Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn: Các hợp chất cacbohidrat (liên môn hóa học, sinh học và vật lí)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.31 KB, 15 trang )

KẾ HOẠCH DẠY HỌC
CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN “CÁC HỢP CHẤT CACBOHIĐRAT”
1. Tên chủ đề dạy học : “CÁC HỢP CHẤT CACBOHIĐRAT”
(*) Cơ sở xây dựng chủ đề
1.1. Cơ sở lí luận
- Trên cơ sở các nội dung triển khai của Bộ GD&ĐT về định hướng đổi mới
căn bản toàn diện chương trình giáo dục phổ thông trong thời gian tới: Chuyển từ
chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình định hướng năng
lực người học.
1.2. Cơ sở thực tiễn
- Trên cơ sở rà soát chương trình hai môn học là Hoá học và Sinh học,
chúng tôi nhận thấy có nhiều phần kiến thức trùng lặp nhau, được trình bày ở cả
hai bộ môn, học sinh phải học lặp lại hai lần sẽ gây nhàm chán, đồng thời khi dạy
học thì giáo viên lại phải liên hệ hai bộ môn với nhau gây khó khăn và chồng chéo
trong tổ chức dạy học.
- Một phần trong số các nội dung trùng lặp của môn Hoá học và Sinh học
là: Các kiến thức về cấu trúc, phân loại, tính chất, ứng dụng của các hợp chất
cacbohidrat (môn sinh học gọi là hợp chất đường). Từ đó chúng tôi lựa chọn xây
dựng chủ đề dạy học tích hợp liên môn ”Cacbohidrat” theo hướng tích hợp hoà
trộn nội dung hai môn Hoá học và Sinh học (Hoá học là môn học chính).
2. Mục tiêu dạy học
2.1. Kiến thức
2.1.1. Hoá học (bộ môn chính)
- Biết được: Khái niệm, phân loại, trạng thái tự nhiên, tính chất lí, phương
pháp điều chế, ứng dụng của các hợp chất cacbohiđrat.
- Hiểu được: Đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học của các hợp chất
cacbohiđrat.
(*) Nội dung trong chương trình THPT hiện hành:
- Chương 2, Hoá học 12: Bài 5,6,7 – SGK hoá 12 ban cơ bản.
2.1.2. Sinh học (bộ môn hoà trộn)
- Biết được: các chức năng của cacbohidrat trong cơ thể người và động vật.


- Hiểu được: Sự chuyển hoá đường trong cơ thể người và động vật.
- Hiểu sự tạo thành tinh bột trong cây xanh.
- Hiểu được sự cân bằng đường trong cơ thể.
(*) Nội dung trong chương trình THPT hiện hành:
- Lớp 10, bài 4
- Một phần bài 17 sinh 10, bài 8 sinh học 11
- Một phần bài 20 sinh học 11
- Sinh học lớp 9, 11
2.1.3. Vật lí (bộ môn lồng ghép)
- Các kiến thức liên quan đến trạng thái tồn tại của vật chất.
2.2. Kĩ năng
-Thực hành thí nghiệm.
1


- Dựa vào cấu tạo dự đoán tính chất hóa học, rút ra kết luận
- Viết phương trình hóa học minh họa
- Phân biệt được các hợp chất của cacbohiđrat
- Giải các bài tập định lượng (tính toán theo phương trình, hiệu suất phản
ứng, nồng độ phần trăm…)
2.3. Thái độ
- Say mê, hứng thú, yêu khoa học
- Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm hóa chất thiết bị thí nghiệm
- Ứng dụng cacbohiđrat vào mục đích phục vụ đời sống con người
2.4. Các năng lực chính hướng tới
- Năng lực tự học, hợp tác: Giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu về từng
hợp chất cacbohidrat và báo cáo trước lớp.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực thực hành: Thí nghiệm chứng minh tính chất của Glucozo?
- Năng lực phát hiện giải quyết vấn đề: Đặc điểm cấu tạo của Glucozo? Liên

hệ với tính chất hóa học của các nhóm chức đã học…?
- Năng lực tính toán: Giải các bài toán liên quan (lên men rượu, điều chế
xenlulozo trinitrat…)
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống: Tìm hiểu về
cacbohidrat trong tự nhiên?
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học – sinh học vào đời sống: giải thích
các bệnh do rối loạn về chuyển hoá đường trong cơ thể,…
3. Đối tượng, thời gian dạy học của chủ đề
- Đối tượng đã dạy thực nghiệm chủ đề là học sinh lớp 12A, năm học 20152016.
- Thời lượng dạy học chủ đề: thực hiện trong 7 tiết học trên lớp và giao
nhiệm vụ cho học sinh thực hiện ngoài giờ lên lớp trong khoảng thời gian của 7 tiết
học đó.
- Thời gian dạy chủ đề: Học kì 1, lớp 12.
4. Ý nghĩa của chủ đề
- Chủ đề được xây dựng theo hướng tích hợp hoà trộn liên môn Hoá học
và Sinh học. Khi tổ chức dạy học theo chủ đề sẽ giúp học sinh được tìm hiểu và
nghiên cứu trọn vẹn các nội dung liên quan đến hợp chất cacbohidrat đang tồn tại
trong cả hai bộ môn Hoá học và Sinh học.
- Khi dạy học theo chủ đề này, học sinh sẽ không phải học lặp lại cùng một
kiến thức (cấu trúc, tính chất, ứng dụng của cacbohidrat) trong cả hai bộ môn Hoá
học và Sinh học ở hai thời điểm khác nhau.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
5.1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
5.1.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Máy tính, máy chiếu
- Tranh ảnh về các nội dung, vấn đề liên quan
- Các tư liệu có liên quan….
2



- Phấn, bảng, bút, nháp, giáo án word, giáo án điện tử, một số hình ảnh và
video clip sưu tầm được.
- Bản kế hoạch phân công, tổ chức nhiệm vụ cho học sinh.
- Các tài liệu, website cần thiết giới thiệu cho học sinh.
- Giấy A0, bút dạ, phiếu học tập.... để học sinh thảo luận nhóm.
- Các phiếu đánh giá phiếu hỏi: Trước khi bắt đầu.
+ Phiếu điều tra người học.
+ Nhật ký cá nhân.
- Trong khi thực hiện:
+ Phiếu học tập định hướng.
+ Biên bản làm việc nhóm.
+ Phiếu đánh giá cá nhân trong hoạt động nhóm.
+ Phiếu đánh giá cá nhân trong hoạt động định hướng.
+ Phiếu đánh giá báo cáo.
- Kết thúc dự án:
+ Phiếu ghi nhận thông tin.
+ Nhật ký cá nhân.
+ Báo cáo tổng kết.
- Dụng cụ thí nghiệm:
+ Ống nghiệm, kẹp gỗ, giá thí nghiệm, ống hút, đũa thủy tinh, đèn cồn…
+ Hóa chất: CuSO4, NaOH, glucozơ, saccarozơ, tinh bột, iot, bông, dung
dịch NH3, AgNO3, H2SO4…
5.1.2. Chuẩn bị của học sinh
- Giấy A0, bút màu, giấy màu, compa, thước kẻ....
- Sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung chủ đề.
- Chuẩn bị tài liệu báo cáo theo các nhóm
- Các sản phẩm trình chiếu do học sinh tự thiết kế.
5.2. Mô tả các ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học của bài học.
- Sử dụng phần mềm thiết kế bài giảng điện tử PP;
- Sử dụng máy tính và máy chiếu trong dạy học;

- Sử dụng máy ảnh, máy quay phim kĩ thuật số;
- Sử dụng mạng Internet để tìm kiếm thông tin.
- Sử dụng các phần mềm thiết kế và chỉnh sửa hình ảnh, video clip.
5.3. Thiết bị dạy học
- Máy tính, máy chiếu, các phần mềm hỗ trợ liên quan.
- Các thiết bị, dụng cụ thí nghiệm, hoá chất phục vụ việc nghiên cứu và thực
hiện dự án các nhóm học sinh (phòng học bộ môn Hoá học, sinh học).
5.4. Học liệu hỗ trợ việc học của học sinh

3


5.4.1. Sách giáo khoa bộ môn
- Sách giáo khoa Hoá học 12;
- Sách giáo khoa Sinh học lớp 10, lớp 11.
- Sách giáo khoa Vật lí 10.
5.4.2. Một số hình ảnh, video clip do giáo viên chuẩn bị
- Hình ảnh giới thiệu về các hợp chất cacbohidrat (Kèm theo trong hồ sơ dạy
học).
- Một số Video clip liên quan đến các hợp chất cacbohidrat (Kèm theo trong
hồ sơ dạy học):
+ Clip giới thiệu về tinh bột và Xenlulozo
+ Clip về quá trình sản xuất đường mía
+ Clip thí nghiệm Glucozo tác dụng với Cu(OH)2.
+ Clip thí nghiệm phản ứng tráng gương Glucozo.
+ Clip thí nghiệm phản ứng của nhóm –OH trong saccarozo.
+ Clip thí nghiệm phân biệt Glucozo, Saccarozo và tinh bột.
+ Clip sự chuyển hoá đường trong cơ thể
5.4.3. Các địa chỉ Website tham khảo
- />- />- />- />- />6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học

6.1. Phương pháp dạy học
- Dạy học theo dự án.
- Thảo luận theo nhóm.
- Sử dụng mô hình dạy học đa phương thức.
6.2. Bảng mô tả các mức độ nhận thức và định hướng năng lực chính được
hình thành thông qua chủ đề
6.2.1. Bảng mô tả các mức độ nhận thức
Nội dung kiến
thức

Phân loại,
cấu trúc,
chức năng
của
cacbohidrat

Mức độ nhận thức
Vận dụng
Nhận biết
Thông hiểu
thấp
- Biết được
- Viết được các - Làm các bài
thành phần
công thức cấu tập định tính
cấu tạo cơ bản tạo cơ bản của về cacbohiđrat
của các hợp
các hợp chất
vá các hợp
chất glucozơ, glucozơ,

chất hữu cơ
saccrozơ, tinh saccrozơ, tinh đơn giản
bột, xenlulozơ bột, xenlulozơ - Giải thích
- Biết được
được mối
cách phân loại
quan hệ cơ
4

Vận dụng cao
- Làm các bài
tập định tính
về cacbohiđrat
vá các hợp
chất hữu cơ
phức tạp và
tương tự
cacbonhidrat
- Giải thích


các chất.
- Mô tả được
cấu tạo
cacbohiđrat.
- Biết được
chức năng
chính của các
loại đường
trong cơ thể.

- Mô tả được
- Giải thích
các thí nghiệm được các hiện
về tính chất
tượng thí
Tính chất vật
của
nghiệm
lí, trạng thái
cacbohiđrat
thiên nhiên
- Biết các đặc
của
điểm vật lí và
cacbohidrat
sự tồn tại của
cacbohidrat
trong tự nhiên
- Biết được - Viết được các
những tính
phản ứng thể
chất hóa học
hiện tính chất
cơ bản của các
hóa học của
hợp chất
các loại
glucozơ,
cacbohiđrat
Tính chất hoá

saccrozơ, tinh
- Giải thích
học
bột, xenlulozơ được tính chất
cacbohidrat
- Biết được
của các hợp
và ứng dụng
những ứng
chất
dụng của các
cacbohidđrat
hợp chất
dựa trên đặc
cacbohiđrat
điểm cấu tạo
của chúng

bản của cấu
tạo với tính
chất rút ra các
phản ứng đơn
giản

được mối quan
hệ cơ bản về
cấu tạo với
tính chất rút ra
các phản ứng
phức tạp và tỷ

lệ mol giữa các
chất vận dụng
làm btập
- Giải thích
- Làm được
được quá trình các thí nghiệm
từ quả xanh
chứng minh
thành quá
tính chất vật lí
chín.
của
cacbohđrat.

- Làm các bài
- Làm được
tập định tính các thí nghiệm
về cacbohiđrat
chứng minh
tính chất hoá
học và so sánh
được tính chất
hóa học giữa
các hợp chất
cacbohiđrat
- Giải được các
bài tập về
cacbohiđrat

6.2.2. Bảng mô tả các mức độ đánh giá chủ đề theo định hướng năng lực

Loại
câu
hỏi/bài
tập

Nhận biết

Đặc điểm cấu
tạo phân tử

Thông hiểu

Vận dụng

Minh họa/chứng Vận dụng kiến
minh được tính thức đã học vào
5

Vận dụng cao

- Tìm hiểu một
số tính chấ t về


Câu
hỏi/bài
tập định
tính.

Glucozơ,

fructozơ,
saccarozơ, tinh
bô ̣t và
xenlulozo. Gọi
được tên, nêu
được tính chất
vật lý, hóa học.
Phương pháp
điều chế
glucozơ

chất hóa học
của glucozơ,
fructozơ,
saccarozơ, tinh
bô ̣t và xenlulozo
bằng các
phương trình
hóa học.
Hê ̣ thố ng hóa
kiế n thức về
cacbohidrat
-Viế t PTHH

Bài tập
định
lượng

Bài tập
thực

hành/thí
nghiệm

Mô tả và nhận
biết được các
hiện tượng thí
nghiệm

các trường hợp
giả định: ví dụ
suy luận tính
chất từ cấu tạo
và ngược lại, đề
xuất biện pháp
xử lí các hiện
tượng, vấn đề
giả định, nhận
biết, tinh chế,
tách chất.
- Gọi tên chất.
- Xác định sản
phẩm phản ứng.
- Viế t PTHH
- Tính toán: tính
lượng chất tham
gia, tạo thành
theo phương
trình phản ứng,
tính nồng độ
dung dịch, tính

hiệu suất phản
ứng…

Giải thích được
các hiện tượng
thí nghiệm

cacbohidrat tiêu
biể u để giải bài
tâ ̣p

- Giải được các
bài tập liên quan
đến cacbohidrat,
liên quan đến
ứng dụng của
cacbohiđrat
trong thực tiễn
Phát hiện được
một số hiện
tượng trong
thực tiễn và sử
dụng kiến thức
hóa học để giải
thích.

6.3. Kế hoạch dạy học
6.3.1. Kế hoạch chung của chủ đề
Thời gian


Tiết 1

Nội dung dạy
học
- Giới thiệu nội
dung chính của
chủ đề;
- Chia lớp học
thành 4 nhóm HS.
- Giao nhiệm vụ
cho các nhóm học

Hoạt
động
của học sinh
- Thảo luận
nhóm và lập
kế hoạch thực
hiện dự án
theo tiểu chủ
đề đã được
giao.
6

Hỗ trợ của giáo
viên
- Hướng dẫn các
nhóm xây dựng
hệ thống câu hỏi
nghiên cứu để

thực hiện dự án
được giao.
- Hướng dẫn các

Kết quả/ sản
phẩm dự kiến
- Các nhóm
HS xây dựng
được sơ bộ kế
hoạch
thực
hiện dự án
được giao.


sinh.

nhóm phân công
nhiệm vụ thành
viên để thực hiện
dự án.
PHIẾU GIAO VIỆC (TIẾT 1)
1. GV chia lớp thành 4 nhóm, phân công nhóm trưởng, thư kí và
giao việc cụ thể cho từng tiết dạy trong chủ đề.
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Tìm hiểu về Tìm hiểu về Tìm hiểu về Sự chuyển
monosaccarit? Đisaccarit?

Polisaccarit? hoá
Vận
dụng Vận dụng kiến Vận
dụng Cacbohidrat
kiến thức liên thức liên môn kiến
thức trong

môn Hoá học, Hoá học, sinh liên
môn thể?
sinh học để học để trình Hoá
học, - Vận dụng
trình
bày bày được:
sinh học để kiến
thức
được:
- Cấu trúc trình
bày liên
môn
- Cấu trúc phân tử và được:
Hoá
học,
phân tử và chức năng của - Cấu trúc sinh học để
chức năng của Đisaccarit,
phân tử và trình
bày
monosaccarit, trọng tâm là chức năng được:
Sự
trọng tâm là của
đường của

chuyển hoá
của
đường Saccarozơ.
Polisaccarit, Cacbohidrat
Glucozơ.
- Trạng thái tự trọng tâm là trong cơ thể,
- Trạng thái nhiên và tính của
Tinh trọng tâm là
Tiết
tự nhiên và chất vật lí của bột
và glucozo và
2+3
tính chất vật lí Saccarozo.
Xenlulozo.
glicogen.
của Glucozo, - HS vận dụng - Trạng thái
Fructozo.
được kiến thức tự nhiên và
- HS vận bộ môn Vật lí tính chất vật
dụng
được liên quan đến lí của Tinh
kiến thức bộ trạng thái tồn bột

môn Vật lí tại của vật Xenlulozo.
liên quan đến chất.
- HS vận
trạng thái tồn
dụng được
tại của vật
kiến thức bộ

chất.
môn Vật lí
liên
quan
đến
trạng
thái tồn tại
của vật chất.
Tiết
4+5

Tìm hiểu về Tìm hiểu về Tìm hiểu về Tìm hiểu về
monosaccarit? Đisaccarit?
Polisaccarit? Polisaccarit?
Vận dụng
Vận dụng kiến Vận dụng
Vận dụng
7


Tiết
6+7

kiến thức bộ
môn Hoá học
để nghiên
cứu.
- Tính chất
hoá học của
glucozo,

fructozo.
- Thực hiện
một số thí
nghiệm đơn
giản chứng
minh tính
chất.
- Viết PTHH
các phản ứng
xảy ra với
glucozo.
- Mối quan hệ
giữa cấu tạo
và tính chất
của các hợp
chất
cacbohidrat

thức bộ môn
Hoá học để
nghiên cứu.
- Tính chất hoá
học của
Saccarozo,
Mantozo.
- Thực hiện
một số thí
nghiệm đơn
giản chứng
minh tính chất.

- Viết PTHH
các phản ứng
xảy ra với
saccarozo.
- Mối quan hệ
giữa cấu tạo và
tính chất của
các hợp chất
cacbohidrat

kiến thức bộ
môn Hoá
học để
nghiên cứu.
- Tính chất
hoá học của
Tinh bột.
- Thực hiện
một số thí
nghiệm đơn
giản chứng
minh tính
chất.
- Viết PTHH
các phản
ứng xảy ra
với Tinh bột.
- Mối quan
hệ giữa cấu
tạo và tính

chất của các
hợp chất
cacbohidrat

kiến thức bộ
môn Hoá
học để
nghiên cứu.
- Tính chất
hoá học của
Xenlulozo.
- Thực hiện
một số thí
nghiệm đơn
giản chứng
minh tính
chất.
- Viết PTHH
các phản
ứng xảy ra
với
Xenlulozo.
- Mối quan
hệ giữa cấu
tạo và tính
chất của các
hợp chất
cacbohidrat

Tìm hiểu về

monosaccarit?
Vận dụng
kiến thức liên
môn Sinh học
và Hoá học để
nghiên cứu.
- Sự hình
thành của
Glucozo trong
tự nhiên.
- Ứng dụng
của Glucozo
trong thực tế.

Tìm hiểu về
Đisaccarit?
Vận dụng kiến
thức liên môn
Sinh học và
Hoá học để
nghiên cứu.
- Quá trình sản
xuất đường
saccarozo từ
mía, củ cải
đường, hoa
thốt nốt.

Tìm hiểu về
Polisaccarit?

Vận dụng
kiến thức
liên môn
Sinh học và
Hoá học để
nghiên cứu.
- Sự hình
thành của
Tinh bột
trong tự
nhiên.

Tìm hiểu về
Polisaccarit?
Vận dụng
kiến thức
liên môn
Sinh học và
Hoá học để
nghiên cứu.
- Các ứng
dụng của
Xenlulozo
trong thực
tế.
- Một số quá
trình sản
xuất liên
quan.


2. HS các nhóm tự chia nhỏ, giao nhiệm vụ cụ thể, chi tiết, thống
8


nhất thời gian tìm tài liệu, họp nhóm, tổng hợp nội dung.
Thời gian

Tiết 2+3

Tiết 4+5

Tiết 6+7

Nội dung dạy
học
- Phân loại, cấu
trúc, chức năng
của cacbohidrat
- Tính chất vật lí,
trạng thái tự
nhiên
của
cacbohidrat.

Hoạt
động
của học sinh
- Các nhóm
HS lần lượt
báo cáo sản

phẩm
của
nhóm mình
theo
định
hướng
nội
dung của giáo
viên.

Hỗ trợ của giáo
viên
- Định hướng nội
dung báo cáo và
tổ chức cho các
nhóm báo cáo
sản phẩm.
- Nhận xét kết
quả các nhóm và
tổng kết lại kiến
thức trọng tâm.

- Tính chất hoá - Các nhóm
học của các hợp HS lần lượt
chất cacbohidrat
báo cáo sản
phẩm
của
nhóm mình
theo

định
hướng
nội
dung của giáo
viên.
- Sự hình thành - Các nhóm
cacbohidrat trong HS lần lượt
tự nhiên, điều chế báo cáo sản
trong công nghiệp phẩm
của
và ứng dụng.
nhóm mình
- Kiểm tra chủ đề. theo
định
- Phiếu khảo sát, hướng
nội
điều tra sau khi dung của giáo
học xong chủ đề. viên.
- Học sinh
làm bài kiểm
tra ngắn về
các nội dung
của chủ đề.
- Trả lời phiếu
khảo sát.

- Định hướng nội
dung báo cáo và
tổ chức cho các
nhóm báo cáo

sản phẩm.
- Nhận xét kết
quả các nhóm và
tổng kết lại kiến
thức trọng tâm.
- Định hướng nội
dung báo cáo và
tổ chức cho các
nhóm báo cáo
sản phẩm.
- Nhận xét kết
quả các nhóm và
tổng kết lại kiến
thức trọng tâm.
- Tổ chức cho
HS làm bài kiểm
tra ngắn để đánh
giá những kiến
thức, kĩ năng, và
năng lực HS đạt
được sau khi học
chủ đề.

Kết quả/ sản
phẩm dự kiến
- Các nhóm
HS trình bày
được các nội
dung kiến thức
liên quan đến

cấu trúc, chức
năng, T/c vật
lí, trạng thái
TN
của
cacbohidrat.
- Các nhóm
HS trình bày
được các nội
dung kiến thức
liên quan đến
tính chất hoá
học
của
cacbohidrat.
- Các nhóm
HS trình bày
được các nội
dung kiến thức
liên quan đến
sự hình thành
cacbohidrat
trong tự nhiên,
điều chế trong
công nghiệp
và ứng dụng
cacbohidrat.
- HS hoàn
thành bài kiểm
tra chủ đề và

phiếu khảo sát.

6.3.2. Minh hoạ kế hoạch dạy học cụ thể tiết 2+3 của chủ đề
6.3.2.1. Giao nhiệm vụ dự án cho các nhóm học sinh: (Đã thực hiện ở tiết 1)
9


4 nhóm x 10 học sinh=> sau đó học sinh tự chia nhỏ nhóm hơn nữa để ai
cũng được giao việc, các nhóm trưởng sẽ tập hợp lại và chịu trách nhiệm báo cáo.
*Nhóm 1: Tìm hiểu về monosaccarit?
Vận dụng kiến thức liên môn Hoá học, sinh học để trình bày được:
- Cấu trúc phân tử và chức năng của monosaccarit, trọng tâm là của đường
Glucozơ.
- Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí của Glucozo, Fructozo.
* Nhóm 2: Tìm hiểu về Đisaccarit?
Vận dụng kiến thức liên môn Hoá học, sinh học để trình bày được:
- Cấu trúc phân tử và chức năng của Đisaccarit, trọng tâm là của đường
Saccarozơ.
- Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí của Saccarozo.
* Nhóm 3: Tìm hiểu về Polisaccarit?
Vận dụng kiến thức liên môn Hoá học, sinh học để trình bày được:
- Cấu trúc phân tử và chức năng của Polisaccarit, trọng tâm là của Tinh bột và
Xenlulozo.
- Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí của Tinh bột và Xenlulozo.
* Nhóm 4: Sự chuyển hoá Cacbohidrat
- Vận dụng kiến thức liên môn Hoá học, sinh học để trình bày được: Sự chuyển
hoá Cacbohidrat trong cơ thể, trọng tâm là glucozo và glicogen.
6.3.2.2. Tiến trình dạy học
(*) Hoạt động 1: Khởi động
- Giáo viên: Sử dụng các hình ảnh trực quan về cacbohidrat theo nhiều hình thức

khác nhau để nhằm giúp học sinh định hướng được những hợp chất cacbohidrat
cần nghiên cứu.
- Học sinh: Trả lời các câu hỏi ngắn kèm theo hình ảnh để nhận biết được các hợp
chất cacbohidrat.
- Nội dung hoạt động: Xem file PP đính kèm trong phần tư liệu hỗ trợ: “Hoạt động
khởi động giới thiệu về các hợp chất cacbohidrat”.
(*) Hoạt động 2: Các nhóm trình bày kết quả sản phẩm dự án của nhóm
mình.
- GV: Tổ chức cho các nhóm HS báo cáo kết quả thực hiện dự án tìm hiểu về các
hợp chất cacbohidrat theo nhiệm vụ đã được giao. Nhận xét, đánh giá và tổng kết
kiến thức trọng tâm sau mỗi nhóm báo cáo.
- HS: + Nhóm trưởng từng nhóm lên báo cáo, thuyết trình về các nội dung đã
chuẩn bị và tổng hợp được của nhóm mình.
+ Các nhóm khác nêu câu hỏi thảo luận, trao đổi.
+ Nhóm trưởng hoặc thành viên được giao nhiệm vụ giải đáp các câu hỏi
của nhóm khác.
- Nội dung: + Xem sản phẩm của các nhóm học sinh đính kèm trong hồ sơ dạy
học.
6.3.2.3. Minh chứng dạy học chủ đề của giáo viên
- Bài giảng thiết kế bằng PP của giáo viên (Kèm theo trong hồ sơ dạy học).
10


Các hình ảnh sau nói đến hợp chất nào?

Sắp xếp các hình ảnh theo đúng thứ tự của
một quy trình

Hình 1


Hình 4

Hình 2

Hình 5

Hình 3

Hình 6

Sản xuất đường mía: 4 → 1 → 6 → 5 → 2 → 3
- Một số Video clip liên quan đến bài giảng do giáo viên chuẩn bị (Kèm theo trong
hồ sơ dạy học).
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
7.1. Thông qua đề kiểm tra chủ đề
7.1.1. Đề kiểm tra (thời gian làm bài: 30 phút)
Câu 1: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người
ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
A. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.
B. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun
nóng.
11


C. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
D. kim loại Na.
Câu 2: Saccarozo, mantozo, glucozo có đặc điểm chung là:
A. đều tác dụng với Cu(OH)2 B. đều có phản ứng tráng bạc C. đều tác dụng
với H2
D. đều bị thuỷ phân

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về Glucozo và fructozơ:
A. Glucozo và fructozơ đều làm mất màu dung dịch brom
B. Khi đốt cháy Glucozo hay fructozơ thì số mol CO2 và H2O thu được luôn
bằng nhau
C. Glucozo và fructozơ đều là các mono saccarit D. Glucozo và fructozơ đều
tham gia phản ứng tráng gương
Câu 4: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản
ứng
A. hoà tan Cu(OH)2. B. trùng ngưng.
C. tráng gương.
D. thủy phân
Câu 5: Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là
A. 2,25 gam.
B. 1,80 gam.
C. 1,82 gam.
D. 1,44 gam.
Câu 6: Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít
rượu (ancol) etylic 46º là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng
riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)
A. 4,5 kg.
B. 5,4 kg.
C. 6,0 kg.
D. 5,0 kg
Câu 7: Thể tích dung dịch HNO3 67,5% (khối lượng riêng là 1,5 g/ml) cần dùng
để tác dụng với xenlulozơ tạo thành 89,1 kg xenlulozơ trinitrat là (biết lượng
HNO3 bị hao hụt là 20 %)
A. 81 lít.
B. 49 lít.
C. 70 lít.
D. 55 lít.

Câu 8: Phát biểu không đúng là
A. Dung dịch fructozơ hoà tan được Cu(OH)2.
B. Thủy phân (xúc tác H+, to) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một
monosaccarit.
C. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+, to) có thể tham gia phản ứng
tráng gương.
D. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.
Câu 9: Cho 50ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư
AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol (hoặc
mol/l) của dung dịch glucozơ đã dùng là
A. 0,02M.
B. 0,10M.
C. 0,01M.
D. 0,20M.
Câu 10: Cho các chuyển hoá sau:
t , xt
Ni / t
 Y

X + H2O 
Y + H2 
Sobitol
t
 Amoni gluconat + 2Ag + 2NH4NO3
Y + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O 
xt
Y 
 E+Z
as
Z + H2O 

X, Y và Z lần lượt là:
X + G
A. xenlulozơ, fructozơ và khí cacbonic. B. tinh bột, glucozơ và ancol etylic.
C. xenlulozơ, glucozơ và khí cacbon oxit. D. tinh bột, glucozơ và khí cacbonic.
o

o

o

12


Câu 11: Lên men hoàn toàn m gam glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2
sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 (dư) tạo ra 40
gam kết tủa. Nếu hiệu suất của quá trình lên men là 75% thì giá trị của m là
A. 60.
B. 58.
C. 30.
D. 48.
Câu 12: Cho một số tính chất: có dạng sợi (1); tan trong nước (2); tan trong nước
Svayde (3); phản ứng với axit nitric đặc (xúc tác axit sunfuric đặc) (4); tham gia
phản ứng tráng bạc (5); bị thuỷ phân trong dung dịch axit đun nóng (6). Các tính
chất của xenlulozơ là:
A. (2), (3), (4) và (5).
B. (1), (3), (4) và (6).
C. (3), (4), (5) và (6).
D. (1), (2), (3) và (4).
Câu 13: Thuỷ phân hoàn toàn 62,5 g dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường
axit vừa đủ ta thu được dung dịch X. Cho AgNO3/NH3 vào dd X và đun nhẹ thu

được khối lượng Ag là:
A. 13,5 g
B. 6,5 g
C. 6,25 g
D. 8 g
Câu 14: Cho xenlulozơ phản ứng với anhiđric axetic (CH3CO)2O với H2SO4 đặc
thu được 6,6 gam axit axetic và 11,1 gam hỗn hợp X gỗm xelulozơ triaxetat và
xenlulozơ điaxetat.% khối lượng mỗi chất xelulozơ triaxetat và xenlulozơ điaxetat
lần lượt là:
A. 70%, 30%
B. 77%, 23%
C. 77,84%, 22,16% D. 60%, 40%
Câu 15: Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ.
(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hoá lẫn nhau.
(c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3
trong NH3.
(d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hoà tan Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường
cho dung dịch màu xanh lam.
(e) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.
(g) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (dạng α và β).
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 2.
Câu 16: Vì sao thành tế bào thực vật cứng và bền vững?
A. Thành tế bào thực vật được cấu tạo từ hợp chất xellulose, gồm nhiều đơn phân
là glucose liên kết với nhau bằng mối liên kết 1-4 glucozit tạo mạch thẳng. Các sợi
xellulose liên kết với nhau bằng liên kết hidro hình thành nên bó dài dạng sợi, bền

chắc.
B. Thành tế bào thực vật được cấu tạo từ hợp chất xellulose, gồm nhiều đơn phân
là glucose liên kết với nhau bằng mối liên kết 1-4 glucozit tạo mạch nhánh. Các sợi
xellulose liên kết với nhau bằng liên kết hidro hình thành nên bó dài dạng sợi, bền
chắc.
C. Thành tế bào thực vật được cấu tạo từ hợp chất xellulose, gồm nhiều đơn phân
là fructose liên kết với nhau bằng mối liên kết 1-4 glucozit tạo mạch thẳng. Các sợi
xellulose liên kết với nhau bằng liên kết hidro hình thành nên bó dài dạng sợi, bền
chắc.
13


D. Thành tế bào thực vật được cấu tạo từ hợp chất xellulose, gồm nhiều đơn phân
là glucose liên kết với nhau bằng mối liên kết 1-4 hidro tạo mạch thẳng. Các sợi
xellulose liên kết với nhau bằng liên kết glucozit hình thành nên bó dài dạng sợi,
bền chắc.
Câu 17: Một bệnh nhân nam bị tiểu đường, có 1 lần anh ta tiêm quá nhiều insulin
anh ta cảm thấy choáng váng và cơ thể run rẩy. bác sĩ chỉ định tiêm ngay cho anh
ta một liều glucagôn. Tiêm glucagôn có tác dụng gì?
A. Tăng nồng độ glucose trong máu bị thiếu hụt do chế độ ăn uống.
B. Tăng nồng độ glucose trong máu bị thiếu hụt do tiêm quá nhiều insulin.
C. Giảm nồng độ glucose trong máu bị dư thừa do chế độ ăn uống.
D. Giảm nồng độ glucose trong máu bị thiếu hụt do tiêm quá nhiều insulin.
Câu 18: Vào ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc lời Kêu gọi thi đua ai
quốc trước quốc dân và đồng bào. Một trong các mục đích của lời Kêu gọi đó đã
thể hiện rõ vai trò của cacbohidrat là gì?
A. Diệt giặc dốt.
B. Toàn quốc kháng chiến.
C. Diệt giặc đói.
D. Diệt giặc ngoại xâm

Câu 19: Cho biết cơ sở khoa học của lời khuyên “ trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu có
thể bú sữa mẹ hoàn toàn vẫn sinh trưởng phát triển bình thường”.
A. Sữa mẹ đầy đủ các dưỡng chất cho bé đặc biệt giầu đường lactose, loại đường
vận chuyển.
B. Sữa mẹ đầy đủ các dưỡng chất cho bé đặc biệt giầu đường mantose, loại đường
vận chuyển.
C. Sữa mẹ đầy đủ các dưỡng chất cho bé đặc biệt giầu đường galactose, loại đường
vận chuyển.
D. Sữa mẹ đầy đủ các dưỡng chất cho bé đặc biệt giầu đường glucose, loại đường
vận chuyển.
Câu 20: Trong tự nhiên, cacbohidrat được hình thành gặp ở các nhóm sinh vật
nào?
A. Tất cả vi khuẩn và thực vật
B. Một số động vật nguyên sinh và thực vật
C. Một số vi sinh vật có chứa chất diệp lục và thực vật.
7.1.2. Đáp án
1
Câu
C
Đ.A

2
A

3
A

4
D


5
A

6
A

7
C

8
B

9
D

10
D

11
12
13
14
Câu
D
B
A
C
Đ.A
7.1.3. Thống kê kết quả kiểm tra
Mức điểm đạt được


15
C

16
A

17
B

18
C

19
A

20
C

Số lượng (tỉ lệ %)

Điểm từ 8,0 trở lên
14


Điểm từ 6,5 đến 7,5
Điểm từ 5,0 đến 6,0
Điểm dưới 5,0
7.2. Thông qua phiếu điều tra, khảo sát học sinh
7.2.1. Phiếu điều tra

PHIẾU KHẢO SÁT DÀNH CHO HỌC SINH
Câu hỏi 1: Ý kiến của em về mức độ vận dụng kiến thức liên môn trong chủ đề
“Các hợp chất cacbohiđrat” ?
a
Nhiều
b
Bình thường
c
Ít
Câu hỏi 2: Thái độ của em với những tiết học trong chủ đề tích hợp liên môn “Các
hợp chất cacbohiđrat”?
a
Rất hứng thú b
Bình thường
c
Không hứng thú
Câu hỏi 3: Công việc được giao của nhóm em trong chủ đề
a
Rất khó
b
Vừa sức
c

Quá dễ

Câu hỏi 4: Việc đánh giá kết quả sản phẩm của thầy (cô)
a
Hơi rộng
b
Chính xác

c

Hơi chặt

Câu hỏi 5: Nhận xét về cách làm việc của nhóm em?
a
Rất hợp ý b
Không hợp ý,
c
Tuỳ lúc
tưởng
rời rạc
Câu hỏi 6: Đóng góp của bản thân em cho dự án của nhóm em?
a
Vai trò chủ b
Bình thường
c
Chưa đóng góp gì
đạo
nhiều
Câu hỏi 7: Em có thích các tiết học đều tích hợp theo chủ đề dạy học tích hợp liên
môn không?
a

b
Không
c
Tuỳ bài
7.2.2. Kết quả điều tra, khảo sát
Câu


Tỉ lệ chọn đ/a (%)
b

a

1
2
3
4
5
6
7

15

c



×