Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng đạm bón cho khoai tây canh tác theo phương thức làm đất tối thiểu năm 2014 tại Võ Nhai Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (978.08 KB, 87 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

ĐỖ THỊ KHAY
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG VÀ LƢỢNG ĐẠM

BÓN CHO KHOAI TÂY CANH TÁC THEO PHƢƠNG THỨC LÀM ĐẤT
TỐI THIỂU NĂM 2014 TẠI VÕ NHAI - THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Khoa học cây trồng
: Nông học
: 2011 - 2015

Thái Nguyên - năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

ĐỖ THỊ KHAY


Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG VÀ LƢỢNG ĐẠM

BÓN CHO KHOAI TÂY CANH TÁC THEO PHƢƠNG THỨC LÀM ĐẤT
TỐI THIỂU NĂM 2014 TẠI VÕ NHAI - THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

: 43 - TT - N01

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Đỗ Thị Ngọc Oanh
PGS.TS. Hoàng Văn Phụ


Thái Nguyên - năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự nhất trí của Nhà trƣờng, khoa Nông học em đã tiến hành và
hoàn thành đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và
lượng đạm bón cho khoai tây canh tác theo phương thức làm đất tối thiểu
năm 2014 tại Võ Nhai - Thái Nguyên”.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Nông học, các thầy cô giáo tham gia giảng
dạy lớp 43 TT và các giảng viên trong khoa đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong
thời gian học tập cũng nhƣ trong quá trình nghiên cứu để em có thể hoàn
thành khóa luận này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên TS. Đỗ Thị Ngọc Oanh
và PGS.TS. Hoàng Văn Phụ - ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn, định hƣớng đề tài,
cũng nhƣ tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện
khóa luận.
Em xin gửi lời biết ơn tới gia đình, bạn bè và những ngƣời thân đã động
viên và ủng hộ em trong suốt thời gian qua.
Do điều kiện thời gian và trình độ của em còn hạn chế, mặc dù đã cố
gắng nhƣng không thể tránh đƣợc những thiếu sót, em rất mong nhận đƣợc
những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận này
đƣợc hoàn thiện tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Đỗ Thị Khay



ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1.

Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới ............................... 25

Bảng 2.2.

Tình hình sản xuất khoai tây ở việt nam .................................. 26

Bảng 4.1.

Thời gian sinh trƣởng của khoai tây Lipsi năm 2014 .............. 35

Bảng 4.2.

Ảnh hƣởng của mật độ đến sinh trƣởng chiều cao của khoai
tây giống Lipsi (cm) ................................................................. 36

Bảng 4.3.

Ảnh hƣởng của phân bón đạm đến sinh trƣởng chiều cao của
khoai tây Lipsi (cm) ................................................................. 37

Bảng 4.4.

Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến đƣờng kính thân và số lá

khoai tây Lipsi.......................................................................... 38

Bảng 4.5.

Ảnh hƣởng của phân bón đạm đến đƣờng kính và số lá khoai
tây Lipsi.................................................................................... 39

Bảng 4.6.

Ảnh hƣởng của phân bón đạm đến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất khoai tây Lipsi ở mật độ trồng 1 (40 x 25
cm) ........................................................................................... 40

Bảng 4.7.

Ảnh hƣởng của phân bón đạm đến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất khoai tây Lipsi ở mật độ trồng 2 (40 x 30
cm) ........................................................................................... 41

Bảng 4.8.

Ảnh hƣởng của phân bón đạm đến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất của khoai tây Lipsi ở mật độ trồng 3 (40
x 35 cm) ................................................................................... 43

Bảng 4.9.

Ảnh hƣởng của mật độ đến năng suất và yếu tố cấu thành
năng suất khoai tây Lipsi ở mức phân 1 (87N/ha) ................... 44


Bảng 4.10.

Ảnh hƣởng của mật độ đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất khoai tây Lipsi ở mức phân 2 (124N/ha) ................. 46

Bảng 4.11.

Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của khoai tây Lipsi ở mức phân 3 (161N/ha) 47

Bảng 4.12:

Tình hình sâu bệnh hại ............................................................. 49


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1.

Ảnh hƣởng của phân bón đạm đến NSLT và NSTT ở mật độ
trồng 1 (40 X 25 cm) .................................................................. 41

Hình 4.2.

Ảnh hƣởng của phân bón đạm đến NSLT và NSTT ở mật độ
trồng 2 (40 x 30 cm) ................................................................... 42

Hình 4.3.


Ảnh hƣởng của phân bón đạm đến NSLT và NSTT ở mật độ
trồng 3 (40 x 35 cm) ................................................................... 44

Hình 4.4.

Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến NSLT và NSTT ở mức phân
1 (87N/ha) ................................................................................... 45

Hình 4.5.

Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến NSLT và NSTT ở mức phân
2 (124N/ha) ................................................................................. 47

Hình 4.6.

Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến NSLT và NSTT ở mức phân
3 (161N/ha) ................................................................................. 48


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CT

: Công thức

CV(%) : Coefficient of variance (hệ số biến động)
FAO


: Food agriculture organization ( Tổ chức nông - lƣơng thế giới)

Ha

: Hecta

LSD

: Least singnificant difference (Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa)

NSLT : Năng suất lý thuyết
NSTT : Năng suất thực thu
Nxb

: Nhà xuất bản

P

: Probability (Xác suất)


v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 3
1.3. Yêu cầu....................................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 5
2.1. Cơ sở khoa học để xác định mật độ trồng khoai tây .................................. 5
2.1.1. Đặc điểm sinh trƣởng thân rễ của cây khoai tây Lipsi ....................................... 5
2.1.2. Dinh dƣỡng của đất trồng .................................................................................... 5
2.2. Cơ sở khoa học xác định lƣợng phân đạm bón cho khoai tây ................... 8
2.2.1. Vai trò sinh lý của đạm đối với cây khoai tây .................................................... 8
2.2.2. Nhu cầu về đạm của cây khoai tây ...................................................................... 9
2.3. Canh tác theo phƣơng thức làm đất tối thiểu ............................................. 9
2.3.1. Khái niệm làm đất tối thiểu.................................................................................. 9
2.3.2. Tác dụng của làm đất tối thiểu............................................................................. 9
2.3.3. Nghiên cứu và ứng dụng canh tác tối thiểu ......................................................10
2.4. Nghiên cứu về mật độ trồng khoai tây ..................................................... 17
2.5. Nghiên cứu về phân bón cho khoai tây .................................................... 19
2.6. Nghiên cứu về thời vụ gieo trồng khoai tây............................................. 21


vi

2.7. Nghiên cứu về sâu bệnh hại khoai tây ..................................................... 23
2.8. Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai tây trên thế giới ............................. 24
2.9. Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai tây ở việt nam ................................ 26
PHẦN 3 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 28

3.2. Đối tƣợng nghiên cứu và công thức thí nghiệm ...................................... 28
3.3. Nội dung nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu .................................. 29
3.3.1. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................29
- Ảnh hƣởng của mật độ trồng và phân bón đạm đến yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất khoai tây Lipsi .................................................................... 29
3.3.2. Chỉ tiêu theo dõi..................................................................................................30
3.4. Quy trình trồng khoai tây theo phƣơng pháp làm đất tối thiểu ................ 31
3.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu........................................................................ 33
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 34
4.1. Ảnh hƣởng của mật độ trồng và lƣợng phân bón đạm tới thời gian sinh
trƣởng của khoai tây Lipsi ................................................................................ 34
4.1.1. Tỷ lệ mọc ............................................................................................................35
4.1.2. Sinh trƣởng chiều cao cây của khoai tây ..........................................................35
4.1.3. Ảnh hƣởng của mật độ đến sinh trƣởng chiều cao của khoai tây giống Lipsi36
4.1.4. Ảnh hƣởng của phân bón đạm đến sinh trƣởng chiều cao của khoai tây giống
Lipsi ...............................................................................................................................37
4.1.5 Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến đƣờng kính thân và số lá khoai tây Lipsi...38
4.1.6. Ảnh hƣởng của phân bón đạm đến đƣờng kính thân và số lá khoai tây Lipsi39
4.2. Ảnh hƣởng của mật độ trồng và phân bón đạm đến yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất khoai tây Lipsi .................................................................... 39
4.2.1. Ảnh hƣởng của phân bón đạm đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
khoai tây Lipsi ở mật độ trồng 1 (40 x 25 cm) ...........................................................40


vii

4.2.2. Ảnh hƣởng của phân bón đạm đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
khoai tây Lipsi ở mật độ trồng 2 (40 x 30 cm) ...........................................................41
4.2.3. Ảnh hƣởng của phân bón đạm đến yếu tố cấu thàng năng suất và năng suất
của khoai tây Lipsi ở mật độ trồng 3 (40 x 35 cm).....................................................43

4.2.4. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của
khoai tây Lipsi ở mức phân 1 (87N/ha) ......................................................................44
4.2.5. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến năng suất và yếu tố cấu thành năng suất
khoai tây Lipsi ở mức phân 2 (124N/ha) ....................................................................46
4.2.6. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của
khoai tây Lipsi ở mức phân 3 (161N/ha) ....................................................................47
4.3. Tình hình sâu bệnh hại ............................................................................. 49
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 51
5.1. Kết luận .................................................................................................... 51
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
II. Tài liệu nƣớc ngoài
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây khoai tây (Solanum Tuberosum L) là cây lƣơng thực của nhiều
nƣớc châu âu và một số nƣớc khoai tây là cây lƣơng thực chủ yếu (Đƣờng
Hồng Dật, 2005)[3]. Củ khoai tây chứa 20% lƣợng chất khô trong đó có 8085% là tinh bột, 3-5% là protein và một số vitamin khác (Trần Nhƣ Nguyệt và
cs, 1990) [8]; Nguyễn Văn Thắng và cs, 1996)[13]. Nếu so sánh về năng suất
chất khô trên một đơn vị trồng trọt thì khoai tây cao hơn lúa mì 3 lần, cao hơn
lúa nƣớc 1,3 lần và cao hơn ngô 2,2 lần (Leviel, 1986). Khoai tây là một trong
những cây trồng quen thuộc, vừa là cây lƣơng thực, đồng thời là cây thực
phẩm có giá trị đƣợc trồng nhiều nƣớc trên thế giới (Hồ Hữu An và cs,
2005)[1]

Khoai tây có tiềm năng suất khá cao tới 100-120 tấn/ha. Tuy nhiên sự
biến động về tiềm năng năng suất giữa các vụ và các vùng khá lớn (Caldiz et
al, 2001) do khoai tây chịu tác động mạnh của các yếu tố từ bên ngoài. Nhiệt
độ thích hợp cho thân lá phát triển là 180C, củ phát triển là 16-17 0C; ánh sáng
ngày dài thích hợp cho giai đoạn sinh trƣởng dinh dƣỡng, giai đoạn củ hình
thành thì cây lại yêu cầu ánh sáng ngày ngắn. Yêu cầu về ẩm độ cũng thay đổi
theo các thời kỳ sinh trƣởng và phát triển, trƣớc khi hình thành củ ẩm độ cần
là 60%, thời kỳ hình thành củ ẩm độ phải đạt 80%. Để đƣợc năng suất cao,
khoai tây còn yêu cầu lớp đất mặt phải rất tơi xốp, đất thịt nhẹ, đất cát pha
thích hợp với cây khoai tây.
Theo Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc báo cáo
rằng sản lƣợng khoai tây toàn thế giới năm 2010 là 320 triệu tấn. Ở Việt Nam,
có thời kỳ coi khoai tây là nhóm cây lƣơng thực có tầm quan trọng thứ ba sau


2

lúa và ngô. Khoai tây có thời gian sinh trƣởng ngắn, từ 80 - 100 ngày, nhƣng
có khả năng cho năng suất từ 15 - 30 tấn củ/ha với giá trị dinh dƣỡng cao.
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu tiêu thụ khoai tây của thị
trƣờng nói chung, đặc biệt là các đô thị, khu công nghiệp và khu du lịch, sẽ
ngày càng tăng mà năng suất khoai tây lại chƣa đƣợc đạt mức cao để cung cấp
cho thị trƣờng là do mật độ trồng và lƣợng phân bón đạm chƣa đƣợc hợp lý.
Khoảng cách trồng khoai tây có tác động rất rõ rệt đến cỡ củ, khối lƣợng
trung bình củ và số củ/m2. Trồng với khoảng cách rộng làm tăng khối lƣơng củ,
còn trồng với khoảng cách hẹp làm tăng số lƣợng củ. Nhƣ vậy để cho khoai tây
có năng suất cao thì phải xác định đƣợc khoảng cách trồng hợp lý, khoảng cách
trồng khoai tây phụ thuộc vào kích thƣớc và hình dạng của cây
Lƣợng đạm bón tác động mạnh đến quá trình sinh trƣởng, phát triển
năng suất khoai tây. Hiệu quả của việc bón đạm còn tùy thuộc vào liều lƣợng

và kỹ thuật bón. Thƣờng bón đạm ít hoặc bón đạm quá nhiều, thời gian bón
không thích hợp, phƣơng pháp bón không đúng sẽ làm năng suất khoai tây
giảm. Liều lƣợng, thời gian và phƣơng pháp bón đạm phụ thuộc vào tính chất
đất, giống, điều kiện thời tiết khí hậu… Vì vậy ở mỗi vùng, mỗi loại đất, loại
giống cần có liều lƣợng, thời gian và phƣơng pháp bón thích hợp.
Trồng khoai tây theo phƣơng pháp làm đất tối thiểu không làm luống
mà thay bằng phủ rạ có rất nhiều ƣu điểm vƣợt trội hơn so với trồng khoai tây
theo phƣơng pháp truyền thống nhƣ là giảm công lao động và chi phí sản xuất
nhƣ công làm đất, chăm sóc và thu hoạch; tận dụng mặt bằng ruộng, nguồn
rơm rạ sau thu hoạch lúa hè thu - mùa góp phần cải tạo đất, tránh ô nhiễm môi
trƣờng, bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp; tạo ra sản phẩm đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm. Nâng cao kỹ năng, kiến thức của nông dân về sản xuất nông
nghiệp bền vững.


3

Khoai tây là loại cây trồng dễ tính có thể trồng đƣợc trên nhiều loại đất khác
nhau từ đất thịt, đất phù sa, đất pha cát, đất thịt nhẹ đây là điều kiện tốt để mở
rộng sản xuất loại cây trồng này.
Miền núi phía bắc Việt Nam có một mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình
khoảng 15-20

thuận lợi cho sinh trƣởng, phát triển của một số cây trồng vụ

đông đặc biệt là khoai tây. Tuy nhiên thực tế sản xuất cho thấy ngƣời nông
dân chƣa tận dụng hết tiềm năng của đất, các biện pháp kĩ thuật chƣa đƣợc cải
tiến nên năng suất còn chƣa đƣợc cao. Vì vậy xuất phát từ những vấn đề trên
tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng đạm
bón cho khoai tây canh tác theo phương thức làm đất tối thiểu năm 2014

tại Võ Nhai - Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định mật độ và lƣợng phân đạm bón phù hợp cho khoai tây Lipsi
canh tác theo phƣơng thức làm đất tối thiểu ở điều kiện vụ đông tại Thái Nguyên.
1.3. Yêu cầu
- Đánh giá tƣơng tác giữa mật độ và lƣợng phân đạm bón tới sinh
trƣởng và năng suất khoai tây Lipsi.
- Đánh giá ảnh hƣởng của mật độ tới sinh trƣởng và năng suất khoai
tây Lipsi.
- Đánh giá ảnh hƣởng của lƣợng phân đạm bón đến sinh trƣởng và
năng suất khoai tây Lipsi.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
+ Giúp sinh viên sau khi ra trƣờng nắm chắc đƣợc lý thuyết cũng nhƣ
làm quen với tay nghề, vận dụng vào trong sản xuất.
+ Biết cách thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học.
+ Đánh giá đƣợc khả năng thích ứng giống khoai tây Lipsi ở mật độ


4

trồng và lƣợng phân đạm khác nhau với điều kiện sinh thái ở địa phƣơng.
+ Xác định đƣợc cơ sở khoa học để quyết định mật độ trồng cho khoai
tây Lipsi.
+ Xác định đƣơc cơ sở khoa học để quyết định lƣợng phân đạm bón
cho khoai tây Lipsi.
+ Kết quả nghiên cứu khoa học là tiền đề có giá trị khoa học nghiên
cứu và ứng dụng cho ngƣời sản xuất.
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
+ Bƣớc đầu chọn mật độ trồng và lƣợng phân đạm bón đạm thích hợp

cho giống khoai tây Lipsi với điều kiện sinh thái tại địa phƣơng và những
vùng có điều kiện tƣơng tự.
+ Tiết kiệm đƣợc lƣợng phân bón đạm từ đó sử dụng tốt lƣợng phân
đạm để phát triển sản xuất khoai tây.
+ Đầu tƣ chi phí hợp lý hơn và nâng cao hiệu quả cho ngƣời sản xuất
khoai tây, tăng thu nhập cho ngƣời dân.


5

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học để xác định mật độ trồng khoai tây
2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng thân rễ của cây khoai tây Lipsi
Đặc điểm thân cao, lá nhỏ màu xanh đậm, lá ngọn hơn chùn xoăn màu
xanh nhạt, sinh trƣởng và phát triển tốt. Củ tròn đều, tỉa củ hơi dài, số củ/bụi
tƣơng đối nhiều, mắt củ nâu, số mầm/củ trung bình, thân mầm màu hồng.
Thời gian sinh trƣởng vụ Xuân 110-120 ngày, vụ Đông 100-110
ngày. Chịu hạn và chịu rét khá, chống chịu mốc sƣơng và virus tƣơng đối tốt,
chống chịu vi khuẩn yếu.
2.1.2. Dinh dưỡng của đất trồng
- Đạm trong đất
Hàm lƣợng đạm trong tổng số đất Việt Nam biến động 0,042%N (đất
bạc màu) đến 0,62%N (đất lầy thụt) thƣờng dao động từ 0,1-0,2%N. Hàm
lƣợng đạm trong đất phụ thuộc vào điều kiện hình thành đất: Đất bị rửa trôi,
tầng lớp canh tác mỏng, lƣợng phân hữu cơ thấp chỉ có ít N. Đất chƣa khai
thác hoặc đất bồi tụ thƣờng giàu đạm.
Đạm có trong đất ở 3 dạng khác nhau về số lƣợng cũng nhƣ khả năng
cung cấp dinh dƣỡng cho cây: Nitơ hữu cơ hoặc khoáng sét giữ chặt và đạm
vô cơ hòa tan trong dung dịch đất.

Đạm hữu cơ là dạng đạm lớn nhất của đất chiếm 94-95% hàm lƣợng
đạm tổng số có trong đất. Dạng đạm này thƣờng có nhiều ở tầng lớp đất mặt,
nhƣng cây chƣa sử dụng ngay đƣợc mà phải qua quá trình khoáng hóa thành
đạm vô cơ thì cây mới sử dụng đƣợc. Đạm hữu cơ đƣợc khoáng hóa với tốc
độ từ 1-3% /năm do phụ thuộc vào hoạt động của vi sinh vật đất và điều kiện
sinh thái khác nên lƣợng đạm đƣợc khoáng hóa từ đạm hữu cơ.


6

Đạm amon (NH4+) bị một số khoáng sét có khả năng giữ các amon
giữa các tinh thể khoáng từ 3-5%N đạm tổng số. Dạng đạm này đƣợc giải
phóng cho cây sử dụng.
Đạm khoáng dạng amôn và nitrat hào tan trong dung dịch đất, là lƣợng
đạm cây sử dụng đƣợc dễ dàng nhất, nhƣng chúng thƣờng có trong đất rất ít,
chỉ chiếm 1-2%N đạm tổng số, trừ những trƣờng hợp mà ngƣời ta bón quá
nhiều đạm hóa học (Viện Thổ Nhƣỡng Nông Hóa, 1999) [15].
- Lân trong đất
Hàm lƣợng lân trong đất Việt Nam biến động từ 0,03-0,12%. Hàm
lƣợng lân trong đất phụ thuộc và tính chất đá mẹ, thành phần cơ giới và hàm
lƣợng chất hữu cơ. Đất giàu chất hữu cơ thì hàm lƣợng lân cao. Đất có thành
phần cơ giới nặng thì hàm lƣợng lân cao hơn đất có thành phần cơ giới nhẹ
(giữa lân và sét có tƣơng quan thuận). Đất hình thành trên đá mẹ giàu lân hàm
lƣợng lân cao. Lớp đất mặt có hàm lƣợng cao hơn lớp đất dƣới.
Trong đất lân tồn tại 2 dạng: Lân hữu cơ và lân vô cơ. Lân hữu cơ nằm
chủ yếu trong thành phần mùn (trong các hợp chất lân hữu cơ phytat, axit
nucleic, glyxerophotphat), có thể chiếm 20-80% lân tổng số, ở tầng đất mặt
lân thƣờng chiếm 50%. Đây là dạng lân mà cây trồng chƣa sử dụng ngay
đƣợc, cần phải thông qua quá trình khoáng hóa giải phóng ra axit photphoric
và muốn để hòa tan nó thì cây trồng mới hấp thu đƣợc. Lân vô cơ có trong đất

nằm dƣới dạng muối photphat, nhƣng chủ yếu là muối không tan nhƣ:
Ca3(PO4)2, Mg3(PO4)2 ở đất trung tính và kiềm; AlPO4, FePO4 ở đất chua hay
Na3PO4 ở đất mặn.
- Kali trong đất
Hàm lƣợng kali trong đất Việt Nam biến động trong khoảng 0,5-3%.
Hàm lƣợng Kali trong đất Việt Nam cao hơn nhiều so với các yếu tố dinh
dƣỡng đa lƣợng khác và phụ thuộc vào: Thành phần đá mẹ, thành phần cơ


7

giới đất và điều kiện hình thành. Đất hình thành từ đá mẹ giàu kali (fenpat,
mica trắng, đen) thƣờng có nhiều kali hơn; đất bị phân hóa, rửa trôi mạnh (đất
bạc màu thƣờng nghèo kali); đất có thành phần cơ giới nặng, hàm lƣợng kali
cao hơn đất có thành phần cơ giới nhẹ; đất càng chua càng thiếu kali vì mức
độ bão hòa bazơ giảm.
Trong đất kali nằm ở 3 dạng, tuy đều là dạng khoáng nhƣng lạ có khả
năng dễ tiêu với cây khác nhau nhiều. Dạng kali có nhiều nhất là kali trong
thành phần các khoáng vật nhƣ fenpat, muscovit, sinvinit…chiếm 98-99%
kali tổng số. Nhƣng khả năng cung cấp dinh dƣỡng dễ tiêu cho cây của các
khoáng vật rất hạn chế, trừ một số khoáng vật có khả năng hòa tan trong CO2,
có thể nghiền trực tiếp làm phân bón cho cây. Hai dạng kali khác là K trao đổi
hấp thu trên bề mặt keo đất chiếm 0,8-1,5% K2O tổng số trong đất và kali hòa
tan trong dung dịch đất chỉ chiếm 10% lƣợng kali trao đổi đều là các dạng cây
trồng có thể sử dụng thuận lợi. Kali dễ tiêu của đất (kali trao đổi và kali của
dung dịch đất) đƣợc tính theo đơn vị nhƣ mg/100 g đất.
- Canxi trong đất
Ở nƣớc ta trừ những đất phát triển trong đá vôi, các loại đất khác đều
có hàm lƣợng CaO dao động từ 0,04-0,82%. Các loại đất chua thƣờng có hàm
lƣợng CaO <0,5%; đất nhiều canxi nhất là đất bạc màu và đất cát; đất phù sa

Sông Hồng thuộc loại giàu canxi nhất. Canxi trong đất tồn tại phần lớn nhất
trong các khoáng vật và đá: Anotite, ôgit, amphibôn, caxit, đôlômit…là các
dạng cây trồng chƣa sử dụng đƣợc.
Trong đất canxi còn tồn tai dƣới dạng Ca2+ hấp thu trên bề mặt keo đất
và hòa tan trong dung dịch mà cây trồng có thể sử dụng đƣợc. Tình trạng rửa
trôi và xói mòn đã làm mất đi một lƣợng Ca đáng kể, lƣợng CaO mất đi hàng
năm khoảng 75-300 kg/ha, ở vùng đất cacbonat có thể mất đến 600kg


8

CaO/ha. Khả năng rửa trôi Ca tùy thuộc vào lƣợng mƣa, thành phần cơ giới
và lƣợng oxy trong đất.
- Những nguyên tố vi lƣợng trong đất
Trong đất các nguyên tố vi lƣợng thƣờng bị thiếu bị phong tỏa trong đất
do bón quá nhiều vôi làm pH đất tăng đột ngột, bị tạo thành muối không tan
hoặc đối kháng do bón quá nhiều một nguyên tố đa lƣợng khác ( thiếu Fe, Zn
do bón quá nhiều lân, thiếu Bo do bón quá nhiều Kali…) bị tạo thành phân
hữu cơ khiến cây không hút đƣợc (Cu ở than bùn, Mn bị bao vây khi bón quá
nhiều phân hữu cơ. Và có nhiều nguyên tố vi lƣợng khác ở trong đất có thể
cung cấp cho cây trồng (Viện Thổ Nhƣỡng Nông Hóa, 1999) [15].
2.2. Cơ sở khoa học xác định lƣợng phân đạm bón cho khoai tây
2.2.1. Vai trò sinh lý của đạm đối với cây khoai tây
Khoai tây là một trong những cây trồng cần rất nhiều đạm. Đạm là yếu
tố hạn chế đến năng suất khoai tây ở nhiều nơi trên thế giới. Bón đạm làm
tăng tuổi thọ tán lá là do cây khoai tây tiếp tục sinh ra lá mới nhiều hơn việc
kéo dài tuổi thọ của từng lá. Đạm làm tăng diện tích lá, do đó làm tăng lƣợng
ánh sáng mà cây có thể hấp thụ đƣợc, tăng lƣợng chất khô tích lũy ở các bộ
phận khác nhau của cây. Điều đó làm tăng năng suất là số lƣợng số lƣợng củ
hình thành và sự phình to củ.

Đạm không chỉ tác động trực tiếp đến sự phát triển của lá và cây trồng,
mà còn tác động gián tiếp đến cây trồng vì chúng tác động đến sâu bệnh và cỏ
dại. Bón đạm làm cho cây trồng sinh trƣởng, phát triển tốt hơn nhƣng cũng
làm tăng sâu bệnh và cỏ dại. Bón đạm quá mức làm tăng sức sống và chất
lƣợng hạt. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác nhân giống
bằng hạt.
Nhƣ vậy, đạm tác động mạnh đến quá trình sinh trƣởng, phát triển năng
suất khoai tây. Hiệu quả của việc bón đạm còn tùy thuộc vào liều lƣợng và kỹ


9

thuật bón. Thƣờng bón đạm ít hoặc bón đạm quá nhiều, thời gian bón không
thích hợp, phƣơng pháp bón không đúng sẽ làm năng suất khoai tây giảm.
Liều lƣợng, thời gian và phƣơng pháp bón đạm phụ thuộc vào tính chất đất,
giống, điều kiện thời tiết khí hậu… Vì vậy ở mỗi vùng, mỗi loại đất, loại
giống cần có liều lƣợng, thời gian và phƣơng pháp bón thích hợp.
2.2.2. Nhu cầu về đạm của cây khoai tây
Đạm giúp cho thân lá cây khoai tây sinh trƣởng nhanh làm chậm ra củ,
kéo dài thời gian sinh trƣởng đồng nghĩa với cây có thời gian quang hợp dài
và có năng suất cao. Cây khoai tây thiếu đạm, ban đầu toàn cây trở thành màu
xanh nhạt, cây bị cằn cỗi lại, sau ít ngày những lá non trở lại màu xanh,
những lá già hơn thì có màu vàng đậm và màu nâu nhạt rồi héo và chết.
Tùy theo mục đích sản xuất khoai tây và độ phì của đất mà lƣợng đạm
bón cho 1ha khác nhau, thƣờng từ 100 đến 200kg, có nơi bón tới 300kg. Bón
đạm phải bón cân đối với lân và kali. Nếu bón lƣợng đạm cao và mất cân đối sẽ
làm cho thân lá phát triển quá mức, hình thành củ muộn, ra củ kéo dài. Bón
nhiều đạm khoai sẽ bị lốp, cây dễ bị nhiễm bệnh, hàm lƣợng chất khô trong củ
thấp, thƣờng thu hoạch khi củ còn non và dễ bị thối khi bảo quản trong kho
(Trƣơng Văn Hộ, 2010) [5].

2.3. Canh tác theo phƣơng thức làm đất tối thiểu
2.3.1. Khái niệm làm đất tối thiểu
Làm đất tối thiểu là phƣơng pháp làm đất trên cơ sở đảm bảo sự mọc
mầm, sinh trƣởng tốt và năng suất cao của cây trồng đồng thời giảm đến mức
còn ít nhất sự gia công đối với đất.
2.3.2. Tác dụng của làm đất tối thiểu
Trồng khoai tây theo phƣơng pháp làm đất tối thiểu không làm luống
mà thay bằng phủ rạ nhằm mục đích: Giảm công lao động và chi phí sản xuất
nhƣ công làm đất, chăm sóc và thu hoạch; tận dụng mặt bằng ruộng, nguồn


10

rơm rạ sau thu hoạch lúa hè thu - mùa góp phần cải tạo đất, tránh ô nhiễm môi
trƣờng, bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp; tạo ra sản phẩm đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm. Nâng cao kỹ năng, kiến thức của nông dân về sản xuất nông
nghiệp bền vững
Phƣơng pháp này không chỉ giảm sức lao động mà khi rơm, rạ mục đi
thành chất hữu cơ có tác dụng cải tạo đất, tiết kiệm chi phí phân, đạm cho vụ
cấy lúa tiếp theo. Ngoài ra, việc phủ rơm rạ còn có tác dụng hạn chế bốc hơi
nƣớc của đất, hạn chế cỏ, và là môi trƣờng thuận lợi cho nhiều loại thiên địch
phát triển để diệt sâu hại.
2.3.3. Nghiên cứu và ứng dụng canh tác tối thiểu
- Trồng khoai tây theo phƣơng pháp làm đất tối thiểu ở Thái Bình
Trồng khoai tây theo phƣơng pháp làm đất tối thiểu có phủ rơm rạ là kỹ
thuật trồng khoai tây mới ở Việt Nam, đã chứng minh đƣợc ƣu điểm vƣợt trội
so với phƣơng pháp truyền thống nhƣ: Tăng năng suất đến 27%, hiệu quả
kinh tế tăng từ 13-58%, giảm tới 50% công lao động do giảm bớt khâu nặng
nhất là khâu làm đất, tăng độ phì cho đất, bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp và
góp phần cải tạo đất trồng lúa cho vụ sau. Đặc biệt, phƣơng pháp này có thể

áp dụng với nhiều giống khoai tây khác nhau, trên nhiều loại đất, chân đất
khác nhau, thậm chí đất ƣớt để tranh thủ thời vụ.
Rơm rạ đƣợc tái sử dụng cho trồng khoai tây sẽ giảm tình trạng đốt
rơm rạ đang tác động tiêu cực đến môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời; giảm
khí thải độc hại vào môi trƣờng, giảm gây hiệu ứng nhà kính.
Áp dụng phƣơng pháp trồng khoai tây theo phƣơng thức làm đất tối
thiểu ở vụ đông trên diện tích các tỉnh miền Bắc là 200.000 hecta thì sẽ giảm
đƣợc 960.000 tấn khí thải mỗi vụ. Đồng thời, chất hữu cơ do rơm rạ phân hủy
đƣợc để lại trong đất giúp cải tạo đất và cân bằng hệ sinh thái”. Hơn nữa, dựa
trên kết quả từ 596 hecta thí điểm, nếu áp dụng phƣơng pháp mới này, nông


11

dân miền Bắc có thể tiết kiệm phân bón tƣơng đƣơng 2.79 tỷ đồng mỗi vụ. Kỹ
thuật mới này cũng phù hợp với điều kiện canh tác của nông dân sản xuất nhỏ
và tình trạng thiếu lao động phổ biến ở nông thôn hiện nay.
Mô hình trồng khoai tây theo phƣơng pháp làm đất tối thiểu rất đơn giản và dễ
làm nhƣng cũng cần phải mở lớp hƣớng dẫn nông dân cách làm để nông dân
trồng có hiệu quả nhất, có các biện pháp khuyến khích mở rộng diện tích trồng
khoai tây. Để đảm bảo thành công, nông dân cần đƣợc hỗ trợ liên kết với các
doanh nghiệp đầu tƣ khép kín cả giống, sản xuất và bao tiêu sản phẩm.
Những hộ nông dân ở Hà Nội, Thanh Hóa và Thái Bình - những hộ gia
đình đã tiếp cận và sử dụng phƣơng pháp trồng khoai tây bằng phƣơng pháp
làm đất tối thiểu đều bày tỏ vui mừng và phấn khởi trƣớc những kết quả mà
phƣơng pháp mới này mang lại. Diện tích vụ sau cao gấp đôi vụ trƣớc và hoàn
toàn có thể yên tâm mở rộng diện tích trồng khoai tây vì không phải làm đất.
- Trồng khoai tây bằng phƣơng pháp làm đất tối thiểu đƣợc áp dụng ở
Nam Định.
Trong những năm gần đây diện tích trồng khoai tây ở Nam Định tăng

chậm, nguyên nhân chính là do số lƣợng và chất lƣợng giống chƣa đảm bảo,
chi phí sản xuất trồng khoai tây cao nhất là khâu làm đất, chăm sóc và phòng
trừ sâu bệnh. Đặc biệt, do điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, ngƣời nông
dân không dùng rơm rạ để phục vụ đời sống dân sinh, tình trạng đốt rơm, rạ
tập trung tại các vùng quê làm ảnh hƣởng không nhỏ đến môi trƣờng và hệ
sinh thái. Xuất phát từ thực tế đó, Kỹ sƣ Bùi Thị Băng Thanh, Trƣởng phòng
Kỹ thuật Chi cục Bảo vệ thực vật (Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn
tỉnh Nam Định) đã nghiên cứu, đề xuất ý tƣởng sử dụng rơm rạ để phủ luống
khoai thay thế cách làm truyền thống. Mô hình trồng khoai tây theo phƣơng
pháp làm đất tối thiểu có phủ rơm rạ bắt đầu đƣợc triển khai thử nghiệm năm
2009. Sau hơn 2 tháng thử nghiệm, hiệu quả cho thấy mô hình trồng theo
phƣơng pháp làm đất tối thiểu có phủ rạ cho năng suất trên 800 kg/sào


12

(360m2), tăng 20% so với sản lƣợng của cách làm truyền thống, ƣớc tính lãi
19 triệu đến 36 triệu đồng/ha, khoai có mã củ đẹp, dễ thu hoạch. Đây là kỹ
thuật trồng khoai tây tiên tiến đã đƣợc Chi cục thử nghiệm mấy vụ, dễ làm,
giảm đến 80% công làm đất, tƣới nƣớc và thu hoạch mà vẫn cho năng suất
cao, chất lƣợng khoai tốt hơn hẳn so với cách làm cũ. Với phƣơng pháp này,
ngƣời nông dân sau khi thu hoạch lúa xong không cần cày, chỉ cần đánh đống
rơm rạ ở góc ruộng, xẻ rãnh rộng 30cm, sâu 25cm, tạo các luống rộng thoát
nƣớc nhằm tránh úng ngập làm thối cây và củ. Tiếp theo, dùng toàn bộ phân
chuồng ủ mục, phân NPK, phân lân trộn đều và bón xung quanh hốc. Sau đó
đặt củ giống vào giữa hốc, lót ít đất phía dƣới, dùng đất rãnh đập nhỏ phủ kín
giống một lớp 3-4cm. Sau đó dùng rơm, rạ phủ dầy lên toàn bộ mặt luống 710cm đồng thời tƣới nƣớc đủ ẩm cho đến khi cây mọc cao 7-10cm, khoảng
cách trồng 25x30 cm. Từ hiệu quả của mô hình trên đã giúp ngƣời nông dân
thay đổi cách nghĩ, cách làm, với phƣơng pháp trồng mới này ngƣời nông dân
sẽ tận dụng tối đa nguồn rơm, rạ, mùn, trấu và các sản phẩm thừa của thực vật

để phù dày trên mặt luống. Từ đó, khắc phục đƣợc tình trạng đốt rơm rạ làm ô
nhiễm môi trƣờng không khí, nguồn nuớc... Đây cũng là cơ sở để tiến hành
triển khai và nhân rộng mô hình này trong vụ đông 2011-2012 trên địa bàn
Nam Định.
 Quy trình trồng khoai tây theo phƣơng pháp làm đất tối thiểu có phủ
rơm rạ.
(bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn)
-Thời vụ trồng:
+ Vụ Đông: Trồng từ 20/10 đến 15/11.
+ Vụ Xuân: Trồng từ 20/12 đến 05/01.
Với thời vụ trồng nhƣ trên thích hợp cho cây sinh trƣởng và phát triển
tạo củ tốt, ít sâu bệnh. Khoai tây sẽ cho năng suất cao nhất và không ảnh
hƣởng tới cơ cấu cây trồng vụ sau. Căn cứ vào điều kiện thời tiết của địa
phƣơng mà bố trí thời vụ trồng cho thích hợp.


13

- Khoai tây giống:
Sử dụng các giống khoai tây hiện đang đƣợc trồng phổ biến và có
nguồn gốc rõ ràng.
+ Tiêu chuẩn củ giống: Củ đều, sạch sâu bệnh, vỏ củ còn căng; cỡ củ
từ 25 - 40 củ/kg (đƣờng kính củ từ trên 25 đến 45mm) có từ 2-3 mầm dài 0,22 cm. Củ giống cỡ to, có nhiều mầm trƣớc khi trồng 5-7 ngày, nên dùng dao
sắc bổ thành miếng sao cho mỗi miếng có 2 mầm. Lƣu ý, sau mỗi lần cắt tiến
hành xử lý dao cắt bằng cồn hoặc hơ qua lửa để tránh sự lây truyền các bệnh
do virus.
+ Lượng giống: 1.200 - 1600 kg/ha tuỳ theo kích cỡ của giống.
- Chuẩn bị đất trồng
+ Đất trồng: Phƣơng pháp trồng khoai làm đất tối thiểu có thể thực hiện
trên tất cả các loại đất dễ thoát nƣớc nhƣ: ruộng luân canh với lúa nƣớc 2 vụ,

hoặc chân ruộng lúa 1 vụ. Thích hợp nhất trên chân ruộng đất thịt nhẹ, thịt
pha cát, xốp, nhiều chất hữu cơ, tƣới tiêu chủ động.
+ Làm luống: Rút kiệt nƣớc ruộng trƣớc khi thu hoạch lúa 7 - 10 ngày.
Với đất khô đủ ẩm: Sau thu hoạch lúa mùa ruộng đƣợc cắt sát gốc rạ,
rơm rạ đƣợc thu gom gọn thành đống ở góc ruộng. Đến thời vụ trồng khoai
tiến hành cày 2 đƣờng (đƣờng đi đƣờng về) để tạo rãnh luống, theo chiều
nghiêng của ruộng, mặt luống rộng 1,2m, cao 25-20 cm, rãnh rộng 30 cm và
cày một đƣờng xung quanh ruộng để thuận lợi cho việc tƣới và thoát nƣớc.
Trên nền đất thịt nặng, đất ướt: Các khâu làm luống nhƣ với đất đủ ẩm,
nhƣng lƣu ý làm rãnh sâu hơn 25-30 cm và cày một đƣờng xung quanh ruộng
tạo rãnh sâu để thuận lợi cho việc tƣới và thoát nƣớc sau này.
- Phân bón: Sử dụng phân bón hợp lý,bón đủ lƣợng, đủ loại và bón cân
đối phân đạm, phân lân, phân ka li; bón đúng cách và đúng thời điểm cho
khoai tây.


14

+ Liều lượng: Phân vô cơ: 15-20 tấn phân chuồng + 150kg N + 150kg P205
+ 150kg K20 cho 01 ha.
- Cách bón:
+ Bón lót: 100% phân chuồng, phân lân + 1/3 lƣợng phân đạm và phân kali.
+ Bón thúc lần 1 (20 ngày sau trồng -NST): bón 1/3 đạm và 1/3 kali.
+ Bón thúc lần 2 (35- 40 NST): bón thúc 1/3 đạm và 1/3 kali còn lại.
Bón lót: Trộn đều toàn bộ phân chuồng hoai, phân lân, và 1/3 lƣợng
đạm bón lót theo từng hốc hoặc rãnh, sau đó lấp một lớp đất mỏng
Bón thúc: Rạch rơm, rạ và bón phân dƣới lớp rơm rạ giữa hai khóm khoai
tây (tránh bón trực tiếp vào gốc cây), kết hợp với tƣới nƣớc đảm bảo đủ ẩm.
- Kỹ thuật trồng:
+ Mật độ và khoảng cách trồng: Trồng 2 hàng/luống, cách mép luống

30cm, hàng cách hàng 40 cm (40 x 30 cm) đạt 1500 khóm /sào Bắc Bộ.
+ Cách trồng:
Đặt củ giống so le, hƣớng của mầm khoai lên trên. Dùng đất rãnh đập
nhỏ phủ kín củ giống 1 lớp mỏng; dùng rơm rạ phủ dầy lên toàn bộ mặt luống
khoảng 10cm (1 sào khoai cần 3 -4 sào rơm hoặc rạ). Ngay sau khi trồng, tƣới
nƣớc ƣớt đều lên mặt luống, nếu đất còn ẩm cao không cần tƣới chỉ dùng đất
ở rãnh đè lên rơm rạ cho rơm rạ không bị bay.
- Kỹ thuật chăm sóc:
Khi cây mọc cao 7- 10 cm, chăm sóc bình thƣờng theo dõi và phủ bổ
sung thêm rơm rạ để toàn bộ phân bón và củ giống không đƣợc tiếp xúc với
ánh sáng.
+ Bón phân:
Bón thúc: Rạch rơm, rạ và bón phân dƣới lớp rơm rạ giữa hai khóm khoai
tây (tránh bón trực tiếp vào gốc cây), kết hợp với tƣới nƣớc đảm bảo đủ ẩm.


15

+ Chăm sóc:
Thƣờng xuyên kiểm tra và bổ sung rơm, rạ, nhất là giai đoạn cây đâm tia
hình thành củ (sau trồng 30 ngày), tránh tia củ tiếp xúc trực tiếp ánh sáng.
Theo dõi sinh trƣởng và tình hình sâu, bệnh, cỏ dại để có biện pháp xử
lý kịp thời.
Tƣới nƣớc: Thƣờng xuyên theo dõi và bổ sung nƣớc khi đất không đủ ẩm.
Nếu đất khô tiến hành tƣới nƣớc vào các rãnh ngập 1/3 - 2/3 chiều cao luống để
nƣớc tự thấm vào đất, khi thấy mặt luống chuyển sang mầu sẫm thì rút nƣớc. Nếu
không có điều kiện, có thể xen kẽ các đợt tƣới rãnh tƣới ẩm bằng ôdoa.
Cần kết thúc tƣới rãnh trƣớc thu hoạch 10 ngày.
- Phòng trừ sâu bệnh:
+ Sâu xám: Sâu xám thƣờng cắn ngang gốc cây khi khoai đang thời kỳ

mọc. Khoảng 9-10 giờ tối sâu xám ở dƣới đất chui lên mặt đất và bám vào cây
để ăn lá, đến khoảng 5-6 giờ sáng thì chui xuống gốc cây hoặc dƣới đất để ẩn.
Biện pháp phòng trừ
+ Vệ sinh đồng ruộng, bắt bằng tay (soi đèn vào 9-10 giờ tối hoặc vào
buổi sáng sớm)
+ Dùng Basudine hạt để xử lý đất, liều lƣợng dùng từ 1,5-2,0kg cho một
sào Bắc bộ hoặc dùng Nuvacron nồng độ 0,15% hoặc Sumicidin 0,1% phun vào
buổi chiều ngay sau trồng.
+ Nhện trắng: Nhện trắng thƣờng xuất hiện và gây hại khi thời tiết ấm.
Chúng tụ tập ở mặt dƣới lá non, ngọn cây và chích hút dịch làm cho lá và
ngọn quăn lại. Có thể dùng một số loại thuốc đặc hiệu để phun trừ.
+ Bọ trĩ: Bọ trĩ xuất hiện và gây hại khoai tây khi thời tiết ấm. Chúng chích
hút dịch lá làm cho lá bị khô và chết. Có thể dùng một số loại thuốc đặc hiệu để
phun trừ ngay sau khi bọ trĩ xuất hiện.


16

+ Bệnh virút
- Bệnh virút xoăn lùn: Do virút Y gây ra, đây là loại bệnh phổ biến ở
Việt Nam. Bệnh xoăn lùn thƣờng làm giảm từ 10-90% năng suất.
Triệu chứng thường gặp: Khi khoai tây bị bệnh này lá bị xoăn lại, cây
còi cọc thấp lùn xuống, phiến lá gồ ghề không phẳng, củ nhỏ và ít củ.
- Bệnh virút khảm: Do virút X, S và M gây ra, bệnh ít nghiêm trọng
hơn nhƣng lại rất phổ biến ở Việt Nam, có thể làm giảm năng suất 10-15%.
Triệu chứng thường gặp: Cây bị bệnh virút khảm trên phiến lá có những
vết đốm mầu vàng nhạt xen với mầu xanh tạo thành vết khảm lốm đốm.
*Biện pháp phòng trừ bệnh virút chung:
- Diệt trừ các tác nhân truyền bệnh nhƣ rệp và bọ phấn...
- Sử dụng giống sạch bệnh và nhổ bỏ cây bệnh.

+ Bệnh héo xanh
Bệnh héo xanh, do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây nên. Đây là
loại bệnh nghiêm trọng phổ biến ở vùng nhiệt đới nóng ẩm và lây lan nhanh.
Biện pháp phòng:
- Sử dụng củ giống sạch bệnh, không bón phân tƣơi và nhổ bỏ cây bệnh.
- Luân canh với lúa nƣớc, không nên trồng khoai tây ở những ruộng mà
trƣớc đó vừa mới trồng khoai tây, cà chua, cà hoặc thuốc lá...
+ Bệnh mốc sương
Bệnh mốc sƣơng do nấm Phytophhthora infestans gây nên. Khi nhiệt
độ xuống thấp từ 15-180C có mƣa phùn kéo dài, trời nhiều mây mù, độ ẩm
không khí cao thƣờng phát sinh bệnh mốc sƣơng. Để hạn chế bệnh cần phải:
- Kiểm tra đồng ruộng và phun phòng bằng thuốc boóc đô nồng độ 1%
hoặc Zinep 80WP pha nồng độ 36 gam/1 bình phun tay 8 lít.


×