Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống đậu xanh tại trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (727.96 KB, 68 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------

DƢƠNG HẢI ĐƢỜNG
TÊN ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU XANH
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành/ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2011 – 2015

Thái Nguyên, 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------

DƢƠNG HẢI ĐƢỜNG
TÊN ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU XANH
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành/ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

: K43A-TT

Khoa

: Nông học

Khóa học


: 2011 – 2015

Giảng viên hƣớng dẫn

: Ths.Nguyễn Thị Quỳnh

Thái Nguyên, 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Qua 4 năm học tập tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, được
tiếp thu những kiến thức cơ bản của chuyên ngành Trồng trọt tôi nhận thấy
nếu chỉ có kiến thức thôi thì chưa đủ, mà còn phải kết hợp với thực tiễn “học
đi đôi với hành” thì mới đạt được kết quả cao.
Chính vì vậy việc thực tập tốt nghiệp là vô cùng qua trọng để sinh viên
có đủ kỹ năng thực tế, đem các kiến thức đã được học áp dụng vào thực tiễn.
Mỗi sinh viên cần phải có năng động, sáng tạo, góp phần ứng dụng thành
công những kiến thức đã học vào trong thực tiễn đạt kết quả cao.
Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường và Ban chủ nhiệm Khoa
Nông học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sau khi đã hoàn thành
khóa học ở trường tôi đã tiến hành thực tập tại Trường ĐH Nông Lâm Thái
Nguyên với tên đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng và phát triển
của một số giống đậu xanh tại trƣờng ĐH Nông Lâm Thái Nguyên” khóa
luận hoàn thành được nhờ sự giúp đỡ của thầy cô, cá nhân, cơ quan và nhà
trường.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô Khoa Nông học Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là cô giáo hướng dẫn Ths.Nguyễn Thị
Quỳnh đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt bài khóa luận này.

Cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Nông học đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ
tôi trong quá trình thực tập để tôi hoàn thành bài khóa luận này.

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Dƣơng Hải Đƣờng


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Tình hình sản xuất đậu xanh của thế giới 5 năm gần đây ................ 7
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất đậu xanh của một số vùng có diện tích,
năng suất và sản lượng lớn trên thế giới năm 2013 ........................ 8
Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của đậu xanh thí
nghiệm vụ xuân 2015 tại trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên ...... 26
Bảng 4.2. Một số đặc điểm hình thái của đậu xanh thí nghiệm vụ xuân
2015 tại trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên ................................. 31
Bảng 4.3. Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu của đậu xanh thí nghiệm
vụ xuân 2015 tại trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên ................... 34
Bảng 4.4. Chỉ số diện tích lá của các giống đậu xanh thí nghiệm vụ Xuân
2015 tại trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên ................................. 36
Bảng 4.5. Tình hình sâu hại của các giống đậu xanh thí nghiệm tại
Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên.............................................. 38
Bảng 4.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu
xanh thí nghiệm tại Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên ............. 40
Bảng 4.7. So sánh năng suất thực thu của đậu xanh thí nghiệm vụ xuân
2015 tại trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên ................................. 42



iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

°C:

Độ C

AVRDC:

Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau đậu Châu Á

BVTV:

Bảo vệ thực vật

BNNPTNT:

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

CSDTL:

Chỉ số diện tích lá

ĐC:

Đối chứng

ĐH:


Đại học

ĐX:

Đậu xanh

FAO:

Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới

ICRISAT:

Viện nghiên cứu cây trồng cho vùng khô hạn và bán
khô hạn nhiệt đới

M1000 hạt:

Khối lượng 1000 hạt

NXB:

Nhà xuất bản

TCN:

Trước công nguyên

TGST:


Thời gian sinh trưởng

TW:

Trung ương


iv

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................. iii
MỤC LỤC ...................................................................................................... iv
Phần I: MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................. 1
1.2. Mục đích của đề tài .................................................................................. 3
1.3. Yêu cầu của đề tài .................................................................................... 4
Phần II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 5
2.1. Nguồn gốc lịch sử của cây đậu xanh........................................................ 5
2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu xanh trên thế giới ........................ 6
2.2.1. Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới............................................. 6
2.2.2. Tình hình nghiên cứu đậu xanh trên thế giới ........................................ 9
2.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu xanh trong nước .......................... 10
2.3.1. Tình hình sản xuất đậu xanh trong nước............................................... 10
2.3.2. Tình hình nghiên cứu đậu xanh trong nước ......................................... 13
2.4. Tình hình nghiên cứu và sản xuất đậu xanh ở Thái Nguyên ................... 16



v

PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 18
3.1. Vật liệu thí nghiệm ................................................................................... 18
3.2. Địa Điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................... 18
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18
3.3.1.Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................... 18
3.3.2. Quy trình kĩ thuật .................................................................................. 19
3.3.3. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................ 20
3.3.3.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển ..................................................... 20
3.3.3.2. Một số chỉ tiêu sinh lí của đậu xanh thí nghiệm ................................ 20
3.3.3.3. Đánh giá khả năng chống chịu của đậu xanh thí nghiệm .................. 21
3.3.3.4. Theo dõi các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất .................... 23
3.4. Phương pháp xử lí số liệu ........................................................................ 24
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 25
4.1. Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống đậu
xanh thí nghiệm vụ xuân 2015 tại trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên ........ 25
4.1.1. Thời gian từ gieo đến mọc của đậu xanh thí nghiệm ............................ 26
4.1.2. Thời gian từ gieo đến ra hoa của các giống đậu xanh thí nghiệm ........ 27
4.1.3. Thời gian từ gieo đến hình thành quả của đậu xanh thí nghiệm ........... 28
4.1.4. Thời gian từ gieo đến quả vào chắc của đậu xanh thí nghiệm .............. 29


vi

4.1.5.Thời gian từ lúc gieo đến khi quả chín (thu lần 1) của các giống đậu
xanh thí nghiệm ............................................................................................... 29
4.1.6. Thời gian sinh trưởng của các giống đậu xanh thí nghiệm ................... 30
4.2. Một số đặc điểm hình thái của các giống đậu xanh thí nghiệm tại trường
ĐH Nông Lâm Thái Nguyên ........................................................................... 30

4.3. Khả năng hình thành nốt sần của các giống đậu xanh thí nghiệm tại
trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên ............................................................... 33
4.4. Chỉ số diện tích lá của các giống đậu xanh thí nghiệm tại trường ĐH
Nông Lâm Thái Nguyên.................................................................................. 35
4.5. Tình hình sâu bệnh hại đậu xanh thí nghiệm vụ Xuân 2015 tại trường ĐH
Nông Lâm Thái Nguyên.................................................................................. 37
4.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu xanh thí
nghiệm tại trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên ............................................. 39
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: một số hình ảnh trong thí nghiệm
Phụ lục 2: Đặc điểm thời tiết khí hậu trong vụ xuân 2015 tại Thái Nguyên
Phụ lục 3: kết quả xử lí số liệu


1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây đậu xanh là một cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm có giá
trị kinh tế cao và có khả năng cải tạo đất tốt. Đậu xanh đã được con người sử
dụng làm lương thực, thực phẩm từ hàng nghìn năm nay. Trong hạt đậu xanh
có chứa nhiều dinh dưỡng đặc biệt là Protein và Gluxit. Sau khi được coi là
cây trồng giá trị thì sản xuất đậu xanh đã phát triển mạnh với quy mô và diện
tích lớn, năng suất và chất lượng ngày càng cao. Tuy nhiên thực tế mới có
khoảng trên 30 nước trồng và sản xuất đậu xanh, tập trung chủ yếu ở vùng
Viễn Đông như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan...
Hầu hết các giống đậu xanh thương phẩm đều mẫn cảm với chu kỳ ánh
sáng, nó thuộc loại cây ngắn ngày (60-80 ngày). Hiện nay các nhà nghiên cứu

đã và đang cố gắng phát triển những giống không phản ứng với độ dài ngày ở
các vĩ độ từ 30° vĩ Bắc dến 40° vĩ Nam. Ngày nay việc trồng đậu xanh chủ
yếu vẫn là sử dụng các giống có tính thích ứng với độ dài ngày, do đó cần
phải chọn thời vụ như thế nào để cây sinh trưởng đầy đủ trong thời gian ngày
dài và bắt đầu ra hoa trước thời gian ngày ngắn. Vì vậy, việc chọn thời vụ
thích hợp rất quan trọng và là một bước quyết định đến năng suất và chất
lượng đậu xanh.
Bộ phận quan trọng nhất của cây đậu xanh là hạt, trong hạt đậu xanh có
hàm lượng Protein chiếm từ 22-28%. Tùy theo các giống khác nhau mà hàm
lượng Protein cũng thay đổi theo. Theo sách cây Đậu xanh-Kỹ thuật trồng và
chế biến sản phẩm NXB Nông Nghiệp Hà Nội năm 2002 cho thấy: Giống đậu
mỡ có hàm lượng Protein thô là 25,8%, đậu hạt tiêu là 26,7%, đậu xanh vàng
21,7% và giống CES87 là 25.7%.


2
Theo bảng phân tích thành phần hóa học của một số loại thức ăn ở Việt
Nam (NXB Y học năm 1972) cho thấy: trong 100g đậu xanh chứa 23,8%
Protein, 1,3-4% Lipit, 53% Gluxit và cung cấp 340 calo. Protein của đậu xanh
có chứa đủ 8 loại axit amin không thay thế đó là: Lizin 4,3%, Leuxin 5,5%,
Hirtidin 1,2%, Anylin 6,3%... đặc biệt là các axit amin chưa lưu huỳnh. Ngoài
ra đậu xanh c ̣n ch ứa các Vitamin và các chất khoáng rất cần cho cơ thể con
người như: Ca 64 mg, P 377 mg, Fe 4,8 mg Caroten 0,06 mg, vitamin B1 0,71
mg, vitamin B2 1,15 mg, vitamin PP 2,4 mg, vitamin C 4 mg... Do thành phần
các chất ding dưỡng trong hạt đậu xanh khá cao, nên từ xưa con người đã biết
cách chế biến đậu xanh thành nhiều loại thực phẩm như: chè, xôi, bánh,
kem... Hạt đậu xanh còn được ủ thành rau như: giá đỗ, hoặc chế biến thành
bột dinh dưỡng, sữa đậu xanh, miến đậu xanh, mì chính...
Đậu xanh còn là cây thuốc có tác dụng hạ nhiệt, giải độc, hạt đậu xanh
có thể chữa bệnh tiểu đường... Vì vậy đậu xanh được coi là một vị thuốc quý

trong y học, ngoài ra đậu xanh còn được chế biến thành bột dinh dưỡng chất
lượng cao bồi dưỡng cho trẻ nhỏ, người già, người ốm yếu...
Bên cạnh những giá trị của hạt đậu xanh thì các bộ phận khác của cây
còn là nguồn thức ăn phong phú cung cấp cho chăn nuôi, làm nguyên liệu cho
các nhà máy chế biến... Protein trong thân lá đậu xanh chiếm khoảng 8-15%,
có thể chế biến tươi hoặc nghiền khô làm thức ăn dự trữ, nhằm góp phần nâng
cao giá trị cây đậu xanh và thúc đẩy cho chăn nuôi phát triển.
Ngoài ra cây đậu xanh còn có giá trị cao về mặt sinh học trong việc cải
tạo bồi dưỡng đất. Bản thân cây đậu xanh có khả năng cố định đạm tự do
trong không khí thành dạng đạm dễ tiêu cung cấp cho cây, nhờ hệ vi sinh vật
Rhizobium Vigna sống cộng sinh ở rễ. Tuy nốt sần cây đậu xanh ít và bé hơn
cây lạc, cây đậu tương, song hàng năm cây đậu xanh để lại cho đất một lượng


3
đạm từ 30-50kg N/ha, tương đương 152 kg đạm Ure. Sau khi thu hoạch cây
đậu xanh còn để lại cho đất từ 5-10 tấn phân xanh/ha/vụ. Do vậy đậu xanh
được coi là cây cải tạo đất, tăng hệ vi sinh vật và lượng đạm trong đất. Đậu
còn có ưu điểm là thời gian sinh trưởng ngắn (60-80 ngày) lại là cây ưa bóng,
có thể trồng xen canh, luân canh, gối vụ trong cơ cấu cây trồng nhằm nâng
cao thu nhập và tăng hệ số sử dụng đất. Điều này có ý nghĩa to lớn trong việc
phát triển nền nông nghiệp Việt Nam ngang tầm thế giới.
Ở Việt Nam, đậu xanh là một trong những cây trồng cổ truyền, nhưng
năng suất và sản lượng đậu xanh tăng rất chậm. Nguyên nhân chính là do
trình độ thâm canh và áp dụng các biện pháp kỹ thuật còn thấp. Ngoài ra ta
chưa có sự cải tiến về bộ giống, chủ yếu vẫn sử dụng giống cũ của địa
phương có năng suất thấp. Để đáp ứng được nhu cầu của sản suất và xuất
khẩu, việc lựa chọn và tạo ra những giống đậu xanh có năng suất cao, chất
lượng tốt, ổn định, chín tập trung, thời gian sinh trưởng ngắn, thích nghi
với điều kiện ngoại cảnh là một vấn đề rất cần thiết. Đây không chỉ là vấn

đề của các nhà khoa học mà còn là vấn đề chung của xã hội trên lĩnh vực
khoa học nông nghiệp.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng và phát triển của một số giống đậu
xanh tại trƣờng ĐH Nông Lâm Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích của đề tài
- Tìm được những giống đậu xanh có khả năng sinh trưởng, phát triển
tốt, cho năng suất cao, phẩm chất tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của
địa phương.
- Đề xuất những giống đậu xanh có triển vọng trong nghiên cứu cho
sản xuất.


4
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển của các giống đậu xanh thí
nghiệm trong vụ Xuân 2015 tại trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên.
- Đánh giá một số chỉ tiêu sinh lý, khả năng chống chịu sâu bệnh và
ngoại cảnh của các giống đậu xanh thí nghiệm.
- Xác định các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống đậu
xanh thí nghiệm.


5

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Nguồn gốc lịch sử của cây đậu xanh
Cây đậu xanh có tên khoa học là Vigna radiata (L) Wilczek. Có tên

tiếng anh là Mung bean, Green bean. Cây đậu xanh có nguồn gốc từ trung Á
và được trồng rộng rãi ở khắp các vùng của tiểu lục địa Ấn Độ cũng như
thung lũng sông Nin (Ai Cập ) từ hàng ngàn năm trước. Sau đó, đậu xanh
được lan truyền dần sang các vùng khác của Châu Á, Châu Phi, Bắc Mỹ,
Châu Mỹ latinh và Châu Úc. Với người Châu Âu, bằng chứng sớm nhất về
đậu xanh đã đươc ghi lại bởi ông De La Laubeve, công sứ đặc mệnh nước
Pháp tại Thái Lan vào năm 1867- 1868. Trong thời gian này ông ghi nhận một
điều đáng chú ý rằng: “cây đậu (peas) chưa từng xuất hiện ở Pháp nhưng lại
khá phát triển ở Thái Lan”. Từ “peas” được hiểu như đậu xanh.
Đậu xanh và vừng ở Thái Lan được dùng để biểu tượng cho sự thành đạt
và thịnh vượng trong các nghi lễ trọng đại của Vương Quốc Thái suốt hàng
nghìn năm qua (Peerasak Srinives,1991). Có lẽ điều này đã khiến Srinives và
Yang (1988) đưa ra giả thiết rằng trong khu vực Đông Nam Á, cây đậu xanh
rất có thể được trồng đầu tiên ở Thái Lan giữa những năm của thế kỷ thứ
nhất và thứ ba trước công nguyên. Sự kiện này trùng hợp với các tài liệu kinh
sử của đạo Phật hay đạo Hin-du của Ấn Độ giáo.
Tuy vậy, bằng chứng mới nhất về khảo cổ học tại khu vực Thampec và
Chostcave của tỉnh Machongson (Thái Lan) đã cho thấy đậu xanh được trồng
ở đây 800-1000 năm nay. Như vậy đậu xanh đã có lịch sử trồng trọt lâu đời ở
Châu Á. Nhưng mãi đến năm 1972 khi đậu xanh đã được xác định là cây
trồng chính của trung tâm nghiên cứu và phát triển rau đậu châu Á (AVRDC)


6
thì đồng thời nhiều công trình nghiên cứu cấp nhà nước về cây này đã được
xác lập ở các quốc gia khác nhau như Ấn Độ, Philippin, Thái Lan, Mỹ và
Australia (AVRDC-1974).
Lịch sử trồng đậu xanh ở Việt Nam đến nay chưa đủ nguồn gốc xác
định, song theo “Vân Đài Loại Ngữ” của Lê Quý Đôn thì đậu xanh ở nước ta
được trồng từ lâu đời. Ngoài mục đích làm thực phẩm và làm thuốc thì đậu

xanh còn có ý nghĩa rất quan trọng trong cải tạo đất, chống sói mòn và làm
phân xanh có giá trị cao. Ngoài ra đậu xanh còn được dùng làm bánh trưng,
loại bánh không thể thiếu trong tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, nên đậu
xanh đã được nhân dân ta trồng từ rất lâu đời.
2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu xanh trên thế giới
2.2.1. Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới
Đậu xanh là cây đậu đỗ quan trọng, trong nhóm cây đậu đỗ ăn hạt thì
nó đứng hàng thứ ba sau cây đậu tương và lạc. Trong các nước nhiệt đới và
á nhiệt đới, đậu xanh chiếm gần 10% diện tích và 5% sản lượng của các
loại đỗ ăn hạt. Do đậu xanh có nhiều ưu thế, với TGST ngắn (60-80 ngày),
kỹ thuật canh tác đơn giản, dễ thâm canh tăng vụ, trồng xen, trồng gối...
nên đậu xanh được phát triển mạnh ở các nước nhiệt đới, á nhiệt đới và
đang trở thành cây trồng quan trọng trong hệ thống đa canh. Ở khu vực
Đông Nam Á, cây đậu xanh được phát triển mạnh ở các nước Ấn Độ, Thái
Lan, Philippin, Myanma, Inđônêxia và gần đây đậu xanh được phát triển ở
một số vùng ôn đới như Châu Úc, lục địa Châu Mỹ. Theo kết quả điều tra
của Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau đậu Châu Á (AVRDC) năm
1986, hàng năm trên thế giới có khoảng 30 nước trồng đậu xanh. Ngoài ra
đậu xanh còn đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người và sự
giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới.


7
Từ năm 2009, diện tích trồng đậu xanh của thế giới mới chỉ đạt 11,5
triệu ha, năng suất 6,069 tạ/ha và sản lượng là 10,4 triệu tấn. Cho đến nay
diện tích trồng đậu xanh được mở rộng từ 40° vĩ Bắc đến 40° vĩ Nam, tập
trung chủ yếu vùng nhiệt đới. Những năm gần đây cây đậu xanh được các
nước quan tâm và phát triển mạnh mẽ. Đến năm 2013 sản lượng đậu xanh của
thế giới tăng lên khá cao do cả hai yếu tố diện tích và năng suất đều tăng lên.
Tình hình sản xuất đậu xanh của thế giới được thể hiện qua bảng 2.1.

Bảng 2.1. Tình hình sản xuất đậu xanh của thế giới 5 năm gần đây.
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

2009

11,5

6,1

10,4

2010

11,9

9,2

11,1

2011


13,3

8,8

11,7

2012

12,3

9,4

11,6

2013

13,5

9,7

13,1

Năm

Nguồn:số liệu thống kê của FAO 2015
Qua bảng 2.1. cho thấy:
Trong 5 năm gần đây (2009-2013) diện tích trồng đậu xanh của thế giới
tăng lên từ 11,5 triệu ha năm 2009 đến 13,5 triệu ha năm 2013. Năng suất đậu
xanh tăng mạnh từ năm 2009 đạt 6,1 tạ/ha lên đến 9,2 tạ/ha vào năm 2010, và

các năm sau đó cũng tăng liên tục nhưng không đáng kể đạt 9,7 tạ/ha vào năm
2013. Về sản lượng trong 5 năm gần đây (từ năm 2009-2013) sản lượng đậu
xanh tăng liên tục và đạt giá trị rất cao vào năm 2013. Tăng từ 10,4 triệu tấn
năm 2009 lên đến 13,1 triệu tấn năm 2013.
Nhìn chung tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới đang phát triển
mạnh mẽ. Ngày càng có nhiều nước trồng đậu xanh, năng suất ngày càng cao


8
và đã có nhiều giống mới đáp ứng nhu cầu sản xuất. Những nước trồng đậu
xanh nhiều trên thế giới như: Thái Lan, Ấn Độ, Iran, Myanma, Pakistan... tình
hình sản xuất đậu xanh của những vùng sản xuất nhiều trên thế giới năm 2013
được thể hiện qua bảng 2.2.
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất đậu xanh của một số vùng có diện tích,
năng suất và sản lƣợng lớn trên thế giới năm 2013
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

Châu Á

12.079


9,1

11.067

Châu Phi

483

11

531

Ấn Độ

9.600

9,2

8.832

Pakistan

992

7,6

751

Úc


573

14,2

813

Iran

550

5,4

295

Myanmar

335

14,6

490

Tên nƣớc

Nguồn: Số liệu thống kê của FAO 2015
Qua bảng 2.2. cho thấy Châu Á là vùng trồng đậu xanh phổ biến nhất,
với diện tích là 12.079 nghìn ha, song năng suất bình quân chưa được cao
(trung bình 9,1 tạ/ha). Châu Phi chỉ có diện tích trồng là 483 nghìn ha nhưng
năng suất đạt đến 11 tạ/ha.

Ấn Độ là nước có diện tích 9.600 nghìn ha, đạt năng suất 9,2 tạ/ha và sản
lượng đạt 8.832 nghìn tấn. Tiếp đến là Pakistan với diện tích 992 nghìn ha,
năng suất bình quân rất thấp chỉ đạt 7,6 tạ/ha và sản lượng 751 nghìn tấn. Úc
có diện tích đạt 573 nghìn ha nhưng năng suất rất cao lên đến 14,2 tạ/ha, và
đạt sản lượng 813 nghìn tấn. Iran co diện tích trồng tương đối lớn 550 nghìn
ha nhưng năng suất rất thấp chỉ đạt 5,4 tạ/ha nên dẫn đến sản lượng thấp 295


9
nghìn tấn. Và cuối cùng là Myanmar tuy diện tích rất thấp chỉ đạt 335 nghìn
ha nhưng năng suất rất cao 14,6 tạ/ha và sản lượng đạt 490 nghìn tấn.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu đậu xanh trên thế giới
Mặc dù diện tích trồng đậu xanh trên thế giới tương đối lớn nhưng năng
suất bình quân đạt được còn tương đối thấp chỉ đạt 8-9 tạ/ha. Những năm gần
đây cây đậu xanh đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu phát triển.
Một số nước đã chọn tạo được một số giống đậu xanh có năng suất cao đạt từ
15-20 tạ/ha, hạt to, màu đẹp, có thời gian sinh trưởng ngắn, chín tập trung, có
sức đề kháng với một số loại sâu bệnh hại. Hiện nay trên thế giới có nhiều
trung tâm nghiên cứu đậu xanh như: Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau
đậu Châu Á (AVRDC) tại Đài Loan, Viện nghiên cứu cây trồng cho vùng khô
hạn và bán khô hạn nhiệt đới ICRISAT tại Ấn Độ... Các trung tâm này đã đáp
ứng được nhu cầu sản xuất, tập doàn giống đậu xanh lớn trên thế giới với hơn
6,000 mẫu giống các loại của AVRDC. Trung tâm VIR tại Trung Á (thuộc
Nga), đã thu được nhiều thành tựu quan trọng tạo ra những giống đậu xanh
mới triển vọng, hoặc tạo nguồn vật liệu quý cho công tác lai tạo như các
giống: VC1089, VC1628A, VC1973A...
Kang S.J. và cs (2002) đã phân lập gen cystatin ở đậu xanh với mã số
AF454396 trên ngân hàng gen quốc tế [10].
Liu K.H. và cs (2003) đã phân lập và đọc trình tự gen LTP ở đậu xanh,
đặt tên là Vrltp 1 và Vrltp 2 [11].

Ngoài ra các nước trồng đậu xanh đều có các cơ sở nghiên cứu, chọn tạo,
so sánh và khảo nghiệm một số giống đậu xanh khác nhau. Các trung tâm,
viện nghiên cứu đến các trường đại học từ cấp quốc gia đến cấp cơ sở, tại Mỹ
trạm thí nghiệm Oklahoma đã lai tạo ra 3 giống. Bộ nông nghiệp ở Australia
và CSIRO đã khảo nghiệm 2 giống đậu xanh có triển vọng.


10
Cùng với việc mở rộng vùng trồng sang một số nước ôn đới, Châu Úc,
Châu Mỹ, Châu Phi sễ là điều kiện tốt cho công tác tìm kiếm gen, là cơ sở
cho việc lai tạo giống mới. Do vậy, tương lai cây đậu xanh còn có thể tiến xa
hơn nữa về năng suất và chất lượng, là cây trồng chính tham gia vào hệ thống
luân canh cây trồng.
2.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu xanh trong nƣớc
2.3.1. Tình hình sản xuất đậu xanh trong nƣớc
Ở Việt Nam cây đậu xanh đã được trồng từ rất lâu đời, đậu xanh được
trồng ở các vùng đồng bằng, trung du, miền núi từ Bắc vào Nam, là một trong
ba cây đậu đỗ chính. Việc trồng đậu xanh lấy hạt và dùng làm cây phân xanh,
cải tạo đất và chống xói mòn đã trở thành tập quán của nhiều địa phương. Tuy
nhiên cây đậu xanh vẫn được xem là cây trồng phụ nhằm tận dụng đất đai, lao
động... cho nên ít được đầu tư về phân bón, phòng trừ sâu bệnh... Dẫn đến
năng suất rất thấp. Trước năm 1983 sản xuất đậu xanh ở nước ta vẫn sử dụng
các giống địa phương có nhược điểm lớn là năng suất rất thấp, hiệu quả kinh
tế không cao. Hàng năm diện tích gieo trồng đậu xanh ở nước ta chỉ vào
khoảng 50 nghìn ha với sản lượng 30 nghìn tấn/năm.
Từ năm 1993 trở lại đây, do nhận thức được cây đậu xanh có nhiều giá
trị kinh tế và giá trị sử dụng, dễ tiêu thụ, giá cao, thời gian sinh trưởng ngắn
nên diện tích trồng đậu xanh ngày càng được mở rộng bằng các biện pháp
như: lai tạo giống ngắn ngày, tăng vụ trong năm, đưa cây đậu xanh vào hệ
thống luân canh cây trồng, xen canh, gối vụ các cây trồng một cách hợp lí, mở

rộng diện tích trồng đậu xanh trên đất một vụ lúa, đất mạ, đất bãi ven sông,
đất bồi dốc thấp... Cây đậu xanh góp phần to lớn vào quá trình thay đổi, dịch
chuyển cơ cấu cây trồng nên năng suất và sản lượng tăng lên đáng kể.
Từ năm 1991 -1995 năng suất sản xuất đậu xanh bình quân đạt khoảng
5,5-12 tạ/ha. Từ năm 1996 –2000 năng suất dao động trong khoảng 15 -20


11
tạ/ha. Đến năm 2000, Việt Nam có diện tích và sản lượng đậu xanh đứng thứ
6 trên thế giới. Đậu xanh của nước ta sản xuất ra chủ yếu để đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng trong nước như làm rau, làm bánh... Các sản phẩm làm từ đậu xanh
rất phong phú, nhưng hiện nay chỉ có một số ít sản phẩm có chất lượng ổn
định và có thương hiệu lâu năm trên thị trường.
Nguyên nhân năng suất đậu xanh của Việt Nam còn khá thấp là do các
nguyên nhân sau:
- Nhiều giống đang trồng mặc dù năng suất cao nhưng do tính ổn định
chưa cao, sức biến động khá lớn giữa các vùng miền.
- Khả năng kháng sâu bệnh của các giống đang trồng còn rất thấp.
- Chưa có những dự báo về thời vụ gieo trồng thích hợp và chưa xây
dựng quy trình kĩ thuật sản xuất cho từng vùng sinh thái.
- Trình độ kĩ thuật thâm canh còn yếu kém.
Trong giai đoạn hiện nay cây đậu xanh đang có xu hướng tăng cả về diện
tích, năng suất và sản lượng. Một mặt là do nhu cầu của người tiêu dùng tăng
không chỉ ở nước ta mà của cả thế giới, đặc biệt là vùng Đông Nam Á. Mặt
khác đậu xanh có thời gian sinh trưởng ngắn (60-80 ngày) nên được sử dụng
nhiều trong hệ thống luân canh, xen canh cây trồng. Đạt được những thành
tựu trên là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố bao gồm đổi mới cơ chế, chính
sách cùng các giải pháp quan trọng khác như tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng
phục vụ sản xuất nông nghiệp (thủy lợi, điện, giao thông, phân bón...), áp
dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và

đặc biệt là sử dụng các giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt vào sản
xuất như:
- Giống V 87-13: Giống này có chiều cao trung bình từ 50-60 cm, phân
cành tốt, khả năng tái tạo bộ lá mạnh, vì vậy, sau khi thu hoạch nếu cung cấp
đầy đủ chất dinh dưỡng, cây đậu xanh sẽ cho thêm một đợt bông thứ hai với
năng suất vào khoảng 50-60% đợt đầu. Giống V87-13 có hạt đóng kín khá


12
đều, tương đối lớn, màu xanh thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng và xuất
khẩu. Năng suất trung bình vào khoảng 1,2 tấn/ha. Đậu xanh tốt có thể đạt 2
tấn/ha. Khả năng chống chịu đối với bệnh khảm vàng do virus và bệnh đốm lá
ở mức trung bình.
- Giống HL89 E3: Đây là giống có tính thích nghi rộng thích hợp trên
nhiều chân đất, hạt đóng khít, dạng hình oval, màu xanh mỡ rất đẹp. Trọng
lượng 1.000 hạt khoảng 50-53 g. Đặc điểm của 2 giống V87-13 và HL89 E3
là hạt không bị chuyển màu nếu gặp mưa trong quá trình thu hái.
- Giống 91-15: Giống này cây cao trung bình khoảng 60-65 cm, phơi
bông nên rất thuận tiện cho công tác phòng trừ sâu hại, hạt có dạng hình trụ,
màu xanh mỡ được người tiêu dùng ưa thích. Tỷ lệ hái đợt đầu vào khoảng
70-80%. Giống này chống chịu bệnh khảm vàng và đốm lá ở mức trung bình.
- Giống V94-208 là giống có năng suất cao, trung bình từ 1,4-1,5 tấn/ha,
có những nơi đạt 2,8 tấn/ha. Đặc điểm nổi bật của giống V94-208 cao 75 cm,
thân to, lá rộng, quả nằm trên mặt lá, hạt to, hình trụ màu xanh đậm, bóng.
Tuy nhiên, loại giống này có nhược điểm hạt đóng không khít trong trái, vì
vậy khi gặp điều kiện dinh dưỡng không tốt các hạt sẽ không đều. Đồng thời,
hạt đậu V94-208 rất dễ đổi màu khi thu hái gặp trời mưa hoặc phơi không kịp
và dễ bị mọt. Khả năng chống chịu bệnh khảm vàng của giống ở mức trung
b́nh - yếu cho nên chỉ gieo trồng trong vụ Đông - Xuân. (Theo kỹ sư Hồ Đình
Hải năm 2014)[12].

Ngoài ra còn rất nhiều giống đậu xanh mới có triển vọng như: V87-13,
V94-208, ĐX 035, 090 và 094... Có năng suất cao và khá ổn định trong cả 3
vụ (hè, xuân, đông). Theo Đỗ Thị Dung – Trung tâm khảo, kiểm nghiệm
giống cây trồng TW.
Như vậy cây đậu xanh đã và đang dần dần khẳng định được vị trí xứng
đáng của nó trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp. Nó góp phần làm tăng sản
lượng nông nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm đặc biệt góp phần nâng cao giá


13
trị xuất khẩu. Muốn tăng sản lượng đậu xanh ta cần thực hiện một số biện
pháp sau:
- Mở rộng diện tích trồng đậu xanh bằng phương pháp luân canh, xen
canh, gối vụ với các cây trồng khác, đặc biệt là vùng Tây Nguyên đất bãi, đất
đồi, đất bỏ hoang để vừa tăng sản xuất vừa cải tạo đất.
- Làm tốt công tác lai tạo, khảo nghiệm, so sánh để chọn ra những giống
đậu xanh có năng suất cao, phẩm chất tốt phù hợp với từng địa phương, đòng
thời nâng cao tính cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường trong và
ngoài nước.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ vững vàng và tâm huyết,
kết hợp chuyển giao các công nghệ kĩ thuât tiến bộ mới về cây đậu xanh cho
người dân.
- Tiếp cận kịp thời với trình độ khoa học của thế giới.
- Nhân nhanh giống mới và chuyển giao kĩ thuật vào sản xuất, nâng cao
sản lượng đậu xanh.
2.3.2. Tình hình nghiên cứu đậu xanh trong nƣớc
Theo các tài liệu thống kê nước ta có khoảng 28 đơn vị nghiên cứu chọn
tạo giống cây trồng mới, trong đó có 18 đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, 7 đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo, 1 viện khoa học tự
nhiên và công nghệ quốc gia và 2 thuộc Bộ công nghiệp. Bên cạnh đó còn có

hàng chục công ty nước ngoài, công ty trong nước đang thực hiện các hoạt
động nghiên cứu chọn tạo, hoặc nhập nội giống mới phục vụ sản xuất.
*Về tập đoàn
Theo Đào Quang Vinh, Nguyễn Thị Thanh, Chu Thị Ngọc Viên: để có
được một bộ giống đậu xanh tốt viện nghiên cứu ngô đã thu thập một tập
đoàn gồm 87 giống của Philippin, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ, Triều


14
Tiên, bước đầu đã chọn tạo được một số mẫu giống có đặc tính tốt đưa vào
thử nghiệm hoặc làm vật liệu lai tạo.
Theo Lê Khả Tường: Nghiên cứu tập đoàn giống đậu xanh đã tiến hành
đánh giá 125 dòng giống nhập nội, giống trong nước, tiến hành phân nhóm
theo các đặc tính nông học, thời gian sinh trưởng, năng suất... của các giống.
Kết quả thí nghiệm cho thấy: phần lớn các dòng, giống có nguồn gốc từ
AVRDC, IRRI dễ thích ứng với điều kiện của Việt Nam cho năng suất cao,
chống bệnh, chống đổ tốt. Nó đã và đang là nguồn gen quý giúp đỡ cho việc
chọn lọc, lai tạo giống mới. Một số giống trong nước như Mỡ Hải Dương,
Tiêu Hà Nội, Vàng Long Khánh tuy còn hạn chế về khả năng thâm canh,
chống bệnh, chống đổ nhưng năng suất ổn định, chất lượng hạt tốt, vẫn được
duy trì trong sản xuất. Tập đoàn cũng cho thấy hơn 20 giống có khối lượng
1000 hạt nhỏ 40-50 g, chất lượng hạt khá, cần được tiếp tục đánh giá chọn lọc
ra những giống thích hợp phục vụ cho sản xuất.[5]
Theo Lê Song Dự: tại trường ĐH Nông Nghiệp I - Hà Nội (1991-1993).
Khoa trồng trọt trong 3 năm thực hiện đề tài đậu đỗ đã đưa vào sản xuất giống
đậu xanh 044 và công nhận giống quốc gia năm 1993. Đã xây dựng quy trình
kĩ thuật cho các giống đậu đỗ mới, đưa các giống đậu xanh mới vào hệ thống
canh tác ở các vùng sinh thái khác nhau. Mô hình này sẽ được mở rộng trên
diện tích lớn góp phần áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất.
Kết quả nghiên cứu tập đoàn và so sánh một số giống đậu xanh của Tạ

Kim Bính cho thấy: khi nghiên cứu tập đoàn gồm 510 giống đậu xanh, trong
đó có 200 mẫu giống trong nước, 67 giống từ Ấn Độ, 68 giống từ Đài Loan,
22 giống của Nga, 12 giống của Trung Quốc, 12 giống từ Pakistan... cho thấy
số quả trên cây tương quan chặt chẽ với năng suất, còn các chỉ tiêu chiều cao
cây và khối lượng 1000 hạt tương quan không chặt chẽ với năng suất. Các
giống VC1973A, VC4152B, Chun Nam 2 vượt đối chứng một cách rõ ràng về
năng suất. Giống VC1973A chín tập trung, năng suất cao, ổn định nhiều vụ


15
trong năm, chống bệnh khá, phù hợp thâm canh. Các giống 4153B và Chun
Nam 2 có hạt màu mốc, năng suất cao, thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Tại viện khoa học KTNN Việt Nam, từ tập đoàn 50 giống đậu xanh nhập
của AVRDC, các nhà nghiên cứu như: Lê Trần Tùng, Đào Quang Vinh,
Nguyễn Thế Côn đã chọn được 3 giống có triển vọng là 044, 045 và 035.
Hiện nay các giống này được trồng ở các vùng sinh thái khác nhau trong cả
nước, trong đó giống 044 đã được công nhận là giống quốc gia từ năm 1993.
*Công tác khảo nghiệm và so sánh giống
Việc so sánh và khảo nghiệm giống được các trung tâm nghiên cứu,
trạm, trại và các trường đại học Nông Nghiệp đã và đang tiến hành nghiên
cứu.
Từ những năm 1988 trung tâm khảo, kiểm nghiệm giống cây trồng TW
đã khảo nghiệm 10 giống đậu xanh ngắn ngày. Kết quả: các giống ĐX-02,
VX87-E2, ĐX-01 có năng suất cao và khá ổn định trong cả 3 vụ chín khá tập
trung. Các giống 090, 094 cho năng suất cao nhưng chín không tập trung cần
chọn lọc thêm. Các giống địa phương cũng có năng suất khá ổn định, khả
năng chống chịu khá, hạt đều, có thể sử dụng làm rau thực phẩm.
Kết quả khảo nghiệm giống đậu xanh T135 của Lê Khả Tường, Trần
Đình Long, Trần Văn Lài cho biết: T135 là giống đậu xanh có nhiều triển
vọng với nhiều ưu điểm. Trong đó đáng chú ý nhất là TGST ngắn (68-70

ngày), chín sớm, khả năng chống đổ, chống bệnh khá, có khả năng cho năng
suất khá ở 3 vụ trong năm. T135 với đặc điểm dạng hạt to, tròn có màu xanh
mốc rất phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và đặc biệt có hàm lượng
protein khá nhất. T135 được báo cáo tại hội đồng khoa học Bộ Nông Nghiệp
và Phát Triển Nông Thôn và Đã được Bộ cho khu vực hóa rộng toàn quốc
tháng 4 năm 1996. V123A là giống được đánh giá bước đầu về tình hình sinh
trưởng, phát triển trong sản xuất tương đối ổn định. V123A là giống ngắn


16
ngày (70 ngày), tỉ lệ thu hái lần đầu đạt 75% vào lúc 55 ngày sau khi gieo.
Với đặc điểm ấy V123A có thể đưa vào cơ cấu tăng vụ một cách dễ dàng.[5]
Kết quả khảo nghiệm các giống đậu xanh từ 1990-1994 ở các tỉnh phía
bắc, theo Nguyễn Thiện Lương cho thấy: Qua khảo nghiệm hơn 20 giống đậu
xanh tại trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng TW thì hầu hết các giống có
năng suất cao từ 0,8-1 tấn/ha, chín tập trung và đề kháng tốt với sâu bệnh
nhưng TGST của một số giống thì quá dài.
Tại trạm khảo nghiệm giống cây trồng TW, trung tâm cây trồng Vũ Di –
Vĩnh Phúc, trạm nghiên cứu đậu đỗ, trạm BVTV Hà Bắc, trong 3 vụ xuân, hè
và thu năm 1989 cho thấy 5 giống có năng suất cao và ổn định là: ĐX 01,
ĐX 02, VX87-E2, 094, 090 trong đó có 3 giống chín tập trung là ĐX 01, ĐX
02, V87-E2 còn 2 giống 090 và 094 cho năng suất cao nhất trong vụ xuân.
Trung tâm Hương Lộc - Đồng Nai so sánh giống nhập nội của PCAPRD
và bộ sưa tập giống địa phương cho thấy giống HL115, HL125, dòng 128 và
HL108 cho năng suất 11-13 tạ/ha, chín tập trung, tỉ lệ thu lần 1 đạt 75-85%,
TGST ngắn 60-70 ngày, hạt to, khối lượng 1000 hạt đạt 57,6 g, ít đổ, ít nhiễm
bệnh vàng lá.
Như vậy công tác nghiên cứu về cây đậu xanh ở nước ta đang được xúc
tiến và triển khai một cách sâu rộng nhằm tạo ra nhiều bộ giống tốt thích ứng
với từng vùng miền sinh thái khác nhau.

2.4. Tình hình nghiên cứu và sản xuất đậu xanh ở Thái Nguyên
Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc, tập quán
canh tác còn lạc hậu, cơ sở hạ tầng còn kém, chưa có nhiều bộ giống tốt... do
vậy cây đậu xanh chưa được coi trọng và phát triển. Bên cạnh những khó
khăn thì Thái Nguyên có nhiều tiềm năng mở rộng diện tích trồng đậu xanh
trên đất bãi, đất một vụ lúa, đất chiêm xuân bỏ hóa, đất đồi thấp, đất trồng
cây lâu năm... Mặt khác việc lai tạo so sánh và khảo nghiệm một số giống đậu


17
xanh mới đang được tiến hành trên địa bàn (các cơ quan nghiên cứu, các trung
tâm giống cây trồng, sở nông nghiệp, các trạm nghiên cứu và các cơ sở địa
phương... ngày càng được đầu tư phát triển). Trên địa bàn còn có trường ĐH
Nông Lâm với đội ngũ các nhà nghiên cứu đã và đang chọn tạo ra những
giống đậu xanh mới, năng suất cao phẩm chất tốt, phục vụ cho sản xuất.
Đến năm 2003 ở Thái Nguyên có diện tích trồng đậu xanh là 1.027 ha
với năng suất 6,63 tạ/ha và đạt sản lượng là 607 tấn. Như vậy diện tích, năng
suất và sản lượng đậu xanh còn rất thấp, Nguyên nhân chính là do:
- Trình độ canh tác còn thấp, chưa áp dụng tốt các biện pháp kĩ thuật vào
sản xuất.
- Chưa có nguồn gen quý, phần lớn sử dụng các giống địa phương năng
suất còn thấp.
- Hệ thống luân canh, xen canh còn chưa phù hợp.
- Do tình hình thời tiết khí hậu không ổn định làm phát sinh nhiều loại
sâu bệnh hại đậu xanh dẫn đến năng suất bị giảm.


×