Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.09 KB, 12 trang )

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN VĂN.............................................................. Error! Bookmark not defined.
1.1.
Các công trình nghiên cứu đã thực hiện liên quan đến luận vănError! Bookmark not defined
1.2.
Xác định nội dung và câu hỏi nghiên cứu của luận vănError! Bookmark not defined.
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CHẤT LƯỢNG
NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NGÀNH BẢO HIỂM.. Error! Bookmark not defined.
2.1.
Tổng quan về ngành bảo hiểm .......................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Nhận thức về bảo hiểm ...............................Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Sự ra đời và phát triển của ngành bảo hiểmError! Bookmark not defined.
2.2.
Chất lượng nguồn nhân lực trong ngành bảo hiểmError! Bookmark not defined.
2.2.1. Nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lựcError! Bookmark not defined.
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lựcError! Bookmark not defined.
2.2.3. Đặc điểm chất lượng nguồn nhân lực trong ngành bảo hiểmError! Bookmark not defined.
2.2.4. Sự cần thiết nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành bảo
hiểm ...........................................................Error! Bookmark not defined.
2.3.
Nội dung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành bảo
hiểm ..................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lựcError! Bookmark not defined


2.3.2. Xác lập cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của ngànhError! Bookmark not defin
2.3.3. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của
cán bộ, nhân viên .......................................Error! Bookmark not defined.
Chương 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA BẢO
HIỂM XÃ HỘI TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2008- 2012 Error! Bookmark not defined.
3.1.
Khái quát về Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La ...... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .............Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy ...............................Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Kết quả về thực hiện nhiệm vụ (2008-2012)Error! Bookmark not defined.
3.2.
Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến chất lượng nguồn
nhân lực của Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La ...... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Đặc điểm thị trường lao động tỉnh Sơn La .Error! Bookmark not defined.


3.2.2.

Đặc điểm chính sách thu hút nguồn nhân lực của tỉnh Sơn La cũng như
của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ...................Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Đặc điểm ngành nghề, địa bàn hoạt động ..Error! Bookmark not defined.
3.3.
Thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Bảo hiểm xã hội
tỉnh Sơn La .......................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Thực trạng quy hoạch và kế hoạch phát triển nguồn nhân lựcError! Bookmark not defined
3.3.2. Thực trạng công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,
viên chức ...................................................Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Thực trạng đề bạt, bố trí và đảm bảo cơ cấu nguồn nhân lựcError! Bookmark not defined
3.4.
Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của Bảo hiểm xã hội tỉnh

Sơn La .................................................. Error! Bookmark not defined.
3.4.1. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực theo tiêu chí đánh giáError! Bookmark not defined
3.4.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực theo yếu tố ảnh hưởngError! Bookmark not define
3.4.3. Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn
La ..............................................................Error! Bookmark not defined.
Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH SƠN LAError! Bookmark not defined.
4.1.
Chiến lược phát triển Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đến năm
2020 ............................................................... Error! Bookmark not defined.
4.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ .....................................Error! Bookmark not defined.
4.1.2. Phương hướng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020Error! Bookmark not de
4.2.
Quy hoạch phát triển nhân lực Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam giai
đoạn 2011-2020 ................................................... Error! Bookmark not defined.
4.2.1. Quan điểm phát triển .................................Error! Bookmark not defined.
4.2.2. Phương hướng phát triển nhân lực đến năm 2020Error! Bookmark not defined.
4.3.
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo
hiểm xã hội tỉnh Sơn La ..................................... Error! Bookmark not defined.
4.3.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý về quản trị nhân
lực .............................................................Error! Bookmark not defined.
4.3.2. Thiết lập hệ thống bản phân tích và thiết kế công việc trong cơ quanError! Bookmark not defi
4.3.3. Hoàn thiện hệ thống đánh giá và quản lý công việc hiệu quảError! Bookmark not defined
4.3.4. Hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lựcError! Bookmark not defined.
4.3.5. Xây dựng môi trường văn hoá trong cơ quan dịch vụ côngError! Bookmark not defined.
4.4.
Kiến nghị Chính phủ áp dụng hình thức khoán biên chế và kinh phí
hoạt động quản lý bộ máy đối với ngành Bảo hiểm xã hộiError! Bookmark not defined
KẾT LUẬN........................................................................ Error! Bookmark not defined.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Error! Bookmark not defined.


TÓM TẮT LUẬN VĂN
BHXH, BHYT là hai chính sách trụ cột trong hệ thống chính sách an sinh xã
hội của Đảng và Nhà nước ta. Hệ thống cơ quan Bảo hiểm xã hội ra đời nhằm đáp
ứng yêu cầu triển khai thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT trong cả nước
theo yêu cầu của pháp luật. Với diện bao phủ chính sách rộng, nhiệm vụ chính trị
hàng năm ngày càng tăng theo lộ trình tiến tới BHXH cho mọi người lao động,
BHYT cho mọi người dân.
Đảng và Nhà nước ta luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động
lực trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH. Đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức cả về phẩm chất đạo đức, năng lực chỉ đạo, điều hành, quản
lý nhà nước, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển, hội
nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La là đơn vị được giao thực hiện chính sách trên
địa bàn một tỉnh miền núi nghèo, thuộc diện đặc biệt khó khăn. Vấn đề là cần tìm
kiếm giải pháp hữu hiệu nhằm củng cố, nâng cao hiệu lực hoạt động của tổ chức bộ
máy, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC, VC; sử dụng hiệu quả nhất nguồn nhân
lực hiện có để thực hiện nhiệm vụ được giao. Vì vậy, tác giải chọn đề tài “Nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La” để nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu: Góp phần làm rõ cơ sở lý luận về nguồn nhân lực và
chất lượng nguồn nhân lực nói chung cũng như đối với hệ thống công ty bảo hiểm
nói riêng; phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý, sử dụng, phát triển đội
ngũ cán bộ công chức, viên chức của Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La; từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức của ngành
trong thời gian tiếp theo.

Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng nguồn nhân lực của các đơn vị bảo hiểm
nói chung và vấn đề liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực ngành bảo hiểm.
Phạm vi nghiên cứu: Về không gian, tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La; về
thời gian, 5 năm trở lại đây (2008-2012) nhằm đánh giá chất lượng nguồn nhân lực
của đơn vị thời gian qua.


Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp thu thập thông
tin số liệu; phương pháp phân tích - tổng hợp, phân tích - so sánh; phương pháp dự
báo, phương pháp chuyên gia.
Luận văn đã sử dụng số liệu liên quan đến nguồn nhân lực và chất lượng
nguồn nhân lực ngành Bảo hiểm xã hội.
Kết cấu của luận văn: Luận văn được kết cấu gồm 04 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Chương 2: Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực
trong ngành Bảo hiểm
Chương 3: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của Bảo hiểm xã hội tỉnh
Sơn La giai đoạn 2008- 2012
Chương 4: Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
Thông qua quá trình tìm hiểu, thu thập tài liệu, luận văn đã liệt kê tổng quan
về những nghiên cứu khoa học đề cập, liên quan đến vấn đề nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực.
Những công trình nghiên cứu đó đã đi sâu vào một số giải pháp, hoặc nêu lên
tổng quan các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đối với một số
ngành, lĩnh vực, tổ chức như: quản lý nhà nước, lĩnh vực sự nghiệp (đào tạo, dạy
nghề, thuế, KBNN…), ngành công nghiệp, xây dựng, các công ty cổ phần… Tuy

nhiên, chưa có đề tài nào viết về chất lượng nguồn nhân lực ngành Bảo hiểm xã hội
cũng như tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La.
Với mục đích nắm bắt, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm của các đề tài đã thực
hiện, từ đó góp phần hoàn thiện đề tài nghiên cứu: “Nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La”, với mong muốn đề tài sẽ có những đóng
góp vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giúp cho việc thực hiện dịch vụ


công về chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh Sơn La, phục vụ tốt nhất các
đối tượng thụ hưởng, đặc biệt là nhân dân các dân tộc. Vì vậy, luận văn hướng tới
những nội dung nghiên cứu cụ thể như sau:
Một là, nghiên cứu tổng quan về bảo hiểm nói chung, về BHXH nói riêng
làm rõ bản chất và vai trò của chất lượng nguồn nhân lực và sự cần thiết, nội dung
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành bảo hiểm.
Hai là, phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến chất
lượng nguồn nhân lực của Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La cũng như các biện pháp mà
đơn vị đang áp dụng nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực hiện có.
Ba là, thông qua đánh giá nhận xét về chất lượng nguồn nhân lực, phân tích
những hạn chế và nguyên nhân; trên cơ sở vận dụng lý luận của khoa học quản trị
kinh doanh, từ đó, đề xuất một số giải pháp cụ thể, có thể vận dụng vào thực tiễn cơ
chế vận hành, thực tiễn quản lý nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo
hiểm xã hội tỉnh Sơn La.

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ
CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NGÀNH BẢO HIỂM
* Thông qua khái quát về sự ra đời, phát triển của ngành bảo hiểm (trong đó
có BHXH) là một tất yếu khách quan đối với đời sống kinh tế xã hội của mỗi quốc
gia và thế giới, tác giả muốn nhấn mạnh đến đặc điểm ngành nghề mà nguồn nhân
lực của đơn vị đảm nhận.
* Trong phần chất lượng nguồn nhân lực ngành bảo hiểm, luận văn đã khái

quát về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực đối với ngành bảo hiểm,
ngành cung cấp các sản phẩm dịch vụ đối với con người. Chất lượng nguồn nhân
lực là yếu tố tổng hợp thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất
bên trong của nguồn nhân lực, được thể hiện thông qua các tiêu thức như: sức khỏe,
trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, lành nghề… hay nói cách khác chất lượng
nguồn nhân lực được đánh giá theo ba tiêu chí cơ bản: thể lực, trí lực và tâm lực
(phẩm chất đạo đức).


Sau khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực như:
sự phát triển kinh tế - xã hội; chính sách y tế và công tác chăm sóc sức khỏe nhân
dân; luật pháp, chính sách về sử dụng nguồn nhân lực và các yếu tố tác động khác
(thị trường lao động, tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, môi trường
làm việc…), luận văn đã phân tích đặc điểm chất lượng nguồn nhân lực trong
ngành bảo hiểm là yếu tố đặc biệt quan trọng; luôn đòi hỏi sự năng động và hiểu
biết sâu sắc môi trường kinh tế vĩ mô và điều này không phụ thuộc vào doanh
nghiệp bảo hiểm mà phụ thuộc vào yếu tố con người.
Luận văn đã nêu lên sự cần thiết nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong
ngành bảo hiểm vì nguồn nhân lực là tác nhân chính tạo ra vốn và đề xuất những ý
tưởng mới; đồng thời cũng đảm nhận vai trò chọn lựa, ứng dụng công nghệ tiên tiến
nhằm nâng cao thành tích của tổ chức.
* Nội dung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành bảo hiểm
Luận văn đã đề cập đến việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn
nhân lực; xác lập cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của ngành, trong đó
nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, nhân
viên là cơ bản nhất.
Cán bộ viên chức ngành bảo hiểm xã hội cần xác định đúng vị trí, vai trò là
đơn vị thực hiện dịch vụ công, cần phải nêu cao ý thức trách nhiệm phục vụ nhân
dân, phục vụ các đối tượng tham gia, thụ hưởng chế độ chính sách BHXH, BHYT;
quan tâm lắng nghe và tiếp thu ý kiến đúng đắn; hoạt động vì lợi ích của đất nước,

của nhân dân, vì nhiệm vụ chung của Ngành.
Kinh nghiệm quản trị nhân lực, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động của
một số công ty Bảo hiểm trên thế giới giúp có thêm cơ sở đưa ra phương hướng,
giải pháp tại Chương 4. Vận dụng khoa học trong quản lý, tạo môi trường làm
việc, quan tâm động viên khích lệ người lao động cũng như tuyển dụng, đào tạo
đại lý, chính sách trả lương, khen thưởng… các công ty trên ngày càng vững
mạnh và phát triển.


Chương 3. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2008- 2012
Khái quát quá trình hình thành, phát triển của Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La
cũng như chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và tóm tắt đặc điểm ngành nghề, cũng
như sự đa dạng của các lĩnh vực nghiệp vụ; là đơn vị sự nghiệp, nằm trong hệ thống
tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có chức năng giúp Tổng Giám đốc quản lý
quỹ BHXH, BHYT và tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT trên
địa bàn tỉnh liên quan đến 90% dân số cả tỉnh với hơn 01 triệu người có thẻ BHYT.
Với 12 nhiệm vụ và quyền hạn theo Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày
21/10/2008 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh
Sơn La chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, chịu
sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Sơn La. Hiện tại, tổng số CC, VC của Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La có 246
người, với cơ cấu tổ chức bộ máy gồm 9 phòng nghiệp vụ và 11 Bảo hiểm xã hội
huyện, thành phố.
Với thị trường lao động, dân số Sơn La tuy đông (trên 1,1 triệu người),
lực lượng lao động dồi dào, nhưng lao động được đào tạo có trình độ chuyên
môn lại rất thiếu; lao động kỹ thuật cao rất ít, lại phân bố không đồng đều ở các
ngành, các huyện, thành phố. Hàng năm, số lượng cũng như chất lượng tuyển
dụng không đáp ứng nhu cầu của ngành, không tuyển được nhân sự đối với một
số chuyên ngành đại học như bác sỹ, kỹ sư công nghệ thông tin, văn thư lưu trữ,

báo chí tuyên truyền…
Chính sách thu hút nguồn nhân lực, ngoài các quy định về chế độ tiền lương
và các phụ cấp theo theo quy định của pháp luật, hiện tại tỉnh Sơn La cũng như Bảo
hiểm xã hội Việt Nam không có một chính sách nào khác nhằm thu hút nguồn nhân
lực đến công tác tại ngành Bảo hiểm xã hội, đặc biệt là các tỉnh miền núi khó khăn.
Đặc điểm ngành nghề, địa bàn hoạt động, Sơn La, là tỉnh miền núi cao với
diện tích đất tự nhiên là 14.174,4 km2, có dân số năm 2012 là 1.135.900 người


(đứng thứ 34/63 tỉnh, thành phố) với 12 dân tộc anh em cùng sinh sống, mật độ
dân cư trung bình 80 người/km2; đường xá đi lại khó khăn, nhiều đèo dốc cao,
quanh co, suối sâu. Từ tỉnh lỵ đến trung tâm các huyện phải thông qua 5 tuyến
giao thông chính.
So sánh mức độ đảm nhiệm bình quân đầu người giữa Bảo hiểm xã hội tỉnh
với Cục thuế tỉnh Sơn La, ta thấy mức độ đảm nhiệm bình quân đầu người của Bảo
hiểm xã hội tỉnh lớn gấp 5,31 lần so với Cục thuế tỉnh (năm 2008), năm 2011 là
3,46 lần và năm 2012 là 3,31 lần. Bảo hiểm xã hội tỉnh ngoài theo dõi đầu các đơn
vị tham gia BHXH, BHYT, đồng thời theo dõi chi tiết quá trình tham gia theo từng
tháng, năm của từng người lao động và theo suốt cuộc đời họ.
* Luận văn đã phân tích thực trạng công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản
lý; kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cũng như công tác tuyển chọn, tuyển dụng
cán bộ, viên chức; công tác đào tạo, bồi dưỡng; đề bạt, bố trí và đảm bảo cơ cấu
nguồn nhân lực… cho thấy thực tế nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Bảo
hiểm xã hội tỉnh Sơn La được triển khai thực hiện theo hệ thống văn bản hướng dẫn
của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đồng thời cũng thực hiện theo sự chỉ đạo của Tỉnh
ủy Sơn La về công tác cán bộ. Những giải pháp đó chưa gắn với sự nghiên cứu, vận
dụng cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực cho tổ chức.
* Qua phân tích thực trạng, có thể đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của
Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La theo một số nét cơ bản sau:
- Ưu điểm

Một là, công tác giáo dục chính trị tư tưởng luôn được cấp ủy và tập thể
lãnh đạo quan tâm.
Hai là, công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý được triển khai kịp thời;
cơ bản khắc phục được tình trạng bị động, lúng túng trước đây.
Ba là, công tác nhận xét đánh giá cán bộ, viên chức được tiến hành thường
xuyên hàng năm theo hướng dẫn.
Bốn là, trong những năm qua, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Bảo hiểm
xã hội tỉnh Sơn La đã không ngừng được củng cố.


Năm là, cơ cấu nguồn nhân lực dần có sự chuyển biến theo hướng tích cực,
đội ngũ cán bộ, viên chức đã bắt đầu được bố trí theo vị trí việc làm.
Sáu là, công tác đào tạo, bồi dưỡng được tập thể lãnh đạo quan tâm
Bảy là, chuẩn mực đạo đức của cán bộ, viên chức ngành được xây dựng và
triển khai gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Hạn chế và nguyên nhân
Những hạn chế
Thứ nhất, chất lượng thực thi công vụ vẫn còn yếu kém trên một số lĩnh vực
nghiệp vụ, nợ đọng BHXH, BHYT ngày càng gia tăng;
Thứ hai, đội ngũ cán bộ quản lý cấp phòng và Bảo hiểm xã hội huyện còn
thiếu; năng lực quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu.
Thứ ba, hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, viên chức nhìn chung còn
chưa cao, chất lượng chưa đồng đều, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Thứ tư, chất lượng công tác tuyển dụng viên chức còn thấp, chưa thực sự
tuyển chọn được những người có trình độ, năng lực vào công tác.
Thứ năm, biên chế được giao hội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Công tác kế
hoạch hoá nguồn nhân lực theo vị trí việc làm chưa theo căn cứ khoa học.
Nguyên nhân
(1) Công tác tuyên truyền pháp luật của các cấp, các ngành về BHXH,
BHYT chưa thường xuyên.

(2) Đội ngũ viên chức tiếp nhận từ ngày đầu thành lập có nhiều hạn chế về
trình độ, năng lực, yếu về kỹ năng h cũng như ứng vận dụng khoa học công nghệ.
(3) Ý thức trách nhiệm của một số cán bộ, viên chức còn yếu, thái độ phục
vụ chưa cao, chưa chịu khó nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ.
(4) Công tác nhận xét đánh giá CB,CC,VC hàng năm vẫn còn tình trạng nể
nang, né tránh, ngại va chạm, hình thức.
(5) Yêu cầu và áp lực công việc đối với ngành Bảo hiểm xã hội là rất lớn;
phải thường xuyên làm thêm giờ.
(7) Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ mới đạt yêu cầu về số
lượng lớp và người tham gia; chất lượng, hiệu quả còn hạn chế .


(8) Công tác kiểm tra tra thực hiện chính sách BHXH, BHYT chưa được
thường xuyên; cán bộ làm công tác kiểm tra còn thiếu và yếu.
(8) Chỉ tiêu biên chế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao chưa tương xứng
với nhiệm vụ; chất lượng tuyển dụng nhân lực không cao.
(9) Nhận thức của đội ngũ Trưởng phòng nghiệp vụ, Giám đốc Bảo hiểm xã
hội các huyện, thành về công tác quản trị nhân lực còn hạn chế.

Chương 4. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH SƠN LA
* Để có căn cứ đưa ra các giải pháp, luận văn đã đề cập đến Chiến lược phát
triển Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu chung nhằm
tiếp tục phát triển Ngành Bảo hiểm xã hội theo hướng hiện đại, đảm bảo đủ năng
lực và điều kiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ và tổ chức thực hiện
chính sách BHXH, BHYT đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế.
- Phương hướng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020,
đối tượng tham gia BHXH đạt 15% lực lượng lao động; đối tượng tham gia BHTN
đạt 10% lực lượng lao động; đối tượng tham gia BHYT đạt 94,3% dân số toàn tỉnh.

- Quy hoạch phát triển nhân lực Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam giai đoạn
2011-2020
Dự tính nhân lực của ngành Bảo hiểm xã hội gia tăng hàng năm do yêu cầu
phát triển ngành từ 7% đến 9%. Tổng số nhân lực của ngành Bảo hiểm xã hội đến
năm 2016 là khoảng 26.000 người và đến năm 2020 sẽ là khoảng 30.000 người. Dự
báo đến năm 2020, số cán bộ, công chức, viên chức toàn ngành có trình độ trên đại
học chiếm tỷ lệ 5%, còn lại về cơ bản có trình độ đại học, cao đẳng; đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ hàng năm khoảng 40% nhân lực.
* Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo
hiểm xã hội tỉnh Sơn La


Trên cơ sở Chiến lược phát triển cũng như quy hoạch phát triển nguồn nhân
lực của ngành đến 2020, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực Bảo hiểm xã hội tỉnh cho những năm tiếp theo:
(1) Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý về quản trị nhân lực
(2) Thiết lập hệ thống bản phân tích và thiết kế công việc trong cơ quan
(3) Hoàn thiện hệ thống đánh giá và quản lý công việc hiệu quả
(4) Hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
(5) Xây dựng môi trường văn hoá trong cơ quan dịch vụ công
(6) Kiến nghị Chính phủ áp dụng hình thức khoán biên chế và kinh phí hoạt
động quản lý bộ máy đối với ngành Bảo hiểm xã hội

KẾT LUẬN
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La
cùng với toàn ngành gánh vác nhiệm vụ chính trị, bảo đảm sự phát triển ổn định và
bền vững, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội đất nước, đòi hỏi phải bảo đảm
tính khoa học, đồng bộ, toàn diện, khả thi, kế thừa và phát huy tối đa nguồn nhân
lực công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội hiện có.
Luận văn “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh

Sơn La” đã góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận; phân tích, đánh giá kết quả thực
thi nhiệm vụ để từ đó đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của
Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân ảnh
hưởng. Từ đó đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu và kiến nghị nhằm nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực trong những năm tiếp theo.
Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ, tiếp cận với vấn đề lớn và rất phức tạp
liên quan đến con người nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được
các ý kiến tham gia, góp ý của các thầy, cô giáo, các bạn học viên và đồng nghiệp./.




×