Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm Slim Tivi của công ty LG Electronics Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.51 KB, 16 trang )

i

MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, tất cả các loại sản phẩm được sản xuất
ra nhằm mục đích tiêu thụ đều đòi hỏi phải có tính cạnh tranh cao, được
người tiêu dùng chấp nhận, từ đó giúp doanh nghiêp tồn tại và phát triển,
ngày càng chiếm vị thế cao trên thị trường.
Công ty LG Electronics Việt Nam sản xuất và kinh doanh nhiều mặt
hàng khác nhau và được người tiêu dùng biết đến như là một trong những
công ty dẫn đầu thị trường về các sản phẩm điện tử và điện lạnh. Trong
điều kiện cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, dòng sản phẩm Slim tivi của
công ty LG cũng có một vị thế đáng kể, góp phần không nhỏ vào việc tạo
dựng hình ảnh của công ty như ngày nay.


Sản phẩm Tivi Slim là dòng sản phẩm tivi mới đem lại một cách
nhìn và cảm nhận mới cho người tiêu dùng về sản phẩm tivi. Dòng sản
phẩm này ra đời là kết quả tất yếu sau một thời gian dài công ty LG dành
nhiều công sức nghiên cứu và phát triển, là khẳng định sự đi đầu về công
nghệ với những ưu thế về chất lượng hình ảnh và kiểu dáng thiết kế. Sau
một vài năm có mặt trên thị trường, hiện tại dòng sản phẩm này đã chiếm
đến 15% trong tổng toàn bộ doanh số của công ty. Đây là sản phẩm công
ty tập trung phát triển về lâu dài để đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên,
sau một thời gian, hiện nay trên thị trường đã có rất nhiều hãng sản xuất
với những dòng sản phẩm Slim tivi tương tự. Chính vì vậy bản thân dòng
sản phẩm LG Slim tivi không có năng lực cạnh tranh cao thì không thể
đứng vững và duy trì sự phát triển, và sẽ không còn là sự lựa chọn số một

của người tiêu dùng. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả
chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm Slim tivi của
công ty LG Electronics Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.


ii

CHƯƠNG 1
LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CẠNH TRANH
VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM
1.1 KHÁI QUÁT VỀ CẠNH TRANH
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh

Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh cùng một
loại sản phẩm hàng hoá và sản phẩm hàng hoá này cùng được tiêu thụ trên
một thị trường tại cùng một thời điểm
Mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận và phát
triển. Để đạt được mục đích này thì các chủ thể kinh doanh phải tạo cho
mình các điều kiện thuận lợi bằng các biện pháp như tìm cách hạ thấp chi
phí sản xuất, tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm vv … nhằm chiếm
được thị trường và mở rộng thị trường, tăng thị phần.
1.1.2 Phân loại cạnh tranh
Có nhiều cách để phân loại cạnh tranh. Nếu căn cứ vào chủ thể tham
gia, có cạnh tranh giữa người bán và người mua; cạnh tranh giữa những
người mua; cạnh tranh giữa những người bán.

Nếu căn cứ vào phạm vi cạnh tranh thì có cạnh tranh sản phẩm, cạnh
tranh doanh nghiệp và cạnh tranh quốc gia.
Nếu căn cứ vào tính chất cạnh tranh thì có cạnh tranh hoàn hảo,
cạnh tranh không hoàn hảo và cạnh tranh độc quyền.
1.2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẢM
1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh sản phẩm
Năng lực cạnh tranh sản phẩm là khả năng sản phẩm có thể đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng,
tính đọc đáo hay sự khác biệt, thương hiệu vv … hơn hẳn so với sản phẩm
cùng loại của đối thủ cạnh tranh.



iii

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là khả năng tạo ra những lợi thế so
với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trong việc đáp ứng các đòi hỏi của thị
trường, và được thị trường chấp nhận.
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm
Năng lực cạnh tranh sản phẩm được đánh giá trên nhiều các tiêu chí
khác nhau. Thứ nhất là các tiêu chí thuộc bản thân sản phẩm như: chất
lượng, tính năng, mẫu mã, kiẻu dáng, giá cả, sự tiện ích vv... Thứ hai là các
tiêu chí được đánh giá trên thị trường như: doanh số, thị phần, tốc độ tăng
thị phần. Thứ ba là các tiêu chí theo quan điểm của khách hàng như: mức
độ hài lòng, sự thoả mãn vv ...

1.2.3 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp tác động đến năng lực cạnh
tranh sản phẩm
Môi trường bên trong doanh nghiệp gồm nhiều các nhân tố như hệ
thống marketing, trình độ nguồn nhân lực, trình độ khoa học công nghệ, tài
chính, kế toán, quản trị, vv… Tuy nhiên đối với sản phẩm LG Slim tivi với
đặc thù riêng, do đó có một số các yếu tố chính tác động đến năng lực cạnh
tranh sản phẩm như: hệ thống kênh phân phối, chính sách xúc tiến bán
hàng, chính sách bán hàng, trình độ nguồn nhân lực, trình độ công nghệ.
Việc phân tích các yếu tố này góp phần đánh giá năng lực cạnh tranh
sản phẩm LG Slim tivi một cách toàn diện. Các yếu tố này đều có điểm
mạnh và điểm yếu riêng. Từ sự phân tích này, đó là cơ sở để có các giải
pháp để khắc phục các điểm yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản

phẩm.
1.2.4 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp tác động đến năng lực cạnh
tranh sản phẩm
Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp được đề câp chủ yếu là các yếu
tố thuộc môi trường ngành, có tác động đến năng lực cạnh tranh sản phẩm,
bao gồm: Đối thủ cạnh tranh hiện tại; đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn; nhà cung
ứng; khách hàng; sản phẩm thay thế.


iv

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
SẢN PHẨM LG SLIM TIVI
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY LG
2.1.1 Tổng quan về công ty
LG Electronics là một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất tại
Hàn Quốc và trên thế giới. có quy mô toàn cầu với 77 chi nhánh và 72.000
nhân viên.
Ngày 15 tháng 8 năm 2005, sau khi sát nhập (từ LG Electronics và
LG Meaca) công ty LG Electronics Việt Nam trở thành một doanh nghiệp
có 100% vốn nước ngoài, với số vốn đầu tư đăng ký là 20,2 triệu USD,
vốn pháp định là 6,6 triệu USD, và là công ty điện tử, điện gia dụng lớn
nhất Việt Nam với các sản phẩm đang dẫn đầu thị trường trong nhiều năm

liền như TV, Đầu DVD, Điều hoà nhiệt độ, Máy giặt, Tủ lạnh, màn hình
LCD, các thiết bị lưu trữ quang học .
Triết lý kinh doanh của LG là thông qua các sản phẩm kỹ thuật số
thông minh sẽ làm cho cuộc sống con người tốt đẹp hơn: “Life’s good”.
Liên tục từ năm 2005 trở lại đây, công ty luôn đạt doanh số hàng
trăm triệu USD, và dự kiến doanh số năm 2009 sẽ đạt 250 triệu USD.
2.1.2 Giới thiệu về dòng sản phẩm LG Slim tivi
Theo phân tích của thị trường hiện nay, dòng sản phẩm tivi bóng
hình đã không còn được một bộ phận người tiêu dùng ưa thích do thiết kế
dầy và cồng kềnh, làm tăng diện tích trưng bày và không thuận lợi khi đặt
trên các giá treo tivi thông thường. Mặt khác, thị trường xuất hiện dòng tivi
LCD và Plasma với kiểu dáng mỏng và đẹp nên có sự thay đổi trong xu

hướng mua sắm các sản phẩm tivi. Tuy có sự phát triển về công nghệ đi
sau, nhưng đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Samsung đã cho ra đời dòng sản


v

phẩm tivi Slimfit, cũng là tivi bóng hình nhưng mỏng hơn 1/3 so với bình
thường, điều này là một sự kiện thúc giục tập đoàn LG phải cho ra đời một
dòng sản phẩm mới tương xứng để cạnh tranh.
Chính vì những lý do này mà dòng sản phẩm LG Slim tivi ( bao
gồm Supper Slim và Ultra Silm) ra đời nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị
trường, nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Cho đến nay, dòng sản phẩm LG Slim tivi gồm tất cả 12 model, theo
thứ tự như sau:
Dòng 21”: 21FS4, 21FS6, 21FS9, 21FU1, 21FU3, 21FU4, 21FU6
Dòng 29”: 29FS4, 29FS6, 29FU1, 29FU3, 29FU4, 29FU5, 29FU6
2.2 PHÂN TÍCH CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH SẢN PHẨM LG SLIM TIVI
Với quan niệm nâng cao năng lực cạnh tranh, có nghĩa là doanh
nghiệp tìm mọi biện pháp nhằm làm cho sản phẩm của mình thoả mãn nhu
cầu của khách hàng và tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Trước hết, có thể dùng
các tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm.
2.2.1 Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm LG slim tivi được phân tích trên các khía cạnh

kiểu dáng, mẫu mã và tính năng sản phẩm. Ở khía cạnh này, LG đã làm
tốt hơn Samsung và các đối thủ cạnh tranh khác. Dòng sản phẩm Slim tivi
của LG có nhiều mẫu mã, kiểu dáng khác nhau với hai loại viền trắng và
viền đỏ nổi bật trên nền đen bóng, được người tiêu dùng đánh giá cao.
Ngoài ra, LG slim tivi cũng có nhiều thế mạnh thể hiện ở các tính
năng sản phẩm, như tính năng XD, công nghệ không dây X-Wave, tính
năng USB. Đây là những tính năng mà sản phẩm của các đối thủ cạnh
tranh không có, do đó cũng góp phần đáng kể vào việc nâng cao năng lực
cạnh tranh sản phẩm.


vi


2.2.2 Chất lượng dịch vụ
Hiện tại theo đánh giá chung thì hầu hết các hãng điện tử chưa quan
tâm đúng mức đến chất lượng dịch vụ, được thể hiện thông qua các chính
sách sau bán hàng. Hiện tại LG có hệ thống trạm bảo hành trên toàn quốc
nhưng hoạt động chưa hiệu quả, bảo hành chậm trễ, nhiều thủ tục, làm ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm và uy tín của công ty. Đây cũng
là những hạn chế mà công ty cần sớm khắc phục trong thời gian ngắn nhất
để tạo ưu thế so với Samsung.
2.2.3 Giá cả
Giá sản phẩm luôn là vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào khi bước vào
kinh doanh cũng phải để tâm.

Hiện tại, việc đặt giá LG Slim tivi vẫn cao hơn so với model cùng
cấp của Samsung. Điều này làm giảm năng lực cạnh tranh đáng kể cho
dòng sản phẩm này.
Mặt khác, hiện tại công ty đang không quản lý được giá bán lẻ tại
các siêu thị lớn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, khiến cho giá bán lẻ
liên tục giảm. Việc này làm giảm lợi nhuận của các cửa hàng khác và gây
ra tâm lý e dè trong việc thúc đẩy doanh số LG Slim tivi
2.2.4 Thị phần
Thị phần là một yếu tố quan trọng thể hiện vị trí của sản phẩm trên
thị trường, cho biết trong tổng dung lượng của thị trường thì sản phẩm đó
chiếm bao nhiêu phần trăm.
Hiện tại trên thị trường, Slimfit của Samsung đứng thứ nhất (48%),

thứ hai là LG Slim tivi (28%) và thứ ba là Slim tivi của Panasonics.
Dự báo trong tương lai, nhu cầu thị trường cho dòng sản phẩm slim
tivi vẫn tăng trưởng tốt, đây là tín hiệu khả quan để các hãng điện tử gia
tăng thị phần của mình.


vii

2.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG DOANH NGHIỆP
TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM LG
SLIM TIVI
Mục tiêu của việc nghiên cứu các yếu tố bên trong doanh nghiệp là

nhằm chỉ rõ các yếu tố nằm trong tầm hoạt động và doanh nghiệp có thể
kiểm soát, qua đó chỉ ra các điểm mạnh và điểm yếu có tác động đến năng
lực cạnh tranh sản phẩm. Doanh nghiệp sẽ phát huy tối đa điểm mạnh của
mình hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm và nâng cao vị thế cho
doanh nghiệp.
2.3.1 Kênh phân phối
Sau hơn 10 năm tồn tại và phát triển, LG đã xây dựng cho mình một
kênh phân phối rất mạnh với các thành viên là các nhà phân phối có đủ
năng lực tài chính và kinh nghiệm. Đây là thế mạnh để công ty phân phối
các sản phẩm slim tivi ra thị trường.
Trong thời gian tới, công ty cần phải chú trọng vào việc phát triển
kênh bán hàng qua các siêu thị điện máy lớn ở Hà Nội và các tỉnh.

2.3.2 Chính sách bán hàng
Chính sách bán hàng là yếu tố tác động trực tiếp đến việc thúc đẩy
doanh số của sản phẩm LG Slim tivi.
Hiện tại, công ty đang áp dụng chính sách bán hàng rất hợp lý với cả
đối tượng nhà phân phối và cửa hàng bán lẻ. Đối với nhà phân phối, để
thúc đẩy sản phẩm LG slim tivi, công ty áp dụng cả thưởng chính thống và
thưởng kín. Đặc biệt, công ty có áp dụng chính sách bù giá để các nhà
phân phối yên tâm mua hàng. Đây là sự khác biệt rất lớn so với Samsung
và đem lại lợi thế cạnh tranh lớn. Đối với cửa hàng bán lẻ ở các tỉnh, công
ty áp dụng chính sách “cuống phiếu” nhằm tăng lợi nhuận.
2.3.3 Chính sách xúc tiến bán hàng
Chính sách xúc tiến bán hàng thể hiện qua hai hình thức chính, là

quảng cáo và khuyến mại.


viii

Về chính sách quảng cáo cho sản phẩm Slim tivi, công ty cũng áp
dụng nhiều hình thức quảng cáo truyền hình, báo chí vv… đặc biệt là việc
hoa hậu Mai Phương Thuý là đại sứ thiện chí để quảng bá hình ảnh LG
Slim tivi. Tuy nhiên, chất lượng quảng cáo còn thua kém đối thủ Samsung
về nhiều mặt.
Về chính sách khuyến mại, đối với sản phẩm LG Slim tivi, công ty
chủ yếu áp dụng các hình thức khuyến mại cho đối tượng là các cửa hàng

bán lẻ để họ tập trung công sức bán hàng, tăng lợi nhuận. Khác với công ty
Samsung, việc khuyến mại chỉ áp dụng cho đối tượng người tiêu dùng, ít
nhiều làm giảm năng lực cạnh tranh sản phẩm.
2.3.4 Năng lực sản xuất
Năng lực sản xuất thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu thị
trường ở một mức độ nhất định. Hiện tại, công suất sản xuất của LG Slim
tivi là 40 nghìn chiếc một tháng, và công ty luôn đạt công suất thiết kế. So
với các đối thủ cạnh tranh khác, với tiềm lực về sản xuất như vậy, nên
công ty LG luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu cung cấp hàng hoá ra thị trường
kịp thời gian, góp phần gia tăng doanh số bán LG Slim tivi.
Ngoài các yếu tố trên, tác giả còn phân tích thêm hai yếu tố khác
cũng có ảnh hưởng nhất định đến năng lực cạnh tranh sản phẩm LG Slim

tivi. Đó là trình độ nguồn nhân lực và trình độ công nghệ. Đây cũng là hai
yếu tố với nhiều các điểm mạnh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh
sản phẩm LG Slim tivi.
2.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ THUỘC MÔI TRƯỜNG NGÀNH
TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM LG
SLIM TIVI
Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Thị trường các sản phẩm điện tử ở Việt Nam có rất nhiều các nhà
sản xuất tham gia với nhiều năng lực khác nhau. Đối thủ cạnh tranh hiện
tại của LG có rất nhiều, nổi bật trong đó là công ty điện tử Samsung Vina,



ix

công ty Sony Việt Nam và công ty Panasonics. Tuy nhiên, LG luôn coi
Samsung là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình. Tất cả các chiến lược
kinh doanh, chính sách bán hàng vv …đều được xây dựng trên cơ sở lấy
Samsung làm đối thủ để so sánh.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn về sản phẩm LG Slim tivi có thể kể đến
sản phẩm slim của các hãng Panasonics, VTB vv… Với tiềm lực mạnh mẽ,
nếu công ty Panasonics đầu tư mạnh mẽ trong tương lai thì đây cũng là
một đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn lớn
Ngoài ra, một số các công ty nhỏ trong nước như VTB, VVC

vv…hay là các nhãn hiệu có nguồn gốc từ Trung Quốc như TCL, COEX .
cũng là những đối thủ đầy tiềm năng đối với sản phẩm LG Slim tivi.
Nhà cung ứng
Hiện tại thì cả công ty LG và Samsung đều nhập linh kiện để sản
xuất slim tivi từ Trung Quốc và từ tập đoàn. Những nguồn cung cấp này là
đầy đủ và đảm bảo độ ổn định cao. Do đó, đây không phải là nhân tố có
nhiều ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm của các công ty này.
Khách hàng
Trước hết, khách hàng của công ty LG là các nhà phân phối. Các
nhà phân phối sản phẩm LG Slim tivi đều có thị trường rộng và có tiềm lực
mạnh mẽ. Ngoài ra, khách hàng của công ty còn là những người tiêu dùng.
Trong thời điểm hiện tại, người tiêu dùng có rất nhiều thông tin. Chính vì

vậy, việc công ty LG nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm LG Slim tivi
là hết sức cần thiết, để có thể chiếm được cảm tình của khách hàng, nhờ đó
nâng cao doanh số bán và hình ảnh của doanh nghiệp.
Sản phẩm thay thế
Hiện tại các sản phẩm công nghệ cao như màn hình tivi LCD hay
Plasma đang trở nên phổ biến và giá cả thì ngày càng rẻ hơn. Đây là sản
phẩm có thể thay thế sản phẩm slim tivi khi người tiêu dùng có nhu cầu.


x

2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN

PHẨM LG SLIM TIVI
2.5.1 Những thành tựu đã đạt được
Dòng sản phẩm LG Slim tivi với nhiều model kiểu dáng khác nhau
đã đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng và có vị thế nhất định
trên thị trường
Hệ thống kênh phân phối các sản phẩm Slim tivi khá bền vững, đảm
bảo duy trì hàng hoá được phân phối đều đi khắp các tỉnh cả nước. Các
thành viên với tư cách là nhà phân phối của công ty LG đều là những đối
tác có tiềm lực về tài chính, kinh nghiệm bán hàng và năng lực quản lý
kênh tốt.
Chính sách bán hàng hiện tại nhìn chung là hợp lý, có tính hỗ trợ
bán hàng cao, làm tăng khích lệ đối với nhà phân phối để họ tập trung

nguồn lực thúc đẩy doanh số các sản phẩm Slim tivi.
Chính sách khuyến mại thu hút được sự quan tâm của các đại lý bán
lẻ, thúc đẩy họ gia tăng doanh số và thu nhiều lợi nhuận.
2.5.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân
Trên cơ sở luôn có sự so sánh về tất cả các mặt với đối thủ cạnh
tranh chính Samsung, mặc dù kết quả đạt được đối với dòng sản phẩm
Slim tivi của công ty LG là khá khả quan và đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn
còn tồn tại một số khiếm khuyết cần được khắc phục và điều chỉnh.
Thứ nhất: Thiếu nhạy bén với các thông tin trên thị trường. Công ty
không có một bộ phận chuyên trách về nghiên cứu thị trường. Công tác
nghiên cứu thị trường đều do nhân viên giám sát bán hàng đồng thời đảm
nhiệm nhưng họ lại không có nhiều thời gian để liên tục bám sát thị trường

ở các tỉnh, do đó mà những thông tin thị trường thực tế bị thiếu hụt.
Thứ hai: chất lượng các sản phẩm dòng Slim tivi chưa thực sự đạt
đến mức hoàn hảo. Chất lượng hình ảnh vẫn bị nhiều các gam màu vàng và
xám nhạt làm cho hình ảnh không thật sắc nét. Mặt khác, chất lượng của


xi

các model tivi khác nhau là không đồng đều, có sự khác biệt rõ rệt khi
trưng bày các loại tivi này cạnh nhau. Điều này là hạn chế rất lớn, làm cho
người tiêu dùng sành sỏi bị phân vân và có thể đánh mất cơ hội bán hàng.
Thứ ba: kênh phân phối bán hàng mảng các siêu thị lớn ở Hà Nội

và các tỉnh đang bị bỏ ngỏ. Ngoài ra, đối với các cửa hàng bán lẻ lớn nhất
ở mỗi thành phố các tỉnh, công ty cũng cần mở rộng mối quan hệ kinh
doanh. Đây là vấn đề quan trọng, sở dĩ hiện tại thị phần Slimfit của công ty
Samsung tăng đột biến vì họ đang làm rất tốt việc kinh doanh với các cửa
hàng lớn ở tỉnh.
Thứ tư: định giá không chính xác cho toàn bộ dòng sản phẩm Slim
tivi. Công ty LG đặt giá cho các model Slim tivi cao hơn so với model
cùng cấp của Samsung. Sản phẩm Samsung do giá rẻ nên dễ bán hơn trên
thị trường, cả nhà phân phối và cửa hàng bán lẻ đều tập trung vào bán mặt
hàng nào giá rẻ, và mang lại nhiều lợi nhuận cho họ. Việc định giá này làm
giảm đi đáng kể năng lực cạnh tranh dòng sản phẩm LG Sim tivi
Mặt khác, việc quản lý giá bán lẻ đối với các trung tâm điện máy

chưa được quan tâm đúng mức, nên gây ảnh hưởng xấu đên việc kinh
doanh và đảm bảo lợi nhuận của các cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc.
Thứ năm: các chương trình xúc tiến bán hàng chưa đem lại hiệu
quả cao. Công ty còn thiếu các chương trình quảng cáo và khuyến mại có
chiều sâu để thu hút sự quan tâm của khách hàng. So với đối thủ cạnh
tranh Samsung thì công tác quảng cáo của LG còn nhiều hạn chế về nội
dung, ý tưởng sáng tạo và truyền tải thông điệp đến khách hàng.
Thứ sáu: hạn chế trong việc chăm sóc khách hàng. Công ty cần
thực hiện nhiều các công việc chăm sóc khách hàng sau khi bán hàng và
đẩy nhanh thời gian bảo hành đối với các sản phẩm Slim tivi bị hỏng, bị
lỗi. Trong kinh doanh hiện đại thì công việc sau khi bán hàng cũng quan
trọng như trước khi bán hàng. Đây là việc làm cần thiết để giữ chân được

các khách hàng trung thành và lôi kéo đối tượng khách hàng mới


xii

CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH SẢN PHẨM LG SLIM TIVI
Trên cơ sở một số những hạn chế đã đề cập ở phần trên, kết hợp với
định hướng kinh doanh của công ty LG trong thời gian tới, tác giả có đưa
ra một số các giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế đó, với hy vọng nâng
cao năng lực cạnh tranh sản phẩm Slim tivi, mang lại hình ảnh công ty LG

ấn tượng hơn đến với người tiêu dùng. Những giải pháp đó gồm có:
3.2.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường
Ở đây tác giả đề cập về nghiên cứu thị trường cho dòng sản phẩm
Slim tivi đã có mặt trên thị trường, không phải áp dụng nghiên cứu thị
trường cho việc phát triển một dòng sản phẩm mới.
Bộ phận nghiên cứu thị trường được thiết lập và có thể áp dụng một
số biện pháp sau:
Thu thập thông tin: tạo ra các phiếu điều tra, bảng hỏi để thu thập
thông tin của khách hàng về chất lượng sản phẩm, mẫu mã …vv và đặc
biệt là quan điểm của họ sau mỗi lần công ty có sự điều chỉnh về giá bán.
Đội ngũ nhân viên thường xuyên đi công tác ở tỉnh, đến các đại lý
để thu thập thông tin về hãng cũng như thông tin về đối thủ cạnh tranh.

Các thông tin về đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Samsung phải được cập
nhật kịp thời.
Các thông tin về thị trường được báo cáo theo một mẫu quy chuẩn
của công ty dựa trên nguyên tắc 3C (customer: khách hàng-đại lý;
competitor: đối thủ cạnh tranh; consumer: người tiêu dùng) và nguyên tắc
4P ( product: sản phẩm; promotion: khuyến mại; price: giá cả; place: kênh
phân phối )


xiii

Những thông tin sau khi đã được tổng hợp sẽ được cung cấp cho

phòng bán hàng. Từ những thông tin này, phòng bán hàng nắm được diễn
biến thị trường và ra các quyết định và chính sách hợp lý để thích ứng với
sự biến động của thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
3.2.2 Nâng cao chất lượng sản phẩm
Thứ nhất: mẫu mã sản phẩm. Công ty LG cần phải nghiên cứu và
cho ra đời nhiều mẫu sản phẩm mới, đa dạng hoá hơn nữa các model slim
tivi. Công ty cần chú trọng nghiên cứu và thiết kế vỏ khung viền của Slim
tivi theo kiểu cách giống như tivi LCD, cải tiến mẫu mã, tạo ra nét độc đáo
riêng, liên tiếp tung ra thị trường các sản phẩm mới thay thế, nâng cao
năng lực cạnh tranh cho sản phẩm
Thứ hai: tính năng sản phẩm. Bộ phận nghiên cứu và phát triển
sản phẩm của công ty cần nghiên cứu và xem xét việc bỏ bớt một số tính

năng không cần thiết. Đó là những tính năng ít được sử dụng đến, và việc
cắt bớt những tính năng này không hề làm giảm chất lượng của sản phẩm
Slim tivi. Ví dụ như tính năng X-Wave, mắt vàng cảm ứng vv … Thêm
vào đó, cắt bớt tính năng sẽ làm giảm giá linh kiện sản xuất và giá thành
sản phẩm, góp phần nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh.
3.2.3 Định giá bán phù hợp với thị trường
Định giá bán buôn
Công ty cần có sự điều chỉnh giá bán dòng sản phẩm Slim tivi cho
phù hợp trên cơ sở so sánh model tương đồng với đối thủ cạnh tranh trực
tiếp là Samsung. Hiện tại, nhìn chung khi so sánh các sản phẩm tương
đồng giữa LG và Samsung thì giá của LG cao hơn khoảng 2%. Việc giảm
giá bán thấp hơn đối thủ cạnh tranh Samsung mặc dù đã nằm trong kế

hoạch của ban giám đốc nhưng vẫn cần phải triển khai nhanh hơn nữa.
Để cắt giảm giá bán, nhưng tránh hiện tượng lỗ vốn, LG cần nghiên
cứu cắt giảm một số tính năng không thực sự cần thiết khi người tiêu dùng


xiv

sử dụng. Ví dụ như tính năng mắt vàng cảm ứng, hình ảnh vòm, chức năng
X-Wave vv ….
Quản lý giá bán lẻ
Công ty LG nên quy định một mức giá bán lẻ áp dụng với tất cả các
trung tâm điện máy lớn mà có tầm ảnh hưởng rộng ra thị trường. Khi áp

dụng, công ty LG sẽ tính toán mức lợi nhuận tối thiểu cho các cửa hàng,
thường là 15%, và buộc các cửa hàng phải bán giá niêm yết (sau khi trừ đi
khuyến mại, nếu có) cao hơn hoặc thấp nhất bằng giá quy định.
3.2.4 Cải tiến và thiết lập kênh phân phối mới
Kênh phân phối mới được mở rộng trên cơ sở kênh phân phối cũ,
với việc kết nạp thêm các siêu thị điện máy lớn ở Hà Nội và các tỉnh. Việc
lựa chọn thành viên là các đại lý tham gia vào kênh phân phối phải hết sức
kỹ càng. dựa trên các tiêu chí như: kinh nghiệm kinh doanh, năng lực kinh
doanh, năng lực về tài chính, thị trường của các đại lý vv…
Sau khi lựa chọn được các đại lý, công ty cần xây dựng chính sách
bán hàng một cách rõ ràng, không bị chồng chéo
Về phía công ty LG: cần chuẩn bị thêm nguồn nhân lực để quản lý

mảng kênh phân phối với các cửa hàng ở tỉnh.
3.2.5 Nâng cao hiệu quả các chương trình xúc tiến bán hàng
Quảng cáo
Xây dựng lại ngân sách quảng cáo và các chương trình quảng cáo.
Việc quảng cáo phải được thực hiện đồng bộ và đồng loạt trên tất cả các
phương tiện thông tin đại chúng thì mới đem lại hiệu ứng rõ rệt và nâng
cao hiệu quả.
Khuyến mại
Tiếp tục tập trung vào khuyến mại cho cửa hàng bán lẻ, nhưng giảm
tần suất thay vào đó là nâng cao hiệu quả.
3.2.6 Nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng
Thứ nhất là bảo hành



xv

Công ty nên mở thêm danh sách trung tâm bảo hành tại các tỉnh,
phân bố đều khắp và hợp lý, lựa chọn đúng các đại lý đã được chọn vào
làm thành viên khi mở rộng kênh phân phối.
Ngoài ra, công ty cũng cần thực hiện các đợt kiểm tra và thay thế
miễn phí linh kiện đối với các sản phẩm đã hết hạn bảo hành. Những chiến
dịch như vậy sẽ làm tăng tuổi thọ của sản phẩm Slim tivi và tạo sự tin
tưởng đối với khách hàng.
Thứ hai là chăm sóc khách hàng

Những hoạt động này là cơ sở để mang lại niềm tin của khách hàng
đối với các thương hiệu sản phẩm của công ty LG, và cũng là cơ sở để
khách hàng gia tăng khả năng mua những sản phẩm khác của công ty trong
tương lai.
3.2.7 Nâng cao uy tín thương hiệu
Uy tín thương hiệu là tài sản vô hình vô cùng lớn của công ty LG.
Việc tiếp tục củng cố và nâng cao uy tín thương hiệu trong thời gian tới là
nhiệm vụ quan trọng, cần được đầu tư chăm chút và là định hướng về lâu
dài. Một cách đồng bộ, công ty chú trọng phát triển các sản phẩm mới với
chất lượng cao và giá trị sử dụng lớn; tập trung nâng cao chất lượng dịch
vụ; mở rộng sức mạnh tài chính; đẩy mạnh có hiệu quả các chương trình
marketing; xây dựng đội ngũ nhân viên có chất lượng vv…Đồng bộ phát

huy có hiệu quả các hoạt động này sẽ giúp nâng cao uy tín thương hiệu đối
với người tiêu dùng. Khi đó, sẽ rất có cơ sở để người tiêu dùng lựa chọn
cho mình các sản phẩm của LG nói chung và sản phảm Slim tivi nói riêng.
3.2.8 Mở rộng thị trường xuất khẩu
Theo định hướng chung của công ty, trong thời gian tới sẽ chú trọng
đến xuất khẩu sang các nước trong khu vực và hai thị trường lớn là Nga và
Trung Quốc. Việc xuất khẩu này vừa làm tăng doanh số, vừa thu thêm
được ngoại tệ để làm tăng sức mạnh tài chính.


xvi


KẾT LUẬN
Việc phân tích và đánh giá đúng thực trạng, tìm ra nguyên nhân và
từ đó đưa ra một số giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
sản phẩm Slim tivi của công ty LG là vấn đề quan trọng không chỉ về mặt
nhận thức lý luận mà còn mang ý nghĩa thực tiễn. Xuất phát từ quan điểm
này, luận văn đã tập trung vào giải quyết một số vấn đề sau:
Luận văn hệ thống hoá các vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng lực
cạnh tranh sản phẩm. Luận văn đưa ra các tiêu chí cụ thể và cơ bản để
đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm, như các tiêu chí về chất lượng,
giá cả, kênh phân phối, chính sách bán hàng, doanh thu, thị phần vv …
Ngoài ra, để xem xét năng lực cạnh tranh sản phẩm một cách toàn diện,
luận văn còn đề cập đến một số tiêu chí quan trọng như môi trường ngành,

trình độ nguồn nhân lực, trình độ công nghệ gián tiếp ảnh hưởng đến năng
lực cạnh tranh sản phẩm Slim tivi
Bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau và phân tích một cách kỹ lưỡng,
luận văn đã đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm Slim tivi
trên cơ sở so sánh với sản phẩm tương tự của đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Samsung. Nhờ đó, luận văn đã chỉ rõ được những ưu điểm và những hạn
chế cần khắc phục của sản phẩm Slim tivi
Căn cứ vào định hướng chung của công ty LG trong tương lai, luận
văn đã đưa ra các quan điểm và hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh sản phẩm Slim tivi. Mặt khác, cần phải thực hiện một
cách đồng bộ và nhanh chóng các giải pháp này để đạt được tính khả thi
cao và đạt được mục tiêu như mong muốn




×