Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Nghiên cứu nghèo đói ở vùng ven phá tam giang huyện quảng điền tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713.55 KB, 117 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nhiều thập kỷ trở lại đây, sự phát triển về lực lượng sản xuất, của khoa học –
kỹ thuật và công nghệ đã mang lại đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao.
Nhưng cũng xuất hiện một thực tế khắc nghiệt là; số người nghèo đói chiếm một tỷ
lệ còn quá cao “khoảng 1/5 dân số thế giới sống trong cảnh nghèo nàn lạc hậu”[3].
Nghèo đói đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển, từng lĩnh vực khác nhau

Ế

của đời sống xã hội, không chỉ ở những quốc gia kém phát triển mà còn có ở cả

U

những quốc gia phát triển. Vì vậy, việc xóa đói giảm nghèo luôn là mối quan tâm

́H

của mọi quốc gia.



Ở Việt Nam, xóa đói giảm nghèo được coi là nhiệm vụ trọng tâm, trong sự
nghiệp đổi mới. Đảng và nhà nước ta đã khẳng định công tác xóa đói giảm nghèo là

H

một chương trình quốc gia, việc thực hiện chương trình này phải được tiến hành

IN


trên quy mô rộng lớn và được thực hiện lồng ghép với các chương trình quốc gia
khác. Trên thực tế chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đời sống nhân dân

K

đã được nâng lên một cách rõ rệt, bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang hơn, tỷ

̣C

lệ hộ nghèo giảm dần, số hộ khá, hộ giàu ngày càng tăng lên. Mặc dù vậy, về nhận

O

thức, cách tiếp cận, sự lựa chọn mục tiêu và giải pháp khắc phục đói nghèo ở nhiều

̣I H

nơi, nhiều cấp chưa được nhất quán. Vì thế, công tác xóa đói giảm nghèo giữa các
cấp, các ngành, đoàn thể ở một số nơi đặc biệt là các huyện miền núi, vùng sâu,

Đ
A

vùng xa, vùng dân tộc thiểu số chưa được đồng bộ và thống nhất.
Quảng Điền là một huyện nằm trong khu vực các tỉnh duyên hải miền trung,

nơi thường xuyên bị thiên tai đe dọa. Trong những năm qua nhờ làm tốt công tác
xóa đói giảm nghèo (XĐGN), tỷ lệ hộ nghèo trong huyện đã giảm. Tuy nhiên hiện
nay tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn khá cao (16,7% năm 2008 và 11,58% năm 2009) so với
cả nước cũng như các địa phương trong tỉnh. Thực trạng đời sống của nhân dân còn

quá thấp. Điều kiện sống như đường xá, văn hóa, giáo dục, y tế đang khó khăn đặc
biệt là ở vùng ven phá Tam Giang, biển Đông. Vì vậy xóa đói giảm nghèo đang là
mối quan tâm to lớn của địa phương.

1


Do nguồn lực dành cho công tác xóa đói giảm nghèo có hạn, ngoài việc xác
định số người nghèo là một nội dung quan trọng để định hướng chính sách giảm
nghèo, thì việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói nhất là các yếu tố
đặc điểm của hộ gia đình là một vấn đề cần thiết từ đó có những giải pháp, đầu tư
hiệu quả.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của địa phương và những kiến thức đã học:
“Nghiên cứu nghèo đói ở vùng Ven phá Tam Giang huyện Quảng Điền tỉnh

Ế

Thừa Thiên Huế” là đề tài được tôi chọn làm luận văn tốt nghiệp.

U

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

́H

2.1. Mục tiêu tổng quát

Xác định nguyên nhân nghèo đói, làm cơ sở đề xuất các giải pháp xóa đói




giảm nghèo ở vùng ven phá Tam Giang huyện Quảng Điền.
2.2. Mục tiêu cụ thể

H

- Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản có tính chất lý luận và thực tiễn về nghèo đói.

IN

- Phân tích đánh giá thực trạng nghèo đói, tìm hiểu những nguyên nhân chính

K

dẫn đến nghèo đói của các hộ gia đình ở vùng nông thôn.
- Đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của huyện,

O

̣C

nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo.

̣I H

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đ
A


Đề tài này liên quan đến các vấn đề thu nhập và tình trạng nghèo đói của
người dân, do đó đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các hộ gia đình nông dân.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các hộ nông dân ở 3 xã đại
diện cho vùng ven phá Tam Giang ở huyện Quảng Điền.
Về mặt thời gian: Điều tra tình hình của các hộ năm 2009 đánh giá số liệu từ
2006 - 2008 và đưa ra những giải pháp đến năm 2010 - 2015.

2


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ NGHÈO ĐÓI
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHÈO ĐÓI
1.1.1. Khái niệm về nghèo đói
Không có một khái niệm duy nhất về nghèo đói, và do đó không có một
phương pháp hoàn hảo để đo được nó. Nghèo đói là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều

Ế

phương diện. Thu nhập hạn chế, hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm

U

bảo tiêu dùng trong những lúc khó khăn, và dễ bị thổn thương trong những đột biến

́H

bất lợi, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định, cảm giác bị sĩ nhục, không




được người khác tôn trọng…đó là những khía cạnh của những người nghèo.
Việt Nam thừa nhận định nghĩa chung về nghèo đói do hội nghị chống đói

H

nghèo ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc Thái

IN

Lan tháng 9 năm 1993 đưa ra: “ Nghèo là một bộ phận dân cư không được hưởng
hoặc thỏa mản các nhu cầu cơ bản của con người mà nhu cầu này đã được xã hội

K

thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa

̣C

phương”[4].

O

Với khái niệm này có ba vấn đề đặt ra đó là:

̣I H

Nhu cầu cơ bản của con người bao gồm: ăn, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi

lại và giao tiếp...

Đ
A

Nghèo đói thay đổi theo thời gian: thước đo nghèo khổ sẽ thay đổi theo thời

gian, khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển, thì nhu cầu cơ bản của con người
cũng sẽ được thay đổi theo xu hướng ngày càng một tăng cao hơn.
Nghèo đói thay đổi theo không gian: không có một chuẩn mực nghèo chung
cho tất cả các quốc gia mà tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế xã hội, phong tục
tập quán của địa phương hay quốc gia đó, từ đó mà có các chuẩn nghèo khác nhau:
vậy các quốc gia có nền kinh tế càng phát triển thì chuẩn mực nghèo đói càng cao.
Tóm lại khái niệm nghèo đói là một khái niệm động hơn là tỉnh, người nghèo
không phải luôn luôn nghèo mà họ cố gắng vươn lên phát triển kinh tế bằng mọi

3


cách để thoát nghèo. Thực tế sau một thời gian nhiều cá nhân, nhiều gia đình đã
vươn lên trên ngưỡng nghèo. Trong khi đó một số cá nhân, hay các gia đình khác lại
bị trượt xuống dưới chuẩn mực nghèo. Do đó mà khái niệm nghèo là một khái niệm
mang tính nhạy cảm, và nó sẽ thay đổi theo thời gian và không gian tùy thuộc vào
nhu cầu cơ bản của con người trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội của quốc gia
đó mà có các chuẩn mực nghèo đói khác nhau.
Nghèo tuyệt đối: Theo ông Robert McNamara, nguyên là giám đốc ngân

Ế

hàng thế giới đã đưa ra khái niệm nghèo tuyệt đối như sau: “ Nghèo ở mức độ tuyệt


U

đối...là số ở ranh giới ngoài cùng của sự tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là

́H

những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và mất phẩm
cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới tri



thức của chúng ta”[20].

Theo David O.dapici thuộc viện phát triển quốc gia Harvard: “ Nghèo tuyệt

H

đối là không có khả năng mua một lượng sản phẩm tối thiểu để sống” nghèo tuyệt

IN

đối có xu hướng đề cập đến những người đang thiếu ăn theo nghĩa đen.[16]

K

Nghèo tuyệt đối là hiện tượng xảy ra khi mức thu nhập hay tiêu dùng của
người hay hộ gia đình giảm xuống mức thấp hơn giới hạn nghèo đói (theo tiêu

O


̣C

chuẩn nghèo đói) vẫn thường được định nghĩa là: “Một điều kiện sống được đặc

̣I H

trưng bởi sự suy dinh dưỡng, mù chử và bệnh tật đến nổi thấp hơn mức thu nhập
được cho là hợp lý cho một con người” [16].

Đ
A

Tóm lại : Nghèo tuyệt đối là một khái niệm dùng để chỉ một tình trạng sống
của một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mản các nhu cầu tối thiểu nhằm để
duy trì cuộc sống bình thường. Những nhu cầu ở tối thiểu đảm bảo cho cuộc sống
như: ăn, mặc, ở, giao tiếp xã hội,vệ sinh y tế và giáo dục.
Nghèo tương đối: Trong xã hội được gọi là thịnh vượng, nghèo được định
nghĩa dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân. “Nghèo tương đối có thể được xem
như là cung cấp không đầy đủ các tiềm lực về vật chất và phi vật chất cho những
người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội
đó”[20].

4


Nghèo tương đối là trình trạng không đạt mức sống tối thiểu tại một thời
điểm, trong một khoảng không gian xác định nào đó. Thuật ngữ nghèo tương đối
chỉ một mức độ sống của điều kiện sống mà ở đó những người của tầng lớp dưới
được xem là kém phát triển hơn trong tương quan so sánh với những người thuộc

tầng lớp khác, [11].
Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ thuộc
vào cảm nhận của những người trong cuộc. Người ta gọi là nghèo tương đối chủ

Ế

quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo không phụ thuộc vào sự xác định

U

khách quan. Bên cạnh việc thiếu sự cung cấp vật chất (tương đối), việc thiếu thốn

́H

về tài nguyên phi vật chất ngày càng có tầm quan trọng hơn. Việc nghèo đi về văn
hóa-xã hội, thiếu tham gia vào cuộc sống xã hội do thiếu hụt tài chính một phần



được các nhà xã hội học xem như là một thách thức xã hội nghiêm trọng,[20].
Như vậy, sự phân biệt giữa nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối là ở chổ:

H

nghèo tuyệt đối đề cập đến tiêu chuẩn về các nhu cầu cần thiết tối thiểu của một con

IN

người, trong khi đó nghèo tương đối nói đến vị trí mức sống phổ biến trong một


K

cộng đồng.

1.1.2. Tiêu chuẩn phân định nghèo đói và thước đo nghèo đói

O

̣C

Các quốc gia khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khac nhau để đánh giá mức

̣I H

độ giàu nghèo. Nhưng nhìn chung: Chuẩn nghèo là công cụ dùng để phân biệt
người nghèo và người không nghèo. Những người có mức thu nhập dưới 1/3 mức

Đ
A

trung bình của xã hội thì coi đó là những người nghèo. Mức thu nhập dưới trung
bình 1/3 là chuẩn nghèo, hay gọi là giới hạn nghèo.
Nước Mỹ áp dụng chuẩn mực từ những năm 60 của thế kỷ trước, cụ thể, thu

nhập 18.600 đô la/năm là ngưỡng nghèo đối với các gia đình có bốn người (bố mẹ
và 2 con), và thu nhập 9.573 đô la/năm là ngưỡng nghèo đối với người độc thân
trong độ tuổi lao động. Theo chuẩn này thì năm 1993 nước Mỹ có 15,1% dân số
nghèo khổ, năm 2000 tỷ lệ đó giảm xuống còn 11,3%, nhưng tới năm 2003 thì tỷ lệ
người nghèo của nước Mỹ lại tăng lên 12,5% ( tức là khoảng 35,9 triệu người dân
Mỹ sống trong trình trạng nghèo đói).


5


Ma-lai-xi-a sử dụng tiêu chuẩn 9.910 ca-lo một ngày tính trên một gia đình
có hai người lớn và ba trẻ em để làm đường nghèo. Ấn Độ áp dụng chuẩn nghèo với
chuẩn mực tiêu thụ bình quân đầu người hàng ngày 2.400 ca-lo đối với vùng nông
thôn và 2.100 ca-lo đối với vùng đô thị. Pa-ki-xtan lấy đường nghèo là tiêu thụ
2.350 ca-lo bình quân một người lớn quy ước hàng ngày. Phi-lip-pin lại lấy ngưỡng
nghèo ở mức 2.000 ca-lo. Tương tự Xri Lan-ca: 2.500 ca-lo; Nê-pan: 2.124 calo;Thái Lan:2.099 ca-lo; Bang-la-đet: 2.122 ca-lo; A-dec-bai-gian: 2.200 ca-lo; một

Ế

số quốc gia khác lại sử dụng ngưỡng nghèo là tiêu thụ một ngày 2.100 ca-lo một

U

người, như Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc, In-đo- nê-xi-a,...Ngay trong một quốc

́H

gia người ta lại sử dụng các tiêu chuẩn nghèo khác nhau, Ví dụ Xri Lan-ca, các nhà
nghiên cứu không phải lúc nào cũng lấy: 2.500 ca-lo làm ngưỡng nghèo, [20].



Việt Nam cũng không nằm ngoài tình trạng ấy, vẫn còn tình trạng thiếu
thống nhất về tiêu chuẩn nghèo đói quốc gia. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và thực

H


hiện, Bộ lao động thương binh và xã hội đã công bố chuẩn nghèo đói như sau:

IN

Đầu năm 1996: hộ đói có mức thu nhập bình quân đầu người tháng quy gạo

K

là dưới 13 kg. Hộ nghèo có 3 mức: dưới 25 kg với thành thị, dưới 20 kg với nông
thôn và đồng bằng trung du, dưới 15 kg đối với nông thôn miền núi và hải đảo.

O

nghèo có 3 mức:

̣C

- Năm 1997: hộ đói dưới 13 kg gạo/người/tháng, tương đương 45.000 đ. Hộ

̣I H

- Hộ nghèo ở thành thị dưới 25 kg gạo/người/tháng, tương đương 90.000đ.
- Hộ nghèo ở nông thôn đồng bằng, trung du dưới 20 kg gạo/người/tháng,

Đ
A

tương đương 70.000 đ.
- Hộ nghèo ở nông thôn miền núi và hải đảo dưới 15 kg gạo/người/tháng,


tương đương 55.000 đ.
Giai đoạn từ 2001-2005: chuẩn nghèo của nước ta được điều chỉnh lên cho
phù hợp và tính bằng tiền được ứng định cho từng khu vực như sau:
- Nông thôn miền núi, hải đảo có mức thu nhập dưới 80.000
đồng/người/tháng (960.000 đồng/người/năm).
- Nông thôn đồng bằng có mức thu nhập dưới: 100.000 đồng/người/tháng
(1.200.000 đồng/người/năm).

6


-Vùng thành thị có mức thu nhập dưới 150.000 đồng/người/tháng (1.800.000
đồng/người/năm).
Bảng 1.1: Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo của một số nước
Đơn vị tính %

Ế

35,9
18,2
38,6
7,5
22,9
34,0
9,8
28,9

H


46,7
74,9

34,1
7,5
39,0
0,2

37,7
52,4
81,7
9,3

15,5
1,9
13,1

47,5
32,5
58,5

U

1999
2002
1997
1999
1997
2000
2002

2002

16,6
27,0

́H

35,6

Theo chuẩn nghèo quốc tế
1 USD/ngày 2 USD/ngày



2001
1998

49,8
26,1
43,0
42,0
32,6
25,2

36,0
36,0
0,1
39,1
25,3
6,6


82,8
81,3
2,9
80,9
77,2
45,4

2001
2002
2000
2003
1998
2000

49,6
27,9
52,0
56,6
29,9
27,5

3,7
0,1
0,9
13,9
12,1
17,3

33,4

8,5
27,2
58,7
44,0
71,7

K

2000
1999
1998
1996
1999
1995

̣C

̣I H

O

Đông Á
Trung Quốc
Mông Cổ
Đông Nam Á
Cam-pu-chia
In-đô-nê-xi-a
Lào
Ma-lai-xi-a
Mi-an-ma

Phi-lip-pin
Thái Lan
Việt Nam
Nam Á
Bang-la-đét
Ấn Độ
Man-đi-vơ
Nê-pan
Pa-ki-xtan
Xri Lan-ca
Trung Á
A-déc-bai-gian
Ca-dắc-xtan
Cư-rơ-gư-xtan
Ta-gi-ki-xtan
Tuốc-mê-ni-xtan
U-dơ-bê-ki-xtan
Thái Bình Dương
Mic-rô-nê-xi-a
Pa-pua Niu Ghi-nê
Xa-moa
Tôn-ga

Đ
A

Theo chuẩn
nghèo quốc gia

Năm


IN

Quốc gia

1998
27,9
5,2
19,7
1996
37,5
24,6
54,4
2002
20,3
5,5
2001
22,7
4,0
12,6
(Nguồn : Ngân hàng Phát triển Châu Á đã đưa ra năm 2004)

7


Giai đoạn từ 2006-2010: nền kinh tế nước ta đã bước đầu phát triển với tốc
độ tăng trưởng cao. Đời sống mọi mặt của nhân dân kể cả nông thôn và thành thị,
đồng bằng và miền núi được nâng lên rõ rệt, cho nên chuẩn nghèo cũng được nâng
lên như sau:
- Khu vực nông thôn có mức thu nhập dưới: 200.000 đồng/người/tháng

(2.400.000 đồng/người/năm).
- Khu vực thành thị có mức thu nhập dưới : 260.000 đồng/người/tháng

Ế

(3.120.000 đồng/người/năm).

U

1.2. THỰC TRẠNG NGHÈO VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM XÓA ĐÓI GIẢM

́H

NGHÈO
1.2.1. Thực trạng nghèo đói trên thế giới



Ngân hàng thế giới (WB) cho biết, nếu lấy chuẩn nghèo là 1,25 USD một ngày
thì hiện tại có tới 1,4 tỷ người trên thế giới đang sống ở mức như vậy (năm 2005).

H

Con số này lớn hơn nhiều so với mức dự báo đưa ra năm 2004 là 985 triệu

IN

người. Những ước tính mới cho thấy số người nghèo đói chưa có dấu hiệu giảm.

K


Tuy nhiên, so với sự bùng nổ dân số thế giới thì tỷ lệ nghèo đói đã giảm từ 50%
xuống 25% trong 25 năm qua.

̣C

Mức chuẩn nghèo được WB đã điều chỉnh lên thành 1,25 USD một ngày vào

O

năm 2005 so với 1 USD trong năm 1981 sau những diễn biến lạm phát lan rộng trên

̣I H

qui mô toàn cầu. WB đã khảo sát 675 hộ gia đình tại 116 quốc gia, với 1,2 triệu
cuộc phỏng vấn. Giá tiêu dùng tăng cao tại nhiều nơi, đặc biệt từ hơn một năm nay

Đ
A

dưới ảnh hưởng của cơn sốt giá lương thực và nhiên liệu.
WB cũng cho biết châu Phi là khu vực có số người nghèo tăng mạnh nhất,

trong khi Trung Quốc lại dẫn đầu về sự giảm nghèo.
Cố vấn chính sách thuộc Hiệp hội Oxfam, bà Elizabeth Stuart nói: "Vùng cận
Saharan châu Phi có tới một nửa số người sống dưới mức nghèo. Con số này vẫn
không thay đổi suốt hơn 25 năm qua".
Châu Phi cũng là xứ sở bị thất bại nặng nề trong chiến dịch giảm nghèo.
Khoảng thời gian 1981-2005, số người trong cảnh cùng cực ở lục địa đen này đã
tăng từ 200 triệu lên 380 triệu người, với mức sống chỉ có 70 cent một ngày.


8


Tại Nam Phi, con số này là 595 triệu người, trong đó có 455 triệu người sống
ở Ấn Độ. Tuy nhiên, tỷ lệ nghèo đói của vùng này đã giảm từ 60% xuống 40%.
Trong khi đó Trung Quốc lại lạc quan hơn khi số người nghèo khổ dần ít đi,
giảm trên 600 triệu người, từ đỉnh cao 835 triệu người vào năm 1981 xuống còn 207
triệu người năm 2005. Tỷ lệ nghèo đói của nước này đã giảm từ 85% chỉ còn
15,9%, là mức giảm mạnh nhất trong 15 năm qua. Tính chung 25 năm qua, tỷ lệ
người nghèo tại quốc gia châu Á này đã giảm từ 40% xuống 30%. Đặc biệt từ khi

Ế

nước này tăng cường mối ngoại giao với các nước phương Tây, đẩy mạnh đầu tư và

U

xuất khẩu, hội nhập với thế giới.

́H

Theo WB, mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của thế giới sẽ dựa trên tỷ lệ
nghèo trung bình trong khoảng thời gian 1990-2015. Từ năm 1981, tỷ lệ nghèo đói



của thế giới đã giảm 1% mỗi năm. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Justin Lin của WB
không mấy lạc quan khi cho rằng sự nghèo đói vẫn đang có dấu hiệu lan rộng trên


H

thế giới và đòi hỏi sự chung sức của cộng đồng.

IN

Nam Sahara : Tỷ lệ người nghèo vẫn chênh lệch đáng kể giữa các khu vực

K

trên thế giới, đặc biệt vùng Nam sa mạc Sahara là khu vực duy nhất mà tỷ lệ người
nghèo khổ hầu như vẫn "giẫm chân tại chỗ": 50% năm 2005 so với 51% năm 1981,

O

̣C

thậm chí năm 1996 tăng lên mức đỉnh điểm là 58%. Nếu tính theo đầu người, số

̣I H

người sống dưới mức nghèo khổ ở khu vực này còn tăng gần gấp đôi, từ mức 202
triệu người năm 1981 lên 384 triệu người vào năm 2005 [3].

Đ
A

Nạn nghèo tại Áo: Theo số liệu của bộ xã hội (“Báo cáo về tình trạng xã hội
năm 2003-2004”) thì trong năm 2003 có hơn một triệu người ở Áo (13,2% dân cư)
có nguy cơ nghèo. Trong năm 2002 là 900.000 hay12%, năm 1999 là 11%. Ranh

giới nguy cơ nghèo là 60% của thu nhập trung bình. Theo đó thì cứ mỗi 8 người thì
có một người có thu nhập ít hơn 785 Euro/tháng. Phụ nữ có tỷ lệ nguy cơ nghèo là
cao hơn (14%). Bên cạnh nghèo về thu nhập như là chỉ số cho tình trạng tài chính
của một gia đình, ở Áo có “nghèo nguy kịch” khi ngoài việc thiệt thòi về tài chính
còn có thiếu thốn hay hạn chế nhất định trong những lĩnh vực sống cơ bản. Trong
năm 2003 có 467.000 người (5,9% dân số) nghèo nguy kịch. Trong năm trước còn

9


là 300.000 người hay 4%. Theo một bản báo cáo của hội nghị về nạn nghèo, lân đầu
tiên có số liệu cái gọi là “working poor”: tại Áo có 57.000 người nghèo mặc dầu là
có việc làm. Ngoài ra mức độ nguy cơ nghèo phụ thuộc vào công việc làm: Những
người làm việc cho đến 20 tiếng hằng tuần có nguy cở nghèo gấp 3 lần, những
người nghèo làm việc 21 đến 30 tiếng có nguy cơ nghèo gấp đôi những người làm
việc từ 31 đến 40 tiếng [20].
Ở nước Mỹ: Đánh giá giàu nghèo ở Mỹ được xác định bằng mức tổng thu

Ế

nhập từ các nguồn lương. Lợi nhuận kinh doanh, lãi từ ngân hàng, khoản trả chuyển

U

nhượng và các khoản thu nhập tài trợ khác. Theo đó, khoảng cách thu nhập bình

́H

quân giữa nhóm thượng lưu và nhóm hạ lưu của nước Mỹ vào năm 1993 là 14 lần,
chưa tính phần tài sản. cụ thể trong 20% dân số thuộc nhóm thượng lưu, có thu nhập


nhập đầu người dưới 25.000 USD/năm [7].



bình quân đầu người hơn 90.000 USD/năm; 25% dân số thuộc nhóm hạ lưu với thu

H

Theo số liệu từ báo cáo của Cục điều tra dân số tháng 8 năm 2005 thì ở Mỹ

IN

số những người có thu nhập dưới ranh giới nghèo đã liên tiếp tăng lên lần thứ tư. Có

K

12,7% dân số hay 37 triệu người nghèo đã và đang tăng 0,2% so với trước đó. Một
gia đình 4 người được coi là nghèo khi chỉ có thể chi tiêu ít hơn 19.310 đô la Mỹ

̣I H

đô la [20].

O

̣C

trong một năm. Đối với những người độc thân thì ranh giới này ở vào khoảng 9.650


1.2.2. Thực trạng nghèo đói và chương trình chống nghèo đói ở Việt Nam

Đ
A

1.2.2.1. Thực trạng nghèo đói ở nước ta
Theo số liệu của chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam,

vào năm 2002 tỷ lệ nghèo theo chuẩn mực quốc gia của Việt Nam là 12,9%, theo
chuẩn của thế giới là 28,9% và tỷ lệ nghèo lương thực (% theo số hộ) là 10,8%. Vào
năm 2004 chỉ số phát triển con người của Việt Nam xếp hạng 122 trên 177 nước,
chỉ số phát triển thế giới GDI xếp hạng 87 trên 144 nước và chỉ số nghèo tổng hợp
HPI xếp hạng 41 trên 95 nước. “Năm 2005 tỷ lệ nghèo của Việt Nam là 26% (4,6
triệu hộ)”[20]. “Năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo của cả nước còn 13,4% (tương đương 2,4
triệu hộ).”[19], Năm 2009 tỷ lệ hộ nghèo của cả nước 12,3% [14].

10


Bảng 1.2. Tỷ lệ hộ nghèo hộ nghèo của Việt Nam giai đoạn năm 1998-2008

2004

2006

Cả nước

37,4

28,9


19,5

16,0

14,8

13,5

- Đồng bằng sông Hồng

29,3

22,4

12,1

8,8

9,5

8,4

- Đông Bắc

62,0

38,4

29,4


25,0

26,5

25,9

- Tây Bắc

73,4

68,0

58,6

49,0

21,4

19,8

- Bắc Trung Bộ

48,1

43,9

31,9

29,1


23

21

- Duyên hải Nam Trung Bộ

34,5

25,2

19,0

12,6

3

2,3

- Tây Nguyên

52,4

51,8

33,1

28,6

12,4


11,1

- Đông Nam Bộ

12,2

10,6

5,4

5,8

9,5

8,4

- Đồng bằng sông Cửu Long

36,9

23,4

19,5

10,3

26,5

25,9


2008(*)

H

(*) số liệu sơ bộ

2007

Ế

2002

U

Các chỉ tiêu



1998

́H

Đơn vị tính: %

IN

(Nguồn: />
K


Nghèo đói phổ biến trong những hộ có thu nhập thấp và bấp bênh:
Mặc dù Việt Nam đã đạt nhiều thành công rất lớn trong việc xóa đói giảm

̣C

nghèo, tuy nhiên cần phải thấy rằng, những thành tựu này vẫn còn rất mong manh.

O

Thu nhập của một bộ phận lớn dân cư vẫn nằm giáp ranh mức nghèo, do vậy

̣I H

chỉ cần một sự điều chỉnh nhỏ về chuẩn nghèo, cũng khiến họ rơi xuống ngưỡng
nghèo và làm tăng tỷ lệ nghèo.

Đ
A

Phần lớn thu nhập của người nghèo là từ nông nghiệp. Với điều kiện nguồn

lực rất hạn chế (đất đai, lao động, vốn...) thu nhập của người nghèo là rất bấp bênh
và dễ bị tổn thương trước những đột biến của mỗi gia đình và cộng đồng. Nhiều hộ
gia đình tuy thu nhập ở trên ngưỡng nghèo, nhưng vẫn giáp ranh giới với ngưỡng
nghèo đói, do vậy, khi có những dao động về thu nhập cũng khiến họ trượt xuống
ngưỡng nghèo. Tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp cũng tạo nên khó khăn cho
người nghèo.
Mức độ cải thiện thu nhập của người nghèo chậm hơn nhiều so với mức sống
chung và đặc biệt so với nhóm có mức sống cao. Sự gia tăng chênh lệch thu nhập


11


giữa nhóm 20% giàu nhất và 20% nghèo nhất (từ 7,3 lần năm 1993 lên 8,9 lần năm
1998) cho thấy, tình trạng tụt hậu của người nghèo (trong mối tương quan với của
người giàu). Mặc dù chỉ số nghèo đói có cải thiện, nhưng mức cải thiện ở nhóm
người nghèo chậm hơn so với mức chung và đặc biệt so với nhóm người có mức
sống cao. Hệ số chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn còn rất cao[4].
Nghèo đói tập trung ở các vùng có điều kiện sống khó khăn:
Đa số người nghèo sinh sống trong các vùng tài nguyên thiên nhiên rất nghèo

Ế

nàn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hoặc ở các

U

vùng Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, do sự biến động của thời tiết (bão,

́H

lụt, hạn hán...) khiến cho các điều kiện sinh sống cũng như sản xuất trở nên khó
khăn. Đặc biệt, sự kém phát triển về hạ tầng cơ sở của các vùng nghèo đã làm cho



các vùng này lại càng tách biệt với các vùng khá cao [4].
Nghèo đói tập trung trong khu vực nông thôn:

H


Nghèo đói là một hiện tượng phổ biến ở nông thôn với trên 90% số người

IN

nghèo sinh sống ở nông thôn. Năm 1999 số người nghèo về lương thực thực phẩm ở

K

thành thị là 4,6%, trong khi đó ở nông thôn là 15,9%. Trên 80% số người nghèo là ở
nông dân, có trình độ tay nghề thấp, ít khả năng tiếp cận các nguồn lực trong sản xuất

̣C

(vốn, kỹ thuật, công nghệ...), thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn do điều

O

kiện địa lý và chất lượng sản phẩm kém, chủng loại sản phẩm nghèo nàn. Những

̣I H

người nông dân nghèo thường không có điều kiện tiếp cận hệ thống thông tin, khó có
khả năng chuyển đổi việc làm vào các ngành phi nông nghiệp. Phụ nữ nông dân ở

Đ
A

vùng sâu, vùng xa, nhất là phụ nữ chủ hộ độc thân, phụ nữ cao tuổi là những nhóm
người nghèo dễ bị tổn thương nhất. Phụ nữ nghèo lao động nhiều thời gian hơn,

nhưng thu nhập ít hơn, họ ít có quyền quyết định trong gia đình và cộng đồng do đó ít
có cơ hội tiếp cận các nguồn lực và các lợi ích do chính sách mang lại [4].
Nghèo đói trong khu vực thành thị:
Trong khu vực thành thị, tỷ lệ nghèo đói thấp hơn và mức sống trung bình
cao hơn so vơi mức chung của cả nước, nhưng mức độ cải thiện điều kiện sống
không đồng đều. Đa số người nghèo đô thị làm việc trong khu vực kinh tế phi chính
thức, công việc không ổn định, thu nhập thấp và bấp bênh.

12


Người nghèo đô thị phần lớn sống ở nơi có cơ sở hạ tầng thấp kém. Họ có
điều kiện tiếp cận các dịch vụ cơ bản (nước sạch, vệ sinh môi trường, thoát nước,
ánh sáng và thu gom rác thải...).
Người nghèo đô thị dễ bị tổn thương do họ sống chủ yếu thu nhập phụ thuộc
bằng tiền. Họ thường không có hoặc ít khả năng tiết kiệm và gặp nhiều khó khăn
trong việc vay vốn tạo việc làm.
Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm tăng số lượng người di cư tự do

Ế

từ các vùng nông thôn đến các đô thị, chủ yếu là trẻ em và người trong độ tuổi lao

U

động. Những người này thường gặp nhiều khó khăn trong việc đăng ký hộ khẩu hoặc

́H

tạm trú lâu dài do đó họ khó có thể tìm kiếm công ăn việc là để có thu nhập ổn định.

Đồng thời đây cũng là nguy cơ tiềm ẩn các đối tượng gây nên tệ nạn xã hội...[4].



Tỷ lệ nghèo đói khá cao trong các vùng sâu, vung xa, vùng núi cao:
Đói nghèo mang tính chất vùng rất rõ rệt. Các vùng cao, vùng sâu, vùng xa,

H

vùng đồng bào dân tộc ít người sinh sống, có tỷ lệ đói nghèo còn khá cao, có tới

IN

64% số người nghèo tập trung tại các vùng miền núi phía Bắc, Bắc trung bộ, Tây

K

Nguyên và Duyên Hải miền Trung. Đây là những vùng có điều kiện sống khó khăn,
địa lý cách biệt, khả năng tiếp cận với các điều kiện sản xuất và dịch vụ còn nhiều

O

̣C

hạn chế, hạ tầng cơ sở rất kém phát triển, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và thiên

̣I H

tai xảy ra thường xuyên [4].
Tỷ lệ nghèo đói đặc biệt cao trong các nhóm dân tộc ít người:


Đ
A

Trong thời gian qua, chính phủ đã đầu tư và hổ trợ tích cực, nhưng cuộc sống
của cộng đồng dân tộc ít người vẫn gặp nhiều khó khăn và bất cập. Mặc dù dân số
dân tộc ít người chỉ chiếm khoảng 14% tổng số dân cư, song lại chiếm khoảng 29%
trong tổng số người nghèo.
Đa số người dân tộc ít người sinh sống trong các vùng sâu, vùng xa, bị cô lập
về mặt địa lý, văn hóa, thiếu điều kiện phát triển về hạ tầng cơ sở và các dịch vụ xã
hội cơ bản [4].

13


1.2.2.2. Nguyên nhân và một số yếu tố chính ảnh hưởng đến đói nghèo
Nói đến nguyên nhân nghèo đói, rất khó phân biệt đâu là yếu tố bắt đầu, và
yếu tố nào là hậu quả, cũng như vòng quay tác động của nó gây ra cản trở sự tăng
trưởng của đói nghèo.
Nhìn chung, nghèo ở Việt Nam đã hình thành và diễm biến với những nét
riêng biệt tạo bởi tổng hợp rất nhiều nguyên nhân, xuất phát từ điều kiện kinh tế xã hội và điều kiện lịch sử. Trong xây dựng phát triển chiến lược phát triển kinh tế

Ế

xã hội của Việt Nam giai đoạn 2006-2010, “Trong chiến lược toàn diện về tăng

Nguồn lực bị hạn chế và nghèo nàn:

́H


một số yếu tố chính ảnh hưởng đến đói nghèo như sau:

U

trưởng và xoá đói giảm nghèo”, Bộ kế hoạch đầu tư đã đưa ra các Nguyên nhân và



Người nghèo thường thiếu nhiều nguồn lực, họ bị rơi vào vòng luẩn quẩn của
nghèo đói và thiếu nguồn lực. Người nghèo có khả năng tiếp tục nghèo vì họ không

IN

cản trở họ thoát khỏi nghèo đói.

H

thể đầu tư vào nguồn vốn nhân lực của họ. Ngược lại, nguồn vốn nhân lực thấp lại

K

Các hộ nghèo có rất ít đất đai và tình trạng không có đất lại có xu hướng tăng
lên. Thiếu đất đai ảnh hưởng đến việc bảo đảm an ninh lương thực của người nghèo

̣C

và khả năng đa dạng hóa sản xuất, để hướng tới sản xuất các loại cây trồng có giá trị

O


cao hơn. Đa số người nghèo lựa chọn phương án sản xuất tự cung, tự cấp họ vẫn giữ

̣I H

các phương thức sản xuất truyền thống với giá trị thấp, thiếu cơ hội thực hiện các

Đ
A

phương án sản xuất mang lợi nhuận cao hơn. Do vẫn theo phương pháp sản xuất
truyền thống nên giá trị sản phẩm và năng xuất các loại cây trồng, vật nuôi còn thấp,
thiếu tính cạnh tranh trên thị trường và vì vậy đã đưa họ và vòng luẩn quẩn của sự
nghèo khó.
Bên cạnh đó, đa số người nghèo chưa có nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ
sản xuất như khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ động, thực vật; thiếu các yếu tố đầu
vào như: điện, nước, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón...đã làm tăng chi phí, giảm
thu nhập tính trên đơn vị giá trị sản phẩm.

14


Người nghèo cũng thiếu khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng. Sự hạn chế
của nguồn vốn cũng là một trong những nguyên nhân trì hoãn khả năng đổi mới sản
xuất, áp dụng khoa học công nghệ, giống mới...mặc dù trong khuôn khổ dự án tín
dụng cho người nghèo thuộc chương trình xóa đói giảm nghèo của quốc gia, khả
năng tiếp cận tín dụng đã tăng lên rất nhiều, song vẫn còn khá nhiều người nghèo,
đặc biệt là người rất nghèo, không có khả năng tiếp cận với các nguồn tín dụng. Một
mặt do không có tài sản thế chấp, những người nghèo, phải dựa vào tín chấp với các

Ế


khoản vay nhỏ, hiệu quả thấp là giảm khả năng hoàn trả vốn. Mặt khác đa số người

U

nghèo không có khế hoạch sản xuất cụ thể, hoặc sử dụng các nguồn vốn vay không

́H

đúng mục đích, do vậy họ khó có điều kiện tiếp cận các nguồn vốn và cuối cùng sẽ
làm cho họ lại càng nghèo hơn.



Bên cạnh đó, việc thiếu các thông tin, đặc biệt là các thông tin về pháp luật,
chính sách thị trường, đã làm cho người nghèo càng trở nên nghèo hơn.

H

Trình độ học vấn thấp, việc làm thiếu và không ổn định:

IN

Những người nghèo là những người có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội

K

kiếm được việc làm tốt, ổn định. Mức thu nhập của họ hầu như chỉ đảm bảo nhu cầu
dinh dưỡng tối thiểu và do vậy họ không có điều kiện nâng cao trình độ của mình


O

̣C

trong tương lai để thoát khỏi cảnh nghèo khó. Bên cạnh đó, trình độ học vấn thấp

̣I H

ảnh hưởng đến các quyết định liên quan đến giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng con
cái...đến không những của thế hệ hiện tại mà cả thế hệ trong tương lai. Suy dinh

Đ
A

dưỡng ở trẻ em và trẻ sơ sinh là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng đến trường của
con em các gia đình nghèo nhất và làm cho khả năng thoát nghèo thông qua giáo
dục lại trở nên khó khăn hơn.
Số liệu thống kê về trình độ học vấn của người nghèo cho thấy khoảng 90%
người nghèo chỉ có trình độ phổ thông cơ sở hoặc thấp hơn. Kết quả điều tra mức
sống cho thấy, trong số người nghèo, tỷ lệ số người chưa bao giờ đi học chiếm 12%,
tốt nghiệp tiểu học chiếm 39%, trung học cơ sở chiếm 37%. Chi phí cho giáo dục
đối với người nghèo còn lớn, chất lượng giáo dục mà người nghèo tiếp cận được
còn hạn chế, gây khó khăn cho họ trong việc vươn lên thoát nghèo. Tỷ lệ nghèo

15


giảm xuống khi trình độ học vấn tăng lên. 80% số người nghèo làm các công việc
trong nông nghiệp có mức thu nhập rất thấp. Trình độ học vấn thấp hạn chế khả
năng tiếp cận công việc trong các khu vực khác, trong các ngành phi nông nghiệp,

những công việc mang lại thu nhập cao hơn và ổn định hơn.
Người nghèo chưa có đủ điều kiện tiếp cận với pháp luật, chưa được bảo
vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp:
Người nghèo, đồng bào dân tộc ít người và các đối tượng có hoàn cảnh đặc

Ế

biệt thường có trình độ học vấn thấp nên không có khả năng tự giải quyết các vấn

U

đề vướng mắc có liên quan đến pháp luật. nhiều văn bản pháp luật có nhiều cơ chế

́H

thực hiện phức tạp, người nghèo khó nắm bắt; mạng lưới các dịch vụ pháp lý, số
lượng các luật gia, luật sư hạn chế, phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở các



thành phố, thị xã; chi phí dịch vụ pháp lý còn cao.
Các nguyên nhân về nhân khẩu học:

H

Quy mô hộ gia đình là “mẩu số” quan trọng trong đó ảnh hưởng đến mức thu

IN

nhập bình quân của các thành viên trong hộ. Đông con vừa là nguyên nhân vừa là


K

hệ quả của sự nghèo đói. Tỷ lệ sinh trong các hộ gia đình nghèo là còn rất cao.
Đông con là một trong các đặc điểm của các hộ gia đình nghèo. Năm 1998, số con

O

̣C

bình quân trên nhóm hộ của phụ nữ nghèo nhất là 3,5 con so với mức 2.1 con của

̣I H

nhóm 20% giàu nhất. Quy mô hộ gia đình lớn làm cho tỷ lệ người ăn theo cao. (Tỷ
lệ người ăn theo của nhóm hộ nghèo nhất là 0,95 so với 0.37% của nhóm giàu nhất).

Đ
A

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sinh cao trong các hộ nghèo là
do không có kiến thức cũng như điều kiện tiếp cận các biện pháp sức khỏe sinh sản.
Tỷ lệ phụ nữ nghèo đặt vòng tránh thai thấp, tỷ lệ nam giới nhận thức đầy đủ trách
nhiệm kế hoạch hóa gia đình và sử dụng các biện pháp tránh thai chưa cao. Mức độ
hiểu biết của các cặp vợ chồng về vệ sinh, an toàn tình dục, cũng như mối liên hệ
giữa tình trạnh nghèo đói, sức khỏe sinh sản và gia tăng nhân khẩu còn hạn chế.
Tỷ lệ người ăn theo cao trong các hộ nghèo còn có nghĩa là nguồn lực về lao
động rất thiếu. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng
nghèo đói của hộ.


16


Nguy cơ dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của thiên tai và các rủi ro khác:
Các hộ gia đình nghèo rất dễ bị tổn thương bởi những khó khăn hàng ngày và
những biến động bất thường xảy ra đối với cá nhân, gia đình hay cộng đồng. Do
nguồn thu nhập của hộ rất thấp, bấp bênh, khả năng tích lũy kém nên họ khó có khả
năng chống chọi với những biến cổ xảy ra trong cuộc sống (mất mùa, thiên tai, mất
nguồn lao động, mất sức khoẻ...). Với khả năng kinh tế mong manh của các hộ gia
đình nghèo trong khu vực nông thôn, những đột biến này sẽ tạo ra những bất ổn lớn

Ế

trông cuộc sống của họ.

U

Các rủi ro trong sản xuất kinh doanh của người nghèo cũng rất cao, do họ

́H

không có trình độ tay nghề và thiếu kinh nghiệm làm ăn. Khả năng đối phó và khắc
phục rủi ro của người nghèo cũng rất kém do nguồn thu nhập hạn hẹp làm cho hộ



gia đình mất khả năng khắc phục rủi ro và có thể còn gặp rủi ro hơn nữa.
Hàng năm số người phải cứu trợ đột xuất do thiên tai khoảng 1 đến 1,2 triệu

H


người. Bình quân hàng năm, số hộ tái đói nghèo trong số hộ vừa thoát khỏi đói

IN

nghèo là còn lớn, do không ít số hộ đang sống bên ngưỡng đói nghèo và rất dễ bị

K

tác động với các rủi ro như thiên tai, mất việc làm, ốm đau,...
Bất bình đẳng giới ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của phụ nữ và trẻ em:

O

̣C

Bất bình đẳng giới làm sâu sắc hơn tình trạng nghèo đói trên tất cả các mặt.

̣I H

Ngoài những bất công mà cá nhân là phụ nữ và trẻ em gái phải chịu đựng do bất
bình đẳng thì có những tác động bất lợi đối với gia đình.

Đ
A

Phụ nữ chiếm gần 50% trong tổng số lao động nông nghiệp và chiếm tỷ lệ
cao trong số lao động tăng thêm hàng năm trong ngành nông nghiệp. Mặc dù vậy,
nhưng phụ nữ chỉ chiếm 25% tổng số trong các khóa khuyến nông về chăn nuôi,
10% trong các khóa khuyến nông về trồng trọt.

Phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận với công nghệ, tín dụng và đào tạo, thường gặp
nhiều khó khăn do gánh nặng công việc gia đình, thiếu quyền quyết định trong hộ
gia đình và thường được trả công lao động thấp hơn nam giới so với cùng một loại
công việc. Phụ nữ có học vấn thấp dẫn tới tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và bà mẹ cao,
sức khẻo gia đình bị ảnh hưởng và trẻ em đi học ít hơn.

17


Bất bình đẳng giới còn làm gia tăng tỷ lệ sinh và tăng tỷ lệ lây truyền HIV
cho phụ nữ thiếu tiếng nói và khả năng tự bảo vệ trong quan hệ tình dục.
Bệnh tật và sức khỏe yếu kém cùng là yếu tố đẩy con người vào tình
trạng nghèo đói trầm trọng:
Vấn đề bệnh tật và sức khỏe kém ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của
người nghèo, làm họ rơi vào vòng luẩn quẩn của đói nghèo. Họ phải gánh chịu hai
gánh nặng: một là mất đi thu nhập từ lao động, hai là gánh chịu chi phí cho việc

Ế

khám, chữa bệnh kể cả chi phí trực tiếp và gián tiếp. Do vậy, chi phí khám và chữa

U

bệnh là gánh nặng đối với người nghèo và đẩy họ đến tình trạng vay mượn, cầm cố

́H

tài sản để có tiền trang trải chi phí, dẫn đến tình trạng là cho người nghèo càng có ít
cơ hội thoát khỏi vòng đói nghèo. Trong khi đó khả năng tiếp cận đến các dịch vụ


tăng thêm khả năng mắc bệnh của họ.



phòng bệnh (nước sạch, các chương trình y tế...) của người nghèo càng hạn chế làm

H

Những tác động của chính sách vĩ mô và chính sách cải cách (tự do hóa

IN

thương mại, cải cách doanh nghiệp nhà nước...) đến đói nghèo:

K

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong thời gian qua là một trong
những nhân tố ảnh hưởng tới mức giảm nghèo. Việt Nam đã đạt được những thành

̣C

tích giảm nghèo đói rất đa dạng và trên diện rộng. Tuy nhiên, quá trình phát triển và

O

mở cửa nền kinh tế cũng có những tác động tiêu cực đến người nghèo.

̣I H

Cơ cấu kinh tế chưa hợp lý, tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn còn

thấp, chủ yếu mới tập trung cho thủy lợi, các trục công nghiệp chính, chú trọng

Đ
A

nhiều đầu tư thay thế nhập khẩu, thu hút nhiều vốn; chưa chú trọng đầu tư các
ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động, chưa chú ý khuyến khích phát triển các
doanh nghiệp nhỏ và vừa; nhiều chính sách trợ cấp (lãi suất tín dụng, trợ giá, trợ
cước...) không đúng đối tượng là ảnh hưởng xấu đến sự hình thành thị trường nông
thôn, thị trường ở những vùng sâu, vùng xa.
Cải cách các doanh nghệp nhà nước, và các khó khăn về tài chính của các
doanh nghiệp đã dẫn tới mất đi gần 800.000 việc làm trong giai đoạn đầu tiên tiến
hành cải cách doanh nghiệp. Nhiều công nhân bị mất việc làm gặp khó khăn trong
việc đi tìm việc làm mới và bị rơi vào nghèo đói.

18


Chính sách cải cách kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tự do
hóa thương mại tạo ra những động lực tốt cho nền kinh tế, khuyến khích các doanh
nghiệp phát triển. Tuy nhiên, một số ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động vẫn
chưa được chú trọng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng tạo việc làm vẫn
chưa được quan tâm và tạo cơ hội phát triển. Tình trạng thiếu thông tin, trang thiết
bị sản xuất lạc hậu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp và năng lực sản xuất
hạn chế đã đẩy không ít các doạnh nghiệp nhỏ và vừa bị phá sản. Đẩy công nhân

Ế

vào trình trạng thất nghiệp, đồng thời cũng bị đẩy vào tình trạng nghèo đói.


U

Tăng trưởng kinh tế giúp xóa đói giảm nghèo trên diện rộng, song việc cải

́H

thiện tình trạng của người nghèo (về thu nhập, khả năng tiếp cận, phát triển các
nguồn lực) lại phụ thuộc vào loại hình tăng trưởng kinh tế. Việc phân phối lợi ích



tăng trưởng trong các nhóm dân cư bao gồm cả các nhóm thu nhập phụ thuộc vào
đặc tính của tăng trưởng. Phân tích về tình hình biến đổi về thu nhập của các nhóm

H

dân cư cho thấy, người giàu hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế nhiều hơn và kết quả

IN

đã làm tăng thêm khoảng cách giữa giàu và nghèo.

K

Kết cấu hạ tầng giao thông đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đói nghèo còn
thiếu và yếu kém. Việc tiếp cận đến các vùng này còn hết sức khó khăn. Vốn đầu tư

O

̣C


của nhà nước chưa đáp ứng được các yêu cầu, đóng góp các nguồn lực của nhân
dân còn hạn chế, chủ yếu bằng lao động.

̣I H

1.2.2.3. Chương trình xóa đói giảm nghèo của Việt Nam

Đ
A

Ở Việt Nam, đói, nghèo vẫn đang là vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc. Xóa
đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững luôn luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức
quan tâm và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong gần 20 năm đổi mới,
Để thực hiện xóa đói giảm nghèo, chính phủ đã đưa ra nhiều chương trình
mục tiêu, chính sách lớn để hổ trợ phát triển kinh tế, trợ giúp người nghèo, như
chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm (Quyết định số 126/1998/QĐ-TTg,

19


1998). Chương trình 327 về phủ xanh đất trống, đồi núi trọc (quyết định số 327/CT
của Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng, ngày 15/9/1992), sau này phát triển lên và được
thay thế bằng dự án trồng năm triệu héc ta rừng và nhiều chính sách quan trọng
khác. Đặc biệt tháng 7 năm 1998 Chính Phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc
gia xóa đói giảm nghèo giai đoạn 1998-2000 (Quyết định số 133/198/QĐ - TTg,
ngày 23/7/1998) với 9 nội dung: (1) Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng xã nghèo; (2)Hỗ

trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn; (3) Định canh, định cư, di dân kinh tế mới;

Ế

(4) Hướng dẫn người nghèo cách làm ăn; (5) Hổ trợ tín dụng; (6) Y tế cho người

U

nghèo; (7) Giáo dục cho người nghèo; (8) hỗ trợ phát triển sản xuất, ngành nghề; và

́H

(9) Đào tạo cán bộ làm xóa đói giảm nghèo, cán bộ chính quyền các xã nghèo. Tiếp
đó, Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó



khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (Quyết định số 135/1988/QĐ - TTg, 31/07/1998),
theo đó, Chính phủ sẽ tập trung đầu tư cho 1715 xã đặc biệt khó khăn ( gồm 1658

H

xã miền núi, 147 xã vùng đồng bằng sông Cửu Long, thuộc 267 huyện của 46/61

IN

tỉnh, thành phố trong cả nước. có 2 mục tiêu là (a) Đầu tư xây dựng cơ bản và (b)

K


Đầu tư phát triển sản xuất. Ngày 26/03/2001 Thủ tướng Chính phủ lại có Quyết
định số 42/2001/QĐ - TTg về việc bổ sung các xã đặc biệt khó khăn của Chương

̣C

trình 135. Theo Quyết định này cả nước bổ sung thêm 447 xã thuộc 192 huyện của

O

33 tỉnh thành phố trực thuộc Trưng ương vào diện xã đặc biệt khó khăn và hưởng

̣I H

các chính sách do chương trình từ kế hoạch năm 2001. Đưa tổng số xã đặc biệt khó
khăn của cả nước lên 2.162 xã [17].

Đ
A

Nhờ thực hiện cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn nước ta, công cuộc

xóa đói, giảm nghèo đã đạt được thành tựu đáng kể, có ý nghĩa to lớn cả về kinh tế,
chính trị, xã hội và an ninh - quốc phòng, phát huy được bản chất tốt đẹp của dân
tộc ta và góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước bền vững. Tỷ lệ
hộ nghèo giảm nhanh trong khoảng thời gian 5 năm từ 17,2% năm 2001 với 2,8
triệu hộ, xuống còn 8,3% năm 2004 với 1,44 triệu hộ, bình quân mỗi năm giảm 34
vạn hộ, đến cuối năm 2005 còn khoảng dưới 7% với 1,1 triệu hộ. "Những thành tựu
giảm nghèo của Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất trong
phát triển kinh tế" [2].


20


Do đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, cùng với định hướng
chung là từng bước tiếp cận với trình độ của các nước đang phát triển trong khu
vực, nên chuẩn nghèo đã được điều chỉnh lại, trong đó có tính đến các nhân tố ảnh
hưởng. Chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 quy định: Hộ nghèo là
những hộ ở khu vực nông thôn có thu nhập bình quân 200.000 đồng/người/tháng trở
xuống, đối với những hộ ở khu vực thành thị có thu nhập bình quân từ 260.000
đồng/người/tháng trở xuống. Theo quy định này, ước tính năm 2005 cả nước ta có

Ế

khoảng 3,9 triệu hộ nghèo, chiếm 22% số hộ trong toàn quốc; Các vùng có tỷ lệ hộ

U

nghèo cao là vùng Tây Bắc (44%) và Tây Nguyên (40%); vùng có tỉ lệ hộ nghèo

́H

thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ (9%) [10]. Đến năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo trong cả
nước là 13,5%, các vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là Đông Bắc, Đồng bằng sông



Cửu Long : 25,9%, Bắc Trung Bộ 21%, Tây Bắc 19,8%...Và đến năm 2009 tỷ lệ hộ
nghèo của cả nước là 12,3%. Thành quả trong công tác xoá đói giảm nghèo của Việt

H


Nam đạt được là rất lớn.

IN

1.2.3. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo

K

1.2.3.1. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo một số nước trên thế giới
Trung Quốc: Trung quốc là một trong những nước đông dân nhất trên thế giới,

O

̣C

có tới 210 triệu người nghèo đói chiếm 20% dân số, trong đó có 80 triệu sống dưới

̣I H

mức nghèo khổ chiếm 8% dân số và 27 triệu người là bần cùng chiếm 2,6% dân số.
Trung Quốc sớm quan tâm đến phát triển nông nghiệp, quan tâm chú trọng tới phát

Đ
A

triển kinh tế hộ, khoảng 100 triệu hộ được giao hơn 10 triệu ha đất để sử dụng lâu
dài và có quyền chuyển nhượng, khuyến khích tích trụ tập trung ruộng đất hình
thành các trang trại sản xuất hàng hóa. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra chương
trình “Đốm lữa” nhằm chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật vào các vùng nông

thôn, trên cơ sở kết hợp giữa vấn đề khoa học kỹ thuật với kinh tế để huy động mọi
tiềm năng sẳn có ở nông thôn vào việc sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa, để không
ngừng nâng cao mức sống của người dân. Trung Quốc chú trọng phát triển công
nghiệp nông thôn (vừa và nhỏ) nhằm thay đổi cơ cấu kinh tế, cải tạo kinh tế thuần
nông, thực hiện khẩu hiệu “Ly nông bất ly hương” với chủ trương này Trung quốc

21


đã thu được nhiều thành tựu rất lớn. Trong thời gian từ năm 1978 – 1985 giá trị sản
lượng lương thực tăng bình quân trên 10% mỗi năm. Giải quyết việc làm cho hơn
20% lao động nông thôn. Tuy là một nước đông dân nhất trên thế giới mà tỷ lệ
nghèo đói đã giảm, đến năm 1991 đã còn lại 87 triệu người sống dưới mức nghèo
khổ 27 triệu người là bần cùng mà hiện nay Trung Quốc là nước có tỷ lệ số người
sống ở mức nghèo khổ thấp nhất. Mục tiêu đến năm 2010 giải quyết song vấn đề ăn
no, mặc ấm cho những người nghèo đói [8].

Ế

Ấn Độ: Ấn Độ đặt ra vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn toàn diện, nhằm

U

khơi dậy những tiềm năng sẵn có ở nông thôn. Đặc biệt trong nông nghiệp là “Công

́H

cuộc cách mạng xanh” nhằm đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất để tăng năng
xuất cây trồng. Đi liền với nó Chính phủ Ấn Độ chủ trương phát triển công nghiệp




nông thôn và tiến hành hoạt động giúp đở các gia đình, như phổ biến khoa học kỹ
thuật, cung cấp vật tư mua bán sản phẩm và đào tạo tay nghề...trong 5 năm thực

H

hiện chương trình đã giải phóng được 15 triệu gia đình với hơn 15 triệu người thoát

IN

khỏi cảnh nghèo khổ.

K

Nam Triều Tiên: Chính phủ đã ban hành luật cải cách ruộng đất, nhà nước đã

̣C

thực hiện việc mua lại ruộng đất của chính phủ, ruộng đất có trên 3 ha để bán lại

O

cho nông dân theo phương thức trả tiền dần. Chính phủ đã khởi xướng phong trào

̣I H

phát triển kinh tế - văn hóa với mục tiêu chính là: “Xây dựng một đất nước Triều
Tiên mới và hiện đại”. Phong trào này được tổ chức từ Trung Ương đến địa


Đ
A

phương, làng, xã, mỗi làng xã đều có cán bộ nồng cốt và được định kỳ tập huấn về
các mặt: Khoa học kỹ thuật, tổ chức giáo dục, văn hóa và công tác quần chúng...,
nguồn vốn để thực hiện chủ trương này một phần của Chính phủ, một phần của các
tổ chức phi chính phủ và tư nhân, còn lại của các hộ gia đình. Biện pháp của phi
chính phủ là hổ trợ về mặt vật tư, tiền vốn cho làng xã xây dựng đường giao thông,
trường học, trạm xá, phát triển các ngành công nghiệp phi nông thôn...
Kinh nghiệm của các nước cho thấy nghèo đói là một vấn đề xã hội, giải
quyết nghèo đói không thể thành công nếu không có sự quan tâm giúp đỡ của Chính
phủ và các tổ chức xã hội khác. Nhà nước không thể cho không người nghèo tiền

22


hoặc vật tư sản xuất... được mà phải khai thác khả năng của người nghèo có nhiều
nhất là sức lao động, sự cần cù... Chính phủ phải tạo cho họ một cơ hội kiếm được
việc làm và khả năng đáp ứng nó.
1.2.3.2. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo ở nước ta
Nhờ phát triển và tăng trưởng kinh tế liên tục, ổn định nhất là nông nghiệp và
nông thôn được nhà nước ưu tiên đầu tư (thủy lợi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất...); có các chính sách cải cách trong

Ế

nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là giao quyền sử dụng đất cho người dân đã tạo

U


ra những động lực và nguồn lực mới, từ đó cho phép thực hiện xóa đói giảm nghèo



đông người nghèo – đã được cải thiện rõ rệt.

́H

trên diện rộng, nên đời sống của người dân ở khu vực nông thôn – khu vực tập trung

Tăng trưởng kinh tế cao và ổn định là tiền đề giúp cho việc xóa đói giảm

H

nghèo nhanh và toàn diện. Thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững cần phải bảo
đảm các điều kiện cho người nghèo có thể thụ hưởng được các thành tựu phát triển.

IN

Việc tăng cường tài sản cho người nghèo, đặc biệt là đất đai, là một trong những

K

giải pháp hữu hiệu về tăng trưởng và giảm đói nghèo.

̣C

Chương trình xóa đói giảm nghèo đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền,

O


đoàn thể từ Trung ương đến cơ sở chỉ đạo sát sao và thực hiện tích cực, được nhân

̣I H

dân đồng tình hưởng ứng. Chính phủ đã cụ thể hóa thành những chính sách, cơ chế,
dự án và kế hoạch hàng năm nhằm tập trung phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây

Đ
A

dựng các công trình thủy lợi để phục vụ sản xuất và đời sống, hỗ trợ chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, đảm bảo an ninh lương thực... Người nghèo
đã bước đầu có nhận thức đúng để tự vươn lên, biết tận dụng các cơ hội và sử dụng
có hiệu quả sự hổ trợ của nhà nước và cộng đồng. Các cấp, các ngành, các tổ chức
đoàn thể trong nước từ Trung ương đến cở sở và người dân cần có nhận thức đúng
và rõ ràng về trách nhiệm xóa đói giảm nghèo để tạo nên sức mạnh tổng hợp cho
xóa đói giảm nghèo; đồng thời người nghèo đã bắt đầu có nhận thức đúng để tự
vươn lên; sẽ giúp họ năng động hơn để tự vươn lên trên khả năng của chính mình,
thoát khỏi nghèo đói.

23


Hệ thống chính sách, cơ chế, giải pháp xóa đói giảm nghèo bước đầu được
thực hiện và đi vào cuộc sống như: tín dụng ưu đải, hướng dẫn cách làm ăn, hỗ trợ
về y tế, giáo dục, hổ trợ đồng bào dân tộc ít người đặc biệt khó khăn; hổ trợ đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng; định canh định cư, di dân kinh tế mới, hỗ trợ pháp lý...tạo
hành lang pháp lý thuận lợi cho xóa đói giảm nghèo và tăng cường đầu tư cơ sở vật
chất cho các xã nghèo để phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống của

nhân dân, đặc biệt ở những xã nghèo miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng

Ế

xa, vùng đồng bào dân tộc ít người. Các mục tiêu về xóa đói giảm nghèo đề ra phải

U

đồng bộ, mang tầm chiến lược: xóa đói giảm nghèo không chỉ tập trung vào việc

́H

nâng cao mức sống của người nghèo mà còn bao gốm việc tạo cơ hội và hành lang
pháp lý để nâng cao dân trí và ý thức pháp luật họ tham gia vào đời sống kinh tế -



chính trị - xã hội. Cơ chế chính sách không chỉ dừng lại ở chống đói nghèo mà còn
ngăn chặn tái đói nghèo. Chiến lược hướng về xóa nghèo đói cần phải đa dạng hóa

H

và có mục tiêu trên cơ sở nhu cầu của dân cư. Hệ thống các cơ chế, chính sách cần

IN

linh hoạt tùy điều kiện cụ thể của từng vùng, từng địa phương. Để triển khai thực

K


hiện các cơ chế chính sách có hiệu quả, cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các
ngành, các cấp và đồng thời phát động phong trào sâu rộng trong cả nước.

O

̣C

Hệ thống, tổ chức, cán bộ đã được hình thành các tỉnh, thành phố và bước

̣I H

đầu hoạt động tốt ở một số địa phương. Đội ngũ thanh niên tình nguyện, cán bộ
tỉnh, huyện tăng cường có thời hạn cho các xã nghèo (trong hai năm 1999 và năm

Đ
A

2000 khoảng 2.000 người) đã hoạt động tích cực trong việc giúp các xã xây dựng kế
hoạch, dự án, tổ chức thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Xuất hiện nhiều mô hình hộ gia đình, thôn, bản, xã huyện xóa đói giảm nghèo có
hiệu quả và đã được nhân rộng như mô hình tiết kiệm – tín dụng của phụ nữ, mô
hình xóa đói giảm nghèo theo hướng tự cứu; mô hình xóa đói giảm nghèo cho đồng
bào dân tộc; mô hình phát triển cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo; mô hình
gắn kết các hoạt động của tổng công ty với xóa đói giảm nghèo.
Đa dạng hóa việc huy động các nguồn lực, trước hết là chủ động phát huy
các nguồn lực tại chỗ, huy động nguồn lực cộng đồng (các tổng công ty, các địa

24



phương, các tầng lớp dân cư...) kết hợp với sự hổ trợ đầu tư của nhà nước; mở rộng
hợp tác quốc tế về kinh nghiệm, kỹ thuật, tài chính cho xóa đói giảm nghèo. Ngân
sách trung ương đã phân bố 1.900 tỷ đồng cho chương trình, và tổng nguồn vốn huy
động trong nước từ các nguồn từ năm 2001 đến nay đạt khoảng 15.000 tỷ. Ngoài ra,
hoạt động hợp tác quốc tế hướng vào mục tiêu XĐGN thông qua nhiều dự án với
WB, ADB...huy động số vốn đến năm 2004 khoảng 250 triệu USD, tương đương
khoảng 4.000 tỷ đồng. Quỹ “Ngày vì người nghèo” ở 4 cấp cũng huy động được

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

U

Ế


trên 570 tỷ đồng [4].

25


×