Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Phân tích hình ảnh điểm đến của thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 150 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

́H

U

Ế

LÊ ĐỨC MẪN



PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN CỦA

IN

H

THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH

Mã số: 60 34 05

Đ
A

̣I H

O


̣C

K

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. THÁI THANH HÀ

Huế, 2009


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đề tài “Phân tích hình ảnh điểm đến của thành phố Đồng
Hới, tỉnh Quảng Bình” là cơng trình nghiên cứu của bản thân tơi và chưa được
công bố trên bất kỳ phương tiện thông tin nào. Mọi sự giúp đỡ để hoàn thành đề tài
nghiên cứu này đã được cảm ơn đầy đủ, các thơng tin trích dẫn trong đề tài nghiên

Ế

cứu này đều đã được chỉ rỏ nguồn gốc.

Đ
A

̣I H

O


̣C

K

IN

H



́H

U

Tác giả đề tài

i

Lê Đức Mẫn


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài Luận văn này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ,
giúp đỡ và tạo điều kiện từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Thái Thanh Hà người hướng dẫn khoa học đã giảng dạy trong thời gian học tập và trực tiếp dành
nhiều thời gian, cơng sức hướng dẫn tơi trong q trình nghiên cứu và thực hiện
hồn thành Luận văn.

Ế


Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Quản lý KHĐN - Sau đại

U

học - Trường Đại học Kinh tế Huế, cùng toàn thể các thầy, cơ giáo đã tận tình truyền

́H

đạt những kiến thức q báu, giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Ban quản lý dự án khu vực Phong Nha -



Kẻ Bàng - Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Bình đã tạo điều kiện cho tơi tham gia
khóa học; cảm ơn các Sở, ban, ngành, các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, quán càfê,

H

bến xe Đồng Hới, các du khách đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình thu thập số

IN

liệu điều tra nghiên cứu.

K

Cuối cùng tơi xin trân trọng cảm ơn tập thể lớp Cao học Quản trị kinh doanh
Khoá 2006 - 2009, 2007 - 2010 Trường Đại học Kinh tế Huế, các đồng nghiệp nơi

O


̣C

tôi đang cơng tác, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, cổ vũ,

̣I H

động viên tơi trong q trình học tập, nghiên cứu.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong Luận văn này không tránh khỏi những

Đ
A

thiếu sót, hạn chế. Tơi kính mong Q thầy, cơ giáo, các chuyên gia, những người
quan tâm đến đề tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng
góp, giúp đỡ để Đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn./.
Tác giả đề tài

Lê Đức Mẫn

ii


TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: Lê Đức Mẫn
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Niên khóa: 2007 - 2010


Người hướng dẫn khoa học: TS. Thái Thanh Hà
Tên đề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến của thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong thời đại ngày nay trên thế giới, ở

Ế

Việt Nam nói chung và thành phố Đồng Hới nói riêng. Với đặc thù của ngành du

U

lịch, việc xây dựng và tạo nên hình ảnh điểm đến là một vấn đề rất quan trọng.

́H

Đồng Hới là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa - xã hội của Quảng Bình



đã xem phát triển du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn.

Xuất phát từ đó tác giả đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu thực hiện.

H

2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp sử dụng trong đề tài này là tổng hợp từ nhiều phương pháp như:

K


nghiên cứu thực hiện đề tài.

IN

- Phương pháp duy vật biện chứng được sử dụng xuyên suốt trong quá trình

̣C

- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa.

O

- Phương pháp so sánh trên cơ sở dữ liệu sơ cấp và các kết quả thứ cấp.

̣I H

- Phương pháp điều tra phân tích thơng kê dữ liệu sơ cấp, được thu thập thông
tin qua bảng hỏi và sử dụng phần mềm SPSS 12.0 để xử lý.

Đ
A

3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học
Qua nghiên cứu và thực hiện, đề tài đã đưa ra một số kết quả chính sau:
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về hình ảnh điểm đến du lịch để làm cơ sở

cho việc xây dựng và phát triển nâng cao hình ảnh điểm đến du lịch.
- Các giải pháp trước mắt nhằm nâng cao hình ảnh điểm đến du lịch thành phố.
- Các nhóm giải pháp lâu dài nâng cao hình ảnh điểm đến du lịch thành phố.

- Kiến nghị với các cấp chính quyền tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các giải
pháp và có các chính sách góp phần nâng cao hình ành điểm đến du lịch thành phố.

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Vườn Quốc gia

PNKB:

Phong Nha - Kẻ Bàng

WB:

Ngân hàng thế giới

VNPT:

Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam

EVN:

Điện lực Việt Nam

THCN:

Trung học chuyên nghiệp


CNKT:

Công nhân kỹ thuật

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

GDP:

Tổng sản phẩm quốc nội

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H


U

Ế

VQG:

iv


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

Tổng hợp ý kiến về hạn chế ................................................................83

Biểu đồ 2.2.

Tổng hợp ý kiến về giải pháp..............................................................85

Đ
A

̣I H

O


̣C

K

IN

H



́H

U

Ế

Biểu đồ 2.1.

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Các đơn vị hành chính của thành phố Đồng Hới .....................................40

Bảng 2.2.

Nhiệt độ và độ ẩm bình quân các tháng trong năm ở Đồng Hới .............42

Bảng 2.3.


Dân số trung bình theo giới tính, thành thị, nơng thơn qua các năm.......50

Bảng 2.4.

Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế qua các năm ...............51

Bảng 2.5.

Minh họa các chuyến bay tại sân bay Đồng Hới......................................55

Bảng 2.6.

Cơ sở Y tế, Gường bệnh và Cán bộ y tế...................................................58

Bảng 2.7.

Đào tạo Đại học, Cao đẳng, THCN và CNKT.........................................59

Bảng 2.8.

Cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ) du lịch thành phố Đồng Hới

U

Ế

Bảng 2.1.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của




Bảng 2.9.

́H

qua các năm ...............................................................................................61

tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006 - 2008 ...................................................63

H

Bảng 2.10. Tình hình khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch ở Đồng Hới ...............65

IN

Bảng 2.11. Kết quả hoạt động kinh doanh của du lịch Đồng Hới qua các năm ........65
Bảng 2.12. Lượng khách đến Đồng Hới bình quân hàng tháng qua các năm............66

K

Bảng 2.13. Đặc điểm đối tượng phỏng vấn.................................................................69

̣C

Bảng 2.14. Biết đến Đồng Hới như là một điểm đến qua hình thức nào ...................72

O


Bảng 2.15. Kiểm định KMO về quy mơ mẫu cho phân tích nhân tố.........................73

̣I H

Bảng 2.16. Kiểm định Cronbach Alpha Reliability test về độ tin cậy của thang đo .74
Bảng 2.17. Bảng phân tích hồi quy theo bước (step-wise) đánh giá sự ảnh hưởng của

Đ
A

các nhân tố đến hình ảnh điểm đến qua ý kiến của du khách ..................78

Bảng 2.18. Phân tích ANOVA của mơ hình hồi quy Step-wise ................................81

vi


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ ..................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................iv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................vi

Ế

MỤC LỤC .....................................................................................................................vii

U


ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1

́H

1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2



3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài .........................................................................3
4. Phạm vi, nội dung và các phương pháp sử dụng.................................................3

H

5. Kết cấu của đề tài ................................................................................................4

IN

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ HÌNH ẢNH ĐIỂM

K

ĐẾN DU LỊCH.....................................................................................................................5
1.1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH ...........................................................................5

O

̣C


1.1.1. Khái niệm về du lịch..................................................................................5

̣I H

1.1.2. Sản phẩm du lịch .......................................................................................6
1.1.3. Khách du lịch .............................................................................................7

Đ
A

1.1.4. Các loại hình Du lịch .................................................................................8
1.1.5. Các điều kiện về phát triển Du lịch .........................................................10

1.2. HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH...............................................................11
1.2.1. Khái niệm về hình ảnh điểm đến Du lịch ................................................11
1.2.2. Các điều kiện của hình ảnh điểm đến ......................................................17
1.2.3. Các nhân tố tạo nên hình ảnh điểm đến Du lịch......................................19
1.2.3.1. Nhóm nhân tố liên quan đến sức hấp dẫn của điểm đến du lịch ..............19
1.2.3.2. Nhóm nhân tố đảm bảo giao thơng cho khách du lịch đến điểm đến ......23
1.2.3.3. Nhóm nhân tố đảm bảo cho khách du lịch lưu lại ở điểm đến .................24

vii


1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hình ảnh điểm đến Du lịch..........................30
1.3. THỰC TIỂN VỀ NGHIÊN CỨU HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ........31
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về hình ảnh điểm đến du lịch trên thế giới...........31
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về hình ảnh điểm đến du lịch tại Việt Nam..........32
1.3.3. Những bài học được rút ra cho việc phân tích hình ảnh
điểm đến Du lịch................................................................................................33

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HÌNH ẢNH ĐIỂM

Ế

ĐẾN CỦA THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH.................................35

U

2.1. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI .............................................35

́H

2.1.1. Vài nét về Quảng Bình ............................................................................35
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển thành phố Đồng Hới ............................37



2.2. THỰC TRẠNG VỀ HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH THÀNH PHỐ
ĐỒNG HỚI ...........................................................................................................41

H

2.2.1. Vị trí địa lý...............................................................................................41

IN

2.2.2. Khí hậu.....................................................................................................42

K


2.2.3. Đặc điểm thổ nhưỡng ..............................................................................43
2.2.4. Chế độ Thủy văn......................................................................................45

O

̣C

2.2.5. Cảnh quan du lịch tự nhiên, khác ............................................................45

̣I H

2.2.6. Tài nguyên du lịch nhân văn....................................................................46
2.2.7. Tài nguyên du lịch phi vật thể .................................................................49

Đ
A

2.2.8. Dân số và lao động ..................................................................................50
2.2.9. Cơ sở hạ tầng ...........................................................................................51
2.2.10. Phát triển Kinh tế, Xã hội ......................................................................63
2.2.11. Tình hình hoạt động kinh doanh Du lịch...............................................65
2.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DỮ LIỆU SƠ CẤP ............................................67
2.3.1. Thiết kế bảng hỏi .....................................................................................67
2.3.2. Điều tra, thu thập và phân tích số liệu .....................................................68
2.3.3. Đặc điểm chung của mẫu phỏng vấn.......................................................69
2.3.4. Kiểm định tính phân phối chuẩn và KMO của mẫu điều tra...................72

viii



2.3.5. Kiểm định về độ tin cậy của thang đo
(Cronbach Alpha Reliability test) ......................................................................73
2.3.6. Kết quả phân tích nhân tố về hình ảnh điểm đến.....................................75
2.3.7. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hình ảnh điểm đến thơng qua phân
tích hồi quy ........................................................................................................78
2.3.8. Phân tích phương sai ANOVA đối với mơ hình đánh giá các nhân tố ảnh
hướng đến hình ảnh điểm đến của thành phố Đồng Hới ...................................80

Ế

2.3.9. Tổng hợp các hạn chế và giải pháp nâng cao hình ảnh điểm đến của

U

thành phố Đồng Hới ..........................................................................................83

́H

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN CỦA
THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH .............................................86



2.4.1. Những mặt cịn hạn chế ...........................................................................86
2.4.2. Những thuận lợi .......................................................................................87

H

2.4.3. Đánh giá chung thực trạng hình ảnh điểm đến thành phố Đồng Hới qua


IN

quá trình nghiên cứu, phân tích .........................................................................87

K

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HÌNH ẢNH ĐIỂM
ĐẾN CỦA THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH.................................91

O

̣C

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN CỦA THÀNH PHỐ

̣I H

ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH......................................................................91
3.1.1. Quan điểm phát triển ...............................................................................91

Đ
A

3.1.2. Mục tiêu phát triển...................................................................................91
3.1.2.1. Mục tiêu tổng thể...........................................................................................91
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................92

3.1.3. Định hương phát triển..............................................................................93
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN CỦA THÀNH
PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH.............................................................94

3.2.1. Các giải pháp ngắn hạn nâng cao hình ảnh điểm đến du lịch thành phố
Đồng Hới ...........................................................................................................94
3.2.1.1. Phát triển các loại hình du lịch gần với các lợi thế từ biển........................95

ix


3.2.1.2. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng du lịch.................................................95
3.2.1.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch...........................................................96
3.2.1.4. Cải thiện môi trường .....................................................................................96
3.2.1.5. Giảm thiểu các tệ nạn xã hội ........................................................................96
3.2.1.6. Liên kết các tour du lịch ...............................................................................97
3.2.1.7. Xúc tiến, quảng bá hình ảnh thành phố.......................................................97
3.2.2. Các giải pháp lâu dài nâng cao hình ảnh điểm đến du lịch thành phố

Ế

Đồng Hới ...........................................................................................................98

U

3.2.2.1. Nhóm giải pháp thực hiện phát triển nâng cao hình ảnh các nhân tố kết

́H

tạo nên điểm đến du lịch thành phố...........................................................................98
3.2.2.2. Nhóm giải pháp xúc tiến truyền thơng đưa hình ảnh các nhân tố kết tạo




nên điểm đến du lịch thành phố đến với khách du lịch.........................................109
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................111

H

1. KẾT LUẬN .....................................................................................................111

IN

2. KIẾN NGHỊ.....................................................................................................112

K

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Đ
A

̣I H

O

̣C

PHỤ LỤC

x


ĐẶT VẤN ĐỀ


1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, du lịch là một trong những ngành phát triển mạnh nhất, mang lại lợi
ích lớn nhất trong khu vực kinh tế quốc doanh. Đối với nước ta, Đảng và Nhà nước
đã xác định: "Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn
hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao" [54] và đề ra mục tiêu:

Ế

"Phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn" [10]. Bởi vậy,

U

phát triển du lịch là một trong những ngành mũi nhọn của tỉnh nhà, đất nước cũng

́H

như trên thế giới.

Các nghiên cứu trong thời gian gần đây về lĩnh vực du lịch đã cho thấy: để



phát triển du lịch thì hình ảnh điểm đến du lịch đóng một vị trí cực kỳ quan trọng.
Xây dựng được một hình ảnh theo đúng nghĩa của nó là một trong những cách trung

H

thực nhất để giới thiệu địa điểm du lịch đến với tất cả mọi người có như cầu hay


K

cầu của họ khi có điều kiện.

IN

chưa có nhu cầu đi du lịch, sẽ cho họ một cái nhìn cũng như gợi mở khả năng nhu

Hình ảnh điểm đến du lịch là sự phản ánh đặc điểm về các vật thể hoặc văn

O

̣C

hoá (phi vật thể) của một nơi mà khách du lịch cảm thấy đáp ứng một khía cạnh nhu

̣I H

cầu tò mò, thưởng ngoạn, hiểu biết tài nguyên hoặc giải trí của mình. Hình ảnh
điểm đến là là động lực chủ yếu thu hút khách du lịch. Một khu vực cần phải có một

Đ
A

hoặc nhiều điểm đến hấp dẫn là điểm đến Du lịch. Nếu khơng có các điểm đến hấp
dẫn sẽ khơng có nhu cầu về các dịch vụ Du lịch khác[7][8].
Hiện nay, tỉnh Quảng Bình rất quan tâm đến việc phát triển du lịch trên địa bàn

tỉnh, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2006 - 2010
đã định hướng: "Ưu tiên phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế quan

trọng có tính đột phá của Tỉnh" [9, 157]. Với hành động cụ thể và thiết thực là việc đệ
trình xin Phính phủ chủ trương quy hoạch du lịch tỉnh Quảng Bình và khu vực VQG
PNKB. Bên cạnh đó đã kêu gọi sự hợp tác, hỗ trợ từ bên ngoài cho việc phát triển du
lịch tại địa phương như việc bảo tồn VQG PNKB và đặc biệt là phát triển các khu

1


Resort (Mỹ Cảnh - Bảo Ninh, Đá Nhảy, ...) và nhiều dự án khác. Đây là một điều
kiện rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch của tỉnh, thành phố Đồng Hới.
Song song với việc đó, chúng ta cũng rất cần xem xét và đánh giá lại hình ảnh
của du lịch thành phố Đồng Hới trên thực tiển để có một cái nhìn tổng quan và đề
xuất các giải pháp thích hợp giúp cho việc phát triển của du lịch thành phố Đồng
Hới đi đúng hướng hơn. Dưới góc độ của một học viên cao học, bản thân tôi từ đó
lựa chọn đề tài nghiên cứu với tiêu đề là: Phân tích hình ảnh điểm đến của thành

Ế

phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Đây là một đề tài mang tính thực tiển rất cao

U

trong giai đoạn hiện nay của tỉnh Quảng Bình nói chung và Đồng Hới nói riêng và

tích hình ảnh điểm đến của tỉnh Quảng Bình.

́H

tơi cũng mong muốn sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu có thể thực hiện đề tài về phân




Bên cạnh đó, đề tài cũng thể hiện một trong những cách thức tiếp cận và xử lý
về một đề tài nghiên cứu khoa học cho bản thân về luận văn cuối khóa học.

H

Mong rằng, đề tài khoa học này tác giả sẽ có những đóng góp thiết thực cho

IN

việc phát triển Du lịch tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Mục tiêu tổng quát:

K

2. Mục tiêu nghiên cứu

O

̣C

Định hướng và các giải pháp nâng cao hình ảnh điểm đến du lịch của thành
phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

̣I H

Mục tiêu cụ thể:

Đ

A

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hình ảnh điểm đến du lịch.
- Phân tích các nhóm nhân tố tạo nên hình ảnh điểm đến của thành phố Đồng

Hới, tỉnh Quảng Bình dựa trên việc thu thập các số liệu thứ cấp từ năm 2006 - 2008.
- Điều tra thu thập số liệu sơ cấp từ khách du lịch thông qua hệ thống câu hỏi
của bảng hỏi được thiết kế về hình ảnh điểm đến du lịch của thành phố Đồng Hới
trong năm 2009.
- Đánh giá hình ảnh điểm đến của thành phố Đồng Hới và đưa ra định hướng
cũng như các giải pháp nâng cao hình ảnh điểm đến du lịch của thành phố Đồng
Hới, tỉnh Quảng Bình.

2


3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Cơ sở lý luận hình ảnh điểm đến du lich theo các quan điểm trong và ngoài
nước, các đề tài nghiên cứu có liên quan.
- Hệ thống báo cáo, sách báo, tạp chí, internet và các nguồn thơng tin tài liệu
thứ cấp là đối tượng chính cho việc nghiên cứu đề tài trong quá khứ (2006 - 2008).
- Du khách là đối tượng chính cho việc nghiên cứu đề tài trong thực tiển hiện
tại (2009).

Ế

4. Phạm vi, nội dung và các phương pháp sử dụng

U


Phạm vi nghiên cứu:

́H

- Phạm vi về không gian: Phạm vi không gian được giới hạn trong khu vực
thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.



- Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu về thực trạng hình ảnh điểm đến
du lịch ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình 2006 - 2009, đề xuất các giải pháp

IN

Nội dung nghiên cứu:

H

cho giai đoạn 2010 đến 2015.

K

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội
hoá cao. Tuy nhiên, Luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu các nhân tố tạo nên hình

O

̣C

ảnh của một điểm đến du lịch dưới góc độ một điểm du lịch cụ thể; đó là thành phố


̣I H

Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Từ đó có thể đưa ra định hướng và các giải pháp nhằm
nâng cao hình ảnh điểm đến du lịch của thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
trong giai đoạn sắp tới.

Đ
A

Các phương pháp sử dụng nghiên cứu:

Phương pháp sử dụng trong đề tài này là tổng hợp từ nhiều phương pháp như:
- Phương pháp duy vật biện chứng được sử dụng xuyên suốt trong quá trình

nghiên cứu và thực hiện đề tài.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa.
- Phương pháp so sánh trên cơ sở dữ liệu sơ cấp và các kết quả thứ cấp.
- Phương pháp điều tra phân tích thông kê dữ liệu sơ cấp dựa trên phần mềm
SPSS 12.0, phương pháp này được thực hiện theo các bước cơ bản sau:

3


+ Thiết kế bảng câu hỏi thể hiện ý đồ thu thập thông tin của đề tài nghiên cứu.
+ Tiến hành thu thập thông tin thử và hiệu chỉnh bảng hỏi hồn chỉnh trước khi
tiến hành thu thập thơng tin chính thức.
+ Tiến hành phát, thu bảng hỏi (Phiếu điều tra) thu thập thơng tin chính thức.
+ Hiệu chỉnh số liệu: Việc thu thập thông tin sẽ gặp phải nhiều điều có thể làm
sai lệch, thiếu hoặc nhiểu thơng tin, nên cần phải được hiệu chỉnh lại cho phù hợp

với thực tế và ý đồ phân tích.

Ế

+ Tiến hành phân tích và đưa ra các kết quả.

U

5. Kết cấu của đề tài

́H

Đề tài Luận văn gồm:
Đặt vấn đề.
Phần nội dung chính của luận văn



Phần Mở đầu

H

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiển về hình ảnh điểm đến du lịch.

K

Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

IN


Chương 2. Nghiên cứu, phân tích thực trạng hình ảnh điểm đến ở thành phố

Chương 3. Định hướng và giải pháp nâng cao hình ảnh điểm đến ở thành phố

̣I H

Phần kết

O

̣C

Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Kết luận và Kiến nghị.

Đ
A

Ngồi ra cịn các phần phụ trợ như:
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Tóm lược luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục

4



CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

1.1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích,
một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch đã trở thành một

Ế

nhu cầu khơng thể thiều được trong đời sống văn hóa, xã hội của các nước [23]. Nó

U

trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở

́H

các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay nói chung là
chưa có được sự thống nhất về nội dung của Du lịch.



Trong quá trình phát triển ngành du lịch, với các nghiên cứu ở từng giai đoạn
khác nhau cũng như các vùng nghiên cứu khác nhau, do vậy có rất nhiều quan điểm

H


khác nhau về du lịch. Mà như một chuyên gia về du lịch có nhận định ‘‘đối với du

IN

lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa’’ [23].

K

Đã có rất nhiều các khái niệm, định nghĩa về du lịch tuy nhiên đến năm 1963,
với mục đích quốc tế hóa, tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch họp tại Roma, các

O

̣C

chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: Du lịch là tổng hợp các mối

̣I H

quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và
lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngồi

Đ
A

nước họ với mục đích hịa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của
họ[23]. Đây là định nghĩa được làm cơ sở để Liên minh quốc tế các tổ chức du lịch
chính thức, tiền thân của Tổ chức du lịch thế giới thông qua.
Đến năm 1979 Tổ chưc du lịch thế giới đã thông qua định nghĩa như sau: Du
lịch là bao gồm những hoạt động nào liên quan đến sự di chuyển ngắn hạn tạm thời

của con người tới những đích đến khác ngoài nơi họ vẫn thường sống và làm việc,
cùng với những hoạt động trong suốt khoảng thời gian mà họ ở đó [23].
Đối với Việt Nam chúng ta, Luật du lịch tháng 6/2005 nêu: Du lịch là các hoạt
động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của

5


mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định [18].
Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả về nhiều mặt: Nâng
cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc, từ đó góp phần
tăng thêm tình u đất nước; đối với người nước ngồi là tình hữu nghị với dân tộc
mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn, có thể
coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ [15, 5-7].

Ế

Tuy có nhiều quan điểm khác nhau, cũng như các khái niệm, định nghĩa khác

U

nhau nhưng chúng ta cũng có thể nhận thấy được hai khía cạnh của vấn đề. Đó là sự

́H

nhận thức xem rằng du lịch là một hiện tượng xã hội và khía cạnh khác xem rằng du
lịch phải là một hoạt động kinh tế. Và chúng được ghép vào cùng một định nghĩa.




1.1.2. Sản phẩm du lịch

Luật du lịch tháng 6/2005 đã định nghĩa rằng: Sản phẩm du lịch là các dịch vụ

H

cần thiết để thỏa mãn khách du lịch trong chuyến đi du lịch[18].

IN

Theo Medlik và Middleton 1973: Sản phẩm du lịch là sự trải nghiệm tổng thể

K

từ thời gian con người rời khỏi nhà cho đến khi họ trở về [4].
Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và những phương tiện vật chất

O

̣C

nhằm cung cấp cho du khách một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng [12].

̣I H

Như vậy, sản phẩm du lịch đều bao gồm một hổn hợp nhiều yếu tố cấu thành
khác nhau. Trong đó các yếu tố chính là; Những điều hấp dẫn và môi trường tại

Đ

A

điểm đến; Các tiện nghi và dịch vụ tại điểm đến; Khả năng dễ tiếp cận của điểm
đến; Những hình ảnh và nhận thức về điểm đến; Giá đối với du khách [7,202].
- Những điều hấp dẫn và môi trường điểm đến là những yếu tố hợp thành ở

điểm đến, quyết định phần lớn ở sự lựa chọn của du khách và ảnh hưởng đến các
động cơ của những du khách triển vọng, bao gồm: Các điểm hấp dẫn tự nhiên; các
điểm đến hấp dẫn nhân tạo; các điểm đến hấp dẫn văn hóa; các điểm hấp dẫn xã hội.
- Các tiện nghi và dịch vụ tại điểm đến là những yếu tố cấu thành được đặt tại
điểm đến hay được gắn liền với nó, cho phép du khách ở lại tại đó hay tận hưởng và
tham gia những điểm hấp dẫn tại đây, chúng bao gồm: Các dịch vụ nơi ở; Nhà hàng,

6


quán bar và café; Giao thông tại điểm đến; Hoạt động thể thao và giải trí; Các tiện
nghi khác; Các đại lý bán lẻ; Các dịch vụ khác.
- Khả năng dễ tiếp cận của điểm đến là những khía cạnh giao thông công cộng
và cá nhân của sản phẩm, quyết định đến chi phí, tốc độ và sự thuận tiện của một du
khách từ khi rời nhà đến một điểm đến đã lựa chọn, chúng bao gồm: Cơ sở hạ tầng;
Trang thiết bị giao thông; Các yếu tố hoạt động; Quy định của Chính phủ.
- Hình ảnh và nhận thức về điểm đến của du khách nó có ảnh hưởng mạnh mẽ

Ế

đến các quyết định mua lấy sản phẩm của họ. Hình ảnh về điểm đến khơng nhất

U


thiết có trong kinh nghiệm hay thực tế, nhưng chúng luôn là động cơ lớn trong du

́H

lịch và giải trí. Hình ảnh và những mong đợi về các trải nghiệm du lịch được gắn
chặt trong tâm trí du khách triển vọng.



- Giá đối với du khách là tổng những chi phí đi lại, ăn ở và tham gia vào một
loạt những tiện nghi và dịch vụ đã chọn. Vì hầu hết các điểm đến đều cung cấp một

H

loạt những điểm hấp dẫn đến một loạt phân khúc, nên giá trong các dịch vụ và lữ

IN

hành cũng có nhiều mức độ khác nhau.

K

Như vậy, mỗi trong các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch, dù chúng được kết
hợp hay hòa trộn trong trải nghiệm chung của du khách, trên thực tế đều có thể mở

O

̣C

rộng, ít nhiều đều biến động độc lập theo thời gian


̣I H

1.1.3. Khách du lịch

Theo Luật Du lịch tại điều 4 khoản 2 nêu rỏ: Khách du lịch là người đi du lịch

Đ
A

hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu
nhập ở nơi đến 17].
Tuy nhiên, để làm rỏ khái niệm này thì cần phân tích từ nhiều nhân tố khác

nhau và từ nhiều quan niệm, nghiên cứu khác nhau.
Hiện nay, có khơng ít khái niệm về khách du lịch do nhiều quan điểm khác
nhau, tuy vậy, khái niệm thông dụng thường được dùng: Khách du lịch là người đi
ra khỏi nơi cư trú để nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu, tham quan, thưởng ngoạn, nghỉ
dưỡng chữa bệnh,… trong một thời gian nhất định, có thể một hoặc nhiều ngày có
chi tiêu chứ khơng vì lý do nghề nghiệp và kiếm sống ở nơi đến [7].

7


Khách du lịch được phân chia thành hai nhóm cơ bản sau:
- Khách du lịch quốc tế: Theo quy định của Tổng cục du lịch Việt Nam:
"Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngồi
đến Việt Nam khơng q 12 tháng với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, hành
hương, thăm người thân, bạn bè, kinh doanh… trên lãnh thổ Việt Nam [2]".
- Khách du lịch nội địa: "Khách du lịch trong nước là cơng dân Việt Nam,

người nước ngồi định cư ở Việt Nam rời khỏi nơi ở của mình khơng q 12 tháng

Ế

đi tham quan, nghỉ dưỡng, hành hương, thăm người thân, bạn bè, kinh doanh,…

U

trên lãnh thổ Việt Nam" [2].

́H

1.1.4. Các loại hình Du lịch

Đối với ngành du lịch nói chung, việc đưa ra các loại hình du lịch là rất phong



phú và đa dạng, ứng với mỗi tiêu chí phù hợp với mục đích, quan điểm khi nghiên
cứu và ứng dụng trong thực tiển có thể đưa ra nhiều loại hình du lịch khác nhau. Do

H

vậy, cho đến nay chưa có một bản phân loại nào đầy đủ cả. Với Việt Nam ta, nhiều

IN

chuyên gia về du lịch phân chia các loại hình du lịch theo các tiêu chí như sau [23]:

K


* Theo môi trường tài nguyên:

- Du lịch văn hóa: Hoạt động chủ yếu diễn ra trong mơi trường nhân văn, hoặc

O

̣C

hoạt động đó tập trung khai thác tài nguyên du lịch nhân văn.

̣I H

- Du lịch thiên nhiên: Hoạt động chủ yếu diễn ra nhằm thỏa mãn nhu cầu về
với thiên nhiên của con người.

Đ
A

* Theo mục đích chuyến đi:
- Du lịch tham quan: Hoạt động mang tính hành vi quan trọng của con người

để nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh.
- Du lịch giải trí: Hoạt động với mục đích thư giãn, xả hơi, bứt ra khỏi công
việc thường nhật căng thẳng để phục hồi sức khỏe.
- Du lịch nghỉ dưỡng: Hoạt động với mục đích phục hồi sức khỏe cộng đồng.
- Du lịch khám phá: Khám phá thế giới xung quanh, do đó có thể chia ra thành
du lịch mạo hiểm (thể hiện nhu cầu tự thể hiện mình, tự rèn luyện mình, và khám
phá bản thân, ...) và du lịch tìm hiểu (tìm hiểu về mơi trường, phong tục, lịch sử, ...).


8


- Du lịch thể thao: Tham gia vào các hoạt động thể thao với mục đích giải trí,
khơng mang tính thi đấu chính thức.
- Du lịch lễ hội: Để được tham gia vào các lễ hội, hịa mình vào khơng khí lễ
hội cho những nhu cầu thư giản, giải trí, thể hiện của bản thân.
- Du lịch tôn giáo: Kết hợp du lịch trong các chuyến đi vì mục đích tôn giáo.
- Du lịch nghiên cứu (học tập): Kết hợp trong chuyến đi vì mục đích học tập,
nghiên cứu.

Ế

- Du lịch hội nghị: Kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích hội nghị.

U

- Du lịch thể thao kết hợp: Kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích thể thao.

́H

- Du lịch chữa bệnh: Kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích chữa bệnh.
- Du lịch thăm thân: Kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích thăm thân.



- Du lịch kinh doanh: Kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích kinh doanh.
* Theo lãnh thổ hoạt động:

H


- Du lịch quốc tế: Bao gồm: Du lịch quốc tế đến và du lịch ra nước ngồi hoặc

IN

du lịch đón khách quốc tế và du lịch gửi khách ra nước ngoài, về cơ bản có sử dụng

K

ngoại ngữ và giao dịch bằng ngoại tệ.

- Du lịch nội địa: Hoạt động tổ chức, phục vụ người trong nước đi du lịch,

O

̣C

nghỉ ngơi và tham quan các đối tượng du lịch trong quốc gia, về cơ bản khơng có

̣I H

giao dịch bằng ngoại tệ.

- Du lịch quốc gia: Bao gồm toàn bộ hoạt động du lịch của một quốc gia từ

Đ
A

việc gửi khách ra nước ngoài đến việc phục vụ khách trong và ngoài nước tham
quan, du lịch trong phạm vi nước mình.

* Theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch: Du lịch miền biển; Du lịch núi; Du

lịch đô thị; Du lịch thôn quê.
* Theo phương tiện giao thông: Du lịch đi bộ; Du lịch bằng xe đạp; Du lịch
bằng ô tô; Du lịch bằng tàu hỏa; Du lịch khinh khí cầu; Du lịch bằng máy bay; Du
lịch bằng tàu thủy, ...
* Theo loại hình lưu trú:
- Khách sạn.

9


- Motel: Là một dạng cơ sở lưu trú được xây dựng gần đường giao thơng, có
kiến trúc thấp tầng để phục vụ du khách đi bằng phương tiện riêng.
- Nhà trọ thanh niên.
- Camping: Cắm trại.
- Bungalow: Là một dạng nhà trọ làm bằng gỗ hay các vật liệu nhẹ được lắp
ghép với nhau.
- Làng du lịch: Là một quần thể biệt thự hay bungalow được bố trí để tạo ra

Ế

khơng gian du lịch cho phép khách vừa có điều kiện giao tiếp vừa có khơng gian

U

biệt lập khi họ muốn.
lịch người cao tuổi; Du lịch kết hợp các lứa tuổi.

́H


* Theo lứa tuổi: Du lịch thiếu niên; Du lich thanh niên; Du lịch trung niên; Du



* Theo độ dài chuyến đi: Du lịch ngắn ngày; Du lịch dài ngày.
* Theo loại hình tổ chức: Du lịch tập thể; Du lịch cá nhân; Du lịch gia đình.

H

* Theo phương thức hợp đồng: Du lịch trọn gói; Du lịch từng phần, ...

IN

Ngày nay, thế giới có rất nhiều cách phân loại du lịch dựa trên nhiều tiêu chí

K

khác nhau do nhu cầu của khách du lịch rất đa dạng nên các loại hình du lịch cũng rất
phong phú và ở mỗi nước, mỗi khu vực lại có những hình thức đặc trưng riêng [28].

̣C

1.1.5. Các điều kiện về phát triển Du lịch

O

Du lịch được phát sinh và phát triển trên những điều kiện cụ thể có được trong

̣I H


q trình phát triển của xã hội. Các điều kiện đó được xuất phát tự nhiên khi xã hội
phát triển và phát sinh nhu cầu cần thiết cho con người. Và chúng nằm trong một

Đ
A

mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành môi trường để
phát sinh, phát triển du lịch. Mặt khác, bản thân những điều kiện đó cũng trở thành
một thành tố của mơi trường, nên nó có tác dụng thúc đẩy việc phát triển du lịch,
ngược lại cũng có thể làm cản trở sự phát triển du lịch cũng như sự phát triển chung
của xã hội [23].
Chúng ta có thể chia các điều kiện thành 3 nhóm chính như sau [23]:
* Nhóm điều kiện chung:
- Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội: Đây là điều kiện đảm bảo cho
việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa và chính trị giữa

10


các dân tộc và là điều kiện đầu tiên đảm bảo an toán, thoải mái cho du khách.
- Điều kiện kinh tế: Đây là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát
sinh và phát triển du lịch là điều kiện kinh tế chung. Nền kinh tế chung phát triển là
tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch.
* Nhóm điều kiện làm nảy sinh nhu cầu du lịch:
- Thời gian rảnh rỗi: Một trong những tiêu chí trong định nghĩa du lịch là thời
gian rảnh rỗi. Nếu khơng có thời gian rảnh rỗi thì chuyến đi cả họ khơng thể gọi là

Ế


du lịch được.

U

- Khả năng tài chính của du lách tiềm năng: Nền kinh tế phát triển làm cho con

́H

người ngày càng có thu nhập cao, họ khơng chỉ phải ăn no, mặc ấm nữa mà bên cạnh
chính là điều kiện phát sinh nhu cầu du lịch.



đó cần phải có những nhu cầu về tinh thần là vui chơi, giải trí, thưởng ngoạn, ..., đây
- Trình độ văn hóa: Trình độ văn hóa cũng là một điều kiện quan trong cho

H

phát sinh nhu cầu du lịch.

IN

* Nhóm điều kiện cung ứng cho nhu cầu du lịch:

K

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên bao gồm: Vị trí địa lý; Địa hình;
Khí hậu; Thủy văn; Thế giới động, thực vật.

̣C


- Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn: Giá trị văn hóa, lịch

O

sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển của du

̣I H

lịch ở một điểm, một vùng hoặc một đất nước.
- Một số tình hình và sự kiện đặc biệt: Đó có thể là các hội nghị, đại hội, các

Đ
A

cuộc hội đàm dân tộc hoặc quốc tế, các cuộc thi Olimpic, các cuộc kỷ niệm tín
ngưỡng hoặc chính trị, các đại hội, liên hoan, ...
- Sự sẵn sàng đón tiếp du khách thể hiện bao gồm: Điều kiện về mặt tổ chức;

Điều kiện về mặt kỹ thuật; Điều kiện về mặt kinh tế.
1.2. HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
1.2.1. Khái niệm về hình ảnh điểm đến Du lịch
* Điểm đến du lịch:
Theo khoản 6, Điều 1 Luật du lịch Inđônêxia đã xác định điểm du lịch như
sau: “Trước hết đó là một vị trí có tài ngun du lịch và có sức hấp dẫn, sức hút đối

11


với con người. Tất cả những điều này được Chính phủ xác định và quản lý. Việc

xây dựng các điểm này phục vụ cho du lịch được đảm bảo bốn yêu cầu: Thứ nhất,
có khả năng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội tại địa phương; Thứ hai,
đảm bảo giữ gìn được những giá trị văn hóa, tín ngưỡng và phong tục tập qn đang
tồn tại tại địa phương; Thứ ba, bảo vệ được môi trường sinh thái; Thứ tư, đảm bảo
sự phát triển du lịch lâu dài” [36].
Luật Du lịch số 44/2005/QH11 khoản 8, điều 4, chương I đã nêu: “Điểm du lịch

Ế

là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu của khách tham quan” [18].

U

Tại khoản 1,2, Điều 24, Chương IV đã nêu: “Các điều kiện để công nhận là

́H

điểm du lịch gồm:

- Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là điểm du lịch



quốc gia:

+ Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách

H

du lịch;


IN

+ Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, khả năng đảm bảo ít nhất

K

một trăm nghìn lượt khách tham quan một năm.
- Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là điểm du lịch địa

̣C

phương:

O

+ Có tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch;

̣I H

+ Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, khả năng đảm bảo ít nhất

Đ
A

mười nghìn lượt khách tham quan một năm.
Trong những thập niên qua, các tư liệu nghiên cứu về du lịch ngày càng quan

tâm nhiều hơn đến khái niệm điểm đến du lịch mà thực chất đó là các Điểm du lịch
mà chúng ta đã xem xét qua các khái niệm của các tổ chức khác nhau. Một điểm

đến du lịch là một vùng địa lý được xác định cụ thể trong đó du khách tận hưởng
các loại trải nghiệm du lịch khác nhau. Ritchie và Crounch phân biệt một số chủng
loại và mức độ của điểm đến du lịch [40]:
- Một đất nước
- Một khu vực rộng lớn bao gồm một vài đất nước (ví dụ như châu Phi)

12


- Một tỉnh hay một địa phận hành chính khác
- Một vùng địa phương hóa (ví dụ như vùng Flanders, vùng Normandy)
- Một thành phố hay một thị trấn
- Một địa điểm duy nhất với sức hút mãnh liệt (ví dụ như công viên quốc gia,
thác Iguacu, thế giới Disney ở Orlando, nhà thờ Đức bà ở Paris) [4].
Ta có thể thấy, hiếm có du khách nào tham quan một vùng rộng lớn như châu
Phi hay châu Á mà họ thường đi tham quan các khu vực như thành phố Dubai của

Ế

Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, thủ đơ Berlin của Đức, VQG PNKB hay

U

chính là thành phố Đồng Hới của tỉnh Quảng Bình, ...

́H

Như vậy, một điểm đến du lịch được xem là một vùng địa lý được xác định cụ
thể mà khách du lịch có thể tận hưởng được các loại trải nghiệm du lịch khác nhau




khi họ đến tham quan điểm đến đó. Và một điểm đến du lịch được xác định bao
gồm các nhóm nhân tố như sau:

H

Nhóm nhân tố liên quan đến sức hấp dẫn của điểm đến du lịch. Đó là vị trí địa

IN

lý, tài nguyên du lịch, các nhân tố kinh tế, xã hội và chính trị.

K

Nhóm nhân tố đảm bảo giao thơng cho khách đến điểm đến du lịch. Đó là
những điều kiện đã và có khả năng xây dựng và phát triển mạng lưới và phương

O

̣C

tiện giao thông khác nhau.

̣I H

Nhóm nhân tố đảm bảo cho khách du lịch lưu lại ở điểm đến du lịch. Là các cơ
sở ăn uống, lưu trú, các cơ sở phục vụ vui chơi, giải trí, bảo đảm an tồn, an ninh, ...

Đ

A

* Hình ảnh điểm đến du lịch:
Khi nói đến Las Vegas, mặc dù có rất nhiều người chưa được đến đó nhưng

trong tâm trí họ sẽ hiện lên một hình ảnh về thành phố với những sịng bạc sáng
chói của nước Mỹ, là một nơi vui chơi giải trí, là nơi được tự hào về việc trang trí
bằng tất cả những đèn nê ông hùng vĩ nhất thế giới. Hay, khi nói đến Trung Quốc
chúng ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh Vạn lý Trường thành đã được xây dựng từ cách
đây khoảng 2500 đến 2600 năm, ... [23]. Như vậy, chúng ta chưa hẵn đã được đặt
chân đến đó, nhưng qua các phương tiện truyền thông, qua các tin đồn đại, hay các
tài liệu giảng dạy trong nhà trường, ... chúng ta cũng có thể xác định được những

13


điểm cơ bản về điểm đến du lịch đó. Chúng ta có thể hình dung ra những trải
nghiệm cơ bản ở đó có thể mang lại khi ta đặt chân đến đó.
Trước đây, mọi người đi đến một nơi mà họ cho rằng hình ảnh và những điều
mong đợi căn bản thể hiện từ kinh nghiệm, những lời đồn đại, các bài báo, thông tin
quảng cáo và các niềm tin phổ biến; (Chon, 1992; Baloglou và Bringmerg, 1997,
trích dẫn trong Buhalis, 2000). Hình ảnh điểm đến được xem như là nhận thức toàn
diện hoặc ấn tượng tổng thể của một cá nhân về một địa điểm nào đó (Hunt, 1975;

Ế

Phelps, 1986; Fakeye và Crompton, 1991, trích dẫn trong Ibrahim và Gill, 2005) và

U


là sự miêu tả tư duy của điểm đến (Crompton, 1979; Woodside và Ronkainen,

́H

1993; Kotler và đồng sự, 1993; Middleton, 1994; Milman và Pizam, 1995;
Alhemoud và Armstrong, 1996; Seaton và Bennett, 1996, trích dẫn trong Ibrahim và



Gill, 2005) [41].

Hình ảnh một quốc gia, theo Hunt (1975, trích trong Tasci và Kozak, 2006) là

H

ấn tượng của mọi người về một đất nước khi họ khơng sống ở đó. Millman and

IN

Pizam (1995, trích trong Tasci và Kozak, 2006) đã định nghĩa hình ảnh điểm đến

K

như là tồn bộ sự trải nghiệm du lịch - các đặc trưng trong mối quan hệ, trong khi
đó Buhalis (2000) gọi nó “tổng hợp các mong đợi và nhận thức mà du khách có về

O

̣C


một điểm đến nào đó” (p. 101). Vì vậy, hình ảnh của một điểm đến là “sự nhận thức

̣I H

mang tính chủ quan về nét đặc trưng của những điểm đến (Coshall, 2000, trích
trong Tasci và Kozak, 2006, trang 304) rằng bị ảnh hưởng bởi thông tin quảng cáo

Đ
A

từ điểm đến đó, trên những phương tiện thơng tin đại chúng cũng như các yếu tố
khác (Tasci và Kozak, 2006).
Hình ảnh điểm đến bao gồm các thuộc tính khác nhau điều đó có thể phân biệt

thành các thuộc tính có thể kiểm soát được (sản phẩm điểm đến, giá cả, địa điểm và
truyền thông - quảng cáo) và những điều không kiểm soát được (những nét đặc
trưng riêng) (Sirgy và Su, 2000, trích trong Bonn và đồng sự, 2005). Hình ảnh điểm
đến bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc về môi trường hoặc bầu khơng khí (phong
cảnh, tính hấp dẫn của lịch sử, cơ sở hạ tầng, nghỉ ngơi và các phương tiện khác) và
các thuộc tính dịch vụ. Nhà quản lý du lịch có thể sử dụng các thuộc tính đó vận

14


×