Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM LÃNH đạo PHÁT HUY sức MẠNH TỔNG hợp TRONG CHIẾN CUỘC ĐÔNG XUÂN 1953 1954 và CHIẾN DỊCH điện BIÊN PHỦ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 98 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

3

Chương

YÊU CẦU KHÁCH QUAN VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA

1

ĐẢNG VỀ PHÁT HUY SỨC MẠNH TỔNG HỢP
TRONG CHIẾN CUỘC ĐÔNG XUÂN 1953 - 1954,
CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ

1.1.

13

Yêu cầu khách quan về phát huy sức mạnh tổng hợp
trong Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, chiến dịch

1.2.

Điện Biên Phủ
Chủ trương của Đảng về phát huy sức mạnh tổng hợp

13

trong Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, chiến dịch


Điện Biên Phủ

27

Chương ĐẢNG CHỈ ĐẠO PHÁT HUY SỨC MẠNH TỔNG HỢP
2

TRONG CHIẾN CUỘC ĐÔNG XUÂN 1953 – 1954, CHIẾN
DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ - KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM

2.1.

47

Sự chỉ đạo của Đảng và kết quả phát huy sức mạnh
tổng hợp trong Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954,

2.2.

chiến dịch Điện Biên Phủ
Những kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo phát

47

huy sức mạnh tổng hợp trong Chiến cuộc Đông Xuân
1953 - 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU

66
84
86
90


3
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là chiến
dịch lịch Điện Biên Phủ là sự nỗ lực cao nhất, toàn diện nhất của toàn Đảng,
toàn quân, toàn dân ta đã đập tan Kế hoạch Nava, cố gắng cuối cùng của thực
dân Pháp và can thiệp Mỹ trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.
Chiến thắng đó đã mở ra những điều kiện cần thiết cho dân tộc ta tiếp tục
giành những thắng lợi to lớn hơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Mặt khác, là một trong những chiến thắng lớn
nhất trong lịch sử đấu tranh vũ trang của các dân tộc nhỏ chống quân đội nhà
nghề của chủ nghĩa đế quốc, nên nó mãi mãi là niềm cảm phục, tự hào của
nhân dân yêu chuộng hoà bình, dân chủ trên thế giới; cổ vũ mạnh mẽ các dân
tộc thuộc địa và nửa thuộc địa tin tưởng vào sức mạnh của mình, vùng dậy
giành quyền tự do.
Để làm nên thắng lợi đó, trong số các nguyên nhân thì sự lãnh đạo của
Đảng là nhân tố quan trọng nhất có ý nghĩa quyết định. Trên cơ sở quán triệt
sâu sắc chủ nghĩa Mác - Lênin mà trực tiếp là học thuyết chiến tranh và quân
đội; kế thừa tinh hoa nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc; tư tưởng
quân sự Hồ Chí Minh; đường lối chiến tranh toàn dân, toàn diện, lâu dài và
dựa vào sức mình là chính được xác định ngay từ đầu cuộc kháng chiến
chống Pháp, Đảng ta đã nắm bắt qui luật vận động, qui luật tiến trình và kết

cục chiến tranh, thời cơ chiến lược, kịp thời đề ra chủ trương và biện pháp chỉ
đạo phát huy sức mạnh tổng hợp đúng đắn, đủ sức đè bẹp quân thù giành
thắng lợi quyết định ở giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh chống Pháp xâm
lược. Xây dựng và phát huy sức mạnh tổng hợp đã trở thành một trong những
vấn đề cơ bản có tính qui luật giành thắng lợi của chiến tranh giải phóng dân
tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhờ đó mà quân và dân ta đã tìm ra cách
đánh độc đáo là: “lấy nhỏ thắng lớn”, “lấy ít địch nhiều” của nghệ thuật quân


4
sự và phương thức tiến hành chiến tranh cách mạng. Theo đó, kẻ thù không
chỉ đương đầu với ta trên mặt trân quân sự và quân đội chính qui mà còn bị
tiến công từ nhiều phía của các mặt trận, các lực lượng đấu tranh trên nền
tảng cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện và được động viên, tổ
chức thích hợp nhằm tạo sức mạnh vượt trội giành chiến thắng.
Gần đây, qua một số cuộc chiến tranh cục bộ trên thế giới, ta thấy các
thế lực gây chiến đã sử dụng những đòn “tiến công liên hợp” với kịch bản
xâm lược nhiều màn, mà theo đó tiến công quân sự chỉ là một trong những
biện pháp để khuất phục đối phương. Để đối phó, các đối tượng bị tấn công
mặc dù rất muốn phát động cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện để chống lại
nhưng không thành công. Điều đó do nhiều nguyên nhân khác nhau như: về
bản chất chế độ, truyền thống dân tộc, vai trò lịch sử của lực lượng lãnh đạo,
điều hành chiến tranh…và không thể không kể đến khả năng huy động sức
mạnh mọi mặt của đất nước họ vào cuộc chiến tranh chống xâm lược thiếu kinh
nghiệm. Đối với chúng ta để đối phó với các cuộc chiến tranh xâm lược (nếu xảy
ra) tương tự như vậy thậm chí có tính chất, mức độ cao hơn thì tất yếu phải phát
huy cao độ sức mạnh tổng hợp của đất nước để đánh bại âm mưu và hành động
gây chiến của các thế lực thù địch. Vì vậy, việc tập trung nghiên cứu một cách
có hệ thống, tìm ra những bài học kinh nghiệm quí báu trong nghệ thuật lãnh
đạo, chỉ đạo phát huy sức mạnh tổng hợp của Đảng ta trong lịch sử nói chung,

cuộc tiến công chiến lược 1953 - 1954, đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điên Biên
Phủ nói riêng là hết sức quan trọng và có tính cấp thiết, góp phần tổng kết thực
tiễn chiến tranh cách mạng, xác định phương hướng củng cố và xây dựng tiềm
lực toàn diện của nền quốc phòng toàn dân, thế trận và lực lượng tiến hành chiến
tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát huy sức mạnh tổng hợp trong Chiến cuộc
Đông Xuân 1953 -1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ” làm luận văn tốt nghiệp
cao học ngành lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.


5
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay, chiến tranh cách mạng Việt Nam, cuộc kháng chiến chống
Pháp nói chung và cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 và chiến
dịch Điện Biên Phủ nói riêng đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà
chính trị, quân sự và khoa học trong và ngoài nước, của cả các bên tham chiến.
Trong đó đã tập trung đi sâu phân tích, lý giải nguyên nhân làm nên sức mạnh
dẫn đến thắng lợi của nhân dân Việt Nam, sự thất bại của thực dân Pháp và can
thiệp Mỹ. Cụ thế là:
Nhóm thứ nhất là các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội,
khi bàn về sức mạnh tổng hợp - nguyên nhân làm nên chiến thắng, đã có
nhiều tác phẩm, bài viết quan trọng như: Trường Chinh, “Chiến thắng Điện
Biên Phủ là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta và cũng là thắng lợi của tất cả dân
tộc bị áp bức trên thế giới”, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 5, 1984; Phạm Văn
Đồng, “Điện Biên Phủ một chiến thắng vượt qua không gian và thời
gian”,Tạp chí Lịch sử quân sự, số 1, 1994; Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ
điểm hẹn lịch sử, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2000; Lê Quang Đạo,
“Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của đường lối đúng đắn của Đảng”,
Tạp chí Lịch sử Quân đội nhân dân, số 5, 1964; Hoàng Văn Thái, “Một số
suy nghĩ về những bài học lớn của Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân

1953 -1954”, Tạp chí Quân đội nhân dân, số 5, 1984; Lê Trọng Tấn, Chiến
cuộc Đông Xuân 1953- 1954, một bước phát triển sáng tạo của nghệ thuật
quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội,1984; Hoàng Minh Thảo,
“Mấy vấn đề về chỉ đạo chiến lược và tác chiến chiến dịch trong cuộc tiến
công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên
Phủ”, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 3, 1984 …Trên cơ sở khái quát ý nghĩa to
lớn, với tầm nhìn chiến lược, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân
đội đã khẳng định chiến thắng của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân


6
1953 – 1954, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ là thắng lợi của học thuyết
Mác- Lênin về chiến tranh và quân đội, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, đồng
thời trên cơ sở đường lối chính trị lãnh đạo nhân dân làm cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội, kết hợp chủ nghĩa yêu nước Việt Nam với chủ nghĩa quốc tế vô
sản của Đảng ta. Đó là cơ sở đúng đắn để xác định mục đích, nhiệm vụ và phương
thức tiến hành của đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức
mình là chính; của chính sách vừa kháng chiến vừa kiến quốc; của khoa học nghệ
thuật quân sự phát huy sức mạnh tổng hợp. Nó cho phép phát huy cao độ truyền
thống yêu nước, ý chí độc lập tự chủ tự lực tự cường của dân tộc; khai thác, động
viên và tổ chức sức mạnh tiềm tàng mọi mặt của đất nước, của thế trận và lực lượng
chiến tranh nhân dân; thực hiện phối hợp chiến đấu trên chiến trường cả nước và toàn
Đông Dương, đoàn kết quốc tế tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các
nước xã hội chủ nghĩa anh em và cả loài người tiến bộ, làm cho cuộc kháng chiến
của ta thống nhất được với thế tiến công của ba dòng thác cách mạng. Đây thực sự là
thắng lợi của đường lối bạo lực cách mạng tổng hợp của quần chúng, đấu tranh vũ
trang ở một nước thuộc địa nhỏ yếu chống đế quốc xâm lược dưới sự lãnh đạo của
một đảng Mác xít - Lênin nít chân chính. Nhờ đó mà chúng ta đã quyết đánh và
quyết thắng, biết đánh và biết thắng, thực hiện toàn dân đánh giặc, chứ không chỉ có

bộ đội đánh giặc; đánh về các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao…;
với cách đánh thấm nhuần tư tưởng tiến công, luôn luôn chủ động và kiên quyết tiêu
diệt địch, vừa đánh vừa bồi dưỡng, phát triển hậu phương và lực lượng của ta, bảo
đảm đủ sức đánh lâu dài, càng đánh càng mạnh, nhằm đạt tới thắng lợi cuối cùng. Cụ
thể hơn các tác giả còn phân tích, đánh giá về nghệ thuật kết hợp chặt chẽ chiến tranh
du kích vùng sau lưng địch với phát triển chiến tranh chính qui trên phạm vi rộng lớn,
kết hợp chiến đấu của lực lượng vũ trang ba thứ quân, hình thành từng khối chủ lực
cơ động mạnh để giáng những đòn quyết định; kết hợp tác chiến với địch vận, kết


7
hợp tiền tuyến với hậu phương; về nghệ thuật tổ chức và phát huy sức mạnh tổng hợp
của chiến tranh nhân dân để giành toàn thắng cho một cuộc tiến công chiến lược và
trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, đánh bại nỗ lực quân sự lớn nhất của địch; về
sự phối hợp chặt chẽ các hình thức, các bước tiến công trên các mặt trận, các lĩnh vực
đấu tranh. Đó còn là nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công, phát huy quyền chủ
động tiến công chiến lược, kiên quyết vượt mọi khó khăn triển khai liên tiếp các đòn
tiến công mạnh mẽ, toàn diện và đều khắp, đánh mạnh vào chỗ hiểm yếu của địch,
phân hoá, cô lập cao độ kẻ thù, buộc chúng phải hành động theo ý định của ta, huy
động sự phối hợp đấu tranh cao ở trong nước và ở nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc tiến công tiêu diệt địch trên các chiến trường. Khi địch bị đánh đòn quân sự
nặng nề khó gượng dậy thì đồng thời đẩy mạnh đấu tranh chính trị, ngoại giao, đánh
gục hẳn ý chí xâm lược của chúng, tiến lên giải quyết mục tiêu chính trị của chiến
tranh… Trong quá trình luận giải đó, nhiều vấn đề xung quanh phát huy sức mạnh
tổng hợp của chiến tranh cách mạng cũng đã được đề cập như: cơ sở hình thành, vai
trò các nhân tố làm nên sức mạnh tổng hợp, biện pháp thực hiện…Đáng chú ý là
những quan niệm khái quát của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về sức mạnh tổng hợp.
Nhóm thứ hai là các công trình khoa học gián tiếp và trực tiếp nghiên cứu
về cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954, chiến dịch Điện Biên Phủ
lần lượt được công bố, mà tiêu biểu là: Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh, trực

thuộc Bộ Chính trị, Tổng kết cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược - thắng
lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996; Bộ Quốc phòng, Viện
Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp
(1945-1954), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994; Lê Kim, Trận Điện Biên
Phủ nhìn từ hai phía, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1994; Ban nghiên cứu lịch sử
Đảng Trung ương, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (sơ thảo ), tập 1(19201954), Nxb Sự thật, Hà Nội, 1981; Đặng Nghiêm Vạn và Lâm Đình Xuân, Điện
Biên Phủ trong lịch sử, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1979; Chiến thắng đường


8
19, An Khê, Đắckpơ, Liên khu 5 trong Chiến cuộc Đông Xuân 1953- 1954, Nxb
Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004…Đây là những công trình nghiên cứu khoa
học công phu, các tác giả đã khái quát tiến trình và kết quả của Chiến cuộc Đông
Xuân 1953- 1954 trên nhiều phương diện. Theo đó, đã phân tích, nhận định và
đánh giá về quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức và thực hành cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp ở giai đoạn kết thúc chiến tranh của Đảng, Nhà nước, các
lực lượng vũ trang và nhân dân ta và đã thống nhất khẳng định: ngọn nguồn sức
mạnh là bản chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh mà ta tiến hành; là sự lãnh
đạo, chỉ đạo sáng suốt, tài tình của Đảng; là khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đảng, Nhà nước ta đã thành công trong việc khai thác mọi nhân tố làm nên sức
mạnh và kết hợp các nhân tố đó thành sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân
dân giải phóng dân tộc, quốc phòng toàn dân bảo vệ thành quả cách mạng. Dưới
sự lãnh đạo của Đảng, cuộc đấu tranh trên các mặt trận được triển khai một cách
toàn diện và đồng bộ, trong đó lấy đấu tranh quân sự làm chủ yếu. Nó được biểu
hiện ở sự năng động, sáng tạo và cố gắng cao độ của các cấp bộ đảng, các cấp
chính quyền dân chủ nhân dân, các đoàn thể chính trị - xã hội trong Mặt trận dân
tộc thống nhất từ Trung ương tới địa phương; tinh thần quyết thắng, chiến đấu và
phối hợp chiến đấu với hiệu suất cao của các lực lượng vũ trang, của các tầng
lớp nhân dân trên khắp các chiến trường, các hướng chiến lược trong phạm vi
toàn quốc và toàn Đông Dương. Trong một số công trình khoa học đã đề cập đến

những bài học thành công của cuộc kháng chiến chống Pháp, cuộc tiến công
chiến lược Đông Xuân 1953- 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ: về nắm vững và
vận dụng sáng tạo đường lối kháng chiến toàn dân, kháng chiến toàn diện đúng
đắn, sáng tạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là đường lối chiến tranh
cách mạng, chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh xâm lược thực dân kiểu
cũ của đế quốc Pháp được Mỹ giúp sức; về động viên tổ chức lực lượng toàn dân
đánh giặc có lực lượng vũ trang làm nòng cốt, thực hiện vừa kháng chiến vừa


9
kiến quốc, vừa chiến đấu chống quân xâm lược vừa xây dựng chế độ dân chủ
nhân dân, càng đánh càng mạnh tiến lên giành toàn thắng; về phát huy sức mạnh
của đường lối chiến tranh nhân dân, xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân,
Quân đội nhân dân trung thành vô hạn với Tổ quốc, với sự lãnh đạo của Đảng và
nhân dân; về nắm vững quan điểm thực tiễn, luôn xuất phát từ thực tiễn; về dựa
vào sức mạnh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, của toàn dân và của cả
nước; về xây dựng củng cố Đảng ngang tầm với đòi hỏi của cuộc kháng chiến ở
giai đoạn cuối…
Nhóm thứ ba, từ một số cuộc hội thảo khoa học đã được tổ chức, nhất
là vào những dịp kỷ niệm, đã tập hợp được các bài viết, bài tham luận có giá
trị khoa học sâu sắc. Tiêu biểu như: Bùi Đình Thanh, Chiến thắng Điện Biên
Phủ biểu tượng sức mạnh của dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại,
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994;
Nguyễn Đình ước, “Chiến thắng Điện Biên Phủ- sự nỗ lực cao, toàn diện nhất
của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta”, tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 5,
2003; Trịnh Vương Hồng, Một nét văn hoá qua chiến thắng Điện Biên Phủ,
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994; Cao
Văn Lượng, Vấn đề xây dựng chế độ mới với chiến thắng lịch sử Điện Biên
Phủ, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994;
Lê Đình Sỹ, chiến thắng Điện Biên Phủ trong tiến trình lịch sử quân sự dân

tộc, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994;
Nguyễn Văn Nhật, Điện Biên Phủ - thắng lợi của chính sách liên minh công
nông trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Viện Lịch sử quân sự
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994; Nguyễn Tri Thư, Chiến
thắng Điện Biên Phủ - đỉnh cao của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời
kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà nội, 2004…Nhìn chung các bài viết đó đã phân tích


10
sức mạnh tổng hợp làm nên chiến thắng của cuộc tiến công chiến lược Đông
Xuân 1953- 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ trên các góc độ khác nhau như:
sự lãnh đạo của Đảng - nhân tố có ý nghĩa quyết định, mà trước hết là việc đánh
giá tình hình so sánh lực lượng; xác định phương hướng, phương châm chiến
lược, kế hoạch tác chiến...; vai trò, hoạt động của chế độ dân chủ nhân dân theo
hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội: về chính trị mà trước hết là đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước; về kinh tế, văn hoá - giáo dục...; việc phát huy
truyền thống văn hoá, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời đại Hồ Chí
Minh; Mặt trận dân tộc thống nhất mà nòng cốt là liên minh công nông; vai trò
của hậu phương khi thực hiện cải cách ruộng đất, của lực lượng vũ trang sau
chỉnh huấn chỉnh quân; về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,…
Với các chính khách, nhà quân sự và học giả tư sản, nhất là lực lượng
trực tiếp điều khiển cuộc chiến tranh Đông Dương giai đoạn 1953 – 1954. Khi
bàn về nó, tiêu biểu có: Lanien, Tấn thảm kịch Đông Dương, Nxb Plông, Pa ri
1957, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; Hăng ri Nava, Đông Dương hấp
hối, Nxb Plông, Pa ri 1956, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1994; Giuyn Roa:
Trận Điện Biên Phủ, Nxb Juliad, Pari, 1963, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam,
Hà Nội, 1994 ...Với phương pháp tư duy quân sự tư sản, thực dụng, phiến
diện và bị chi phối bởi lập trường chính trị, các tác giả đã lý giải chưa thật sự
đúng đắn về nguyên nhân bị thất bại trong Chiến cuộc Đông Xuân 1953 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ. Theo họ, đó là do “những sự rắc rối quốc tế

” (ám chỉ sự lớn mạnh của phe XHCN, đứng đầu là Liên Xô, Trung Quốc; của
phong trào cách mạng thế giới đấu tranh cho các mục tiêu của thời đại, dư
luận phản đối chiến tranh của nhân dân thế giới); đường lối chính trị, quân sự
thiếu nhất quán và sai lầm nên chưa nhận được sự cố gắng cao nhất trong chi
phí chiến tranh và can thiệp vũ trang bằng vũ khí hiện đại, chưa được nghiên
cứu đầy đủ về hình thái cuộc chiến và đối phương. Thậm chí họ còn đổ lỗi


11
cho nhau giữa Mỹ và Pháp, giữa Lanien và Nava, giữa Nava và Cônhi….Tuy
vậy, họ cũng đã phần nào thấy được sức mạnh tổng hợp của dân tộc ta dưới
sự lãnh đạo của Đảng, của chế độ dân chủ nhân dân, của thế trận chiến tranh
nhân dân với lực lượng vũ trang nhiều thứ quân làm nòng cốt. Chính Nava
cũng đã phải thừa nhận kế hoạch quân sự mang tên ông ta là nhằm phá thế
trận ấy để giành lại quyền chủ động chiến trường nhưng không được. Họ
không thể hiểu được (hoặc cố tình không hiểu) cội nguồn của nó là mục đích
chính nghĩa của cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện do toàn thể nhân dân
Việt Nam tiến hành đã được phát huy cao độ dưới sự lãnh đạo của Đảng ta
nhằm giành độc lập dân tộc, tạo tiền đề tiến lên chủ nghĩa xã hội. Để có cái
nhìn toàn diện, tác giả coi đây là nguồn tài liệu tham khảo nhất định trong quá
trình nghiên cứu.
Với những công trình nghiên cứu trong nước, nhìn chung đều có giá trị khoa
học rất cao, nhưng do phạm vi, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là khẳng định vai trò
lãnh đạo của Đảng nên việc đi sâu, làm sáng tỏ một cách cơ bản, hệ thống về quan
điểm, chủ trương, chính sách và phương thức phát huy sức mạnh tổng hợp trong
cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn
chưa được đề cập toàn diện và đầy đủ. Khi bàn về phát huy sức mạnh tổng hợp mới
chỉ tập trung vào từng mặt, từng yếu tố cụ thể. Nếu đề cập có tính khái quát thì lại đặt
trong tiến trình và kết quả chung của cuộc kháng chiến chống Pháp, hoặc chỉ ở vấn
đề: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, chiến

dịch Điện Biên Phủ. Tuy vậy, đó là nguồn tài liệu quí để tác giả kế thừa và phát triển
trong quá trình xây dựng đề tài luận văn.
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
- Mục đích: Phân tích làm rõ tính đúng đắn, sáng tạo và rút ra kinh
nghiệm Đảng lãnh đạo phát huy sức mạnh tổng hợp trong cuộc tiến công
chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ.


12
- Nhiệm vụ :
+ Phân tích, làm rõ yêu cầu khách quan phải phát huy sức mạnh tổng
hợp trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954, chiến dịch Điện
Biên Phủ.
+ Phân tích làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng và kết quả quá
trình phát huy sức mạnh tổng hợp trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân
1953- 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ.
+ Rút ra những kinh nghiệm lịch sử và vận dụng vào thực tiễn xây
dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng về phát huy sức mạnh
tổng hợp trong Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên
Phủ.
Phạm vi: Quá trình Đảng lãnh đạo công tác chuẩn bị và thực hành
Chiến cuộc Đông Xuân 1953- 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ ( từ tháng 9/
1953 đến tháng 5/1954)
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên học thuyết Mác- Lê
nin về chiến tranh và quân đội; tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự; quan điểm,
đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng ta.

- Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp luận Mác – lê nin,
kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp lô gic. Ngoài ra còn sử dụng
phương pháp khác như: thống kê, so sánh, đồng đại …
6. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ nguyên nhân
thắng lợi của Chiến cuộc Đông Xuân 1953 -1954, chiến dịch lịch sử Điện


13
Biên Phủ. Khẳng định tính đúng đắn sáng tạo và bước đầu khái quát một số
kinh nghiệm của Đảng ta về phát huy sức mạnh tổng hợp trong chiến tranh
giải phóng dân tộc, và vận dụng vào xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn
dân vững mạnh hiện nay. Có thể làm tài liệu tham khảo, giảng dạy Lịch sử
Đảng trong nhà trường Quân đội.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm: 2 chương, 4 tiết.
Chương 1
YÊU CẦU KHÁCH QUAN VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG
VỀ PHÁT HUY SỨC MẠNH TỔNG HỢP TRONG CHIẾN CUỘC
ĐÔNG XUÂN 1953 – 1954, CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
1.1. Yêu cầu khách quan về phát huy sức mạnh tổng hợp trong
Chiến cuộc Đông Xuân 1953- 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ
1.1.1. Sức mạnh tổng hợp và yêu cầu phát huy sức mạnh tổng hợp
trong chiến tranh cách mạng
Sức mạnh tổng hợp là sự tổng hoà của các yếu tố làm nên sức mạnh,
thông qua sự kết hợp chặt chẽ giữa chúng mà phát huy những mặt mạnh, thuận
lợi và hạn chế những mặt yếu, khó khăn của từng yếu tố và được thống nhất lại
thành sức mạnh to lớn gấp bội. Khi nhận định về nguyên nhân làm nên thắng lợi
của chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định:

Nét đặc sắc lớn của sự chỉ đạo chiến lược của ta là đã biết tạo nên
sức mạnh to lớn, do sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động tác
chiến của các lực lượng vũ trang, với cuộc chiến đấu rộng khắp của
nhân dân, giữa hoạt động của ba thứ quân, giữa các mặt trận sau
lưng địch với mặt trận chính diện, giữa chiến trường quan trọng trên
phạm vi cả nước và trên phạm vi các chiến trường của toàn bán đảo


14
Đông Dương, sự phối hợp đó đã diễn ra giữa hoạt động quân sự với
đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao. Chúng ta đã tạo nên một
sức mạnh to lớn của cả nước, một sức mạnh mà sau này về từ ngữ
đã được khái quát nên thành sức mạnh tổng hợp [23, tr 14].
Phát huy sức mạnh tổng hợp là hoạt động tìm ra phương thức, cơ chế
tác động nhằm tạo ra động lực khơi dậy, huy động, khai thác và sử dụng có
hiệu quả các yếu tố tạo nên sức mạnh trong một thể thống nhất trên cơ sở
những tiền đề, điều kiện và khả năng hiện thực theo một mục đích nhất định.
Chiến tranh là hoạt động đấu tranh vũ trang của các bên tham chiến, vì vậy
phát huy sức mạnh tổng hợp đồng thời còn là quá trình hạn chế và làm suy
yếu sức mạnh mọi mặt của đối phương.
Phát huy sức mạnh tổng hợp là khoa học tạo ra sức mạnh, khái niệm thuộc
phạm trù phương pháp cách mạng, là một bộ phận quan trọng trong đường lối
chiến tranh nhân dân của Đảng ta. Do đó, nó mang các thuộc tính của phương
pháp cách mạng là: kết hợp hài hoà giữa tính khoa học và tính nghệ thuật, thể
hiện quan điểm lịch sử cụ thể, có tính quần chúng và tính thực tiễn sâu sắc.
Như vậy: Đảng lãnh đạo phát huy sức mạnh tổng hợp trong chiến tranh
nhân dân là quá trình đề ra chủ trương, tiến hành chỉ đạo việc động viên, tổ
chức các lực lượng, kết hợp các hình thức đấu tranh một cách đồng bộ, thống
nhất, có kế hoạch trên cơ sở các tiềm lực được liên tục củng cố và phát triển
nhằm tạo ra sức mạnh mọi mặt của ta, làm hạn chế và suy yếu sức mạnh của

địch để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng, mục đích và
nhiệm vụ tác chiến của chiến tranh.
Đường lối chiến tranh cách mạng vừa là cội nguồn, vừa là nhân tố có ý
nghĩa quyết định nhất của sức mạnh tổng hợp. Nó được xây dựng trên nền
tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh và quân đội, tư tưởng


15
quân sự Hồ Chí Minh, tinh hoa nghệ thuật quân sự đánh giặc giữ nước của
dân tộc ta, đường lối chính trị của Đảng và từ thực tiễn chiến tranh.
Ph.Ăngghen, nhà lý luận quân sự thiên tài của giai cấp vô sản đã viết:
“Một dân tộc muốn giành độc lập cho mình không được tự giới hạn trong
hình thức của chiến tranh thông thường, khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh cách
mạng, các đội du kích ở khắp mọi nơi, đó là phương thức duy nhất, nhờ đó
mà một dân tộc có thể chiến thắng một dân tộc lớn, mà một quân đội ít mạnh
hơn có thể đương đầu với quân đội mạnh hơn và có tổ chức tốt hơn” [1,

tr.43]. Điều chỉ dẫn đó đã khắc phục tư tưởng quân sự cổ điển của chiến
tranh quy ước chỉ bằng quân đội chính quy, của tư duy quân sự lấy lớn thắng
lớn, hoặc lấy lớn thắng nhỏ. Trong đấu tranh cách mạng, các dân tộc muốn
giành thắng lợi phải và có thể dựa vào sức mạnh tổng hợp của phong trào
cách mạng và chiến tranh cách mạng để tiến công địch trong lấy nhỏ thắng
lớn, làm cho kẻ thù không chỉ đương đầu với lực lượng vũ trang mà còn với
toàn thể dân tộc đang khao khát độc lập tự do. Đó là “phương thức duy nhất”
giành thắng lợi của các dân tộc nhỏ yếu khi phải chống chọi với quân đội nhà
nghề của các thế lực xâm lược có tiềm lực quân sự, kinh tế lớn hơn.
Khi bàn về chiến tranh cách mạng, V.I. Lênin chỉ ra: Chiến tranh là thử
thách toàn diện giữa các bên tham chiến. Bởi trong chiến tranh sự đối đầu
khốc liệt giữa các bên tham chiến không chỉ về mặt quân sự, mà bao giờ cũng
diễn ra sự kết hợp đan xen giữa các mặt trận: chính trị, quân sự, ngoại giao,

kinh tế, văn hoá v.v...Vì vậy, bên nào không nhận rõ điều đó sẽ bị hạn chế sức
mạnh và dẫn đến thất bại.
Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, tổ tiên ta đã luôn biết đánh
địch bằng sức mạnh tổng hợp, kết hợp tiến công kẻ thù xâm lược toàn diện
trên tất cả các mặt trận. Đời Lý (thế kỷ thứ XII) trong quá trình “tiên phát chế
nhân”, phát động chiến tranh toàn dân, lập phòng tuyến đánh giặc ở sông Như


16
Nguyệt, thì cùng với các đòn đánh quân sự, quân và dân ta đã liên tục tuyên
truyền về mục đích chính nghĩa của cuộc chiến tranh mà ta tiến hành, và khi
thời cơ đến đã chủ động dùng biện pháp ngoại giao để giảng hoà cho Quách
Quỳ rút quân về nước. Đến đời Trần (thế kỷ XIII) cùng với các hoạt động
quân sự, còn thực hiện “vườn không nhà trống”, khích lệ tinh thần “sát thát”,
khí thế Hội nghị Diên Hồng...Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh (thế
kỷ XV) quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã chủ động
vừa tiến công quân sự, vừa bao vây chặn đường tiếp tế lương thực, tiếp viện
lực lượng, vừa tiến hành đấu tranh ngoại giao, thực hiện chiến thuật “tâm
công” và cuối cùng kết thúc chiến tranh bằng Hội thề Đông Quan để Vương
Thông, thay mặt vua Minh chấp nhận thất bại và ra lệnh rút quân. Điều đó
cho thấy ông cha ta đã biết phát động một cuộc chiến tranh nhân dân, thực
hiện “dân chúng vũ trang và quân đội dân tộc”, phát huy sức mạnh tổng hợp
của cả nước, sử dụng nhiều lực lượng cùng tham gia đấu tranh, kết hợp các
phương pháp vũ trang và phi vũ trang, nhờ đó đã đem lại thắng lợi cho dân
tộc ta trong công cuộc chống ngoại xâm.
Trung thành với lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh cách
mạng, kế thừa tinh hoa truyền thống đánh giặc của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chỉ rõ: “Trước kia chỉ đánh nhau về một mặt quân sự, nhưng ngày
nay đánh nhau về đủ mọi mặt, quân sự, chính trị, kinh tế, tư tưởng ..” và
“Không dùng sức lực của nhân dân về đủ mọi mặt để ứng phó, không thể nào

thắng lợi được”[32, tr 296 - 298].
Trong chiến tranh cách mạng, Đảng ta với quan điểm khoa học, biện chứng
là: không chỉ nhìn vào vật chất, chỉ nhìn vào hiện trạng, mà lại nhìn vào tương lai,
tin chắc vào lực lượng tinh thần và lực lượng của quần chúng, của dân tộc. Đó là
quan điểm sức mạnh tổng hợp được xem xét toàn diện cả về vật chất và tinh thần,


17
cả thế và lực, các mặt trận đấu tranh mà nhất là xu hướng vận động, chuyển hoá
của so sánh lực lượng trong tiến trình và kết cục chiến tranh.
Xuất phát từ mục đích chính trị, quan điểm sức mạnh tổng hợp của chiến
tranh cách mạng, Đảng ta đã xác định đường lối chiến tranh toàn dân, toàn
diện. Trong đó chiến tranh toàn dân vừa là vấn đề chiến lược, thể hiện bản
chất, vừa là phương pháp cách mạng, phương thức tiến hành chiến tranh.
Chiến tranh toàn diện là nhằm khai thác, động viên và phát huy mọi tiềm
năng, sức mạnh hiện thực của cả dân tộc, các lĩnh vực của đời sống xã hội
như: chính trị, kinh tế, văn hoá ...vào cuộc chiến đấu.
Từ lý luận và thực tiễn chiến tranh cách mạng, ta thấy: tất cả các mặt
trận đấu tranh cơ bản đều có vị trí, tầm quan trọng và thế mạnh riêng, nhưng
nếu chúng tách khỏi sự tác động, ảnh hưởng, chi phối, phụ thuộc, thẩm thấu
và chuyển hoá lẫn nhau thì cũng không thể phát huy được đầy đủ. Vì vậy,
bên cạnh việc khơi dậy, phát huy và sử dụng có hiệu quả sức mạnh của từng
mặt trận là yêu cầu có tính tất yếu, thì trong quá trình ấy cũng đòi hỏi có sự
phối hợp các lực lượng, kết hợp các hình thức đấu tranh theo một mục đích,
kế hoạch và sự điều hành chung thống nhất để tạo thành hợp lực.
Tuy nhiên, ta cũng thấy rằng, ở từng mặt trận đấu tranh trong quá trình
tạo ra sức mạnh cũng đều có nguyên tắc, trình tự vận động và phát triển có
tính quy luật từ tiệm tiến tới nhảy vọt; từ bộ phận, cục bộ đến toàn bộ như:
trong đấu tranh chính trị là đi từ mục tiêu kinh tế trước mắt tới mục tiêu chính
trị, giành chính quyền; đấu tranh quân sự thì đi từ chiến tranh du kích lên

chiến tranh chính quy và kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính
quy, chủ động tiến công địch từ nhỏ đến lớn và kết hợp nhịp nhàng quy mô
các trận đánh, các chiến dịch; đấu tranh kinh tế thì kết hợp giữa phát triển
kinh tế của ta với phá hoại kinh tế của địch; lực lượng vũ trang phải được xây
dựng trên cơ sở lực lượng chính trị và phát triển theo “hình tháp” từ dân quân


18
tự vệ, bộ đội địa phương tới bộ đội chủ lực...Hơn nữa, trong chiến tranh, thì
tiềm lực chính trị - tinh thần, tiềm lực kinh tế, tiềm lực văn hoá-giáo dục-khoa
học kỹ thuật không trực tiếp trở thành sức mạnh quân sự của đất nước mà
phải thông qua tiềm lực quân sự. Chẳng hạn: tiềm lực kinh tế muốn chuyển
thành tiềm lực quân sự và sức mạnh quân sự phải thông qua tiềm lực kinh tế
quân sự. Sự chuyển hoá ấy không hình thành tự phát mà phải thông qua chuẩn
bị và thực hành động viên cho chiến tranh. Còn tiềm lực chính trị tinh thần
chỉ trở thành sức mạnh quân sự khi nó được thấm nhuần vào các lực lượng xã
hội, các lực lượng vũ trang trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu...Quá trình
vận động, phát triển, chuyển hoá đó là một chuỗi những mâu thuẫn được giải
quyết. Mâu thuẫn đó được nảy sinh ngay trong từng mặt trận và do tác động của
mặt trận khác mang lại. Vì vậy, muốn phát huy sức mạnh tổng hợp thì phải nắm
vững những điểm mạnh, điểm yếu và xu thế vận động của từng mặt trận và vai
trò của nó với các mặt trận khác, với sức mạnh tổng thể nói chung, từ đó xác
định phương thức, cơ chế tác động phù hợp nhằm tạo ra động lực để vừa phát
huy đầy đủ sức mạnh của từng mặt trận, vừa không cản trở sự phát huy sức
mạnh của các mặt trận khác. Không làm được điều đó thì không những không
phát huy được mà thậm chí còn triệt tiêu, hạn chế sức mạnh tổng hợp. Đó là
những vấn đề cần phải quán triệt trong quá trình phát huy sức mạnh tổng hợp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: Tuỳ tình hình cụ thể mà quyết định
những hình thức đấu tranh cách mạng thính hợp, sử dụng đúng và khéo kết hợp
các hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị để giành thắng lợi cho

cách mạng.
Phát huy sức mạnh tổng hợp đã trở thành một trong những thành công to
lớn về khoa học và nghệ thuật tạo ra sức mạnh của Đảng ta trong quá trình
lãnh đạo chiến tranh cách mạng. Nó cần phải tiếp tục phát huy cao độ để đáp


19
ứng yêu cầu ở giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp- Cuộc tiến
công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
1.1.2. Phát huy sức mạnh tổng hợp trong giai đoạn cuối của cuộc
kháng chiến chống Pháp là tất yếu khách quan
Sau thất bại trên tuyến phòng thủ Biên Giới (1950), Pháp mất quyền chủ
động trên chiến trường Đông Dương. Trong khi ấy, để theo đuổi cuộc chiến,
thực dân Pháp xin sự viện trợ của Mỹ, mặc dù chúng biết rất rõ dựa vào Mỹ,
chúng sẽ ngày càng lệ thuộc và sẽ có nhiều “rắc rối” cho quân đội Pháp, thậm
chí có thể đưa tới nguy cơ bị hất cẳng khỏi Đông Dương.
Tuy có viện trợ của Mỹ, nhưng những bế tắc, mâu thuẫn về đường lối
chính trị “độc lập trong khối liên hiệp Pháp”, khó khăn về kinh tế và xã hội ở
ngay nước Pháp đang ngày càng phát triển đồng hành với thất bại về quân sự,
gánh nặng về chi phí chiến tranh Đông Dương ngày một tăng quá sức chịu
đựng của ngân sách quân sự Pháp.
Đế quốc Mỹ tiếp tục tăng viện trợ quân sự cho Pháp, viện trợ quân sự
của Mỹ đã tăng từ 43% năm 1953 lên đến 73% năm 1954 trong toàn bộ ngân
sách chiến tranh của Pháp ở Đông Dương. Nhờ vào đó Pháp tăng thêm chi phí
quân sự và ra sức thực hiện Kế hoạch Nava.
Trọng tâm của Kế hoạch Nava là tổ chức khối chủ lực tác chiến làm sao
cho tới năm 1954 có được 7 sư đoàn cơ động chiến lược, với 27 binh đoàn
(gấp ba số hiện có). Kế hoạch Nava chủ yếu dựa vào viện trợ của Mỹ để ra
sức tập trung và tăng cường lực lượng, lần lượt mở những cuộc tiến công
chiến lược vào chiến trường miền Nam và miền Bắc Đông Dương nhằm đi tới

một thắng lợi quyết định về quân sự làm điều kiện để đàm phán kết thúc chiến
tranh trên thế có lợi. Với các bước cơ bản là:
- Bước thứ nhất: Trong Thu Đông năm 1953 và Xuân 1954, giữ vững thế
phòng ngự tích cực ở miền Bắc bằng cách co cụm kiểu “con nhím” với quân
số trên 6 tiểu đoàn, khiến Việt Minh không đủ sức đánh và dùng chiến thuật


20
“tấn công chớp nhoáng” để chủ động chống đỡ và phá những cuộc tiến công
của bộ đội chủ lực ta. Đồng thời, ra sức mở rộng nguỵ quyền, nguỵ quân; tập
trung binh lực xây dựng một lực lượng cơ động mạnh (khoảng 100 tiểu đoàn).
Sau khi bộ đội chủ lực của ta ở miền Bắc đã bị tiêu hao, giam chân thì địch
chuyển quân vào Nam, mở cuộc tiến công chiến lược để đánh chiếm vùng tự
do Liên khu 5, bình định toàn bộ chiến trường miền Nam.
- Bước thứ hai: Khi đã có ưu thế về lực lượng cơ động thì mùa thu năm
1954, chuyển toàn bộ lực lượng ra bắc vĩ tuyến 18 mở cuộc tiến công chiến
lược giành thắng lợi quyết định, tiêu diệt một bộ phận chủ lực của ta, chiếm
Thanh Hoá và Vinh nhằm tước đoạt những nguồn dự trữ cuối cùng về lúa gạo
và nhân lực của ta, gây sức ép buộc ta phải chấp nhận đàm phán theo những
điều kiện có lợi của chúng, là thương lượng với những điều kiện thoả đáng về
một nước Việt Nam vẫn do Bảo Đại đứng đầu, Việt minh giỏi lắm cũng chỉ
có vài ghế trong chính phủ mới, khi lực lượng nguỵ đủ sức đương đầu có thể
tuần tự rút quân viễn chinh mà vẫn duy trì những vị trí cần thiết không những
trong lĩnh vực kinh tế mà cả trong lĩnh vực chính trị và quân sự. Nếu các cuộc
thương lượng không thành hoặc không đạt kết quả, có thể tiến hành những
cuộc tiến công ở cửa ngõ châu thổ sông Hồng, tiêu diệt bộ đội chủ lực hoặc
đẩy lên vùng rừng núi thượng du, loại Việt Minh ra khỏi cuộc chiến.
Nội dung của Kế hoạch Nava căn bản giống như kế hoạch của Đờlát Đờtátxinhi trước đây, nhưng khác là có quy mô và thủ đoạn thâm độc hơn. Đó
là, ở chính diện địch lợi dụng thế phát triển không đều của ta giữa các chiến
trường Việt, Miên, Lào; Bắc, Trung, Nam để dồn lực lượng ra Bắc Bộ. Ở các

chiến trường khác, địch tăng cường lực lượng bằng mọi cách: viện binh từ
Pháp sang, đưa quân từ Triều Tiên về, mà quan trọng nhất là mở rộng nguỵ
quân.Trong việc xây dựng nguỵ quân, chúng đặc biệt chú trọng đến những
tiểu đoàn biệt kích và các đội hương, tổng dũng, chuyển lực lượng vũ trang
phản động của các giáo phái Cao đài, Hoà hảo, Thiên chúa thành quân chính


21
qui. Dựa trên chiêu bài “hoàn toàn độc lập”, “quân đội quốc gia” giả hiệu để
các nước liên kết (chính quyền tay sai Bảo Đại) thực sự “bước vào vòng
chiến” và “định nghĩa rõ mục đích chiến đấu”, coi đó là “yếu tố chính trị” để
thực thi Kế hoạch Nava, bên cạnh các điều kiện về ngân sách, phương tiện vật
chất. Về chính trị, chúng tăng cường việc tuyên truyền lừa gạt, đề cao chính
quyền bù nhìn, nguỵ quân; dựa vào bọn địa chủ phản động và bọn tư sản mại
bản, các đảng phái phản động; lợi dụng tôn giáo để lôi kéo và lung lạc những
bộ phận lạc hậu trong nhân dân, chia rẽ mặt trận dân tộc thống nhất của ta.
Từ đó địch ráo riết bình định chiến trường địch hậu, không những địch
hậu Bắc Bộ mà cả Trung Bộ và Nam Bộ và các chiến trường Lào, Miên. Khi
bình định có vận dụng những kinh nghiệm của thực dân Anh ở Mã lai, đế
quốc Mỹ ở Triều Tiên và đã được thử nghiệm tại Campuchia, thay nhiều đồn
nhỏ bằng một cứ điểm lớn có khả năng càn quét chung quanh, thay đổi thủ
đoạn càn quét trong đó kết hợp càn quét lớn với càn quét vừa và nhỏ mà phổ
biến là càn quét nhỏ, càn quét ngắn ngày kết hợp với dài ngày, kết hợp càn
quét với bao vây chia cắt, có trọng điểm. Cùng với những cuộc càn nhỏ và
liên tiếp, địch còn ra sức thực hiện chương trình dồn dân, dồn làng tàn khốc.
Cùng với chương trình bắt lính, mở rộng nguỵ quân và bình định vùng tạm
chiếm, địch còn thay đổi tổ chức bộ máy thống trị ở Đông Dương kể cả rất nhiều
nhân sự chính quyền. Theo đó, ở Đông Dương thì có một tổng cao uỷ và ba cao
uỷ ở Việt, Miên, Lào thay cho một cao uỷ Đông Dương và 5 uỷ viên cộng hoà ở
Trung - Nam - Bắc Bộ, Lào và Miên nhằm tạo ra sự tập trung thống nhất quyền

thống trị và điều hành cuộc chiến tranh trên toàn cõi Đông Dương. Về bình định,
ngoài sự nhận chỉ đạo của chỉ huy quân sự Mỹ, chúng còn tập trung những chỉ
huy có kinh nghiệm như Gam biez ( ở Phát Diệm ), Cônhi ( ở Tả Ngạn )... Đối
với vùng tự do hậu phương của ta, địch tăng cường sử dụng hoạt động gián điệp,
thả thổ phỉ và tổ chức thổ phỉ, oanh tạc ngày càng dữ dội các đường giao thông


22
quan trọng, các tuyến cung cấp. Hoạt động gián điệp của địch lợi hại hơn khi
chúng còn cấu kết với bọn địa chủ phản động. Chúng lợi dụng những sơ hở của
ta để tập kích ra vùng tự do, phá kho tàng, phá công việc chuẩn bị các chiến
dịch, tăng cường những cuộc hành quân thăm dò và chiếm giữ những vùng có
lợi cho địch trong việc bảo vệ vùng tạm chiếm.
Kế hoạch Nava tuy được ra đời trong thế bị động, đối phó nhưng là sự
nỗ lực cao nhất của Chính phủ Pháp và sự viện trợ của Mỹ. Với số quân đông
nhất, khối cơ động chiến lược mạnh nhất và phương tiện chiến tranh nhiều
nhất, địch quyết tâm “chuyển bại thành thắng” và “nó cho phép hi vọng về đủ
mọi điều”. Điều đó đã phán ánh tính chất quyết liệt, toàn diện trong chống
phá ta, nhằm hạn chế sức mạnh của chiến tranh nhân dân, cố gắng thoát khỏi
mâu thuẫn chí tử giữa tiến công và bình định; tăng cường các thủ đoạn phá
hoại kinh tế, thủ đoạn chính trị lừa bịp để thực hiện âm mưu: “lấy người Việt
trị người Việt”, “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”; mở rộng chiến tranh ở Việt
- Miên - Lào; tìm kiếm các giải pháp có lợi để thoát khỏi cuộc chiến.
Âm mưu thủ đoạn trên của địch đã gây cho ta rất nhiều khó khăn nhất là
ở vùng sau lưng địch. Trên chiến trường chính Bắc Bộ, địch đang chiếm ưu
thế về binh lực, hoả lực và khả năng cơ động. Chúng ta khó thu hút được
nhiều địch vào việc chiếm đóng nên chúng vẫn tập trung lực lượng cơ động,
thực hiện co cụm để đối phó. Các lực lượng vũ trang Lào, Campuchia chưa
gây được áp lực lớn để buộc địch phân tán lực lượng cơ động, gây bất lợi cho
chúng về chiến lược.

Vì vậy, để khắc phục khó khăn, đập tan âm mưu thủ đoạn và hành động mở
rộng chiến tranh của kẻ thù, giành chiến thắng trước cố gắng cao nhất của thực
dân Pháp và can thiệp Mỹ, chúng ta phải tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp
của chiến tranh nhân dân trên tất cả các mặt trận nhằm huy động mọi tiềm năng
sức mạnh của cả dân tộc, của các lực lượng nhằm tạo ra thế và lực áp đảo, thực


23
hiện thắng lợi cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953- 1954, chiến dịch
Điện Biên Phủ, làm phá sản Kế hoạch Nava và dồn chúng vào chỗ buộc phải
chấp nhận thất bại, chấm dứt chiến tranh, đàm phán theo những điều kiện của ta.
Tiến công chiến lược là nhằm vào các mục tiêu có ảnh hưởng đến toàn cục
cuộc chiến, nhằm tiêu diệt các lực lượng nòng cốt của đối phương trên các
hướng, các địa bàn với quy mô và phạm vi rộng lớn trong một chiến trường
thống nhất. Trong các cuộc tiến công chiến lược thường có các trận quyết chiến
chiến lược, với cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 trận quyết
chiến chiếm lược là chiến dịch Điện Biên Phủ. Quyết chiến chiến lược là một
hiện tượng tất yếu của chiến tranh trong quá trình chuyển biến, nhưng nó chỉ xảy
ra khi so sánh lực lượng giữa các bên tham chiến đạt đến mức độ mà nếu xảy ra
tác chiến thì sẽ tạo ra bước ngoặt quyết định, đưa đến những bước phát triển
nhảy vọt, làm thay đổi căn bản cục diện chiến tranh, tạo ưu thế vượt trội tiến lên
giành những thắng lợi mới và thường là kết thúc chiến tranh. Với ý nghĩa quyết
định của nó, quyết chiến chiến lược là cuộc đấu tranh một mất một còn trên
chiến trường, là sự thử thách lớn lao nhất về mọi mặt khi các bên tham chiến tìm
mọi cách hạ bằng được đối phương giành phần thắng cho mình. Tiến công chiến
lược với các trận quyết chiến chiến lược bao giờ cũng thu hút sự tham gia của
lực lượng tinh nhuệ, quan trọng nhất; điểm hội tụ của tâm sức và mọi tình huống
chủ yếu của chiến tranh, đồng thời tạo lên ảnh hưởng cô đọng nhất, tác động
mạnh mẽ nhất tới toàn bộ cuộc chiến. Chính vì vậy, nó quy định tính chất gay
go, quyết liệt, khắc nghiệt của các cuộc tiến công chiến lược, những trận quyết

chiến. Từ đó, cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954, chiến dịch
Điện Biên Phủ đã đặt ra yêu cầu đối với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta phải
dốc toàn lực để giành phần thắng trên cơ sở những tiền đề và khả năng hiện thực
mà thắng lợi mọi mặt của cuộc kháng chiến chống Pháp đang tạo ra.


24
Trải qua tám năm kháng chiến, lực lượng vũ trang nhân dân của ta đã lớn
mạnh cả về số lượng và chất lượng. Mạng lưới dân quân du kích phát triển
rộng rãi khắp các địa phương trong cả nước. Bộ đội địa phương cơ bản đảm
nhiệm được nhiệm vụ tác chiến ở địa bàn, cùng với dân quân du kích tiêu
diệt, tiêu hao, kiềm chế và giam chân những lực lượng lớn, tinh nhuệ của địch
và từng bước làm thất bại chính sách càn quét, bắt người, cướp của, dồn dân
của địch. Bộ đội chủ lực lớn mạnh nhanh chóng, đến cuối năm 1952 ta đã có
6 đại đoàn bộ binh và một đại đoàn công binh - pháo binh. Vừa chiến đấu,
vừa xây dựng, các lực lượng vũ trang ba thứ quân của ta đã liên tiếp giành
những thắng lợi lớn trong chiến dịch Tây Bắc, Thượng Lào, giáng trả mũi tiến
công vu hồi chiến lược của địch ở Phú Thọ (cuộc hành quân Lô - ren) và tích
cực phá hoại hậu phương của địch ở đồng bằng Bắc Bộ. Qua chiến đấu, bộ
đội ta ngày càng trưởng thành về nghệ thuật tổ chức và thực hành chiến dịch,
nhất là tổ chức chiến dịch lớn dài ngày ở chiến trường rừng núi, xa căn cứ hậu
phương. Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá:
Sau những lớp chỉnh huấn, Quân đội ta đã tiến bộ khá. Điều đó tỏ
rõ trong những thắng lợi vừa qua. Quân đội ta tiến bộ nhiều về tinh
thần, về chiến thuật cũng như về kỹ thuật. Họ đã vượt nhiều khó
khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ. Du kích, vận động, công
kiên, bộ đội ta đều đánh khá. Ở đồng bằng, trung du, miền núi họ
đều đánh được. Cán bộ cũng như chiến sĩ đều tiến bộ; chiến sĩ tin
tưởng vào cán bộ; toàn thể quân đội tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh
đạo sáng suốt của Đảng và Chính phủ [16, tr. 20].

Trong cả nước, từ năm 1952 Đảng và Chính phủ phát động cuộc vận động
tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, nhất là sản xuất lương thực. Một số ngành
công nghiệp quốc phòng vẫn giữ vững và đẩy mạnh tốc độ sản xuất. Năm 1953,
chỉ tính từ Liên khu IV trở ra, sản xuất lương thực ở vùng tự do và vùng căn cứ


25
du kích đạt 2.757.000 tấn thóc và 650.850 tấn hoa màu, ta sản xuất được 3552
tấn vũ khí đạn dược; kế hoạch sản xuất thuốc men, quân trang quân dụng được
bảo đảm. Đi đôi với đẩy mạnh sản xuất, Đảng và Chính phủ còn chấn chỉnh chế
độ thuế khoá, tài chinh, xây dựng các ngành thương nghiệp, ngân hàng. Nhờ đó,
Nhà nước đã căn bản thăng bằng được thu - chi, ổn định vật giá.
Từ năm 1947 đến năm 1953 Đảng ta đã lãnh đạo nông dân đấu tranh
giảm tô 25%, tịch thu ruộng đất của bọn thực dân, Việt gian đem chia cho
nông dân không có, hoặc thiếu ruộng, tạm cấp ruộng đất vắng chủ, chia lại
ruộng đất cho công bằng, hợp lý...Đến năm 1953 tính từ Liên khu IV trở ra, ta
đã tạm cấp cho nông dân 189.434 ha ruộng đất, quá nửa diện tích do địa chủ
chiếm hữu đã chia cho nông dân, thực hiện từng bước khẩu hiệu “Người cày
có ruộng”, tạo điều kiện thực hiện chính sách ruộng đất ở mức độ cao hơn.
Tháng 2 năm 1951, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai được tổ chức, đó
là đại hội “Đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn và xây dựng Đảng
Lao động Việt Nam”. Đường lối đúng đắn của Đại hội đã thổi một luồng sinh
khí mới vào cuộc kháng chiến, là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm cho sự
toàn thắng của cuộc kháng chiến chống Pháp trong giai đoạn cuối. Thành tích
chiến đấu và xây dựng trong các năm 1951, 1952, Xuân - Hè 1953 của quân và
dân ta, nhất là kết quả của việc thực hiện 3 nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết
Đại hội Đảng II là: Tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta và phá tan kế
hoạch bình định của giặc đã tạo ra thế và lực mới, bảo đảm cho quân và dân ta
vững bước tiến vào Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 giành thắng lợi to lớn.
Từ năm 1952 cuộc vận động chỉnh huấn theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ III

của Trung ương Đảng đã được tiến hành trong toàn Đảng, toàn dân và trong các
đơn vị quân đội. Qua chỉnh huấn đã củng cố niềm tin vào đường lối cách mạng,
đường lối kháng chiến, quyết tâm chiến đấu đến cùng vì thắng lợi cách mạng.
Tiềm lực chính trị - tinh thần, ưu thế tuyệt đối của ta được củng cố vững chắc, sức


26
mạnh ấy càng được nhân lên bởi lòng yêu nước nồng nàn, trí tuệ mới do thành tựu
của công cuộc giáo dục - văn hoá tư tưởng trong kháng chiến mang lại.
Tháng 3/1951 Đại hội thống nhất Việt Minh và Liên Việt đã họp và lấy
tên chung là Mặt trận Liên Việt, tạo nền tảng xây dựng và củng cố chính
quyền dân chủ nhân dân, Mặt trận dân tộc thống nhất. Chính tướng Nava, một
người được coi là có nhãn quan chính trị trong giới quân sự Pháp cũng phải
thừa nhận: “Về mặt chính trị Việt Minh là một nhà nước thực sư., có guồng
máy hành chính trực tiếp trải dài hơn phần nửa lãnh thổ. Hơn thế nữa, ngay
trong những vùng do chúng ta kiểm soát, Việt Minh cũng có một bộ máy
hành chính bí mật, làm thất bại quyền lực của chúng ta và tạo cho Việt Minh
thu được nhiều nguồn của cải rất quan trọng” [26, tr.19].
Thực hiện chủ trương Đại hội II của Đảng, thành lập các đảng cách
mạng riêng của mỗi nước trên bán đảo Đông Dương, thúc đẩy quan hệ đoàn
kết liên minh, ngày 13/1/1951 Hội nghị Nhân dân ba nước Đông Dương ra
tuyên bố thành lập khối liên minh chiến đấu Việt Nam, Lào, Campuchia dựa
trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tương trợ và tôn trọng lẫn nhau. Sau chiến
thắng Tây Bắc 1952, Việt Nam có thêm điều kiện để phối hợp tốt hơn với Chính
phủ và quân đội kháng chiến Lào. Tháng 4/1953, Liên quân Việt - Lào cùng phối
hợp trong chiến dịch Thượng Lào (Sầm Nưa) giành thắng lợi lớn. Căn cứ kháng
chiến Thượng Lào được mở rộng và nối liền với vùng Tây Bắc của Việt Nam, tạo
thế uy hiếp mới đối với giặc Pháp. Vùng tự do Liên khu 5 tiếp tục được củng cố
và đã trở nên một căn cứ uy hiếp Tây Nguyên, có thể phát triển lên Hạ Lào và
Đông Cămpuchia, tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang của ta liên lạc, phối hợp

chiến đấu, mở rộng địa bàn hoạt động với các lực lượng vũ trang của bạn.
Với cách mạng Trung Quốc, từ mùa hè năm 1949 đến đầu năm 1950, bộ đội ta
đã nêu tấm gương sáng về tinh thần quốc tế khi giúp bạn xây dựng khu giải phóng ở
Ung, Khiêm, Liêm (chủ yếu là vùng Thập Vạn Đại Sơn) chuẩn bị điều kiện cho
Quân giải phóng Trung Quốc vượt Trường Giang giải phóng Hoa Nam, sau đó còn


×