Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Kế hoạch cải tiến phương pháp dạy học môn Địa lý trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.46 KB, 4 trang )

PHÒNG GD&ĐT THÁP MƯỜI
TRƯỜNG THCS THẠNH LỢI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH
Về việc cải tiến phương pháp dạy học
Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường năm học 2016 – 2017.
Nay tôi xin xây dựng kế hoạch “Tạo hứng thú cho học sinh trong học thực hành”
như sau:
I. Đặc điểm, tình hình
1. Thuận lợi
- Cơ sở vật chất của trường cơ bản đáp ứng nhu cấu học thực hành môn sinh học có:
phòng thực hành, trang thiết bị và dụng cụ thực hành điều được trang bị.
- Học sinh có ý thức trong việc học tập
2. Khó khăn
Xuất phát từ sự thay đổi về mặt tâm sinh lý lứa tuổi và một số học sinh còn xem môn
học thực hành không quan trọng vì không có kiểm tra như các bài học trên lớp các em
không chú ý lắm đến các buổi thực hành.
Thực tế công tác giáo dục ở trường THCS Thạnh Lợi cũng đã và đang gặp nhiều khó
khăn, hạn chế trong nhiều lĩnh vực. Dạy học và đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cần
thiết và quan trọng đối với nền giáo dục nước nhà song bên cạnh việc giảng dạy ở trường
THCS Thạnh Lợi mà cụ thể là giảng dạy thực hành môn sinh học còn nhiều bất cập.
Một số học sinh còn mang tính chất hời hợt, chưa chủ động và tích cực trong giờ học.
Nhiều khi các em còn bỡ ngỡ, còn tỏ ra lúng túng khi tiến hành thực hành trước bạn bè,
trước đám đông.
II. Nội dung
1. Nhiệm vụ
- Nhằm phát huy tính tích cực ở học sinh.
- Giúp học sinh phát triển trí tuệ, tạo hứng thú trong học thực hành cho hoc sinh.


- Giúp học sinh yêu thích môn Sinh học là yếu tố quyết định hiệu quả việc giáo dục
hình thành thế giới quan khoa học cho học sinh ở trường THCS.
2. Chỉ tiêu
1


- Chỉ tiêu cho HK I (95%)
- Chỉ tiêu cho HK II (98%)
- Chỉ tiêu cho cả năm (98%)
3. Các biện pháp giải quyết thực trạng
3. 1. Phải gây hứng thú cho học sinh ngay từ phần mở đầu bài học, phần giới
thiệu đề mục mới
Rõ ràng ngay từ bước chân của giáo viên vào lớp với thái độ vui vẻ thân mật đối với
học sinh, việc đánh giá công bằng trong việc kiểm tra miệng... đều là những yếu tố góp phần
tạo nên không khí hào hứng chung của cả lớp để chuẩn bị bước vào bài thực hành nhưng sự
hứng thú học tập chỉ thực sự bắt đầu với phần giới thiệu đề mục mới tạo sự hấp dẫn đối với
học sinh.
3. 2. Trong quá trình thực hành giáo viên phải biết phát huy tính tích cực, chủ
động sáng tạo của học sinh nhằm gây hứng thú học tập cho các em
Thực chất của việc học tập là chuổi vấn đề được đặt ra, được nhận thức rồi được đặt
ra và được nhận thức ở mức độ cao hơn, đặc trưng của môn sinh học là thực hành. Thực
hành là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình dạy và học bộ môn. Thông qua thực hành để dạy lý
thuyết, lấy lý thuyết để củng cố kỹ năng thực hành trên cơ sở sử dụng thời gian trên lớp một
cách tối ưu (tránh thời gian chết ) để tất cả học sinh được nhìn nghe và luyện tập nhiều.
Thực tế cho thấy nêu trong một tiết học giáo viên đặt ra nhiều câu hỏi vừa sức đối với học
sinh, học sinh dể hiểu dể nhớ, hay cho các em nghe, nhìn thể hiện nhiều thì học sinh rất có
hứng thú học, tạo động cơ học tập tốt.
3. 3. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học
Đối với học lý thuyết:
Muốn gây hứng thú cho học sinh thì vai trò của giáo viên rất to lớn, đó là quá trình

chuẩn bị của giáo viên, giọng của giáo viên, phong cách trình bày ... cách tiến hành dạy học
theo phương pháp mới từng câu ngắn theo lối móc xích, giáo viên gợi mở rồi học sinh giải
quyết vấn đề. Giáo viên có thể hướng dẫn và định hường cách giải quyết.
Sau khi học sinh đã đưa ra đựơc câu trả lời đúng giáo viên cần củng cố lại để khắc
sâu tri thức. Cuối cùng cho học sinh tập ghi lại nội dung bài theo cách mình đã hiểu.
Đối với dạy thực hành:
- Thí nghiệm cho học sinh tự khảo sát theo hướng dẫn
2


+ Có thể cung cấp lý thuyết thí nghiệm hoặc yêu cầu học sinh tìm tòi những thí
nghiệm theo yêu cầu của giáo viên.
+ Hướng dẫn sử dụng thiết bị và dụng cụ thí nghiệm.
+ Học sinh trình bày cách tiến hành và giáo viên kiểm tra lại tính khả thi của thí
nghiệm hoặc có gợi ý kịp thời sơ bộ sau khi học sinh đã trình bày cách của mình.
- Mục đích đạt được
+ Sinh viên tự vạch ra các bước tiến hành thí nghiệm.
+ Sinh viên tự thu thập số liệu.
+ Sinh viên phân thích những gì thu thập được và đưa ra kết luận.
- Quá trình học tập
+ Quá trình thực hiện tìm tòi và khám phá.
+ Giảng viên nhận xét và đánh giá quá trình học và củng cố kiến thức.
3. 4. Trong quá trình giảng dạy cần đưa vào một số trò chơi vừa nâng cao hiệu
quả bài học, vừa tạo hứng thú cho học sinh
Thực tế cho thấy nếu trong một tiết học giáo viên giành ít thời gian tổ chức trò chơi
cho học sinh thì học sinh rất hào hứng học. Trong sinh học có rất nhiều trò chơi nhưng giáo
viên phải biết tổ chức trò chơi phù hợp với từng bài học cụ thể.
Ví dụ: Trong sinh học có trò chơi “Nhìn tranh câm”, “điền ô chữ”,
3. 5. Giáo viên phải biết sử dụng phương tiện dạy học như một yếu tố gây xúc
cảm

Một giờ học sinh động giáo viên không thể không sử dụng phương tiện dạy học. Đồ
dùng dạy học phổ biến đó là mẫu vật, bộ dụng cụ thí nghiệm sách giáo khoa, tranh ảnh. Các
phương tiện đó giáo viên phải biết sử dụng cho phù hợp với nội dung từng bài học. Biết
minh hoạ một cách độc đáo, thú vị sẽ kích thích hứng thú học tập của các em. Kinh nghiệm
đã xác nhận nếu chỉ lặp lại những kiến thức trong sách giáo khoa thì học sinh cũng không
hứng thú học tập và vai trò của giáo viên trên lớp cũng không phát huy được. Mặt khác nêu
thoát ly sách giáo khoa làm cho học sinh khó nắm kiến thức cần thiết thì bài giảng dù có hấp
dẫn sinh động đến mấy cũng không mang lại hiệu quả sư phạm. Vì vậy phải biết kết hợp
kiến thức sách giáo khoa phải vừa mở rộng kiến thức. Đặc biệt với môn sinh học phải chú
trọng thực hành giáo viên dạy không có mẫu vật và dụng cụ, không biết sử dụng dụng cụ
tranh ảnh cho phù hợp thì tiết học sẽ trở nên nhàm chán, hiệu quả bài dạy không cao. Các
3


mẫu tranh ảnh đòi hỏi giáo viên phải có để minh hoạ thêm cho học sinh, ngoài ra học sinh
cũng phải có đầy đủ các phương tiện học tập như: sách, vở, bút...
III. Thời gian thực hiện
-

Học sinh trường THCS Thạnh Lợi

-

Thời gian HKI (năm học: 2016-2017)

IV. Kết quả đạt được
Với sự áp dụng các biện pháp nói trên, trong năm tôi được phân công giảng dạy bộ
môn Địa. Tôi nhận thấy đa số học sinh đều rất hứng thú học tập, các lớp qua kiểm tra đều
đạt kết quả cao.
Qua quá trình công tác và giảng dạy tôi thấy việc áp dụng phương pháp dạy học

như trên mang lại hiệu quả cao hơn, học sinh hứng thú và nhiệt tình hơn trong giờ học.
V. Kiến nghị
Sau đây là những kiến nghị đến cấp trên:
Để cho sáng kiến này được thực hiện một cách có hiệu quả hơn, tôi xin đưa ra các đề
xuất sau:
1. Vì môn học Địa chỉ có một giáo viên trong một trường, nên Ban giám hiệu nhà
trường tạo điều kiện kết hợp với các trường bạn để giáo viên được đi dự giờ trao đổi học hỏi
chuyên môn.
2. Phòng Giáo Dục và Đào tạo cung cấp, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho môn học
như: tranh chuyên môn về sinh giới
3. Tăng cường sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt cụm để giáo viên có cùng chuyên môn
được trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Thạnh Lợi, ngày 10 tháng 9 năm 2016
DUYỆT CỦA BGH

DUYỆT CỦA TTCM

NGƯỜI LẬP

Nguyễn Thị Diễm Lệ

4



×