Tải bản đầy đủ (.doc) (141 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ LỊCH sử ĐẢNG CÔNG tác bảo vệ CHÍNH TRỊ nội bộ của ĐẢNG bộ THÀNH PHỐ cần THƠ TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.51 KB, 141 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn
luyện; là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong
của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi
ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc. Từ khi ra
đời đến nay, Đảng ta luôn xác định bảo vệ chính trị nội bộ (trước đây gọi là
bảo vệ Đảng) là vấn đề sống còn của cách mạng, gắn liền với vận mệnh và vai
trò lãnh đạo của Đảng, là nhiệm vụ quan trọng có tính chiến lược lâu dài trong
toàn bộ công tác xây dựng Đảng. Mỗi khi cách mạng Việt Nam chuyển sang
thời kỳ mới, Đảng ta đều có các chủ trương, biện pháp để xây dựng Đảng, bảo
vệ chính trị nội bộ (BVCTNB), làm thất bại âm mưu, thủ đoạn phá hoại của
các thế lực thù địch, bảo vệ được tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên, lãnh đạo
cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi nầy đến thắng lợi khác.
Sau khi chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Liên xô và các nước Đông Âu
sụp đổ, các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện chiến lược “diễn biến hòa
bình”, bạo loạn lật đổ nhằm xóa bỏ các Đảng Cộng sản và các nước xã hội
chủ nghĩa (XHCN) còn lại, trong đó Việt Nam được chúng coi là một trọng
điểm. Để thực hiện ý đồ, các thế lực thù địch đã tiến hành nhiều âm mưu, thủ
đoạn thâm độc, phá hại về chính trị, tư tưởng; mua chuộc lôi kéo, cài cắm
người vào nội bộ ta để chống phá lâu dài từ bên trong, dùng kinh tế, văn hóa,
giáo dục để chuyển hóa vấn đề chính trị; sử dụng các chiêu bài “dân chủ”,
“nhân quyền”, vấn đề dân tộc, tôn giáo để chia rẽ đoàn kết dân tộc, hòng làm
thay đổi chế độ chính trị nước ta. Trước tình hình đó, trong những năm gần
đây, Đảng ta càng quan tâm hơn và đã có nhiều chủ trương, biện pháp tăng
cường công tác BVCTNB trong tình hình mới.
Thực tế hơn 20 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã
đạt được những thành tựu quan trọng và có ý nghĩa lịch sử. Kinh tế - xã hội



2
có sự thay đổi căn bản, toàn diện và đã ra khỏi tình trạng khủng hoảng; văn
hoá và xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt; đời sống nhân dân từng bước được
cải thiện; quan hệ đối ngoại có bước phát triển mới; hệ thống chính trị và khối
đại đoàn kết toàn dân được củng cố tăng cường; công tác xây dựng Đảng đạt
một số kết quả tích cực; chính trị - xã hội ổn định, vị thế của nước ta trên
trường quốc tế không ngừng nâng cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn nhiều yếu kém.
Những nguy cơ, thách thức được Đảng chỉ ra từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa
VII, đến Đại hội X được Đảng ta chỉ rõ, chúng không những chưa mất đi, mà
còn gây gắt hơn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp,
không thể coi thường bất cứ nguy cơ thách thức nào. Điều đó đã nói lên tính
chất quan trọng của việc đổi mới, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh
đạo (NLLĐ) và sức chiến đấu (SCĐ) của Đảng trong thời kỳ mới. Đặc biệt là
tình trạng suy thoái, biến chất về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, bệnh
cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, bè phái, chạy chức, chạy quyền, quan liêu, tham
nhũng diễn ra ở không ít cán bộ, đảng viên, nếu không phát hiện, ngăn chặn,
giải quyết kịp thời sẽ là yếu tố trực tiếp dẫn đến sự yếu kém của Đảng, làm
mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng và làm Đảng suy yếu, mất vai trò lãnh
đạo. Do đó, việc nghiên cứu tìm giải pháp làm tốt công tác BVCTNB thật sự
trở thành một yêu cầu khách quan và bức xúc trong toàn Đảng cũng như ở
từng địa phương, cơ quan, đơn vị.
BVCTNB là bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối, Điều lệ, nguyên tắc tổ chức của Đảng,
bảo vệ cán bộ, đảng viên. BVCTNB là nhiệm vụ của toàn Đảng, trước hết là
trách nhiệm của các cấp ủy đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên.
Quán triệt các chủ trương, quan điểm của Đảng về công tác BVCTNB,
nhất là sau khi có Chỉ thị 23-CT/TW, ngày 12/6/1993 của Bộ Chính trị (khóa
VII) về tăng cường công tác BVCTNB trong tình hình mới; tiếp theo là Quy
định số 75-QĐ/TW ngày 25/04/2000 và Quy định số 57- QĐ/TW ngày



3
03/05/2007 của Bộ Chính trị (thay thế Quy định số 75- QĐ/TW) về “một số
vấn đề BVCTNB Đảng”; Đảng bộ thành phố Cần Thơ đã đặc biệt quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác BVCTNB và bước đầu đạt được một số
kết quả, tích cực góp phần vào việc xây dựng tổ chức Đảng, hệ thống chính trị
(HTCT) trong sạch, vững mạnh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã bọc
lộ nhiều yếu kém và khó khăn, làm hạn chế nhất định đến chất lượng, hiệu
quả công tác BVCTNB ở địa phương. Những yếu kém, khó khăn đó cần phải
được nghiên cứu làm rõ, để có các giải pháp khắc phục. Song, ở thành phố
Cần Thơ, công tác BVCTNB trong thời gian qua chủ yếu được đề cập trong
các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, báo cáo công tác xây dựng Đảng và
một số chuyên đề về BVCTNB, chưa có tổ chức, cá nhân nghiên cứu có hệ
thống vấn đề này, nên trong lãnh đạo, chỉ đạo và giải quyết vụ việc cụ thể về
BVCTNB còn nhiều bất cập, thiếu tính thống nhất, đồng bộ và toàn diện.
Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 20/01/2003 về phương hướng, nhiệm
vụ, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng đồng
bằng Sông Cửu Long và Nghị quyết 45-NQ/TW ngày 17/02/2005 của Bộ
Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, đều xác định thành phố
không chỉ có vị trí quan trọng về kinh tế - xã hội, mà còn là địa bàn trọng
điểm có vị trí chiến lược về quốc phòng - an ninh vùng đồng bằng sông Cửu
Long. Chính vì vậy, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi đảng bộ thành phố phải
quan tâm đổi mới, chỉnh đốn Đảng và đặc biệt coi trọng công tác BVCTNB,
nhằm xây dựng đảng bộ vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Xuất phát từ yêu cầu và tính bức xúc nói nói trên, nên tôi đã chọn và
thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ: “Công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng

bộ thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay”.


4
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận văn
C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin chưa có tác phẩm chuyên bàn về
BVCTNB, nhưng học thuyết của Mác - Lênin về Đảng Cộng sản và hoạt
động thực tiễn của các ông trong việc đấu tranh chống các trào lưu tư tưởng
đối lập, các loại chủ nghĩa cơ hội đã cung cấp những quan điểm, tư tưởng,
nguyên tắc, phương pháp khoa học và những bài học kinh nghiệm quý báu, có
ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với công tác BVCTNB hiện nay.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin
phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam, sáng lập và giáo dục, rèn luyện
Đảng ta thành một Đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân. Trong
quá trình xây dựng Đảng, Đảng ta luôn quan tâm đến việc bảo vệ Đảng,
BVCTNB, coi đó là vấn đề xuyên suốt trong lịch sử hình thành và phát triển
của Đảng. Những năm gần đây, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng
đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định về công tác BVCTNB:
- Văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là văn kiện Đại hội Đại
biểu toàn quốc của Đảng từ khóa VII đến khóa X, đã nêu một số quan điểm,
giải pháp chung về công tác BVCTNB và khẳng định: phải "hết sức chú trọng
công tác bảo vệ Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức” [55, tr.296-297].
- Chỉ thị 23-CT/TW, ngày 12/6/1993 của Bộ Chính trị (khóa VII) về
“tăng cường công tác BVCTNB trong tình hình mới”, nhằm giáo dục ý thức
cảnh giác cách mạng của các cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên trước âm mưu
“diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
- Chỉ thị 24-CT/TW, ngày 10/12/1997 của Thường vụ Bộ Chính trị
(khóa VIII), “về việc quản lý, khai thác hồ sơ ta thu được của địch”, phục vụ
công việc nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến lịch sử chính trị của cán bộ,
đảng viên và bảo vệ an ninh quốc gia.

- Chỉ thị 39-CT/TW, ngày 14/8/1998 của Bộ Chính trị, “về việc thực hiện
một số nhiệm vụ cấp bách trong công tác BVCTNB” đề ra một số nhiệm vụ cụ
thể, trong đó có việc rà soát chính trị của cán bộ, đảng viên trong HTCT.


5
- Quy định 75-QĐ/TW, ngày 25/4/2000 của Bộ Chính trị, “quy định
một số vấn đề về BVCTNB Đảng” và Quy định 57-QĐ/TW, ngày 03/5/2007
của Bộ Chính trị (thay thế Quy định 75-QĐ/TW), làm cơ sở để xem xét tiêu
chuẩn chính trị của người xin vào Đảng, tham gia cấp ủy, giữ các chức vụ chủ
chốt, làm việc ở các cơ quan trọng yếu, cơ mật, đảng viên ra nước ngoài hoặc
quan hệ với tổ chức, cá nhân người nước ngoài.
- Báo cáo tổng kết công tác BVCTNB thời kỳ 1986 – 2001 của Ban Bí
thư Trung ương Đảng (khóa IX).
Một số cơ quan, đơn vị và cá nhân trong nước cũng đã tiến hành
nghiên cứu sâu về công tác BVCTNB, như:
- Ban BVCTNB Trung ương đã phối hợp với Nhà xuất bản chính trị
quốc gia xuất bản cuốn sách "Bảo vệ Đảng - 40 năm hoạt động và trưởng
thành (1962 - 2002)".
- Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài khoa học cấp bộ: “Đấu tranh phòng
chống cơ hội chính trị trong các tổ chức Đảng”, do đồng chí Phạm Văn Thọ,
Trưởng ban BVCTNB Trung ương làm chủ nhiệm. Đề tài đã nghiên cứu nhận
diện về cơ hội chính trị, cơ hội thực dụng, vụ lợi của cán bộ, đảng viên trong
các cơ quan Đảng, Nhà nước.
- Báo cáo của Thành ủy Cần Thơ, tổng kết tình hình thực hiện Quy
định 75 - QĐ/TW của Bộ Chính trị “quy định một số vấn đề BVCTNB Đảng”
và các vấn đề liên quan đến công tác BVCTNB.
- Báo cáo của Thành ủy Cần Thơ, tổng kết tình hình thực hiện Chỉ thị
24 - CT/TW của Thường vụ Bộ Chính trị “về việc quản lý, khai thác hồ sơ ta
thu được của địch”.

- Một số kết quả nghiên cứu bước đầu của Đề tài khoa học xã hội và
nhân văn cấp thành phố: “Nghiên cứu tổ chức hoạt động của bộ máy chính
quyền, lực lượng vũ trang, bán vũ trang của địch và các đảng phái, tổ chức
chính trị - xã hội phản động trên địa bàn thành phố Cần Thơ trước năm 1975”,
do đồng chí Đặng Tuấn Liệt, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban
tổ chức Thành ủy Cần Thơ, làm chủ nhiệm.


6
- Một số luận văn cử nhân, cao cấp lý luận chính trị, luận án tiến sĩ
bảo vệ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ( nay là Học viện Chính
trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) đã nghiên cứu, giải quyết một số vấn
đề chủ yếu của công tác BVCTNB, như:
+ “Những vấn đề chủ yếu về đổi mới công tác bảo vệ Đảng trong tình
hình hiện nay”, luận án phó tiến sĩ Khoa học lịch sử ( 1996) của đồng chí
Khổng Minh Trà.
+ "Tăng cường công tác bảo vệ Đảng ở tỉnh Hoà Bình trong thời kỳ
mới", luận văn cử nhân chính trị (1998) của đồng chí Bùi Văn Lạnh.
+ "Nâng cao chất lượng công tác bảo vệ Đảng của tỉnh Gia Lai hiện
nay", luận văn cử nhân chính trị (2000) của đồng chí KSOR Nham.
+ "Tổ chức bộ máy của Ban BVCTNB Trung ương hiện nay - Thực
trạng và giải pháp", luận văn cao cấp chính trị (2002) của đồng chí Trương
Văn Thẩm.
+ "Nâng cao chất lượng công tác bảo vệ Đảng ở tỉnh Cao Bằng trong thời
kỳ mới", luận văn cử nhân chính trị (2006) của đồng chí Nguyễn Trọng Tuyến.
+ "Nâng cao chất lượng công tác BVCTNB ở các binh đoàn chủ lực
trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay", luận án tiến sĩ Khoa học chính
trị (2007) của đồng chí Bùi Quang Cường.
- Một số bài viết của cán bộ lãnh đạo các cấp và các nhà khoa học
đăng trên Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Xây dựng Đảng và Bản tin bảo vệ chính

trị nội bộ.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận chủ yếu về BVCTNB và thực
trạng công tác BVCTNB của Đảng bộ thành phố Cần Thơ, luận văn đề xuất
phương hướng và các giải pháp tăng cường công tác BVCTNB của Đảng bộ
thành phố đến năm 2015.


7
3.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu làm rõ quan niệm, vị trí, tầm quan trọng, nội dung và
tiêu chí đánh giá công tác về công tác BVCTNB của đảng bộ thành phố.
- Khảo sát đánh giá thực trạng tình hình chính trị nội bộ và kết quả
công tác BVCTNB của đảng bộ thành phố, chỉ rõ những ưu, khuyết điểm,
nguyên nhân và kinh nghiệm.
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp tăng cường công tác
BVCTNB của Đảng bộ thành phố đến năm 2015.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Luận văn nghiên cứu tình hình chính trị nội bộ và công tác
BVCTNB của Đảng bộ thành phố Cần Thơ.
- Thời gian, khảo sát nghiên cứu thực tiễn từ năm 2004 đến tháng
6/2008 và đề xuất các giải pháp tăng cường công tác này đến năm 2015.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu luận văn:
- Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác
xây dựng Đảng, bảo vệ Đảng - BVCTNB.
- Cơ sở thực tiễn: Nghiên cứu các báo cáo tổng kết của Đảng, Ban
BVCTNB Trung ương và báo cáo của các cấp ủy đảng ở đảng bộ thành phố về
xây dựng Đảng và BVCTNB; kết quả nghiên cứu các đề tài luận văn, luận án có

liên quan; kết hợp khảo sát thực tế một số tổ chức đảng ở thành phố Cần Thơ.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận của
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp lịch sử và
lôgíc, kết hợp với phương pháp điều tra xã hội học, thống kê, tổng hợp, phân
tích, so sánh, đặc biệt coi trọng phương pháp tổng kết thực tiễn.
6. Những đóng góp của luận văn
- Góp phần làm rõ quan niệm về công tác BVCTNB của Đảng bộ
thành phố Cần Thơ.


8
- Những kinh nghiệm về công tác BVCTNB của đảng bộ thành phố
trong những năm qua.
- Phương hướng, giải pháp chủ yếu tăng cường công tác BVCTNB
của đảng bộ thành phố đến năm 2015.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn còn có thể làm tài liệu tham khảo
trong nghiên cứu, giảng dạy, tập huấn về công tác xây dựng Đảng và
BVCTNB ở thành phố Cần Thơ.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.


9
Chương 1
CÔNG TÁC BẢO VỆ CHÍNH TRỊ NỘI BỘ CỦA ĐẢNG BỘ
THÀNH PHỐ CẦN THƠ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN CÔNG TÁC BẢO VỆ CHÍNH TRỊ NỘI BỘ CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ


1.1.1. Đặc điểm của Đảng bộ thành phố Cần Thơ
1.1.1.1. Khái quát về thành phố Cần Thơ
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, miền Nam
hoàn toàn được giải phóng, cả nước thống nhất đi lên CNXH. Ngày
24/3/1976, Chính phủ ra Nghị định số 03/NĐ/CP sáp nhập tỉnh Sóc Trăng,
tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ thành tỉnh mới lấy tên là Hậu Giang.
Tháng 12/1991 Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa VIII,
kỳ họp thứ 10 đã ra Nghị quyết tách tỉnh hậu Giang thành hai tỉnh: Cần Thơ
và Sóc Trăng.
Trước yêu cầu phát triển mới, tháng 01/ 2004, thành phố Cần Thơ trực
thuộc Trung ương được thành lập và đi vào hoạt động, trên cơ sở tỉnh Cần
Thơ tách ra thành hai đơn vị hành chính mới: thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu
Giang theo tinh thần Nghị quyết số 22/2003/QH của Quốc hội nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam Khóa XI, ngày 26/11/2003.
Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm vùng hạ lưu châu thổ sông Cửu
Long, trải dài trên 55 km dọc bờ Tây sông Hậu, phía Bắc giáp tỉnh An Giang
và Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang, phía Đông giáp Đồng Tháp và
Vĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang. Diện tích tự nhiên 1.400,96 Km 2
(chiếm 3,52 % diện tích đồng bằng sông Cửu Long), trong đó diện tích đất
nông nghiệp 1.157,05 Km2 (chiếm 82,59 %), đất phi nông nghiệp 240,71 Km2
(chiếm 14,61 %) và đất chưa sử dụng 3,20 Km2 (chiếm 2,80 %).
Thành phố có vị trí chiến lược về kinh tế - xã hội, nằm trên các trục
tuyến giao thông thủy bộ quan trọng nhất của tiểu vùng Tây sông Hậu, là


10
điểm giao lưu kinh tế lớn trong tứ giác năng động: thành phố Cần Thơ - Cà
Mau - An Giang - Kiên Giang. Những đặc trưng đó thuận lợi cho thành phố
phát triển đồng bộ các khu vực kinh tế theo hướng kinh tế vùng như khu công
nghiệp chế biến nông ngư sản và phục vụ nông ngư nghiệp; khu công nghiệp có

công nghệ cao, khu cảng biển và sân bay hàng không quốc tế, khu thương mại tập
trung đồng bộ với nhịp độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của toàn vùng.
Hiện nay, thành phố có 8 đơn vị hành chính cấp huyện: 4 quận (Ninh
Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn) và 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Thốt
Nốt, Vĩnh Thạnh), với 76 xã, phường, thị trấn (35 xã, 35 phường, 6 thị trấn)
và 591 ấp, khu vực. Dân số 1.147.067 người, trong đó dân cư ở thành thị
577.141 người (chiếm 50,31%), dân cư ở nông thôn 569.926 người (chiếm
49,69%); nữ 592.996 người (chiếm 50,82%). Dân cư sinh sống ở thành phố
chủ yếu là người Kinh 1.103.413 người (chiếm 96,72%), Khmer 20.336 người
(chiếm 1,77%), Hoa 16.717 người (chiếm 1,46%) và dân tộc khác 601 người
(chiếm 0,05%). Mật độ dân số bình quân 818,7 người/Km2.
Sau một năm thành phố được thành lập, ngày 27/02/2005, Bộ Chính trị
đã ra Nghị quyết số 45-NQ/TW "về xây dựng và phát triển thành phố Cần
Thơ trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước". Đây là Nghị quyết đặc biệt quan
trọng, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử phát triển của thành phố. Nghị quyết
chỉ rõ:
Xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trở thành thành phố đồng
bằng cấp quốc gia, văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, xứng đáng là thành phố
cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông MêKông; là trung tâm công nghiệp, trung tâm
thương mại - dịch vụ, du lịch, trung tâm giáo dục - đào tạo và khoa học - công
nghệ, trung tâm y tế và văn hóa, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội
vùng và liên vận quốc tế; là địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc
phòng, an ninh của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và cả nước [37, tr.3].
1.1.1.2. Đặc điểm của Đảng bộ thành phố Cần Thơ


11
Một là, chất lượng các tổ chức đảng từ thành phố đến cơ sở và đội ngũ
cán bộ, đảng viên đã được nâng lên một bước, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát
triển của thành phố trong thời kỳ mới.

- Thành ủy Cần Thơ có 13 đảng bộ trực thuộc, gồm: 4 đảng bộ quận, 4
đảng bộ huyện và 5 đảng bộ khối, ngành; 597 tổ chức cơ sở đảng, trong đó:
có 180 đảng bộ cơ sở (xã, phường, thị trấn 71; cơ quan, đơn vị sự nghiệp,
doanh nghiệp 109) và 417 chi bộ cơ sở (xã 5; cơ quan, đơn vị sự nghiệp,
doanh nghiệp 412); 1.560 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở; với 24.919 đảng
viên (có 7.801 đảng viên nữ, chiếm 31,3% và 337 đảng viên là người dân tộc,
chiếm 1,35%).
- Cấp ủy các cấp và đội ngũ cán bộ, đảng viên đã được quan tâm đào
tạo, nâng chất một bước.
Ban Chấp hành đảng bộ thành phố, có 49 đồng chí, trong đó có 6 đồng
chí nữ (chiếm 12,24%). Trình độ học vấn: đã được đào tạo về chuyên môn 43
đồng chí, chiếm 87,75% (cao cấp quân sự 3 đồng chí, chiếm 6,12%; đại học
33 đồng chí, chiếm 67,35%; trên đại học 7 đồng chí, chiếm 14,28%). Lý luận
chính trị từ cao cấp trở lên 49 đồng chí, đạt 100% (cử nhân 40 đồng chí,
chiếm 81,63% và cao cấp 9 đồng chí 18,37%).
Thành phố có 13 Ban Chấp hành đảng bộ trực thuộc Thành ủy với 371
đồng chí, trong đó nữ 55 đồng chí, chiếm 14,82% và người dân tộc 1 đồng chí.
Về trình độ: 100% tốt nghiệp phổ thông trung học; đại học chuyên môn 244
đồng chí, chiếm 65,77%, trên đại học 16 đồng chí, chiếm 4,3% (có 8 thạc sĩ và 8
tiến sĩ). Lý luận từ trung cấp trở lên 360 đồng chí, chiếm 97,03% (trung cấp 122
đồng chí, chiếm 32,88%, cao cấp và cử nhân 238 đồng chí, chiếm 64,15%).
Cấp ủy viên cơ sở có 2.277 đồng chí (nữ chiếm 20,16%). Về trình độ:
trung học phổ thông chiếm 94,7%, trung học cơ sở chiếm 5,3%; chuyên môn
từ cao đẳng trở lên chiếm 62,5%. Lý luận chính trị trung cấp chiếm 19,23%,
cao cấp và cử nhân chiếm 2,8%.


12
Đảng viên: trình độ phổ thông trung học 20.290 đồng chí, chiếm
81,43%; trung học cơ sở 3.980 đồng chí, chiếm 15,97% và tiểu học 649 đồng

chí, chiếm 2,6%. Trung học chuyên môn 4.551 đồng chí, chiếm 18,26%, cao
đẳng và đại học 8.263 đồng chí, chiếm 33,16%; trên đại học 693 đồng chí,
chiếm 2,78% (thạc sĩ 553 đồng chí, tiến sĩ 140 đồng chí).
- Trong những năm qua, Đảng bộ thành phố đã xây dựng nhiều chương
trình, kế hoạch, tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo và đề ra các giải pháp, nhằm
xây tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ), nâng cao chất lượng đảng viên, gắn với xây
dựng HTCT cơ sở. Tập trung triển khai, quán triệt Nghị quyết Trung ương 5
(Khóa IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng HTCT cơ sở, xã, phường, thị trấn;
Nghị quyết Trung ương 6 (Khóa X) về nâng cao NLLĐ, SCĐ của TCCSĐ và
chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt
chi bộ theo tinh thần Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng
(Khóa X); tiếp tục củng cố, sắp xếp, kiện toàn TCCSĐ theo các loại hình, đảm
bảo vai trò hạt nhân chính trị và lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ ở cơ sở; chất
lượng TCCSĐ và đảng viên từng bước được nâng lên. Năm 2007, có 471
TCCSĐ trong sạch vững mạnh, chiếm 84,56% (tăng 0,6% so với năm 2006), 81
TCCSĐ hoàn thành nhiệm vụ, chiếm 14,54% (giảm 0,18% so với năm 2006) và
05 TCCSĐ yếu kém, chiếm 0,89% (giảm 0,43% so với năm 2006); đảng viên đủ
tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ 20.255 đồng chí, chiếm 89,80% (tăng 0,68% so
với năm 2006); đảng viên đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ 2.100 đồng chí,
chiếm 9,31% (giảm 0,29% so với năm 2006) và đảng viên vi phạm tư cách 200
đồng chí, chiếm 0,89% (giảm 0,39% so với năm 2006).
Hai là, Đảng bộ thành phố đã có bước trưởng thành khá lớn trong lãnh đạo
phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, chính trị trật tự xã hội, tạo thuận
lợi cho công tác BVCTNB. Song những yếu kém và những vấn đề phức tạp cũng đã
ảnh hưởng không nhỏ đến công tác BVCTNB của đảng bộ thành phố.
Phát huy và kế thừa truyền thống, kinh nghiệm của thời kỳ trước, Đảng
bộ thành phố đã đề ra các nghị quyết, chương trình, mục tiêu với các giải


13

pháp cụ thể, khả thi; năng động lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và đạt được những
kết quả quan trọng. Kinh tế tăng trưởng liên tục, bình quân trong 4 năm (2004
- 2007) là 15,92%; kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị có nhiều tiến bộ, huy
động nguồn vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn đạt 33.086 tỷ đồng, nhiều
công trình, dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, phục vụ tốt hơn nhiệm vụ, mục
tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và dân sinh.
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ tiếp tục phát
triển. Thành phố được công nhận đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và
trung học cơ sở; liên kết đào tạo nguồn nhân lực giữa thành phố với các viện,
trường ngày càng tốt hơn, nhất là các viện, trường trên địa bàn thành phố như
trường Đại học Cần Thơ, trường Đại học Y dược Cần Thơ, Học viện Chính trị
- Hành chính Khu vực IV, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long…Nhiều đề tài
nghiên cứu khoa học được ứng dụng trong thực tiễn đời sống, mang lại hiệu
quả thiết thực. Nguồn nhân lực khoa học, công nghệ đang từng bước hình
thành và phát triển. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe của nhân dân được chú
trọng, nhất là đối tượng chính sách và người nghèo. Việc thực hiện các chính
sách xã hội được quan tâm hơn, đặc biệt là chính sách đối với cán bộ hưu trí,
gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với nước; phong trào giúp nhau
phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, đào tạo
nghề, xây dựng "nhà tình nghĩa"…phát triển mạnh mẽ. Đời sống nhân dân
không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người năm 2007 là
18,19 triệu (tăng hơn 2 lần so với năm 2000). Tỷ lệ hộ nghèo toàn thành phố
cuối năm còn 8,64%.
Quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị ổn định. Thành ủy đã
quán triệt và xây dựng Chương trình thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ
Chính trị Khóa VIII về tăng cường công tác bảo vệ an ninh quốc gia trong
tình hình mới; Nghị quyết Trung ương 8 (Khóa IX) về chiến lược bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới. Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, chủ động phát
hiện, ngăn chặn kịp thời âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch



14
và phần tử xấu. Quan tâm chỉ đạo, xây dựng và rèn luyện lực lượng vũ trang
địa phương về phẩm chất đạo đức và nâng cao SCĐ. Kết hợp chặt chẽ giữa
tăng cường quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội, kiên quyết và thường
xuyên đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng; phòng, chống các loại tội
phạm và tệ nạn xã hội, nhất là ma túy, mại dâm...củng cố và tăng cường thế
trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nói trên, vẫn còn nhiều hạn chế,
bức xúc. Kinh tế của thành phố tăng trưởng với tốc độ cao, nhưng do điểm
xuất phát thấp nên tổng giá trị tăng thêm không lớn. Cơ cấu kinh tế chuyển
dịch chậm và chưa thật vững chắc; cơ cấu dân cư, lao động và chất lượng
nguồn nhân lực còn nhiều bất cập. Kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn
yếu và chưa đồng bộ, hệ thống giao thông đường bộ, cảng, sân bay chưa được
tập trung đầu tư đúng mức. Môi trường và cơ chế, chính sách đầu tư chưa đủ
sức hấp dẫn để thu hút mạnh các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư, nhất là
đầu tư nước ngoài. Nhiều vấn đề bức xúc về xã hội và quản lý đô thị chưa
được giải quyết; thu nhập dân cư tuy có tăng lên, nhưng đời sống số đông
nhân dân lao động còn nhiều khó khăn, nhất là bà con nông dân ngoại thành,
đồng bào dân tộc Khmer. Sự phân hóa giàu nghèo và chênh lệch thu nhập
giữa thành thị và ngoại thành khá cao. Công tác xóa đói giảm nghèo tuy đạt
được nhiều kết quả, nhưng chưa thật sự vững chắc. Vấn đề nhà ở cho người
có thu nhập thấp, tái định cư đối với đồng bào vùng giải tỏa để xây dựng các
công trình chưa được giải quyết tốt; các loại tội phạm chưa giảm. Những vấn
đề này đã và đang tác động không nhỏ đến công tác BVCTNB của đảng bộ
thành phố.
Ba là, Đảng bộ thành phố lãnh đạo địa bàn có nhiều tôn giáo và tín đồ
tôn giáo.
Toàn thành phố 390.839 tín đồ chiếm 34,07% dân số, trong đó: Thiên
Chúa giáo 79 cơ sở thờ tự (có 01 Tòa giám mục, 01 Đại chủng viện), 104

chức sắc, 90.119 tín đồ; Tin lành 8 cơ sở thờ tự, 9 chức sắc, 6.103 tín đồ; Cao


15
Đài 26 cơ sở thờ tự, 171 chức sắc, chức việc, 17.722 tín đồ; Phật giáo có 136
cơ sở thờ tự, 180 chức sắc, 82.796 tín đồ; Phật giáo Hòa Hảo có 33 nơi thờ tự,
203 trị sự viên, 194.099 tín đồ.
Tình hình tôn giáo trên địa bàn thành phố cơ bản ổn định, đặc biệt sau
khi triển khai quán triệt Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa IX) về công tác dân
tộc và tôn giáo, các chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo tỏ ra phấn khởi trước
sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, tích cực thực hiện nghĩa vụ của người
công dân. Tuy nhiên, một số đối tượng trong các tôn giáo tiếp tục có những
hoạt động vi phạm pháp luật như: gửi tài liệu cho cá nhân, tổ chức tôn giáo
nước ngoài thông báo tình hình trong nước, phát tán tài liệu nước ngoài gửi
vào, truyền giảng đạo trái phép; thông qua các hoạt động xã hội, từ thiện để
lôi kéo người vào đạo, phát triển tín đồ, tạo thanh thế…Trong số đó, có một
số đối tượng (chủ yếu là các đối tượng cực đoan và những bộ phận tôn giáo
không được công nhận tư cách pháp nhân), mặc dù chính quyền địa phương
và các ngành chức năng nhiều lần giáo dục, xử lý nhưng vẫn tiếp tục vi phạm,
làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự ở địa phương. Ngoài ra, còn có một số
nhóm trong Thiên chúa giáo, Tin lành xin tài trợ từ nước ngoài để xây dựng,
mở rộng nơi thờ tự, thu hút người vào đạo.
Bốn là, công tác BVCTNB của đảng bộ thành phố Cần Thơ được tiến hành
trong điều kiện còn khá nhiều vấn đề phức tạp từ thời kỳ Mỹ - ngụy để lại.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Mỹ - ngụy xác định Cần
Thơ là trung tâm vùng IV chiến thuật. Chúng tập trung xây dựng nhiều cơ
quan đầu não như: Tòa lãnh sự Mỹ, Phủ đặc ủy Trung ương tình báo, Bộ tư
lệnh quân đoàn IV, cơ quan Trung ương của các đảng phái phản động; hệ
thống đồn bót dày đặc; tổ chức bộ máy ngụy quyền, tình báo, gián điệp đến
tận xóm, ấp; thực hiện nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm độc, chia rẽ đoàn kết

dân tộc, bắt buộc người dân sống trong vùng chúng tạm kiểm soát phải tham
gia vào lực lượng vũ trang, bán vũ trang và các tổ chức, bộ máy phản động;
lôi kéo, khống chế các gia đình có liên quan đến cách mạng, kêu gọi người


16
thân đầu hàng, khai báo, nhận cộng sự cho chúng…Điểm đáng lưu ý, Cần
Thơ có hai huyện thuộc "vùng trắng" trong kháng chiến không có khu căn cứ
cách mạng (Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt) và có tỷ lệ người theo đạo khá cao, đặt
biệt là Thiên Chúa giáo và Hòa Hảo, trước đây được địch chọn làm chỗ dựa
để chống phá cách mạng.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, số ngụy quân, ngụy
quyền tan rã tại chỗ (trên phạm vi tỉnh Cần Thơ cũ) hơn 100.000 tên,
trong đó có một phần cư trú, sinh sống tại địa phương và không ít trường
hợp con em, thân nhân của họ đã tham gia làm việc trong các cơ quan của
Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp và có người đã trở thành đảng viên
hoặc được bố trí giữ chức vụ lãnh đạo. Đây là yếu tố có liên quan trực
tiếp đến vấn đề lịch sử chính trị, nên khi vận dụng thực hiện Quy định 57QĐ/TW của Bộ Chính trị (trước đây là Quy định 75-QĐ/TW) đã gặp
không ít khó khăn.
Từ những đặc điểm trên, đặt ra yêu cầu trong quá trình xây dựng và
phát triển thành phố, phải quán triệt quan điểm phát triển kinh tế là nhiệm vụ
trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, trong đó công tác BVCTBN
phải hết sức được coi trọng, nhằm xây dựng Đảng bộ vững mạnh cả ba mặt:
chính trị, tư tưởng và tổ chức.
1.1.2. Hoạt động của các thế lực thù địch trên địa bàn thành phố
Tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, xung đột sức
tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, khủng bố, bạo loạn, lật đổ xảy ra nhiều nơi
với quy mô, tính chất ngày càng gây gắt. Các nước lớn tăng cường tác động
vào nội bộ ASEAN; ASEAN vẫn là nhân tố quan trọng đối với hòa bình, ổn
định, hợp tác ở khu vực mà các nước lớn đều cần tranh thủ. Tình hình an

ninh, chính trị tại Lào và Campuchia cũng gặp không ít khó khăn, các thế lực
bên ngoài tiếp tục tác động…nếu Bạn đối phó không tốt có thể xảy ra tình
huống mất ổn định, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh Việt Nam. Các hoạt


17
động đó đã có biểu hiện ở Cần Thơ và tác động đến công tác BVCTNB của
đảng bộ thành phố.
Âm mưu của các thế lực thu địch đối với Việt Nam vẫn không thay đổi
và thành phố Cần Thơ được chúng xem là trọng điểm của khu vực đồng bằng
sông Cửu Long để thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, dung túng, ủng
hộ, hỗ trợ các tổ chức, đảng phái chính trị đối lập và các hội, nhóm Khmer
Krôm, tập hợp lực lượng, liên kết tổ chức, tiến hành các hoạt động chống phá;
xúi giục đồng bào dân tộc Khmer đòi thành lập “Nhà nước Khmer Krôm” tại
Tây Nam Bộ; bí mật cho người về nước móc nối, xây dựng cơ sở, dùng vật
chất mua chuộc, kích động phong trào đấu tranh đòi “ly khai” và khi có cơ hội
sẽ biểu tình, gây bạo loạn.
Các tổ chức phản động người Việt lưu vong được hậu thuẫn của các thế
lực thu địch gia tăng hoạt động xâm nhập vào trong nước, móc nối, liên kết,
hỗ trợ bọn phản động trong nội địa, nhất là số ngụy quân, ngụy quyền, đảng
phái phản động (cũ), số cơ hội chính trị, lợi dụng tín ngưỡng tìm mọi cách
móc nối liên kết với số cực đoan trong các tôn giáo nhằm thực hiện âm mưu
"liên tôn" để tiến hành các hoạt động khủng bố, biểu tình…Chúng cho rằng
tình hình Việt Nam đã chín mùi để tiến hành cuộc “cách mạng màu”, “cách
mạng đường phố”, nội bộ Đảng chia rẽ, tiêu cực tham nhũng tràn lan, mâu
thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với Đảng, chế độ ngày càng sâu sắc, rất dễ
dẫn đến xung đột...
Bên cạnh đó, các tổ chức phản động người Việt Nam lưu vong, các tổ
chức phản động ở nước ngoài và các phần tử xấu trong nước thường xuyên
hoạt động phát tán tài liệu chiến tranh tâm lý phá hoại tư tưởng qua đường

bưu chính, mạng Internet đã xuất hiện ở Cần Thơ. Nội dung chủ yếu là: nói
xấu, đả kích Đảng Cộng sản Việt nam, ca ngợi tự do dân chủ phương Tây, đòi
đa nguyên đa đảng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, bôi nhọ các đồng chí lãnh
đạo Đảng và hình ảnh người chiến sĩ cách mạng Việt Nam làm cho người đọc
hiểu sai lệch về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.


18
Hoạt động truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy qua băng hình, đĩa hình và
Internet ngày càng phức tạp; một số đối tượng đã “chép” các địa chỉ “xấu” từ
mạng xuống để xem và phát tán, nên số lượng nhân bản rất nhanh và đa dạng
về nội dung, hình thức. Đặc biệt nguy hiểm khi số người vào khai thác mạng
chủ yếu là học sinh, sinh viên không bị hạn chế về lứa tuổi, tất cả đều có thể
vào mạng xem và “chép”, lưu trữ những hình ảnh từ trang website có nội
dung đồi trụy để truyền tay nhau xem; triệt để lợi dụng đường Bưu chính viễn
thông và các phương tiện thông tin đại chúng, để phát tán tài liệu phản động
vào trong nước để chống phá ta, gây chia rẽ, nghi ngờ trong nội bộ, công khai
đưa yêu sách với chiêu bài dân chủ, nhân quyền…Phổ biến tại địa phương là
việc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (đài phát thanh nước
ngoài như đài Châu Á tự do, BBC…), qua đường bưu điện, Internet để tuyên
truyền phát tán các loại tài liệu vu cáo Đảng, Nhà nước ta vi phạm nhân
quyền, vi phạm quyền dân chủ, công khai kêu gọi đa nguyên, đa đảng, kêu
gọi tư nhân hóa các doanh nghiệp Nhà nước…
Bọn tình báo, gián điệp núp dưới các phương thức lâm thời, thường trú,
lợi dụng chương trình dự án hợp tác đầu tư của các tổ chức phi chính phủ bí
mật cài cắm cơ sở xâm nhập hoạt động thu thập tin tức tình báo, chống phá.
Công tác quản lý văn hóa, xuất bản báo chí còn nhiều sơ hở, lỏng lẻo băng
hình, báo chí có nội dung phản động, đồi trụy ồ ạt tuồn vào trong nước đã tác
động rất lớn đến nhận thức của các giai tầng xã hội, nhất là trong giới trẻ, sinh
viên - học sinh tại thành phố.

Lợi dụng ta gia nhập WTO để gây sức ép đòi trực tiếp tham gia quá
trình xây dựng và điều chỉnh hệ thống luật pháp, thúc đẩy phát triển kinh tế tư
nhân, tác động thay đổi Luật bầu cử tự do của Mỹ. Các dự án NGO hướng
hoạt động vào hệ thống pháp luật, để dọn đường tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy
dân chủ, sự ra đời của các tổ chức chính trị đối lập như “Công đoàn độc lập”,
“Báo chí độc lập”, các tổ chức xã hội dân sự, tìm cách tác động triển khai dự
án liên quan đến bầu cử, cải cách pháp luật, báo chí…Trong đó Cần Thơ là
điểm chúng đã và đang chú ý tới.


19
Được sự hậu thuẫn của Mỹ, các tổ chức phản động Khmer Krom tăng
cường các hoạt động chống phá ta, vu cáo ta đàn áp sư sãi Khmer, kích động
sư sãi, đồng bào dân tộc chạy sang Campuchia để “tị nạn chính trị” nhằm
từng bước quốc tế hóa vấn đề Khmer Krom. Các đối tượng trong các tổ chức
Khmer Krom tăng cường móc nối với số chức sắc, trí thức, sinh viên Khmer,
tán phát lên mạng Internet các bài viết tuyên truyền chiến tranh tâm lý, kích
động tư tưởng dân tộc hẹp hòi. Đẩy mạnh các hoạt động đấu tranh đòi quyền
tự quyết dân tộc. Chỉ đạo các đối tượng cực đoan trong nước, kích động đồng
bào dân tộc Khmer từ các địa phương kéo đến cơ quan thường trực Ủy ban
dân tộc Chính phủ (Vụ 3) tại Cần Thơ khiếu kiện về đất đai...
Các hoạt động tuyên truyền, phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch
tiếp tục được đẩy mạnh, công khai trắng trợn hơn, tiếp tục lợi dụng vấn đề
dân chủ, nhân quyền để chống phá ta. Các hoạt động đó đã xuất hiện ở Cần
Thơ dưới các hình thức khác nhau. Nổi lên là hoạt động tuyên truyền, cỗ vũ
cái gọi là “dân oan khiếu kiện” nhằm kích động các vụ khiếu kiện phát triển
thành cuộc biểu tình với quy mô lớn, gây mất an ninh trật tự. Hoạt động của
chúng có sự móc nối, liên kết chặt chẽ giữa trong và ngoài nước: lập ra cái gọi
là “Ủy ban yểm trợ khiếu kiện”, “quỹ cứu tế dân oan”…để tập hợp lực lượng,
quyên góp tiền ủng hộ “dân oan khiếu kiện” và tán phát “thư ngỏ”. Sau khi

các phương tiện thông tin đại chúng của ta mở đợt tuyên truyền đấu tranh, các
phương tiện thông tin của thế lực thù địch, đồng loạt đưa tin vu cáo chính
quyền đàn áp “người biểu tình ôn hòa”, kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp...
1.2. CÔNG TÁC BẢO VỆ CHÍNH TRỊ NỘI BỘ CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH
PHỐ CẦN THƠ - QUAN NIỆM, VỊ TRÍ, TẦM QUAN TRỌNG, NỘI DUNG VÀ
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

1.2.1. Quan niệm về công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng bộ
thành phố
BVCTNB trước đây được gọi là “Bảo vệ Đảng”. Sau khi CNXH ở Liên
Xô và các nước Đông Âu sụp đổ; trước âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà


20
bình” của các thế lực thù địch, ngày 12-6-1993 Bộ Chính trị (khóa VIII) đã ra
Chỉ thị 23-CT/TW về “tăng cường công tác BVCTNB trong tình hình mới”
và thuật ngữ “BVCTNB” được chính thức sử dụng. Sau đó, hệ thống Ngành
BVCTNB được thành lập từ Trung ương đến các địa phương; chức năng,
nhiệm vụ, vị trí, vai trò của công tác BVCTNB từng bước được xác định,
nhưng đến nay vẫn chưa có khái niệm khoa học, đầy đủ về công tác
BVCTNB.
* Theo Đại từ điển Tiếng Việt:
- Bảo vệ, là giữ gìn, chống sự xâm phạm để khỏi bị hư hỏng, mất mát;
dùng lý lẽ để bênh vực, giữ vững ý kiến, quan điểm học thuyết [96, tr.111]
- Chính trị, là những vấn đề về điều hành bộ máy Nhà nước hoặc những
hoạt động của giai cấp, chính đảng nhằm giành hoặc duy trì quyền hành của
Nhà nước (chế độ chính trị, tình hình chính trị, hoạt động chính trị); chính trị
cũng có nghĩa là những hiểu biết về mục đích, đường lối và nhiệm vụ đấu
tranh của các chính đảng cũng như đông đảo quần chúng (công tác chính trị,
giáo dục ý thức chính trị) [96, tr.369].

Trong xã hội có giai cấp, chính trị có quan hệ đến mọi mặt đời sống xã
hội và tất cả những vấn đề liên quan đến lợi ích giai cấp, chính quyền Nhà
nước. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn thì chính trị cần được hiểu là
những vấn đề về đường lối, tổ chức, hoạt động của Đảng và các tổ chức khác
trong HTCT nhằm giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Theo nghĩa
đó, những vấn đề chính trị hàng đầu cần quan tâm là nền tảng tư tưởng của
Đảng (chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí minh); đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng; các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng; phẩm chất
chính trị của cán bộ, đảng viên. Xu hướng vận động của các yếu tố đó ảnh
hưởng đến sự vững mạnh về chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng. Bởi vậy,
bảo vệ sự vững mạnh, trong sạch của các yếu tố đó phải là nội dung, nhiệm vụ
chủ yếu, đặc biệt quan trọng.


21
- Nội bộ, là bên trong của một chính thể, tổ chức [96, tr.1280]. Suy
rộng ra, nội bộ là các yếu tố tổ chức, tình hình hoạt động và tất cả những gì
thuộc về bên trong của một tổ chức xã hội.
Về mặt chính trị - xã hội thì nội bộ cần được hiểu là toàn bộ những yếu
tố cấu thành, tình hình và hoạt động bên trong của các tổ chức trong HTCT
của nước ta hiện nay, gồm: Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể chính trị - xã hội (Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn,
Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh). Trong HTCT, Đảng vừa là
tổ chức thành viên, vừa là tổ chức lãnh đạo các tổ chức của hệ thống đó. Hoạt
động của Nhà nước, các đoàn thể phục tùng sự lãnh đạo của Đảng; đồng thời
vai trò và hiệu lực lãnh đạo của Đảng không thể tách rời sự vững mạnh của
các tổ chức Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể. Bởi vậy, để bảo vệ
Đảng thì đồng thời phải bảo vệ tốt các tổ chức khác trong HTCT.
* Theo tài liệu tập huấn về công tác BVCTNB do Ban Tổ chức Trung
ương Đảng biên soạn: BVCTNB là bảo vệ chủ nghĩa Mác - lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh, bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối, Điều lệ, nguyên tắc tổ chức
của Đảng, bảo vệ cán bộ, đảng viên.
- Bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ Cương
lĩnh chính trị, đường lối của Đảng chính là bảo vệ Đảng về chính trị, tư
tưởng.
- Bảo vệ Điều lệ, nguyên tắc tổ chức của Đảng; bảo đảm tổ chức của
Đảng luôn luôn trong sạch, vững mạnh, giữ vững bản chất giai cấp công nhân
và tính tiên phong của Đảng chính là bảo vệ Đảng về tổ chức.
- Bảo vệ cán bộ, đảng viên, là bảo vệ phẩm chất, tiêu chuẩn chính trị
của người vào Đảng, vào cấp ủy, làm cán bộ chủ chốt, cán bộ làm việc ở cơ
quan, bộ phận trọng yếu, cơ mật.
Nghị quyết Đại hội X của Đảng xác định: “BVCTNB phải trên cơ sở
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương,


22
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, bảo vệ sự đoàn kết thống nhất
trong Đảng, bảo vệ cán bộ, đảng viên” [55, tr.297].
* Theo quan niệm của Đảng bộ thành phố:
Qua nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết, quy định, quy chế của Thành
ủy, thì BVCTNB được hiểu như sau:
- Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nói
và làm theo Cương lĩnh chính trị, chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị,
quy định của Đảng và của cấp ủy địa phương.
- Chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đảng, nguyên tắc tổ chức và sinh
hoạt của Đảng, quy chế hoạt động của cấp ủy, xây dựng tổ chức Đảng luôn
trong sạch, vững mạnh, giữ vững vai trò hạt nhân lãnh đạo HTCT.
- Bảo đảm cán bộ, đảng viên có đủ phẩm chất, năng lực và tiêu chuẩn
chính trị theo quy định của Đảng, đặc biệt đối với người xin vào Đảng, được giới
thiệu bầu vào cấp ủy, bố trí các chức vụ chủ chốt trong các cơ quan Nhà nước,

Mặt trận, đoàn thể và làm việc ở các cơ quan, bộ phận trọng yếu, cơ mật.
Từ sự phân tích trên, có thể quan niệm: Công tác BVCTNB của Đảng
bộ thành phố Cần Thơ, là toàn bộ hoạt động của các tổ chức trong HTCT và
cán bộ, đảng viên của đảng bộ, trong đó, quan trọng nhất là hoạt động của
cấp ủy các cấp, các tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên để bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng, Cương lĩnh chính trị, Điều lệ, các nguyên tắc tổ chức và
hoạt động, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và của đảng bộ thành phố; xây dựng
và giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh của các tổ chức Đảng và đội ngũ cán
bộ, đảng viên; phòng ngừa, ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn
phá hoại của các thế lực thù địch.
1.2.2. Vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo vệ chính trị nội bộ
C.Mác, Ph.Ăngghen đã thấy rất rõ vai trò quan trọng của công tác bảo
vệ Đảng đối với sự tồn tại, phát triển của Đảng và sự nghiệp cách mạng của
giai cấp công nhân. Khi thành lập “Liên đoàn Những người cộng sản” (chính
đảng cách mạng đầu tiên trên thế giới của giai cấp công nhân), trong Điều lệ


23
của Liên đoàn, C.Mác, Ph.Ăngghen viết: "Mỗi cơ quan của Liên đoàn phải thi
hành những biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn của Liên đoàn và tăng
cường hoạt động của Liên đoàn" [67, tr.496- 497]; Một loạt các qui định khác
cũng được ghi trong Điều lệ của Liên đoàn, nhằm ngăn chặn sự phá hoại của
các trào lưu tư tưởng đối lập.
Tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen về vấn đề bảo vệ Đảng tiếp tục được
thể hiện trong quá trình lãnh đạo Quốc tế I (1864 - 1876) và Quốc tế II (1889
- 1914). Hai ông, đã đấu tranh không khoan nhượng với các trào lưu tư tưởng
đối lập, đặc biệt là trào lưu tư tưởng CNXH tiểu tư sản của Pruđông, CNXH
quân Phổ của phái Látxan ở Đức, chủ nghĩa vô chính phủ Bacunin, chủ nghĩa
Công đoàn Anh, để giữ vững sự thống nhất, trong sáng, vững mạnh của
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. C.Mác cũng đã cảnh báo về sự

nguy hại của sự tha hoá, hư hỏng từ bên trong nội bộ: “công khai bên ngoài
Quốc tế, những con người đó không nguy hiểm, nhưng là những phần tử thù
địch trong nội bộ Quốc tế, họ sẽ phá hoại phong trào ở tất cả các nước mà họ
đã có được mảnh đất đứng chân” [68, tr.181].
Theo C.Mác và Ph.Ănghen đấu tranh chống các thế lực phá hoại từ bên
ngoài là rất quan trọng, nhưng việc phòng ngừa và đấu tranh với những phần
tử thoái hoá, phản bội càng quan trọng hơn. Trong thư gởi Friedrich Bolte ở
Niu Oóc, C.Mác khẳng định: "Quốc tế sẽ không thể đứng vững được, nếu tiến
trình lịch sử không đập tan chủ nghĩa bè phái" [68, tr.558].
Đảng Cộng sản phải là một khối thống nhất về chính trị và tổ chức,
C.Mác - Ph.Ăngghen luôn thể hiện rõ quan điểm, lập trường của mình và đấu
tranh không khoan nhượng với các trào lưu tư tưởng cơ hội, các đảng đối lập
để bảo vệ Đảng và phong trào công nhân quốc tế.
VI.Lênin đã kế thừa, phát triển tư tưởng, quan điểm của C.Mác và
Ph.Ăngghen trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc;
đấu tranh quyết liệt, vạch trần bản chất cơ hội, phản động của các lãnh tụ và
các đảng ở Quốc tế II; xây dựng chính Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân.


24
Người đã lãnh đạo xây dựng và đấu tranh bền bỉ chống bọn cơ hội, phản
động, nhất là bọn Mensêvích, loại chúng ra khỏi Đảng công nhân - dân chủ xã
hội Nga, thành một Đảng kiểu mới và lãnh đạo thắng lợi của Cách mạng xã
hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại, mở ra thời đại mới - thời đại quá độ từ
chủ nghĩa tư bản lên CNXH.
Trong hoàn cảnh Nhà nước Xô-viết Nga còn non trẻ, Đảng cộng sản
cầm quyền phải đấu tranh với những tác động, ảnh hưởng của tàn tích chế độ
cũ; sự thiếu vững vàng, sa ngã, cơ hội, phản bội của một số người trong đội
ngũ của Đảng. Mặt khác, sự chống phá điên cuồng của các thế lực thù địch,
với nhiều thủ đoạn tinh vi, nham hiểm đánh vào nước Nga Xô-viết và phong

trào cộng sản, công nhân quốc tế. VI.Lênin đã đấu tranh kiên quyết chống lại
các loại chủ nghĩa cơ hội, xét lại để bảo vệ Đảng và nguyên lý cách mạng, khoa
học của C.Mác. Tổng kết quá trình xây dựng và bảo vệ Đảng công nhân - dân
chủ xã hội Nga, VI.Lênin khẳng định: "Đảng không thể tồn tại, nếu nó không
bảo vệ sự tồn tại của nó, nếu nó không kiên quyết đấu tranh chống những kẻ thủ
tiêu nó, huỷ bỏ nó, không thừa nhận nó, từ bỏ nó" [61, tr.476-477]. VI.Lê-nin
cũng đã vạch mặt chủ nghĩa cơ hội, chỉ rõ bản chất và những biểu hiện của
nó, giúp cho việc nhận diện chủ nghĩa cơ hội - một căn bệnh nguy hiểm cần
đặc biệt chú ý trong công tác bảo vệ Đảng. Người đã chỉ rõ:
Khi nói tới đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội thì không bao giờ được
quên đặc điểm của tất cả chủ nghĩa cơ hội hiện đại trong mọi lĩnh vực là: nó
mang tính chất không rõ ràng, lờ mờ và không thể nào hiểu nổi được. Do bản
chất của mình, phái cơ hội chủ nghĩa bao giờ cũng tìm con đường trung dung,
nó quanh co uốn khúc như con rắn nước giữa hai quan điểm đối chọi nhau, nó
tìm cách thoả thuận với cả quan điểm này lẫn quan điểm kia, vì nó quy sự bất
đồng ý kiến của mình lại thành những điều sửa đổi nhỏ nhặt, những sự hoài
nghi, những nguyện vọng thành tâm và vô hại [61, tr.476-477].
VI.Lênin khẳng định, đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội là quy luật
phát triển của các Đảng Cộng sản. Người đã trình bày, phân tích rất nhiều


25
về Đảng Cộng sản ở các nước và Đảng Bôn-sê-vích Nga, về sự trưởng
thành, củng cố tôi luyện trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù và trong nội
bộ Đảng Cộng sản.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng,
quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, VI.Lênin về công tác bảo vệ Đảng vào
quá trình xây dựng Đảng và bảo vệ Đảng ở nước ta. Cùng với việc chăm lo
xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng của quần chúng, Người đã
đặc biệt coi trọng công tác bảo vệ nội bộ Đảng.

Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Người đã khẳng định: “Đảng
muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai
cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người
không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam” [71, tr.267-268]. Để Đảng vững
mạnh phải tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin cho cán bộ, đảng viên;
đồng thời phải kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, cải lương và
chống các luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Còn chủ nghĩa đế quốc...là còn bọn
phá hoại" [75, tr.118]; "Còn chủ nghĩa cá nhân là còn địch ở bên trong, địch ở
trong con người mình" [76, tr.3]. Vì vậy, công tác bảo vệ Đảng có vị trí, vai
trò đặc biệt quan trọng để loại trừ bọn phá hoại, loại trừ chủ nghĩa cá nhân
làm cho Đảng trong sạch vững mạnh. Đây là quá trình lâu dài, càng tiến gần
đến CNXH càng phải tăng cường công tác bảo vệ Đảng.
Người rất quan tâm đến công tác kết nạp đảng viên, vì đây là vấn đề rất
quan trọng nhằm ngăn chặn ngay từ đầu bọn cơ hội, phản động chui vào Đảng
để phá hoại ngay từ bên trong. Người lưu ý Đảng ta, việc lựa chọn người vào
Đảng phải rất thận trọng, phải chọn lọc rất cẩn thận, không được bừa bãi.
Trước khi vĩnh biệt chúng ta, trong Di chúc, Người căn dặn: "Đảng ta
là Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo
đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn


×