Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng sinh trưởng và phát triền của giống lúa QP 05 trong vụ đông xuân năm 2015 tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (928.67 KB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƢƠNG VĂN THÁI
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY ĐẾN SINH
TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA QP-05 TRONG
VỤ XUÂN 2015 TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2011 – 2015

Thái Nguyên - năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



DƢƠNG VĂN THÁI
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY ĐẾN SINH
TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA QP-05 TRONG
VỤ XUÂN 2015 TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

: K43 - TT - N02

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2011 – 2015

Giảng viên hƣớng dẫn : 1.TS. Phạm Văn Ngọc
2. TS. Đỗ Thị Ngọc Oanh


Thái Nguyên - năm 2015


i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản khóa luận này, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của bản thân
tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các tập thể, cá nhân và gia đình.
Trước tiên tôi xin cho tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS.Phạm
Văn Ngọc và cô giáo TS.Đỗ Thị Ngọc Oanh đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt
quá trình thực hiện cũng như hoàn thành bản khóa luận này.
Qua bốn tháng học tập, làm việc và nghiên cứu tại xã Phúc Trìu, thành phố
Thái Nguyên, tôi đã nỗ lực học tập và làm việc nghiêm túc để hoàn thành Khóa luận
tốt nghiệp một cách tốt nhất. Bên cạnh những thuận lợi, tôi đã gặp không ít khó
khăn, tuy vậy với sự giúp đỡ của nhà trường và thầy cô giáo khoa Nông Học tôi đã
vượt qua các khó khăn ấy và hoàn thành khóa luận. Tôi xin gởi lời cảm ơn chân
thành đến:
- Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- Ban Chủ nhiệm Khoa và các quý thầy cô Nông học trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên
- Người dân xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên
Đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi học tập và nghiên cứu để hoàn thành tốt
khóa luận này.
Mặc dù bản thân có nhiều có gắng nhưng do hạn chế về thời gian, trình
độ và kinh nghiệm nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được
sự cảm thông, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để đề tài tốt nghiệp được
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên,ngày….tháng…. năm 2015
sinh viên

Dương Văn Thái


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa toàn thế giới giai đoạn từ năm 2001
– 2012 ........................................................................................................3
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng của các nước có sản lượng lúa đứng
đầu thế giới năm 2012 ...............................................................................5
Bảng 4.1 :Một số đặc điểm nông học của giống QP-05 trong vụ Xuân 2015 .........28
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến thời gian sinh trưởng của giống lúa QP-05
vụ Xuân 2015 ...........................................................................................30
Bảng 4.3 :Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái ra lá giống QP-05 vụ Xuân 201532
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái đẻ nhánh của giống lúa QP vụ
Xuân 2015 ................................................................................................34
Bảng 4.5. ảnh hưởng của mật độ đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa QP-05 vụ
Xuân 2015 ................................................................................................35
Bảng 4.6:Ảnh hưởng của mật độ cấy đến mức độ biểu hiện sâu bệnh hại trên giống
lúa QP-05 vụ Xuân 2015 .........................................................................37
Bảng 4.7a: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng
suất giống lúa QP-05 vụ Xuân 2015 ........................................................39
Bảng 4.7b: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến một số yếu tố cấu thành năng suất giống
lúa QP-05 vụ Xuân 2015 .........................................................................40


iii
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm về mật độ đối với giống lúa QP-05 tại Thái
Nguyên 2015 ............................................................................................18
Hình 4.1 :Biểu đồ khả năng ra lá của giống QP của các công thức thí nghiệm trong

vụ Xuân 2015 ...........................................................................................33
Hình 4.2 :Biểu đồ khả năng đẻ nhánh giống QP-05 của các mật độ cấy trong thí
nghiệm trong vụ Xuân 2015 ....................................................................36


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chú thích

CT

Công thức

KTĐN

Kết thúc đẻ nhánh

KTT

Kết thúc trỗ

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT


Năng suất thực thu

NXB

Nhà xuất bản

TGST

Tổng thời gian sinh trưởng

P1000 hạt

Khối lượng 1000 hạt


v

MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
1.2. Mục tiêu đề tài và yêu cầu của đề tài ...................................................................2
1.2.1 Mục tiêu đề tài ....................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu của đề tài ..............................................................................................2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3
2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và ở Việt Nam ......................................3
2.1.1. Sản xuất lúa gạo trên thế giới ............................................................................3
2.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo trong nước Việt Nam .............................................6
2.2. Những đặc điểm của cây lúa ................................................................................8
2.2.1. Đặc điểm thực vật học.......................................................................................8

2.2.2. Đặc điểm lá lúa..................................................................................................9
2.2.3. Nhánh và sự đẻ nhánh của cây lúa ....................................................................9
2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cây lúa trong giai đoạn đẻ nhánh ..........................11
2.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến yếu tố cấu thành năng suất ....................................12
2.3 Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy ..........................................................12
2.4 Vai trò của mật độ đến sinh trưởng phát triển đối với năng suất lúa ................15
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG,VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......17
3.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................17
3.2. Thời gian và địa điểm thí nghiệm ......................................................................17
3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu ................................................................17
3.3.1 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................17
3.3.2 Cách bố trí thí nghiệm ......................................................................................17
3.4 Các kỹ thuật đã sử dụng trong thí nghiệm ........................................................18
3.5. Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá .......................................................................20
3.5.1. Các chỉ tiêu về đặc trưng hình thái..................................................................20
3.5.2. Các chỉ tiêu nông học, sinh lý .........................................................................22
3.5.3. Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu sâu bệnh ...............................................25


vi
3.5.4. Các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất .....................................................26
3.5.5. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................27
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................28
4.1. Một số đặc điểm nông học của giống QP-05 trong vụ Xuân 2015 tại Thái
Nguyên ......................................................................................................................28
4.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của giống lúa QP- 05
vụ Xuân 2015.............................................................................................................29
4.2.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến thời gian sinh trưởng của giống lúa QP-05 vụ
Xuân 2015 .................................................................................................................29
4.2.2 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng ra lá của giống lúa QP-05 trong vụ

Xuân 2015 .................................................................................................................32
4.2.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa QP vụ Xuân
2015 ...........................................................................................................................33
4.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng chống chịu sâu bệnh của giống QP-05
vụ Xuân 2015.............................................................................................................36
4.4. Ảnh hưởng của mật độ cấy tới năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của
giống lúa QP-05 vụ Xuân 2015 .................................................................................38
4.4.1. Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa QP05 vụ Xuân 2015 .......................................................................................................38
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................42
1. Kết luận .................................................................................................................42
2. Đề nghị ..................................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................44
PHỤ LỤC


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực chính của hơn một nửa dân số thế
giới, tập trung tại các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh. Lúa gạo có vai trò
quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và ổn định xã hội. Theo dự báo
của FAO - Food and Agricuture Organization, thế giới đang nguy cơ thiếu hụt
lương thực do dân số tăng nhanh (khoảng bảy tỷ người năm 2010), sức mua lương
thực, thực phẩm tại nhiều nước tăng, biến đổi khí hậu toàn cầu gây hiểm họa khô
hạn, bão lụt, quá trình đô thị hoá làm giảm đất lúa, nhiều nước phải dành đất, nước
để trồng cây nhiên liệu sinh học vì sự khan hiếm nguồn nhiên liệu rất cần thiết cho
nhu cầu đời sống và công nghiệp phát triển. Chính vì vậy, an ninh lương thực là vấn
đề cấp thiết hàng đầu của thế giới ở hiện tại và trong tương lai.
Việt Nam là một quốc gia sử dụng lúa gạo làm lương thực chính, và là nước

xuất khẩu lúa gạo đứng thứ hai trên thế giới. Việc nghiên cứu và phát triển cây lúa
là rất cấp thiết. về mặt lý thuyết ,lúa có khả năng cho sản lượng cao hơn nếu hệ
thống canh tác như tưới tiêu,chất lượng đất,biện pháp thâm canh và giống được cải
thiện.chính vì vậy,ngày nay các nhà nghiên cứu luôn tìm hiểu và nghiêm cứu để tìm
ra những biện pháp canh tác tốt nhất phù hợp với từng giống lúa nhằm tăng khả
năng sinh trưởng cũng như năng suất của cây lúa.cùng với công tác chọn tạo
giống,kỹ thuật thâm canh cây lúa đã góp phần tăng năng suất,sản lượng lúa của Việt
Nam.Trong kỹ thuật thâm canh việc xác định mật độ hợp lý có ý nghĩa hết sức quan
trọng,mật độ có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành số bông,quyết định
trực tiếp tới năng suất.Chính vì vậy việc nghiên cứu về mật độ thích hợp đối với cây
trồng có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Xuất phát từ những thực tế đó và được sự đồng ý của Khoa Nông Học
trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng với sự hướng dẫn của thầy
TS.Phạm Văn Ngọc và cô Đỗ Thị Ngọc Oanh,chúng tôi tiến hành thực hiện đề


2
tài: “nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến khả năng sinh trưởng và phát triền
của giống lúa QP-05 trong vụ đông xuân nắm 2015 tại Thái Nguyên”
1.2. Mục tiêu đề tài và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu đề tài
- Xác định mật độ thích hợp cho giống lúa QP-05 tại Thái Nguyên
1.2.2 Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ đến các chỉ tiêu sinh trưởng của giống lúa
QP-05: số lá,đẻ nhánh và thời gian sinh trưởng.
- Tìm hiểu ảnh hưởng của mật độ đến các chỉ tiêu sinh lý của giống lúa
QP-05
- Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống lúa QP-05 ở các mật độ
khác nhau.
- Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng

suất,năng suất của giống lúa QP-05.


3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1. Sản xuất lúa gạo trên thế giới
Theo Tổ chức Lương nông Quốc tế FAO sản lượng lúa thế giới năm 2012 đạt
719,7 triệu tấn (tương đương 480 triệu tấn gạo) so với 672 triệu tấn năm 2010, tăng
3%. Sản lượng tăng cao do mở rộng diện tích canh tác lên đến 164 triệu ha, chủ yếu
diễn ra ở các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia là 3 nước
chiếm 2/3 sản lượng gạo thế giới trên thị trường. Nguyên nhân do giá lúa tăng vọt
đã khiến nông dân mạnh dạng đầu tư vượt qua trở ngại bất lợi thời tiết ở nhiều nơi
và giá cả đầu vào tăng vọt.diện tích,năng suất và sản lượng lúa của thế giới được thể
hiện qua bảng 2.1 :
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa toàn thế giới
giai đoạn từ năm 2001 – 2012

2001

Diện tích
(triệu/ha)
151,9

39,5

Sản lượng
(triệu/tấn)
599,8


2002

147,6

38,7

571,4

2003

148,5

39,5

587,1

2004

150,6

40,4

608,0

2005

154,9

40,9


634,4

2006

155,3

41,3

641,2

2007

155,0

42,4

657,2

2008

157,7

43,7

689,0

2009

158,4


43,2

684,8

2010

153,7

43,7

672,0

2011

163,6

44,3

734.9

2012

163.2

44,1

719,7

Năm


Năng suất
(tạ/ha)

(Nguồn: FAOSTAT năm 2013)


4
Qua Bảng 2.1 ta cũng thấy rằng: diện tích, năng suất và sản lượng lúa qua
các năm có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, diện tích năm 2010 so với năm 2009 đã
giảm đi 4,7 triệu ha nhưng năng suất tăng thêm 0,5 tạ/ha. Nguyên nhân của việc này
do năm 2010 chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhiều thiên tai xảy ra liên tiếp
(lũ lụt, hạn hán, rầy nâu, khô vằn…) làm cho diện tích bị thu hẹp đáng kể. Xong đến
năm 2012 diện tích tăng 9,6 triệu ha, năng suất tăng 0,4 tạ/ha.Với việc áp dụng khoa
học kỹ thuật vào sản xuất, diện tích trồng lúa lai được mở rộng làm cho năng suất
lúa ngày một nâng cao.
Tại châu Á sản lượng lúa đạt 653 triệu tấn, tăng 10% so với năm 2011 do
trúng mùa diển ra ở Pakistan, Campuchia, Nepal, Philippines và Việt Nam hoặc mở
rộng diện tích canh tác ở Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Việt Nam.
Nhưng cũng có nước mất mùa như Indonesia, Hàn Quốc, Miến Điện, Sri Lanka và
Thái Lan.
Trong những nước trồng lúa có sản lượng lớn nhất thế giới có tới 9 nước
nằm ở khu vực châu Á, chỉ có Australia nằm ở châu Úc, Brazil nằm ở châu Mỹ.
Riêng Australia và Trung Quốc là 2 nước có năng suất lúa cao hơn hẳn các nước
còn lại 89,1 tạ/ha (Australia) và 67,4 tạ/ha (Trung Quốc). Điều này có thể lý giải
như sau: Trung Quốc là nước đi đầu trong lĩnh vực lúa lai, trình độ thâm canh cao.
Thái Lan và Việt Nam là 2 nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới, năm 2013 là 6,68
triệu tấn (Thái Lan) và 6,61 triệu tấn (Việt Nam), nhưng về cơ bản năng suất lúa
còn thấp. Năng suất lúa của Thái Lan đạt 30 tạ/ha năm 2012. Tiêu chí chọn giống
lúa của các nhà khoa học Thái Lan là các giống phải có thời gian sinh trưởng từ

trung bình đến dài ngày (vì phần lớn lúa ở Thái Lan chỉ trồng 1 vụ/năm), hạt gạo
dài, trong, ít dập gãy khi xay sát, có hương thơm, coi trọng chất lượng hơn là năng
suất… Chính vì lý do đó ta thấy rằng giá gạo Thái Lan luôn cao hơn giá gạo Việt
Nam. Năng suất lúa ở Việt Nam là 56,3 tạ/ha (2012).Tất cả được thể hiện rõ qua
bảng 2.2 :


5
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lƣợng của các nƣớc có sản lƣợng lúa
đứng đầu thế giới năm 2012
Nước

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu/ha)

(tạ/ha)

(triệu/tấn)

Trung Quốc

103,1

89,1


918,7

Australia

30,3

67,4

204,3

Ấn Độ

42,5

35,9

152,6

Indonesia

13,4

51,4

69,0

Banglasech

11,6


29,3

33,9

Viet Nam

7,8

56,3

43,7

Mianma

8,2

40,5

33

Thai Lan

12,6

30

37,8

Philipin


4,7

38,4

18

Barazil

2,4

47,8

11,5

Nhat Bản

1,6

67,3

10,7
(Nguồn: FAOSTAT năm 2013)

Theo dự báo của Ban nghiên cứu kinh tế - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong
giai đoạn 2007 – 2017, các nước sản xuất gạo ở châu Á sẽ tiếp tục là nguồn xuất
khẩu gạo chính của thế giới bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ. Riêng xuất khẩu
gạo của hai nước Thái Lan và Việt Nam sẽ chiếm khoảng 50% tổng sản lượng gạo
xuất khẩu của thế giới.
Trong “Báo cáo chiến lược về an ninh lương thực Quốc gia đến năm 2020 và
tầm nhìn 2030” Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2008 đã dự báo tình hình sản xuất

và tiêu thụ gạo trên thế giới đến năm 2020 như sau:
- Trong 10 năm tới, sản xuất lúa gạo trên thế giới tăng chậm do hạn chế việc
mở rộng diện tích gieo cấy, một số nước có diện tích trồng lúa lớn có xu hướng
giảm và năng suất lúa kém ổn định khi phải chịu ảnh hưởng của thiên tai dịch bệnh.


6
- Tiêu dùng gạo trên thế giới tiếp tục tăng do tăng dân số, đặc biệt ở châu Á,
châu Phi là hai khu vực sử dụng nhiều lúa gạo. Khu vực Tây bán cầu và Trung
Đông tăng mức tiêu thụ gạo trên đầu người.
- Nhiều quốc gia xuất khẩu gạo lớn giảm lượng gạo xuất khẩu, trong khi nhu
cầu nhập khẩu gạo tăng, nguồn cung thị trường gạo sẽ thiếu hụt so với cầu, giá gạo
trên thị trường thế giới giữ ở mức cao.
Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới đang có xu hướng tăng lên
nhưng cùng với đó là tốc độ gia tăng dân số hiện nay thì để đảm bảo an ninh
lương thực thì cần phải nâng cao hơn nữa cả về năng suất và sản lượng lúa gạo.
2.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo trong nước Việt Nam
Cây lúa nước giữ vai trò chủ đạo trong việc cung cấp lương thực cho con
người ở nhiều nước trên thế giới nói chung và ở nước ta lúa còn là một nông
sản xuất khẩu mang lại giá trị cao cho nông nghiệp. Phương hướng sản xuất lúa
của Việt Nam là tập trung khai thác, đầu tư thâm canh cho những vùng có điều
kiện thuận lợi để cây lúa có thể phát huy tối đa tiềm năng của giống.
Là nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp gắn bó với cây lúa từ xa
xưa.Với điều kiện tự nhiên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, những đồng bằng
châu thổ phì nhiêu, Việt Nam đã trở thành cái nôi sản xuất lúa gạo hàng đầu
trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam là một nước nông nghiệp, có tới 75%
dân số sản xuất nôngnghiệp và từ lâu cây lúa đã ăn sâu vào tiềm thức người
dân, nó có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Lúa gạo không chỉ
giữ vai trò trong việc cung cấp lương thực nuôi sống mọi người mà còn là mặt
hàng xuất khẩu đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân. Mặt khác, do có

điều kiện tự nhiên thuận lợi phù hợp cho cây lúa phát triển nên lúa được trồng
ở khắp mọi miềncủa đất nước. Theo Nguyễn Văn Hoan (2004),các vùng trồng
lúa nước ta được phân chia theo đặc điểm khí hậu và đất đai. Khí hậu, đất đai là
hai yếu tố chính chi phối các vụ lúa, trà lúa và hình thành nên các vùng trồng lúa của
nước ta.


7
Theo cách phân chia này nước ta có 8 vùng lúa phân bố theo 3 miền sinh thái
nông nghiệp như sau:
+ Miền sinh thái nông nghiệp Bắc Bộ có 3 vùng lúa:Vùng Đông Bắc,Vùng
Tây Bắc và Vùng Đồng bằng Bắc Bộ (Đồng bằng Sông Hồng).
+ Miền sinh thái nông nghiệp Đông Trường Sơn có hai vùng:Vùng Bắc
Trung Bộ và Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Ở Việt Nam có 2 vùng sản xuất rộng lớn nhất đó là vùng Đồng bằng châu
thổ Sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
Dân số Việt Nam vẫn tăng nhanh, đạt xấp xỉ gần 90 triệu người cuối năm
2013 trong khi quỹ đất dành cho trồng lúa có hạn, năng suất lúa nhiều vùng,
nhất là ĐB sông Hồng gần như việc tăng năng suất thêm nữa là rất khó khăn.
Tập quán sản xuất nhỏ, quy mô gia đình, tự cung tự cấp, chạy theo năng suất
xem nhẹ chất lượng gạo vẫn phổ biến trong hầu hết các hộ gia đình. Trình độ
khoa học công nghệ, kiến thức thị trường của nông dân còn nhiều hạn chế.
Đứng trước tình hình đó, chiến lược sản xuất lúa của Việt Nam trong thời
gian tới là: Phấn đấu đạt và duy trì sản lượng lúa hàng năm là 40 triệu tấn/năm, đẩy
mạnh sản xuất các giống lúa có chất lượng cao, dành 1 triệu ha để sản xuất lúa phục
vụ mục tiêu xuất khẩu, duy trì, chọn lọc, lai tạo và nhập khẩu các giống lúa có chất
lượng cao phục vụ cho yêu cầu của sản xuất là một nhiệm vụ sống còn và phải đạt
thành chương trình cấp quốc gia và phải huy động cả “4 nhà” (Nhà nước, nhà khoa
học, nhà nông và nhà doanh nghiệp) cùng tham gia thì mới hy vọng đạt được kết
quả như mong đợi.

Cần tập chung phát triển sản xuất lương thực ở những vùng và tiểu vùng
trọng điểm, phấn đấu tăng sản lượng lương thực bình quân đầu người trên 450
kg/người/năm, nâng cao chất lượng sản xuất và chế biến lương thực đáp ứng nhu
cầu tiêu dung, dự trữ và xuất khẩu.
Trước năm 1945, diện tích đất trồng lúa của nước ta là 4,5 triệu ha, năng suất
trung bình đạt 1,3 tấn/ha, sản lượng 5,4 triệu tấn. Hiện nay, với những tiến bộ kỹ thuật
vượt bậc trong nông nghiệp, người dân đã được tiếp cận với những phương thức sản


8
xuất tiên tiến nên họ đã dám mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, dùng
các giống lúa mới, các giống lúa ưu thế lai, các giống lúa cao sản, các giống lúa thích
nghi với điều kiện đặc biệt của từng vùng, cácgiống lúa chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất
khẩu… kết hợp đầu tư thâm canh cao, hợp lý. Nhờ vậy ngành trồng lúa nước ta đã có
bước nhảy vọt về năng suất, sản lượng và giá trị kinh tế. Năm 1996, nước ta xuất khẩu
được 3,2 triệu tấn lương thực, năm 1999, nước ta vươn lên đứng hàng thứ 2 trên thế
giới về xuất khẩu gạo. Năm 2002, tổng sản lượng lương thực đạt 36,4 trệu tấn, trong đó
lúa chiếm 70%.Tuy nhiên, con số này bị chững lại vào năm 2003 giảm xuống còn 34,5
triệu tấn. Điều này đang đặt ra những yêu cầu điều kiện hiện nay, xu hướng đô thị hoá,
công nghiệp hoá đang diễn ra mạnh, dân số liên tục tăng làm diện tích đất nông nghiệp
nói chung và diện tích đất trồng lúa nói riêng ngày càng bị thu hẹp. Vì vậy, vấn đề cấp
thiết đặt ra ở đây là cần phải nâng cao hơn nữa năng suất và chất lượng lúa, nhằm đáp
ứng được nhu cầu lương thực cho người dân và cho xuất khẩu (Nguyễn Hữu Tề, 2004).
2.2. Những đặc điểm của cây lúa
2.2.1. Đặc điểm thực vật học
Các giống lúa Việt Nam có những đặc điểm như chiều cao, thời gian sinh
trưởng (dài hay ngắn), chịu thâm canh, chụi chua mặn, chống chụi sâu bệnh ... khác
nhau. Song cây lúa Việt Nam đều có những đặc tính chung về hình thái, giải phẫu
và đều có chung các bộ phận rễ, thân, lá bông và hạt.
Bộ rễ thuộc loại rễ chùm. Những rễ non có màu trắng sữa, rễ trưởng thành có

màu vàng nâu và nâu đậm, rễ đã già có màu đen.
Thân gồm nhiều mắt và lóng. Trước thời kỳ lúa trỗ, thân lúa được bao bọc bởi
bẹ lá.
Tổng số mắt trên thân chính bằng số lá trên thân cộng thêm 2. Chỉ vài
lóng ở ngọn dài ra, số còn lại ngắn và dày đặc. Lóng trên cũng dài nhất. Một lóng
dài hơn 5 mm được xem là long dài.
Số lóng dài: Từ 3-8 lóng. Theo giải phẫu ngang lóng, lóng có một khoảng
trống lớn gọi là xoang lỏi.


9
2.2.2. Đặc điểm lá lúa
Lá lúa điển hình gồm : Bẹ lá là phần đáy lá kéo dài cuộn thành hình trụ và
bao phần non của thân. Phiến lá: hẹp, phẳng và dài hơn bẹ lá ( trừ lá thứ hai). Lá
thìa : là vảy nhỏ và trắng hình tam giác.Tai lá là một cặp tai lá hình lưỡi liềm.
Lá lúa giữ vai trò quan trọng trong đời sống của cây. Thông qua sự sinh
trưởng và màu sắc của lá ta biết được cây lúa sinh trưởng nhanh hay chậm, tốt hay
xấu. Màu sắc, kích thước phiến lá, góc lá thay đổi theo giống lúa, thời kỳ sinh
trưởng và hàm lượng dinh dưỡng trong đất. Hướng chọn giống là chọn những giống
lá có phiến lá to, bản lá dày, màu xanh đậm, góc lá hẹp sẽ có lợi cho quang hợp và
tăng hiệu quả sử dụng ánh sáng. Mỗi lá đều có chức năng nhất định tùy từng giai
đoạn sinh trưởng. Trong cùng một thời kỳ thì lá hoạt động động mạnh nhất là lá thứ
hai từ trên xuống (lá công năng). Quan sát hình thái và sức sống của lá công năng,
ta biết được sinh trưởng của cây lúa tốt hay xấu.
2.2.3. Nhánh và sự đẻ nhánh của cây lúa
Nhánh lúa: Nhánh lúa là một cây lúa con mọc từ mầm trên thân của cây
mẹ do đó nhánh có đủ rễ, thân, lá và có thể sống độc lập,trỗ bông kết hạt bình
thường như cây mẹ.
Đẻ nhánh: Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, liên quan chặt chẽ
đến quá trình hình thành số bông và năng suất cây lúa. Cây lúa non hoặc cây mạ

(người ta gọi là thân chính hay cây mẹ). Các nhánh mọc ra từ thân chính được gọi là
nhánh nguyên thuỷ (cây lúa thường có từ 5 - 7 nhánh nguyên thuỷ). Các nhánh mọc
ra từ nhánh nguyên thuỷ được gọi là nhánh cấp 2 và các nhánh mọc ra từ nhánh cấp
2 được gọi là nhánh cấp 3. Nhánh nguyên thuỷ phát triển ở giữa thân chính và lá thứ hai
kể từ gốc.
Mặc dù vẫn dính liền vào thân cây mẹ tới tận những giai đoạn phát triển sau,
những nhánh nguyên thuỷ vẫn độc lập kể từ khi nó có rễ riêng. Thời gian đẻ nhánh
của cây lúa được tính từ khi lúa bén rễ hồi xanh đến khi làm đốt, làm đòng. Tuy
nhiên ở ruộng mạ cũng có hiện tượng đẻ nhánh nếu mạ gieo thưa hoặc những cây
mạ quanh bờ có thể đẻ 1 - 2 nhánh đầu tiên khi có 4 - 5 lá (gọi là mạ ngạnh trê),


10
nhưng ngay lúc đó mật độ cây trong ruộng mạ tăng lên và quá trình đẻ nhánh ngừng
lại. Về khả năng đẻ nhánh của cây lúa thì phụ thuộc vào phạm vi mắt đẻ (tức là số lá
trên cây mẹ, tuổi mạ và số lóng đốt kéo dài) và điều kiện ngoại cảnh. Người ta cũng
phân biệt thời gian đẻ nhánh hữu hiệu và vô hiệu. Trên cây lúa, thông thường chỉ có
những nhánh đẻ sớm, ở vị trí mắt đẻ thấp, có số lá nhiều, điều kiện dinh dưỡng
thuận lợi mới có điều kiện phát triển đầy đủ để trở thành nhánh hữu hiệu (nhánh
thành bông). Còn những nhánh đẻ muộn, thời gian sinh trưởng ngắn, số lá ít thường
trở thành nhánh vô hiệu.
Nhánh lúa được hình thành từ các mắt trên cây mẹ tại đốt của thân. Theo
thuyết của Katayama thì cây lúa ra được 4 lá thật đều có khả năng đẻ nhánh và cứ ra
được một lá thì đẻ thêm được một nhánh và có khả năng lớn lên thành nhánh, có
trên 4 lá xanh để sống hoàn toàn tự lập, trở thành nhánh hữu hiệu. Đẻ nhánh là tập
tính, là đặc điểm sinh vật học của cây lúa. Quần thể ruộng lúa có khả năng tự điều
tiết. Khi cấy thưa, đủ dinh dưỡng lúa đẻ nhiều. Khi cấy dày, quần thể rậm rạp thì
nhánh đẻ ra sẽ bị lụi tàn bớt.
Khả năng đẻ nhánh của lúa nhiều hay ít phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của
giống. Một giống lúa đẻ ít hay nhiều còn phụ thuộc vào tuổi mạ, kỹ thuật cấy, điều

kiện dinh dưỡng, nước và điều kiện ngoại cảnh. Khi cấy mạ non, cấy nông tay sẽ
làm tăng phạm vi mắt đẻ và tăng khả năng đẻ nhánh. Lợi dụng khả năng đẻ nhánh
của lúa, trong thâm canh muốn tăng số bông trên ruộng lúa ngoài việc cấy đúng mật
độ, chúng ta nên xúc tiến các biện pháp kỹ thuật để lúa đẻ sớm, đẻ tập trung, làm
tăng sức đẻ hữu hiệu, không để quần thể quá rậm rạp, tốn dinh dưỡng của cây mẹ.
Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đẻ nhánh: Có rất nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến sự đẻ nhánh, nhưng có 4 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp là: giống lúa,
khoảng cách cấy, mùa vụ gieo cấy và mức phân đạm.
Về giống lúa: Các giống thường có sự khác nhau về khả năng đẻ nhánh. Khả
năng đẻ nhánh của một giống có thể đạt được mức tối đa bằng cách cấy thưa trên
đất giàu dinh dưỡng. Nhưng trong những điều kiện thực tế đồng ruộng thì không thể
nào đạt tới đích ấy.


11
Về khoảng cách cấy: Khi ta tăng khoảng cách cấy giữa các cây (tức là mật
độ cấy càng thưa) thì số nhánh lúa trên 1 cây càng tăng nhưng có giới hạn nhất định.
Nếu cấy với mật độ quá thưa đến bất hợp lý thì số nhánh lúa trên một đơn vị diện
tích sẽ bị giảm đi. Vì vậy với một giống lúa nhất định, ngay từ khi nghiên cứu chọn,
tạo giống thì tác giả đã phải nghiên cứu để đưa ra một mật độ cấy cùng với điều
kiện chăm sóc thích hợp trong quy trình kỹ thuật của giống lúa đó.
Về mùa vụ gieo cấy: Thời gian đẻ nhánh của một giống lúa dài hay ngắn
phụ thuộc vào thời vụ gieo cấy. Vụ chiêm xuân có thời gian đẻ nhánh dài hơn vụ
mùa và trong cùng một vụ thì vụ sớm sẽ có thời gian đẻ nhánh dài hơn vụ muộn.
Tuy nhiên, tuy có thời gian đẻ nhánh ngắn hơn nhưng trong vụ mùa số nhánh lúa
vẫn nhiều hơn trong vụ đông xuân.
Về mức phân đạm: Có một nguyên tắc, nếu bón lượng cao hơn và sớm hơn
thì số nhánh cũng nhiều hơn. Nếu bón thúc đạm sớm, quá trình đẻ nhánh sẽ diễn ra
sớm hơn. Nếu bón phân nhiều, bón thúc muộn, thời gian đẻ nhánh sẽ kéo dài hơn.
2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cây lúa trong giai đoạn đẻ nhánh

Chất lượng mạ khi cấy: Nếu cây mạ tốt thì cây lúa phát triển tốt, đẻ nhánh
khoẻ, đẻ tập trung, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, ngược lại nếu cây mạ xấu,
không đạt tiêu chuẩn thì ảnh hưởng đến sinh trưởng và khả năng đẻ nhánh kém.
Nhiệt độ: Nhiệt độ trên 350C và dưới 160C đều ảnh hưởng đến khả năng đẻ
nhánh của cây lúa
Ánh sáng: Trời âm u thiếu ánh sáng hạn chế khả năng đẻ nhánh.
Nước: Mức nước trong ruộng quá sâu làm cho cây lúa đẻ nhánh kém, nếu
thiếu nước ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, cây lúa chậm phát triển và đẻ
nhánh kém.
Đất đai: Cày bừa nhuyễn bùn, bằng phẳng thì đẻ nhánh tốt và ngược lại.
Chế độ dinh dưỡng: Nếu phân bón không đầy đủ, mất cân đối và không đúng
lúc sẽ ảnh hưởng đến khả năng đẻ nhánh của cây lúa.
Kỹ thuật cấy: Cấy quá sâu đẻ nhánh kém.


12
Cỏ nhiều sẽ tranh chấp dinh dưỡng và ánh sáng với cây lúa làm cho lúa đẻ
nhánh kém.
2.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến yếu tố cấu thành năng suất
Mỗi giai đoạn phát triển của cây lúa đều liên quan mật thiết đến yếu tố cấu
thành năng suất, hầu như mỗi yếu tố cấu thành năng suất đều liên quan đến một giai
đoạn phát triển cụ thể của cây lúa,mỗi một yếu tố đóng vai trò khác nhau nhưng đều
nằm trong một hệ quả liên hoàn tạo nên hiệu suất cao nhất mà trong đó các yếu tố
đều có liên quan mật thiết với nhau.Như vậy mỗi giai đoạn sinh trưởng,phát triển
đều liên quan và tạo nên năng suất sau này.
Số bông/m2 : hình thành bởi 3 yếu tố :mật độ cấy,số nhánh (hữu hiệu) ,điều
kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác.mật độ cấy là cơ sở của việc hình thành số
bông/đơn vị diện tích.
Số hạt/bông : phụ thuộc nhiều vào gié cũng như số hoa.Toàn bộ quá trình
này nằm trong thời kỳ sinh thực (từ làm đòng đến trỗ).Những thời kỳ này bị ảnh

hưởng bởi quá trình sinh trưởng của cây lúa và điều kiện ngoại cảnh,cũng có
nguyên nhân do đặc điểm của giống.
Tỉ lệ hạt chắc/bông : tăng tỉ lệ hạt chắc trên bông hay nói cách khác là làm
giảm tỉ lệ hạt lép/bông cũng là yếu tố quyết định năng suất.tỉ lệ hạt chắc/bông được
quyết định vào thời kỳ trước và sau trỗ,nếu gặp điều kiện thuận lợi tỉ lệ hạt lép sẽ
giảm.tỉ lệ hạt lép/bông không chỉ bị ảnh hưởng bởi yếu tố nói trên mà còn bị ảnh
hưởng bởi đặc điểm giống.
Khối lượng 1000 hạt : yếu tố này biến động không nhiều do điều kiện dinh
dưỡng và ngoại cảnh mà chủ yếu phụ thuộc vào giống.Khối lượng 1000 hạt được
cấu thành bởi 2 yếu tố : khối lượng vỏ trấu (khoảng 20%) và khối lượng hạt gạo
(khoảng 80%) .Vì vậy muốn khối lượng 1000 hạt cao phải tác động 2 yếu tố này.
2.3 Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy
Tại Nhật Bản,mật độ cấy 35x15 cm,cấy mỗi khóm 3 dảnh thì theo kết quả
nghiên cứu của trạm thí nghiệm nông nghiệp ở Hokkaido cho thấy trong một phạm
vi mật độ nhất định thì khả năng sinh trưởng và phát triển của cây lúa hầu như


13
không thay đổi. Mật độ cấy thích hợp nhất thay đổi tùy theo lượng phân bón và đặc
tính giống. Tương lai thí nghiệm nghiên cứu về khoảng cách cấy tại Nhật Bản ngày
càng được nhân rộng.
Tại Trung Quốc theo như tác giả Yuan Qianhua, Lu Xinggui, Cao Bing và
cộng sự, Ban Nghiên cứu tiêu chuẩn và phát triển cây trồng chuyển gen thuộc
chương trình Công nghệ cao Trung Quốc (2002) đã sử dụng tổ hợp lai hai dòng
PA64S/9311 để nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành
năng suất của tổ hợp lai. Các tác giả sử dụng hai công thức cấy thưa (90.000
khóm/ha) và công thức cấy truyền thống ở Trung Quốc (300.000 khóm/ha). Kết
quả nghiên cứu cho thấy số nhánh đẻ của công thức cấy thưa giảm đáng kể so
với công thức cấy dày vào thời điểm trước 10 tháng 5, nhưng đến 25 tháng 5 thì
sự sai khác chỉ còn rất nhỏ. Kích thước nhánh đẻ ở công thức cấy thưa lớn hơn

cấy dầy 8,86%, tỷ lệ kết hạt thấp hơn 2,35% và khối lượng 1000 hạt cũng thấp
hơn 0,86g. Năng suất của công thức cấy thưa giảm 17 - 19%.
Theo Togari Matsuo (1977) tác giả người Nhật Bản thì sản lượng, số bông,
số nhánh không nhất thiết tỷ lệ với nhau. Nhưng thường nếu năng suất cao thì số
bông cũng nhiều và do đó số nhánh đẻ cũng cao, vì vậy muốn tăng sản lượng lúa
phải làm cho lúa đẻ nhánh nhiều. Tăng số nhánh là một chuyện rất dễ dàng, nhưng
nhiều khi không những không tăng được số bông mà lúa lại dễ bị lốp và sâu bệnh
phá hại. Có nhiều trường hợp tuy tăng được số nhánh nhưng không đạt được sản
lượng cao như ý muốn, nhưng cũng có trường hợp tăng số nhánh do đó tăng được
năng suất. Đứng về phương diện sinh trưởng của cây lúa mà xét thì có thể có 2
mặt.Thứ nhất là bộ rễ lúa có được chăm sóc, quản lý tốt không? Thứ hai là bộ phận
trên mặt đất, đặc biệt là việc điều chỉnh số nhánh có thích hợp không?
Tại Việt Nam nghiên cứu về mật độ cấy cũng được chú trọng nghiên cứu.mật
độ cấy là một kỹ thuật quan trọng nhưng nó còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện khí
hậu và kỹ thuật canh tác khác. Theo Nguyễn Văn Hoan (2003) mạ non cấy 3 - 4
dảnh/khóm (mạ non chưa đẻ), 30 - 35 khóm/m2 để sau thời kỳ đẻ nhánh có số
nhánh tương đương như loại mạ thâm canh, khoảng cách 25 x 12cm thường


14
được ưa chuộng. Đối với mạ non, khi cần đạt 9 - 10 bông/khóm và mật độ 35 - 39
khóm/m2 thì chỉ cần cấy 2 dảnh/khóm, không nên cấy to hơn vì loại mạ non nên đẻ
nhiều nếu cấy nhiều dảnh cây lúa sẽ ra nhiều nhánh quá nhỏ, yếu dẫn đến bông lúa
nhỏ, số hạt/bông sẽ ít đi. Khi cần đạt 11 - 12 bông/khóm ở mật độ 29 - 32 khóm/m2
cần cấy 3 dảnh/khóm để một dảnh mạ sinh ra 4 bông lúa to đều nhau. Với mật độ 27
khóm/m2 để đạt được từ 13 - 14 bông lúa to cần thiết phải cấy 4 dảnh/khóm đồng
thời áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật để hạn chế sự đẻ nhánh vô hiệu, tập
trung sức sinh trưởng vào các nhánh đẻ sớm nhằm đạt được năng suất cao nhất.
Theo Nguyễn Văn Duy (2008), mật độ cấy căn cứ vào các yếu tố sau:
-Đặc điểm của giống lúa gieo cấy: Giống lúa chịu thâm canh cao tiềm năng

năng suất càng cao thì cấy dày và ngược lại giống lúa chịu thâm canh kém thì cấy
thưa hơn.
-Tuổi mạ: Tuổi mạ càng ngắn, mạ non khả năng đẻ nhánh cao cấy thưa hơn
mạ già, tuổi mạ cao.
Căn cứ vào độ phì của đất, khả năng thâm canh của nông hộ: Đất tốt, khả
năng thâm canh cao cấy dày ngược lại đất xấu, khả năng thâm canh kém thì phải
cấy dày.Nguyễn Đăng Nghĩa và Nguyễn Mạnh Chinh (2008) cho rằng nên cấy theo
từng hàng với khoảng cách 20 x 15cm hoặc 20 x 12cm (mật độ 30 - 40 khóm/m2),
tùy theo đất, giống lúa và mùa vụ. Đất tốt, giống lúa dài ngày, cao cây và vụ mùa
cấy thưa hơn đất xấu, giống ngắn ngày và vụ đông xuân. Khoảng cách cấy cần làm
sao không lãng phí đất, cũng không chen lấn che rợp nhau, để sau này có khoảng
250 - 300 bông/m2 là có thể cho năng suất trên 5 tấn/ha.
Theo Nguyễn Hữu Tề và cộng sự (1997), thì giống lúa có nhiều bông nên cấy
200 - 250 dảnh cơ bản/m2, giống to bông cấy 180 - 200 dảnh/m2. Số dảnh cấy/khóm là
3 - 4 dảnh ở vụ mùa và 4 - 5 dảnh ở vụ chiêm. Theo Trương Đích (2002) với các giống
lúa lai nên cấy 2 - 3 dảnh với mật độ 50 - 55 khóm/m2 và cấy 3 - 4 dảnh với mật độ 40 45 khóm/m 2 . Nhìn chung, mật độ khóm/m2 và số dảnh cấy/khóm có ảnh
hưởng rất rõ rệt đến số bông/m2 từ đó ảnh hưởng đến năng suất lúa trên một
đơn vị diện tích canh tác.


15
Nhìn chung, trong điều kiện bình thường ở ruộng tốt, mực nước trong thích
hợp, đối với các giống lúa cao cây ở Việt Nam, nên cấy dầy hợp lý, và mỗi khóm
nên cấy ít dảnh. Bụi lúa cấy ít dảnh sẽ đẻ thuận lợi, sẽ có các nhánh xòe ra bốn phía,
bụi lúa tròn và sẽ khỏe hơn những bụi cấy nhiều dảnh. Mật độ khóm và mật độ dảnh
trong khóm là những biện pháp có thể sử dụng để điều tiết một cách thích đáng sự
đẻ nhánh của cây lúa và qua sự đẻ nhánh sẽ điều tiết sự phát triển của cả quần thể
ruộng lúa (Bùi Huy Đáp, 1980).
Qua các kết quả nghiên cứu trên, mật độ và số dảnh cơ bản cấy/ khóm là một
biện pháp kỹ thuật quan trọng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện thời tiết,

khí hậu, dinh dưỡng của đất, đặc điểm của giống và khả năng thâm canh của từng
vùng, từng vụ gieo cấy… Cần bố trí mật độ và số dảnh cấy/khóm một cách hợp lý
để có được diện tích lá cao thích hợp, phân bố đều trên diện tích đất sẽ tận dụng
được tối đa nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời, đó là biện pháp nâng cao năng suất
lúa có hiệu quả cao nhất. Đồng thời khi bố trí được số dảnh cấy trên đơn vị diện tích
hợp lý (đặc biệt là đối với lúa lai) còn tiết kiệm được hạt giống, công lao động và
các chi phí khác góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho sản xuất lúa hiện nay.
Mặc dù đây là biện pháp kỹ thuật rất quan trọng nhưng lại phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như giống, trình độ áp dụng các biện pháp kỹ thuật, điều kiện sinh thái
của từng vùng… Bởi vậy, cần có các công trình nghiên cứu để tìm được mật độ, số
dảnh cấy/khóm tương ứng với các mức phân bón (đặc biệt là mức phân bón thấp)
thích hợp nhất phù hợp với từng vùng canh tác là vấn đề cần phải thực hiện thường
xuyên của các nhà nghiên cứu.
2.4 Vai trò của mật độ đến sinh trƣởng phát triển đối với năng suất lúa
Mật độ cấy là một biện pháp kỹ thuật quan trọng làm tăng khả năng quan
hợp của cá thể và quần thể ruộng lúa do làm tăng khả năng tiếp nhận ánh sáng, tạo
số lá và chỉ số diện tích lá thích hợp ảnh hưởng đến khả năng đẻ nhánh số nhánh
hữu hiệu/khóm,khả năng chống chịu sâu bệnh ….từ đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến năng
suất lúa.


16
Trước hết mật độ cấy có ý nghĩa quan trọng đối với cấu trúc quần thể ruộng
lúa.một quần thể ruộng lúa tốt phải đảm bảo những chỉ tiêu nhất định về độ
gió,quang học trong suất quá trình sinh trưởng và phân bố không gian trên một
ruộng lúa,đặc biệt là thời kỳ sinh trưởng mạnh nhất.mật độ thích hợp giúp cây lúa
phát triển tốt,tận dụng hiệu quả chất dinh dưỡng,nước và ánh sáng tạo nên sự
tương tác hài hòa giữa các cá thể cây lúa và quần thể ruộng lúa.mật độ cấy thích
hợp còn hạn chế được thời gian đẻ nhánh hữu hiệu và lãng phí chất dinh
dưỡng.nếu cấy dày,các cây non sẽ cạnh tranh về dinh dưỡng,ánh sáng…ảnh hưởng

đến hiệu suất sinh trưởng phát triển,ngoài ra còn rậm rạp tạo điều kiện cho sâu
bệnh phát triển.ngược lại cấy thưa sẽ tăng khả năng đẻ nhánh và có thể gây ra biến
đổi lớn về độ chín đồng đều của các bông.
Về năng suất,mật độ cấy và năng suất có mỗi quan hệ chặt chẽ với
nhau.mật độ cấy đặt cơ sở cho viêc hình thành số bông là yếu tố có tính chất quyết
định tới năng suất.các nhà nghiên cứu về vấn đề năng suất lúa đều thống nhất rằng
“việc tăng mật độ cấy với một giới hạn nhất định thì năng suất sẽ tăng,vượt qua
giới hạn đó năng suất sẽ không tăng mà thậm chí còn giảm.


17

PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG,VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu nghiên cứu
Giống lúa QP-05
Phân bón : phân hữu cơ, đạm, lân và kali.
3.2. Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Địa điểm : Thí nghiệm được thực hiện tại khu đất trồng lúa của xã Phúc Trìu,
thành phố Thái Nguyên.
Thời gian : Vụ xuân 2015
3.3 Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái ra lá của giống lúa
QP-05 vụ Xuận 2015 tại Thái Nguyên
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái đẻ nhánh của giống
lúa QP-05 vụ Xuận 2015 tại Thái Nguyên
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến sâu bệnh hại trên giống lúa QP05 vụ Xuận 2015 tại Thái Nguyên
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của giống lúa QP-05 vụ Xuận 2015 tại Thái Nguyên

3.3.2 Cách bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn RCBD (Random
Complete Block Dezign) gồm : 4 công thức,mỗi công thức 3 lần nhắc lại.Với công
thức bố trí thí nghiệm như hình 3.1 :


×