Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

CHUYỂN DỊCH cơ cấu LAO ĐỘNG ở QUẬN sơn TRÀ, THÀNH PHỐ đà NẴNG TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP hóa, HIỆN đại hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 123 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề
được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả

Nguyễn Diệu Hằng

1 1


LỜI CẢM ƠN

Cơng trình nghiên cứu này là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu tại
trường đại học Kinh tế Huế mà bản thân đã lĩnh hội và thực hiên.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, bản thân đã nhận được sự giúp
đỡ của nhiều tập thể, tổ chức và cá nhân. Với tất cả tấm lịng mình tơi xin cảm ơn:
- Thầy giáo, TS. Nguyễn Đình Hiền – người đã dành nhiều thời gian và trí
lực trực tiếp giúp đỡ tận tình và hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này.
- Ban giám hiệu, phịng Khoa học Cơng nghê – Hợp tác quốc tế, Đào tạo sau
đại học, các thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên trường Đại học Kinh tế Huế đã nhiệt
tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
- Lãnh đạo các phòng ban của UBND quận Sơn Trà, cùng tồn thể các hộ
gia đình trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng đã giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu, tìm hiểu tình hình
thực tế của địa phương.
- Đảng ủy, Ban giám hiệu, Lãnh đạo bộ mơn Lí luận chính trị trường Cao


đẳng Kỹ thuật Y tế II đã tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành luận văn này.
- Tập thể lớp Cao học Kinh tế chính trị khóa 2010-2012 trường đại học Kinh
tế Huế; gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã cổ vũ, động viên và chia sẻ
Mặc dù đã cố gắng nhưng do cịn hạn chế về mặt lí luận, kinh nghiệm, nên
luận văn không thể tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết. Kính mong các Qúy
thầy cơ giáo, các chuyên gia, các nhà khoa học và đồng nghiệp, những người quan
tâm đến đề tài tiếp tục đóng góp giúp đỡ để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn sâu sắc
Tác giả luận văn
Nguyễn Diệu Hằng

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên:

NGUYỄN DIỆU HẰNG
2 2


Chun ngành:

Kinh tế chính trị

Niên khóa: 2010- 2012

Người hướng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN ĐÌNH HIỀN

Đề tài : CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở QUẬN SƠN TRÀ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG TIẾN TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA,

HIỆN ĐẠI HĨA.
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Sơn Trà là một quận vừa có vị trí thuận lợi về phát triển kinh tế, vừa là địa
bàn quan trọng về quốc phòng - an ninh, có cảng Tiên Sa là cửa khẩu quan hệ kinh
tế quốc tế không chỉ của thành phố Đà Nẵng mà của cả khu vực. Đại hôi VIII Đảng
bộ của quận đã xác định : “Tiếp tục xây dựng quận Sơn Trà trở thành một trong
những quận có vai trị là trung tâm dịch vụ của thành phố Đà Nẵng, phát triển mạnh
về dịch vụ du lịch có chất lượng cao;….; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tăng tỷ trọng ngành du lịch-dịch vụ,… từng bước thực hiện CNH, HĐH ….”.
Để đạt được những mục tiêu này, ngoài việc phải phát huy tối đa các thế mạnh,
thành phố cần có sự đánh giá khách quan về q trình CDCCLĐ nhằm thúc đẩy
CDCCKT theo hương CNH, HĐH . Xuất phát từ thực tế trên, tác giả chọn đề tài: “
Chuyển dịch cơ cấu lao động ở quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng trong tiến trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” làm đề tài nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa MácLênin, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thu thập thông tin, phương
pháp chọn mẫu kết hợp, phương pháp phỏng vấn chuyên gia.
3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận văn
Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn về CCLĐ và
CDCCLĐ ; phân tích, đánh giá thực trạng CDCCLĐ ở quận Sơn Trà, thành phố Đà
Nẵng giai đoạn 2006 – 2011. Đồng thời, đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy
quá trình CDCCLĐ trong thời gian tới.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CCKT:

Cơ cấu kinh tế
3 3



CCLĐ:

Cơ cấu lao động

CDCCKT:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

CDCCLĐ:

Chuyển dịch cơ cấu lao động

CMKT:

Chuyên môn kĩ thuật

CN:

Công nghiệp

CNH, HĐH:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNKT:

Cơng nhân kĩ thuật

CNXH:


Chủ nghĩa xã hội

GTSX:

Gía trị sản xuất

KT-XH:

Kinh tế - xã hội

LĐ:

Lao động

LLLĐ:

Lực lượng lao động

LLSX:

Lực lượng sản xuất

NSLĐ:

Năng suất lao động

PCLĐ:

Phân công lao động


QHSX:

Quan hệ sản xuất

TLSX:

Tư liệu sản xuất

TTCN:

Tiểu thủ công nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

4 4


5 5


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu biểu đồ

Tên biểu đồ


Trang

Tỷ lệ LĐ theo trình độ chun mơn kĩ thuật giai đoạn 2006-2011....70

MỤC LỤC

6 6


MỞ ĐẦU
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chuyển dịch cơ cấu lao động (CDCCLD) là một bộ phận trong chuyển dịch
cơ cấu kinh tế (CDCCKT). Trong những năm gần đây, cơ cấu lao động (CCLD) ở
Việt Nam đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực đó là tăng dần tỉ lệ lao động phi
nông nghiệp, đây trở thành một xu hướng tất yếu, và là một trong những nội dung
quan trọng có tính chiến lược và đột phá trong q trình cơng nghiệp hóa (CNH),
hiện đại hóa (HĐH) đất nước nhằm phát huy mọi nguồn lực cho sự tăng trưởng và
phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH), cải thiện đời sống nhân dân, tiến tới xây dựng xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Sơn Trà nằm về phía Đơng thành phố Đà Nẵng, trải dài theo hạ lưu phía hữu
ngạn sơng Hàn, là một quận vừa có vị trí thuận lợi về phát triển kinh tế, có đường nội
quận nối với quốc lộ 14B nối Tây Nguyên - Lào, vừa là địa bàn quan trọng về quốc
phịng - an ninh, có cảng nước sâu Tiên Sa là cửa khẩu quan hệ kinh tế quốc tế không chỉ
của thành phố Đà Nẵng mà của cả khu vực, có bờ biển đẹp, là khu vực tập trung các cơ
sở quốc phịng, có vị trí quan trọng trong chiến lược an ninh khu vực và quốc gia.
Trước đây, mỗi khi nhắc đến Sơn Trà là người ta nghĩ ngay đến một vùng
đất cách trở đị giang, những xóm chài ven sơng, biển nghèo nàn và lạc hậu, những
khu nhà chồ nhếch nhác tồn tại nhiều thập niên trong điều kiện môi sinh ô nhiễm.
Cùng với việc mở đường, các cơng trình hạ tầng khác như điện, hệ thống thốt
nước, thơng tin liên lạc, trường học, bệnh viện cũng được đầu tư xây dựng. Tốc độ

đơ thị hóa nhanh đã tạo cho Sơn Trà hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối hoàn chỉnh,
thúc đẩy kinh tế phát triển, góp phần nâng cao chất lượng sống của nhân dân. Có lẽ
đó là một trong những điều kiện quan trọng giúp Sơn Trà chuyển mạnh sang cơ cấu
kinh tế: Du lịch - dịch vụ, công nghiệp, thủy sản-nơng-lâm.
Sơn Trà đã tìm được và bắt đầu khai thác thế mạnh tiềm năng kinh tế của mình
là du lịch-dịch vụ. Đây là dấu ấn đậm nét mà Sơn Trà tạo được về kinh tế, bởi trong

7


thời gian dài trước đây, vùng đất này cứ loay hoay với nghề cá và nghề trồng hoa, rau
màu. Đô thị hóa nhanh, sản xuất nơng nghiệp bị thu hẹp thì một nghề mới cũng xuất
hiện. Sự ra đời của ngành Du lịch - dịch vụ ở Sơn Trà chứng tỏ quận đã khơi trúng
mạch, nắm được thiên thời, địa lợi, là đơ thị mà có núi, có rừng, có sơng, có suối, có
bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Nếu kết hợp tốt với Ngũ Hành Sơn và xa hơn là
thành phố cổ Hội An tạo thành chuỗi du lịch, dịch vụ sầm uất trên ban công bên bờ
Thái Bình Dương như cách nói của cố giáo sư sử học Trần Quốc Vượng.
Tốc độ phát triển của ngành Du lịch - dịch vụ thể hiện được sức sống mãnh
liệt qua những số liệu thống kê: Trong 6 năm 2006- 2011 trong lúc tốc độ tăng
trưởng GDP hằng năm ở Sơn Trà là 8,6%, ngành Công nghiệp-xây dựng chỉ tăng
4,2% thì ngành Du lịch-dịch vụ tăng 14,9%. Dù mới nhưng ngành Du lịch-dịch vụ
chiếm 44,5% tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn.
Và để tiếp tục thực hiên nhiêm vụ CDCCKT theo hướng CNH, HĐH ngoài
việc phát huy tối đa các thế mạnh của địa phương, quận Sơn Trà cần có sự nhìn
nhận, đánh giá khách quan và đúng đắn về q trình CDCCLĐ. Từ đó tạo ra những
cú hích nhằm tác động váo quá trình CDCCLĐ phù hợp với cơ cấu ngành kinh tế,
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, đồng thời góp phần thực hiện thành
cơng các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội của quận Sơn Trà nói riêng cũng như
của thành phố Đà Nẵng nói chung.
Xuất phát từ thực tế nói trên, tác giả chọn đề tài “Chuyển dịch cơ cấu lao

động ở quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp.
2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Trong những năm qua ở nước ta đã có một số cơng trình nghiên cứu vấn đề
CDCCLĐ, hoặc những vấn đề liên quan đến CDCCLĐ trong tiến trình CNH, HĐH
đất nước. Tơi xin nêu một số cơng trình như sau:
- Chuyển dịch cơ cấu lao động trong xu hướng hội nhập quốc tế. PGS.TS
Phạm Qúi Thọ - NXB Lao động – xã hội, 2006.
- Qúa trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nước ta – Luận án Phó tiến sĩ kho học kinh tế
của Lê Dỗn Khải – Học viện chính trị Hồ Chí Minh, năm 2001.

8


- Luận văn PTS khoa học kinh tế “ Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn
nhằm tạo việc làm, sử dụng hợp lí nguồn lao động vùng đơng bằng Sông Hồng” của
Trần Thị Tuyết.
- Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển kinh tế nông nghiệp Việt Nam
theo hướng CNH, HĐH từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI trong thời đại kinh tế tri thức –
Lê Quốc Sử - NXB Thống kê, 2001
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn miền Đông Nam Bộ theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa – TS.Phạm Hùng – NXB Nơng nghiệp Hà Nội, 2002
Và một số bài viết có liên quan đến vấn đề này.
Những nghiên cứu trên đã ít nhiều đề cập đến những cơ sở lí luận của
CDCCLĐ, do đó nó có giá trị cung cấp những tư liệu quan trọng cho tác giả nghiên
cứu những vấn đề lí luận chung. Tuy nhiên, các cơng trình trên hoặc chỉ đi sâu xem
xét riêng từng vấn đề trong CDCCLĐ, chuyển dịch CCKT, hoặc chỉ giới hạn lại
trong phạm vi nghiên cứu đã định, chưa đi sâu nghiên cứu vấn đề CDCCLĐ trong
tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang diễn ra ở quận Sơn Trà, thành

phố Đà Nẵng. Việc tiếp cận vấn đề vẫn còn mới và cần được nghiên cứu một cách
có hệ thống. Vì vậy đây là một đề tài khá mới mẻ, không trùng với bất cứ đề tài
luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ hoặc cơng trình nghiên cứu nào đã được cơng bố
trước đây.
3.MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1 Mục đích
Đánh giá thực trạng CCLĐ ở quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng hiện nay. Trên
cơ sở đó, đề xuất các phương hướng, giải pháp thúc đẩy quá trình CDCCLĐ theo
hướng CNH, HĐH ở quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài phải thực hiện được các nhiệm vụ sau đây:
Một là, Hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn về lao động, CCLĐ,
CDCCLĐ, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ; nội dung và vai trị của CDCCLĐ trong
tiến trình CNH, HĐH.
9


Hai là, Nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm phát triển của một số địa phương
trong nước cũng như của một số quốc gia để rút ra kinh nghiệm cho quá trình
CDCCLĐ của quận Sơn Trà.
Ba là, Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình CDCCLĐ trên địa bàn quận Sơn
Trà, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2007 – 2011
Bốn là, Phân tích những thành tựu và hạn chế cùng những vấn đề đặt ra trong
quá trình CDCCLĐ ở quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
Năm là, Đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm thú đẩy CDCCLĐ ở quận
Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
4.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu CDCCLĐ ở quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng trong
tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

4.2. Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
+ Về thời gian: Giai đoạn 2006 – 2011, định hướng giải pháp đến năm 2020
+ Về nội dung: Các nội dung chủ yếu của CCLĐ và CDCCLĐ theo hướng
CNH, HĐH.
5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận và lý luận kinh tế
chính trị của chủ nghĩa Mác – Lênin và dựa trên đường lối chính sách của Đảng và
Chính phủ. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả cịn sử dụng một số phương
pháp chủ yếu sau: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử,
phương pháp thu thập tài liệu. Ngồi ra, trong q trình xử lí tư liệu chúng tơi cịn
sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, liên ngành như: so sánh,
đối chiếu, thống kê, phân tích, tổng hợp.
Về tư liệu sơ cấp, tác giả lựa chọn các phương pháp: chọn mẫu kết hợp, phân
tổ, phân tích số liệu thống kê, phỏng vấn chuyên gia.

10


6.Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

6.1.Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về CCLĐ và
CDCCLĐ, khẳng định những xu hướng của quá trình CDCCLĐ trong tiến trình
CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay.


6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài đã phân tích, khảo sát, đánh giá thực trạng CDCCLĐ ở quận Sơn Trà,
thành phố Đà Nẵng, từ đó xây dựng phương hướng và đề xuất các giải pháp phù
hợp với đặc điểm tự nhiên, KT-XH, thúc đẩy CDCCLĐ ở quận Sơn Trà.
7.BỐ CỤC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung của
đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ
cấu lao động trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Chương 2: Thực trạng CDCCLĐ ở quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng trong
tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp cơ bản thúc đẩy CDCCLĐ trong tiến
trình CNH, HĐH trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.

11


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CẤU LAO
ĐỘNG
VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG
TIẾN TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA
1.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG
VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Lao động
Học thuyết về LĐ của chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định: Lao động chính là
hành động lịch sử vĩ đại mà con ngươì có được để tạo nên sự khác biệt bản chất
giữa con người với thế giới loài vật, là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
C.Mác viết: “ Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự

nhiên, một q trình trong đó, bằng mọi hoạt động của chính mình, con người làm
trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên. Bản thân con
người đối diện với thực thể của tự nhiên với tư cách là một lực lượng của tự
nhiên…Trong khi tác động vào tự nhiên ở bên ngồi thơng qua sự vận động đó, và
làm thay đổi tự nhiên, con người cũng đồng thời làm thay đổi bản tính của chính
nó.” [4, 274].
Rõ ràng lao động sản xuất ra của cải vật chất là quá trình biểu hiện mang tính
lịch sử của quan hệ biện chứng giữa con người với tự nhiên và con người với xã hội.
Theo đó, chủ nghĩa Mác đã chỉ ra lao động của lồi người có 2 đặc trưng sau đây:
Thứ nhất, Lao động của con người là một hoạt động có mục đích,“ Con
người khơng chỉ làm biến đổi cái tự nhiên cung cấp; trong những cái do tự nhiên
cung cấp, con người cũng đồng thời thực hiện cái mục đích tự giác của mình, mục
đích ấy quyết định phương thức hành động của họ giống như một quy luật và bắt ý

12


chí của họ phải phục tùng nó...”[5, 275] Con người vận dụng công cụ LĐ để tác
động cải biến tự nhiên thành sản phẩm phục vụ cho con người.
Thứ hai, Việc sử dụng và sáng tạo những tư liệu lao động kết hợp với đối
tượng lao động tạo ra các sản phẩm theo một mục đích đã được định sẵn là một nét
đặc trưng riêng trong quá trình lao động của con người.
Tóm lại, ta có thể khái quát: Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức
của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong đời sống con
người. Hay LĐ là hoạt động hữu ích của con người nhằm sáng tạo ra của cải vật
chất và tinh thần cần thiết để thỏa mãn nhu cầu cá nhân, của một nhóm người, của
cả doanh nghiệp, của toàn xã hội.
1.1.1.2. Lực lượng lao động
Dân số của một quốc gia bao gồm dân số trong độ tuổi lao động và dân số
ngoài độ tuổi lao động. Theo Luật lao động Việt Nam thì tuổi lao động là độ tuổi từ

15 đến hết 60 (đối với nam) và 55 (đối với nữ).
Dân số trong độ tuổi lao động lại được chia làm hai bộ phận là dân số hoạt
động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế. Dân số hoạt động kinh tế là những
người trong độ tuổi lao động, đang có việc làm, hoặc có nhu cầu và nỗ lực tìm kiếm
việc làm, bao gồm cả những người thất nghiệp. Thất nghiệp, trong kinh tế học, là
tình trạng người lao động muốn có việc làm mà khơng tìm được việc làm. Tỷ lệ thất
nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao
động xã hội.
Dân số khơng hoạt động bao gồm những người cịn lại trong độ tuổi lao
động mà khơng thuộc nhóm dân số hoạt động kinh tế. Nhóm dân số này bao gồm :
những người khơng có khả năng làm việc do ốm đau, tàn tật, mất sức kéo dài;
những người nội trợ cho gia đình và khơng được trả cơng; học sinh, sinh viên trong
độ tuổi lao động; những người không hoạt động kinh tế vì những lí do khác.
Dân số hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi địa phương có thể bao gồm
cả những người ngồi độ tuổi lao động, song phần lớn vẫn là những người trong độ
tuổi lao động. Do đó, đối tượng nghiên cứu chính của những nhà kế hoạch nghiên
cứu về lao động việc làm vẫn là bộ phận dân số hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao

13


động. Đó chính là lực lượng lao động.
Như vậy, LLLĐ (Lực lượng lao động) của một quốc gia hay một địa phương
là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia lao động, có mong
muốn lao động, đang có việc làm hoặc đang tìm việc làm. LLLĐ bao gồm những
người có việc làm và những người chưa có việc làm nhưng đang tìm việc làm (gọi
là những người thất nghiệp).
1.1.1.3. Nguồn lao động (nguồn nhân lực)
Theo ILO, Nguồn nhân lực của một quốc gia là tồn bộ những người trong
độ tuổi có khả năng tham gia lao động .

Nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa:
Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản
xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Do đó, nguồn nhân lực
bao gồm tồn bộ dân cư có thể phát triển bình thường.
Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn
lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao
động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá
nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực
của họ được huy động vào quá trình lao động.
Theo tổng cục thống kê Việt Nam, Nguồn lao động gồm những người đủ 15
tuổi trở lên có việc làm và những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao
dộng nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ trong gia đình mình,
khơng có nhu cầu làm việc, những người thuộc tình trang khác (bao gồm cả những
người nghỉ hưu trước tuổi theo qui định của Luật Lao Động).
Như vậy, khái niệm nguồn lao động rộng hơn khái niệm LLLĐ, nó khơng
những bao gồm LLLĐ mà còn bao gồm cả một bộ phận dân số từ 15 tuổi trở lên có
khả năng lao động, kể cả những người đang học, nội trợ gia đình, khơng có nhu
cầu làm việc hoặc trong tình trạng khác.
1.1.1.4. Cơ cấu lao động
Theo quan niệm của một số nhà nghiên cứu cho rằng: Cơ cấu biểu thị cấu

14


trúc của một hệ thống, gồm nhiều bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau; cơ cấu
biểu hiện mối quan hệ về tỷ trọng giữa các bộ phận hợp thành so với tổng thể hoặc là
tỷ lệ giữa các bộ phận với nhau, bộ phận này tăng thì bộ phận kia giảm và ngược lại.
[1]
Như vậy, vận dụng quan điểm trên ta có thể đưa ra khái niệm: Cơ cấu lao
động là một phạm trù kinh tế, thể hiện tỷ trọng của từng yếu tố lao động theo các

tiêu thức khác nhau trong tổng thể hoặc tỷ lệ của từng yếu tố so với một yếu tố khác
được tính bằng phần trăm.
Về phân loại, có hai loại cơ cấu lao động được xem xét, đó là: Cơ cấu cung
lao động và cơ cấu cầu lao động.
-Cơ cấu cung lao động được xác định qua các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu số
lượng, chất lượng của nguồn lao động, như vậy để xác định cơ cấu cung lao động
chúng ta cần phải xác định được: những người bước vào độ tuổi lao động, những
người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, nhưng chưa có việc làm; những
người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, chưa có việc làm và có nhu cầu
làm việc; nhưng người có nguy cơ bị mất việc làm và trình độ học vấn của nguồn
lao động. Mặt khác khi nghiên cứu cung lao động chúng ta cần phải quan tâm đến
chất lượng lao động cần phải biết được những thơng tin: Họ tên, tuổi, giới tính, tình
trạng sức khoẻ, chỗ ở; trình độ đào tạo, khả năng và sở thích của mỗi người lao
động; nhu cầu làm việc, đây là vấn đề quyết định đến năng suất lao động, hiệu quả
của quá trình sản xuất kinh doanh.
-Cơ cấu cầu lao động được xác định bằng các tỷ lệ lao động theo ngành,
vùng, khu vực, thành phần kinh tế, tình trạng việc làm,...
Khi xác đinh cơ cấu cầu lao động chúng ta sẽ xác định được: các đơn vị hành
chính từ cấp xã phường thị trấn; các đơn vị sử dụng lao động như các doanh nghiệp,
cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động số việc làm trong nền kinh tế quốc dân và lao
động làm việc trong các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế giúp cho việc
hoạch định phát triển các vùng kinh tế, các ngành kinh tế, không bị cản trở bởi vấn
đề nguồn lao động bị mất cấn đối. Đồng thời tạo ra sự chun mơn hố cao giữa các

15


ngành, các vùng, thực hiện sự phân công lao động hợp lý. Mặt khác, cơ cấu cầu lao
động xác định được: số lao động đang được sử dụng, số chỗ làm việc còn trống và
yêu cầu đối với người lao động khi đảm đương công việc ở chỗ làm việc trống đó,

số lượng người thất nghiệp và có việc làm định hướng để có các chính sách phát
triển, đầu tư hợp lý với cơ cấu lao động, làm cho cơ cấu kinh tế phù hợp với cơ cấu
lao động, giảm số người thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động.
Dưới cơ chế nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, cơ cấu lao động hình thành
chủ yếu là do sự áp đặt của nhà nước thông qua phân công bố trí lao động xã hội,
theo kế hoạch sản xuất từ trên giao xuống. Trong cơ chế thị trường thì cơ cấu lao
động được hình thành chủ yếu thơng qua quan hệ cung cầu lao động trên thị trường
lao động tổng thể và khu vực. Tuy vậy, vai trò của Nhà nước có ý nghĩa hết sức
quan trọng và điều tiết thơng qua những chính sách phát triển kinh tế, để có được cơ
cấu lao động hợp lý, phủ hợp với cơ cấu kinh tế và mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội. Về nguyên tắc, cơ cấu lao động phải phù hợp với cơ cấu kinh tế vì nó phản ánh
trình độ phát triển của nền kinh tế và trình độ văn minh của xã hội. Vì thế, theo quy
luật phát triển không ngừng của xã hội mà cơ cấu lao động ln biến đổi, đó là sự
chuyển dịch cơ cấu lao động.
1.1.1.5. Chuyển dịch cơ cấu lao động
Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi về lượng các thành phần trong lực
lượng lao động để tạo nên một cơ cấu mới. Là sự chuyển dịch nguồn lao động từ
ngành này sang ngành khác, từ khu vực này đến khu vực khác, sự thay đổi lao động
giữa các nghề, giữa các cấp trình độ,...hay chuyển dịch cơ cấu lao động chính là sự
chuyển hố từ cơ cấu lao động cũ sang cơ cấu lao động mới phù hợp hơn với quá
trình phát triển kinh tế xã hội và trình độ phát triển nguồn nhân lực của đất nước.
Thực chất của chuyển dịch cơ cấu lao động là q trình tổ chức và phân cơng
lại lực lượng lao động qua đó làm thay đổi quan hệ tỷ trọng giữa các bộ phận của
tổng thể.
Do đặc điểm của nguồn lao động ở Việt Nam, nên chuyển dịch cơ cấu lao
động ở nước ta chủ yếu theo hướng chuyển lao động nông nghiệp, nông thôn sang

16



lao động công nghiệp, dịch vụ ở các thành thị và khu công nghiệp cũng như ở ngay
tại khu vực nông thôn.
*Về nội dung chuyển dịch cơ cấu lao động bao gồm những loại chuyển dịch sau:
- Chuyển dịch cơ cấu chất lượng lao động bao gồm sự thay đổi về trình độ học
vấn, đào tạo ngành nghề, thể lực, ý thức, thái độ và tinh thần trách nhiệm trong lao
động,... suy cho cùng, đây là những nội dung chính của phát triển nguồn nhân lực.
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước việc xác định dịch
chuyển cơ cấu chất lượng lao động là vấn đề hết sức cấp thiết và quan trọng. Cơng
nghiệp hố hiện đại hố đất nước là đưa đất nước từ tình trạng lạc hậu với nền kinh
tế tự cung tự cấp, chủ yếu dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế mở với
thế mạnh là công nghiệp và dịch vụ. Để thực hiện được cần phải có một đội ngũ lao
động với trình độ chun mơn cao, do đó cần thực hiện chuyển dịch cơ cấu chất
lượng lao động, nâng cao trình độ chun mơn cho người lao động là vấn đề hàng
đầu cần được sự định hướng trong chiến lược phát triển kinh tế của nhà nước.
- Chuyển dịch cơ cấu cầu lao động (hay chuyển dich cơ cấu việc làm) bao
gồm: Sự thay đổi về cơ cấu lao động theo ngành nghề, theo vùng, sự thay đổi các
loại lao động (chủ thợ, tự làm việc), sự thay đổi cơ cấu lao động theo các hình thức
sở hữu (hoặc thành phần kinh tế). Tất cả các hình thức chuyển dịch cơ cấu sử dụng
lao động trên đều góp phần làm cho cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu nền kinh
tế, phát huy được tiềm năng của lực lượng lao động, thúc đẩy sự phát triển nền kinh
tế lành mạnh, bền vững. Tận dụng được lợi thế của lao động góp phần thồn thiện
việc phân cơng lao động trong quá trình phát triển nền kinh tế.
Như vậy, chuyển dịch cơ cấu lao động là một khái niệm nêu ra trong một
không gian và thời gian nhất định, làm thay đổi chất lượng lao động. Cơ cấu lao
động được chuyển dịch tuỳ theo sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, phục vụ và đáp
ứng cho chuyển dịch của cơ cấu kinh tế. Ngoài ra, cơ cấu lao động được chuyển
dịch nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự hấp dẫn của nghề nghiệp,
điều kiện làm việc, hưởng thụ của ngành nghề mới sẽ chuyển dịch sang làm việc; sự
chỉ đạo của Đảng và Nhà nước thơng qua các cơ chế, chính sách cụ thể... Tuy nhiên,
khi cơ cấu lao động được chuyển dịch thuận lợi, lại tạo điều kiện cho chuyển dịch

cơ cấu kinh tế thuận lợi và đòi hỏi phải chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế.
1.1.2. Tính tất yếu của CDCCLĐ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
17


1.1.2.1. Những tiền đề cần thiết cho sự chuyển dịch cơ cấu lao động
Thứ nhất, NSLĐ trong nông nghiệp ngày càng tăng nhờ sự phát triển của
khoa học- công nghệ, đảm bảo vấn đề an ninh lương thực của quốc gia.
Trong học thuyết về phân công lao động xã hội, các nhà kinh tế học Mác-xít
khơng chỉ nêu rõ những tiền đề vật chất mà còn khẳng định vai trò quan trọng của
mơi trường thể chế đối với q trình chuyển dịch cơ cấu lao động. Những tiền đề
vật chất được đề cập ở đây đó là có sự tách rời giữa thành thị và nông thôn; quy mô
và mật độ của dân số; mức năng suất lao động trong nơng nghiệp.[6,157]
Về ngun tắc, mức năng suất lao động nói trên phải có khả năng đáp ứng
được đầy đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm cho tồn xã hội. Cịn mơi trường thể
chế đóng vai trị ''bà đỡ” cho q trình chuyển dịch cơ cấu lao động chính là sự phát
triển của cuộc cách mạng công nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường.
Do đó, tiền đề đầu tiên của CDCCLĐ đó là tăng năng suất lao động trong
nơng nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, có tích lũy trong nơng nghiệp.
Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế đi lên từ nông nghiệp, lao động nông
nghiệp chiếm 60% tổng lao động xã hội. Thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp làm đổi
mới PTSX thúc đẩy sự phát triển của LLSX, tăng NSLĐ, nâng cao chất lượng, hiệu
quả, sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường. Đồng thời sẽ tất yếu dẫn đến cấu tạo
hữu cơ của tư bản cao lên, nông nghiệp sẽ phát triển thành nơng nghiệp hiện đại, LĐ
trong nơng nghiệp theo đó mà giảm dần. Chính vì vậy, khi NSLĐ trong nơng nghiệp
tăng lên, hao phí LĐ trong nơng nghiệp giảm thì cả số lượng LĐ và thời gian LĐ
thực tế giảm, dẫn đến LĐ trong khu vực nông nghiệp dư thừa. Đây là tiền đề cơ bản
chuyển LĐ từ nông nghiệp sang hoạt động phi nơng nghiệp.
Nơng nghiệp có vị trí quan trọng trong sự phát triển của nước ta, chiếm tỉ
trọng lớn trong GDP đặc biệt là việc cung cấp lương thực trong nước và xuất khẩu

ra nước ngoài. Sản phẩm nông nghiệp Việt Nam sản xuất hơn 20 năm qua đã đáp
ứng nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản trong cả
nước Sự phát triển của nơng nghiệp, nơng thơn có ý nghĩa quan trọng đối với các
ngành công nghiệp dịch vụ và sự nghiệp CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân. Như

18


vậy, việc giải quyết vấn đề đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước, nâng cao hiệu
quả xuất khẩu là nền tảng cho sự phát triển ổn định đất nước, thúc đẩy CDCCKT và
CDCCLĐ nông thôn.
Thứ hai, là sự phát triển của các ngành công nghiệp dịch vụ đã thu hút lượng
LĐ dư thừa từ nông nghiệp giúp phân công hợp lí lao động trong xã hội, giải quyết
vấn nạn thất nghiệp cũng như các vấn đề xã hội.
Trong học thuyết về tái sản xuất tư bản xã hội, vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao
động được các nhà kinh tế học mác-xít nghiên cứu thơng qua q trình chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế quốc dân.
Do tốc độ phát triển khác nhau nên quy mơ và trình độ sản xuất của các
ngành sẽ dần thay đổi, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và chuyển
dịch cơ cấu lao động. Tuy nhiên, q trình chuyển dịch nói trên chỉ có thể xảy ra
khi nền sản xuất xã hội đã phát triển tới một trình độ nhất định. Trong đó những
tiền đề vật chất để đảm bảo cho q trình chuyển dịch này như: Quy mơ tích tụ
và tập trung vốn, mức năng suất lao động trong khu vực sản xuất tư liệu tiêu
dùng… phải đạt được ở mức độ cho phép.
Ở giai đoạn hướng tới có việc làm đầy đủ: Lao động nơng nghiệp bắt đầu có
sự chuyển dịch sang các ngành nghề khác, như: chế biến lương thực, thực phẩm
hoặc các hoạt động dịch vụ phi nông nghiệp.
Đây là tiền đề căn bản của sự phân công lao động xã hội. Năng suất và thu
nhập trong nông nghiệp và dịch vụ là hai yếu tố quyết định cho quá trình CDCCLĐ
theo hướng CNH, HĐH và sản xuất hàng hóa lớn. Do vậy, sự chênh lệch về thu

nhập giữa LĐ ở các khu công nghiệp, các nhà máy với thu nhập từ sản xuất nơng
nghiệp là lí do cơ bản CDCCLĐ.
Hiện nay ở Việt Nam , GDP khu vực nông nghiệp thấp nên tốc độ thu nhận
LĐ có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân là do NSLĐ trong khu vực này thấp hơn
nhiều so với khu vực công nghiệp và dịch vụ, điều này chứng tỏ LĐ trong nơng
nghiệp cũng hạn chế hơn. Bên cạnh đó, mức tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp thấp

19


hơn nhiều so với lĩnh vực phi nông nghiệp và khoảng cách chênh lệch đó ngày càng
lớn. Chính vì thế, người LĐ có xu hướng rời bỏ nơng nghiệp ngày càng nhiều.
LLLĐ ở Việt Nam hàng năm tăng 1,2 triệu người, trong khi đó khu vực nơng
nghiệp chỉ tăng thêm 250.000 việc làm mỗi năm. Để giải quyết được lượng LĐ thừa
trong nơng nghiệp đó địi hỏi phải phát triển công nghiệp và dịch vụ, thực hiện
CDCCLĐ nông thôn.
1.1.2.2. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là hai vấn đề có
mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Cái này vừa là tiền đề cho cái kia,
lại vừa là kết quả có được từ cái kia.
Trước hết, cơ cấu lao động phải được chuyển dịch tuỳ theo sự chuyển dịch của
cơ cấu kinh tế, phục vụ và đáp ứng cho chuyển dịch của cơ cấu kinh tế. Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế đóng vai trị như đầu tàu, dẫn dắt chuyển dịch cơ cấu lao động.
Các chủ trương, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ quyết định ngành nào
tăng về tỷ trọng đóng góp trong GDP và tỷ trọng ngành nào giảm. Như một kết quả
tất yếu, một ngành phát triển thì sẽ kéo theo nhu cầu về lao động của ngành đó sẽ
tăng lên. Do đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một định hướng cho chuyển dịch cơ
cấu lao động.
Mặt khác, khi cơ cấu lao động được chuyển dịch thuận lợi, lại tạo điều kiện

cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh chóng và địi hỏi phải chuyển dịch
nhanh cơ cấu kinh tế. Lao động, hay cụ thể hơn là nguồn nhân lực, là yếu tố then
chốt, đóng vai trò quyết định tới sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Do đó,
chuyển dịch cơ cấu lao động là điều kiện tiên quyết cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế
thành cơng.
Bởi thế nên khi xem xét q trình chuyển dịch cơ cấu lao động của một
vùng, một địa phương, nhất thiết phải đặt nó trong mối quan hệ với chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, coi chuyển dịch cơ cấu kinh tế như một trong những tiêu chí để đánh
giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu lao động.

20


1.1.2.3. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu cung lao động và chuyển
dịch cơ cấu cầu lao động.
Các loại chuyển dịch lao động có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau rất
chặt chẽ. Nhìn chung thì muốn chuyển dịch cơ cấu cầu lao động đòi hỏi phải có sự
chuyển biến về cơ cấu chất lượng lao động đến một mức độ cần thiết. Ngược lại
chuyển dịch thích hợp về cơ cấu lao động, tức là đạt tới sự phân công lao động hợp
lý là điều kiện để tăng trưởng kinh tế và sự tăng trưởng này đến lượt nó lại đặt ra
những nhu cầu chuyển dịch mới về chất lượng lao động.
Ngay trong bản thân sự chuyển dịch về cơ cấu chất lượng hay cơ cấu sử
dụng lao động cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cơ cấu theo trình độ học vấn
là tiền đề không thể thiếu được để tạo nghề nghiệp, tiếp thu kỹ thuật công nghệ mới.
Thể lực của người lao động tạo điều kiện để phát triển trí lực, tức là có ảnh hưởng
tới văn hố, đào tạo nghề nghiệp.
1.1.2.4. Tính tất yếu của CDCCLĐ đối với sự phát triển kinh tế xã hội
Các nước trong khu vực bước vào thời kỳ cơng nghiệp hố từ rất sớm.
Malaixia đẩy mạnh cơng nghiệp hố từ năm 1981. Singapo thúc đẩy cơng nghiệp
theo hướng xuất khẩu từ năm 1967. Hàn Quốc chuyển sang đẩy mạnh cơng nghiệp

hố và cơng nghiệp nặng từ năm 1973 đến năm 1979. Đài loan cơng nghiệp hố
thay thế nhập khẩu từ năm 1953-1957 và đẩy mạnh công nghiềp từ năm 1973-1977.
Kinh nghiệm của các nước này cho thấy, để đáp ứng u cầu cơng nghiệp
hố phải có một cơ cấu lao động tương thích mà đặc biệt phải chuyển hoá về chất
lượng lao động là quan trọng nhất.
CDCCLĐ đúng hướng phù hợp với CDCCKT sẽ tạo ra tác động tích cực tới
sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, biểu hiện ở các khía cạnh sau:
- CDCCLĐ thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH. Để đảm bảo các sản phẩm
của nông, lâm, ngư nghiệp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong nước cũng như xuất
khẩu thì phải áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật nhằm tăng năng suất, nâng cao
số lượng cũng như chất lượng sản phẩm trong các ngành này. Bên cạnh đó, các
ngành cơng nghiệp, dịch vụ như cơng nghiệp chế biến, thủ công nghiệp, công nghiệp

21


nhẹ… sẽ hỗ trợ tạo cơ sở vật chất để phát triển nghiên cứu và ứng dụng khoa học
công nghệ, tăng sức mạnh cạnh tranh sản phẩm nội địa với sản phẩm nước ngoài.
- CDCCLĐ phù hợp sẽ giải quyết được các vấn đề xã hội như thu nhập của
người LĐ, thất nghiệp. LĐ chuyển từ ngành nông nghiệp sang cách ngành cơng
nghiệp, dịch vụ sẽ có mức thu nhâp cao hơn, có điều kiện để cải thiện đời sống.
Ngồi ra, CDCCLĐ tạo việc làm cho những LĐ thiếu việc làm trong xã hội.
CDCCLĐ còn tác động đến đào tạo nghề, nâng cao chất lượng người LĐ,
phân công LĐ hợp lí phù hợp với yêu cầu của xã hội trong quá trình CDCCKT
hướng tới thực hiện CNH, HĐH.
Ở nước ta, theo nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng khố VII:
Xúc tiến cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hoá là yêu cầu cấp bách nhằm đẩy
lùi nguy cơ tụt hậu kinh tế, đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách vững
chắc, có hiệu quả [15]. Vì thế phải có sự chuyển dịch tương ứng về cơ cấu lao động
và đổi mới cơ cấu lao động theo ngành, theo vùng, theo nghề, theo thành phần kinh

tế, cơ cấu chất lượng lao động một cách hợp lý là điều kiện để thúc đẩy cơng nghiệp
hố đất nước.
1.1.2.5.

Ý nghĩa của CDCCLĐ trong nền kinh tế ở Việt Nam

- Chuyển dịch cơ cấu lao động tạo ra điều kiện thực hiện chuyển dịch cơ cấu
kinh tế hợp lí, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động góp vào sự phân bố lại hợp lý giữa các vùng,
các ngành nghề, tạo điều kiện cho người lao động lựa chọn được nghề phù hợp,
mang lại thu nhập cao hơn, tăng cơ hội tìm được việc làm.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động góp phần làm cung và cầu lao động xích lại
gần nhau và do đó được coi là một giải pháp tạo việc làm tích cực
- Chuyển dịch cơ cấu lao động làm tăng tỷ trọng lao động có đào tạo, đây là
điều kiện tiên quyết để thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại
hoá đất nước, và là yếu tố quyết định cho sự hội nhập quốc tế thắng lợi.
Ở nông thôn nước ta chuyển dịch cơ cấu lao động theo nghề để tăng dần
tỷ trọng lao động phi nông nghiệp, thực hiện đa dạng hố nơng nghiệp là giải

22


pháp duy nhất để hạn chế thiếu việc làm, thực hiện chính sách xố đói giảm
nghèo. Đặc biệt, dịch chuyển cơ cấu chất lượng lao động làm tăng tỷ trọng lao
động có đào tạo là điều kiện bảo đảm thực hiện thành cơng u cầu của cơng
nghiệp hố - hiện đại hố.
1.2.CDCCLĐ TRONG TIẾN TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HÓA
Ở VIỆT NAM
1.2.1.Mối quan hệ giữa CNH, HĐH với lao động, việc làm
Việt Nam là một quốc gia đi lên từ nơng nghiệp, nền kinh tế kém phát triển,

vì vậy để xây dựng cơ sở vật chất hiện đại về con người, khoa học và công nghệ ;
thực hiện CNH, HĐH là nhiệm vụ trung tâm mà Đảng ta đã xác định trong suốt thời
kì quá độ lên CNXH. Kế thừa có chọn lọc và phát triển những tri thức văn minh của
nhân loại vào điều kiện cụ thể của nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra
quan niệm về CNH, HĐH như sau :
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là q trình chuyển đổi căn bản, tồn diện
các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng
sức lao động thủ cơng là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức LĐ với công
nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công
nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra NSLĐ xã hội cao. [15, 554]
Với định nghĩa trên đây ta có thể rút ra những đặc trưng cơ bản về nội dung
của khái niệm cơng nghiệp hóa
Thứ nhất, cơng nghiệp hóa là một giai đoạn của q trình phát triển, là một
sự biến đổi cơ cấu của nền kinh tế từ một nền kinh tế nông nghiệp và thủ công
nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ.
Thứ hai, giai đoạn phát triển này được đánh dấu sự thay đổi cơ bản về tính
hiệu quả, tính cơng nghiệp, tính bền vững của sự phát triển.
Thứ ba, cơng nghiệp hóa làm tăng qui mơ thị trường, bên cạnh thị trường
hàng hóa xuất hiện các thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường cơng nghệ.
Các dịch vụ tín dụng, ngân hàng và nhiều dịch vụ khác tăng mạnh.
Do vậy, rõ ràng các nước phát triển đã trải qua giai đoạn này, còn các nước
đang phát triển một khi đã có đủ một số điều kiện nhất định thì dứt khốt phải nghĩ tới
giai đoạn cơng nghiệp hóa. Đó là nguyện vọng chính đáng của bất kỳ quốc gia nào.
23


Thực chất của CNH, HĐH đối với Việt Nam lúc này là sự tổng hợp của các
yêu cầu cơ giới hóa, điện khí hóa, tự động hóa, hiện đại hóa, khoa học hóa,... được
thực hiện thích hợp, đồng bộ trong mọi ngành sản xuất và trong mọi hoạt động xã
hội, trong cả nước và ở từng địa phương, trong mỗi con người ở bất cứ vị trí nào.

Mục tiêu chung nhất của CNH, HĐH là xây dựng nước ta thành một nước cơng
nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến
bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng , đời sống vật chất và tinh thần cao,
quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh.
Từ nay đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một
nước cơng nghiệp. Với mục tiêu đó, nhiệm vụ của CNH, HĐH là:
- Xác định một số cơ cấu kinh tế hợp lí với các ngành cơng nghiệp khá tồn
diện, có tác dụng tích cực bảo đảm trang bị kĩ thuật cho sự phát triển về chất của
bản thân ngành công nghiệp và các ngành khác, các ngành nơng nghiệp và dịch vụ
phát triển với trình độ cao, chiếm tỉ trọng tương xứng trong tổng giá trị sản phẩm
quốc dân.
- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại tiên tiến đưa khoa học và công
nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong mọi ngành; từng bước tăng cường
trình độ tri thức trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động và
năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ và hoạt động,
nâng cao điều kiện mức sống của mọi người dân.
- Xây dựng ý thức kỷ luật lao động, nếp sống và sinh hoạt xã hội, cách tổ
chức quản lý các hoạt động trong cộng đồng theo phong cách công nghiệp.
- Xây dựng một xã hội công bằng dân chủ văn minh mọi người đều nghiêm
túc chấp hành theo luật trong mọi hoạt động xã hôi.
Như vậy, nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới, đẩy nhanh cơng
nghiệp hố hiện đại hố đất nước - phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta căn bản trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong chiến lược phát triển đó,
Đảng và Nhà nước rất coi trọng nguồn nhân lực. Coi phát triển nguồn nhân lực là
chìa khố, là khâu đột phá của sự thành công trong giai đoạn mới của cách mạng.

24


Hơn thế phát triển nguồn nhân lực lại còn là yếu tố quan trọng của sự phát triển

nhanh và ổn định. Để xây dựng một nền kinh tế phát triển mạnh và bền vững, khơng
thể dựa hồn tồn vào vay, mượn hay bỏ tiền ra mua công nghệ của nước ngoài, dựa
vào tài nguyên thiên nhiên, vào số lượng các mỏ than, giếng dầu mà phải biết phát
huy yếu tố con người. Đây là bài học rút ra từ thực tiễn của phần nhiều nước trên thế
giới có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo...
Yếu tố dân số và lao động vừa là điều kiện vừa là mục tiêu tác động đến quá
trình CNH, HĐH của đất nước. Đây là nhân tố quan trọng bậc nhất trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của nước ta nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Với
dân số trẻ và có học vấn tương đối cao, để tiếp thu chuyển giao công nghệ, nhất là lao
động đã qua đào tạo, thực sự là nguồn lực to lớn của phát triển. Lực lượng lao động
trẻ và có học thức là vốn q, nếu được phát huy tốt sẽ tạo ra động lực để phát triển.
Nhưng cũng cần thấy rằng : nếu lực lượng lao động khơng được khuyến khích đủ
mức, trình độ tay nghề thấp, thậm chí thiếu việc làm, thì sự dồi dào của nguồn lao
động lại có thể trở thành gánh nặng cho nền kinh tế, ảnh hưởng tới tốc độ của q
trình CNH, HĐH .
Đến lượt nó CNH, HĐH lại có tác động đến vấn đề lao động việc làm, tùy
thuộc vào nhiều yếu tố mà có tác dụng tích cực hoặc tiêu cực (trình độ cơng nghệ
ứng dụng trong sản xuất, năng lực quản lí...) Tốc độ CNH, HĐH càng nhanh, trình
độ CNH, HĐH càng cao, thành tựu khoa học được ứng dụng trong sản xuất sẽ làm
cho năng suất lao động tăng, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Trên cơ
sở đó hình thành nên các cơ sở cản xuất mới, ngành nghề mới, từ đó thu hút nhiều
lao động, tạo điều kiện giải quyết việc làm. Ngược lại nếu vận dụng thiết bị máy
móc khơng gắn liền với giải quyết việc làm ( do năng suất lao động tăng lên, số
người là việc dư ra) vơ tình làm ảnh hưởng xấu đến đời sống của người lao động.
Với điều kiện thành phố Đà Nẵng nói chung cũng như ở địa bàn quận Sơn
Trà nói riêng, số lượng lao động ngày càng gia tăng, chất lượng lao động còn nhiều
hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu về phát triển về thể lực và trí lực, thiếu vốn,

25



×