Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Phát triển du lịch Hà Nội trong hội nhập kinh tế quốc tế. Kinh nghiệm và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.64 KB, 14 trang )

i

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài

Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, Du lịch đã được coi như như một sở
thích, một nhu cầu khách quan của con người. Ngày nay, các nước trên thế giới
đã coi du lịch không chỉ là một ngành kinh tế quan trọng mang lại hiệu quả kinh
tế cao mà còn là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá - xã
hội, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển, các nước đang tiến hành công
nghiệp hoá với việc mở mang đô thị hoá.
Trong những năm qua, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế kinh tế Thủ
đô Hà Nội cùng cả nước đạt được nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, ngành
du lịch đã phát triển rất nhanh và trở thành một ngành kinh tế quan trọng góp
phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của thủ đô. Hà Nội còn là một trung
tâm du lịch có sức hấp dẫn của cả nước. Trước yêu cầu ngày một tăng của
lượng khách quốc tế cũng như khách trong nước, nhiệm vụ đặt ra là phải nghiên
cứu đánh giá thực trạng, đưa ra các giải pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng
du lịch của Hà Nội. Từ đó đặt ra vấn đề là cần phải làm gì để có thể phát triển
du lịch Hà Nội sao cho tương xứng với vị trí, vai trò to lớn của nó trong thời kỳ
hội nhập quốc tế.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến sự phát triển của du lịch Hà
Nội nhưng chưa có công trình nào đề cập một cách toàn diện và đầy đủ sự phát
triển du lịch Hà Nội trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Đó chính là lý do
học viên chọn đề tài nghiên cứu: "Phát triển du lịch Hà Nội trong hội nhập
kinh tế quốc tế. Kinh nghiệm và giải pháp” làm nội dung nghiên cứu

2. Mục tiêu nghiên cứu.
 Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của du lịch
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.



ii

 Nghiên cứu và phân tích những yếu tố và điều kiện để phát triển Du Lịch
Hà Nội.
 Nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn thủ đô Hà Nội trong
thời kỳ hội nhập quốc tế.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động du lịch Hà Nội trong
thời kỳ hội nhập quốc tế.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động du lịch của thủ đô Hà
Nội trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
 Phạm vi nghiên cứu của đề tài là : Các chính sách và giải pháp trong phát
triển du lịch và những kết quả, hạn chế trong hoạt động du lịch Hà Nội từ năm
2000 đến năm 2007
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
phương pháp nghiên cứu luận văn là phương pháp lịch sử kết hợp với
phương pháp lôgíc, đồng thời còn sử dụng các phương pháp cụ thể như thống
kê, phân tích tổng hợp, phương pháp khảo sát thực tiễn v.v để là rõ nội dung
nghiên cứu
5. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn bao gồm 3 phần:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận cơ bản và kinh nghiệm thực tiễn về
hoạt động du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế

Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động du lịch Hà Nội trong hội nhập kinh
tế quốc tế
Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp tiếp tục phát triển du lịch Hà nội
trong hội nhập kinh tế quốc tế.



iii

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM
THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động du lịch trong hội
nhập kinh tế quốc tế
1.1.1. Khái niệm du lịch
Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng
dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá dịch vụ của những doanh nghiệp nhằm
đáp ứng các nhu cầu về đi lại, ăn uống, lưu trú, tham quan, giải trí, tìm hiểu và
các nhu cầu của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế
chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp
1.1.2. Các loại hình du lịch:
Hoạt động du lịch có thể phân thành các nhóm tuỳ thuộc tiêu chí đưa ra.
Hiện nay, đa số các chuyên gia về du lịchViệt Nam phân chia các loại hình du
lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây : Phân loại theo môi trường tự nhiên ,
theo mục đích chuyến đi, theo lãnh thổ hoạt động, theo đặc điểm địa lý của
điểm du lịch, theo phương tiện giao thông, theo loại hình lưu trú, theo hình thức
tổ chức, theo độ daì chuyến đi, và theo phương thức hợp đồng
1.1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hình thành và phát triển du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, quá trình phục vụ nhu cầu của
khách du lịch có sự tham gia của nhiều ngành khác nhau, do vậy sự hình thành
và phát triển du lịch chịu sự tác động, chi phối của nhiều nhân tố, khách quan lẫn
chủ quan, trực tiếp hay gián tiếp. các nhân tố ảnh hưởng đến du lịch bao gồm.
- Tài nguyên du lịch
- Các nhân tố kinh tế - chính trị - xã hội

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
- Nguồn nhân lực
1.1.4.Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia
- Du lịch làm tăng thêm thu nhập quốc dân.
- Du lịch tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập.


iv

- Du lịch còn được coi là nguồn thu ngoại tệ quan trọng
- Du lịch là một ngành kinh tế đem lại tỷ suất lợi nhuận cao.
- Thông qua các hành trình du lịch, những giá trị sẽ được tôn vinh.
- Du lịch góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.
1.1.5. Tác động của hội nhập quốc tế đối với sự phát triển du lịch.
Trong thế kỷ 21 tình hình thế giới sẽ có những biến đổi sâu sắc với những
bước nhảy vọt chưa tình thấy về khoa học và công nghệ .
- Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, nơi có chiều hướng gia tăng
về du lịch.
- Nhu cầu đi du lịch Việt Nam ngày càng tăng với khách du lịch Nhật Bản,
- Các hãng hàng không Việt Nam, Nhật, Mỹ, Pháp, Nga, Trung Quốc, Hồng
Kông, Đài Loan, Thái Lan, Singapo. đã mở thêm một loạt đường bay thẳng.
- Cạnh tranh du lịch trong khu vực và thế giới ngày càng gay gắt, khủng
hoảng tài chính, năng lượng, thiên tai, , Xung đột dân tộc, tôn giáo và chạy đau
vũ vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố v.v
- Du lịch Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển ,điểm xuất phát
quá thấp so với du lịch nhiều nước trong khu vực.

1.2. Kinh nghiệm và thực tiễn về phát triển du lịch của một số thành
phố trong nƣớc trong hội nhập kinh tế quốc tế
Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch của cả nước. Sau khi Việt Nam
gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), du lịch Thành phố đã có những
chuyển biến rõ rệt đó là.
- Công tác cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh lành ma ̣nh.
- Thành phố tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
- Tăng cường công tác tuyên truyề n quảng bá trong đó.
Thành phố Đà Nẵng
Là thành phố có nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển du lịch. Với
lợi thế về cảng biển và sân bay quốc tế hành phố đà nẵng. Đà Nẵng đã thực hiện.
- Tập trung đầu tư phát triển du lịch một cách đồng bộ, có trọng điểm.
- Xây dựng chiến lược phát triển du lịch Đà Nẵng đến năm 2010.
- Tập trung xây dựng sản phẩm chủ lực của Đà Nẵng.
- Hình thành các trung tâm mua sắm, bán hàng lưu niệm hiện đại.


v

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH HÀ NỘI TRONG THỜI
KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
2.1.Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá và những lợi thế của
du lịch Hà Nội
2.1.1 Điều kiện tự nhiên:
- Vị trí địa lý
Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Châu thổ sông Hồng có toạ độ địa lý
là 20025’ đến 21023’ vĩ độ Bắc và 105015’ đến 106003’ kinh độ Đông, phía Bắc
giáp Thái Nguyên, phía Nam giáp tỉnh Hà Nam , phía Đông và Đông Nam giáp
tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc.
Hiện nay vào ngày 1-8-2008 ,thủ tướng đã chính thức ký quyết định mở
rộng thủ đô Hà Nội bao gồm ranh giới TP.Hà Nội hiện tại, Hà Nội bây giờ có

diện tích là 3.300 km2
- Khí hậu:
Hà Nội nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm có đủ bốn mùa:
xuân, hạ, thu, đông. Mùa thu Hà Nội trời trong xanh, gió mát. Những ngày cuối
thu se se lạnh và nhanh chóng hoà nhập vào mùa đông.
2.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội
Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của cả nước, lại có lịch
sử hình thành gần nghìn năm, Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội là nơi giao lưu
văn hóa rộng khắp với các vùng trong cả nước và trên thế giới.
Hà Nội cũng có nhiều điểm thuận lợi cho phát triển du lịch. Là thủ đô
của cả nước, Hà Nội có một nguồn khách tiềm năng lớn, đặc biệt là nơi diễn ra
nhiều cuộc hội nghị, hội thảo quan trọng của cả nước, tạo điều kiện cho du lịch
phát triển, lại là nơi tập trung các trường đại học lớn trong cả nước, tạo nguồn
lực quan trọng và có trình độ du lịch Hà Nội nói riêng, cho du lịch nói chung.
Cho đến nay, người Hà Nội vẫn miêu tả được khá đúng và đầy đủ về nếp
sống thanh lịch truyền thống. Văn hóa ẩm thực được các nhà văn phân tích khá
tường minh, cách ăn uống này suy cho cùng là một nét đặc trưng của nếp sống.
Người Hà Nội thanh lịch, các món ăn mang tính chất Hà Nội thanh cảnh, tinh


vi

tế, sạch sẽ, không nhiều món nhưng món nào cũng phải đủ gia vị. Cái ngon, nét
tinh tuý trong mỗi món ăn dạt dào hương vị thôn quê được truyền từ đời này
sang đời khác.
Người Hà Nội có truyền thống thanh lịch, tao nhã đặc tính đó còn được
thể hiện cả trong vui chơi giải trí của người Hà Nội. Đặc biệt nổi bật hơn cả là
các chương trình biểu diễn múa rối và hầu như khách nước ngoài nào đến Hà
Nội cũng đi xem múa rối nước mà Hà Nội cũng chính là nơi hồi sinh cho môn
nghệ thuật truyền thống này. Ngoài ra Hà Nội còn có tất cả các loại hình nghệ

thuật sân khấu truyền thống (các nhà hát chèo, tuồng, cải lương và các nhà hát
kịch nói hiện đại).
2.2. Thực trạng phát triển du lịch Hà Nội trong thời kỳ hội nhập kinh tế
quốc tế
2.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà Nước và của Hà Nội về phát
triển du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế
* Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước
Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương ,chính
sách, quy chế để phát triển kinh tế ngoại nói chung và du lịch riêng đó là :
- Kiện toàn và đổi mới tổ chức,
- Đa dạng hoá các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch:
- Đầu tư xây dựng CSHT: CSHT
- Bảo vệ, tôn tạo TNDL và môi trường tự nhiên:
- Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ:
* Chủ trương, chính sách của Hà Nội về phát triển du lịch trong hội
nhập kinh tế quốc tế
- Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch trong nước
- Công tác xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch quốc tế:
- Thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực hỗ trợ các doanh nghiệp
- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng du lịch
- Nâng cao chất lượng các chương trình du lịch
2.2.2. Khái quát hoạt động du lịch Hà nội trước năm 2000
Lượng khách quốc tế đến Hà Nội có tốc độ tăng định gốc rất cao, năm 2000
so với năm 1990 tăng 710,4%. Tốc độ phát triển bình quân hàng năm giai đoạn


vii

1990-2000 là 16,51%, cao hơn tốc độ phát triển trung bình của cả nước
(12,65%). Do các tác động khách quan nên lượng khách quốc tế đến Hà Nội

giảm sút vào các năm 1998 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính Châu Á
Bên cạnh những thành tựu đạt được du lịch Hà Nội trước năm 2000 còn
bộc lộ một số hạn chế :
- Sản phẩm du lịch Hà Nội vẫn còn nghèo nàn,
- Nhận thức xã hội với du lịch phát triển tốt
- Sức cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Hà Nội chưa cao
- An toàn giao thông đường bộ, đường thủy v.v..
- Hàng không chưa đáp ứng kịp nhu cầu, thiếu máy bay, không ổn định được
giờ bay, giá vé nội địa còn cao đã ảnh hưởng đến hoạt động du lịch.
2.2.3.Thực trạng phát triển du lịch Hà Nội thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
(2000-2007)
- Khách du lịch từ nƣớc khác đến Hà Nội và các điểm du lịch khác trên
phạm vi lãnh thổ Việt Nam .
Thị phần khách quốc tế của Hà Nội ngày càng lớn, từ chỗ chiếm 20% cả
nước giai đoạn 1998-2000, đã tăng lên trên 30% giai đoạn 2001-2006 lượng
khách quốc tế đến Hà Nội có tốc độ tăng định gốc rất cao, năm 2007 so với năm
2000 tăng 913,4%. Tốc độ phát triển bình quân hàng năm giai đoạn 2000-2007
là 15,52%, cao hơn tốc độ phát triển trung bình của cả nước (12,65%),
Bên cạnh đó trong giai đoạn này đất nước đã tham gia hội nhập quốc tế một
cách sâu rộng cũng chính vì vậy chúng ta đã tổ chức nhiều hội nghị hội thảo
quan trọng như .Chúng ta đã tổ chức thành công hội nghị Hội nghị cấp cao diễn
đàn hợp tác Á - Âu lần thứ năm (ASEM 5) ,Hội nghị Diễn Đàn Hợp Tác Kinh
Tế Châu Á Thái Bình Dương, tức APEC -2006 do đó khách du lịch quốc tế
chính trị tăng mạnh
- Khách du lịch từ Hà Nội đi các nƣớc khác
Khách du lịch từ Hà Nội ra nước ngoài tập trung vào các đối tượng chính là
những công nhân có mức thu nhập cao (trên 4 triệu đồng/tháng) bao gồm các
đối tượng: Đối tượng thứ nhất có sự hỗ trợ kinh phí của cơ quan
- Khách từ các địa phƣơng khác đến du lịch Hà Nội



viii

Khách du lịch nội địa đến Hà Nội có mức tăng trưởng cao, tốc độ tăng
trưởng trung bình thời kỳ 2000-2007 là 37,88%/năm. Khách du lịch nội địa là cư
dân của 64 tỉnh thành tới Thủ đô, hình thức chủ yếu là đi theo các chuyến đi
- Lƣợng khách du lịch từ Hà Nội đến các địa phƣơng khác
Do kinh tế phát triển, trình độ dân trí được nâng cao, tốc độ đô thị hoá
nhanh, tăng dân số cơ học lớn, môi trường bị ô nhiễm. Hà Nội lại là nơi tập trung
nhiều cơ quan, tổ chức nên nhu cầu du lịch của cư dân Hà Nội đến các điểm du
lịch trong nước ngày càng tăng. Tốc độ tăng trưởng trung bình 22,78%/năm. Đối
với cư dân Hà Nội đi du lịch tập trung khó rõ nét theo mùa: mùa du lịch lễ hội
(tập trung vào các tháng 12-2 dương lịch hàng năm) và mùa du lịch nghỉ biển
(tập trung vào các tháng 6-8 dương lịch hàng năm)
- Doanh thu du lịch Hà Nội tăng lên qua các năm
Mặc dù bối cảnh thị trường có nhiều biến động bất lợi: khủng hoảng tài
chính khủng bố gia tăng, giá cả đặc biệt là giá dầu tăng…nhưng doanh thu du
lịch Hà Nội vẫn tăng đều qua các năm, tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân
hàng năm giai đoạn 2000-2007 đạt 32,84%.
Đánh giá về thành tựu và hạn chế của du lịch Hà Nội trong hội nhập
kinh tế quốc tế 2000-2007
Thành công
Ngành du lịch Hà Nội đã đạt hiệu quả kinh tế xã hội, thể hiện vai trò của
ngành kinh tế quan trọng. Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng, Du lịch Thủ đô
đã phát triển theo đúng định hướng : bền vững, giữ gìn được truyền thống văn
hóa lịch sử, môi trường, đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Hệ thống cơ sở vật chất
kỹ thuật đã được nâng cấp và hoàn thiện, chất lượng dịch vụ được cải tiến, nhiều
chương trình du lịch mới ra đời, môi trường du lịch ngày càng được cải thiện.
- Đóng góp phát triển kinh tế-xã hội
+ Đóng góp ngân sách

Chỉ tiêu đóng góp ngân sách là chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự đóng góp
của ngành du lịch vào Ngân sách Nhà nước, đánh giá hiệu quả kinh tế của ngành
trong cơ cấu nền kinh tế.
- Giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động.
Về đội ngũ nhân viên, số lượng lao động trực tiếp trong toàn ngành du lịch
Hà Nội là 28.000 người, số lao động gián tiếp là 39.000 người.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.


ix

Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ, trong cơ cấu nền kinh tế hiện đại thì giá trị
các ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng khối dịch vụ, góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm
2007 tỷ trọng GDP của du lịch Hà Nội đạt xấp xỉ 7%.
- Góp phần phát huy bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc.
Việc phát triển du lịch không thể tách rời khỏi các giá trị văn hoá truyền
thống: TNDL nhân văn là cơ sở để phát triển hoạt độgn du lịch, ngược lại, sự
phát triển của du lịch sẽ góp phần tôn vinh, bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hoá truyền thống.
Những hạn chế và nguyên nhân
Hạn Chế
- Sức cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Hà Nội chưa cao, thể hiện ở
các đặc điểm: Chất lượng sản phẩm du lịch trên địa bàn Hà Nội chưa đồng đều.
Quy mô kinh doanh của nhiều doanh nghiệp du lịch còn nhỏ, kết cấu hạ tầng
kinh tế-xã hội còn kém, giá sản phẩm du lịch còn cao số lượng, chủng loại sản
phẩm du lịch nhiều, phong phú, nhưng sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng
mang bản sắc Hà Nội còn ít, phân tán, manh mún.
- Doanh nghiệp lữ hành của Hà Nội. Lực lượng hướng dẫn viên thiếu.
- Hệ thống vận tải còn thiếu phương tiện hiện đại, hệ thống taxi tuy đủ về

số lượng nhưng chất lượng phục vụ còn yếu. Hệ thống xe buýt chưa thuận tiện
như ở các nước trong khu vực. Một số tuyến đường có quy định bất hợp lý về tốc
độ khiến tăng thời gian đi lại, gây mệt mỏi cho khách.
- Kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, đường xá, bến bãi kém nên
kéo dài thời gian đi trên đường của khách, giảm sự hấp dẫn.
- Hà Nội rất thiếu các trung tâm hội nghị hội thảo lớn phục vụ du khách nói
chung và du lịch hội nghị hội thảo nói riêng.
- Xuất nhập cảnh : chưa thuận lợi so với các quốc gia trong khu vực,
- Môi trường nhiều nơi chưa được chú ý, ô nhiễm ngày càng cao,.
-Thuế nhập khẩu phương tiện vận chuyển của Việt nam cao nhất khu vực
Đông Nam Á khiến giá thành cho việc vận chuyển cao, đẩy giá đi du lịch Việt
Nam cao hơn các nước trong khu vực…
Nguyên Nhân.
- Các Doanh nghiệp Du lịch Hà Nội vừa mới chuyển sang cơ chế mới,
hoạt động khó hiệu quả ngay, làm cho khả năng tăng cao hiệu quả kinh tế là khó
khăn.


x

- Công tác hậu kiểm đối với các doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh
nghiệp còn bất cập, làm cho môi trường kinh doanh du lịch bị tổn hại
- Chưa có cơ chế hữu hiệu khai thác các tiềm năng du lịch của thủ đô
- Phản ứng của doanh nghiệp trên thị trường chưa thật mau lẹ,
- Giá đi du lịch Việt Nam cao so với các nước khác do giá đầu vào cao.
- Hình ảnh về Hà Nội – Việt Nam tuy xuất hiện nhưng chưa nhiều , chưa
mang tính chuyên nghiệp và gây ấn tượng mạnh trên các phim, ảnh và các ấn
phẩm quảng cáo của các cơ quan thông tin đại chúng và các hãng du lịch nước
ngoài.
2.3. Bài học kinh nghiệm về thực tiễn du lịch Hà Nội trong hội

nhập kinh tế quốc tế
Từ hoạt động du lịch của thành phố Hà Nội trong hội nhập kinh tế quốc tế
có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau đây:
- Trong mở cửa hội nhập, cần tôn trọng công tác tuyên truyền , quảng bá
du lịch để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, đặc biệt là khách du lịch
nước ngoài.
- Cần chú trọng công tác quy hoạch và bảo tồn các tài nguyên du lịch
trong chiến lược phát triển du lịch các địa phương. Song song với việc giữ gìn
những di tích lịch sử,những quần thể kiến trúc có giá trị cần thiết phải đầu tư
bằng nguồn vốn Nhà nước hoặc kêu gọi vốn đầu tư của các đối tác trong và
ngoài nước để cải tạo khu phố cổ,
- Để phát triển hoạt động du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế, cần chú
trọng đến nâng cấp cơ sở hạ tầng, đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, chú trọng
phát triển đội ngũ nhân lực.
- Cùng với việc xây dựng các cơ sở lưu trú phải đồng thời xây dựng và
nâng cấp các hệ thống giao thông, phát triển phương tiện vận tải, cũng như
không ngừng đổi mới thiết bị và công nghệ trong các cơ sở lưu trú.
- Chú trọng cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho khách nước
ngoài xuất cảnh và nhập cảnh thuận lợi.
- Ngành du lịch cần có sự phối hợp với các sở ban ngành trên địa bàn góp
phần làm tốt chức năng định hướng và quản lý hoạt động du lịch có hiệu quả hơn
trong hội nhập kinh tế quốc tế.


xi

CHƢƠNG III
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ
NỘI TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
3.1. Định hƣớng phát triển du lịch Hà Nội và một số cam kết hội nhập

quốc tế
Hà Nội có nhiều lợi thế về vị trí, tiềm năng phát triển du lịch. Chính vì
vậy trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đến năm 2010 có
chủ trương: Đưa ngành du lịch thủ đô xứng đáng với vị trí là một trung tâm du
lịch lớn của cả nước, trở thành ngành kinh tế quan trọng trong thập niên đầu của
thế kỷ 21.
Hội nhập du lịch của Hà nội trong ASEAN
Mục tiêu chung của tất cả các nước thành viên ASEAN trong lĩnh vực du
lịch là phát triển ASEAN thành một điểm du lịch chung có khả năng cạnh tranh
trên thế giới trên cơ sở kết hợp các thế mạnh của từng thành viên, phát triển du
lịch bền vững, tạo điều kiện tự do hóa đi lại trong khu vực, thủ đô các nước
Hội nhập du lịch của Hà Nội trong APEC
Sau khi trở thành thành viên chính thức của APEC vào tháng 11/1998,
Việt Nam đã tích cực tham gia các phiên họp Nhóm công tác về du lịch APEC,
Hội nghị Bộ trưởng du lịch APEC tại Hà Nội đã xây dựng Kế hoạch hành động
quốc gia (IAP) về du lịch, trong đó tập trung vào minh bạch hoá chính sách liên
quan đến thương mại dịch vụ du lịch, và có những cam kết cụ thể về mức độ
mở cửa thị trường du lịch cho Hà Nội
Cam kết về dịch vụ du lịch của Hà Nội trong Hiệp định Thƣơng Mại
Việt Nam-Hoa Kỳ
Việt Nam đưa đưa ra cam kết hai lĩnh vực dịch vụ lớn, trên cơ sở nội dung
cam kết du lịch trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, cụ thể là:
- Dịch vụ khách sạn, nhà hàng.
- Dịch vụ lữ hàng, điều hành tour.
Cam kết của dịch vụ du lịch Hà Nội trong đàm phán gia nhập WTO


xii

- Dịch vụ khách sạn, nhà hàng: Du lịch Hà Nội chủ trương mở cửa thị

trường cho đầu tư liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài
- Dịch vụ lữ hàng, điều hành tour: Các cam kết mở cửa thị trường được
xây dựng theo lộ trình về thời gian cũng như tỷ lệ vốn
3.2. Một số quan điểm phát triển du lịch Hà Nội trong thời kỳ hội nhập kinh
tế quốc tế
Một là; Phát triển du lịch Hà Nội phải theo qui định hướng phát triển du
lịch Đảng, Nhà nước TW và địa phương.
Hai là; phát triển du lịch Hà Nội phải đặt trong mối quan hệ hữu cơ với
việc phát triển kinh tế xã hội của Thành phố, nhằm đạt tốc độ tăng trưởng và
hiệu quả kinh tế xã hội cao.
Ba là; đa dạng hoá các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch ,
tăng cường đầu tư cho doanh nghiệp quốc doanh, tạo lập môi trường cạnh tranh
du lịch lành mạnh.
Bốn là; phát triển du lịch gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn
an ninh chính trị trật tự xã hội.
Năm là; khai thác hiệu quả các lợi thế của Hà Nội, tạo ra các sản phẩm
đặc trưng, mang đậm bản sắc dân tộc, chú trọng phát triển sản phẩm du lịch có
chất lượng cao.
Sáu là; xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm du lịch của vùng Bắc Bộ và là
một trung tâm du lịch lớn của cả nước.Phấn đấu trong tương lai đưa Hà Nội trở
thành đô thị du lịch.
3.3. Một giải pháp phát triển Du lịch Hà Nội trong thời kỳ hội nhập
kinh tế quốc tế
3.3.1. Những giải pháp từ phía Nhà nước và Sở du lịch Hà Nội
- Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với kinh doanh du lịch trên địa
bàn Hà Nội
- Chú trọng đầu tư phát triển du lịch
- Xây dựng chủ trương, chính sách, luật pháp, chiến lược quy hoạch phát
triển du lịch
- Tăng cường công tác đào tạo,bồi dưỡng đội ngũ nhân viên ngành du lịch.

3.3.2. Những giải pháp với các doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp lữ hành


xiii

- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
- Công tác marketing luôn được coi trọng
Đối với Khách sạn và cơ sở lƣu trú
- Nâng cao chất lượng dịch vụ
- Chú ý hoạt động xúc tiến du lịch

3.4. Những kiến nghị:
3.4.1. Với thành phố:
- Đề nghị các cấp chính quyền, các ngành duy trì môi trường văn hoá, văn
minh du lịch trên phạm vi toàn thành phố.
- Tạo điều kiện cho công tác tuyên truyền quảng bá du lịch :
- Đề nghị Thành phố chỉ đạo thực hiện công tác quy hoạch chi tiết hệ
thống cơ sở lưu trú trên địa bàn Hà Nội đến năm 2010.
- Phát triển du lịch cần phải giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam,
cũng như những nét văn hoá đặc trưng của Thủ đô Hà Nội.
- Phải nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà
Nội từ nay đến năm 2010,
- Kiên quyết cổ phần hoá một số khách sạn,
- Tăng cường liên doanh trong và ngoài nước
- Hình thành một số đường phố văn hoá du lịch như phố cổ đi bộ
3.4.2. Kiến nghị với Tổng cục du lịch và sở du lịch Hà Nội
- Đề nghị Sở du lịch và Tổng cục Du lịch tiếp tục tăng cường quan
tâm,chỉ đạo đối với Du lịch Hà Nội.
- Nhà nước cần nhất quán chủ trương vĩ mô về mở cửa, hoà nhập với nền

kinh tế thế giới và khu vực..
- Cần cải tiến và rút ngắn thời gian làm thủ tục thị thực,
- Cần có một cơ chế huy động vốn để nâng cấp, giữ gìn các di tích lịch sử.
3.4.3. Với Nhà nước
- Cần cải tiến và rút ngắn thời gian làm thủ tục thị thực, mở rộng các đối
tượng làm thị thực tại cửa khẩu hoặc miễn thị thực nhập cảnh cho khách du lịch
vào Việt Nam.
- Kiến nghị với nhà nước có một cơ chế huy động vốn để nâng cấp, giữ
gìn các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh thuộc phạm vi Hà Nội


xiv

KẾT LUẬN
Nghiên cứu đề tài: " Phát triển du lịch Hà Nội trong hội nhập Kinh tế quốc
tế - kinh nghiệm và giải pháp" Luận văn đã hoàn thành những mục tiêu nghiên
cứu và có những đóng góp sau.
1. Đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch trong
hội nhập kinh tế quốc tế. Ở đó, luận văn đã làm rõ thêm khái niệm về du lịch,
các loại hình du lịch. Đặc biệt luận văn đã chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến
phát triển du lịch và vai trò của du lịch đến phát triển kinh tế - xã hội, cũng như
tác động của hội nhập Kinh tế quốc tế đến phát triển du lịch trong thời đại toàn
cầu hoá.
2. Luận văn đã làm rõ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về
đẩy mạnh phát triển du lịch trong hội nhập Kinh tế quốc tế. Đồng thời cũng làm
rõ những biện pháp của Hà Nội trong phát triển du lịch khi đất nước đẩy nhanh
hội nhập, mở cửa nền Kinh tế.
Từ đó, luận văn đã làm rõ thành tựu và hạn chế cũng như những nguyên nhân
các hạn chế và rút ra một số bài học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn về phát triển
du lịch Hà Nội trong hội nhập kinh tế quốc tế.

3. Đã làm rõ phương hướng và những cam kết quốc tế về phát triển du
lịch trong hội nhập Kinh tế quốc tế. Trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất những
giải pháp chủ yếu về đẩy mạnh phát triển du lịch Hà Nội hiện nay. Luận văn
cũng có một số kiến nghị với Nhà nước ,Tổng cục du lịch , sở du lịch Hà Nội và
các công ty du lịch nhằm tăng thêm tính khả thi của các giải pháp thúc đẩy phát
triển du lịch Hà Nội trong hội nhập Kinh tế quốc tế.



×