Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Phân tích và bình luận về các chủ thể có quyền lãnh đạo đình công theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động năm 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.65 KB, 18 trang )

LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
MỤC LỤC
Danh m c t i li u tham kh o:ụ à ệ ả ..............................................................................18
--------------------Trang 1--------------------
Hoàng Thị Hải Yến N02 - TL2 - Nhóm 03
LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
ĐỀ BÀI
1. Phân tích và bình luận về các chủ thể có quyền lãnh đạo đình công theo
quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động năm 2006.
2. Cho tình huống:
Lấy lý do hoạt động không hiệu quả, thua lỗ kéo dài, ngày 16/12/2008 Hội
đồng quản trị công ty HT (có trụ sở tại thành phố Hà Nội) đã họp và quyết định
cơ cấu lại công ty theo Điều 17 Bộ luật lao động và cắt giảm lao động ở 3 trung
tâm: Tủ điện, Dịch vụ sửa chữa và Phân xưởng cơ dụng để giảm bớt gánh nặng
cho công ty. Sau ba cuộc họp giữa lãnh đạo và Công đoàn công ty không thống
nhất được quan điểm cắt giảm lao động. Ngày 05/03/2009 Lãnh đạo công ty làm
văn bản gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội về việc cắt
giảm lao động. Ngày 16/03/2009, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành
phố Hà Nội có công văn yêu cầu công ty HT tạm dừng các thủ tục cắt giảm lao
động để chờ kết luận của đoàn công tác liên ngành (Sở sẽ thành lập để kiểm tra
việc cơ cấu lại và quyết định cắt giảm lao động của công ty). Tuy nhiên, từ ngày
06/04/2009, Công ty HT đã ra thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với 70
người lao động thuộc 3 trung tâm nói trên và đến hết tháng 04/2009 Công ty HT
đã chấm dứt hợp đồng lao động với 70 người lao động đó. Sau nhiều lần thương
lượng và hòa giải tại công ty không đạt hiệu quả, ngày 22/06/2009 tập thể lao
động công ty (do Công đoàn làm đại diện) đã kiện ra Hội đồng trọng tài lao
động thành phố Hà Nội.
a. Tranh chấp trên là tranh chấp lao động cá nhân hay tranh chấp lao động tập
thể? Tại sao?
b. Hội đồng trọng tài thành phố Hà Nội có nhận đơn và giải quyết vụ tranh
chấp nói trên hay không? Tại sao?


--------------------Trang 2--------------------
Hoàng Thị Hải Yến N02 - TL2 - Nhóm 03
LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
c. Việc chấm dứt hợp đồng lao động của Công ty HT đối với những người
lao động nói trên là đúng hay sai? Tại sao?
d. Quyền lợi của 70 người lao động nói trên được giải quyết như thế nào?
--------------------Trang 3--------------------
Hoàng Thị Hải Yến N02 - TL2 - Nhóm 03
LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
NỘI DUNG
1. Phân tích và bình luận về các chủ thể có quyền lãnh đạo đình
công theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao
động năm 2006.
Từ khi Bộ luật lao động (BLLĐ) năm 1994 ra đời, quyền đình công của
người lao động đã chính thức được thừa nhận. Năm 2006, BLLĐ được sửa đổi,
bổ sung lần thứ hai, chủ yếu về vấn đề tranh chấp lao động và đình công để
những quy định này hợp lý hơn, đáp ứng tốt hơn việc điều chỉnh quan hệ lao
động trong giai đoạn hiện nay. Từ đó đến nay, đã có hàng ngàn vụ đình công
diễn ra, nhưng điều đáng nói là tuy yêu sách của tập thể lao động trong hầu hết
các cuộc đình công nói trên đều hợp pháp và chính đáng nhưng hầu như các
cuộc đình công đều bị coi là đình công bất hợp pháp. Một trong những nguyên
nhân là do chủ thể lãnh đạo đình công không phù hợp với quy định của pháp
luật. Bài viết sau đây em xin đi sâu phân tích và bình luận về các chủ thể có
quyền lãnh đạo đình công theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của BLLĐ năm 2006.
Đình công là một quyền cơ bản của người lao động. Khoản 4 Điều 7 BLLĐ
quy định: “Người lao động có quyền đình công theo quy định của pháp luật”.
Điều 172 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2006 quy định:
“Đình công là sự ngừng việc tạm thời tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao
động để giải quyết tranh chấp lao động tập thể”. Người lao động có quyền

ngừng làm việc tập thể để gây áp lực với bên sử dụng lao động nhằm đạt được
một số quyền và lợi ích nhất định khi tham gia quan hệ lao động. Song quyền
đình công chỉ có thể thực hiện được khi nhiều người lao động trong một phạm vi
nhất định cùng sử dụng nó.Vì vậy có thể cho rằng đình công còn là hành động
của tập thể lao động. Mà đã là hành động của tập thể thì đòi hỏi phải có một chủ
thể đứng ra tổ chức và lãnh đạo chung nhằm đảm bảo cho tính hợp lý và hợp
--------------------Trang 4--------------------
Hoàng Thị Hải Yến N02 - TL2 - Nhóm 03
LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
pháp của việc đình công. Chính vì vậy kể từ khi ghi nhận quyền đình công của
người lao động, vấn đề người lãnh đạo đình công luôn được luật lao động Việt
Nam điều chỉnh.
BLLĐ năm 1994 không quy định rõ ràng về chủ thể có quyền lãnh đạo đình
công mà chỉ nói chung chung “việc đình công do ban chấp hành cơ sở quyết
định
1
”. Đến Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2006 thì vấn đề
này mới được quy định cụ thể: “Đình công phải do Ban Chấp hành công đoàn
cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn lâm thời (sau đây gọi chung là Ban Chấp
hành công đoàn cơ sở) tổ chức và lãnh đạo. Đối với doanh nghiệp chưa có Ban
Chấp hành công đoàn cơ sở thì việc tổ chức và lãnh đạo đình công phải do đại
diện được tập thể lao động cử và việc cử này đã được thông báo với công đoàn
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc tương đương (sau đây goi chung
là đại diện tập thể lao động)
2
”.
Theo quy định của BLLĐ năm 1994 thì sự tham gia tổ chức và lãnh đạo đình
công của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở là điều kiện bắt buộc để cuộc đình
công được coi là hợp pháp. Song từ quy định này của pháp luật đã làm nảy sinh
vấn đề bức xúc trên thực tế. Đó là ở các doanh nghiệp chưa thành lập được Ban

Chấp hành công đoàn cơ sở thì người lao động sẽ thực hiện quyền đình công của
mình như thế nào? Có một thực tế là còn tới 85% doanh nghiệp dân doanh và
65% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa có công đoàn cơ sở
3
. Nếu giữ
nguyên quy định đình công tại doanh nghiêp không có tổ chức công đoàn là bất
hợp pháp (theo quy định tại khoản 1 Điều 176 BLLĐ và Điều 80, 81 Pháp lệnh
thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động) sẽ dẫn đến cách hiểu là chỉ nhưng
người lao động tại nơi đã có tổ chức công đoàn mới được đình công. Hơn nữa
1
Điều 173 BLLĐ năm 1994.
2
Điều 172a Luật sửa đổi, bổ sung BLLĐ năm 2006.
3
Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách tháng
8/2006
--------------------Trang 5--------------------
Hoàng Thị Hải Yến N02 - TL2 - Nhóm 03
LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
việc tham gia công đoàn hoàn toàn do ý chí tự nguyện của người lao động.
Không phải mọi người lao động làm việc trong các đơn vị sử dụng lao động đều
là đoàn viên công đoàn cũng như không phải mọi doanh nghiệp đều bắt buộc
phải thành lập tổ chức công đoàn. Quyền đình công là quyền của người lao động
đã được pháp luật thừa nhận nên không thể hạn chế quyền đình công của những
người lao động vì lý do không tham gia công đoàn hoặc làm việc ở những nơi
chưa có tổ chức công đoàn. Vì vậy, nếu chỉ quy định Ban Chấp hành công đoàn
cơ sở mới có quyền lãnh đạo đình công là không hợp lí, không đảm bảo được
quyền đình công của người lao động và vô hình chung đẩy những người lao
động đình công đòi hỏi quyền lợi hợp pháp của mình lại trở thành người vi
phạm pháp luật. Mặt khác, ở các quốc gia trên thế giới có nhiều tổ chức công

đoàn khác nhau, nếu công đoàn này không lãnh đạo đình công thì đã có tổ chức
công đoàn khác, trong khi đó ở Việt Nam chỉ có một tổ chức công đoàn duy nhất
trực thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, nên nếu chỉ quy định công đoàn
là chủ thể duy nhất có quyền lãnh đạo đình công phải chăng là hơi cứng nhắc.
Thực tế đình công xảy ra thời gian qua (100% cuộc đình công không do công
đoàn khởi xướng là lãnh đạo) nhưng lại có sự khởi xướng, lãnh đạo từ phía
người lao động và đều được tập thể người lao động ủng hộ.
Chính vì vậy Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2006 đã kế
thừa tinh thần của BLLĐ năm 1994 và mở rộng hơn nữa quyền lãnh đạo đình
công. Cụ thể Luật quy định đối với những doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức
công đoàn cơ sở thì việc tổ chức và lãnh đạo đình công do đại diện được tập thể
lao động cử và việc cử này phải được thông báo với công đoàn cấp huyện. Thủ
tục cử ban đại diện và thông báo với công đoàn cấp huyện không được quy định
trong luật để đảm bảo quyền tự do của tập thể lao động và sự linh hoạt của vấn
đề này trên thực tế. Như vậy, việc quy định về người lãnh đạo đình công đã
tương đối hợp lý, đảm bảo quyền đình công của người lao động nói chung,
--------------------Trang 6--------------------
Hoàng Thị Hải Yến N02 - TL2 - Nhóm 03
LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
không phân biệt họ có phải là thành viên của tổ chức công đoàn hay không. Nó
cũng đáp ứng yêu cầu của người lao động khi thực tế, hầu hết các cuộc đình
công không do công đoàn tổ chức và lãnh đạo. Quy định về cử đại diện tập thể
lao động đối với những doanh nghiệp chưa có Ban Chấp hành công đoàn cơ sở
này nhằm tránh tình trạng những người lao động đã bị sa thải hoặc chấm dứt hợp
đồng lao động đã kích động, lôi kéo những người lao động đang làm việc đình
công hoặc những phần tử xấu ở ngoài doanh nghiệp kích động, lãnh đạo người
lao động đình công vì những mục đích nằm ngoài quan hệ lao động. Thời hạn
hoạt động của Ban đại diện có thể chỉ có tính chất tạm thời và sẽ kết thúc khi
chấm dứt đình công. Tuy nhiên không nên quy định quyền của Ban đại diện lao
động tương tự Ban chấp hành công đoàn cơ sở bởi sẽ tạo tâm lý không muốn

thành lập công đoàn cơ sở của những NLĐ hạn chế ảnh hưởng của tổ chức công
đoàn tại các doanh nghiệp. Chỉ nên coi đây là cánh tay nối dài của công đoàn ở
những nơi tạm thời chưa có tổ chức công đoàn sau đó nên nhanh chóng xúc tiến
việc thành lập công đoàn cơ sở để chính thức đại diện cho tập thể lao động
Việc đình công do Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể
người lao động quyết định sau khi có ý kiến đồng ý của trên 50% tổng số người
lao động đối với doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp có dưới ba trăm
người lao động hoặc trên 75% số người được lấy ý kiến đối với doanh nghiệp
hoặc bộ phận doanh nghiệp có từ ba trăm người lao động trở lên
4
. Ban Chấp
hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể người lao động phải tham gia lãnh
đạo cuộc đình công của người lao động ngay từ khi khởi xướng và thể hiện rõ
ràng vai trò của mình trong suốt quá trình diễn ra cuộc đình công cũng như quá
trình giải quyết cuộc đình công đó. Cụ thể như: khởi xướng đình công, lấy ý
kiến tán thành đình công của tập thể lao động, quyết định đình công, trao bảo
yêu cầu cho người sử dụng lao động, gửi bản thông báo cho cơ quan lao động và
4
Điều 174b Luật sửa đổi, bổ sung BLLĐ năm 2006.
--------------------Trang 7--------------------
Hoàng Thị Hải Yến N02 - TL2 - Nhóm 03

×