Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Đánh giá quá trình chuyển biến kinh tế tỉnh thái nguyên từ 1997 đến 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.64 KB, 5 trang )

Đánh giá quá trình chuyển biến kinh tế tỉnh Thái Nguyên từ 1997 đến 2010
Tổng quan
Tình hình kinh tế cả nước nói chung, ở các địa phương nói riêng, là một vấn đề được những nhà
nghiên cứu ở trung ương và địa phương quan tâm dưới nhiều hình thức, góc độ khác nhau. Đặc biệt,
từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước theo chủ trương của Đảng, với cách tư duy mới, chúng
ta đã thấy rõ hơn vai trò của kinh tế địa phương đối với sự phát triển nói chung của kinh tế cả nước.
1. Các công trình nghiên cứu đề cập đến đường lối, chính sách đổi mới phát triển kinh tế nói
chung, Thái Nguyên nói riêng
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và các Chỉ thị, Nghị quyết, các Văn kiện của Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI (1986), VII (1991), VIII (1996), IX (2001), X (2006), XI (2011), trong Báo cáo chính trị
các nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ Tỉnh, báo cáo công tác xây dựng Đảng, tổng kết hằng năm của Tỉnh ủy,
Uỷ ban nhân dân Tỉnh (1997 – 2010), đã đánh giá những thành tựu, hạn chế, của nhiệm kì và năm
thực hiện các Nghị quyết XV, XVI, XVII, XVIII, chỉ thị Đảng bộ cấp trên. Trên cơ sở đó, Đảng bộ đề ra
phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế những năm tiếp theo.
Trường Chinh trong tác phẩm “Đổi mới đòi hỏi bức thiết của đất nước và của thời đại” – NXB Sự thật,
Hà Nội 1987.
Lê Xuân Trinh (chủ biên) trong cuốn: “Kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2000: mục tiêu, phương hướng
và giải pháp chủ yếu”,NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội năm 1990.
Nguyễn Văn Linh trong tác phẩm “Đổi mới sâu sắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực hoạt động” – NXB
Sự thật, Hà Nội 1987.
Năm 2001, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản kỷ yếu Hội thảo Quốc tế “Việt Nam trong thế kỷ
XX”.
Năm 2008, Nhà xuất bản Thế giới xuất bản cuốn sách “Việt Nam 20 năm đổi mới”, chủ biên Ari
Kokko.
Ngoài ra, còn phải kể đến một số công trình nghiên cứu chuyên sâu của các nhà Kinh tế học, Sử học,
Chính trị học đề cập đến lý luận, đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
2. Những công trình nghiên cứu và các bài viết trên diễn đàn kinh tế - xã hội liên quan trực tiếp
đến nội dung đề tài
2.1. Những công trình nghiên cứu về kinh tế tỉnh Thái Nguyên
- Đề tài Luận án Tiến sĩ: "Nghiên cứu hiện trạng và dự báo biến động môi trường tự nhiên do một số
hoạt động phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2010 tỉnh Thái Nguyên" của Nghiên cứu sinh Nguyễn


Thị Hồng (chuyên ngành Địa lý) bảo vệ năm 2001 tại Trường Đại học Sư phạm – Hà Nội.


- Nguyễn Thanh Sơn (chuyên ngành Kinh tế) với Luận văn Thạc sĩ: “Thực trạng và một số giải pháp
phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” bảo vệ
năm 2007 tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh.
- Đề tài cấp Bộ “Giải pháp kinh tế- xã hội nhằm giảm nghèo và cải thiện môi trường sống cho người
dân nghèo khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên” (2008) do Đồng Văn Đạt làm chủ nhiệm.
- Nguyễn Văn Sơn (chuyên ngành Địa lý) bảo vệ Luận văn Thạc sĩ “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh
Thái Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững” tại Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên
năm 2010.
- Đề tài Luận văn Thạc sĩ: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Thái Nguyên
(giai đoạn 1997-2007)”của Bùi Thanh Tùng (Chuyên ngành Lịch sử) bảo vệ năm 2010 tại trường Đại
học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.
2.2. Các bài viết trên những trang mục diễn đàn kinh tế - xã hội
- Báo Thái Nguyên
- Báo chí Trung ương
3. Những công trình nghiên cứu chung liên quan đến các vấn đề trong đề tài
Cuốn “Toàn cảnh kinh tế Việt Nam – Các ngành kinh tế Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc gia, HN,
2006; Cuốn “Kinh tế - xã hội Việt Nam, Các tỉnh – thành phố - quận – huyện”, NXB Thống kê, HN,
2006; Cuốn “Kinh tế - xã hội Việt Nam trước thềm hội nhập”, NXB Thống kê, HN, 2005.
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên” do Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên xuất bản, tập
I (năm 2003), tập II (2005).
Cuốn “Địa chí Thái Nguyên” (2009), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Cuốn “Thái Nguyên- Thế và lực mới trong thế kỉ XXI”(2005), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Cuốn giáo trình “Tình hình và nhiệm vụ của tỉnh Thái Nguyên” của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái
Nguyên, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà Nội năm 2007.
4. Các báo cáo tổng kết, kế hoạch, đề án phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên
Nội dung của bản Báo cáo tổng kết, Đề án đã đề cập đến các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
và các huyện thị hằng năm, 5 năm, 10 năm và xác định các chỉ tiêu kinh tế - xã hội trong các kì Đại hội

Đảng bộ tỉnh.
Trong hệ thống nguồn tài liệu phục vụ mục đích nghiên cứu đề tài, các tài liệu Niên giám thống kê có
ý nghĩa hết sức quan trọng. Hệ thống Niên giám Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên đã phản ánh tình
hình kinh tế - xã hội hằng năm của tỉnh.
Tất cả các công trình trên, do mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu khác nhau đã góp phần làm sáng tỏ
nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và tình hình hinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên
nói riêng trong một thời kì lịch sử nhất định. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu


nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế của tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010. Vì thế, việc
tìm hiểu chuyển biến kinh tế tỉnh Thái Nguyên trong thời kì đổi mới là một vấn đề rất cần thiết.
Tính cấp thiết
Kinh tế, xã hội là yếu tố đặc biệt quan trọng, có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi
quốc gia. Việc xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, linh hoạt, bảo đảm phát huy tối đa mọi lợi thế của
một lãnh thổ như một chiến lược phát triển kinh tế, xã hội đã được Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra
ngay từ Đại hội lần thứ V (27-31/3/1982). Trên thực tế, quá trình chuyển biến kinh tế ở nước ta theo
xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện hội nhập với thế giới đã, đang diễn ra mạnh
mẽ và đạt được nhiều kết quả. Nhiệm vụ đổi mới toàn diện đất nước đòi hỏi phải đổi mới cả kinh tế
địa phương hợp thành cơ cấu thống nhất, hoàn chỉnh của nền kinh tế quốc dân. Bởi vậy, việc đầu tư
phát triển kinh tế địa phương là một việc làm rất quan trọng, không chỉ có ý nghĩa trước mắt mà là
chiến lược lâu dài để củng cố tiềm lực kinh tế địa phương, góp phần vào sự phát triển chung của đất
nước.
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi và trung du, nằm trong vùng Đông Bắc, phía bắc giáp tỉnh Bắc Kạn,
phía nam giáp thành phố Hà Nội, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, phía tây giáp với
các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ. Thái Nguyên không chỉ là một trong những vùng chè nổi tiếng, mà
nơi đây từng là Thủ phủ Khu tự trị Việt Bắc, là “chiếc nôi” của công nghiệp luyện kim Việt Nam, với
khu công nghiệp Gang Thép được xây dựng từ những năm cuối thập kỷ 50 (thế kỷ XX). Sự ra đời của
các khu công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, cùng với nhiều khu mỏ khai thác khoáng sản đã tạo cho
Thái Nguyên dáng hình đặc trưng một trung tâm công nghiệp của miền Bắc Việt Nam.
Trong sự vận động không ngừng và chuyển biến mạnh mẽ nền kinh tế- xã hội của cả nước, thực hiện

sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương, từ một nền kinh tế chủ
yếu là nông nghiệp, với tiềm năng sẵn có của mình, tỉnh Thái Nguyên đã góp phần quan trọng cho sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với sự nỗ lực phấn đấu trong 13 năm từ khi tái lập tỉnh (1997
– 2010), Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng
trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, song cũng còn bộc lộ những tồn tại, yếu kém, bất cập cần phải được
khắc phục.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới, đánh dấu một mốc lịch sử
quan trọng trên con đường đổi mới toàn diện và sâu sắc ở nước ta. Đó là sự vận dụng một cách đúng
đắn chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể đất nước, phù hợp với quy luật và trình độ phát
triển của nền kinh tế ở mỗi thời kì lịch sử.
Những năm tiếp theo, trước những thành tựu và khó khăn về kinh tế- xã hội của đất nước, Đảng ta
lại tiếp tục đưa ra các chiến lược, mục tiêu phát triển phù hợp. Điều đó được thể hiện rõ trong Nghị
quyết các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, X, XI.
Trong thời kì đổi mới đất nước, tỉnh Thái Nguyên đã vận dụng các Nghị quyết của Đảng như thế nào?
Quá trình chuyển biến kinh tế của tỉnh Thái Nguyên ra sao? Tỉnh đã đạt được những thành tựu gì?
Những hạn chế, tồn tại nào cần được khắc phục?
Nghiên cứu quá trình chuyển biến kinh tế tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến 2010 không chỉ tái hiện
lại bức tranh sinh động về sự phát triển kinh tế - xã hội, mà còn làm rõ thêm tính đúng đắn của
đường lối đổi mới do Đảng đề xướng và lãnh đạo; đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm trong sự vận


dụng và thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ; góp phần vào việc hoạch định chính sách xây dựng
và phát triển nền kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên.
Vì vậy, việc nghiên cứu về kinh tế trong thời kì đổi mới nói chung, tỉnh Thái Nguyên nói riêng là việc
làm cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt khoa học và thực tiễn. Đây là nhiệm vụ của nhiều ngành khoa học,
trong đó có khoa học Lịch sử.
Nghiên cứu về chuyển biến kinh tế tỉnh Thái Nguyên còn góp phần bổ sung, cung cấp thêm tư liệu
cho việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương.
Hơn nữa, bản thân là một giảng viên Lịch sử, được sinh ra và lớn lên trên quê hương Thái Nguyên –
tôi thấy mình phải có trách nhiệm tìm hiểu và giáo dục cho thế hệ trẻ những giá trị truyền thống của

nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát triển kinh
tế, xã hội.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Đánh giá quá trình chuyển biến kinh tế tỉnh
Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010”.
Mục tiêu
- Đề cập khái quát về tỉnh Thái Nguyên, điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên
trước khi tái lập tỉnh (1997).
- Làm rõ những chuyển biến về kinh tế của tỉnh Thái Nguyên trong 13 năm xây dựng và phát triển từ
năm 1997 đến 2010, rút ra những bài học thành công và cả những tồn tại, yếu kém cần khắc phục
trong quá trình thực hiện đổi mới.
- Đưa ra một số giải pháp có tính chất khuyến nghị nhằm góp phần thúc đẩy mạnh hơn nữa quá trình
chuyển đổi cả về kinh tế của tỉnh Thái Nguyên trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, hướng tới
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Nội dung
Chúng tôi nghiên cứu vấn đề kinh tế (chuyển biến về cơ cấu ngành) tỉnh Thái Nguyên trong thời gian
từ năm 1997 (năm tái lập tỉnh) đến năm 2010. Tuy nhiên, để làm sáng tỏ quá trình biến đổi kinh tế
của tỉnh, đề tài còn đề cập khái quát tình hình kinh tế của tỉnh Thái Nguyên trước ngày tái lập
(1/1/1997).
Tải file Đánh giá quá trình chuyển biến kinh tế tỉnh Thái Nguyên từ 1997 đến 2010 tại đây
PP nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích của đề tài là nghiên cứu về quá trình chuyển biến kinh tế tỉnh Thái Nguyên từ
năm 1997 đến năm 2010, trên cơ sở nguồn tài liệu đã nêu, nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng
phương pháp luận sử học Mác - xít, phương pháp lịch sử kết hợp phương pháp logic là chủ yếu.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp và
điền dã.
Hiệu quả KTXH


Nghiên cứu sự chuyển biến về kinh tế tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997-2010 không chỉ tái hiện bức
tranh sinh động về sự phát triển kinh tế, mà còn làm rõ thêm tính đúng đắn của dường lối đổi mới do

Đảng đề xướng và lãnh đạo; đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm trong về sự vận dụng và
thực hiện đường lối đổi mới của Đảng; góp phần vào việc hoạch định chính sách xây dựng và phát
triển nền kinh tế tỉnh Thái Nguyên.
ĐV sử dụng
Tỉnh Thái Nguyên.



×