Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Điều tra thành phần loài vi tảo phân bố trong hồ chứa Phú Vinh (thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 100 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH




PHẠM THỊ DUNG




ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI VI TẢO PHÂN
BỐ TRONG HỒ CHỨA PHÚ VINH (THÀNH
PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH)





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC
(Chuyên ngành: Thực vật học)







Nghệ An - 2014



0

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH




PHẠM THỊ DUNG



ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI VI TẢO PHÂN
BỐ TRONG HỒ CHỨA PHÚ VINH (THÀNH
PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH)


Chuyên ngành: Thực vật học
Mã số: 60 42 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC



Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN LÊ ÁI VĨNH





Nghệ An - 2014


1


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
của nhiều đơn vị, tổ chức và cá nhân. Tôi xin được bày tỏ sự biết ơn đến
Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Sinh học, Bộ môn Thực vật học và Trung
tâm thực hành thí nghiệm – Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Lê Ái Vĩnh đã hướng dẫn, giúp
đỡ nhiệt tình để tôi được học tập, rèn luyện, nâng cao năng lực nghiên cứu
của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn sự góp ý, chỉ bảo và giúp đỡ của các
giảng viên trong Khoa Sinh học, Bộ môn Thực vật học, Trung tâm Thực hành
thí nghiệm để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình thu thập số liệu và viết luận văn, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ của Lãnh đạo Công ty Cấp thoát nước tỉnh Quảng Bình, sự động viên
của gia đình và bạn bè và sự giúp đỡ của GS. Makoto M. Watanabe đã nhiệt
tình cung cấp chủng giống Botryococcus braunii để tôi thực hiện luận văn
này. Tôi xin chân thành cảm sự giúp đỡ, động viên quý báu đó.


Nghệ An, tháng 10 năm 2014
2

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Các hệ thống phân loại tảo. 3
1.2. Tình hình nghiên cứu vi tảo trên thế giới và ở Việt Nam. 6
1.2.1. Tình hình nghiên cứu vi tảo trên thế giới. 6
1.2.2. Tình hình nghiên cứu vi tảo ở Việt Nam. 8
1.3. Chất lượng nước trong các thủy vực trên thế giới và ở Việt Nam. 12
1.3.1 Một số thông số đánh giá chất lượng nước. 12
1.3.2. Chất lượng nước trong các thủy vực trên thế giới và Việt Nam. 13
1.4. Một số ảnh hưởng của vi tảo. 16
1.4.1. Khả năng gây hại của vi tảo. 16
1.4.2. Tiềm năng sản xuất nhiên liệu sinh học từ vi tảo. 19
1.5. Một số đặc điểm về địa điểm nghiên cứu - hồ chứa Phú Vinh (Đồng Hới -
Quảng Bình). 20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu. 22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. 22
2.1.2. Thời gian nghiên cứu. 22
2.13. Địa điểm nghiên cứu. 22
2.2. Nội dung nghiên cứu 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu. 23
2.3.1. Phương pháp thu mẫu. 23
2.3.2. Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa. 24
2.3.3. Phương pháp phân tích mẫu tảo. 24
2.3.4. Phương pháp nuôi thử nghiệm chủng Tảo lục Botryococcus braunii BOT-
144. 26
3

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
3.1. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa ở hồ Phú Vinh – Đồng Hới
– Quảng Bình. 28

3.1.1. Độ pH. 28
3.1.2. Độ trong. 29
3.1.3. Nhiệt độ. 30
3.1.4. Hàm lượng ô xy hòa tan (Dissolved oxygen: DO). 31
3.1.5. Nhu cầu ô xy hóa hóa học (Chemical oxygen demand: COD). 32
3.1.6. Hàm lượng muối amoni (NH
4
+
) - (mg/l). 33
3.1.7. Hàm lượng muối photphat (PO4
3-
). 34
3.1.8. Đánh giá sơ bộ chất lượng nước hồ Phú Vinh – Đồng Hới – Quảng Bình. 35
3.2. Kết quả phân tích thành phần vi tảo ở hồ Phú Vinh (Đồng Hới – Quảng Bình). 35
3.2.1. Thành phần loài vi tảo trong thủy vực nghiên cứu. 35
3.2.2. Đánh giá mức độ đa dạng của các taxon 48
3.3. Kết quả phân tích mật độ vi tảo trong các ngành đã tìm thấy trong khu vực
nghiên cứu. 50
3.3.1.Mật độ các ngành vi tảo. 50
3.3.2. Mật độ một số chi đa dạng nhất. 54
3.4. Một số thảo luận về vi tảo phân bố trong hồ chứa Phú Vinh. 55
3.4.1. Mối quan hệ giữa thành phần, số lượng vi tảo với một số chỉ tiêu thủy lý thủy
hóa. 55
3.4.2. Sự nở hoa của Vi khuẩn lam Microcystis trong địa điểm nghiên cứu. 58
3.5. Thử nghiệm sử dụng nước hồ Phú Vinh để nuôi chủng tảo lục Botryococcus braunii
Kützing (BOT-144). 59
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
PHỤ LỤC 1. 71
PHỤ LỤC 2. 89


4

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

COD: Nhu cầu oxy hóa học (Chemical oxigen Demand)
DO: Oxy hòa tan (Dissolved oxygen)
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
BTNMT: Bộ tài nguyên và môi trường
Đ1 – Đ9 : Điểm 1 đến Điểm 9
5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tọa độ GPS các điểm thu mẫu ở hồ Phú Vinh 23
Bảng 3.1. Biến động pH qua các đợt nghiên cứu 28
Bảng 3.2. Biến động độ trong qua các đợt nghiên cứu 29
Bảng 3.3. Biến động Nhiệt độ nước qua các đợt nghiên cứu (
0
C). 30
Bảng 3.4. Biến động DO qua các đợt nghiên cứu (mg/l). 31
Bảng 3.5. Biến động COD qua các đợt nghiên cứu (mg/l). 32
Bảng 3.6. Biến động NH
4
+
qua các đợt nghiên cứu (mg/l). 33
Bảng 3.7. Biến động PO
4
3-
qua các đợt nghiên cứu (mg/l). 34

Bảng 3.8. Danh lục thành phần loài vi tảo ở hồ Phú Vinh 36
Bảng 3.9. Sự phân bố các taxon trong các ngành vi tảo 48
Bảng 3.10. Một số chi đa dạng về thành phần loài nhất. 49
Bảng 3.11. Số lượng loài/dưới loài vi tảo trong các đợt nghiên cứu. 50
Bảng 3.12. Mật độ các ngành vi tảo trong khu vực nghiên cứu. 51
Bảng 3.13. Mật độ trung bình một số chi đa dạng nhất. 54
Bảng 3.14. Một số chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa và thành phần, số lượng vi tảo qua các
đợt nghiên cứu. 55
Bảng 3.15. Mật độ trung bình của chi Microcystis trong địa điểm nghiên cứu. 58
Bảng 3.16. Kết quả nuôi thử nghiệm chủng BOT-144. 60

DANH MỤC BIỂU ĐỒ.
Biểu đồ 3.1. Một số chi đa dạng nhất qua các đợt nghiên cứu. 49
Biểu đồ 3.2. Mật độ vi tảo của các ngành qua các đợt nghiên cứu. 54
Biểu đồ 3.3. Trọng lượng khô của chủng BOT-144 sau 20 ngày nuôi. 62

DANH MỤC HÌNH ẢNH.
Hình 2.1: Sơ đồ các điểm thu mẫu tại hồ Phú Vinh (Đồng Hới, Quảng Bình). 22
Hình 3.1. Sự nở hoa nước của chi Microcystis và Botryococcus tại hồ Phú Vinh 59
Hình 3.2. BOT-144 trong môi trường AF6. 61
Hình 3.3. BOT-144 trong nước hồ Phú Vinh. 61
Hình 3.6. Tập đoàn B. braunii nuôi trong AF6 (x 400) 61
Hình 3.7. Tập đoàn B. braunii nuôi trong nước hồ Phú Vinh (x 400) 61
Hình 3.8. Tập đoàn B. braunii nuôi trong AF6 (x200) 62
Hình 3.9. Tập đoàn B. braunii nuôi trong nước hồ Phú Vinh (x200) 62
1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tảo (Algae) là những thực vật quang hợp, cơ thể đơn bào hoặc đa bào. đa
dạng về mặt hình thái cũng như môi trường sống. Chúng sống chủ yếu ở nước và cơ

thể không có cấu tạo phức tạp như thực vật ở cạn. Tảo được xếp vào nhóm thực vật
bậc thấp. Người ta chia tảo thành hai nhóm là vi tảo (microalgae) và tảo lớn
(macroalgae). Trong đó, vi tảo chiếm số lượng đông đảo hơn cả về thành phần loài,
khu phân bố, mật độ… Theo Guiry & Nic Dhonncha (2004), trên thế giới có
khoảng 55.000 loài tảo bao gồm cả tảo nước ngọt, tảo nước lợ, tảo biển và tảo đất.
Danh sách này vẫn tiếp tục được bổ sung thêm các loài mới.
Vi tảo là nhóm sinh vật sản xuất quan trọng và không thể thiếu trong các hệ
sinh thái nước. Chúng góp phần giữ sạch môi trường nước, là nguồn thức ăn không
thể thiếu cho động vật thủy sinh, là mắt xích quan trọng trong nhiều chu trình sinh
địa hóa, trong đó có chu trình cacbon. Ngày nay, vi tảo càng được nhiều nhà khoa
học quan tâm nghiên cứu bởi những tác động tích cực lẫn tiêu cực của chúng đến
đời sống con người. Vi tảo ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong việc sản xuất
thực phẩm, thức ăn vật nuôi, dược phẩm, mỹ phẩm, xử lý môi trường và sản xuất
nhiên liệu sinh sinh học Bên cạnh đó, sự nở hoa nước và khả năng sinh độc tố của
nhiều loài vi tảo trong các thủy vực có thể làm mất cảnh quan môi trường, tạo nên
mùi khó chịu, là nguy cơ tiềm tàng ảnh hưởng đến sức khỏe con người và vật nuôi,
và có thể cản trở nhiều quá trình sản xuất trong các thủy vực.
Ở Việt Nam, trong đó có khu vực Bắc Trung Bộ, thành phần loài vi tảo trong
các thủy vực nước ngọt, đặc biệt là trong các hồ chứa cung cấp nước sinh hoạt đã
được nghiên cứu khá nhiều. Những nghiên cứu đã góp phần vào việc quản lý nguồn
tài nguyên nước ngọt được tốt hơn, đồng thời làm phong phú thêm danh lục các loài
vi tảo ở các địa phương. Hồ chứa Phú Vinh (tọa độ 17
0
27’30’’N 106
0
32’42’’E) là
đại công trình thủy lợi của tỉnh Quảng Bình. Hồ được xây dựng vào năm 1992, là
hồ tích và cấp nước ngọt cho thành phố Đồng Hới. Hồ có diện tích khoảng 4,7km
2
,

chứa khoảng 140 triệu m
3
nước ngọt. Hiện nay, hồ Phú Vinh đang cung cấp khoảng
80% nhu cầu nước sinh hoạt của thành phố Đồng Hới. Trong khi khảo sát thực địa,
chúng tôi thấy sự nở hoa nước của vi tảo ở hồ Phú Vinh đã gây tắc nghẽn hệ thống
lọc của trạm xử lý nước sinh hoạt đặt tại hồ, đồng thời thành phần loài vi tảo trong
2

hồ chưa được điều tra nghiên cứu đầy đủ. Do đó, chúng tôi đã lựa chọn và thực
hiện đề tài “Điều tra thành phần loài vi tảo phân bố trong hồ chứa Phú Vinh-
thành phố Đồng Hới- tỉnh Quảng Bình”
Mục tiêu của đề tài nhằm định loại được các loài vi tảo tìm thấy trong hồ chứa
Phú Vinh (thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình); xác định được những loài chủ
yếu gây nên sự nở hoa nước trong hồ; đồng thời tìm hiểu mối quan hệ sinh thái giữa
một số chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa với sự phân bố của các loài đó.
3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các hệ thống phân loại tảo.
Hiện nay vẫn tồn tại khá nhiều hệ thống phân loại tảo hoạt động song song và
tùy theo quan điểm của từng tác giả, việc phân loại này được sắp xếp theo một số hệ
thống sau:
Trong lịch sử nghiên cứu, nền tảng của phân loại tảo đã được đưa ra bởi
Linnaeus (1753) và A.L. de Jussieu (1789), sau đó là Vaucher (1803), Hodwig
(1798), Roth (1797-1805), Lamouroux (1805-1816 ), Lyngbye (1820) và Harvey
(1836) đã cố gắng phân loại tảo một cách khoa học hơn. Sau này Kutzing (1861),
Bohlin (1901), Luther (1899), Robenhorst (1869), Hasel (1902), Strasburger (1897),
Kjellman (1883), Kuckuck (1912), Kylin (1906), Engler và Prantl (1912), và
Blackman và Tansley (1902) cũng đưa ra một số quan điểm phân loại tảo [theo 70].
Các tác giả ở Liên Xô (cũ) sắp xếp tảo trong 10 ngành: Tảo lam (Cyanophyta),

Tảo hai roi (Pyrrophyta = Dinophyta), Tảo vàng ánh (Chrysophyta), Tảo vàng
(Xanthophyta), Tảo silic (Bacillariophyta), Tảo nâu (Phaeophyta), Tảo đỏ
(Rhodophyta), Tảo mắt (Euglenophyta), Tảo lục (Chlorophyta), và Tảo vòng
(Charophyta). Pascher (1931) chia tảo thành 8 ngành: Chrysophyta (Tảo vàng ánh),
Rhodophyta (Tảo đỏ), Phaeophyta (Tảo nâu), Pyrrophyta (Tảo giáp), Euglenophyta
(Tảo mắt), Chlorophyta (Tảo lục), Charaphyta (Tảo vòng) và Cyanophyta (Tảo
lam). J.E. Tilden (1933) dựa trên sản phẩm dự trữ, sắc tố và roi phân tảo thành
năm lớp là Chlorophyceae, Myxophyceae, Rhodophyceae, Phaeophyceae,
Chrysophyceae [theo 70]
F.E. Fritsch (1935-1945) trong hai tập sách “Structure and reproduction of
algae” (Cấu trúc và sinh sản của tảođã đưa ra một hệ thống phân loại tảo gồm 11
lớp dựa vào sản phẩm dự trữ, sắc tố, roi, đặc điểm sinh sản. Đó là: Chlorophyceae,
Xanthophyceae, Chrysophyceae, Bacillariophyceae, Criptophyceae, Dinophyceae,
Chloromonadineae, Euglenieae, Phaeophyceae, Rhodophyceae và Myxophyceae
[theo 70].
Năm 1950, Smith đã sắp xếp tảo thành 7 ngành là Chlorophyta,
Euglenophyta, Chrysophyta, Phaeophyta, Pyrrophyta, Cyanophyta, Rhodophyta căn
4

cứ vào sự khác biệt về cấu trúc tế bào, thành phần sắc tố, thành phần vách tế bào,
các sản phẩm dự trữ trong quang hợp, có roi hoặc không có roi. Tác giả cũng đã xác
định được 490 chi tảo nước ngọt ở Mỹ [theo 32].
Trong cuốn "Ðời sống Thực vật", tập 3 - Tảo, của Viện hàn lâm khoa học Liên
Xô, nhà xuất bản Moscow, 1977 cũng xếp nhóm tảo gồm 8 ngành trên và thêm 2
ngành nữa là Bacillariophyta (Tảo silic hay Khuê tảo) và Xanthophyta (Tảo vàng
lục).
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều tác giả (Bourrelly, 1966,1981; Round, 1973;
Phạm Hoàng Hộ, 1972 ) xếp Tảo vòng vào trong ngành Tảo lục thành một lớp -
Lớp tảo vòng (Charophyceae) do những đặc tính giống với Tảo lục như: lạp thể có
chứa diệp lục tố và các sắc tố gần giống với Tảo lục và chất dự trữ cũng là tinh bột.

Các hệ thống phân loại của các tác giả Tây Âu, Nhật Bản sắp xếp theo nhóm
sắc tố. Trong đó, các ngành Tảo hai roi, Tảo silic, Tảo vàng ánh và Tảo vàng được
xếp trong ngành Chrysophyta và Tảo vòng được xếp thành một lớp Charophyceae
trong ngành Tảo lục. Nhìn chung các hệ thống trên đều xếp Tảo lam trong nhóm
tảo. Hệ thống phân chia gần đây nhất của các tác giả người Nhật bản chia tảo thành
4 ngành: Tảo đỏ (Rhodophyta), Tảo mắt (Euglenophyta), Tảo xanh lục
(Chlorophyta) và ngành Chromophyta gồm tảo vàng, tảo vàng ánh, tảo hai roi, tảo
silic, tảo nâu. Tảo lam hay Vi khuẩn lam (Cyanobacteria) và Prochlorophyta được
xếp vào giới sinh vật phân cắt (Monera).
Năm 1978, Bold H. C và Wynne M. J đưa ra hệ thống 9 ngành Tảo [theo
45].Rosowski và Parker (1982) cho rằng toàn bộ Tảo chia thành 16 lớp [68]. Larkum
và Barrett (1983) chia Tảo thành 17 ngành [theo 56]. Klein và Cronquis (1967) đã
xem xét lại sự phân loại Tảo thông qua thành phần hóa học, cấu trúc và tiêu chuẩn
chức phận đã thừa nhận 6 ngành, vi khuẩn lam chuyển vào với vi khuẩn [theo 29].
Lee R.E (1980) dựa vào cơ quan tử: lục lạp, lưới nội chất, roi, điểm mắt, nhân
đã chia tảo thành 6 ngành. Van den Hoek và cộng sự (1995) lại chia tảo thành 10
ngành và một ngành ngành Vi khuẩn lam. Trong đó, Tảo vàng, Tảo vàng ánh, Tảo
nâu và Tảo silic được xếp vào ngành Tảo roi lệch (Heterokontophyta) [theo 35]. Hệ
thống phân loại của Gollerbakh M.M (Nga) căn cứ vào chất màu chia tảo thành 10
ngành
5

Van den Hoek và cộng sự, 1995 chia tảo thành 11 ngành. Trong đó
Cyanophyta và Prochlorophyta là hai ngành thuộc nhóm nhân sơ và 9 ngành còn lại
thuộc nhóm nhân thực. Tuy nhiên một số tác giả khác như Urbach và cộng sự,
1992; Palenik và Haselkorn, 1992; Wilmotte, 1994; Palenik và Swift, 1996; Graham
và Wilcox, 2000 lại không đồng ý tách chúng thành các ngành khác nhau và có
chung quan điểm chia tảo thành 9 ngành đó là Cyanobacteria, Glaucophyta,
Euglenophyta, Cryptophyta, Haptophyta, Dinophyta, Ochrophyta, Rhodophyta,
Chlorophyta [ 53].

Robert Edward Lee (2008) trong cuốn Phycology đã dựa vào lục lạp, màng
bao quanh lục lạp, nhân, sản phẩm dự trữ, sắc tố…chia tảo thành 4 nhóm với 9
ngành gồm: (1) Nhóm 1: Tảo tiền nhân (Cyanobacteria); (2) Nhóm 2: Tảo nhân
điển hình, có 2 lớp màng lục lạp (Glaucophyta, Rhodophyta, Chlorophyta); (3)
Nhóm 3: Tảo có nhân điển hình, màng lục lạp được bao quanh bởi một màng lưới
nội chất lục lạp “CER- chloroplast endoplasmic reticulum” (Euglenophyta,
Dinophyta); (4) Nhóm 4: Tảo có nhân điển hình với lục lạp được bao quanh bới hai
màng lưới nội chất lục lạp (Cryptophyta, Heterokontophyta, Prymnesiophyta).
Trong đó, ngành Heterokontophyta được chia thành 12 lớp và một số lớp được tách
từ những ngành riêng theo quan điểm của một số tác giả khác Chrysophyceae ,
Synurophyceae, Eustigmatophyceae, Pinguiophyceae Dictyochophyceae,
Pelagophyceae, Bolidophyceae, Bacillariophyceae, Raphidophyceae
(chloromonads), Xanthophyceae, Phaeothamniophyceae, Phaeophyceae [60].
Ngoài ra, những nghiên cứu vê thực vật nổi và xếp chúng trong hệ thống phân
loại còn được đề cập trong các báo cáo của Weber- Vanbosse 1913, 1928
(Indonesia); Okamura, 1936 (Nhật Bản); Shen và Fan 1950; Chiang 1960, 1961
(Đài Loan); Rho 1958 và Kang 1966 (Triều Tiên); Gilbert và Taylor
1961(Philippine); Lee 1964, 1965 (Hong Kong)…[theo 3]. Ngoài ra, còn có hệ
thống của West & Fritsch (1927) và Fritsch (1935), hệ thống của Chadefaud (1960),
hệ thống của Chadefaud được Fett sửa đổi (1967).
Hiện nay ngoài phân loại dựa vào hình thái, sắc tố, người ta còn sử dụng các
đặc điểm hóa sinh học, sinh học phân tử, công nghệ DNA đem lại độ chính xác
cao.
6


1.2. Tình hình nghiên cứu vi tảo trên thế giới và ở Việt Nam.
1.2.1. Tình hình nghiên cứu vi tảo trên thế giới.
Theo Muzapharov A.M. (1981), vi tảo có 5 vùng phân bố chủ yếu: vùng Bắc
cực, vùng ôn đới, vùng nhiệt đới, vùng châu Úc, vùng Nam cực. Các nghiên cứu

của Muzapharov A.M. (1981) cho thấy: ở trung tâm châu Âu đã phát hiện được 653
loài tảo lam, còn ở Anh gặp 667 loài thuộc họ Desmidiaceae. Có 86 loài tảo lam
của vùng Trung Á gặp ở Nam cực (chiếm 13%), 38 loài thuộc họ Desmidiaceae từ
Anh quốc gặp ở Nam cực (chiếm ≈ 6%). Điều này chứng tỏ thành phần loài ở các
vùng phân bố này khác nhau nhiều. Về loài đặc hữu, riêng ở hồ Baikal có tới 186
loài (thuộc Tảo lục, Tảo silic và Tảo lam). Cũng Theo Muzapharov (1981), ở đảo
Kecghelen (45 - 500 vĩ độ Nam) đã phát hiện được 248 loài (từ các hồ và đầm lầy,
sông, suối), trong đó Cyanophyta – 56 loài, Bacillariophyta – 80, Xanthophyta – 7,
Chlorophyta 94 loài (trong đó riêng Conjugatae – 9 loài, Desmidiales- 41 loài) và
Rhodophyta- 11 loài. Đặc biệt ở đây có 102 loài đặc hữu (chiếm 41% tổng số loài
đã phát hiện). Tác giả cũng đã liệt kê và đưa ra danh sách gồm 1739 (loài và dưới
loài) tảo nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc 3 ngành chủ đạo trong các thuỷ vực nội địa
(trong thực tế chắc chắn còn lớn hơn nhiều). Ngành tảo lục đa dạng nhất với 846
(loài và dưới loài), thứ đến là Tảo silíc – 494 (loài và dưới loài) và Tảo lam – 399
(loài và dưới loài). Trong ngành Tảo lục, các chi chiếm ưu thế: Spyrogyra (146
loài), Cosmarium (127) Oedogonium (78), Scenedesmus (74) và Zygnema có 58
loài [theo 9].
Các nghiên cứu về tảo vẫn thường đi theo hướng phân chia theo khu vực sinh
thái như: tảo nước ngọt, tảo biển, tảo đất,… Hàng loạt các công trình nghiên cứu
theo hướng trên cũng như các công trình nghiên cứu chuyên khảo phục vụ cho điều
tra phân loại tảo ra đời: Zabelina M.M - Kisswlev A. (1951), Kisselev (1954),
Popova T.G (1955, 1976), Kosschikov A.A (1953), Gollerbakh M.M (1953),
Ergashev A. (1979), Asaulz. I (1975), Palamar - Mordvinsevar G.M (1982) [theo
36].
Ở nước Nga công trình nghiên cứu của E. A. Shtina (1941) nghiên cứu ở sông
Kama (sông dài 1805 km, lưu vực rộng 507000 km
2
). Tại sông Kama, tác giả đã
7


phát hiện được 420 loài thực vật nổi trong đó tảo Silic gặp 280 loài, Tảo lục gặp 90
loài, Tảo lam - 48 loài, Tảo giáp – 13 loài, Tảo mắt – 7 loài và Tảo roi lệch – 3 loài.
Mặt khác trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận rằng sự biến động theo mùa
của thực vật nổi ở sông Kama trong 2 năm 1939, 1940 xảy ra giống nhau, tuy có lệch
nhau một ít do nó liên quan đến đặc điểm khí hậu thuỷ văn của từng năm [theo 10].
Năm 1914, Lindau G. người Đức cho ra đời cuốn “Tảo học”, sau đó vào 1936
được Melchior H. sửa chữa, bổ sung và xuất bản trong đó mô tả chi tiết và vẽ hình
467 loài Tảo lục [62].
A. E. Komarenko (1968) đã nghiên cứu thực vật nổi lưu vực sông Iana ở Ia-
cutxco (sông dài 872 km, diện tích lưu vực 238000 km
2
). Ông đã phát hiện được
211 loài và dưới loài trong đó Tảo silic gặp 146 loài, Tảo lục – 36 loài, Tảo lam –
23 loài, còn lại thuộc về Tảo vàng ánh, Tảo vàng lục, Tảo mắt, và Tảo đỏ (loại đơn
bào). Ngoài ra có một số tác giả nghiên cứu về Tảo silic như Foged N. (1978) nghiên
cứu ở 25 con sông lớn nhỏ ở phía đông Australia, phần đa các con sông này số loài
tảo Silic được phát hiện không quá 75 loài, riêng ở sông Murrumbidgee có tới 116
taxa. Bên cạnh đó, ông cũng nghiên cứu ở Afganistan và Sri-Lanka. Năm 1993,
J.P.Desay nghiên cứu về sinh thái học của thực vật nổi ở sông Moselle - là phụ
lưu sông Rhine (với chiều dài 313 km, diện tích lưu vực 13200 km
2
), tác giả đã
xác định được 239 loài tảo, thành phần chính là Tảo silic, Tảo lục (bộ
Chlorococcales), Cryptophyceae và Cyanobacteria …[theo 10].
Elif Ersanl và cộng sự (2003), khi nghiên cứu hồ Simenit, đã xác định được
175 loài, trong đó Cyanoprokaryota (24 loài), Bacillariophyta (71 loài),
Chlorophyta (35 loài), Cryptophyta (1 loài), Dinophyta (4 loài), Euglenophyta (39
loài) và Xanthophyta (1 loài) [51].
Carpenter K. D và Waite I. R (2000), khi nghiên cứu mối quan hệ của tảo với
môi trường sống ở lưu vực sông Willamette (Oregon), đã xác định được 420 loài

tảo thuộc hai ngành chủ yếu là Bacillariophyta, Chlorophyta và một số tảo khác
[47].
Borics G., B. Tóthmérész và cộng sự (2003, khi điều tra tảo trong 12 hồ đầm lầy
tại Hungary đã thống kê được trong số 129 mẫu, có 624 loài tảo đã được xác định
[43].
8

Karacaoglu và cộng sự (2004), khi nghiên cứu thực vật nổi của hồ Uluabat
Bursa đã xác định được 331 loài và dưới loài thuộc các ngành tảo sau:
Bacillariophyta (152 loài), Chlorophyta (89 loài), Cyanophyta (42 loài),
Euglenophyta (31 loài), Dinophyta (11 loài), Cryptophyta (4 loài) và Chrysophyta
(2 loài) [56].
Lei và cộng sự (2005), khi nghiên cứu cấu trúc của cộng đồng thực vật phù du
và các mối quan hệ của nó với chất lượng nước trong hồ Donghu (Vũ Hán, Trung
Quốc) đã công bố tổng cộng 260 đơn vị phân loại, trong đó Chlorophyta (106 loài),
Bacillariophyta (82 loài) và Cyanophyta (32 loài) [61].
Năm 2006, Saadet Kolayli và Bulent Sahin đã xác định được 55 loài vi tảo có
trong hồ chứa Balikli, Thổ Nhĩ Kỳ. Trong đó Bacillariophyta (31 loài), Chlorophyta
(9 loài), Cyanoprokaryota (8 loài) và Euglenophyta (7 loài) [66].
Ravishankar. H.G, Panduranga Murthy. G và cộng sự (2009), đã phát hiện và
mô tả được 171 loài tảo thuộc các lớp Chlorophyceae (46 loài), Bacillariophyceae
(52 loài), Desmidiaceae (22 loài), Euglenophyceae (27 loài), Cyanophyceae (24
loài) ở hai hồ Mydala-Amanikere và Bugudana Halli của thành phố Tumkur - Ấn
Độ [66].
Elif Neyran Soylu và cộng sự (2010), khi nghiên cứu thực vật phù du trong hồ
Liman đã thống kê được 130 loài tảo phù du, trong đó có: Bacillariophyta (45 loài),
Chlorophyta (31 loài), Euglenophyta (23 loài), Cyanophyta (23 loài), Dinophyta (3
loài), Xantophyta (3 loài0, Chrysophyta 91 loài) và Cryptophyta (1 loài) [52].
Showkat Ahmad Lone và cộng sự, 2013, trong đề tài “Thành phần loài và đa
dạng của thực vật phù du trong một số môi trường sống crenic ở huyện Anantnag,

Kashmir” đã thống kê được 67 loài thuộc các lớp Chlorophyceae (25 loài),
Bacillariophyceae (24 loài), Cyanophyceae (17 loài) và Euglenophyceae (1 loài) [72].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu vi tảo ở Việt Nam.
Các nghiên cứu về tảo ở Việt Nam tiến hành muộn hơn so với các nước trên
thế giới do bị chi phối bởi nhiều yếu tố lịch sử và tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tuy
nhiên, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu vi tảo có giá trị lớn, là cơ sở học tập
cho sinh viên cũng như tư liệu cho các nghiên cứu sau này.
9

Công trình nghiên cứu của Hoàng Quốc Trương về tảo Silic và tảo Hai roi
(1962- 1963) được xem là tài liệu định loại đầu tiên do người Việt Nam thực hiện
với 154 loài Tảo silic ở vịnh Nha Trang [37].
Shirota A.(1966) đã khảo sát 21 vực nước từ Huế đến Rạch Giá đã công bố
388 loài vi tảo (gồm: 57 loài Tảo mắt, 29 loài Tảo lam, 43 loài Tảo vàng, 10 loài
Tảo giáp, 103 loài Tảo silic, 4 loài Tảo roi lệch) [71].
Trần Trường Lưu (1970) trong báo cáo “Tổng kết thực vật phù du các vực
nước điều tra” đã thống kê được 74 giống TVN: Tảo silíc: 29 loài, Tảo lục: 23 loài,
Tảo lam: 14 loài, Tảo mắt: 4 loài, Tảo giáp: 1 loài, Tảo vàng: 2 loài, Tảo vàng ánh:
1 loài. Các chi phổ biến là Achnanthes, Amphora, Cocconeis, Cymbella, Synedra,
Gomphonema, Fragilaria, Melosira, Navicula, Nitzschia, Surirella (tảo Silíc),
Pediastrum (tảo Lục), Oscillatoria (tảo Lam), Ceratium (tảo Giáp). Đến năm 1975,
ông đã thống kê được 98 chi tảo sông trong báo cáo “Kết quả điều tra cơ bản sông
miền Bắc Việt Nam”, trong đó Tảo silíc: 33 loài, Tảo lục: 36 loài, Vi khuẩn lam: 19
loài, Tảo mắt: 5 loài, Tảo giáp: 2 loài, Tảo vàng: 2 loài, Tảo vàng ánh: 1 loài [22].
Võ Hành, Nguyễn Đình San, Lê Thị Thuý Hà và các cộng sự từ năm 1979 trở
lại đây đã nghiên cứu một cách có hệ thống khu hệ tảo các loại hình thuỷ vực nước
ngọt thuộc các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và
Thừa Thiên - Huế (gồm 34 ao, hồ, hồ chứa và 16 con sông lớn, nhỏ), đã phát hiện
được 651 (loài và dưới loài), trong đó có 294 (loài và dưới loài) bổ sung cho khu hệ
tảo nước ngọt Việt Nam. Ở các ao, hồ và hồ chứa đã phát hiện được 327 (loài và

dưới loài), còn ở các sông – 443 (loài và dưới loài) . Tổng hợp kết quả nghiên cứu
về tảo trong các thuỷ vực nội địa Việt nam của nhiều tác giả đã công bố từ trước
đến nay, các tác giả đã thống kê được 1683 (loài và dưới loài), trong đó ưu thế
thuộc về ngành tảo lục (với 635 loài và dưới loài), thứ đến là tảo Silíc và tảo Lam
[theo 9]
Dương Đức Tiến (1982) đã tìm thấy 1402 loài và dưới loài vi tảo trong các
thủy vực nội địa, trong đó có 530 loài Tảo lục, 388 loài Tảo silic, 344 loài Tảo lam,
78 loài Tảo mắt, 30 loài Tảo hai roi, 14 loài Tảo vàng, 9 loài Tảo vòng, 5 loài Tảo
roi lệch và 4 loài Tảo đỏ . Vào năm 1996, tác giả cũng đã định loại và mô tả khá chi
tiết 214 loài Tảo lam thường gặp cùng với sự phân bố, sinh thái của chúng [33].
10

Ở khu vực miền Trung, Võ Hành (1983) khi nghiên cứu hồ Kẽ Gỗ (Hà Tĩnh)
đã công bố 191 taxa bậc loài và dưới loài [12]. Năm 1994, ông tiếp tục công bố 45
loài tảo Lục (thuộc bộ Chlorococcales) sống trong khu vực Bình Trị Thiên trong đó
có các hồ như hồ Cẩm Ly (Quảng Bình), hồ Nam Hiếu (Quảng Trị), hồ Hà Thượng,
hồ Là Ngà, hồ Kinh Môn, hồ Ba Dốc, hồ Châu Sơn, bổ sung 19 taxa mới đối với
khu vực này [13].
Trương Ngọc An (1993) đã mô tả và phân loại chi tiết 225 loài Tảo silic đã
gặp ở Vùng biển Việt Nam [5].
Ở miền Trung, Tôn Thất Pháp (1993) khi nghiên cứu phá Tam Giang (Thừa
Thiên Huế) đã công bố 244 taxa bậc loài và dưới loài thực vật thủy sinh, trong đó
có 159 loài Tảo silic [theo 25].
Võ Hành và cộng sự (1995) khi phân tích các mẫu nước thu tại sông Hương
(tại điểm Bệnh viện thành phố Huế và xí nghiệp thủy sản đông lạnh) đã phát hiện
được 33 loài vi tảo. Ở sông Hiếu (Quảng Trị) gặp 16 loài [17].
Dương Đức Tiến và Võ Hành (1997) đã biên soạn cuốn “Tảo nước ngọt Việt
Nam, phân loại bộ Tảo lục (Chlorococcales)’’ và mô tả chi tiết đặc điểm phân loại
hơn 800 loài và dưới loài Tảo lục ở Việt Nam [36].
Lê Hoàng Anh (1998) khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa thực vật nổi với

các yếu tố sinh thái ở sông Nhuệ (Hà Tây) đã định danh được 160 loài thực vật nổi,
ưu thế về Tảo lục 65 loài (41%), Tảo mắt: 35 loài (22%), Tảo silic: 33 loài (21%),
vi khuẩn lam: 23 loài (14%), Tảo giáp: 2 loài (2%), Tảo vàng ánh: 1 loài (1%) [6].
Ở khu vực Bắc Miền Trung, Lê Thị Thúy Hà, Võ Hành (1999), trong công
trình “Chất lượng nước và thành phần loài vi tảo (microalgae) ở sông La - Hà
Tĩnh”, đã xác định được 136 loài và dưới loài thuộc 5 ngành vi tảo trong đó Tảo
lục: 36 loài (27,21%), Tảo silic: 60 loài (42,12 %), Tảo mắt: 19 loài (13,97%), Tảo
lam: 18 loài (13,23%) còn lại là Tảo giáp: 2 loài (1,47%) [11].
Lưu Thị Thanh Nhàn (2000), khi khảo sát thực vật nổi huyện Bình Chánh,
thành phố Hồ Chí Minh đã xác định được 239 loài thuộc các ngành Chlorophyta (88
loài), Chrysophyta (76 loài), Euglenophyta (52 loài), Cyanophyta (19 loài),
Pyrhophyta (8 loài). [23]
11

Nguyễn Thị Bích Lan (2000), khi nghiên cứu các thủy vực ở Cần Giờ đã ghi
nhận được 427 loài thuộc 6 ngành sau: Cyanophyta (47 loài), Chlorophyta (73 loài),
Chrysophyta (251 loài), Euglenophyta (33 loài), Pyrrophyta (15 loài), Rhodophyta
(8 loài) [20].
Năm 2001, Nguyễn Đình San đã công bố 196 loài và dưới loài ( thuộc 60 chi,
31 họ, 11 bộ tập trung trong 5 ngành, có 16 loài bổ sung cho khu hệ tảo Việt nam) ở
20 thủy vực thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ an, Hà Tĩnh (trong đó có 6 thủy vực
dạng hồ) [11].
Trần Ngọc Đức (2002), khi nghiên cứu thành phần và phiêu sinh thực vật trên
sông Vàm Cỏ Tây đã xác định được 181 loài thuộc 5 ngành: Chlorophyta (99 loài),
Chyrysophyta (46 loài), Cyanophyta (28 loài), Euglenophyta (7 loài), Pyrrophyta (1
loài) [8].
Năm 2003, trong công trình “Đa dạng sinh học tảo trong các thủy vực nội địa
Việt Nam, triển vọng và thử thách”, Nguyễn Văn Tuyên đã thống kê khu hệ tảo Việt
Nam có 1539 loài và dưới loài, trong đó: Tảo lam: 264 loài, Tảo giáp: 17 loài, Tảo
silíc: 409 loài, Tảo lục: 614 loài, Tảo mắt: 214 loài, Tảo vàng ánh: 13 loài và Tảo

vàng gặp 8 loài [39].
Năm 2003, Nguyễn Văn Tuyên công bố 259 loài và dưới loài ở hồ chứa Trị
An và Dầu Tiếng, trong đó có: 29 loài Tảo mắt, 114 loài Tảo lục, 42 loài vi khuẩn
lam, 4 loài Tảo vàng ánh, 4 loài Tảo giáp, 64 loài Tảo silic [39].
Lê Thị Thúy Hà (2004), khi nghiên cứu “ Khu hệ thực vật nổi ở vùng Tây
Nam hệ thống sông Lam (Nghệ An - Hà Tĩnh)”, đã xác định được 409 loài và dưới
loài thuộc 103 chi, 42 họ, 17 bộ trong 5 ngành: Cyanophyta, Heterokontophyta,
Dianophyta, Euglenophyta và Chlorophyta. Trong đó, ngành Heterokontophyta
với 165 loài chiếm 40,43 %, và ngành Chlorophyta có 129 loài chiếm 31,54%,
ngành Cyanophyta có 56 loài chiếm 13,69%, ngành Eugenophyta có 35 loài chiếm
8,56%, ngành Dinophyta có số loài là 24 loài chiếm 5,87% [10].
Năm 2005, trong báo cáo chuyên đề “Nghiên cứu về khu hệ thủy sinh vật và
tính đa dạng sinh học của hồ Trị An” do Viện khoa học thủy lợi miền Nam tiến
hành, đã thống kê được 236 loài vi tảo, trong đó ngành Tảo lam có 31 loài, Tảo
12

vàng ánh có 4 loài, Tảo vàng có 3 loài, Tảo silic có 40 loài, Tảo lục có 133 loài, Tảo
mắt có 18 loài, Tảo giáp có 8 loài [4].
Năm 2006, Nguyễn Thị Mai đã xác định được 107 loài và dưới loài tảo lục ở
hồ chứa Bến En - Thanh Hóa, trong đó bộ Chlorococcales có 85 loài và dưới loài
thuộc 11 họ, 22 chi, các chi chiếm ưu thế là Tetradron, Scenedesmus, Pediastrum,
Kirchenerialla, Ankistrodesmus [15].
Võ Hành, Phan Tấn Lượm (2010), đã thống kê được 101 loài tảo Silíc ở cửa
Cung Hầu (sông Tiền Giang), trong đó các chi có nhiều loài nhất là Coscinodiscus,
Chaetoceros, Pleurosigma, Cyclotella , Nitzschia, Rhizosolenia, Gyrosigma và
Biddulphia [16].
Gần đây, Lê Thị Thúy Hà và Nguyễn Ngọc Oanh (2011) với đề tài ở sông Son
thuộc vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình đã công bố 94 loài/
dưới loài và 10 loài mới dừng lại ở bậc chi (sp) thuộc 47 chi, 28 họ, 11 bộ thuộc 4
ngành: Cyanophyta, Heterokontophyta, Euglenophyta và Chlorophyta [24].

Dương Thị Thủy, Đặng Đình Kim và cộng sự (2011), đã phát hiện 170 loài và
dưới loài vi tảo ở sông Nhuệ - Đáy gồm 5 ngành, trong đó có Tảo silic (67 loài),
Tảo mắt (43 loài), Tảo lục (31 loài), Vi khuẩn lam (26 loài), Tảo giáp (3 loài) [30].
Nguyễn Lê Ái Vĩnh (2013), khi nghiên cứu thành phần loài và độc tố
microcystin của Vi khuẩn lam Microcystis gây nở hoa nước ở hồ Phú Vinh đã thống
kê được 7 loài M. aeruginosa (Kützing) Lemmermann, M. ichthyoblabe Kützing,
M. novacekii (Komárek) Compère, M. panniformis Komárek et al., M.
pseudofilamentosa Crow, M. ramosa Bharadwaja và M. wesenbergii (Komárek)
Komárek in Kondratieva [41].
1.3. Chất lượng nước trong các thủy vực trên thế giới và ở Việt Nam.
1.3.1 Một số thông số đánh giá chất lượng nước.
- Độ pH là một trong những chỉ tiêu xác định chất lượng nước đối với nước
cấp và nước thải. Nó ảnh hưởng tới các phản ứng hóa sinh trong cơ thể sinh vật
cũng như trong môi trường nước.
- Độ đục: Độ đục do các hạt lơ lững, các chất hữu cơ phân hủy hoặc sinh vật
thủy sinh gây ra. Độ đục làm giảm khả năng truyền ánh sáng và giảm khả năng
quang hợp của các loài thủy sinh, giảm thẩm mĩ và chất lượng nước khi sử dụng.
13

- Oxi hòa tan (DO - Dissolved oxigen) - (mg/l): Oxi hòa tan trong nước rất cần
thiết cho sinh vật hiếu khí. Bình thường oxi hoà tan trong nước khoảng 8-10 (mg/l),
chiếm 70- 85% khi oxi bão hòa. Mức oxi hòa tan trong nước tự nhiên và nước thải
phụ thuộc vào mức độ ô nhiễm chất hữu cơ, vào hoạt động của giới thủy sinh, các
hoạt động sinh hóa, hóa học và vật lý của nước.
- Chỉ số COD (Nhu cầu oxy hóa học - Chemical oxygen Demand) – (mg/l):
COD là lượng oxi cần thiết cho quá trình oxi hóa toàn bộ các chất hữu cơ có trong
mẫu nước thành CO2 và nước.
- Hàm lượng nitơ (N): Hợp chất nitơ có trong nước thải là các hợp chất protein
và các sản phẩm phân hủy: amôn, nitrat, nitrit,…
- Hàm lượng phospho (P): Phospho tồn tại trong thủy vực với các dạng H

2
PO
4
,
PO
4
3-
, HPO
4
2-
, polyphosphat, phosphat hữu cơ. Đây là một nguồn dinh dưỡng cho
vi tảo nhưng cũng gây ô nhiễm và góp phần thúc đẩy hiện tượng phú dưỡng ở các
thủy vực.
Dựa vào các chỉ tiêu lý hóa, người ta có thể đưa ra các đánh giá về chất lượng
nước, tìm ra mối liên quan giữa sự sinh trưởng của thủy sinh vật với môi trường
sống, dự báo những nguy cơ đối với con người cũng như hệ sinh thái thủy sinh liên
quan và đề ra biện pháp khắc phục.
1.3.2. Chất lượng nước trong các thủy vực trên thế giới và Việt Nam.
Chất lượng nước đang bị đe dọa bởi ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ở khu vực
đô thị và liên quan đến phát triển nông nghiệp không bền vững.
Ở Mĩ, hằng năm có tới 10 tấn thuốc trừ sâu thải ra vịnh Mehico, mỗi năm
ngành công nghiệp giấy, hóa chất trên toàn nước Mĩ đổ ra các sông lượng chất thải
khoảng 94,5 tỉ m
3
[theo 26]. Tại Trung Quốc, trong số 523 con sông được kiểm soát
thì có tới 436 sông đã bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau [theo 3].
Theo danh sách mới nhất của Viện Blacksmith, trụ sở tại New York, ước tính
có khoảng 1.000 tấn thủy ngân chảy ra sông từ các mỏ vàng ở Kalimantan,
Indonesia mỗi năm. Ở quanh lưu vực con sông Citarum, Indonesia, có ít nhất 9 triệu
người đang sống trên diện tích trải dài 13.000 km2. Cư dân địa phương và trên

2.000 nhà máy nằm bên bờ sông xả một lượng lớn chất thải công nghiệp và sinh
hoạt thẳng xuống dòng sông này. Mức độ ô nhiễm kim loại của dòng sông đã vượt
14

quá tiêu chuẩn an toàn của thế giới đối với các kim loại chì, cadmium, chromium,
arsenic và thủy ngân. Nước của dòng sông này được dùng để tưới tiêu, ăn uống, tắm
giặt…
Gần 90% trong số 270 nhà máy thuộc da được đăng ký ở Bangladesh nằm trên
diện tích đất 25ha ở Hazaribagh thuộc thủ đô Dacca của Bangladesh. Những nhà
máy này xả 22.000 lít chất thải độc hại, bao gồm những chất gây ung thư như
chromium ra sông Burigangam mỗi ngày. Tệ hơn nữa, ít nhất 185.000 người sống
quanh dòng sông cũng xả chất thải sinh hoạt xuống sông.
Sông Matanza-Riachuelo đoạn chảy qua thủ đô Buenos Aires của Argentina
có chiều dài 64 km cũng là nơi đón nhận lượng chất thải lớn từ các công ty hóa chất
và nhà máy công nghiệp xung quanh. Ô nhiễm ở đây đe dọa nghiêm trọng sức khỏe
của nhiều cư dân trong vùng.
Hàng trăm dặm trên các con sông ở thành phố New York đã không có sự sống
do chất thải của nhiều nhà máy đổ vào. Ở Malaysia có 10 con sông ô nhiễm đến
mức cá không thể sống được. Ở Peru các chất thải đã làm ô nhiễm dòng sông Rimac
(nguồn cung cấp nước cho thủ đô) với hàm lượng Pb, Cr, As, Zn,… rất cao, nhiều
con sông khác cũng nhiễm kim loại nặng. Đáng chú ý là các mẫu tôm, cua, cá, sò ở
vịnh Giacacta ( Inđonexia) theo WHO thì lượng chì vượt quá 4%, thủy ngân vượt
quá 38%, cadini vượt quá 76%. Ở Mỹ La Tinh lượng chất độc từ các bãi thải xâm
nhập vào nước ngầm cứ 15 năm lại tăng gấp đôi.
Ở Trung Quốc, hiện tượng dòng sông máu, nước đổi thành màu vàng, da cam,
đỏ, nâu vàng, cá chết, tảo phủ kín các dòng sông đang ngày càng xảy ra với tần suất
dày đặc như sông Tùng Hoa, sông Kiện Hằng (Lạc Dương), sông Sào hồ (Hợp Phì
tỉnh An Huy)…thậm chí một đoạn sông thuộc Ôn Châu- Chiết Giang có thể biến
thành dòng sông lửa trong nháy mắt chỉ với một mẩu thuốc cháy dở do nhiễm dầu
nặng. Hiệp hội Y tế Bắc Kinh cho biết, tính đến năm 2013 trong số 100 con sông ở

thủ đô Bắc Kinh, chỉ có hai hoặc ba con sông có thể dùng để cấp nước.
Hiện nay tại Việt Nam, chúng ta sử dụng khoảng 15.000- 25.000 tấn thuốc trừ
sâu, khoảng 200 loại thuốc diệt cỏ, diệt chuột sự tồn tại các chất này trong đất gây
nguy cơ tiềm tàng ô nhiễm nước mà chưa đánh giá hết được [theo 40].
15

Theo khảo sát của Trung tâm Quan trắc môi trường Quốc gia - Tổng cục Môi
trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho thấy hiện trạng môi trường nước mặt lục
địa nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ở miền Bắc, dân cư tập trung đông đúc (đặc
biệt là Đồng bằng sông Hồng), lượng nước thải của các đô thị lớn hầu hết đều chưa
được xử lý, xả trực tiếp vào các kênh mương và chảy thẳng ra sông. Ngoài ra một
lượng lớn nước thải công nghiệp, làng nghề cũng là áp lực lớn đối với môi trường
nước.
Một số sông ở vùng núi Đông Bắc như: sông Kỳ Cùng và các sông nhánh
trong những năm gần đây, chất lượng nước đã giảm sút xuống loại A2, sông Hiến,
sông Bằng Giang còn ở mức B1. Đầu nguồn (Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà
Giang) vài năm gần đây mùa khô xuất hiện hiện tượng ô nhiễm bất thường trong
thời gian ngắn 3 - 5 ngày. Sông Hồng qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc hầu hết các thông số
vượt QCVN 08:2008 - A1, một số địa điểm gần các nhà máy thậm chí xấp xỉ B1
(đoạn sông Hồng từ Cty Super Phốt phát và hóa chất Lâm Thao đến KCN phía nam
TP.Việt Trì), các thông số vượt ngưỡng B1 nhiều lần. So với các sông khác trong
vùng, sông Hồng có mức độ ô nhiễm thấp hơn. Khu công nghiệp hóa chất Việt Trì,
Lâm Thao thải ra sông Hồng 35 triệu m
3
nước thải hàng năm [theo 27].
Miền Trung và Tây Nguyên có một số khu vực chất lượng nước giảm do việc
đổi dòng phục vụ các công trình thủy lợi (hiện tượng ô nhiễm trên sông Ba vào mùa
khô). Nguồn ô nhiễm chính khu vực Đông Nam Bộ là nguồn ô nhiễm nước mặt chủ
yếu do nước thải công nghiệp và sinh hoạt. Sông Đồng Nai khu vực thượng lưu
sông chất lượng nước tương đối tốt nhưng khu vực hạ lưu (đoạn qua TP. Biên Hòa)

nước sông đã bị ô nhiễm.
Hiện nay, hầu hết các sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh, Cần Thơ, Quy Nhơn, Thái Nguyên, Hải Dương - nơi có dân cư đông đúc
và nhiều các khu công nghiệp lớn đều đã bị ô nhiễm. Nhiều nơi bị ô nhiêm nghiêm
trọng. Nguyên nhân là do phần lớn nước thải sinh hoạt và công nghiệp, nông nghiệp
đều đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn. Ngoài ra, các cơ sở
sản xuất như các lò mổ và ngay cả bệnh viện cũng đang thải vào nguồn nước các tác
nhân ô nhiễm sinh học, hóa chất…(bao gồm cả nước mặt và nước ngầm).
16

Kết quả khảo sát 12 hồ (Nghĩa Tân, Đống Đa, Hào Nam, Văn Chương, Thành
Công, Giảng Võ, Thiền Quang, Thủ Lệ, Trung Tự, Bảy Mẫu) nằm trong khu vực
Hà Nội cho thấy chất lượng nước đều ô nhiễm với mức độ khác nhau. Trong đó hồ
Thủ Lệ, Thiền Quang, Nghĩa Tân ít ô nhiễm hơn về hàm lượng NH
4
+
, PO
4
3-
so với
các

hồ khác. Tại các hồ ô nhiễm, BOD5 , vượt quá mức cho phép 10mg/l. Ở Hà Nội
cứ mỗi ngày đêm, lượng nước thải ra lên tới 300000 m
3
làm cho các dòng sông Kim
Ngưu, Tô Lịch, sông Nhuệ…có màu sẫm, mùi hôi thối và tanh, DO thấp (có khi
bằng 0), BOD5 trên 50 (mg/l), NH
4
+

trên 10 (mg/l), NO
2
tăng vọt, H
2
S gần 30
(mg/l).
1.4. Một số ảnh hưởng của vi tảo.
1.4.1. Khả năng gây hại của vi tảo.
Bên cạnh một số những lợi ích của vi tảo tới hệ sinh thái nước như làm sạch
thủy vực, cung cấp thức ăn có động vật thủy sinh, cân bằng chu các chu trình sinh
hóa trong nước vẫn tồn tại một số tác động có hại của vi tảo.
- Sự nở hoa nước của vi tảo: Trong quá trình sinh trưởng của vi tảo, do một số
những thay đổi đột ngột hoặc mang tính chu kỳ của các yếu tố môi trường như
cường độ ánh sáng, nhiệt độ, dinh dưỡng làm cho một hoặc một vài loài vi tảo phát
triển mạnh, đạt mật độ cao và lấn át các loài khác gây đổi màu nước có thể quan sát
được bằng mắt thường đó là hiện tượng “nở hoa nước”. Ở Việt Nam, Ở Việt Nam,
nhiều loài trong ngành Vi khuẩn lam (Cyanobacteria) và Tảo lục (Chlorophyta)
thường gây nở hoa nước tại các hồ, hồ chứa nước ngọt.
Các loài trong ngành Vi khuẩn lam rất rộng về sinh thái, nhạy cảm với cường
độ chiếu sáng, nhu cầu dinh dưỡng không cao, nên chúng rất phổ biến trong các
thủy vực nước ngọt trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Hầu hết các loài trong
ngành đòi hỏi thủy vực có thời gian lưu trữ nước lâu, có thể gây nở hoa trong điều
kiện nước phú dưỡng (với nồng độ muối amoni và photphas cao) và vẫn thường xảy
ra ngay cả khi các muối dinh dưỡng này có nồng độ rất thấp. Điều đó cho thấy rằng,
các loài này có thể cạnh tranh tốt hơn so với các loài của ngành khác trong cùng
điều kiện dinh dưỡng. Tốc độ tăng trưởng tối đa của Vi khuẩn lam hầu như ở nhiệt
độ trên 25
0
C (Robarts và Zohary, 1987) [67]. Nhiệt độ tối ưu này cao hơn so với
17


Tảo lục và Tảo silic. Điều này có thể giải thích tại sao trong các vùng nước nhiệt
đới hiện tượng nở hoa nước của các loài Vi khuẩn lam thường xuyên xảy ra đặc biệt
là vào mùa hè. Do các loài Vi khuẩn lam chứa các túi khí giúp chúng điều chỉnh quá
trình nổi khi cường độ ánh sáng thay đổi, vì thế bắt đầu từ mùa xuân tới cuối mùa
hè, Vi khuẩn lam phát triển rất mạnh đặc biệt là chi Microcystis có thể nổi lên tầng
nước trên cùng để quang hợp, chính điều này làm giảm lượng ánh sáng xuyên
xuống các lớp nước bên dưới và hạn chế sự sinh trưởng của loài khác, khiến quần
thể Vi khuẩn lam ngày càng ưu thế và lấn át các loài còn lại.
Tại Pháp, hiện tượng nở hoa nước của Vi khuẩn lam xảy ra tới bốn tháng
trong năm không phải là hiếm. Tại Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Nam Phi,
Úc, sự nở hoa nước của Vi khuẩn lam có thể xảy ra đến sáu tháng hoặc lâu hơn.
Ngược lại, trong những năm khô hạn, ở các khu vực nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
của Trung Quốc, Brazil và Úc, Vi khuẩn lam có thể gây nở hoa nước hầu như quanh
năm [theo 48].
Kết quả điều tra nghiên cứu các hồ chứa và một số thủy vực thuộc các tỉnh phía
Bắc được tiến hành bởi Đặng Đình Kim, Đặng Hoàng Phước Hiền (2006) cho thấy:
những loài tảo độc gây nở hoa nước thuộc về các chi: Microcystis, Anabaena,
Aphanizomenon, Oscillatoria và Gomphospheria. Theo Dương Đức Tiến (2005),
trong hồ Hoàn Kiếm và một số thủy vực miền Nam - Việt Nam có các chi
Microcystis, Cylindrospermopsis, Anabaena, Oscillatoria, Lyngbya chiếm đa số về
thành phần loài gây nở hoa nước, trong đó có các loài có khả năng gây độc như
Microcystis aeruginosa, M. viridis, M. botrys, M. wesenbergii và Cylindrospermopsis
raciborskii.
- Độc tố vi tảo: Nhiều loài vi tảo có khả năng sinh độc tố. Theo chuỗi thức ăn,
các độc tố tảo gây ảnh hưởng tới đời sống của các động vật thủy sinh và con người.
Ví dụ như: loài Nodularia spumigena tiết nodularin là chất độc thần kinh;
Microcystis aeruginosa tiết microcystin; M. viridis, Anabaena flos-aquae,
Anabaena sp., Oscillatoria agerdii tiết ra các độc tố đầu độc gan, hệ thần kinh;
Lyngbya majuscule tiết độc gây ngứa da và tiêu chảy.

Độc tố vi khuẩn lam (Cyanotoxins) là một nhóm các độc tố tự nhiên của một
số loài trong ngành Vi khuẩn lam. Các nghiên cứu về sự xuất hiện, phân phối và
18

mật độ của Vi khuẩn lam độc đã tiến hành ở một số quốc gia trong những năm 1980
sử dụng phương pháp xét nghiệm sinh học trên chuột. Phương pháp định lượng độc
tố chỉ có từ cuối năm 1980, nhưng các nghiên cứu cụ thể về cyanotoxins đã được
gia tăng đáng kể từ đó. Các kết quả của cả hai phương pháp tiếp cận cho thấy độc tố
thần kinh thường ít phổ biến. Ngược lại, các độc tố peptide dạng vòng (microcystin
và nodularin) phổ biến hơn và chủ yếu gây tổn thương gan. Microcystin là peptide
rất ổn định và có khả năng kháng hóa chất thủy phân hoặc quá trình oxy hóa ở pH
gần trung tính. Microcystin và nodularin vẫn mạnh ngay cả sau khi đun sôi. Trong
vùng nước tự nhiên và trong bóng tối, microcystin có thể kéo dài vài tháng hoặc
nhiều năm. Ở nhiệt độ cao (40
0
C), pH cao khiến microcystin thủy phân chậm
(khoảng 10 tuần ở pH =1 và lớn hơn 12 tuần ở pH =9 (Harada et al., 1996).
Microcystin có thể bị oxy hóa bởi ozone và các chất chống ô xy hóa mạnh mẽ khác,
và suy giảm bởi tia cực tím (UV). Các quá trình này có liên quan để xử lý nước.
Anatoxins: Anatoxin-a tương đối ổn định trong bóng tối, môi trường trung
tính hoặc axit, nhưng suy thoái nhanh chóng trong khi tiếp xúc (Matsunaga et al.,
1989). Cylindrospermopsin tương đối ổn định trong bóng tối, suy thoái xảy ra chậm
ở nhiệt độ cao (50°C) (Chiswell et al., 1999) [theo 48].
Trong một số trường hợp, các độc tố của tảo chỉ được điều tra sau khi bệnh
nhân đã tiếp xúc và phát triển các triệu chứng ngộ độc. Hoạt động này thường diễn
ra sau khi các tác nhân gây bệnh khác đã bị chứng minh không có tác động. Thậm
chí nhiều năm sau đó, khi kiến thức về sự nở hoa nước và độc tố của vi tảo được kết
nối với các thông tin về những đợt bùng phát các triệu chứng không rõ nguyên
nhân, người ta mới thấy cyanotoxins và các độc tố từ các loài vi tảo khác đã gây ra
nhiều trường hợp tử vong cho vật nuôi, động vật. Trường hợp tử vong của con

người được coi như hậu quả của việc tích trữ lâu ngày các độc tố thông qua uống
nước gây ra các bệnh về gan, thận chứ không gây chết cấp tính.
Một số độc tố như microcystin và cylindrospermopsin có thể được xử lý bằng
phương pháp oxy hóa kết hợp với phương pháp lọc, khử trùng truyền thống
Mặc dù vi khuẩn lam gây độc xảy ra trong một số lượng lớn các hồ, hồ chứa
và sông ở thế giới, nhưng các báo cáo định lượng về biến đổi theo mùa của các loài

×