Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

MỘT số TÌNH HUỐNG về LUẬT LAO ĐỘNG, BHXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.05 KB, 13 trang )

MỘT SỐ TÌNH HUỐNG VỀ LUẬT LAO ĐỘNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI
CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Câu hỏi 1:
Chồng tôi làm việc tại một công ty được 21 năm 6 tháng và đã xin nghỉ việc
từ tháng 5-2007. Từ khi nghỉ việc đến nay chồng tôi không liên hệ với cơ
quan BHXH để làm hồ sơ hưởng chế BHXH vì lúc nghỉ chỉ có 43 tuổi thì có
bị mất quyền lợi không? Nếu chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu thì
chồng tôi phải đóng BHXH bao lâu nữa mới được hưởng chế độ hưu trí ?
Trả lời:
Hiện tại chồng bạn ở tuổi 47 nhưng đã có 21 năm 6 tháng đóng BHXH thì chỉ
cần chờ cho đến khi đủ số tuổi nghỉ hưu theo luật định để được hưởng chế độ
hưu trí hàng tháng.
Pháp luật BHXH không bắt buộc người lao động phải thường xuyên liên lạc
với cơ quan BHXH. Vì vậy, cho dù không liên lạc với cơ quan BHXH từ năm
2007 đến nay thì quyền lợi về BHXH của chồng bạn vẫn được bảo đảm.
Theo điều 50 Luật BHXH, nếu làm việc trong điều kiện bình thường thì
chồng bạn sẽ đủ điều kiện về tuổi đời được hưởng lương hưu khi đủ 60 tuổi.
Nếu có có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB-XH và Bộ Y tế ban hành hoặc có
đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì
chồng bạn sẽ đủ điều kiện được hưởng lương hưu khi có đủ 55 tuổi.
Câu hỏi 2:
Tôi xin thôi việc và thực hiện đúng thủ tục, quy trình của công ty. Tuy nhiên
sau khi nghỉ việc gần 1 tháng tôi vẫn chưa được chốt sổ BHXH. Trong quá
trình làm việc, hàng tháng công ty đều trích lương của tôi để đóng BHXH.
Đồng thời, mỗi tháng công ty trừ 5% tiền lương của tôi. Vậy tôi xin hỏi, việc
giữ lương của công ty là đúng hay sai?
Trả lời:
Pháp luật lao động không có quy định nào cho phép người sử dụng lao động
được quyền trừ 5% tiền lương, tiền công của người lao động mà không có lý



do. Vì vậy, việc công ty vô cớ trừ 5% tiền lương của bạn là trái pháp luật. Để
đòi lại phần tiền lương đã bị trừ trái pháp luật và sổ BHXH, bạn có thể gửi
đơn yêu cầu hòa giải đến hội đồng hòa giải lao động cơ sở của công ty hoặc
hòa giải viên lao động cấp huyện để được hòa giải.
Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc mà vụ việc không được hòa giải
hoặc được hòa giải không thành, bạn có quyền khởi kiện công ty ra TAND
cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở để yêu cầu tòa án giải quyết.
Câu hỏi 3:
Tôi làm việc cho một công ty được 4 năm, với mức lương cơ bản là 2,5 triệu
đồng, tiền trách nhiệm 2,5 triệu đồng. Cho tôi hỏi khi nghỉ việc thì sẽ được
tiền trợ cấp là lương cơ bản hay là lương cơ bản cộng với tiền trách nhiệm ?
Trả lời:
Luật gia Lê Trúc Phương, Hội Luật gia TPHCM, trả lời: Thông tư số
17/2009/TT-BLĐTBXH ngày 26-5-2009 của Bộ LĐ-TB-XH sửa đổi, bổ sung
một số điểm của Thông tư số 21/2003/TT – BLĐTBXH ngày 22-9-2009 quy
định việc tính trợ cấp thôi việc ở từng doanh nghiệp như sau:
Tiền trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp
thôi việc x Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc x 1/2.
Trong đó: Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc
(tính theo năm) được xác định theo khoản 3, Điều 14 Nghị định số
44/2003/NĐ-CP ngày 9-5-2003 của Chính phủ, trừ thời gian đóng bảo hiểm
thất nghiệp theo quy định tại Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12-12-2008
của Chính phủ.
Như vậy, nếu bạn có đóng BHTN thì thời gian này sẽ không được tính để trả
trợ cấp thôi việc. Về tiền lương làm căn cứ để tính trợ cấp thôi việc, cũng theo
thông tư nói trên, là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động (HĐLĐ)
được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt HĐLĐ, gồm tiền
công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ.
Trong trường hợp của bạn, nên xem lại mức lương hằng tháng đóng BHXH,

BHTN có bao gồm tiền trách nhiệm hay không? Nếu mức lương hằng tháng
đóng BHXH, BHTN bao gồm tiền lương cơ bản và tiền trách nhiệm thì tiền


lương để tính trợ cấp thôi việc cũng bao gồm cả tiền lương cơ bản và tiền
trách nhiệm.
Câu hỏi 4:
Chúng tôi làm việc tai một KS TN ở phố Vũ Hữu Lợi (có ký HĐLĐ) đã được
hơn 2 năm. Ngày 2/6/2011. Tôi có mâu thuẫn và cãi nhau với QL mới của
công ty. Thế là vin vào cớ đó công ty đuổi việc tôi và một chị cùng làm với lý
do nói xấu cán bộ. Nhưng khi chúng tôi đã nghỉ làm rồi thì toàn bộ số tiền
lương đi làm trong tháng 5 và và số tiền đặt cọc trong 2 năm làm việc (Mỗi
tháng là 100.000đ) Bị Công ty thu giữ không một lời giải thích . Khi chúng
tôi gặp trực tiếp GĐ công ty ( Người Ký HĐLĐ) thì hứa hẹn sau đó thì tắt
máy không cho chúng tôi liên lạc .Lại còn nhắn tin với một số LĐ ở công ty
là thu giữ tiền của chúng nó đấy muốn đi đâu kiện thì đi. Vậy tôi xin hỏi
GĐCT làm vậy là đúng hay sai? Hiện nay công ty chúng tôi có rất nhiều LĐ
nghỉ việc mà bị giữ lại tiền đặt cọc . Có những người đã nghỉ hàng năm vẫn
không được thanh toán . Xin hỏi như vậy công ty và bản thân GĐ có vi phạm
PL không ? Chúng tôi muốn lấy lại số tiền đó thì phải làm thế nào khi toàn bộ
đội ngũ LĐ công ty đều không nghe điện thoại của chúng tôi . hoặc có nghe
nhưng lại thách muốn đi đâu kiện cũng được .
Trả lời:
1. Theo quy định tại Điều 38 Bộ luật lao động 1994, Luật số 35/2002/QH10
sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động, Điều 12 Nghị định số
44/2003/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp
đồng lao động thì trường hợp của Bạn bị người sử dụng lao động cho thôi
việc với lý do là mâu thuẫn (do cãi vã nhau) là không đúng với quy định của
pháp luật lao động. Trong trường hợp người sử dụng lao động được đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 Bộ luật lao

động trên đây thì trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người
sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
Trong trường hợp không nhất trí hai bên phải báo cáo với cơ quan lao động
địa phương. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cáo nêu trên, người sử dụng mới có
quyền quyết định và phải chịu về quyết định của mình.


2. Theo quy định tại Điều 41 Bộ Luật lao động và Luật số 35/2002/QH10 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động thì trong trường hợp người sử
dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải
nhận lại người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng đã ký và phải bồi
thường một khoản tiền lương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có)
trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất hai
tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).
Trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc, thì ngoài tiền bồi
thường trên đây,người lao động còn được hưởng trợ cấp thôi việc. Mỗi năm
làm việc được tính bằng 1/2 tháng lương theo đúng quy định được nêu tại
điểm a, Điều 2 Thông tư số 17/2009, ngày 26/5/2009 sửa đổi, bổ sung một số
điểm của Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động
lại và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền nêu tại điểm (2) trên đây thì
hai bên thoả thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động
3. Căn cứ khoản 2, Mục II, Thông tư số 20/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn
Nghị định số 39/2003/NĐ-CP về chế độ tuyển dụng lao động thì trong hồ sơ
thông báo đăng ký dự tuyển lao động không quy định về việc người lao động
phải “đặt cọc”. Ngoài ra,căn cứ các quy định tại chương IV, Bộ luật lao động
1994, Luật số 35/2003/QH10 về Hợp đồng lao động cũng không quy định về
việc người lao động phải “đặt cọc”. Do vậy, việc công ty của Bạn yêu cầu
người lao động đặt cọc mỗi tháng 100.000đồng trong toàn bộ thời gian làm
việc là không đúng với quy định của pháp luật.

Trong trường hợp này Bạn có quyền yêu cầu người sử dụng lao động có trách
nhiệm hoàn trả số tiền “đặt cọc” cho người lao động.; Hoặc gửi đơn đến cơ
quan lao động quận/huyện nơi công ty có trụ sở làm việc để đề nghị giải
quyết.
Câu hỏi 5:
Tôi tên là Vũ Thị Tiên năm nay 56 tuổi, trước năm 1993 tôi được nhận vào
làm tạp vụ cho Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Thuận An Bình Dương trực
thuộc Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh. Do và năm 1993


nên chưa có văn bản quy định về hợp đồng lao động, nên khi tôi vào là vào
theo biên chế.
Năm 2010 tôi nghỉ việc do hết tuổi lao động. Thời gian đóng bảo hiểm là 18
năm nên chưa được hưởng lương hưu.
Khi tôi nghỉ việc trung tâm khuyết tật thuận an đã không cho tôi lãnh trợ cấp
thôi việc, tới nay đã 9 tháng. Tôi có liên hệ cả với trường Đại học sư phạm để
thông tin, nhưng theo Hiệu Trưởng Trường Đại Học Sư Phạm Bạch Văn Hợp
đã trả lời rằng: ” Do tôi làm việc theo biên chế chứ không phải Hợp Đồng Lao
Động nên không được hưởng trợ cấp thôi việc theo khoản 1 Điều 42 Bộ luật
lao động”. Theo tôi nhận thấy cách trả lời như trên hoàn toàn không có cơ sở,
vì không có căn cứ theo quy định của khoản 1 Điều 14 của Nghị định số
44/2003/NĐ-CP.
Vậy xin cho tôi hỏi như trường hợp của tôi có được hưởng trợ cấp thôi việc 1
năm nữa tháng lương hay không.
Trả lời:
1 Trên cơ sở thông tin Bạn nêu thì xác định Bạn là Viên chức được tuyển
dụng và làm việc cho Đơn vị sự nghiệp công lập, do vậy, về chế độ thôi việc
của cán bộ, công chức được quy định tại Nghị định số 54/2005/NĐ-CP, ngày
19/4/2005 mà không áp dụng chế độ thôi việc theo Luật lao động (cụ thể là
khoản 1 Điều 42 Bộ luật lao động).

2. Trường hợp của Bạn không thuộc đối tượng được hưởng lương hưu, mà
thuộc đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội một lần, do vậy, bạn chưa đủ
điều kiện để được hưởng thêm trợ cấp thôi việc, cụ thể:
i. Theo khoản 1 Điều 50, Khoản 3 Điều 52 Luật bảo hiểm xã hội, người lao
động là người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp
đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên, cán bộ, công chức, viên
chức … có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu
khi thuộc một trong các trường hợp như nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
ii. Theo điểm a, khoản 1, Điều 55, Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội, những đối
tượng đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định nhưng chưa đủ 20 năm đóng
bảo hiểm xã hội thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Mức hhưởng bảo


hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiềm xã hội, cứ mỗi
năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo
hiểm xã hội.
iii. Tính đến năm 2010, Bà đủ tuổi hưởng lương hưu, nhưng chỉ có 18 năm
đóng bảo hiểm xã hội thì bà không được hưởng chế độ lương hưu mà được
hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Câu hỏi 6:
Khi tôi chuyển sang đơn vị mới, tôi có yêu cầu đơn vị cũ chốt sổ BHXH để
chuyển sang đơn vị mới tiếp tục tham gia BHXH. Tuy nhiên, cho đến nay đã
là 06 tháng kể từ ngày tôi chấm dứt quan hệ lao động với đơn vị cũ nhưng
đơn vị cũ vẫn chưa trả sổ BHXH cho tôi. Vậy đơn vị cũ sẽ phải có trách
nhiệm giải quyết như thế nào – đề nghị giải thích rõ cho tôi về khung phạt đối
với hành vi trên của đơn vị cũ
Trả lời:
1. Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 15 Luật bảo hiểm xã hội thì
người lao động có quyền được cấp sổ bảo hiểm xã hội, nhận sổ bảo hiểm xã
hội khi không còn làm việc.

2. Căn cứ điểm c, khoản 1, Điều 18 Luật bảo hiểm xã hội thì người sử dụng
lao động có trách nhiệm trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người
đó không còn làm việc. Nghiêm cấm các hành vi gây phiền hà, làm thiệt hại
đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động được quy tại Điều 14 Luật
bảo hiểm xã hội và khoản 4, Điều 7 Nghị định 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn
Luật bảo hiểm xã hội, cụ thể là: (i) cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm
việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động; (ii) không
cấp sổ bảo hiểm hoặc không trả sổ bảo hiểm cho người lao động theo quy
định.
3. Do vậy, khi bạn không còn làm việc tại Đơn vị (chấm dứt hợp đồng lao
động) mà Đơn vị đó không trả sổ bảo hiểm xã hội và sổ lao động cho bạn là
trái với quy định của pháp luật. Bạn có quyền:
(i) Làm đơn khiếu nại đến cơ quan Thanh tra bảo hiểm xã hội


(ii) Kiện ra toà để yêu cầu giải quyết vụ việc trên
Đối với hành vi không trả sổ bảo hiểm xã hội đúng thời hạn cho người lao
động khi người lao động không còn làm việc bị:
a. Phạt cảnh cáo
b. Phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao
động.
c. Bắt buộc phải khắc phục hậu quả là buộc trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho
người lao động trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết
định xử phạt.
Câu hỏi 7:
Tôi đang công tác tại một trường đại học từ 15/10/2004, trong thời gian này
tôi được trường cử đi học Cao học không tập trung từ 09/2007 đến 12/2009
(Trong thời gian này tôi phải dạy 40% giờ chuẩn). Nay tôi có nguyện vọng
chuyển công tác, tôi có làm đơn và được BGH đồng ý nhưng yêu cầu tôi phải
nộp khoản đền bù kinh phí đào tạo, gồm: Lương+Các khoản theo lương +Hỗ

trợ kinh phí đào tạo trong thời gian tôi đi học. Cho tôi hỏi như thế có đúng
quy định hay không? Nếu không đúng tôi phải làm thế nào để được giả quyết
đúng?
Trả lời:
Theo quy định tại Nghị định 116/2003/NĐ-CP về tuyển dụng, quản lý và sử
dụng viên chức, Nghị định số 54/2005/NĐ-CP, ngày 19/4/2005 về chế độ thôi
việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức thì Viên
chức thôi việc trong các trường hợp sau đây thì phải bồi thường chi phí đào
tạo:
(i) Viên chức sau khi được cử đi đào tạo mà chưa hết thời gian yêu cầu phục
vụ; Và
(ii) viên chức đang trong thời gian được cử đi đào tạo mà tự ý bỏ việc, đơn
phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc trở về cơ quan, đơn vị mà tự ý bỏ
việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc ngay thì phải bồi thường toàn
bộ chi phí đào tạo của khoá học đó.


Căn cứ quy định được nêu trên đây thì trường hợp của Bạn muốn xin chuyển
công tác mà không phải bồi thường chi phí đào tạo thì Bạn phải:
(i) Gửi đơn xin chuyển công tác và được Ban giám hiệu đồng ý bằng văn bản.
(ii) Giữa Bạn và nhà trường không có thoả thuận về thời gian Bạn bắt buộc
phải làm việc cho trường trong và sau thời gian đào tạo.
Do vậy, trường hợp của Bạn được Trường cử đi học cao học hệ không tập
trung, trong thời gian đi học Bạn vẫn giảng dạy 40h/tuần theo đúng quy định,
và Bạn không có cam kết về thời gian sẽ làm việc cho trường thì Bạn không
phải bồi thường chi phí đào tạo.
Xin thông tin cho Bạn là trường hợp nếu Bạn phải bồi thường chi phí đào tạo
thì chỉ phải bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo của Khoá học đó bao gồm cả
chi phí đi lại mà thôi. Việc nhà trường yêu cầu Bạn bồi thường lương và các
khoản phụ cấp lương là trái với quy định của pháp luật.

Câu hỏi 8:
Tôi làm việc tại 1 Công ty xây dựng vào tháng 11/2007 và được ký Hợp đồng
không xác định thời hạn. Đến tháng 6/2011 tôi bị chấm dứt quan hệ lao động
bằng hình thức sa thải với lý do tôi đã nghỉ việc không có lý do quá 6 ngày
liên tiếp/tháng của năm 2009. Vậy cho tôi hỏi lý do đưa ra như vậy có đúng
không ?
Trả lời:
1. Theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 85 luật số 35/2002/QH10 ngày
02/4/2002 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động thì Người lao
động tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn
trong một năm mà không có lý do chính đáng thì người sử dụng lao động có
quyền sa thải người lao động.
2. Căn cứ quy định được dẫn chiếu trên đây nếu trường hợp của Bạn nghỉ quá
6 ngày cộng dồn trong một tháng của năm 2009, thì người sử dụng lao động
có quyền ra quyết định sa thải đối với Bạn tại Tháng mà Bạn nghỉ, trường hợp
bạn nghỉ quá 20 ngày cộng dồn trong một năm thì đến ngày 31/12/2009 người
sử dụng lao động có quyền ra quyết định sa thải Bạn.


(i) Nhưng trường hợp của Bạn, Từ tháng 1/2011 cho đến tháng 6/2011 không
vi phạm về ngày nghỉ nêu trên, mà tháng 6/2011 người sử người lao động mới
ra quyết định sa thải đối với bạn vì lý do vi phạm ngày nghỉ của năm 2009 là
không đúng với quy định của pháp luật. Do vậy, bạn cần có đơn trình bày rõ
với Ban lãnh đạo Công ty và đồng thời yêu cầu Tổ chức Công đoàn cơ sở của
Công ty can thiệp bảo vệ quyền lợi cho Bạn, trong trường hợp Công ty không
thu hồi lại quyết định sa thải, bạn có quyền khởi kiện ra toà án nhân dân cấp
quận/huyện nơi Công ty đặt trụ sở để đề nghị giải quyết. Trường hợp Công ty
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải nhận lại người lao động trở
lại làm công việc theo hợp đồng đã ký và phải bồi thường một khoản tiền
lương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày người

lao động không được làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương và phụ
cấp lương (nếu có).
Trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc, thì ngoài tiền bồi
thường trên đây,người lao động còn được hưởng trợ cấp thôi việc. Mỗi năm
làm việc được tính bằng 1/2 tháng lương theo đúng quy định được nêu tại
điểm a, Điều 2 Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH, ngày 26/5/2009 sửa đổi,
bổ sung một số điểm của Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày
22/9/2003.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động
lại và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền nêu tại điểm (ii) thì hai bên
thoả thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động
Câu hỏi 9:
Em muốn biết phải làm bao nhiêu ngày / tháng mới được nghỉ phép năm. Nếu
như cty không cho nghỉ phép năm mà trả tiền 1 ngày lương ( lương căn bản )
như vậy có được không ?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 74, Điều 75 và Điều 77 Bộ luật lao động thì chế độ
nghỉ hàng năm (nghỉ phép) được quy định như sau:
(i) Người lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một
người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm và hưởng nguyên lương: (a)


12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
(b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và đối với
người lao động dưới 18 tuổi; (c) 16 ngày làm việc đối với người làm công
việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; người làm công việc nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt.
(ii) Số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm theo thâm niên tại một doanh
nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động, cứ năm năm được nghỉ thêm

một ngày.
(iii) Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hàng năm
được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc và có thể được thanh
toán bằng tiền.
Do vậy Bạn căn cứ vào thời gian Bạn đã làm việc cho Công ty để tính số ngày
nghỉ hàng năm của Bạn, trường hợp Công ty không cho hoặc không thu xếp
cho bạn được nghỉ phép năm thì Bạn được thanh toán bằng tiền theo số ngày
phép thực tế của Bạn.
Câu hỏi 10:
Tôi làm ở Công ty TNHH được 7 năm, chức vụ Quản đốc. Tháng 6/2011 bộ
phận tôi xảy ra tình trạng mất cắp, chênh lệch số liệu trong quá trình sản xuất,
Cty nghi ngờ người quản lý (Trưởng bộ phận) thong đồng trộm cắp tài sản
Cty, Cty thông báo Đình chỉ công tác ngày 30/06/2011. Sau đó tôi làm đơn
thôi việc ngày 04/07/2011, sau ngày này tôi không vào Cty làm việc nữa. Tới
nay đã được 14 ngày nhưng Cty chưa ký đơn, lý do: chờ điều tra từ cơ quan
Công an và Nội bộ công ty, mặc dù đơn thội việc của tôi có chữ ký người
nhận bàn giao, cấp trên là Quản lý, Giám đốc ký. Tôi làm đơn và nghỉ như
vậy có sai quy định không? Vì làm lâu năm nên tôi lo lắng sẽ mất đi số tiền
được hưởng theo quy định
Trả lời:
1. Căn cứ quy định tại điểm b, khoản 2 Mục III thông tư 21/2003/TTBLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 44/2003/NĐ-CP


về Hợp đồng lao động nếu người lao động thôi việc trong các trường hợp sau
đây thì không được hưởng trợ cấp thôi việc:
(i) Người lao động bị sa thải khi: (a) có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí
mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng
về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp; (b) bị xử lý kỷ luật kéo dài thời gian nâng
lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ
luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

(ii) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không báo
cho người sử dụng lao động biết trước là vi phạm về lý do chấm dứt hoặc thời
hạn báo trước sau đây:
a. Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xác định thời hạn
từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một
công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà không được bố trí theo
đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện
làm việc đã thoả thuận trong hợp đồng; Không được trả công đầy đủ hoặc trả
công không đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng; bị ngược đãi, bị
cưỡng bức lao động; bị ốm đau tai nạn đã điều trị theo thời gian cho phép mà
chưa hồi phục – Người lao động chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp nêu
trên phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất là ba (03) ngày
làm việc.
b. Bản thân người lao động hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn
không thể tiếp tục thực hiện được hợp đồng lao động; được bầu làm nhiệm vụ
chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm làm chức vụ tại cơ quan
nhà nước mà thời hạn hợp đồng lao động từ đủ 12 tháng đến 36 tháng thì
người lao động phải báo trước cho người lao động là 30 ngày, còn đối với hợp
đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng thì phải báo trước cho người lao
động ít nhất là 03 ngày.
c. Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định
thời hạn phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày. Còn
đối với trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn thì phải báo trước ít
nhất ba ngày.


Căn cứ các quy định được dẫn chiếu trên đây thì trường hợp của Bạn đã làm
việc cho Công ty được 7 năm, đến ngày 04/7/2011 Bạn biết đơn xin thôi việc
và nghỉ việc ngay kể từ ngày 04/7/2011, như vậy bạn đã vi phạm thời hạn báo
trước cho người sử dụng lao động, được quy định tại điểm ( c) trên đây, trong

trường hợp Bạn không liên quan gì đến việc mất cắp tài sản của công ty thì
Bạn cũng không được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp
luật hiện hành.
Lưu ý: Bạn phải báo trước cho người sử dụng lao động bằng văn bản (Giám
đốc công ty).
2. Về bồi thường thiệt hại – trách nhiệm vật chất. Xin lưu ý với Bạn là trong
trường hợp cơ quan Công an và Công ty điều tra, xác minh và xác định chứng
minh người lao động liên quan đến việc làm thất thoát tài sản của Công ty, thì
người sử dụng lao động có quyền căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh
của Công ty để quy định mức giá trị tài sản bị trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật
kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại được coi là nghiêm trọng về tài
sản, lợi ích của công ty. Trong trường hợp đó Giám đốc Công ty có quyền áp
dụng mức yêu cầu Người lao động phải bồi thường thiệt hại như sau:
(i) Trên cơ sở lỗi của người lao động và thiệt hại thực tế, đối với mức thiệt hại
được coi là không nghiêm trọng do sơ xuất là mức thiệt hại gây ra dướt 5triệu
đồng, thì phải bồi thường nhiều nhất là ba tháng lương.
(ii) Đối với việc làm mất dụng cụ, thiết bị, làm mất các tài sản khác do công
ty giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì tuỳ từng trường hợp
phải bồi thường thiệu hại một phần hay toàn bộ theo thời giá thị trường.
Câu hỏi 11:
Công ty tôi có tình trạng là nhân viên nghỉ việc mà không thông báo. Để buộc
nhân viên quay lại bàn giao công việc, công ty không trả sổ BHXH, không ra
quyết định nghỉ việc mà yêu cầu phải hoàn tất bàn giao, cũng như bồi hoàn
thời gian nghỉ không báo trước (30 ngày). Xin cho hỏi công ty có vi phạm
luật lao động không?
Trả lời:


Pháp luật lao động hiện hành không có quy định cho phép người sử dụng lao
động được quyền giữ sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) khi NLĐ nghỉ việc do đơn

phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) trái luật.
Khi NLĐ có hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật, người sử dụng
lao động chỉ có quyền yêu cầu NLĐ phải bồi thường nửa tháng tiền lương và
phụ cấp lương (nếu có); bồi thường chi phí đào tạo theo quy định của Chính
phủ (nếu có); bồi thường tiền lương của những ngày NLĐ vi phạm thời hạn
báo trước (nếu có). Trường hợp NLĐ không chịu bồi thường thì người sử
dụng lao động có quyền nộp đơn khởi kiện ra TAND có thẩm quyền để được
can thiệp.
Ngoài ra, người sử dụng lao động cũng có thể áp dụng quy định tại điều 43
Bộ Luật Lao động về việc giải quyết quyền lợi của mỗi bên trong thời hạn 7
ngày (phức tạp có thể kéo dài hơn nhưng không quá 30 ngày) để thông báo
cho NLĐ đến công ty giải quyết việc trả sổ BHXH và bồi thường liên quan
đến hành vi đơn chấm dứt HĐLĐ trái luật của họ.



×