Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, XÂM PHẠM THI THỂ, MỒ MÃ, NGƯỜI TIÊU DÙNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.74 KB, 29 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

…………..o0o…………..

BÁO CÁO MÔN BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

GVHD: LÊ VĂN DŨNG
SVTT: Nhóm 4
Bình Dương ngày 6 tháng 10 năm 2016


Danh sách nhóm 4
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Võ Ngọc Rin
Trần Thị Tuyết Nhung
Lê Kim Phượng
Trần Thị Phương Nhung
Nguyễn Kim Sen
Nguyễn Thông Quang
Nguyễn Tuấn Sĩ


Lâm Bảo Nhi
Phạm Thị Sáu

10.Bùi Thị Hồng Nụ
11. Trần Thu Phương
12. Lê Thị Hồng Thơm
13. Nguyễn Hữu Tài

I. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG


Điều 624. Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
"Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì
phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm
môi trường không có lỗi."
1.Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi
trường
Căn cứ vào Điều 4 của LBVMT 2014 và Điều 624 Bộ luật Dân sự 2005,
chúng ta có thể hiểu chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm
môi trường là những cá nhân, tổ chức.
Các tổ chức từ khi thành lập đã có năng lực pháp luật, có năng lực chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại. Các tổ chức khi tham gia vào các quan hệ pháp luật
môi trường mà có hành vi làm ô nhiễm môi trường dẫn tới gây thiệt hại thì phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình. Các tổ chức có thể là
pháp nhân (chẳng hạn, doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty cổ phần, hợp tác xã, các viện nghiên cứu…) hoặc tổ chức khác không phải là
pháp nhân (hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh…)
Đối với cá nhân, những người đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi đầy đủ
thì tự mình phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ

18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu không đủ tài
sản để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của họ.
Người dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì cha mẹ phải bồi thường thiệt
hại toàn bộ. Nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con có tài sản
riêng thì lấy tài sản riêng đó để bồi thường phần còn thiếu cho người bị hại.
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà
có cá nhân, tổ chức giám hộ thì cá nhân đó được dùng tài sản của người được giám


hộ để bồi thường. Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản
để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình.Nhưng
người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không
phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Trong thực tế đời sống, các chủ thể gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là các
doanh nghiệp. Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình do không có thiết bị
xử lý chất thải, hoặc không tuân thủ các quy định khác về bảo vệ môi trường… các
cơ sở sản xuất, kinh doanh đã làm suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố
môi trường gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác. Như vậy, chủ thể “tiềm tàng”
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trước hết là các cơ sở kinh doanh, các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
2. Chủ thể có quyền đòi bồi thường thiệt hại .
Về bản chất tranh chấp trong vấn đề đòi bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi
trường là tranh chấp ngoài hợp đồng, là tranh chấp giữa chủ thể có hành vi gây tổn
hại đến môi trường , gây ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe tài sản của chủ thể
khác . Chủ thể có quyền đòi bồi thường thiệt hại là chủ thể bị xâm hại lợi ích hợp
pháp
+ Chủ thể có quyền đòi bồi thường thiệt hại là nhà nước ( Hiến pháp và BLDS có
quy định các thành phần môi trường trong đó có nguồn nước , đất đai… thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý )
+ Chủ thể có quyền đồi bồi thường thiệt hại thứ hai là tổ chức cá nhân bị thiệt hại

về tính mạng sức khỏe tài sản là lợi ích hợp pháp
3. Vấn đề xác định thiệt hại :
Điều 165 LBVMT quy định :


4. Việc tính chi phí thiệt hại về môi trường được quy định như sau:
a) Chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của
các thành phần môi trường;
b) Chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường;
c) Chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hại;
d) Thăm dò ý kiến các đối tượng liên quan;
đ) Tùy điều kiện cụ thể có thể áp dụng một trong những biện pháp quy định tại các
điểm a, b, c và d khoản này để tính chi phí thiệt hại về môi trường, làm căn cứ để
bồi thường và giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường.
Việc xác định thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân do gây ô nhiễm, suy thoái môi trường được thực hiện
theo quy định của pháp luật.
BLDS năm 2005 đã có các quy định làm căn cứ để xác định tách nhiệm cũng như
mức độ bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra. Cụ thể :
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm( Điều 608)
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm ( Điều 609)
Thiệt hại do tính mạng bị xâm pạm ( Điều 610)
4 . Điều 624 BLDS năm 2005 quy định bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm
môi trường
+ Làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại về tài sản của cá nhân tổ chức thì phải
bồi thường thiệt hại đó


+ Nếu làm ô nhiễm môi tường và không khắc phục hậu quả mà người bị thiệt
hại hoặc người bị đe dọa gây thiệt hại chi phí khắc phục thì phải bồi thường chi

phí đó.
Mục II Nghị quyết số 03/2006/ NQ- HĐTP ngày 8/07/2006 của hộ đồng thẩm
phán tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS
về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng , trong đó có những quy định cụ thể về
xác định thiệt hại làm cơ sở để tính mức độ bồi thường thiệt hại do hành vi làm
ô nhiễm môi trường gây ra .
Cũng theo Nghị quyết trên , việc bồi thường thiệt hại về tinh thần trong trường
hợp sức khỏe bị xâm hại cao nhất không quá 30 tháng lương tối thiểu và bồi
thường thiệt hại về tinh thần cho người thân thích của người bị thiệt hại về tính
mạng do ô nhiễm môi trường là cao nhất không quấ 60 tháng lương tối thiểu
5. Giám định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra
Tổ chức cá nhân bị thiệt hại hoặc cơ quan giải quyết việc bồi thường thiệt
hại về môi trường có quyền yêu cầu giám định . Việc lựa chọn tổ chức giám
định phải được sự đồng thuận của bên đòi bồi thường thiệt hại và bên phải bồi
thường . Trường hợp các bên không thống nhất thì việc chon tổ chức giám định
thiệt hại do cơ quan được giao trách nhiệm giải quyết việc bồi thường quyết
định ( Ví dụ : tòa án …) ( Điều 166 LBVMT )
6 .Trình tự thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015
quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường thì các bên có thể thỏa thuận
việc bồi thường hoặc yêu cầu trọng tài giải quyết hoặc khởi kiện ra tòa án .Tuy


nhiên cho tới nay phương thức giải quyết thông qua trọng tài chưa được xác
lập.vì vậy đối với nững thiệt hại về tài sản của người dân , tổ chức thì chỉ có thể
giải quyết thông qua thỏa thuận giữa các bên và trong trường hợp không thỏa
thuận được thì khởi kiện tại toàn án .
Đối với thiệt hại về suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường Điều 181
bộ luật tố tụng dân sự quy định không được hòa giải trong trường hợp yêu cầu
đòi bồi thường thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.

7.Xử lý vi phạm pháp luật về môi trường
Luật bảo vệ môi trường 2014 không quy định chế tài cụ thể đối với từng
hành vi vi phạm, tùy theo tính chất của hành vi vi phạm pháp luật môi trường mà
người vi phạm bị xử lý kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự nếu gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ
chức, cá nhân khác thì còn phải khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi
thường thiệt hại theo qui định của luật này và các quy định khác của pháp luật có
liên quan. Người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn
gây phiền hà, nhũng nhiễu trong tổ chức, công dân, bao che cho người vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố
môi trường nghiêm trọng thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật
hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì còn phải bồi
thường theo quy định của pháp luật (Điều 127 Luật bảo vệ môi trường).
Trách nhiệm kỷ luật
Trách nhiệm kỷ luật áp dụng đối với người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công
chức có hành vi vi phạm pháp luật môi trường. trách nhiệm kỷ luật được quy định
trong pháp lệnh cán bộ, công chức và các văn bản pháp luật chuyên ngành.
Trách nhiệm hành chính


Vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường là những hành vi vi phạm các
quy định quản lý của nhà nước trong lĩnh vực môi trường do cá nhân, tổ chức thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm về môi trường. Hiện nay,
vi phạm hành chính về môi trường là một loại vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ
biến trên tất cả các lĩnh vực của đời sống.
Để xác định một hành vi xảy ra có phải là vi phạm hành chính về môi trường
cần căn cứ vào các dấu hiệu pháp lý của nó. Vi phạm hành chính về môi trường là
một dạng cụ thể vi phạm hành chính, do vậy nó cũng có đầy đủ các dấu hiệu của vi
phạm hành chính nói chung. Do đó vi phạm hành chính về môi trường có những
đặc điểm sau đây:

-

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường là việc cá nhân, tổ chức thực hiện
hành vi trái với quy tắc quản lý của nhà nước về môi trường với lỗi cố ý hoặc vô ý,

-

có tính chất và mức độ thấp hơn tội phạm về môi trường.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là hành vi trái pháp luật

-

được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.
Hậu quả của hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thường
khó xác định ngay khi hành vi phạm được thực hiện mà phải có một quá trình

-

chuyển hóa rất lâu.
Phần lớn, vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được thực hiện bởi
cá nhân, tổ chức gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh có gây hại đối với môi

-

trường.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được phát hiện thông qua
hoạt động thanh tra, kiểm tra bởi những chủ thể có trình độ chuyên môn nghề
nghiệp về quản lý môi trường.
Trách nhiệm hình sự
So với các loại tội phạm khác được quy định trong Bộ luật hình sự 1999 thì

các loại tội phạm về môi trường có một số đặc điểm sau:


- Khách thể của tội phạm về môi trường là những quan hệ xã hội về giữ gìn môi
trường trong sạch, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và các thành phần môi
trường
- Các tội phạm về môi trường có thể được thự hiện bằng hành động hoặc không
hành động vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, khai thác và bảo vệ môi
trường.
Tuyệt đại bộ phận tội phạm về môi trường có cấu thành vật chất được quy
định trong chương XVII, Bộ luật hình sự 1999 (được sửa đổi, bổ sung ngày
19/6/2009) từ Điều 182 đến Điều 191a. Để khẳng định tội phạm hoàn thành cần
chứng minh được những hành vi vi phạm gây hậu quả cụ thể. Bên cạnh đó, cấu
thành của phần lớn các tội phạm về môi trường đòi hỏi phải có dấu hiệu bắt buộc
về việc đã bị xử phạt vi phạm hành chính.
-Hình phạt đối với các tội phạm về môi trường rất nghiêm khắc, có
tộikhunghình phạt cao nhất đến 15 năm. Ngoài hình phạt chính thì các tội phạm về
môi trường còn chịu hình phạt bổ sung (phạt tiền, người phạm tội còn có thể bị
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm
đến năm năm…)
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường có mối quan hệ nhất định
với trách nhiệm khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm.Thông thường, trong
các quan hệ pháp lý khác có liên quan đến bồi thường thiệt hại, người gây thiệt hại
chỉ phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra và được giải phóng khỏi quan
hệ với người bị hại.Nhưng trong lĩnh vực môi trường, người làm ô nhiễm môi
trường gây thiệt hại thường phải thực hiện đồng thời cả hai biện pháp: i) Khắc
phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm; và ii) Bồi thường thiệt hại về môi trường.
Tác dụng chính của biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường là hạn chế, ngăn
chặn phạm vi ảnh hưởng, khả năng lây lan ô nhiễm môi trường, đồng thời làm
giảm nhẹ những thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra. Tác dụng của bồi thường



thiệt hại là bù đắp những tổn thất về người, tài sản và những giá trị sinh thái đã bị
mất. Trách nhiệm áp dụng các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường mang tính
chất là một biện pháp cưỡng chế hành chính, do người có thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính quyết định, còn bồi thường thiệt hại lại là một loại trách nhiệm
dân sự có thể thỏa thuận
8. Các ví dụ thực tiễn về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi
trường
8.1 Cty Vedan
Bình quân mỗi tháng Cty Vedan xả ra sông Thị Vải 105.600 m3 nước.Làm
môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
=>Hướng xử lý của cơ quan chức năng đối với Vedan
- Đình chỉ giấy phép xả nước thải của Vedan vào nguồn nước.
- Không khởi tố vụ án hình sự với Vedan.
- Xử phạt hành chính đối với công ty Vedan
8.2 Nhà máy xử lý nước thải của Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành
Nhà máy xử lý nước thải của Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành xả thải
vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 5 đến dưới 10 lần trong trường
hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày đến dưới 10.000 m3/ngày (24 giờ).
Hình thức phạt chính:Phạt tiền với tổng số tiền phạt là 405.000.000 đồng
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật; vận hành
thường xuyên và đúng quy trình hệ thống xử lý nước thải tập trung, đảm bảo nước
thải sau xử lý trước khi thải ra môi trường phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
nước thải công nghiệp.


+ Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi
trường đã được phê duyệt.

+ Lắp đặt thiết bị quan trắc tự động tại cửa xả trước khi xả vào hồ sinh thái của
KCN Long Thành để quan trắc liên tục đối với các thông số: COD, độ màu, pH,
Do, TSS và lưu lượng nước thải. Thiết bị quan trắc tự động và thiết bị đo lưu lượng
nước thải này phải được kiểm chuẩn theo quy định của pháp luật hiện hành.
8.3 Công ty cổ phần Thuộc da Hào Dương
Trong thời gian dài, từ năm 2008, Công ty cổ phần Thuộc da Hào Dương bị phát
hiện nhiều lần xả thải gây ô nhiễm môi trường ở kênh Đông Điền, huyện Nhà Bè,
TP. Hồ Chí Minh, với lượng chất thải vượt 10 lần quy chuẩn kỹ thuật.
Năm 2014, công ty bị đình chỉ hoạt động và phải nộp phạt 6,39 tỷ đồng. Do
chây ỳ thực hiện nghĩa vụ, đơn xin hoạt động trở lại của công ty này vào tháng
12/2015 đã bị cơ quan chức năng từ chối.
8.4 Mía đường Hòa Bình
Tháng 5/2016, cá chết hàng loạt trên sông Bưởi, tỉnh Hòa Bình gây ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và kinh tế của người dân hai huyện Thạch
Thành, Vĩnh Lộc và vùng hạ lưu. Thủ phạm được xác định là công ty mía đường
Hòa Bình, đơn vị xả thẳng nước thải chưa qua xử lý của nhà máy ra sông Bưởi, với
lưu lượng 250 – 300m3/ngày đêm.
Sông Bưởi là nguồn cung cấp nước thô cho nhà máy nước Kim Tân, phục vụ
nước sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành. Công ty mía
đường Hòa Bình sau đó bị tạm đình chỉ hoạt động 6 tháng, phạt 480 triệu đồng về
hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường đồng thời bị buộc phải bồi thường cho các
hộ nuôi cá lồng ven sông.
9.Thực tiễn áp dụng.
Khó khăn :




Việc xác định các yếu tố liên quan đến hành vi xâm hại môi trường , thực
trạng pháp luật chưa thể điều chỉnh đầy đủ





Chưa xác định rõ mức phạt đối với hành vi vi phạm
Khó khăn trong việc xác định thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường



kéo dài
Khó khăn trong xác định chủ thể gây thiệt hại khi người gây ô nhiễm là cộng

đồng
Thuận lợi :


Có luật BVMT và có nhiều nguồn luật khác để xác định trách nhiệm bồi
thường



Môi trường là mái nhà chung nên khi có hành vi vi phạm sẽ được nhanh
chóng phát hiện và xử lý

II. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể theo quy định mới.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Trong quan hệ pháp luật dân sự, thi thể không chỉ là xác chết của cá nhân mà còn
là đối tượng được pháp luật bảo vệ. Thi thể là bất khả xâm phạm, thi thể của cá
nhân phải được đảm bảo sự toàn vẹn. Khi một chủ thể có hành vi gây thiệt hại cho
khách thể mà pháp luật bảo vệ thì người gây thiệt hại sẽ phải bồi thường thiệt hại

mà mình gây ra cho người khác.
1. Khái niệm về thi thể và xâm phạm thi thể


Định nghĩa về thi thể theo từ điển tiếng Việt thì: “Thi thể là xác của cá nhân khi
chết”. Về mặt sinh học, thì thi thể là toàn bộ phần thân xác của một người kể từ
thời điểm người đó chết – cái chết sinh học. Đó là khi toàn thể các yếu tố tự nhiên
cấu thành thực thể đó đã không còn khả năng trao đổi chất về mặt sinh học dưới
bất kỳ hình thức nào.
Điều 628 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm
thi thể như sau:
"1. Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác xâm phạm thi thể phải bồi thường thiệt hại.
2. Thiệt hại do xâm phạm thi thể gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt
hại.
3. Người xâm phạm thi thể phải bồi thường một khoản tiền theo quy định tại khoản
2 Ðiều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những
người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết, nếu không có những
người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không
thỏa thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà
nước quy định.”
Về cơ bản, Bộ luật dân sự năm 2015 cũng quy định về bồi thường thiệt hại do xâm
phạm thi thể tương tự Bộ luật dân sự năm 2005. Điều 606 Bộ luật dân sự năm
2015 quy định bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể như sau:
"1. Cá nhân, pháp nhân xâm phạm thi thể phải bồi thường thiệt hại.
2. Thiệt hại do xâm phạm thi thể gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt
hại.
3. Người chịu trách nhiệm bồi thường khi thi thể bị xâm phạm phải bồi thường
theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về
tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết,

nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được
hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên
thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa đối với mỗi thi thể bị xâm
phạm không quá ba mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.


Trong lý luận cũng như trong thực tiễn, chưa có sự nhất quán trong việc phân định
các khái niệm thi thể, mồ mả, hài cốt. Vì vây, cần làm rõ các khái niệm này nhằm
xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có hành vi xâm phạm thi thể hay xâm
phạm mồ mả hay xâm phạm hài cốt.
Xung quanh vấn đề này có nhiều quan điểm trái chiều nhau. Có điểm quan điểm
cho rằng “ Thi thể là xác của cá nhân khi chưa được mai táng, điện táng hay chưa
bị hóa thân dưới các hình thức khác hoặc đã được chôn cất, mai táng chưa bị
phân hủy mà không dùng biện pháp hỏa táng, điện táng hay hóa thân dưới hình
thức đốt xác. Tức là trước thời điểm bị xâm phạm, thi thể cá nhân vẫn đang ở
trạng thái nguyên vẹn như khi cá nhân đó chết”. Xác của cá nhân sau khi đã được
mai táng mà còn nguyên vẹn, chưa bị phân hủy, chưa bị biến dạng thì hành vi xâm
phạm làm biến dạng, làm ảnh hưởng tới sự nguyên vẹn của xác đó là hành vi xâm
phạm thi thể. Người thực hiện hành vi đó phải bồi thường thiệt hại do xâm phạm
thi thể vì khách thể mà hành vi hướng tới là xác của người chết, còn mồ mả của
người đó lúc này chỉ là vỏ bọc vật chất của thi thể chứ không phải là khách thể của
hành vi xâm phạm.
Ví dụ: Hành vi chiếm đoạt bộ phận của thi thể, cụ thể là phần tay của thi thể của
người bị sét đánh khi thi thể đã được chôn cất bằng cách đào mồ mả của người đó
lên. Như vậy, mục đích của hành vi đó là chiếm đoạt phần tay của thi thể và hậu
quả là thi thể không còn được nguyên vẹn như ban đầu.
Những người theo quan điểm này cho rằng căn cứ xác định hành vi xâm phạm thi
thể dựa vào mục đích hành vi hướng tới và hậu quả của hành vi đó gây ra. Hành vi
được xác định là xâm phạm thi thể nếu đối tượng của hành vi trái pháp luật hướng
tới là thi thể, mục đích của hành vi nhằm chiếm đoạt hoặc phá hủy bộ phận của thi

thể và hậu quả làm mất đi sự toàn vẹn của thi thể cá nhân. Họ cho rằng không chỉ
đối với thi thể chưa được chôn cất, mai táng mà cả đối với thi thể đã được chôn
cất, mai táng dưới các hình thức mà chưa bị phân hủy, còn giữ nguyên dạng thi thể
của cá nhân như khi cá nhân chết và bị người khác có hành vi xâm phạm, nếu mục
đích hành vi hướng tới thi thể và hậu quả làm mất đi sự toàn vẹn của thi thể thì
phải xác định là xâm phạm thi thể chứ không phải xâm phạm mồ mả.
Trong trường hợp thi thể của cá nhân đã được chôn cất, mai táng mà không dùng
biện pháp điện táng, hóa thân dưới hình thức đốt xác, xác còn nguyên vẹn, chưa bị


phân hủy và bị người khác xâm phạm, thì hành vi này cần được xác định là xâm
phạm mồ mả. Bởi lẽ, khách thể hành vi xâm phạm hướng tới có thể là xác của
người chết nhưng đối tượng mà hành vi xâm phạm tác động trực tiếp trước tiên là
mồ mả của người chết. Hơn nữa, sau khi đã được mai táng, xác của người chết đã
được đặt tại vị trí cố định, thời điểm mồ mả - vỏ bọc vật chất của thi thể được hoàn
thành là thời điểm xác của người chết được coi là một phần của mồ mả và hành vi
xâm phạm đến xác người đã chết dù còn nguyên vẹn, chưa bị biến dạng cũng phải
được coi là hành vi xâm phạm mồ mả. Lúc này, bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến
vị trí mai táng cũng như những xác, hài cốt, tro cốt bên trong đều bị coi là hành vi
xâm phạm mồ mả và phải bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.
2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể
* Có hành vi trái pháp luật .
Thi thể của cá nhân có thể bị xâm phạm do hành vi cố ý hoặc vô ý của người khác.
Việc xác định hành vi xâm phạm thi thể của cá nhân rất cần thiết trong việc xác
định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Hành vi nào được coi là hành vi xâm phạm
thi thể, hành vi nào không bị coi là hành vi xâm phạm thi thể, sự cần thiết phải làm
rõ những yếu tố sau đây và mối liên hệ của hành vi này với các quan hệ khác có
liên quan đến sự tác động đến thi thể của cá nhân.
Với tiêu chí, xác của cá nhân chưa được mai táng, hỏa táng, điện táng hoặc dưới
hình thức mai táng khác, thì xác của cá nhân được xác định là thi thể của cá nhân

đó. Tiêu chí này cũng đồng thời là cơ sở để xác định trong trường hợp xác của cá
nhân đã được khâm niệm, nhưng chưa được mai táng, chưa được hóa thân dưới bất
kỳ hình thức nào, thì vẫn là thi thể. Xác định hành vi xâm phạm thi thể:
- Hành vi xâm phạm thi thể là hành vi của cá nhân do lỗi cố ý hoặc vô ý mà xâm
phạm đến thi thể của người khác.
- Tiêu chí để xác định hành vi xâm phạm thi thể được xác định theo mục đích thực
hiện hành vi hoặc hậu quả do hành vi xâm phạm thi thể gây ra. Hành vi xâm phạm
thi thể là hành vi của cá nhân hoặc nhiều cá nhân do cố ý xâm phạm đến tính toàn
vẹn của cơ thể, đã dẫn đến hậu quả thi thể của cá nhân bị biến dạng, thiếu hụt các
bộ phận tự nhiên vốn có của con người như: lấy một yếu tố hoặc nhiều yếu tố
thuộc bộ phận cơ thể của người có thi thể và dẫn đến hậu quả là làm biến dạng tính


toàn vẹn của cơ thể tự nhiên của con người. Hành vi xâm phạm thi thể do lỗi cố ý
hoặc vô ý: người có hành vi xâm phạm đó đều có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Nguyên tắc này được xác định theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng, người có hành vi gây thiệt hại cho dù có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý đều phải bồi
thường thiệt hại. Hành vi vi phạm thi thể trái với ý chí của người có thi thể khi còn
sống: khi còn sống, cá nhân không thể hiện ý chí bằng văn bản hiến xác, bộ phận
cơ thể của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học thì
không có quyền lấy bộ phận cơ thể hoặc xác của người đó sau khi chết.
Lỗi vô ý xâm phạm đến thi thể của cá nhân có thể có trong trường hợp một cơ sở
chữa bệnh xác định sai thời điểm cá nhân chết, nhưng thực chất cá nhân đó đã chết
cho nên vẫn tiến hành phẫu thuật với mục đích điều trị cho người đó. Tuy nhiên,
trên thực tế sự kiện này ít được phát hiện do chính mục đích điều trị bệnh chi phối,
mà mọi người không quan tâm đến, bỏ sót trường hợp rất đặc biệt này.
* Có thiệt hại xảy ra: Cách xác định thiệt hại do xâm phạm thi thể
Trong bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể, việc xác định thiệt hại không
tuân theo các quy định chung về xác định thiệt hại tại các Điều 589, 590, 591 và
592 Bộ luật dân sự 2015. Càng không thể dùng tiền để định giá thi thể bị xâm

phạm vì thi thể của cá nhân là khách thể đặc biệt được pháp luật bảo vệ. Thi thể
của cá nhân là một thực thể thiêng liêng được bảo vệ không chỉ bằng pháp luật mà
bằng cả đạo đức.
Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể là việc yêu cầu chủ thể xâm phạm thi
thể phải thực hiện nghĩa vụ bằng một khoản tiền nhất định. Khoản tiền đó là các
chi phí mà những người thân thích của cá nhân đã chết bỏ ra để tìm kiếm bộ phận
thi thể bị mất, khắc phục các thiệt hại. Cụ thể, ở đây có hai loại thiệt hại đó là:
- Thiệt hại về vật chất do hành vi xâm phạm thi thể bao gồm các khoản tiền mà
thân nhân của người có thi thể bị xâm phạm bỏ ra để tổ chức các hoạt động tìm
kiếm bộ phận bị mất như thuê người, thuê các phương tiện, máy móc để phục vụ
hoạt động tìm kiếm. Là chi phí thuê nơi bảo quản thi thể, tránh cho thi thể bị ảnh
hưởng dưới tác động của yếu tố tự nhiên, chi phí khôi phục tình trạng nguyên trạng
cho thi thể… và các thiệt hại vật chất hợp lý khác (chủ thể phải chứng minh).


- Thiệt hại về tinh thần, người có hành vi trái pháp luật xâm phạm thi thể ngoài các
khoản bồi thường thiệt hại về vật chất ra còn phải bồi thường thêm một khoản tiền
khác để bù đắp về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ
nhất của người có thi thể bị xâm phạm như cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ,
chồng, con đẻ, con nuôi. Nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi
dưỡng người chết sẽ được hưởng khoản tiền bồi thường tổn thất tinh thần này.
* Có mối quan hệ nhân hệ giữa hành vi xâm phạm thi thể và hậu quả xảy ra
Hành vi xâm phạm thi thể dẫn đến hậu quả là thay đổi về mặt cơ học của thi thể.
Hành vi xâm phạm thi thể là hành vi trái pháp luật, dẫn đến hậu quả như đã phân
tích ở trên. Những hành vi xâm phạm thi thể có thể là hành vi trực tiếp hoặc gián
tiếp, thì người có hành vi đó phải bồi thường thiệt hại. Hậu quả thiệt hại của thi thể
phải bồi thường thiệt hại. Hậu quả thiệt hại của thi thể bị xâm phạm không phải là
thiệt hại về tài sản.
* Người phải bồi thường: người có hành vi trái pháp luật xâm phạm thi thể phải
bồi thường khoản chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại theo nguyên tắc

bồi thường toàn bộ và kịp thời. Người gây thiệt hại do xâm phạm thi thể có lỗi cố
ý, thì không được giảm mức bồi thường. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể
theo trách nhiệm liên đới, trong trường hợp nhiều người cùng gây ra, theo quy định
tại Điều 587 Bộ luật Dân sự 2015. Người phải bồi thường có thể là cá nhân, hoặc
pháp nhân (trong trường hợp do người của pháp nhân gây ra trong khi thực hiện
nhiệm vụ của pháp nhân giao), có thể là người sử dụng lao động làm công, học
nghề có hành vi xâm phạm thi thể.
* Người được bồi thường, bù đắp tổn thất tinh thần: là những người ở hàng thừa kế
thứ nhất. Khoản tiền này chỉ những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất được
hưởng, nếu không có những người thừa kế tại hàng này, thì người xâm phạm thi
thể không phải bồi thường khoản tiền này không thể chuyển cho người thừa kế tại
hàng sau. Như vậy, khoản bù đắp về tinh thần này không phải là di sản thừa kế.
Cả Bộ luật dân sự năm 2005 và Bộ luật dân sự 2015 đều chưa quy định cụ thể
trong việc xác định thiệt hại khi thi thể bị xâm phạm mà không thể khắc phục, hạn
chế. Việc này cũng gây ra khó khăn trong việc áp dụng các quy định về bồi thường
thiệt hại do xâm phạm thi thể diễn ra trong thực tế. Nhằm tạo điều kiện cho việc
xác định thiệt hại và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể được tốt


hơn, chúng ta phải xác định được khái niệm “thi thể”, “xâm phạm thi thể” và
“hành vi xâm phạm thi thể” như đã nêu ở trên sẽ cũng giúp cán bộ tư pháp thuận
tiện trong công việc và người dân cũng có thể tham khảo để tránh việc khởi kiện
không có cơ sở.

Ví dụ 1: Nguyễn Văn A phải bồi thường thiệt hại cho Nguyễn Văn B về hành vi
xâm phạm thi thể, nhưng giữa A và B không thoả thuận được khoản tiền này. Do
vậy, Nguyễn Văn A phải bồi thường thiệt hại cho Nguyễn Văn B theo quy định của
pháp luật. Cụ thể như sau: Theo quy định hiện nay của pháp luật về tiền lương, thì
mức lương tối thiểu là 350.000đồng/1tháng x 30 tháng = 10.500.000đồng. Như
vậy, Nguyễn Văn A phải bồi thường thiệt hại cho Nguyễn Văn B là

10.500.000đồng.
Ví dụ 2: Biết tin chủ tiệm vàng ông B vừa mới được an táng tại nghĩa trang gần
nhà. A do thiếu tiền đánh bạc nên đã quyết định đào mộ của B để lấy vàng tiền.
trong lúc đào mộ và lấy tiền vàng đã vô tình làm ảnh hưởng đến thi thể ông B.
Ví dụ 3: lúc 11h tối B uống nhiều rươu và lên cơn đau tim và chết trên đất nhà ông
A . Sáng A dậy và phát hiện vu việc nhưng do sợ bị luyên lụy nên đã đêm xác ông
B đi giấu
3.Thực tiễn áp dụng
Thuận lợi:
Pháp luật luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên nên mức bồi thường bù đắp tổn
thất tinh thần sẽ do các bên thỏa thuận, trong trường hợp các bên không thỏa thuận
được thì mức tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do xâm phạm thi thêt mà những
người thân thích của người chết được hưởng tối đa không quá 30 tháng lương tối
thiểu do Nhà nước quy định vào thời điểm xét xử, giải quyết việc bồi thường
Khó khăn:
Chi phí hợp lý để hạn chế và khắc phục thiệt hại là những chi phí thực tế mà gia
đình người bị thiệt haị bỏ ra như chi phí cho việc tìm kiếm thi thể chi phí giám


định xét nghiệm chi phí trọng việc bảo quản vận chuyển. Ngoài những chi phí cho
việc hạn chế, khắc phục thiệt hại thì người gây thiệt hại do hành vi xâm phạm thi
thể phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất tinh thần cho những
người thân thích, thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chế. Việc xác định mức
tổn thất tinh thần của những người thân thích của người chết là vấn đề hết sức khó
khăn

III .BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM MỒ MẢ
1. Khái niệm mồ mả
Theo BLDS 2005 chưa quy định về khái niệm mồ mả là gì.
Theo quan niệm từ xưa đến nay “Mồ mả được hiểu là nơi chôn cất thi thể, hài

cốt hoặc tro hài cốt của cá nhân”. Mồ mả của cá nhân gắn liền với nhân thân của


người đó. Từ xưa đến nay, việc bảo vệ mồ mả của cá nhân cho dù ở bất kỳ xã hội
nào cũng đều được quan tâm, chú ý theo tín ngưỡng, phong tục tập quán, tôn giáo.
2. Trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng do xâm phạm mồ mả
Điều kiện để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
gây ra được cấu thành bởi 4 yếu tố: có thiệt hại xảy ra; hành vi xâm phạm mồ mả
luôn được xác định là hành vi trái pháp luật; lỗi của người có hành vi xâm phạm
mồ mả; mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi gây thiệt hại mồ mả.
2.1 Có thiệt hại xảy ra
Theo khoản1 điều 307 BLDS 2005 quy định: “trách nhiệm bồi thường thiệt hại
bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù
đắp tổn thất về tinh thần”. Theo đó thiệt hại được xác định bao gồm thiệt hại về
vật chất và thiệt hại về tinh thần.
Điều 629 BLDS2005 quy định: “cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây thiệt hại
đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiêt hại. Thiệt hại do xâm phạm mồ
mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại”. Như vậy trong trách nhiêm
bồi thường thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm có thể thấy thiệt hại là yếu tố đầu tiên
được xác định.
Thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả có thể bao gồm những thiệt hại như sau:
- Thiệt hại do mồ mả bị sạt lún
- Thiệt hại do mồ mả bị san lấp
- Thiệt hại do một phần của mồ mả bị xâm phạm (như hư hỏng bia ghi tên người
chết, gây nhầm lẫn cho người thân thích của người chết)
-Thiệt hại do mồ mả bị đào bới
Như vậy, thiệt hại trong bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là nhừng tổn
thất vật chất thực tế tính được bằng tiền do hành vi xâm phạm mồ mả.
2.2 Hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi trái pháp luật



Hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi xâm phạm đến vị trí mai táng xác, hài
cốt, tro hài cốt của người chết theo phong tục, theo nghi lễ, tôn giáo, tín ngưỡng
của cộng đồng dân cư.
Hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi trái pháp luật, cho dù hành vi đó không
gây ra bất kì thiệt hại nào về tài sản, nhưng nếu hành vi đó được xác định là hành
vi xâm phạm đến nơi an nghỉ cuối cùng của cá nhân người chết, đều bị coi là hành
vi xâm phạm mồ mả. Việc xác định đó là căn cứ pháp lý để xác định trách nhiệm
dân sự của người có hành vi xâm phạm hay không bị coi là xâm phạm mồ mả của
cá nhân.
Thứ nhất, người có hành vi cho dù với bất kỳ mục đích gì mà xâm phạm trực tiếp
đến xác, hài cốt, tro hài cốt của người chết; xâm phạm tính nguyên dạng của xác,
của hài cốt, tro hài cốt hoặc là hao hụt hài cốt, tro hài cốt đã mai táng thì hành vi đó
là hành vi xâm phạm mồ mả;
Ví dụ: do nghe tin đồn rằng sau khi ông A chết, người nhà ông A đã cho vàng vào
trong quan tài và chôn cất cùng ông A nên anh B vào lúc nửa đêm ra mộ của ông
A để đào mộ và kiểm tra trong quan tài của ông A. Sau đó anh B bị gia đình của
ông A phát hiện được. Cho thấy hành vi của anh B là hành vi xâm phạm mồ mả và
phải bồi thường thiệt hại theo Đ629 BLDS 2005.
Thứ hai, người có hành vi di chuyển vị trí chôn cất xác, hài cốt, tro hài cốt của cá
nhân trái với ý chí của những người thân thích của người chết( ngoài trừ trường
hợp phải di dời mồ mả theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền);
Ví dụ: vì muốn trồng cao su trên diện tích đất 5ha đã đấu thầu được nên ông A đã
tự ý di chuyển 3 ngôi mộ của gia đình anh B sang vị trí đất liền kề để thuận tiện
cho việc trồng cao su của mình mà không cần hỏi ý kiến của gia đình B vì cho
rằng đất đó thuộc sở hữu của mình nên ông A có toàn quyền quyết định. Hành vi
này của ông A không hoàn toàn với đạo đức xã hội và xâm phạm mồ mả của gia
đình anh B.
Thứ ba, người có hành vi thay đổi tấm bia ghi tên hay danh tính của người chết có
xác, hài cốt, tro hài cốt dưới mộ, gây ra sự nhầm lẫn đối với người thân thích của

người chết đó;


Thứ tư, người có hành vi san phẳng mồ mả của người chết, làm mất dấu tích của
ngôi mộ, khiến không thể phát hiện được vị trí của ngôi mộ đó.
Ví dụ: Vụ việc trong một đêm, bia mộ và di ảnh thờ của hàng chục ngôi mộ của
người dân ở xã Quảng Xuân, Quảng Trạch, Quảng Bình bị kẻ xấu dùng búa đập
phá nhưng chưa rõ ai là thủ phạm được phát hiện vào sáng ngày 16/2/2016. Đây
là hành vi xâm phạm mồ mả.
Hành vi của người xâm phạm mồ mả có một trong các dấu hiệu trên là căn cứ để
xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.
2.3 Lỗi của người có hành vi xâm phạm mồ mả
Trên cơ sở được quy định tại khoản 1 điều 604 và điều 308 BLDS2005 thì người
gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi được thể hiện dưới dạng cố
ý hay vô ý. Thậm chí người gây ra thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp
không có lỗi (khoản 3 điều 623, điều 624 BLDS 2005).
Hành vi xâm phạm mồ mả cho dù xuất phát từ lỗi vô ý hay cố ý cũng đều gây ra
những thiệt hại nhất định về tài sản và nhân thân hoặc gây tổn thất về tinh thần của
những người thân thích của người có mồ mả đó.
Hành vi xâm phạm mồ mả bao giờ cũng phát sinh thiệt hại về vật chất hoặc cả
thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần của người còn sống , người thân thích của người
có mồ mả đó.
2.4 Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi xâm phạm mồ mả.
Hành vi xâm phạm mồ mả có mối quan hệ nhân quả với thiệt hại về tài sản của
những người thân thích của cá nhân có mồ mả đồng thời cũng là hành vi xâm
phạm đến quyền nhân thân gắn liền với cá nhân có mồ mả.
Tuy nhiên, không phải thiệt hại nào cũng là hậu quả do một nguyên nhân nhất
định mà trên thực tế có thể có nhiều nguyên nhân gây ra thiêt hại và một nguyên
nhân gây ra nhiều thiệt hại.
3. Nội dung trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả

Theo Điều 629 BLDS 2005 quy định: “ cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây
thiệt hại đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại”. Theo đó, ta thấy


việc bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là việc yêu cầu chủ thể xâm phạm
mồ mả phải thực hiện nghĩa vụ nhất định. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm
phạm mồ mả là một loại trách nhiệm pháp lý, theo đó người có hành vi trái pháp
luật xâm phạm tới mồ mả phải bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra.
Điều 629 BLDS quy định “thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để
hạn chế, khắc phục thiệt hại”. Như vậy người xâm phạm mồ mả phải chịu trách
nhiệm về tài sản(những thiệt hại về tài sản khi mồ mả bị xâm phạm là những chi
phí hợp lý khác cho việc xây dựng mồ mả: tiền công xây dựng mồ mả, vật liệu xây
dựng mồ mả như gạch, xi măng, sắt,..).
Khác với quy định về thi thể bị xâm phạm, ở đây khi mồ mả bị xâm phạm thì
BLDS 2005 không quy định về bồi thường thiệt hại về tinh thần. BLDS 2005
không nêu rõ “ai” được bồi thường mà chỉ quy định chủ thể phải bồi thường “cá
nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây thiệt hại đến mồ mả của người khác phải bồi
thường thiệt hại”.
So với BLDS 2005, BLDS 2015 đã quy định cụ thể hơn về mức bồi thừơng
thiệt hại do xâm phạm mồ mả. Ngoài ra, BLDS 2015 còn có điểm mới khi buộc cá
nhân, pháp nhân xâm phạm đến mồ mả của người khác phải bù đắp tổn thất về tinh
thần cho người thân thích của người chết theo thứ tự hàng thừa kế. Những quy
định này đã tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết trách nhiêm dân sự trong các vụ
việc về xâm phạm mồ mả.
Tuy nhiên cả BLDS 2005 và BLDS 2015 vẫn còn một số bất cập sau đây:
-

Chưa xây dựng khái niệm thế nào là “mồ mả”
Chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về “chi phí hợp lý” là thế nào? Gồm
những gì?

Không có quy định cụ thể xác định trách nhiệm bồi thường trong trường hợp
xâm phạm mồ mả
Chưa giải quyết triệt để những tình huống phát sinh trên thực tế như: người
thân thích chôn cất người đã chết và xây dựng mồ mả trên phần diện tích đất
ở của nhà mình thì việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi trên đất
có một số ngôi mộ và giải quyết vấn đề chuyển nhượng đất đó ra sao; trường
hợp mồ mả nằm trên phần đất thuộc quyền sử dụng của người khác những
người thân thích muốn đưa mồ mả người chết về chỗ khác mà người có


quyền sử dụng đất hợp pháp không đồng ý thì giải quyết như thế nào? Đối
với hành vi đào nhầm mồ mả của người khác thì được xác định như thế nào?
Những vấn đề nêu trên cần phải có hướng dẫn cụ thể.
4. Thực tiễn áp dụng
1.

2.

Thuận lợi
BLDS 2005 lần đầu tiên quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
xâm phạm mồ mã gây ra. Theo đó , cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây
thiệt hại đến mồ mã người khác phải BTTH.Thiệt hại do xâm phạm mồ mã
gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại. Hiện tượng xâm phạm
mồ mã ngày càng gia tăng nên quy định này phù hợp với điều kiện thực tế,
khi cuộc sống luôn biến động và pháp luật phải bám sát đời sống thực tế.
Các quy định đó giúp ích cho các nhà làm luật khi tiến hành xét xử các vụ án
về xâm phạm mồ mã
Khó khăn
- Khi hành vi xâm phạm của người khác không gây thiệt hại về vật chất,
người có hành vi xâm phạm có trách nhiệm BTTH hay không? Hiện nay,

pháp luật dân sự và pháp luật đất đai không quy định diện tích dành cho
ngôi mộ là bao nhiêu mét vuông mà tuỳ vào điều kiện thực tế của từng
địa phương. Có nhiều trường hợp người dân địa phương bán diện tích đất
thuộc quyền sử dụng của mình cho người khác làm địa điểm mai táng.
Cũng có nhiều địa phương không có diện tích đất cụ thể để làm nghĩa
trang và cũng có nhiều địa phương không quan tâm đến vấn đề này.Tại
khu vực trung du, miền núi, chính quyền địa phương thiếu sự quy hoạch
cụ thể nên tình trạng mai táng thiếu sự tập trung, ổn định. Điều này gây
khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến mồ mã.
- Một số vấn đề liên quan đến phong tục tập quán của các dân tộc cũng gây
khó khăn. Ví dụ như phong tục bỏ mã của người Gia Rai, phong tục bốc
mã cho người đã mất…
- Một số trường hợp người dân đào móng nhà, khoan giếng, khai hoang,
đào ao… làm xâm phạm mồ mã.
Pháp luật chưa quy định chặt chẽ về các trường hợp trên nên gây khó khăn
trong thực tiễn xét xử về xâm phạm mồ mã.


IV. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM QUYỀN LỢI CỦA
NGƯỜI TIÊU DÙNG
Khái niệm về bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu
dùng
Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng
1.

"Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác sản xuất, kinh doanh không bảo đảm chất
lượng hàng hoá mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường."( điều
630 BLDS năm 2005).



×