Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh theo cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 141 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp
với đề tài “Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh theo cơ chế quản lý vốn tập

uế

trung tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi
nhánh Quảng Trị ” là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tác giả và chưa được

tế
H

sử dụng để bảo vệ một học vị nào; được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết,
nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - Chi nhánh Quảng Trị và sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trịnh Văn Sơn.

h

Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được

in

cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả

họ

cK

Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên.



Tr

ườ

ng

Đ
ại

Hoàng Quốc Hoàn

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự cộng tác và giúp
đỡ của nhiều tập thể và cá nhân.

uế

Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Trị đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi

tế
H

trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn này. Xin bày tỏ lòng biết ơn đối với

các đồng nghiệp tại BIDV cũng như các anh chị tại các chi nhánh ngân hàng trên

địa bàn đã ủng hộ giúp đỡ tôi trong thời gian quan

h

Để hoàn thành bản luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu

in

sắc nhất đến PGS.TS Trịnh Văn Sơn đã hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình viết
và hoàn thành luận văn.

cK

Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo trong Hội đồng khoa
học Trường Đại học kinh tế Huế đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành luận

họ

văn này.

Đ
ại

Tác giả

Tr

ườ

ng


Hoàng Quốc Hoàn

ii


TÓM LƯỢC LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: HOÀNG QUỐC HOÀN
Chuyên ngành

: Quản trị kinh doanh

Niên khóa: 2012 - 2014

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRỊNH VĂN SƠN

tế
H

uế

Tên đề tài: “Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh theo cơ chế quản lý vốn
tập trung tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamChi nhánh Quảng Trị”
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu hoạt động ngân hàng theo mô hình ngân hàng
hiệu đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phù hợp với thông lệ quốc tế, một trong
những vấn đề mà Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) quan

h


tâm đó là triển khai áp dụng cơ chế quản lý, điều hành vốn trong hệ thống. BIDV là

in

ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung.

cK

BIDV Quảng Trị là thành viên của BIDV và đã điều hành hoạt động kinh doanh của
mình theo cơ chế này và đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trước
diễn biến thị trường tiền tệ chưa thực sự ổn định, thực trạng kết quả kinh doanh còn

họ

khiêm tốn và yêu cầu phải đổi mới để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh
đặc biệt hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng.
2. Phương pháp nghiên cứu

Đ
ại

 Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu: từ các tài liệu được xuất bản, công
bố; các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, của BIDV. Các báo
cáo hoạt động của BIDV, BIDV Quảng Trị

ng

 Phương pháp tổng hợp và phân tích: Phương pháp thống kê mô tả;
Phương pháp phân tích dữ liệu chuỗi thời gian; Phương pháp so sánh


ườ

3. Kết quả nghiên cứu
Luận văn đã trình bày đầy đủ các vấn để lý luận liên quan đến cơ chế quản lý

Tr

vốn tập trung trong ngân hàng thương mại, bao gồm việc so sánh nội dung cơ bản,
nguyên tắc vận hành giữa cơ chế quản lý vốn cũ và cơ chế quản lý vốn mới, cốt lõi
của cơ chế là nội dung về Định giá điều chuyển vốn. Đã xác định các chỉ tiêu về
hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, đặc biệt đã đánh giá được
thực trang hoạt động theo cơ chế quản lý vốn tập trung của BIDV Quảng Trị. Từ đó
đưa ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế và nâng cao hiệu quả hoạt động
của ngân hàng.

iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BIDV

Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển

Định chế tài chinh

CN


Chi nhánh

CK

Cuối kỳ

BQ

Bình quân

HĐV

Huy động vốn

HSC

Hội sở chính

QLVTT

Quản lý vốn tập trung

TMCP

Thương mại cổ phần

NHNN

Ngân hàng nhà nước


in

cK

họ

NHTM

Ngân hàng thương mại
Tổ chức kinh tế
Tổ chức tín dụng

Tr

ườ

ng

Đ
ại

TCKT
TCTD

h

ĐCTC

tế
H


Việt Nam – Chi nhánh Quảng Trị

iv

uế

BIDV Quảng Trị


PHẦN DANH MỤC BẢNG BIỂU
-----Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang
48

uế

Bảng 2.1 Định biên lao động của BIDV Quảng Trị giai đoạn 2009 -2012

48

Bảng 2.3: Kết quả huy động vốn từ 2009 – 2012

58

Bảng 2.4: Cơ cấu huy động vốn giai đoạn 2009 – 2012


tế
H

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của BIDV Quảng Trị giai đoạn 2010 – 2012

giai đoạn 2009 – 2012

in

Bảng 2.6: Cơ cấu tín dụng giai đoạn 2009 – 2012

h

Bảng 2.5: Kết quả hoạt động tín dụng của BIDV Quảng Trị

59
63

64

cK

Bảng 2.7: Bảng phân tích các chỉ tiêu chất lượng tín dụng giai đoạn 2010 – 2012 67
Bảng 2.8: Bảng phân tích kết quả hoạt động các dòng sản phẩm dịch vụ

họ

giai đoạn 2010-2012

68


68

Bảng 2.10: Bảng tính thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng

70
70

Bảng 2.12: Bảng tính thu nhập ròng từ hoạt động huy động vốn

71

Bảng 2.13: Bảng phân tích thu nhập ròng từ hoạt động huy động vốn

72

Bảng 2.14: Qui mô hoạt động của BIDV Quảng Trị giai đoạn 2010-2012

73

Bảng 2.15: Bảng kết quả hoạt động của BIDV Quảng Trị giai đoạn 2010-2012

75

Bảng 2.16: Bảng so sánh các chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng bình quân qua các

80

Tr


ườ

Bảng 2.11: Bảng phân tích thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng

ng

Đ
ại

Bảng 2.9: Bảng phân tích kết quả thu dịch vụ ròng giai đoạn 2010 – 2012

giai đoạn

Bảng 2.17: Đánh giá hiệu quả của BIDV Quảng Trị từ 2009-2012

81

Bảng 2.18: NIM huy động vốn và NIM cho vay của BIDV Quảng Trị

81

giai đoạn 2010-2012

v


Bảng 2.19: NIM huy động vốn và NIM cho vay toàn hệ thống BIDV

82


giai đoạn 2010-2012
85

Bảng 2.21: Bảng tổng hợp ý kiến trả lời về thời điểm áp dụng cơ chế

86

uế

Bảng 2.20: Bảng phân tích ý kiến đánh giá chung

Bảng 2.22: Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá về tác động của cơ chế đến

tế
H

mục tiêu hoạt động kinh doanh

Bảng 2.23: Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá về tác động của cơ chế đến
kết quả hoạt động kinh doanh

87

89

in

h

Bảng 2.24: Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá về tỷ trọng nguồn thu nhập


87

mang lại sau khi áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung

cK

Bảng 2.25: Tổng hợp ý kiến đánh giá về mức chênh lệch lãi cận biên (NIM)

89

giữa Chi nhánh và mức bình quân toàn hệ thống

họ

Bảng 2.26: Tổng hợp ý kiến đánh giá về lý do vẫn áp dụng cơ chế quản lý

90

vốn phân tán

Đ
ại

Bảng 2.27: Tổng hợp ý kiến hiểu biết thông tin về cơ chế quản lý vốn tập trung 90
Bảng 2.28: Tổng hợp ý kiến đánh giá của các ngân hàng (chưa áp dụng) về

91

ng


Cơ chế quản lý vốn tập trung

Tr

ườ

Bảng 3.1: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT)

vi

96


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH
-----PHẦN DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ

Trang

uế

Số hiệu biểu đồ

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn cuối kỳ và bình quân từ 2009-2012

tế
H

59


Biểu đồ 2.2: Cơ cấu huy động vốn cuối kỳ theo loại khách hàng giai đoạn
2010-2012

61

Biểu đồ 2.3: Biến động dư nợ tín dụng giai đoạn 2009-2012

h

64
65

Biểu đồ 2.5: Phân loại dư nợ tín dụng theo kỳ hạn từ 2010-2012

66

Biểu đồ 2.6: Qui mô hoạt động kinh doanh của BIDV Quảng Trị từ 2009-2012

74

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu các nguồn thu nhập ròng qua các năm từ 2010-2012

76

họ

cK

in


Biểu đồ 2.4: Phân loại dư nợ tín dụng cuối kỳ theo khách hàng từ 2010-2012

79

Biểu đồ 2.9: Thời điểm các NHTM tiến hành chuyển đổi Cơ chế quản lý mới.

86

Biểu đồ 2.10: Đánh giá của các chi nhánh Ngân hàng về cơ chế

88

Đ
ại

Biểu đồ 2.8: Biến động Lợi nhuận của BIDV Quảng Trị từ 2009-2012

ườ

ng

Quản lý vốn tập trung tác động đến kết quả kinh doanh

Tr

Số hiệu sơ đồ

PHẦN DANH MỤC SƠ ĐỒ
-----Tên sơ đồ


Trang

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ mô hình tổ chức của BIDV

43

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Hội sở chính BIDV

44

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động BIDV Quảng Trị

47

vii


PHẦN DANH MỤC HÌNH
-----Số hiệu hình

Tên hình

Trang
7

Hình 1.2: Minh họa nguyên tắc thực hiện chế quản lý vốn tập trung

uế


Hình 1.1: Minh họa cơ chế quản lý vốn phân tán

9

tế
H

Hình 1.3: Minh họa việc HSC thực hiện điều hòa vốn giữa các chi nhánh thông 28
qua cơ chế quản lý vốn tập trung.

29

Hình 1.5: Tập trung rủi ro lãi suất chuyển giao về Hội sở chính.

29

in

h

Hình 1.4: Tập trung rủi ro thanh khoản chuyển giao về Hội sở chính.

30

Hình 1.7: Minh họa việc phân bổ lợi nhuận của Chi nhánh và Trung tâm vốn

30

Tr


ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

Hình 1.6: Minh họa phần chênh lệch lãi suất

viii


MỤC LỤC
Trang
i

Lời cảm ơn

ii

uế

Lời cam đoan

Tóm lược luận văn


iii

tế
H

Danh mục các chử viết tắt và ký hiệu
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ, hình

Phần I: Mở đầu

cK

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

in

h

Mục lục

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động kinh doanh và cơ chế

iv
v

vii
ix
1
4

4

họ

quản lý vốn tập trung của các ngân hàng thương mại
1.1 Ngân hàng thương mại

4

Đ
ại

1.1.1 Khái niệm và chức năng của Ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại

4

1.1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại

4

1.1.2 Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

ng

1.2 Cơ chế quản lý vốn của các ngân hàng thương mại

5
6
6


ườ

1.2.1 Cơ chế quản lý vốn phân tán

Tr

4

1.2.1.1 Khái niệm

6

1.2.1.2 Nguyên tắc thực hiện của cơ chế quản lý vốn phân tán

6

1.2.1.3 Hạn chế và tồn tại của cơ chế quản lý vốn phân tán

7

1.2.2 Cơ chế quản lý vốn tập trung

8

1.2.2.1 Khái niệm

8

1.2.2.2 Mục đích thực hiện Cơ chế Quản lý vốn tập trung


8

1.2.2.3 Nguyên tắc thực hiện Cơ chế Quản lý vốn tập trung

9

ix


1.2.3 So sánh hai cơ chế

10

1.2.4 Ưu điểm và nhược điểm của cơ chế Quản lý vốn tập trung

13

1.2.4.1 Ưu điểm

13

1.2.4.2 Nhược điểm

14

uế

1.3 Nội dung đánh giá kết quả kinh doanh theo cơ chế quản lý vốn tập trung 14
1.3.1 Quản trị tài sản nợ


14
14

tế
H

1.3.1.1 Khái niệm
1.3.1.2 Các thành phần của tài sản nợ
1.3.1.3 Nội dung quản trị tài sản nợ

1.3.2.2 Các thành phần của tài sản có

cK

1.3.2.3 Nội dung quản trị tài sản có

in

1.3.2.1 Khái niệm

h

1.3.2 Quản trị tài sản có

1.3.3 Định giá chuyển vốn nội bộ (Fund transfer Pricing – FTP)

15
15
20

20
20
21
24
25

1.3.3.2 Nguyên tắc định giá chuyển vốn nội bộ

26

họ

1.3.3.1 Các khái niệm và quy ước

27

1.3.3.4 Luân chuyển vốn giữa các chi nhánh

28

Đ
ại

1.3.3.3 Công thức xác định FTP mua/bán vốn

1.3.3.5 Tập trung rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất về Hội sở chính
1.3.4 Xác định và phân bổ lợi nhuận cho từng chi nhánh,

28
30


từng sản phẩm, khách hàng theo cơ chế quản lý vốn tập trung

ng

1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của các Chi nhánh ngân hàng thương mại

31

ườ

1.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại 31

Tr

1.4.1.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả về qui mô, cơ cấu, chất lượng

31

hoạt động của ngân hàng thương mại

1.4.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả của ngân hàng thương mại

34

1.4.2 Đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị kinh doanh (chi nhánh)

36

theo cơ chế quản lý vốn tập trung

1.5 Kinh nghiệm thực tiễn việc áp dụng cơ chế QLVTT và đánh giá
kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM khác.

x

38


Chương 2: Thực trạng kết quả kinh doanh theo cơ chế quản lý vốn tập trung

41

tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Trị,
giai đoạn 2010-2012
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và

41

uế

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Trị

2.1.1. Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 41

tế
H

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.1.2. Sơ đồ mô hình tổ chức và mạng lưới kinh doanh của BIDV


2.1.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP

41
42
44

2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

h

Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Trị

45
46

2.1.2.3. Mô hình tổ chức và cơ chế quản lý, điều hành hoạt động

47

cK

in

2.1.2.2. Các hoạt động kinh doanh của BIDV Quảng Trị

2.1.2.4. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng tổ của BIDV Quảng Trị

49


2.2. Cơ chế quản lý vốn tập trung và quá trình triển khai áp dụng trên toàn

52

2.2.1. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc BIDV trong việc triển khai cơ chế

52

họ

hệ thống BIDV và tại BIDV Quảng Trị

Đ
ại

Quản lý vốn tập trung và Chương trình Định giá chuyển vốn nội bộ
2.2.1.1. Đối với các đơn vị thuộc Hội sở chính BIDV

52

2.2.1.2. Đối với các chi nhánh của BIDV

56

ng

2.2.2. Hệ thống báo cáo định giá chuyển vốn nội bộ FTP
2.3. Đánh giá thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV

56

57

ườ

Quảng Trị trong cơ chế quản lý vốn tập trung
2.3.1. Đánh giá thực trạng công tác huy động vốn (quản trị tài sản nợ)

58

Tr

và tín dụng (quản trị tài sản có) của BIDV Quảng Trị
2.3.1.1. Đánh giá thực trạng công tác huy động vốn

58

2.3.1.2. Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng

62

2.3.2. Đánh giá tình hình cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng

67

2.3.3. Kết quả định giá chuyển nhượng vốn nội bộ

70

xi



2.3.3.1. Xác định và phân tích thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng

70

2.3.3.2. Xác định và phân tích thu nhập ròng từ hoạt động huy động vốn

71

2.3.4. Phân tích kết quả và hiệu quả kinh doanh của BIDV Quảng Trị

72

trong giai đoạn 2010 – 2012

BIDV Quảng Trị giai đoạn 2010-2012

tế
H

2.3.4.2 Phân tích một số chỉ tiêu về kết quả kinh doanh của

73

uế

2.3.4.1 Phân tích về qui mô hoạt động kinh doanh của BIDV Quảng Trị

2.3.5. Đánh giá tác động của cơ chế quản lý vốn tập trung đến


74

79

kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Quảng Trị
2.3.5.1. Đánh giá tác động đến kết quả kinh doanh

thanh khoản và rủi ro lãi suất

in

h

2.3.5.2. Đánh giá tác động đến việc kiểm soát rủi ro

cK

2.3.6. Khảo sát về việc áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung tại các

79
83

84

Chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn và trong hệ thống BIDV
84

2.3.6.2. Mô tả quá trình thu thập thông tin

84


2.3.6.3. Phân tích ý kiến đánh giá của các đối tượng được khảo sát

85

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh theo cơ chế quản lý

92

Đ
ại

họ

2.3.6.1. Mục đích của việc khảo sát

vốn tập trung tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Quảng Trị

92

ng

3.1. Định hướng phát triển

ườ

3.1.1. Định hướng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
3.1.2. Định hướng phát triển của BIDV Quảng Trị

93

94

Tr

3.2. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của BIDV Quảng Trị 95
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế và nâng cao kết quả, hiệu quả 97
kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh
Quảng Trị

xii


3.3.1. Giải pháp khắc phục những nhược điểm và hoàn thiện cơ chế QLVTT 97
3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh theo

98

cơ chế QLVTT tại BIDV Quảng Trị
102

uế

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận

102
102

tế
H


2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục I
Phụ lục II

h

Phụ lục III

in

Phụ lục IV

Phụ lục VI

cK

Phụ lục V

Biên bản của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ

họ

Bản nhận xét của phản biện 1

Tr

ườ


ng

Đ
ại

Bản nhận xét của phản biện 2

xiii

104
105
114
115
120
122
127


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu hoạt động ngân hàng theo mô hình ngân hàng
hiệu đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phù hợp với thông lệ quốc tế, một trong

uế

những vấn đề mà Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV) quan tâm đó là nâng cao kết quả, hiệu quả kinh doanh thông qua việc tăng

tế
H


cường quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ - có, mà trọng tâm là triển khai áp dụng cơ
chế quản lý, điều hành vốn trong hệ thống.

BIDV là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai áp dụng cơ chế quản lý

h

vốn tập trung. Sau hơn 6 năm áp dụng, công tác điều hành cân đối vốn của BIDV đã

in

có nhiều biến chuyển tích cực, dần đáp ứng được yêu cầu quản lý vốn tập trung, hạn
chế rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, thích ứng nhanh với điều kiện thị trường, góp

cK

phần nâng cao kết quả kinh doanh chung của ngân hàng.

Cơ chế quản lý vốn tập trung đã phát huy được mục tiêu thực hiện phân bổ chi

họ

phí, thu nhập vốn một cách khách quan, công bằng, đánh giá đúng mức độ đóng góp
của các đơn vị thành viên vào thu nhập chung của toàn hệ thống.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh

Đ
ại


Quảng Trị (BIDV Quảng Trị) là đơn vị thành viên của BIDV, cũng đã triển khai áp
dụng cơ chế quản lý vốn tập trung này với vai trò là đơn vị “mua – bán” toàn bộ
vốn với Trung tâm vốn của Hội sở chính

ng

Trong những năm qua, BIDV Quảng Trị đã điều hành hoạt động kinh doanh của

mình theo cơ chế quản lý vốn tập trung và đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ,

ườ

nhưng trước diễn biến thị trường tiền tệ chưa thực sự ổn định và yêu cầu phải đổi mới,
hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn khiêm tốn. Đặc biệt, sau khi BIDV

Tr

đã chuyển sang hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại cổ phần, thì mọi hoạt
động của ngân hàng đều phải hướng đến mục tiêu lợi nhuận.
Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá kết quả hoạt động kinh

doanh theo cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu
tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Trị” làm luận văn thạc sĩ kinh tế.

1


2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung: Tập trung nghiên cứu cơ chế quản lý vốn và việc đánh
giá kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại. Thực hiện phân tích, đánh giá

tình hình hoạt động của BIDV Quảng Trị khi áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung.

uế

Từ đó đưa ra được một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của

2.2 Mục tiêu cụ thể

tế
H

BIDV Quảng Trị trong thời gian đến.

Hệ thống hóa những vấn để lý luận về quản lý vốn cũng như cách thức đánh
giá kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại nói chung và cụ thể về cơ chế
quản lý vốn tập trung mà BIDV đang triển khai áp dụng

in

h

Đánh giá, phân tích thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh theo cơ chế quản

mạnh và những tốn tại hạn chế.

cK

lý vốn tập trung của BIDV Quảng Trị ba năm gần nhất để thấy được những điểm

Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh danh cho Chi

nhánh BIDV Quảng Trị và hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung

họ

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương

Đ
ại

mại và cơ chế quản lý vốn tập trung đang áp dụng tại BIDV (hệ thống và chi
nhánh). Kết quả quả hoạt động kinh doanh của BIDV Quảng Trị theo cơ chế quản lý
vốn tập trung

ng

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

 Không gian: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (tổng

ườ

quan) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Trị

Tr

(cụ thể) có địa chỉ tại: 24 Hùng Vương – Tp Đông Hà – Quảng Trị
 Thời gian: Quá trình triển khai cơ chế từ năm 2007 đến nay; Kết quả

quả hoạt động kinh doanh của BIDV Quảng Trị thời kỳ 2010-2012;.

4. Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận
 Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu:
 Tài liệu thứ cấp: từ các tài liệu được xuất bản, công bố; các văn bản

2


hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, của BIDV. Các báo cáo hoạt động
của BIDV, BIDV Quảng Trị trong giai đoạn 2010 – 2012 và một số văn bản quy
định liên quan.
 Xử lý số liệu: Phần mềm EXCEL, chương trình định giá chuyển vốn

uế

nội bộ FTP (của BIDV)
 Phương pháp tổng hợp và phân tích:

tế
H

 Phương pháp thống kê mô tả: Là việc thu thập số liệu, tư liệu, thông
tin liên quan đến cơ chế quản lý vốn và đánh giá kết quả hoạt động của các ngân
hàng thương mại từ đó tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau để phản
ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu

h

 Phương pháp phân tích dữ liệu biến động theo thời gian: Là việc căn

in


cứ vào thời gian và chỉ tiêu phản ánh hiện tượng nghiên cứu để phản ánh quá trình
diễn biến của hiện tượng. Các chỉ tiêu trong dãy số thời gian phải thống nhất về nội

cK

dung, phương pháp và đơn vị tính; thống nhất về khoảng cách thời gian.
 Phương pháp so sánh: Mục đích của phương pháp này là so sánh

họ

những điểm giống và khác nhau giữa hai cơ chế quản lý vốn đang áp dụng tại các
ngân hàng thương mại. So sánh mức độ tác động của các cơ chế đến kết quả hoạt
động kinh doanh của ngân hàng qua các thời kỳ, các năm.

Đ
ại

 Phân tích SWOT: Được dùng để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của

ngân hàng và ước lượng những cơ hội và thách thức của môi trường kinh doanh bên
ngoài. Để từ đó đưa ra những chiến lược, giải pháp phù hợp giúp ngân hàng nâng

ng

cao hiệu quả hoạt động

5. Kết cấu của đề tài

ườ


Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động kinh doanh và cơ chế quản

lý vốn tập trung của các ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng kết quả kinh doanh theo cơ chế quản lý vốn tập trung

Tr

tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Trị giai
đoạn 2010-2012.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh theo cơ chế quản lý

vốn tập trung tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh
Quảng Trị

3


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1

tế
H

uế

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ
CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1 Ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm và chức năng của Ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại

Theo định nghĩa của Peter S. Rose: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tài

h

chính, cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín

in

dụng,tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất
so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế” [12]

cK

Ở Mỹ: “NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài
chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.” [2]

họ

Ở Pháp: “NHTM là những xí nghiệp và cơ sở thường xuyên nhận của công
chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác những số tiền họ dùng cho chính
họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính.” [2]

Đ
ại

Ở Việt Nam, theo Luật các Tổ chức tín dụng do Quốc hội khóa XII (Luật số
47/2010/QH12) thông qua năm 2010, tại khoản 4 – điều 4 định nghĩa:“Ngân hàng

thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng

ng

và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật này, nhằm mục tiêu lợi
nhuận” [11]

ườ

1.1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại

Tr

Ngân hàng thương mại có bốn chức năng cơ bản sau:

- Chức năng trung gian tài chính, bao gồm trung gian tín dụng và thanh toán.

Đây là chức năng đặc trưng cơ bản nhất của NHTM, có vai trò quan trọng trong việc
thúc đẩy nền kinh tế phát triển thông qua việc huy động khoản tiền tệ chưa sử dụng từ
các chủ thể kinh tế khác nhau trong xã hội để hình thành nên quỹ cho vay tập trung.
Trên cơ sở nguồn vốn này, NHTM sử dụng để cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn bổ sung

4


trong quá trình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng…của các chủ thể kinh tế.
- Chức năng “ sản xuất” gồm việc huy động và sử dụng các nguồn lực để tạo
ra sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế. Trên cơ sở khách hàng
mở tài khoản tiền gởi, ngân hàng cung cấp các phương tiện thanh toán không dùng


uế

tiền mặt như: thẻ thanh toán, ủy nhiệm chi, séc,..ngân hàng sẽ đại diện chủ tài khoản
thực hiện các giao dịch. Hoạt động trên của ngân hàng mang lại nhiều lợi ích cho

tế
H

nền kinh tế như: (i) Trên cơ sở đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ luân chuyển

vốn, ngân hàng đã thành công với vai trò thúc đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng
hóa, tạo đà phát triển kinh tế; (ii) Tiết giảm lượng tiền mặt lưu thông dẫn đến tiết
kiệm chi phí lưu thông.

in

h

- Chức năng tạo tiền, sáng tạo ra bút tệ gia tăng khối tiền tế. ngân hàng nhận
tiền gởi từ cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức khác, nhằm đảm bảo an toàn tài

cK

sản, và đáp ứng nhu cầu thanh khoản của khách hàng. Đồng thời, ngân hàng cam
kết chi trả một mức lãi suất nhất định cho khách hàng tùy thuộc vào loại hình tiền
gởi. Ngân hàng đã tạo được nguồn vốn để thực hiện chức năng tín dụng, và còn là

họ

cơ sở để thực hiện chức năng thanh toán.


- Chức năng làm dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác. Ngân hàng có thể tư

Đ
ại

vấn về tài chính, đầu tư cho doanh nghiệp, làm đại lý phát hành cổ phiếu, chứng
khoán. Ngoài ra ngân hàng còn cung cấp các dịch vụ như: lưu trữ và quản lý chứng
khoán, thu lãi chứng khoán, thực hiện mua bán chứng khoán cho khách hàng…

ng

1.1.2 Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Theo Luật NHNN thì “Hoạt động ngân hàng việc kinh doanh, cung ứng

ườ

thường xuyên thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi;

Tr

Cấp tín dụng; Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản” [10]
Như vậy theo khái niệm này, thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương

mại bao gồm 3 lĩnh vực nghiệp vụ chính:
- Nhận tiền gửi (Huy động vốn): Đây chính là nghiệp vụ quản trị Tài sản Nợ

trong ngân hàng thương mại

5



- Cung cấp tín dụng (Cho vay): Đây chính là nghiệp vụ quản trị Tài sản Có
trong ngân hàng thương mại
- Cung ứng các sản phẩm dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Thu phát tiền mặt,
vận chuyển, bảo quản; Cung ứng phương tiện thanh toán; Thực hiện dịch vụ thanh

uế

toán và chuyển tiền; Bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá; Nghiệp vụ ủy thác và
đại lý; Tư vấn tài chính và tiền tệ …

tế
H

Ngoài ra ngân hàng thương mại còn thực hiện một số hoạt động khác như: Đầu

tư trực tiếp (Góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng; Thành
lập các công ty trực thuộc); Đầu tư gián tiếp (Đầu tư trái phiếu Chính phủ; tín phiếu

h

Kho bạc; Cổ phiếu của các doanh nghiệp và Giấy tờ có giá khác)

in

1.2 Cơ chế quản lý vốn của các ngân hàng thương mại
1.2.1 Cơ chế Quản lý vốn phân tán

cK


1.2.1.1 Khái niệm: Cơ chế Quản lý vốn phân tán là việc các chi nhánh của
Ngân hàng thương mại thực hiện quản lý vốn độc lập thông qua hoạt động của

họ

Phòng Nguồn vốn tại từng chi nhánh. Các chi nhánh tự cân đối vốn trên cơ sở tuân
thủ các qui định của ngành và của hệ thống về quản lý rủi ro, quản lý thanh khoản
và dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng nhà nước. Chi nhánh phải mở ít nhất 1 tài khoản

Đ
ại

tại Ngân hàng nhà nước địa phương và tại một Tổ chức tín dụng khác để đáp ứng
nhu cầu thanh khoản tức thời và an toàn vốn. [5]
1.2.1.2 Nguyên tắc thực hiện của cơ chế quản lý vốn phân tán:

ng

 Hoạt động theo cơ chế vay - gửi với lãi suất áp dụng là lãi suất điều

ườ

chuyển vốn nội bộ.
 Ngân hàng chỉ chuyển vốn phần chênh lệch giữa tài sản Nợ và tài sản

Có. Hội sở chính của Ngân hàng thương mại nhận vốn/ chuyển vốn đối với phần

Tr


vốn dư thừa/thiếu hụt của chi nhánh


Lãi suất điều chuyển vốn nội bộ (cho vay, nhận gửi) cũng chỉ áp dụng

cho phần chênh lệch này
 Tại mỗi chi nhánh đều có bảng Tổng kết tài sản cân bằng giữa tài sản
Nợ và tài sản Có.

6


 Chi nhánh hoạt động như một “ngân hàng nhỏ”, tự cân đối tài sản Có và
tài sản Nợ, chỉ nhận hoặc gửi vốn trung ương trong trường hợp thiếu hụt và dư thừa
 Mọi rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản đều do từng chi nhánh ngân hàng
chịu trách nhiệm

họ

cK

in

h

tế
H

uế


Hình 1.1 Minh họa cơ chế quản lý vốn phân tán

Đ
ại

Nguồn: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
1.2.1.3 Hạn chế và tồn tại của cơ chế quản lý vốn phân tán
 Theo cơ chế vay - gửi, mỗi chi nhánh hoạt động như một ngân hàng độc
lập, chủ động quyết định huy động vốn, sử dụng vốn (tự cân đối sử dụng vốn). Do

ng

đó mức độ tập trung vốn thấp, phân tán, chức năng quản lý vốn (quản lý thanh

ườ

khoản, rủi ro lãi suất) không tập trung, bị dàn trải tại tất cả các đơn vị, gây khó khăn

Tr

trong kiểm soát rủi ro toàn ngành.
 Điều hành cân đối vốn toàn ngành tại Hội sở chính bị động; Quản lý tài

sản Nợ - Có toàn hệ thống chưa hiệu quả.
 Không tận dụng được nguồn vốn nội bộ, không thực hiện luân chuyển

vốn giữa các đơn vị trên các địa bàn khác nhau
 Các chi nhánh ngân hàng cạnh tranh với nhau để thu hút khách hàng

7



bằng các biện pháp tiêu cực như tăng lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay,…
làm gia tăng chi phí huy động vốn.
 Các chi nhánh, dưới áp lực hoàn thành kế hoạch kinh doanh, dùng biện
pháp kỹ thuật tạm thời để số dư huy động cuối năm để đạt mức kế hoạch như: phát

uế

vay vào tài khoản khách hàng nhưng chưa thanh toán ngay, đàm phán các khách
hàng là các công ty hoãn các khoản thanh toán không gấp, hoặc tạm thời chuyển

tế
H

tiền vào tài khoản,… Điều này dẫn đến tình trạng, số dư huy động của các ngân

hàng tăng cao vào cuối năm và giảm nhanh vào những ngày đầu năm sau nhưng
không có cơ chế kiểm soát.

h

 Đánh giá mức độ đóng góp của chi nhánh vào kết quả chung toàn

in

ngành chưa chính xác, các chính sách chưa thể hiện được tính nhất quán và bình
đẳng chung trong hệ thống.

cK


 Quy mô hoạt động của các chi nhánh ngân hàng ngày càng phát triển,
đồng nghĩa với khối lượng phát sinh giao dịch vốn nội bộ ngày càng gia tăng, đòi
hỏi số lượng thao tác cho nghiệp vụ chuyển vốn nội bộ ngày càng nhiều, mất nhiều

họ

thời gian cho xử lý sự vụ.

1.2.2 Cơ chế quản lý vốn tập trung

Đ
ại

1.2.2.1 Khái niệm: Cơ chế quản lý vốn tập trung là cơ chế quản lý vốn từ
Trung tâm quản lý vốn đặt tại Hội sở chính của ngân hàng, các chi nhánh Ngân
hàng Thương mại trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua bán vốn với Hội

ng

sở chính (thông qua trung tâm vốn). Hội sở chính sẽ mua toàn bộ tài sản Nợ của chi
nhánh và bán vốn để chi nhánh sử dụng cho tài sản Có, từ đó, thu nhập và chi phí

ườ

của từng chi nhánh được xác định thông qua chênh lệch mua bán vốn với Hội sở

Tr

chính. Tập trung rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất về Hội sở chính. [5]

Cơ chế quản lý vốn tập trung còn được gọi là cơ chế FTP (Fund Transfer

Pricing)
1.2.2.2 Mục đích thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung:
Quản lý tập trung nguồn vốn của toàn hệ thống đáp ứng cho các mục tiêu sử
dụng vốn phù hợp với định hướng và kế hoạch kinh doanh, đảm bảo các giới hạn an

8


toàn theo quy định, kiểm soát rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất trong hoạt động
ngân hàng;
Quản lý nguồn vốn và sử dụng vốn hiệu quả, đạt được các chỉ tiêu kế hoạch tài
chính của ngân hàng.

uế

Phát huy được lợi thế kinh doanh của các chi nhánh trên các địa bàn khác nhau.
Phân bổ chi phí, thu nhập vốn một cách khách quan, công bằng để đánh giá

tế
H

đúng mức độ đóng góp của các đơn vị vào thu nhập chung của toàn hệ thống.
1.2.2.3 Nguyên tắc thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung:

Quản lý vốn tập trung và thống nhất: Nguồn vốn được quản lý theo nguyên tắc
tập trung, cả hệ thống là một bảng tổng kết tài sản thống nhất và duy nhất, không

in


h

tồn tại nghiệp vụ cân đối vốn tại các đơn vị kinh doanh qua cơ chế “mua - bán” vốn.
Thực hiện cơ chế mua-bán vốn với chi nhánh:

chế “mua - bán” vốn.

cK

 Công tác điều hành vốn nội bộ chuyển từ cơ chế “vay - gửi” vốn sang cơ

ườ

ng

Đ
ại

họ

Hình 1.2 Minh họa nguyên tắc thực hiện chế quản lý vốn tập trung

TÀI SẢN CÓ

TÀI SẢN NỢ

Tr

Nguồn: BIDV – Cơ chế quản lý vốn tập trung


 Chi nhánh phải trả lãi cho hoạt động “mua” vốn (tương ứng với Tài sản Có)

và nhận được lãi khi “bán” vốn cho Hội sở chính (tương ứng với Tài sản Nợ). Lãi,
hay giá của hoạt động “mua – bán” vốn (gọi là giá chuyển vốn) do Hội sở chính xác
định và định kỳ thông báo tới các đơn vị kinh doanh.

9


 Giá chuyển vốn là công cụ đắc lực cho hoạt động điều hành vốn tại Hội sở
chính cũng như là căn cứ để đánh giá hiệu quả hoạt động trong kỳ của mỗi đơn vị
kinh doanh bằng chênh lệch giữa lãi suất thực hiện với khách hàng và giá chuyển vốn
Quản lý tập trung thanh khoản, rủi ro lãi suất: Tập trung công tác quản trị, điều

uế

hành vốn tại Hội sở chính trong đó có tổ chức quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi
suất toàn hệ thống. Chi nhánh thực sự trở thành các đơn vị kinh doanh, tìm kiếm lợi

tế
H

nhuận từ các hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
1.2.3 So sánh hai cơ chế
Cơ chế quản lý vốn phân tán

Cơ chế quản lý vốn tập trung
nhất tại trung tâm vốn là Hội sở


in

số lượng, kỳ hạn, chỉ giao dịch

h

- Chi nhánh tự cân đối vốn cả về - Vốn được cân đối tập trung duy
vốn với Hội sở chính khi dư

chính. Theo đó, chi nhánh sẽ được

thừa và thiếu hụt vốn.

thu nhập lãi từ “kinh doanh” bán

cK

Nội dung
Nội dung
cơ bản
của cơ
chế

toàn bộ nguồn vốn (huy động vốn,

lệch kỳ hạn giữa nguồn vốn –

các nguồn vốn khác) và chịu chi

họ


- Chi nhánh tự quản lý chênh

phí trả lãi toàn bộ sử dụng vốn

“kinh doanh kỳ hạn” với Hội

(cho vay, dự trữ thanh toán tại chi

sở chính

nhánh ...) qua trung tâm vốn thông

Đ
ại

cho vay, theo đó chi nhánh

qua giá mua bán vốn nội bộ.

- Thu nhập của chi nhánh đến từ cả

ng

hai hoạt động, huy động vốn và
cho vay, qua đó giúp phát huy thế

ườ

mạnh của từng địa bàn. Có những

địa bàn có thế mạnh huy động

Tr

vốn, thu nhập từ huy động vốn
chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu
nhập của chi nhánh

10


Nội dung

Cơ chế quản lý vốn phân tán

Cơ chế quản lý vốn tập trung

Những điểm khác biệt giữa 2 phương thức quản lý

- Ngoài việc phải lo kinh doanh - Công tác cân đối vốn được thực
trên thị trường, chi nhánh phải

hiện tại Hội sở chính, chi nhánh

lo cân đối vốn

chỉ tập trung vào việc kinh doanh

uế


Tập
trung
kinh
doanh

trên thị trường  tính chuyên

- Công cụ lãi suất nội bộ không - Giá mua bán vốn nội bộ luôn
được điều chỉnh bám sát thị

điều chỉnh kỳ hạn nguồn vốn

trường, thực sự trở thành định

– cho vay theo mong muốn

hướng lãi suất đối với hoạt động

h

phát huy được tác dụng trong

in

Về định
hướng lãi
suất

tế
H


môn hóa cao

hướng được lãi suất trên toàn

nhánh, là kênh phát tín hiệu nhanh

bộ nguồn vốn huy động toàn

nhạy của Hội sở chính để chi

ngành.

nhánh quyết định lãi suất.

họ

cK

cho vay, huy động vốn tại chi

- Việc kinh doanh kỳ hạn xảy ra - Điều hành cân đối vốn tập trung
tại chi nhánh nên chi nhánh

tại Hội sở chính đã khắc phục

phải chịu mọi rủi ro thanh

việc kinh doanh kỳ hạn tại chi


khoản, lãi suất khi lãi suất thị

nhánh, chi nhánh không cần quan

trường thay đổi.

tâm đến việc quản lý chênh lệch

Đ
ại

Quản lý
rủi ro
thanh
khoản lãi
suất

- Hội sở chính không định

ng

kỳ hạn giữa Tài sản nợ - Tài sản
có là nguyên nhân chính dẫn đến

ườ

rủi ro lãi suất,

rủi ro thanh


khoản, Hội sở chính sẽ đảm

Tr

nhiệm vai trò này thông qua điều
hành giá mua bán vốn nội bộ để
tái cơ cấu bảng tổng kết tài sản

11


Cơ chế quản lý vốn phân tán

- Quản lý vốn phân tán, tại chi - Tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước
nhánh thường tồn đọng vốn tại

phải chịu chi phí, do đó chi nhánh

tài khoản Tiền gửi tại Ngân

đã chú ý hơn trong tiết giảm vốn

hàng nhà nước tỉnh, thành phố

tồn đọng và chuyển về Hội sở

với số dư lớn, gây lãng phí

chính, vừa tập trung nguồn vốn


vốn, gia tăng chi phí.

đảm bảo thanh khoản, vừa tiết

- Ngoài ra chi nhánh còn phát

uế

Nâng cao
hiệu quả
sử dụng
vốn toàn
hệ thống

Cơ chế quản lý vốn tập trung

tế
H

Nội dung

kiệm chi phí vốn.

sinh thêm chi phí chuyển tiền - Không mất phí chuyển tiền.

- Hỗ trợ đắc lực trong việc khống

- Không kiểm soát được chi phí

chế chi phí vốn đầu vào ở mức


in

h

giữa chi nhánh – Hội sở chính

nhất định, hạn chế tình trạng chi

động lãi suất cao.

nhánh huy động vốn lãi suất quá

cK

vốn phát sinh từ các khoản huy

cao, đặc biệt là trong tình trạng

và thị trường 2.

- Không đánh giá được kết quả - Tất cả các chi nhánh đều được định
giá công bằng ở một mức giá điều

vị kinh doanh một cách công

chuyển vốn chung, đưa các chi

bằng


nhánh về một mặt bằng quy mô, kỳ

Đ
ại

đóng góp thực tế của các đơn

hạn, loại tiền đối với các hoạt động,

Tr

ườ

ng

Đánh giá
hiệu quả
hoạt
động

họ

chênh lệch giá giữa thị trường 1

do đó, đánh giá mức độ đóng góp
của chi nhánh vào lợi nhuận chung
toàn ngành là công bằng.

- Không thấy rõ được thu nhập - Xác định ngay được lãi/lỗ của từng
của chi nhánh đối với từng


giao dịch, qua đó, có thể xác định

hoạt động, từng giao dịch.

mức lợi nhuận đóng góp của từng
phòng, từng cán bộ tại chi nhánh.

12


×