĩnh
29% thị phần, khi đó dịch vụ truyền hình trả tiền của Đài THVN (bao gồm
VCTV, VSTV và SCTV ) đạt 4,8 triệu thuê bao và chiếm lĩnh 40% thị phần.
- Tới 2015, có 875.000 thuê bao Internet trên hệ thống CATV chiếm tỷ
trọng 25% trên số thuê bao CATV.
- Phát triển mạng CATV tới 50 tỉnh thành lớn trên toàn quốc, phát triển
dịch vụ DTH tới 100% các tỉnh thành, khu vực.
- Có khả năng cung cấp HDTV trong năm 2010 và cung cấp dịch vụ
truyền hình theo yêu cầu VOD vào năm 2011.
- Tăng số kênh dịch vụ lên 120 kênh và tỷ lệ kênh Việt hóa chiếm tới 38%.
- Xây dựng mạng lưới phân phối rộng khắp trên tất cả các tỉnh thành
trong cả nước với hệ thống quản lý đồng nhất và tập trung.
3.3 NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH


xii

TRẢ TIỀN CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

3.3.1 Giải pháp về đổi mới mô hình quản lý
Giải pháp đề xuất thành lập tổng công ty Truyền hình – Truyền thông
Việt Nam (Viet Nam Communication Television Coporation VCTV)
Trong mô hình tổng công ty này, mối quan hệ giữa Công ty mẹ và các
công ty con được tổ chức quản lý theo cơ chế quản lí về vốn, quản lí về kinh
doanh, quản lí về hành chính và thiết lập cơ chế sở hữu vốn của Công ty mẹ
đối với các công ty con. Công ty mẹ có tư cách pháp nhân, có tài sản riêng.
Xét về cơ cấu sở hữu của công ty mẹ thì có thể có loại công ty đơn sở hữu và
có loại công ty đa sở hữu. Tuy nhiên trong điều kiện chính trị xã hội của Việt
Nam và đặc điểm của Đài THVN, Công ty mẹ là DNNN đơn sở hữu, do Nhà
nớc đầu tư 100% vốn.
3.3.2 Giải pháp về hạ tầng truyền hình trả tiền
Đốí với mạng truyền hình cáp
- Cải tạo nâng cấp mạng cũ đã có, khắc phục tình trạng mất tín hiệu trên
cáp Đưa ra chuẩn hoá cho thiết kế mạng mới.
- Xây dựng chuẩn hệ thống cho dịch vụ truyền hình mới.
Đối với truyền hình số vệ tinh
- Xây dựng đường truyền quang cho tín hiệu từ nguồn sản xuất tới trạm phát.
- Đầu tư nâng cấp hệ thống phát, băng thông dịch vụ.
3.3.3 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Để phát triển được nguồn nhân lực, cần nâng cao chất lượng ngay từ
khâu tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo đội ngũ nhân viên, và cần áp dụng
chính sách tuyển dụng công khai. Bên cạnh đó cần áp dụng chính sách lương
bổng hấp dẫn, thưởng phạt hợp lý.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch bổ sung nguồn nhân lực, bảo đảm số
lượng hợp lý và chất lượng ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu của Đài và xu thế
phát triển truyền hình hiện đại.
Tăng cường hợp tác với các tổ chức truyền hình quốc tế, chủ động tham

gia các hoạt động và phát huy vai trò của Đài Truyền hình Việt Nam trong các
tổ chức truyền hình quốc tế.


xiii
3.3.4 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing dịch vụ truyền hình trả tiền
3.3.4.1 Giải pháp phát triển sản phẩm
Cần phải chia các kênh chương trình bán theo giá các nhóm hoặc kênh lẻ
khác nhau, nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu người dùng. Các kênh có thể chia
theo nhóm:
+ Nhóm kênh thể thao
+ Nhóm các kênh phim truyện đặc sắc.
+ Nhóm các kênh tin tức, tài chính
+ Nhóm kênh ca nhạc, giải trí
+ Nhóm kênh dành cho thiếu nhi
+ Nhóm các kênh khoa học, du lịch, khám phá thế giới
Và đồng thời chia theo gói phân loại cho nhu cầu và mức tiền của hộ gia
đình với các gói : Gói cơ bản, gói gia đình, gói cao cấp.
Bên cạnh những gói kênh trên, kênh với độ phân giải cao cũng sẽ được
bán theo lựa chọn, từ 8-10 kênh HD.
3.3.4.2 Các giải pháp về phát triển giá cước dịch vụ
Phát triển đa dạng nhiều gói cước khác nhau phù hợp với đa dạng đối
tượng khác khách hàng:
- Gói cơ bản: 45.000 VNĐ.
- Gói gia đình: 70.000 VNĐ.
- Gói cao cấp: 95.000 VNĐ.
- Gói cơ bản + HD: 65.000 VNĐ.
- Gói cơ bản + HD: 90.000 VNĐ.
- Gói cao cấp + HD: 115.000 VNĐ.
Bên cạnh phương thức thu cước truyền thống, truyền hình trả tiền Việt Nam

cũng cần phải đẩy mạnh triển khai các phương thức thu thuê bao mới bên cạnh
phương thức thu tại nhà thủ công và trả trước tại các đại lý. Đó là triển khai thêm
các phương thức phát hành thu cước qua thẻ cào, trả cước tự động qua tài khoản
ngân hàng hoặc chuyển khoản, dùng ATM, nhắn tin thanh toán qua tài khoản.
Với dịch vụ truyền hình theo yêu cầu, đơn giá được tính theo giờ xem
hoặc theo bộ phim. Khi đó đơn giá sẽ được xác lập theo khảo sát thực tế từ
chi phí đầu tư và nhu cầu xem của người dùng.


xiv
3.3.4.3 Các giải pháp về phân phối
Kênh bán hàng trực tiếp: Mở rộng dưới dạng hợp tác bán kèm dịch vụ sản
phẩm cùng các trung tâm điện máy bán tivi như Pico, Nguyễn Kim, MediaMart...
- Bán hàng qua hình thức thẻ cào trả trước theo thời hạn xem tương ứng
mức giá.
- Bán hàng sử dụng thương mại điện tử: Thanh toán và kích hoạt thẻ qua
website.
Mặt khác, tùy theo phương thức cụ thể của cáp hay DTH cần phải có
bước xây dựng kênh phân phối đặc thù riêng.
3.3.4.4 Giải pháp về quảng cáo
Về ngân sách xác lập cho quảng cáo cũng cần được đầu tư thích đáng
với tỷ lệ 8% doanh thu bán hàng cho hoạt động quảng cáo, và cần đầu tư theo
kế hoạch hàng năm với chiến lược cụ thể.
Về phương tiện quảng cáo, truyền hình chính là sản phẩm dịch vụ nên
cũng sẽ là phương tiện ưu tiên hàng đầu trong việc thực hiện chiến lượng
quảng bá sản phẩn dịch vụ. Tuy nhiên cũng tùy theo thời điểm và tính chất
chương trình cần quảng cáo mà cần kết hợp với các phương tiện khác như báo
chí, tờ rơi vì như thế khách hàng sẽ lưu giữ được thông tin lâu hơn.
Cũng như đã phân tích ở phần chiến lược phân phối, việc lập các
showroom giới thiệu về sản phẩm dịch vụ trên các địa bàn khách hàng trọng

điểm cũng giúp tạo thêm cách tiếp cận quảng cáo trực tiếp đến người tiêu
dùng một cách hiệu quả.
3.3.4.5 Giải pháp về hoạt động khuyến mại
Chương trình khuyến mại cần phải đạt được các mục tiêu sau:
- Giảm rào cản tham gia sử dụng dịch vụ bằng cách giảm giá, tặng phí
lắp đặt sử dụng đối với dịch vụ truyền hình cáp và cho thuê, mượn thiết bị đầu
số đối với dịch vụ truyền hình số vệ tinh.
- Đối với các đại lý: Khuyến khích lực lượng phân phối ngày càng tăng
cường hoạt động phân phối hơn, đẩy mạnh cách hoạt động kinh doanh, củng
cố và mở rộng kênh phân phối.
Các phương tiện dùng có thể dùng để khuyến mãi như:


xv
+ Quà tặng
+ Tài trợ về tài chính khi sử dụng dịch vụ
+ Tài trợ quảng cáo
+ Hàng miễn phí
- Ngoài ra có thể thực hiện chương trình khuyến mãi của mình thông qua các
hoạt động xã hội như hội chợ, hội thảo, triển lãm… bằng cách giảm giá phí dịch vụ.
3.3.4.6 Dịch vụ chăm sóc khách hàng
Cần phải xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng (call center), hệ thống
sẽ góp phần giảm thiểu các cuộc gọi chờ của khách hàng. Hơn thế nữa hệ
thống sẽ mang lại cho khách hàng một tâm lý thoải mái khi gọi VTV để được
tư vấn, đăng ký dịch vụ hay báo bảo hành, đồng thời tư vấn chăm sóc các thắc
mắc, dịch vụ mới cho khách hàng.
Đồng thời hệ thống chăm sóc khách hàng sẽ là nơi tiếp nhận các ý kiến
đóng góp cho các vấn đề tồn tại của hệ thống triển khai trên thực tế cũng như
chất lượng dịch vụ tại điểm đầu cuối. Từ đó có những nắm bắt kịp thời để có
kế hoạch điều chỉnh phù hợp cho tất cả các hoạt động của hệ thống.

3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.4.1 Đối với nhà nước
Xây dựng, hoàn thiện chính sách thích hợp để quản lý tần số, quản lý
truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình, luật phát thanh truyền hình.
Thực hiện vai trò chủ quản xây dựng và quản lý hạ tầng truyền dẫn
chung thống nhất cho tất cả các đơn vị, trách trùng chéo gây lãng phí
Các giải pháp góp phần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hỗ trợ các
đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình.
Hỗ trợ cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh và sử dụng thiết bị thu tín
hiệu phát thanh, truyền hình số.
Xây dựng các tiêu chuẩn về chất lượng thiết bị và dịch vụ dành riêng cho
truyền hình trả tiền.
3.4.2 Đối với hiệp hội phát thanh truyền hình
- Bảo vệ quyền lợi người sử dụng
- Phát triển, nghiên cứu và đổi mới công nghệ
KẾT LUẬN



×