Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Hoàn Kiếm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.88 KB, 111 trang )

trƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QUốC DÂN


MAI THị HUYềN

PHáT TRIểN CHO VAY DOANH NGIệP NHỏ Và VừA
TạI NGÂN HàNG TMCP PHáT TRIểN THàNH PHố
Hồ CHí MINH - CHI NHáNH HOàN KIếM
Chuyên ngành: kinh tế TàI CHíNH NGÂN HàNG

Ngời hớng dẫn khoa học:
GS.TS. PHạM QUANG TRUNG

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, chưa
cơng bố tại bất cứ nơi nào. Mọi số liệu sử dụng trong luận văn là những thông tin
xác thực.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn

Mai Thị Huyền


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cơ giáo trong Viện Tài chính Ngân
hàng - trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, đặc biệt là GS.TS Phạm


Quang Trung đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình tơi hồn thành
luận văn. Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến đồng nghiệp đã tạo điều
kiện giúp đỡ tơi hồn thành nghiên cứu này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Mai Thị Huyền


MỤC LỤC
Như vậy, hoạt động cho vay SME tại Chi nhánh Hoàn Kiếm trong thời gian qua đã thu được
nhiều kết quả khả quan........................................................................................................................................ iii
Bên cạnh đó hoạt động cho vay SME tại Chi nhánh Hoàn Kiếm vẫn tồn tại những hạn chế
như sau:....................................................................................................................................................................... iii
Ngoài ra trong chương này tác giả cũng đã phân tích ra nguyên nhân của những hạn chế
trên bao gồm những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan như sau:................iv
Về giải pháp phát phát triển cho vay đối SEM tại HDBank Hoàn Kiếm...........................................v
Đẩy mạnh một số sản phẩm dịch vụ dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa........................................v
Nâng cao năng lực thẩm định............................................................................................................................ vi
Nâng cao năng lực quản trị rủi ro.................................................................................................................... vi
Chun mơn hóa quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa.................................................................................vi
Đẩy mạnh công tác bán hàng và chăm sóc khách hàng..........................................................................vi
Bên cạnh những giải pháp thì tác giả có đưa ra một số kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Phát
triển TP. Hồ Chí Minh (Hội sở chính), kiến nghị đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, kiến nghị đối
với Ngân hàng Nhà Nước và kiến nghị đối với Chính phủ nhằm hỗ phát triển hoạt động cho vay

SME...............................................................................................................................................vi
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................1
1. Lý do nghiên cứu........................................................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.........................................................................................................3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................................................3
5. KẾT CẤU LUẬN VĂN....................................................................................................................4
CHƯƠNG 1........................................................................................................................................5
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN CHO VAY................................................................................5
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA...........................................................................................................5
1.1. DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG NỀN KINH TẾ..............................................................5
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa..................................................................................................... 5
1.1.2 Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa....................................................................................................... 7
1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế............................................................12
1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.........................................................................................................14
1.2.1 Hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại.....................................................................14
1.2.3 Quy trình cho vay......................................................................................................................................... 20


1.2.4 Đặc điểm cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa...................................................................................22
1.2.5 Vai trò cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa.........................................................................................23
1.3. PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA............................................................26
1.3.1 Quan niệm về phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa.....................................................26
1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của
ngân hàng thương mại........................................................................................................................................ 27
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa........................29
CHƯƠNG 2.......................................................................................................................................37
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT
TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM..........................................................37

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP. HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH HỒN
KIẾM............................................................................................................................................37
2.1.1 Q trình hình thành và phát triển..................................................................................................... 37
2.1.2 Khái quát về hoạt động kinh doanh ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh – Chi
nhánh Hồn Kiếm................................................................................................................................................... 39
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP
PHÁT TRIỂN TP. HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH HỒN KIẾM............................................................46
2.2.1 Định hướng chính sách tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của HDBank.........46
2.2.2 Thực trạng phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Phát
triển TP. Hồ Chí Minh – Chi nhánh Hoàn Kiếm..........................................................................................49
2.3.1 Những kết quả đạt được.......................................................................................................................... 56
2.3.2 Hạn chế tồn tại............................................................................................................................................. 58
2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế........................................................................................................................ 59
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG
THỜI GIAN TỚI CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP. HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH HỒN KIẾM
.....................................................................................................................................................64
3.1.1 Mục tiêu kinh doanh................................................................................................................................... 64
3.1.2 Đối tượng khách hàng.............................................................................................................................. 65
3.1.3 Đa dạng hoá sản phẩm............................................................................................................................. 65
3.1.4 Nâng cao chất lượng sản phẩm............................................................................................................ 66
3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG
TMCP PHÁT TRIỂN TP. HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH HỒN KIẾM.................................................66
3.2.1 Đẩy mạnh một số sản phẩm dịch vụ dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa..........................66
3.2.2 Nâng cao năng lực thẩm định............................................................................................................... 68
3.2.3 Nâng cao năng lực quản trị rủi ro....................................................................................................... 69


3.2.4 Chun mơn hóa quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa....................................................................71
3.2.5 Đẩy mạnh cơng tác bán hàng và chăm sóc khách hàng.............................................................71
3.3 KIẾN NGHỊ..............................................................................................................................74

3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh.............................................74
3.3.2 Kiến nghị đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa...................................................................................79
3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước............................................................................................81
3.3.4 Kiến nghị đối với Chính phủ.................................................................................................................... 83
KẾT LUẬN.........................................................................................................................................87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................1
PHỤ LỤC............................................................................................................................................5
PHỤ LỤC 01: QUY TRÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI HDBANK.........5
PHỤ LỤC 02: CÁC VĂN BẢN ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI SME TẠI HDBANK..............7


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BĐS
CIC
GDP
HDBank
HDBank Hoàn Kiếm
HMTD
IFC
JBIC
JICA
NHNN
NHTM
SME
TCTD
TMCP
TP
TSĐB
USD

TTQT
VND

Tên đầy đủ
Bất động sản
Trung tâm Thơng tin tín dụng
Tổng sản lượng nội địa
Ngân hàng thương mại cố phần Phát triển Thành Phố
Hồ Chí Minh
Ngân hàng thương mại cố phần Phát triển Thành Phố
Hồ Chí Minh – Chi nhánh Hồn Kiếm
Hạn mức tín dụng
Tổ chức tài chính quốc tế
Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
Ngân hàng Nhà Nước
Ngân hàng thương mại
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tổ chức tín dụng
Thương mại cổ phần
Thành phố
Tài sản đảm bảo
Đơ la Mỹ
Thanh tốn quốc tế
Việt Nam đồng


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
BẢNG
Như vậy, hoạt động cho vay SME tại Chi nhánh Hoàn Kiếm trong thời gian qua đã thu được

nhiều kết quả khả quan........................................................................................................................................ iii
Bên cạnh đó hoạt động cho vay SME tại Chi nhánh Hồn Kiếm vẫn tồn tại những hạn chế
như sau:....................................................................................................................................................................... iii
Ngoài ra trong chương này tác giả cũng đã phân tích ra nguyên nhân của những hạn chế
trên bao gồm những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan như sau:................iv
Về giải pháp phát phát triển cho vay đối SEM tại HDBank Hoàn Kiếm...........................................v
Đẩy mạnh một số sản phẩm dịch vụ dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa........................................v
Nâng cao năng lực thẩm định............................................................................................................................ vi
Nâng cao năng lực quản trị rủi ro.................................................................................................................... vi
Chun mơn hóa quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa.................................................................................vi
Đẩy mạnh cơng tác bán hàng và chăm sóc khách hàng..........................................................................vi
Bên cạnh những giải pháp thì tác giả có đưa ra một số kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Phát
triển TP. Hồ Chí Minh (Hội sở chính), kiến nghị đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, kiến nghị đối
với Ngân hàng Nhà Nước và kiến nghị đối với Chính phủ nhằm hỗ phát triển hoạt động cho vay
SME...............................................................................................................................................vi
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................1
1. Lý do nghiên cứu........................................................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.........................................................................................................3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................................................3
5. KẾT CẤU LUẬN VĂN....................................................................................................................4
CHƯƠNG 1........................................................................................................................................5
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN CHO VAY................................................................................5
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA...........................................................................................................5
1.1. DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG NỀN KINH TẾ..............................................................5
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa..................................................................................................... 5
1.1.2 Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa....................................................................................................... 7
1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế............................................................12
1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.........................................................................................................14

1.2.1 Hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại.....................................................................14


1.2.3 Quy trình cho vay......................................................................................................................................... 20
1.2.4 Đặc điểm cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa...................................................................................22
1.2.5 Vai trò cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa.........................................................................................23
1.3. PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA............................................................26
1.3.1 Quan niệm về phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa.....................................................26
1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của
ngân hàng thương mại........................................................................................................................................ 27
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa........................29
CHƯƠNG 2.......................................................................................................................................37
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT
TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH HỒN KIẾM..........................................................37
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP. HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH HỒN
KIẾM............................................................................................................................................37
2.1.1 Q trình hình thành và phát triển..................................................................................................... 37
2.1.2 Khái quát về hoạt động kinh doanh ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh – Chi
nhánh Hoàn Kiếm................................................................................................................................................... 39
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP
PHÁT TRIỂN TP. HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH HỒN KIẾM............................................................46
2.2.1 Định hướng chính sách tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của HDBank.........46
2.2.2 Thực trạng phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Phát
triển TP. Hồ Chí Minh – Chi nhánh Hồn Kiếm..........................................................................................49
2.3.1 Những kết quả đạt được.......................................................................................................................... 56
2.3.2 Hạn chế tồn tại............................................................................................................................................. 58
2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế........................................................................................................................ 59
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG
THỜI GIAN TỚI CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP. HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM
.....................................................................................................................................................64

3.1.1 Mục tiêu kinh doanh................................................................................................................................... 64
3.1.2 Đối tượng khách hàng.............................................................................................................................. 65
3.1.3 Đa dạng hoá sản phẩm............................................................................................................................. 65
3.1.4 Nâng cao chất lượng sản phẩm............................................................................................................ 66
3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG
TMCP PHÁT TRIỂN TP. HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM.................................................66
3.2.1 Đẩy mạnh một số sản phẩm dịch vụ dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa..........................66
3.2.2 Nâng cao năng lực thẩm định............................................................................................................... 68


3.2.3 Nâng cao năng lực quản trị rủi ro....................................................................................................... 69
3.2.4 Chun mơn hóa quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa....................................................................71
3.2.5 Đẩy mạnh cơng tác bán hàng và chăm sóc khách hàng.............................................................71
3.3 KIẾN NGHỊ..............................................................................................................................74
3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh.............................................74
3.3.2 Kiến nghị đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa...................................................................................79
3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước............................................................................................81
3.3.4 Kiến nghị đối với Chính phủ.................................................................................................................... 83
KẾT LUẬN.........................................................................................................................................87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................1
PHỤ LỤC............................................................................................................................................5
PHỤ LỤC 01: QUY TRÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI HDBANK.........5
PHỤ LỤC 02: CÁC VĂN BẢN ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI SME TẠI HDBANK..............7


trƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QUốC DÂN


MAI THị HUYềN


PHáT TRIểN CHO VAY DOANH NGIệP NHỏ Và VừA
TạI NGÂN HàNG TMCP PHáT TRIểN THàNH PHố
Hồ CHí MINH - CHI NHáNH HOàN KIếM
Chuyên ngành: kinh tế TàI CHíNH NGÂN HàNG

Ngời hớng dẫn khoa học:
GS.TS. PHạM QUANG TRUNG

Hà Nội - 2015


i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Ngày nay, Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) chiếm tỷ trọng lớn nhất và đóng
góp phần quan trọng vào GDP, sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế. Đặc biệt
trong tiến trình hội nhập, các doanh nghiệp này đã tạo ra khối lượng hàng hoá và
dịch vụ, tham gia cạnh tranh lành mạnh, góp phần tập trung vốn của nền kinh tế, tạo
cơ sở vật chất ban đầu, thu hút lao động, giải quyết việc làm góp phần giảm tỷ lệ
thất nghiệp trong xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là khu vực nông
nghiệp, nông thôn. Mặc dù đông về số lượng nhưng trên thực tế các SME vẫn còn
rất yếu kém về thực lực tài chính, quy mơ vốn nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp đặc biệt
là khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn và điều này càng bộc lộ rõ hơn khi khủng hoảng
kinh tế xảy ra.
Trong quá trình hoạt động của mình, HDBank – Chi nhánh Hồn Kiếm đang
cố gắng nhận biết, nắm bắt cơ hội chưa khai thác và có khả năng hoạt động sinh lời
trong thị phần SME. Ngân hàng cũng cố gắng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu tài chính
của SME, học cách quản lý rủi ro hiệu quả và cách thức thực hiện các giao dịch nhỏ
hơn với mức chi phí thấp hơn, chất lượng dịch vụ tốt hơn. Tuy nhiên kết quả đạt
được chưa tương xứng với kỳ vọng đề ra. Xuất phát từ vấn đề thực tiễn đó tác giả

chọn nghiên cứu: “Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng
TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Hồn Kiếm” làm đề tài
nghiên cứu của mình.
Ngồi phần Mở đầu, Kết Luận, Mục lục, Danh mục các từ viết tắt, Danh mục
tài liệu tham khảo và các Phụ lục, Luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa
Luận văn đã tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về phát triển cho vay
doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng thương mại được thể hiện ở các khía cạnh
sau:
Luận văn đã làm rõ khái niệm SME, đặc điểm SME và vai trò của SME trong
nền kinh tế. Bên cạnh đóluận văn cũng đã nêu được các vấn đề cơ bản của hoạt động
cho vay SME của NHTM bao gồm: khái niệm cho vay SME, phân loại cho vay đối


ii

với doanh nghiệp nhỏ và vừa, quy trình cho vay, đặc điểm cho vay SME cũng như
vai trò cho vay SME. Điều quan trọng nhất trong chương này là luận văn đã nêu ra
được quan niệm về phát triển cho vay SME, xác định được các chỉ tiêu phản ánh sự
phát triển hoạt động cho vay SME của NHTM bao gồm các chỉ tiêu phản ánh phát
triển hoạt động cho vay SME của NHTM và các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho
vay. Bên cạnh đó luận văn cũng đã nêu ra được các nhân tố ảnh hưởng đến phát
triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm các nhân tố khách quan và chủ
quan.
Chương 2: Thực trạng phát triển cho vay SME tại HDBank Hoàn Kiếm
Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu tổng quan về HDBank chi nhánh Hồn
Kiếm với q trình hình thành và phát triển cũng như khái quát được các hoạt động
kinh doanh chính của chi nhánh. Bên cạnh đó, thơng qua thu thập số liệu, tiến hành
tổng hợp phân tích thực trạng phát triển hoạt động cho vay SME tại chi nhánh Hoàn
Kiếm cho thấy:

• Tình hình dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nhìn chung, những năm gần đây, hoạt động cho vay SME tại Chi nhánh
Hồn Kiếm có mức tăng trưởng tương đối thấp. Điều này thể hiện định hướng phát
triển ổn định của Chi nhánh, tập trung cơ cấu lại các khoản nợ xấu, lành mạnh hóa
hoạt động tín dụng. Tỷ trọng cho vay SME tại Chi nhánh Hoàn Kiếm năm 2012
trong tổng dư nợ vẫn đạt được là 42.8% trong tổng dư nợ, đạt gần 905 tỷ đồng.
Cuối tháng 12/2013, tăng trưởng dư nợ vay đối với SME đạt ở mức 11.7%. Dư nợ
cho vay SME trong năm 2013 đạt 1,010 tỷ đồng, tăng 106 tỷ so với năm 2012. Tỷ
trọng dư nợ cho vay SME trong tổng dư nợ cũng tăng lên so với năm 2012, đạt mức
52.5% trong tổng dư nợ. Dư nợ cho vay SME tai 31/12/2014 đạt 1,030 tỷ đồng, chỉ
tăng có 2.0% so với dư nợ SME năm 2013. Trong khi đó dư nợ cho vay SME trên
tổng dư nợ giảm còn 50.4%, thấp hơn trong năm 2013.
• Cơ cấu cho vay SME
Cơ cấu cho vay SME theo thời hạn vay tại Chi nhánh Hoàn Kiếm
Hoạt động cho vay đối với SME tại Chi nhánh Hoàn Kiếm chủ yếu là các


iii

khoản vay ngắn hạn, chiếm hơn 4/5 tổng dư nợ cho vay tại ngân hàng. Bên cạnh đó,
tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây,
đồng thời tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn giảm dần. Trong năm 2012, dư nợ ngắn
hạn chiếm 82.2% tổng dư nợ SME. Sang năm 2013, 2014 con số này tăng lên là
89.4% và 92.1%. Tại 31/12/2014, dư nợ ngắn hạn tại HDBank Hoàn Kiếm là 949
tỷ, tăng 5.1% so với năm 2013 và tăng 28% so với năm 2012.
Cơ cấu cho vay SME theo tài sản đảm bảo tại Chi nhánh Hoàn Kiếm
Tỷ trọng cho vay khơng có TSĐB chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong trong
tổng dư nợ cho vay SME và chỉ đạt mức 2.5% trong năm 2012, 1.7% trong năm
2013 và 3.3% trong năm 2014. Tuy chiếm tỷ trọng thấp nhưng trong năm 2014, dư
nợ cho vay không TSĐB đạt 34 tỷ đồng, tăng 98% so với năm 2013.

• Nợ xấu cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong năm 2012, tỷ lệ nợ xấu cho vay SME là 3.9%, thấp hơn tỷ lệ nợ xấu
toàn bộ dư nợ cho vay toàn Chi nhánh là 4.2%. Bước sang năm 2013, nhờ sự chủ
động, nỗ lực và quyết tâm của Chi nhánh mà nợ xấu đã được kiềm chế và xử lý một
khối lượng đáng kể. Đến cuối tháng 12/2014, tỷ lệ nợ xấu chiếm 3,25% tổng dư nợ
(cuối tháng 12/2013, tỷ lệ nợ xấu là 3,61%). Tính đến cuối năm 2013, tỷ lệ nợ xấu
đã giảm xuống còn 3.4% .
Như vậy, hoạt động cho vay SME tại Chi nhánh Hoàn Kiếm trong thời gian
qua đã thu được nhiều kết quả khả quan.
Thứ nhất, hoạt động cho vay SME ngày càng có xu hướng mở rộng
Thứ hai, chất lượng các khoản cho vay SME ngày càng được cải thiện
Thứ ba, cơ cấu cho vay SME khá đa dạng
Bên cạnh đó hoạt động cho vay SME tại Chi nhánh Hoàn Kiếm vẫn tồn tại
những hạn chế như sau:
Thứ nhất, quy mô cho vay SME cịn nhỏ bé, tốc độ tăng trưởng khơng ổn
định đồng thời tỷ trọng dư nợ cho SME trên tổng dư nợ vẫn còn chưa tương xứng
Thứ hai, sản phẩm cho vay SME chưa phong phú, cịn mang tính chất truyền
thống, thông dụng


iv

Thứ ba, cơ cấu cho vay SME theo thời gian vẫn chưa thực sự hợp lý. Sự
tương quan giữa cho vay ngắn hạn và trung dài hạn nhìn chung vẫn chưa cân xứng.
Ngoài ra trong chương này tác giả cũng đã phân tích ra nguyên nhân của
những hạn chế trên bao gồm những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách
quan như sau:
o Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Thứ nhất, việc chấp hành quy trình quy chế của Ngân hàng cịn nhiều hạn chế.
Tính kỷ cương kỷ luật và tính tuân thủ chấp hành quy trình quy chế của ngân hàng

chưa được thực hiện nghiêm.
Thứ hai, tồn tại một số sai sót trong cơng tác thẩm định tín dụng, cơng tác
kiểm tra, giám sát vốn vay.
Thứ ba, hạn chế trong trình độ của cán bộ tín dụng.
Thứ tư, cơng tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng cịn bộc lộ nhiều hạn chế.
o Nguyên nhân khách quan
Hạn chế xuất phát từ SME
Năng lực tài chính của SME cịn hạn chế.
Phần lớn các SME hiện nay đều chưa thực sự xây dựng được một hệ thống
sổ sách kế toán một cách khoa học .
Các SME chưa có khả năng lập dự án khả thi hoàn chỉnh thuyết phục được ngân
hàng.
Đạo đức quy tín của một số khách hàng chưa cao ảnh hưởng đến niềm tin
của ngân hàng vào SME.
SME Việt Nam đôi khi hiểu sai về vay vốn ngân hàng, họ cho rằng chỉ cần
có tài sản đảm bảo và ngân hàng cho vay dựa trên tỷ lệ phần trăm của tài sản đảm
bảo.
Năng lực quản trị điều hành của chủ doanh nghiệp chưa cao, ảnh hưởng đến
khả năng sử dụng vốn.
SME bị hạn chế về TSĐB. Đa số SME khơng có TSĐB hoặc TSĐB khơng
có đủ pháp lý đảm bảo cho khoản vay.


v

Nguyên nhân từ phía Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. Hồ Chí Minh (Hội
sở chính)
Chính sách cho vay SME chưa được quan tâm đúng mức.
Chưa có một quy trình cho vay riêng đối với SME gây ra sự phức tạp, rắc rối
và mất thời gian cho cả phía ngân hàng và cả phía doanh nghiệp.

Hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ chưa hồn thiện
Ngun nhân khác
Mơi trường kinh tế xã hội
Môi trường pháp lý
Chương 3: Giải pháp phát triển cho vay đối SME tại
HDBank Hoàn Kiếm
Định hướng phát triển hoạt động cho vay SME trong thời gian tới của
HDBank Hoàn Kiếm trong năm tới, dư nợ cho vay SME phấn đấu chiếm khoảng
70% tổng dư nợ của Chi nhánh, đồng thời tập trung xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa
khoản mục tài sản này trong cơ cấu đầu tư của ngân hàng. Đảm bảo tỷ lệ nợ xấu
dước 3% theo chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó khơng ngừng đa dạng hóa sản phẩm
nhằm giữ chân khách hàng, ln đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, đặc biệt là
chất lượng của các sản phẩm cho vay SME. Tiếp tục chuẩn hóa danh mục sản
phẩm, ưu tiên phát triển theo chiều sâu. Tăng cường công tác quản lý rủi ro nhằm
an toàn cho khách hàng và ngân hàng.
Để phát phát triển cho vay đối SEM tại HDBank Hoàn Kiếm tác giả đã đưa
ra các giải pháp và kiến nghị như sau:
Về giải pháp phát phát triển cho vay đối SEM tại HDBank Hoàn Kiếm
o Đẩy mạnh một số sản phẩm dịch vụ dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chủ động đẩy mạnh các sản phẩm quy định nới rộng về TSĐB
Tài trợ trọn gói cho SME
Đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn
Đẩy mạnh cho vay tài khoản thấu chi doanh nghiệp
Đẩy mạnh sản phẩm cho vay mua xe ô tô dành cho khách hàng doanh
nghiệp


vi

Nâng cao năng lực thẩm định

Cho vay SME là lĩnh vực hoạt động nhiều rủi ro yêu cầu cán bộ tín dụng
phải có trình độ chun sâu về nghiệp vụ tín dụng, nắm rõ bản chất của từng
phương thức cho vay, lãi suất và các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định về
hình thức cho vay và lãi suất khoản vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
Bên cạnh đó, Ngân hàng cần chú ý nâng cao phong cách phục vụ, khả năng tư vấn
tài chính của cán bộ ngân hàng.
o Nâng cao năng lực quản trị rủi ro
Quản lý rủi ro luôn là một chức năng quan trọng của ngân hàng, tuy nhiên
chức năng này trở nên đặc biệt quan trọng trong hoạt động cho vay SME vì rủi ro
thơng tin khơng cân xứng lớn. Để có thể nâng cao năng lực quản trị rủi ro thì ngân
hàng cần quan tâm đến cơng tác sàng lọc khách hàng, thẩm định khách hàng và
kiểm tra, giám sát trong và sau vay nhằm quản lý cả chi phí và rủi ro tín dụng.
o Chun mơn hóa quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ngân hàng cần chun mơn hố quản lý SME theo ngành, lĩnh vực kinh
doanh, theo thời hạn của khoản vay và theo các khâu của quy trình tín dụng.
• Đẩy mạnh cơng tác bán hàng và chăm sóc khách hàng
Cần quan tâm đúng mức cho cơng tác nghiên cứu thị trường
Tìm kiếm khách hàng mới
Tăng cường công tác phục vụ khách hàng SME
Bên cạnh những giải pháp thì tác giả có đưa ra một số kiến nghị đối với
Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (Hội sở chính), kiến nghị đối với
doanh nghiệp nhỏ và vừa, kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước và kiến nghị đối
với Chính phủ nhằm hỗ phát triển hoạt động cho vay SME.
Hiện nay trên thị trường các ngân hàng cạnh tranh nhau rất gay gắt để thu hút
được khách hàng về phía mình, do vậy các Ngân hàng buộc phải vừa tăng cường
được hoạt động cho vay vừa giảm thiểu được rủi ro.
Trong những năm gần đây, với việc xác định cho vay SME là một thị trường
đầy tiềm năng, HDBank Chi nhánh Hoàn Kiếm cũng đã đẩy mạnh triển khai hoạt
động cho vay SME và đạt được những kết quả khả quan, tuy nhiên, hiệu quả cho



vii

vay cũng như quy mô, tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng cho vay SME trong tổng còn quá
nhỏ bé chưa xứng đáng với tiềm lực của Chi nhánh Hoàn Kiếm do phải đối mặt với
những khó khăn thách thức xuất phát từ chính bản thân Ngân hàng cũng như từ
những nguyên nhân khách quan khác. Những vướng mắc này khi được quan tâm,
nghiên cứu và thực hiện các giải pháp khắc phục thì sẽ nhanh chóng biến mất, mở
ra thêm những thành công cho hoạt động cho vay SME của ngân hàng, đáp ứng
được nhu cầu vốn cho sự hoạt động và phát triển của SME. Với ý nghĩa đó, luận
văn đã có những đóng góp chủ yếu trong việc phát triển cho vay SME trên một số
khía cạnh sau:
Thứ nhất, trình bày những cơ sở lý luận chung về SME, hoạt động cho vay
của ngân hàng đối với SME, từ đó chỉ ra những nhân tố làm ảnh hưởng đến sự phát
triển hoạt động cho vay SME.
Thứ hai, phản ánh thực trạng phát triển hoạt động của cho vay SME của
HDBank Hoàn Kiếm từ năm 2012 đến năm 2014, qua đó chỉ ra những kết quả đạt
được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt cho vay đối với
SME tại HDBank Hoàn Kiếm trong thời gian qua.
Thứ ba, từ thực trạng phát triển hoạt động cho vay đối với SME, luận văn đã
đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho vay SME của
HDBank Hoàn Kiếm trong thời gian tới.
Với những giải pháp cụ thể được đưa ra, hy vọng luận văn có thể đóng góp
một phần để Ngân hàng sẽ có thể phát triển hoạt động cho vay SME và nâng cao
năng lực cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.
Xin chân thành cảm ơn!


trƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QUốC DÂN



MAI THị HUYềN

PHáT TRIểN CHO VAY DOANH NGIệP NHỏ Và VừA
TạI NGÂN HàNG TMCP PHáT TRIểN THàNH PHố
Hồ CHí MINH - CHI NHáNH HOàN KIếM
Chuyên ngành: kinh tế TàI CHíNH NGÂN HàNG

Ngời hớng dẫn khoa học:
GS.TS. PHạM QUANG TRUNG

Hà Nội - 2015


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Ngày nay, Doanh nghiệp nhỏ và vừa – Small and medium enterprise (SME)
chiếm tỷ trọng lớn nhất và đóng góp phần quan trọng vào GDP, sự ổn định và tăng
trưởng của nền kinh tế. Đặc biệt trong tiến trình hội nhập, các doanh nghiệp này đã
tạo ra khối lượng hàng hoá và dịch vụ, tham gia cạnh tranh lành mạnh, góp phần tập
trung vốn của nền kinh tế, tạo cơ sở vật chất ban đầu, thu hút lao động, giải quyết
việc làm góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thơn. Ở nhiều nước trên thế giới, SME đã có
mức đóng góp hơn 50% GDP. Doanh nghiệp Việt Nam từ khi có Luật doanh nghiệp
đã phát triển rất nhanh. Trước đây chỉ khoảng 30 vạn đã lên đến gần 600.000 doanh
nghiệp, riêng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đến 97% tổng số doanh nghiệp. Về
kết quả sử dụng lao động, doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng chiếm 50% trong tổng số
doanh nghiệp, chiếm 45-51% hàng xuất khẩu và hàng tiêu dùng, đóng góp khoảng

trên 20% ngân sách nhà nước [30]. Mặc dù đông về số lượng nhưng trên thực tế các
SME vẫn còn rất yếu kém về thực lực tài chính, quy mơ vốn nhỏ, phạm vi hoạt
động hẹp đặc biệt là khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn và điều này càng bộc lộ rõ
hơn khi khủng hoảng kinh tế xảy ra.
Dịch vụ ngân hàng dành cho SME đang trong quá trình chuyển đổi. Từ một
phân khúc thị trường vốn được coi là đối tượng phục vụ rất khó, giờ đây thị trường
SME đã trở thành mục tiêu chiến lược của các ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, bí quyết phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng SME có thể là
việc các ngân hàng đang bắt đầu hiểu các nhu cầu và ưu tiên riêng biệt của các SME
và thiết lập các phương pháp riêng nhằm khắc phục các thách thức từ trước đến nay
về rủi ro tín dụng cao và chi phí phục vụ tốn kém.
Trong q trình hoạt động của mình, Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố
Hồ Chí Minh – Chi nhánh Hồn Kiếm đang cố gắng nhận biết, nắm bắt cơ hội chưa
khai thác và có khả năng hoạt động sinh lời trong thị phần SME. Ngân hàng cũng
cố gắng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu tài chính của SME, học cách quản lý rủi ro


2

hiệu quả và cách thức thực hiện các giao dịch nhỏ hơn với mức chi phí thấp hơn,
chất lượng dịch vụ tốt hơn. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, quy mô, tăng
trưởng dư nợ đối với SME cũng như tỷ trọng dư nợ SME trong tổng dư nợ của
HDBank Hồn Kiếm cịn khá thấp, lợi nhuận trung bình từ thị phần khách hàng này
so với chi phí phải bỏ ra cũng khơng cao. Nợ xấu trung bình của SME đạt tới con số
3.5% chứng tỏ việc quản lý rủi ro ở nhóm khách hàng này cịn hạn chế. Trong bối
cảnh cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng ngày càng gay gắt, giờ đây hoạt động cho
vay dành cho SME đã trở thành mảng kinh doanh chiến lược của các ngân hàng
thương mại. Bởi vậy việc tìm ra các giải pháp để phát triển hoạt động cho vay SME
tại HDBank Hồn Kiếm là vơ cùng quan trọng. Xuất phát từ vấn đề thực tiễn đó tác
giả chọn nghiên cứu: “Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng

TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Hồn Kiếm” làm đề tài
nghiên cứu của mình.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu hướng đến việc phân tích thực trạng phát triển hoạt
động cho vay SME tại Ngân hàng TMCP phát triển TP. Hồ Chí Mnh – chi nhánh
Hồn Kiếm, từ đó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của nó, trên cơ sở đó góp
phần đưa ra những giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay SME tại HDBank
Hoàn Kiếm.
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa những lý luận về SME, cho vay SME
- Tìm hiểu và xác định các thước đo, chỉ số đánh giá mức độ phát triển cho
vay SME (quy mô, chất lượng) đối với các ngân hàng thương mại, các nội dung
trong chiến lược phát triển cho vay và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả và
hiệu quả việc phát triển cho vay SME.
- Đánh giá quy mô, chất lượng cho vay SME tại HDBank chi nhánh Hoàn
Kiếm (dựa trên các chỉ số và thước đo đã xác định), nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng, hiện trạng chiến lược và các hoạt động đã triển khai trong việc phát triển
cho vay SME tại đây.
- Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động cho vay


3

dành cho SME tại HDBank chi nhánh Hoàn Kiếm trong thời gian tới.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu việc phát triển cho
vay dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về không gian: hoạt động cho vay SME tại HDBank chi nhánh


Hoàn Kiếm.
- Phạm vi về thời gian: luận văn nghiên cứu sự phát triển cho vay SME trong
3 năm gần nhất, giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014.
- Phạm vi về nội dung: trong luận văn tập trung phân tích đánh giá việc phát
triển cho vay SME trên giác độ của ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế cịn nhiều
khó khăn cũng như cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng gay gắt.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để làm nền tảng lý luận cho luận văn, tác giả đã sử dụng cơ sở lý thuyết của
một số tác giả và văn bản pháp luật của Việt Nam như sau:
Lý luận về SME: TS. Lê Xuân Bá, TS. Trần Xuân Hảo, TS. Nguyễn Hữu
Thắng [7]; Ths. Nguyễn Cơng Bình [8]; và các văn bản pháp luật như: Nghị định số
59/2009/NĐ-CP của Chính Phủ [16]; Thơng tư số 16/2013/TT-BTC của Bộ Tài
chính [23] và các bàn luận của tác giả.
Lý luận về tín dụng ngân hàng: Tác giả đã tổng hợp lý luận của một số tác
giả: PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn, PGS.TS. Hoàng Được, PGS.TS. Trần Huy Hoàng,
TS.Trầm Xuân Hương, Th.s Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Thanh Phong [9],
PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến [13], Frederic S. Mishkin [5], Edward W.Reed và
Edward K.Gill [16] và một số văn bản pháp luật như Thông tư 13/2010/TT-NHNN
[21], Thông tư 02/2013/TT-NHNN [22], Thông tư 36/2014/TT-NHNN [23] và các
bàn luận của tác giả.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn bao gồm phương pháp thống
kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp để xử lý số liệu, kết hợp
với đồ thị, bảng, biểu minh họa nhằm tăng tính trực quan cho luận văn. Bên cạnh
đó, luận văn có sử dụng các số liệu, dữ liệu phù hợp với q trình phân tích thực


4

tiễn và hoạt động cho vay SME tại HDBank Hoàn Kiếm từ nguồn thông tin thứ cấp,
cụ thể lấy từ báo cáo tình hình hoạt động của phịng khách hàng doanh nghiệp

HDBank Hoàn Kiếm (báo cáo thực hiện), báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
chi nhánh Hoàn Kiếm… và thơng qua q trình trực tiếp làm việc tại Chi nhánh
Hoàn Kiếm.
5. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết Luận, Mục lục, Danh mục các từ viết tắt, Danh mục
tài liệu tham khảo và các Phụ lục, Luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chương 2: Thực trạng phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân
hàng TMCP Phát triển Thành Phố HCM – Chi nhánh Hoàn Kiếm
Chương 3: Giải pháp phát triển cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
ngân hàng TMCP Phát triển Thành Phố HCM – Chi nhánh Hoàn Kiếm


5

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN CHO VAY
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1. DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG NỀN KINH TẾ
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.1.1Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới
Mặc dù thị trường SME có quy mơ và tầm quan trọng đáng kể, định nghĩa về
thị trường này vẫn còn khác nhau rất nhiều trên toàn thế giới.
Theo quan niệm của Ngân hàng thế giới (World Bank), thì SME là những
doanh nghiệp có vốn, số lao động và doanh thu nhỏ, căn cứ vào đó có thể chia
SME thành ba loại: doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh
nghiệp vừa.
Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại SME của World Bank
Quy mô công


Nhân

ty
Doanh nghiệp

viên
>10

siêu nhỏ
Doanh nghiệp

người
10 - 50

nhỏ
Doanh nghiệp

người
50 - 300

vừa

người

Tài sản

Doanh thu hàng năm

> 10,000 USD


> 10,000 USD

10,000 USD -3,000,000 USD

10,000 USD -3,000,000 USD

3,000,000 USD -15,000,000 USD

3,000,000 USD -15,000,000 USD

Nguồn: Tổng hợp từ World Bank
Các SME được định nghĩa khác nhau tùy theo từng quốc gia nhưng về cơ
bản SME có ít lực lượng lao động hoặc tài sản. Các tiêu chí để định nghĩa phân
khúc thị trường này là số lượng lao động, doanh thu hàng năm, tài sản và quy mô
vay hoặc đầu tư.
Dưới đây là cách thức phân loại SME ở một số nước như sau:


6

Bảng 1.2: Tiêu chí phân loại SME ở một số nước trên thế giới
Quốc gia

Nhân viên
Nhỏ hơn 500 người đối với

Hoa Kỳ

phần lớn hoạt động khai thác và
sản xuất


Canada

10 đến 250 người
Nhỏ hơn 500 người trong hoạt

Mexico

động sản xuất, nhỏ hơn 50

Nam Phi

Thái Lan

Thổ Nhĩ Kỳ

Doanh thu hàng năm
Nhỏ hơn 7 triệu đô la Mỹ đối với các
ngành không liên quan đến sản xuất
nhưng dao động ở mức tối đa là 35.5
triệu đô la Mỹ
Nhỏ hơn 50 triệu CAD

người đối với hoạt động dịch vụ
10-20 đến 100-200 người tuỳ 200-300.000 ZAR tới 4-50 triệu ZAR,
thuộc vào từng ngành
tuỳ thuộc vào từng ngành
Nhỏ hơn 200 người đối với các
ngành dùng nhiều lao động, nhỏ
hơn 100 trong các ngành sử

dụng nhiều vốn
Từ 10 tới 250 người
Nguồn dữ liệu: IFC (2004) [32]

1.1.1.2 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Tại Việt Nam, mới nhất hiện nay thì chưa thấy điều luật nào định nghĩa về
SME rõ ràng và cụ thể. Gần nhất trong thông tư số 16/2013/TT-BTC ban hành
ngày 08/02/2013 về hướng dẫn thực hiện việc gia hạn, giảm một số khoản thu
ngân sách Nhà Nước theo nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính
phủ về một số biện pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị
trường, giải quyết nợ xấu thì SME được nhận dạng như sau: “Doanh nghiệp có
quy mơ vừa và nhỏ, bao gồm cả chi nhánh, đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán
độc lập, hợp tác xã (sử dụng dưới 200 lao động làm việc tồn bộ thời gian năm
và có doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng) (sau đây gọi chung là doanh nghiệp
quy mô vừa và nhỏ)”
Theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ về trợ giúp
phát triển định nghĩa SME là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy


×