Có thể nói giới trẻ Việt Nam ngày nay do được tiếp nhận những
nguồn thông tin đa dạng nên có những nhận thức rất khắc nhau. Họ
chia thành nhiều nhóm, và mỗi nhóm có những mối quan tâm, sự hiểu
biết và thái độ riêng về những vấn đề xảy ra trong xã hội
Có những nhóm rất tích cực, họ quan tâm đến công tác xã hội,
đến những vấn đề của đất nước bằng con mắt khách quan và họ suy
nghĩ về vấn đề 1 cách thông suốt.
Bên cạnh đó cũng có những người trẻ tuy được dạy dỗ đàng
hoàng, được tiếp nhận những nguồn thông tin vô cùng phong phú
nhưng lại không có khả năng phân tích và đánh giá, cũng như thấu hiểu
xem những thông tin đó có chính xác hay không?
Một thực trạng có thể dễ dàng nhận thấy hiện nay là giới trẻ bây
giờ quan tâm câu chuyện một ngôi sao, một bộ phim, một bài hát mới
hơn là những biến động chính trị xảy ra quanh mình. Họ sẵn sàng lao
vào những cuộc tranh luận bảo vệ cho thần tượng nhưng dường như im
bặt trước những vấn đề chính trị – xã hội nóng bỏng. Một số lại rơi vào
những tranh cãi chính trị mà không hề có lấy một nền tảng kiến thức
chính trị cơ bản. Đó thực sự là điều đáng lo ngại.
Trước tiên cần phải hiểu các vấn đề chính trị xã hội là thế nào?
Tác động chính trị xã hội tới thanh niên ra làm sao và thanh niên quan
tâm tới các vấn đề đó ở mức độ nào ?
Nếu hiểu theo một nghĩa khái quát Chính trị là tất cả những hoạt
động, những vấn đề gắn với quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các
nhóm xã hội xoay quanh một vấn đề trung tâm đó là vấn đề giành, giữ
và sử dụng quyền lực nhà nước.
Còn theo một nghĩa cụ thể thì có thể nói chính trị chính là tất cả
các mặt hoạt động ảnh hưởng tới đời sống mỗi con người, diễn biến và
xảy ra quanh ta hằng ngày hàng giờ. Nhiều bạn trẻ cho rằng Chính trị
chỉ là những câu chuyện của các vị lãnh đạo lớn tuổi trong các cơ quan
nhà nước, quốc hội, Đảng,… Đó là một sự hiểu nhầm lớn và nguy hiểm.
Câu chuyện của Anh và sự kiện Brexit là bài học chúng ta không
thể quên về hệ lụy mà sự thơ ơ với chính trị của giới trẻ có thể mang lại.
Kết quả cuộc trưng cầu dân ý ngày 24/6 về việc Anh đi hay ở lại Liên minh
châu Âu (EU) cho thấy, 52% người dân trong tổng số 46,5 triệu cử tri muốn
nước này rời khối.
Đây là cuộc trưng cầu vốn gây chia rẽ nước Anh trong suốt những tháng
qua, trong khi cả thế giới và EU phải nín thở. Theo CNN, những người trẻ Anh
không vui trước kết quả trưng cầu. Nhiều người trong số họ đã bỏ phiếu để
nước này ở lại EU, song bị số lượng phiếu của nhóm cử tri lớn tuổi áp đảo.
Chính tiếng nói yếu ớt, sự thờ ơ trong vấn đề chính trị đã khiến cho giới trẻ tại
Anh đánh mất đi rất nhiều cơ hội trong tương lai. Nhiều bạn trẻ lo ngại, việc
Anh rời khỏi EU đồng nghĩa với sự cô lập. Một bình luận trên tờ Financial
Times được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội viết: “Thế hệ trẻ đã mất quyền sống
và làm việc tại 27 quốc gia khác. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết hết mức độ tổn
hại (từ việc Anh rời EU) gồm cơ hội, tình bạn, hôn nhân và những trải nhiệm”.
Cũng rất dễ hiểu cho bộ phận các bạn trẻ có sự thờ ơ với các vấn
đề chính trị xã hội bởi trước hết có thể do sở thích của họ.Bản thân các
bạn ấy không hứng thú/không quen đọc tin tức chính trị hoặc cho rằng
mình không có khả năng tiếp thu luồng thông tin đó hay chính trị là việc
to tát, không liên quan đến đời sống của mình nên không cần quan tâm.
Thứ hai, công việc/ngành học của các bạn không liên quan trực tiếp đến
chính trị. Nguyên nhân khách quan có thể do những nội dung chính trị
trong nước trên các phương tiện truyền thông lại được thể hiện chưa
thực sự hấp dẫn, theo đúng cách khiến giới trẻ chú ý. Trong khi đó,
nhiều vấn đề quốc tế có sức hút lớn hơn với họ. Ví dụ: cuộc tranh cử
giữa các ứng cử viên Tổng thống Mỹ được các bạn trẻ quan tâm hơn so
với thông tin chính trị trong nước hay chuyến viếng thăm của tổng thống
Mỹ Obama và câu chuyện ông ấy ăn một bán bún chả Việt Nam lại thu
hút hơn bất kì thông tin về các dự thảo luật, chính sách mới trong
nước…
Từ trước đến nay, tôi thấy chúng ta gần như mặc định rằng chính
trị là điều to tát nên chỉ những người làm chính sách hay trực tiếp liên
quan mới cần quan tâm. Bạn bè cùng trang lứa lại nhìn những người trẻ
hay quan tâm chính trị với con mắt không bình thường.
Giới trẻ có thể có sự quan tâm tới các vấn đề chính trị xã hội
nhưng độ quan tâm của nó là chưa sâu. Họ chỉ chú ý một số vấn đề
nhất định, cơ bản là những việc liên quan và có ảnh hưởng trực tiếp đến
bản thân. Bên cạnh đó, có những vấn đề họ nghe nhưng không biết
phải lên tiếng như thế nào, bằng cách nào. Trong khi đó có vô vàn thứ
hấp dẫn và gắn liền với họ hơn như phim, nhạc, Facebook,… Nhiều bạn
khi được hỏi về một anh diễn viên hay cô ca sĩ ở tít tận bên Hàn bên
Nhật thì có thể trả lời một cách trôi trảy. Nhưng khi hỏi về các lãnh đạo
hay cơ cấu tổ chức nhà nước hiện nay- những mặt có tầm ảnh hưởng
tới đời sống của họ thì họ cũng chỉ nắm được một cách khá ít ỏi và sơ
sài.
Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và
mạng lưới truyền thông thì giới trẻ hiện nay có thể cập nhật thông tin
một cách khá nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên Mạng xã hội cũng
đem lại rất nhiều mặt tiêu cực. Chính từ sự đa dạng và nhanh mà các
thông tin chính thống cũng có thể bị lu mờ giữa hàng tá thông tin từ các
nguồn cung cấp khác nhau. Còn với người tiếp nhận thông tin ở đây là
các bạn trẻ, chúng ta cần có những cái nhìn đa chiều và khách quan, tự
trang bị những kiến thức cơ sở chính trị đạo đức để có thể nắm bắt tính
đúng đắn của các nguồn thông tin.
Nếu không nắm được thì không những chúng ta trở thành người
kém hiểu biết mà còn có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
hành động sai trái, vi phạm pháp luật,… Minh chứng gần đây nhất chính
là hàng loạt các vụ biểu tình chống Trung Quốc xảy ra tại nhiều tỉnh
thành sau khi Trung Quốc đưa dàn khoan HD 981 vào khu vực vùng
biển chủ quyền của Việt Nam. Vụ việc từ các cuộc biểu tình nhưng đã
leo thang trở thành bạo động, cướp bóc, phá hoại tài sản không những
nhằm vào các công ty Trung Quốc mà còn cả vào các công ty Đài Loan,
Singapore, Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam. Cuộc bạo động đã
khiến 5 người thiệt mạng cùng thiệt hại về tài sản là vô cùng to lớn, gây
ảnh hưởng tới các doanh nghiệp cũng như hàng ngàn công nhân sau
đó. Phần đông trong những người tham gia biểu tình đó chính là những
công nhân trẻ tuổi do bị lôi kéo kích động bởi những thông tin sai lệch từ
các thành phần chống phá mà có những hiểu sai lầm về chính trị. Từ đó
vô tình ta lại trở thành một công cụ để các thế lực thực hiện diễn biến
hòa bình.
Tuy nhiên nói qua cũng cần phải nói lại, hiện nay cũng có một bộ
phận các bạn trẻ đã có những cái nhìn, những suy nghĩ hết sức đúng
đắn trong việc tiếp thu, quan tâm các nguồn thông tin về chính trị xã hội
của đất nước. Không những thế họ đang trực tiếp tham gia vào các hoạt
động chính trị, đem tiếng nói của thanh niên , tuổi trẻ vào công tác tham
mưu cho Đảng và nhà nước để đem lại lợi ích chung nhất cho toàn dân.
Trong số 496 đại biểu Quốc hội khóa XIV thì có tới 71 người trẻ tuổi
(dưới 40 tuổi) đạt tỉ lệ 14,30% cao nhất từ trước tới nay. Còn trong hệ thống
chính trị, nhiều người trẻ đã và đang dần đảm đương nhiều cương vị trọng trách
khác nhau trong bộ máy nhà nước từ địa phương tới cả Trung ương.
Để giới trẻ quan tâm chính trị hơn thì phải thay đổi được tư duy, ý
thức chính trị của họ, để họ không ngần ngại nói lên tiếng nói của mình.
Người trẻ chúng tôi không phải ngán học chính trị nhưng các ngành học về
chính trị cần đổi mới phương pháp sao cho thời sự, “thời thượng” hơn, hấp dẫn
hơn. Hãy khuyến khích họ viết báo, giảng dạy, làm khoa học, tham gia
các hoạt động cộng đồng, các hoạt động từ thiện…
Gần đây, Trung tâm tin tức 24h và Thời sự 19h đã có những bước
đi để tiếp cận độc giả trẻ tốt hơn thông qua việc tham gia vào Facebook
và liên tục giúp đỡ độc giả nhận diện được nguồn thông tin chính thống.
Từ đó cũng giúp cho các bạn trẻ có hứng thú hơn với việc quan tâm các
thông tin xã hội.
Ngoài ra thì các tổ chức Đoàn, hội cũng cần phát huy được vai trò
định hướng cho thanh niên để những người trẻ này có được cách tiếp
cận và nhìn nhận thông tin chính trị một cách đúng đắn nhất. Theo khảo
sát của chương trình Nhịp sống trẻ với 300 bạn trẻ thì nhìn chung các
bạn trẻ đều kì vọng rất nhiều vào tổ chức Đoàn có thể tạo dựng các
hoạt động lành mạnh để thanh niên có thể tiếp cận một cách gần hơn
với chính trị và xã hội.
Kết quả thu được từ khảo sát của chương trình Nhịp sống trẻ
Nếu như coi lịch sử là quá khứ của một đất nước thì các vấn đề
chính trị xã hội chính là hiện tại và tương lai của đất nước đó. Các bạn
trẻ là chủ nhân của đất nước cũng cần phải quan tâm tới tương lai, vận
mệnh của chính bản thân mình và cả xã hội cũng cần chung tay giúp
các bạn trẻ có được sự quan tâm đúng đắn hợp lí nhất. Mọi sai lầm hay
thờ ơ hiện tại đều sẽ phải trả bằng những cái giá rất đắt trong tương lai.
Nếu lịch sử là quá khứ thì các vấn đề chính trị – xã hội chính là hiện tại và tương lai.