Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Nâng cao năng lực đấu thầu xây dựng tại công ty cổ phần thành an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 141 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam
đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Huế, ngày 10 tháng 6 năm 2015

́H

U

Ế

Tác giả luận văn

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H




Trần Hữu Minh

i


LỜI CẢM ƠN
Bài luận văn được hoàn thành là cả lòng biết ơn của tôi đối với Trường Đại
học kinh tế Huế, Quý Giảng viên, Cơ quan và đồng nghiệp đã chân thành giúp
đỡ và ủng hộ nhiệt tình.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng KHCN-HTQT-ĐTSĐH,
các Khoa, các Giảng viên của Đại học Huế đã giảng đạy, truyền đạt những kiến

Ế

thức quý báu cho tôi trong suốt khóa học. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc

U

đến Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hào đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành

́H

Luận văn này.



Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, và
Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Thành An trong suốt thời gian học tập và hoàn


H

thành luận văn.

IN

Trong quá trình hoàn thành đề tài, mặc dù tôi đã cố gắng tham khảo nhiều
tài liệu, tranh thủ nhiều ý kiến đóng góp, song cũng không thể tránh khỏi những

̣C

Đồng nghiệp và Bạn đọc.

K

thiếu sót. Rất mong nhận được thông tin đóng góp quý báu từ Quý Thầy, Cô,

O

Xin chân thành cảm ơn!

̣I H

Huế, ngày 10 tháng 6 năm 2015

Đ
A

Tác giả luận văn


Trần Hữu Minh

ii


TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Họ và tên học viên:

TRẦN HỮU MINH

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Niên khóa:

2013 - 2015

Giáo viên hướng dẫn luận văn: TS Nguyễn Đăng Hào

Ế

Tên đề tài: Nâng cao năng lực đấu thầu xây dựng tại Công ty Cổ phần Thành An

U

1.Tính cấp thiết của đề tài

́H


Ngày nay với sự mở cửa và hội nhập của đất nước, sự gia tăng nhanh chóng



về số lượng các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã làm cho áp lực cạnh
tranh ngày càng gay gắt. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi mỗi một doanh nghiệp phải

H

tự nâng cao năng lực của mình trên tất cả các mặt để có thể cạnh tranh thành công.

IN

Ngành xây dựng là một trong những ngành được xã hội quan tâm và một
trong những ngành đi đầu trong công tác phát triển đất nước. Khác với các lĩnh vực

K

khác, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng diễn ra chủ yếu thông qua hình

̣C

thức đấu thầu. Do đó, làm thế nào để có thể đấu thầu thành công luôn là phương

O

thức cũng như mục tiêu của các doanh nghiệp xây dựng.

̣I H


Công ty cổ phần Thành An là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong
lĩnh vực xây dựng công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện.... theo giấy phép kinh

Đ
A

doanh số 3200114289 do Sở Kế hoạch và đầu tư Quảng trị, Địa chỉ: Gio châu, Gio
Linh, Quảng trị. Hàng năm Công ty giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động và
đóng góp cho ngân sách tỉnh ngày càng cao. Tuy vậy trong một môi trường kinh
doanh với áp lực cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, để tồn tại và phát triển Công ty
phải nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh để tham gia đấu thầu trúng nhiều dự án
và quản lý hiệu quả chúng.
Xuất phát từ nhũng vấn đề trên tôi chọn đề tài “Nâng cao năng lực đấu thầu
xây dựng tại Công ty Cổ phần Thành An” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ
của mình.

iii


2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1 Mục tiêu chung:
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và phân tích thực trạng về cạnh tranh
trong đấu thầu xây dựng cơ bản của Công ty, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty cổ phần Thành An,
đảm bảo sự phát triển hiệu quả và bền vững của công ty trong thời gian tới.
2.2 Mục tiêu cụ thể:

U


dựng và cạnh tranh đấu thầu của các doanh nhiệp xây dựng;

Ế

- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về đấu thầu, năng lực đấu thầu xây

́H

- Phân tích thực trạng hoạt động và năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng



cơ bản của Công ty Cổ phần Thành An;

- Đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh

H

tranh đấu thầu xây dựng cơ bản của Công ty Cổ phần Thành An.

IN

3. Phương pháp nghiên cứu:

3.1.1. Số liệu thứ cấp:

K

3.1. Thu thập số liệu: Luận văn sử dụng số liệu thứ cấp và sơ cấp như sau:


̣C

Được thu thập từ các báo cáo kế toán, báo cáo tổng kết hàng năm, số liệu,

O

thông tin của Công ty Cổ phần Thành An đã được công bố, các chủ đầu tư, Ban

̣I H

quản lý dự án đầu tư và xây dựng các Công ty tư vấn xây dựng.
3.1.2 Số liệu sơ cấp.

Đ
A

Điều tra từ các chuyên gia làm việc tại các Sở, Ban ngành, Chủ đầu tư, Ban

quản lý dự án đầu tư và xây dựng, các Công ty Tư vấn Xây dựng theo phương pháp
bảng hỏi đã được thiết kế sẳn.
3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Phương pháp phân tích kinh tế và phân tích kinh doanh: để phân tích đánh
giá thực trạng khả năng cạnh tranh đấu thầu của Công ty trên cơ sở các số liệu thứ
cấp đã được tổng hợp.

iv


- Phương pháp thống kê mô tả: Xác định trung bình mẫu, giá trị lớn nhất, giá
trị nhỏ nhất và kiểm định ý nghĩa về mặt thống kê của các số liệu điều tra.

- Phương pháp so sánh: để so sánh năng lực (tài chính, máy móc, công nghệ,
tiến độ, uy tính …) của công ty với các công ty đối thủ cạnh tranh và với các công
ty là đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
- Phương pháp chuyên gia: để đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh đấu thầu của Công ty, những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng

U

nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu của Công ty

Ế

đến khả năng cạnh tranh đấu thầu làm cơ sở cho việc đề xuất các nhóm giải pháp

́H

- Phương pháp phân tích nhân tố: Để xác định các nhân tố ảnh hưởng nhất



đến công tác cạnh tranh trong đấu thầu của Công ty.

Kết quả điều tra sẽ được xử lý, tổng hợp và phân tích trên máy vi tính dựa

H

trên phần mềm SPSS và EXCEL.

IN


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1 Đối tượng nghiên cứu:

K

-Đề tài tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của

̣C

Công ty cổ phần Thành An

O

- Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng và

̣I H

các giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu xây dựng của Công ty cổ phần Thành An.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:

Đ
A

- Về không gian: Công ty cổ phần Thành An trong quan hệ với các đối tượng

Chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng, các Công ty tư vấn xây
dựng, một số Công ty Công ty đối thủ cạnh tranh từng tham gia đấu thầu trên địa
tỉnh Quảng trị và một số địa bàn lân cận;
- Về thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng qua hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty cổ phần Thành An trong giai đoạn 2012-2014; Quy hoạch nhu

cầu xây dựng của Quảng trị và Miền Trung 2015-2020 để đề xuất phương hướng,
giải pháp và trong thời gian tới.

v


5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đấu thầu, cạnh tranh đấu thầu xây
dựng của doanh nghiệp xây dựng.
Chương 2: Thực trạng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng tại Công ty cổ
phần Thành An.
Chương 3: Định hướng phát triển và giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H




́H

U

Ế

đấu thầu xây dựng của Công ty Cổ phần Thành An

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Từ viết tắt

Nghĩa của từ
Cổ phần

DN

Doanh nghiệp

TA

Thành An

XD

Xây dựng


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

HSMT

Hồ sơ mời thầu

HSDT

Hồ sơ dự thầu

QLDA

Quản lý dự án



́H

U

Ế

CP

TSDH

Tài sản dài hạn
Tài sản ngắn hạn


H

TSNH

GTVT

K

SLCT

IN

TSCD

Giao thông vận tải
Số lượng công trình
Giá trị bình quân

Đ
A

̣I H

O

̣C

GTBQ


Tài sản cố định

vii


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ ................................ iii

Ế

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ...............................................vii

U

MỤC LỤC............................................................................................................... viii

́H

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... xiii



PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1


H

2. Mục tiêu nghiên cứu:...............................................................................................2

IN

3. Phương pháp nghiên cứu:........................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3

K

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................5

̣C

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẤU THẦU, CẠNH

O

TRANH ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG............5

̣I H

1.1. Cơ sở lý luận về đấu thầu.....................................................................................5
1.1.1 Một số khái niệm liên quan trong đấu thầu xây dựng........................................5

Đ
A


1.1.2 Đặc điểm của đấu thầu xây dựng. ......................................................................7
1.1.3. Mục tiêu của đấu thầu .......................................................................................8
1.1.4. Vai trò của đấu thầu ..........................................................................................8
1.1.5 Các nguyên tắc đấu thầu ..................................................................................11
1.1.6. Các hình thức, Phương thức đấu thầu xây dựng, yêu cầu lựa chọn nhà thầu
trong hoạt động xây dựng. ........................................................................................12
1.2. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng ............................15
1.2.1. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường ........................................................................................................................15

viii


1.2.2. Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu ................................................................17
1.2.3 Đặc điểm của cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng..........................................18
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của doanh
nghiệp ........................................................................................................................21
1.3.1 Nguồn lực cạnh tranh của doanh nghiệp..........................................................21
1.3.1.1 Nguồn nhân lực .............................................................................................21
1.3.1.2 Kinh nghiệm trong thi công ..........................................................................22

Ế

1.3.1.3 Máy móc thiết bị và công nghệ thi công .......................................................23

U

1.3.1.4 Năng lực tài chính .........................................................................................24

́H


1.3.1.5 Hoạt động Markting của doanh nghiệp.........................................................25
1.3.1.6 Năng lực liên danh, liên kết .........................................................................25



1.3.1.7 Trình độ tổ chức, kết lập hồ sơ dự thầu .......................................................25
1.3.2 Tình hình của đối thủ cạnh tranh và đối thủ tiềm ẩn trong đấu thầu xây dựng .........26

H

1.3.3 Chính sách của nhà nước, môi trường pháp lý trong cạnh tranh đấu thầu xây

IN

dựng...........................................................................................................................27

K

1.3.4 Thị trường cung ứng vật tư và nhà cung ứng vốn............................................28
1.3.5 Mối quan hệ giữa doanh nghiệp xây dựng với chủ đầu tư, đơn vị tư vấn. ......28

O

̣C

1.4 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng ..................29

̣I H


1.4.1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm...........................................29
1.4.2 Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật ......................................................................32

Đ
A

1.4.3 Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (giá bỏ thầu) ...............................................34
1.5 Một số kinh nghiệm giành thắng lợi trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp
xây dựng. ...................................................................................................................34
1.5.1 Không ngừng nâng cao năng lực kỹ thuật và tài chính của mình ....................34
1.5.2 Chuẩn bị, nghiên cứu kỹ hồ sơ dự thầu, phải có sự hiểu biết nhất định về hiện
trường dự án mà mình sẽ tham gia đấu thầu.................................................................35
1.5.3 Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với chủ đầu tư và đơn vị tư vấn lập dự án...........35
1.5.4 Công tác quảng bá thương hiệu, tiếp thị...............................................................35
1.5.5 Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh và đối thủ tiềm ẩn. ...................................................35

ix


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH AN .................................................................37
2.1 Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế của Quảng trị ............................................37
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................37
2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội ...................................................................................38
2.1.3 Những thuận lợi, khó khăn với hoạt động xây dựng .......................................40
2.2 Tổng quan và thực trạng hoạt động của Công ty cổ phần Thành An .................42

Ế

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển ...................................................................42


U

2.2.2 Lĩnh vực hoạt động của Công ty ......................................................................43

́H

2.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty ................................................................43
2.2.4 Nguồn lực và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời



gian qua .....................................................................................................................47
2.2.4.1 Tình hình lao động của Công ty trong thời gian qua ....................................47

H

2.2.4.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.....................................................50

IN

2.3. Thực trạng hoạt động đấu thầu và kết quả hoạt động đấu thầu của công ty trong

K

thời gian qua..............................................................................................................51
2.3.1. Quy trình tham gia đấu thầu............................................................................51

O


̣C

2.3.2 Kết quả cạnh tranh trong đấu thầu của Công ty trong giai đoạn 2012-2014 ..........52

̣I H

2.3.2.1 Đối với các công trình trúng thầu .................................................................53
2.3.2.2 Đối với các công trình không trúng thầu ......................................................54

Đ
A

2.4. Thực trạng năng lực canh tranh trong đấu thầu xây dựng cơ bản cơ bản của
Công ty ......................................................................................................................55
2.4.1. Đánh giá tình hình cạnh tranh đấu thầu của Công ty qua kết quả chấm thầu
một số công trình tiêu biểu........................................................................................55
2.4.1.1. Đối với công trình Công ty trúng thầu .........................................................57
2.4.1.2 Đối với công trình Công ty không trúng thầu ...............................................60
2.4.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của Công ty Cổ phần Thành An
với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp...........................................................................65
2.4.2.1 Nguồn nhân lực của công ty so với các đối thủ cạnh tranh . .......................65

x


2.4.2.3 Năng lực thiết bị kỹ thuật và công nghệ ......................................................68
2.4.2.4. Năng lực tài chính so với các đối thủ cạnh tranh .........................................72
2.4.2.5 Năng lực Maketing........................................................................................73
2.4.2.6. Năng lực lập hồ sơ dự thầu ..........................................................................74
2.5 Đánh giá năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng tại công ty cổ phần Thành An

qua khảo sát, điều tra cán bộ công nhân viên và các đối tượng liên quan.......................74
2.5.1. Qui mô và cơ cấu mẫu.....................................................................................74

Ế

2.6. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của Công ty ................82

U

KẾT LUẬN CHƯƠNG II.........................................................................................85

́H

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG
CAO NĂNG LỰC ĐẤU THẦU XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỒ PHẤN



THÀNH AN ..............................................................................................................86
3.1 Định hướng, phát triển xây dựng cơ bản của miền trung và Quảng trị giai đoạn

H

2015-2030..................................................................................................................86

IN

3.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế và xây dựng miền trung đến năm 2020 định hướng

K


2030...........................................................................................................................86
3.1.2 Chiến lược quy hoạch kinh tế và xây dựng Quảng trị đến năm 2020 ......................88

O

̣C

3.2 Định hướng phát triển của Công ty cổ phần Thành An giai đoạn 2015-2020. ............90

̣I H

3.3 Giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực đấu thầu xây dựng tại Công ty Cổ phần
Thành An...................................................................................................................92

Đ
A

3.3.1 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực xây dựng của Công ty cổ phần
Thành An...................................................................................................................92
3.3.1.1 Sắp xếp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty..............................92
3.3.1.2 Nâng cao nguồn nhân lực chất lượng, có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nâng
cao trình độ chuyên môn và trình độ quản lý............................................................94
3.3.1.3 Nâng cao năng lực thiết bị và công nghệ ......................................................95
3.3.1.4 Nâng cao năng lực tài chính, mở rộng ngành nghề kinh doanh....................97
3.3.1.5 Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại nhằm xây
dựng chiến lược trong đấu thầu dài hạn ....................................................................98

xi



3.3.1.6 Tăng cường tổ chức thi công và hoạt động kiểm tra giám sát, xử lý kịp thời
các sai phạm, đề xuất khen thưởng tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc. ......100
3.3.2 Nhóm giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu
tại Công ty cổ phần Thành An. ...............................................................................101
3.3.2.1 Nâng cao chất lượng hồ sơ dự thầu.............................................................101
3.3.2.2 Hoàn thiện kỹ năng phân tích giá cạnh tranh, xây dựng các phương án giá
thầu hợp lý...............................................................................................................104

Ế

3.3.3 Nhóm các giải pháp phụ trợ khác ..................................................................106

U

3.3.3.1 Tham gia hiệp hội các nhà thầu việt nam...................................................106

́H

3.3.3.2 Tăng cường tham gia liên danh, liên kết.....................................................107
3.3.3.3 Nâng cao uy tính của Công ty, tạo mối quan hệ tốt với các đối tác và chính



quyền các cấp. .........................................................................................................108
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................110

H

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................113


IN

PHỤ LỤC................................................................................................................115

K

Biên bản của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
Bản nhận xét của phản biện 1

O

̣C

Bản nhận xét của phản biện 2

̣I H

Bản giải trình chỉnh sửa luận văn

Đ
A

Xác nhận hoàn thiện luận văn

xii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng

Bảng 2.1:

Tên bảng

Trang

Dân số và lao động trong các doanh nghiệp theo ngành kinh tế
2012-2014.................................................................................................. 38
Quy mô và tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Trị ..................................... 40

Bảng 2.3:

Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty năm 2012 - 2014 ............................. 47

Bảng 2.4:

Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty trong thời gian qua.................. 49

Bảng 2.5:

Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2012-2014............... 50

Bảng 2.6:

Tình hình tham gia và đấu thầu độc lập của Công ty

U

Ế


Bảng 2.2:

́H

giai đoạn 2012-2014 .................................................................................. 52
Số lượng và quy mô các công trình trúng thầu không liên doanh............. 53

Bảng 2.8:

Số lượng và quy mô các công trình không trúng thầu .............................. 54

Bảng 2.9:

Một số công trình xây dựng điển hình của trong giai đoạn 2012- 2014 ... 56

H



Bảng 2.7:

IN

Bảng 2.10: So sánh kết quả chấm thầu của 3 Công ty ở công trình thứ nhất .............. 57
Bảng 2.12: So sánh kết quả chấm thầu của 3 Công ty ở công trình thứ ba ................. 59

K

Bảng 2.13: So sánh kết quả chấm thầu của 4 Công ty ở công trình thứ tư.................. 60


̣C

Bảng 2.14: So sánh kết quả chấm thầu của 4 Công ty ở công trình thứ năm .............. 62

O

Bảng 2.15: So sánh tình hình lao động của một số Công ty

̣I H

với các đối thủ cạnh tranh.......................................................................... 66
Bảng 2.16 Số lượng và cơ cấu các loại xe, máy, thiết bị thi công của Công ty năm

Đ
A

2014 ........................................................................................................... 68

Bảng 2.17 So sánh Số lượng và cơ cấu các loại xe, máy, thiết bị thi công của Công
ty so với các đối thủ cạnh tranh năm 2014 ................................................ 69

Bảng 2.18: So sánh tình hình tài chính của 03 công ty là đối thủ cạnh tranh và đối
thủ tiềm ẩn với Công ty Cổ phần Thành An (năm 2014).......................... 72
Bảng 3.1:

Dự kiến kế hoạch sản lượng giai đoạn 2015-2020.................................... 90

xiii



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ

Trang

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

U

Ế

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy hoạt động của công ty............................................. 44


xiv


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay với sự mở cửa và hội nhập của đất nước, sự gia tăng nhanh chóng
về số lượng các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã làm cho áp lực cạnh
tranh ngày càng gay gắt. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi mỗi một doanh nghiệp phải
tự nâng cao năng lực của mình trên tất cả các mặt để thích nghi và phát triển.

Ế

Ngành xây dựng là một trong những ngành được xã hội quan tâm và một

U

trong những ngành đi đầu trong công tác phát triển đất nước. Khác với các lĩnh

́H

vực khác, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng diễn ra chủ yếu thông qua



hình thức đấu thầu giữa các chủ đầu tư tổ chức. Nhìn chung sự cạnh tranh trong
lĩnh vực đấu thầu bị chi phối bởi các chính sách, các quy định nhà nước trong

H


quản lý xây dựng và đấu thầu xây dựng. Chẳng hạn nghị định số 63/2014/NĐ-CP

IN

ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định gói thầu xây lắp trên 01 tỷ đồng phải
thực hiện đấu thầu. Bên cạnh đó việc áp dụng các thành tựu của công nghệ thông

K

tin vào ngành xây dựng đã từng buớc góp phần công khai, minh bạch trong quản

̣C

lý và đấu tư xây dựng, từ việc chính phủ ban hành văn bản quy định về thông

O

báo mời thầu qua trang web site đấu thầu, dự liệu về công ty đấu thầu và tiến tới

̣I H

đấu thầu xây lắp qua mạng. Tất cả những thay đổi này buộc mỗi doanh nghiệp
phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong mọi mặt của quá trình nhất

Đ
A

là công tác đấu thầu xây dựng.
Công ty cổ phần Thành An là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong


lĩnh vực xây dựng công trình: giao thông, thủy lợi, thủy điện.... theo giấy phép kinh
doanh số 3200114289 do Sở Kế hoạch và đầu tư Quảng trị, Địa chỉ: Gio châu, Gio
Linh, Quảng trị. Hàng năm Công ty giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động và
đóng góp cho ngân sách tỉnh Quảng trị ngày càng cao. Tuy vậy trong một môi
trường kinh doanh với áp lực cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, để tồn tại và phát
triển Công ty phải nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh để tham gia đấu thầu trúng
nhiều dự án và quản lý hiệu quả chúng.

1


Xuất phát từ nhũng vấn đề trên tôi chọn đề tài “Nâng cao năng lực đấu
thầu xây dựng tại Công ty Cổ phần Thành An” làm đề tài nghiên cứu luận văn
thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1 Mục tiêu chung:
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và phân tích thực trạng về cạnh tranh
trong đấu thầu xây dựng cơ bản của Công ty, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng

Ế

cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty cổ phần Thành An.

U

2.2 Mục tiêu cụ thể:

́H


- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về đấu thầu, năng lực đấu thầu xây
dựng và cạnh tranh đấu thầu của các doanh nhiệp xây dựng;



- Phân tích thực trạng hoạt động và năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng
cơ bản của Công ty Cổ phần Thành An;

H

- Đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh
3. Phương pháp nghiên cứu:

IN

tranh đấu thầu xây dựng cơ bản của Công ty Cổ phần Thành An.

̣C

3.1.1. Số liệu thứ cấp:

K

3.1. Thu thập số liệu: Luận văn sử dụng đồng thời cả số liệu thứ cấp và sơ cấp như sau:

O

Được thu thập từ các báo cáo kế toán, báo cáo tổng kết hàng năm, số liệu về

̣I H


tình hình sản xuất - kinh doanh hàng năm, thông tin của Công ty Cổ phần Thành An
và của các chủ đầu tư đã được công bố, Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng các

Đ
A

Công ty tư vấn xây dựng.
3.1.2 Số liệu sơ cấp.
Điều tra từ các chuyên gia làm việc tại các Sở, Ban ngành, Chủ đầu tư, Ban

quản lý dự án đầu tư và xây dựng, các Công ty Tư vấn Xây dựng theo phương pháp
bảng hỏi đã được thiết kế sẳn.
3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:
- Phương pháp phân tích kinh tế và phân tích kinh doanh: để phân tích đánh
giá thực trạng khả năng cạnh tranh đấu thầu của Công ty trên cơ sở các số liệu thứ
cấp đã được tổng hợp.

2


- Phương pháp thống kê mô tả: Xác định trung bình mẫu, giá trị lớn nhất, giá
trị nhỏ nhất và kiểm định ý nghĩa về mặt thống kê của các số liệu điều tra.
- Phương pháp so sánh: để so sánh năng lực (tài chính, máy móc, công nghệ,
tiến độ, uy tính …) của công ty với các công ty đối thủ cạnh tranh và với các công
ty là đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
- Phương pháp chuyên gia: để đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh đấu thầu của Công ty, những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng

U


nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu của Công ty

Ế

đến khả năng cạnh tranh đấu thầu làm cơ sở cho việc đề xuất các nhóm giải pháp

́H

- Phương pháp phân tích nhân tố: Để xác định các nhân tố ảnh hưởng nhất



đến công tác cạnh tranh trong đấu thầu của Công ty.

Kết quả điều tra sẽ được xử lý, tổng hợp và phân tích trên máy vi tính dựa

H

trên phần mềm SPSS và EXCEL.

IN

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1 Đối tượng nghiên cứu:

K

-Đề tài tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của


̣C

Công ty cổ phần Thành An

O

- Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng và

̣I H

các giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu xây dựng của Công ty cổ phần Thành An.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:

Đ
A

- Về không gian: Công ty cổ phần Thành An trong quan hệ với các đối tượng

Chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng, các Công ty Tư vấn xây
dựng, một số Công ty Công ty đối thủ cạnh tranh từng tham gia đấu thầu trên địa
tỉnh Quảng trị và một số địa bàn lân cận;
- Về thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng qua hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty cổ phần Thành An trong giai đoạn 2012-2014; Quy hoạch nhu
cầu xây dựng của Quảng trị và Miền Trung 2015-2020 để đề xuất phương hướng,
giải pháp trong thời gian tới.

3


5.Nội dung nghiên cứu

Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đấu thầu, cạnh tranh đấu thầu xây dựng
của doanh nghiệp xây dựng
Chương 2: Thực trạng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty Cổ
phần Thành An

Ế

Chương 3: Định hướng phát triển và giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

U


đấu thầu xây dựng của Công ty Cổ phần Thành An

4


PHẦN II
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẤU THẦU, CẠNH
TRANH ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA DOANH NGHIỆP

Ế

XÂY DỰNG

U

1.1. Cơ sở lý luận về đấu thầu

́H

1.1.1 Một số khái niệm liên quan trong đấu thầu xây dựng



Theo từ điển bách khoa Việt Nam: Đấu thầu là phương thức giao dịch đặc
biệt, mà người muốn xây dựng công trình (người gọi thầu) công bố trước các yêu

H


cầu và điều kiện để xây dựng công trình (người dự thầu) công bố giá mà mình muốn

IN

nhận. Người gọi thầu sẽ chọn người dự thầu nào phù hợp với điều kiện của mình

thuật và giá cả thấp nhất.

K

với giá thấp hơn. Như vậy có thể thấy, để trúng thầu cần có 2 yếu tố: bảo đảm kỹ

̣C

Theo từ điển tiếng Việt đấu thầu được giải thích là “đọ công khai, ai nhận

O

làm, nhận bán với điều kiện tốt nhất thì được giao cho làm hoặc được bán hàng”

̣I H

Theo luật đấu thầu số 43/2013/QH13 được Quốc hội thông qua ngày
26/11/2013 có hiệu lực thi hành tứ ngày 01/7/2014 “Đấu thầu là quá trình lựa chọn

Đ
A

nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư

vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp
đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên
cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”.
- Đấu thầu qua mạng: là đấu thầu được thực hiện thông qua việc sử dụng hệ
thống mạng đấu thầu quốc gia.
- Đấu thầu quốc tế: là đấu thầu mà nhà thầu, nhà đầu tư trong nước, nước
ngoài được tham dự thầu.

5


- Đấu thầu trong nước: là đấu thầu mà chỉ có nhà thầu, nhà đầu tư trong nước
được tham dự thầu.
- Chủ đầu tư: là tổ chức sở hữu vốn hoặc tổ chức được giao thay mặt chủ sở
hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án.
- Chứng thư số: là chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực
chữ ký số cấp để thực hiện đấu thầu qua mạng trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
- Bên mời thầu: là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực hiện

Ế

các hoạt động đấu thầu, bao gồm: Chủ đầu tư hoặc tổ chức do chủ đầu tư quyết định

U

thành lập hoặc lựa chọn; Đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng nguồn vốn mua sắm

́H

thường xuyên; Đơn vị mua sắm tập trung; Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ

chức trực thuộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn.



- Nhà thầu chính: là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự
thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể

H

là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.

IN

- Nhà thầu phụ: là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được

K

ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc
quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề

O

̣C

xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

̣I H

- Nhà thầu nước ngoài: là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài
hoặc cá nhân mang quốc tịch nước ngoài tham dự thầu tại Việt Nam.


Đ
A

- Nhà thầu trong nước: là tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam
hoặc cá nhân mang quốc tịch Việt Nam tham dự thầu.
- Gói thầu: là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm; gói thầu có thể

gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng
mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với mua sắm thường
xuyên, mua sắm tập trung.
- Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia: là hệ thống công nghệ thông tin do cơ
quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu xây dựng và quản lý nhằm mục đích
thống nhất quản lý thông tin về đấu thầu và thực hiện đấu thầu qua mạng.

6


- Dự án đầu tư phát triển (sau đây gọi chung là dự án) bao gồm: chương
trình, dự án đầu tư xây dựng mới; dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng các dự án đã đầu
tư xây dựng; dự án mua sắm tài sản, kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt; dự
án sửa chữa, nâng cấp tài sản, thiết bị; dự án, đề án quy hoạch; dự án, đề tài nghiên
cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, điều tra
cơ bản; các chương trình, dự án, đề án đầu tư phát triển khác.
1.1.2 Đặc điểm của đấu thầu xây dựng.

Ế

- Về chủ thể tham gia đấu thầu xây dựng. Đấu thầu xây dựng là một trong


U

những phương thức cạnh tranh nhằm lựa chọn các nhà thầu thực hiện những công

́H

việc như: tư vấn, khảo sát thiết kế, thi công xây lắp, mua sắm trang thiết bị... cho
các công trình, hạng mục công trình xây dựng. Xét về thực chất, đây là một hoạt



động mua bán mang tính đặc thù, tính đặc thù ở đây được thể hiện qua quá trình
thực hiện của chủ thể tham gia. Thực chất đây là hoạt động cạnh tranh xuất phát từ

H

mối quan hệ cung - cầu, diễn ra giữa hai chủ thể: cạnh tranh giữa bên mời thầu (chủ

IN

đầu tư) với các nhà thầu và cạnh tranh giữa các nhà thầu với nhau. Trong quá trình

K

tham gia đấu thầu có nhiều chủ thể khác nhau như: chủ đầu tư (bên mời thầu) và các
doanh nghiệp xây dựng có năng lực đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư. Các bên tham

O

̣C


gia đấu thầu phải đảm bảo tuân thủ qui định của pháp luật về điều kiện tham gia đấu

̣I H

thầu. Đối với chủ đầu tư, phải là đơn vị có đủ năng lực về tài chính, có năng lực tổ
chức thực hiện và quản lý dự án. Về phía các nhà thầu, đối với nhà thầu trong nước

Đ
A

thì phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
- Về đối tượng hàng hóa tham gia đấu thầu xây dựng. Hàng hóa tham gia đấu

thầu xây dựng là hàng hóa đặc biệt, đó là các dự án xây lắp, các dự án cung ứng hàng
hóa, các dự án tư vấn về thiết kế, giám sát, đầu tư... trong lĩnh vực xây dựng. Các nhà
thầu thực hiện việc cạnh tranh với nhau để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, đó là: đấu
thầu tuyển chọn tư vấn thiết kế; đấu thầu mua sắm hàng hóa, thiết bị; đấu thầu xây lắp;
đấu thầu thực hiện lựa chọn đối tác thực hiện dự án... Hàng hóa lúc đầu đem ra thị
trường chưa được định giá một cách cụ thể, dựa trên các thông số yêu cầu về điều kiện
kinh tế - kỹ thuật của dự án, doanh nghiệp và nhà đầu tư thông qua hình thức đấu thầu

7


để xác định giá cả cụ thể của hàng hóa và các yêu cầu cụ thể về kỹ thuật và điều kiện
thực hiện để hoàn tất việc mua bán. Hoạt động này diễn ra giữa người mua (chủ dự án)
với người bán (nhà thầu) và giữa các nhà thầu với nhau nhằm bán được sản phẩm của
mình. Thông qua cạnh tranh đấu thầu sẽ hình thành giá thầu - giá của hàng hóa đem ra
bán, đây cũng chính là giá dự toán của công trình.

1.1.3. Mục tiêu của đấu thầu
Thứ nhất, đảm bảo tính cạnh tranh: Thông qua đấu thầu đòi hỏi các nhà thầu

Ế

phải phát huy hết khả năng của mình về kinh nghiệm, trình độ khoa học kỹ thuật, áp

́H

liên danh để có lợi thế cạnh tranh với các nhà thầu khác.

U

dụng giải pháp công nghệ hợp lý, và tiềm năng sẵn có của mình hoặc cần thiết phải



Thứ hai, đảm bảo tính công bằng: Qua tổ chức đấu thầu tạo cơ sở pháp lý để các
nhà thầu có tư cách hợp lệ đáp ứng đầy đủ điều kiện trong hồ sơ mời thầu (HSMT) có

H

được điều kiện bình đẳng như nhau tham gia dự thầu, không có sự phân biệt đối xử khác.

IN

Thứ ba, đảm bảo tính minh bạch: Đấu thầu được tiến hành công khai trong suốt
quá trình từ mời thầu đến việc mở thầu, xét thầu và ký kết hợp đồng đều thực hiện có

K


sự kiểm tra thẩm định đánh giá của các cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật đấu

̣C

thầu và các Nghị định của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng.

O

Thứ tư, đảm bảo hiệu quả kinh tế: Đấu thầu tạo cơ hội cho chủ đầu tư thực

̣I H

hiện dự án của mình với giá thành hợp lý, đảm bảo được các yêu cầu về kỹ thuật,
tiến độ thi công và chất lượng công trình tốt nhất.

Đ
A

1.1.4. Vai trò của đấu thầu
Trước hết, đấu thầu không phải là một thủ tục mang tính hình thức mà trên

thực tế là một qui trình hiện đại, là một phương thức cạnh tranh phổ biến trong xây
dựng cơ bản và hiệu quả không chỉ ở nước ta mà đã được khẳng định ở các nước
trên thế giới. Nó không chỉ có ý nghĩa quan trọng với các chủ thể tham gia đấu thầu
mà còn đối với nền kinh tế quốc dân, cụ thể là:
* Vai trò của đấu thầu xây dựng với nền kinh tế.
- Đấu thầu góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế.

8



Đấu thầu xây dựng góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về
đầu tư và xây dựng, hạn chế và loại trừ các tình trạng như thất thoát lãng phí vốn
đầu tư và các hiện tượng tiêu cực khác trong xây dựng cơ bản.
Đấu thầu xây dựng cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các
dự án, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành xây dựng nước ta.
Đấu thầu là động lực, điều kiện để cho các doanh nghiệp xây dựng cạnh
tranh lành mạnh trong cơ chế thị trường, thúc đẩy sự phát triển của ngành công

Ế

nghiệp xây dựng.

U

- Đấu thầu giúp chủ đầu tư lựa chọn được đối tác phù hợp nhất.

́H

+ Thông qua đấu thầu xây lắp, chủ đầu tư sẽ tìm được các nhà thầu hợp lý
nhất và có khả năng đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của dự án.



+Thông qua đấu thầu xây lắp và kết quả hoạt động giao nhận thầu của chủ
đầu tư sẽ tăng cường được hiệu quả quản lý vốn đầu tư, tránh tình trạng thất thoát

H


vốn đầu tư ở tất cả các khâu của quá trình thi công xây lắp.

IN

+Đấu thầu sẽ giúp chủ đầu tư giải quyết được tình trạng lệ thuộc vào nhà

K

thầu duy nhất.

+ Đấu thầu tạo cơ hội nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ kinh

O

̣C

tế, kỹ thuật của các bên mời thầu và nhà thầu.

̣I H

- Đầu thầu tạo môi trường lành mạnh giúp các nhà thầu nâng cao khả năng
cạnh tranh của mình, tạo sự công bằng và hiệu quả cao trong xây dựng.

Đ
A

Nhờ nguyên tắc công khai và bình đẳng trong đấu thầu, các doanh nghiệp
xây dựng phát huy đến mức cao nhất cơ hội tìm kiếm dự án, tham gia đấu thầu và
ký kết hợp đồng (nếu trúng thầu), tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, phát
triển sản xuất kinh doanh.

+ Để thắng thầu mỗi nhà thầu phải chọn trọng điểm để đầu tư về các mặt kỹ
thuật, công nghệ và lao động. Từ đó sẽ nâng cao năng lực của doanh nghiệp không
chỉ trong một lần tham gia đấu thầu mà còn góp phần phát triển mở rộng qui mô
doanh nghiệp dần dần.

9


+ Để thắng thầu doanh nghiệp xây dựng phải hoàn thiện về mặt tổ chức quản
lý nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ trong việc lập hồ sơ dự thầu cũng
như toàn cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
+Thông qua đấu thầu, các doanh nghiệp xây dựng sẽ tự nâng cao hiệu quả
công tác quản trị tài chính, làm giảm chi phí và thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế chung của ngành.
Trong xây dựng hiện nay, hình thức đấu thầu là hình thức công bằng nhất,

Ế

bắt buộc các doanh nghiệp tham gia muốn thắng thầu đều phải tự nâng cao năng lực

U

của mình. Nhà thầu nào có sức cạnh tranh cao sẽ thắng thầu. Chủ đầu tư dựa trên

́H

các tiêu chuẩn được xác định trước để so sánh, lựa chọn nhà thầu, có sự giám sát
của cơ quan có thẩm quyền. Trong sự công bằng khách quan như vậy sẽ tạo ra sự




cạnh tranh lành mạnh, sẽ giúp cho việc nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành xây
dựng nói riêng và hiệu quả kinh tế nói chung.

H

*Vai trò của đấu thầu đối với doanh nghiệp xây dựng

IN

Trong cơ chế thị trường như hiện nay, cơ chế mà doanh nghiệp xây dựng

K

nhận các công trình xây dựng từ cấp trên giao đã được hạn chế cơ bản. Muốn tồn
tại, muốn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các loại hình doanh

O

̣C

nghiệp khác, doanh nghiệp xây dựng cũng phải tham gia vào thị trường xây dựng để

̣I H

tìm kiếm và giành lấy các dự án. Nhưng không giống như các doanh nghiệp kinh
doanh trong các lĩnh vực khác mà đối tượng sản xuất kinh doanh của các doanh

Đ
A


nghiệp xây dựng là các công trình xây dựng. Do vậy doanh nghiệp xây dựng muốn
duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh không có cách nào khác là tìm kiếm thông tin
về các dự án đầu tư và tham gia đấu thầu. Nếu không tham gia đấu thầu hoặc trượt
thầu thì sẽ không tạo đủ công ăn việc làm cho người lao động, hoạt động sản xuất
kinh doanh có thể bị đình trệ. Vậy có thể nói đấu thầu là tiền đề cơ sở và nền tảng
của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Như chúng ta đã biết dự thầu là hình thức tham gia cạnh tranh trên thị trường
xây dựng. Sự cạnh tranh này rất quyết liệt và mạnh mẽ thể hiện ở những khía cạnh:

10


- Muốn tham gia đấu thầu thì doanh nghiệp phải có uy tín nhất định trên thị
trường, bởi nước ta mới áp dụng đấu thầu không lâu mà phần lớn áp dụng hình thức
đấu thầu hạn chế. Như vậy khi tham gia đấu thầu doanh nghiệp xây dựng có thể
thấy được khả năng và năng lực của mình so với đối thủ như thế nào để có biện
pháp duy trì và nâng cao hơn nữa năng lực của mình. Từ đó uy tín của doanh nghiệp
ngày càng được nâng cao, vị thế của doanh nghiệp ngày càng được cải thiện.
- Khi tham gia đấu thầu các doanh nghiệp xây dựng có điều kiện nâng cao

Ế

trình độ chuyên môn, kinh nghiệm cho cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện hoàn

U

thiện về mặt tổ chức.

́H


- Khi tham gia đấu thầu nhiều và thắng thầu, doanh nghiệp tạo thêm mối
quan hệ với các chủ đầu tư, cơ quan nhà nước tạo tiền đề cho sự phát triển của



doanh nghiệp.

Như vậy ta thấy đấu thầu có vai trò hết sức quan trọng, nó là cơ sở, nền

H

tảng là nhân tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của

IN

doanh nghiệp. Chính việc tham gia đấu thầu thành công là phải có sự tích luỹ

K

kinh nghiệm, tìm kiếm thông tin đa dạng, và điều quan trọng hơn là phải dựa vào
năng lực và vị thế của công ty. Việc tham gia đấu thầu và giành thắng lợi đóng

O

̣C

vai trò tích cực trong việc tạo ra công ăn, việc làm, duy trì hoạt động sản xuất

̣I H


kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.5 Các nguyên tắc đấu thầu

Đ
A

Đấu thầu xây dựng phải tuân thủ các nguyên tắc mua bán đặc thù đó là
nguyên tắc công bằng, bí mật, công khai, có đủ năng lực và trình độ, trách nhiệm.
- Nguyên tắc cạnh tranh công bằng : Các Nhà thầu tham gia thầu đều phải

được Chủ đầu tư đối xử ngang nhau, những thông tin cần thiết cần phải được cung
cấp đầy đủ, chính xác, không thiên vị bên nào và hoàn toàn công khai.
- Nguyên tắc bí mật: Chủ đầu tư phải giữ bí mật về số liệu, thông tin có liên
quan của các Nhà thầu về dự án đang được thực hiện đấu thầu, không được tiết lộ
thông tin của Nhà thầu này cho Nhà thầu khác.

11


×