Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Bình luận bản án tranh chấp quyền thừa kế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.92 KB, 20 trang )

BÌNH LUẬN CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ
VỀ TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
VỤ VIỆC SỐ 1
Nội dung vụ án:
Nguyên đơn anh Nguyễn Duy Ch trình bày:
Ngày 22/5/1997, vợ chồng anh Ch mua đất của vợ chồng ông bà Đ - M, đã được
UBND xã KS xác nhận. Sau đó, vợ chồng anh Ch làm nhà ở khoảng hơn 60 m 2 xây dựng.
Ngày 09/01/2007, vợ chồng anh Ch được UBND thành phố ST cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất số AG 485463, thửa số 54, tờ bản đồ số 09 với diện tích 397,5 m 2
(trong đó đất ở 50 m2, đất trồng cây lâu năm 347,5 m 2). Thửa đất có kích thước như sau:
điểm 1-2 là 10,07m, điểm 2-3 là 39,20m, điểm 3 - 4 là 8,37m, điểm 4-5 là 1,71m, điểm 51 là 39,78m .
Tháng 3/2007, anh Nguyễn Văn K là hộ liền kề có cho vợ chồng em trai là anh
Nguyễn Văn C, chị Nguyễn Thị G đất để làm nhà. Khi xây dựng, vợ chồng anh C đã xây
lấn sang phần đất của gia đình anh Ch, bản thân anh đã gặp anh K và anh C để trao đổi và
đề nghị phía gia đình anh C phải tôn trọng mốc giới đất đai khi xây dựng, nhưng anh C
vẫn tiếp tục xây dựng. Anh Ch đã có đơn gửi UBND xã KS yêu cầu giải quyết. UBND xã
đã tổ chức đo đạc và tiến hành hòa giải giữa hai gia đình nhưng không có kết quả. Vợ
chồng anh C vẫn tiếp tục xây dựng hoàn thiện ngôi nhà ba tầng. Cụ thể phần tường nhà
xây lấn sang phần đất nhà anh chỗ sâu nhất khoảng 40cm, phần máng chảy lấn sang
30cm chạy dọc theo nhà dài khoảng 20cm, phía sau nhà xây 01 rãnh thoát nước rộng
khoảng 30cm. Tổng diện tích đất xây lấn chiếm khoảng 08 m 2, trên diện tích đất bị lấn
chiếm không có tài sản gì.

1


Nay anh Ch yêu cầu anh K và anh C phải cùng có trách nhiệm trả lại phần đất đã
lấn chiếm của gia đình anh là khoảng 08 - 10m 2. Riêng phần đất lấn chiếm đã xây dựng
thành nhà kiên cố thì anh yêu cầu thanh toán bằng tiền để đảm bảo giá trị của công trình
đã xây dựng, còn diện tích đất khác phải trả cho gia đình anh kể cả phần mái chảy ở trên.
Chị Đỗ Lệ Th (vợ anh Ch) trình bày thống nhất với anh Ch.


Bị đơn anh Nguyễn Văn K trình bày:
Năm 1985, gia đình anh K được UBND xã KS cấp đất với diện tích 1227,9m 2. Ngày
01/11/2005, gia đình anh K được UBND thành phố ST cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất số AB 707973 với diện tích là 1227,9 m2 thửa số 53, tờ bản đồ số 09 (trong đó
có 200 m2 đất ở và 1027,9 m2 đất vườn). Thửa đất có kích thước như sau: điểm 1-2 là
23,98m, điểm 2-3 là 0,12m, điểm 3-4 là 39,78m, điểm 4-5 là 1,71m, điểm 5-6 là 3,42m,
điểm 6- 7 là 11,51m, điểm 7-8 là 9,17m, điểm 8-9 là 8,29m, điểm 9-10 là 0,54m, điểm
10-11 là 22,14m, điểm 11-12 là 0,66m, điểm 12-13 là 0,94m, điểm 13-14 là 5,29m, điểm
14-1 là 29,65m. Nhưng trên thực tế so với diện tích đất được cấp trong Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất thì gia đình anh còn thiếu 79m2.
Tháng 3/2007, vợ chồng anh K cho vợ chồng người em trai là anh Nguyễn Văn C,
chị Nguyễn Thị G đất để làm nhà. Khi xây dựng, anh C xây trên phần đất của gia đình
anh cho, không lấn chiếm sang đất của nhà anh Ch. Khi anh Ch có đơn đề nghị UBND xã
KS giải quyết, xã đã thành lập đoàn kiểm tra đến đo đạc thì đất phía mặt tiền thiếu 30 cm,
phía sau giáp nhà anh Ch thiếu 10 cm và vợ chồng anh K cho rằng anh C khi xây nhà
không lấn chiếm đất đai của vợ chồng anh Ch, Thực tế, tường rào do gia đình anh Ch xây
năm 1998 vẫn tồn tại, cách tường nhà của anh chị khoảng 30cm. Việc anh Ch kiện vợ
chồng anh là không đúng, anh K không đồng ý với yêu cầu của anh Ch đề nghị Toà án
xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.
Chị Phùng Thị N (là vợ anh K) thống nhất với lời khai của anh K.
Anh Nguyễn Văn C và chị Nguyễn Thị G trình bày:

2


Do chưa có nhà ở nên năm 2002 vợ chồng anh K có cho vợ chồng anh C khoảng
100 m2 đất, hướng Tây - Bắc giáp đường đi của thôn, hướng Đông - Bắc giáp nhà anh Ch.
Tháng 3/2007, do nhu cầu cần nhà ở nên vợ chồng anh C làm nhà, khi xây dựng vợ
chồng anh có làm đơn xin phép thôn và xã, chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cấp phép xây dựng. Trong quá trình xây dựng, nhà anh Ch cho rằng vợ chồng anh đã xây

lấn sang phần đất của nhà anh Ch, hai bên có xảy ra va chạm. Anh Ch làm đơn đề nghị xã
KS giải quyết. Chính quyền xã đã thành lập đoàn kiểm tra đến đo đạc, giải quyết và hoà
giải, song phía anh Ch đã không đồng ý. Hiện tại, nhà cửa của vợ chồng anh đã xây xong,
nhà xây 02 tầng, 01 tum. Khi xây dựng vợ chồng anh xây cách tường rào ngăn cách đất
nhà anh Ch, chỗ rộng nhất khoảng 0,6m; hẹp nhất 0,2m để làm rãnh thoát nước. Anh
khẳng định không hề lấn chiếm đất của gia đình anh Ch, vì vậy anh không đồng ý với yêu
cầu của anh Ch.
Tài liệu trong hồ sơ vụ án thể hiện:
Hợp đồng mua bán ngày 22/5/1997 giữa vợ chồng anh Ch, chị Th và vợ chồng ông
Lê Văn Đ - bà Nguyễn Thị M có xác nhận của UBND xã KS. Diện tích chuyển nhượng
được ghi trong văn bản mua bán là 356 m2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AG
485463 đứng tên vợ chồng anh Ch, chị Th do UBND thành phố ST cấp ngày 09/01/2007
thửa số 54, tờ bản đồ số 09 có diện tích 397,5 m 2 (trong đó đất ở 50 m2, đất trồng cây lâu
năm 347,5 m2).
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AB 707973 đứng tên anh K, chị N do
UBND thành phố ST cấp ngày 01/11/2005 có diện tích là 1227,9 m 2 thửa số 53, tờ bản đồ
số 09 (trong đó có 200 m2 đất ở và 1027,9 m2 đất vườn). Theo biên bản thẩm định tại chỗ
thì thực tế tính toán trên các số đo trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp thì
diện tích đất anh K, chị N đang quản lý, sử dụng còn thiếu khoảng 79 m2.
Toàn bộ diện tích nhà đất của hai hộ liền kề của gia đình anh Ch và gia đình anh K
đều được bao bọc bởi tường rào xây gạch, chiều cao khoảng 1,50m. Phía giáp ranh giữa

3


gia đình anh Ch và anh K tường rào xây gạch do anh Ch xây từ năm 1998, cao khoảng
1,5m. Đến nay đã hơn 10 năm không có tranh chấp.
Bình luận:
* Về quan hệ pháp luật tranh chấp:
- Diện tích nhà đất của vợ chồng anh Nguyễn Duy Ch, chị Đỗ Lệ Th liền kề và giáp

với diện tích nhà đất của vợ chồng anh Nguyễn Văn K, chị Phùng Thị N tại thôn KT - xã
KS - thành phố ST - tỉnh H. Cả hai gia đình đều đã được UBND thành phố ST cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất. Quá trình sử dụng đất đã xảy ra tranh chấp, bên nguyên
đơn anh Ch, chị Th cho rằng vợ chồng anh K đã lấn khoảng 08 -10 m 2 đất nên khởi kiện
yêu cầu bên bị đơn anh K, anh C phải trả lại phần đất đã lấn chiếm của gia đình anh Ch
và thanh toán bằng tiền phần đất lấn chiếm đã xây dựng thành nhà kiên cố. Từ các tình
tiết của vụ án và yêu cầu của nguyên đơn, xác định quan hệ pháp luật tranh chấp trong vụ
án là tranh chấp quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 25 Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2004.
* Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp:
Diện tích đất tranh chấp đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên theo quy
định tại Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án.
Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 quy định:
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà
một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của
Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết;

4


2. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5
Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau:
a) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải
quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc

trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng;
b) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải
quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết
thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng.
* Về giải quyết yêu cầu của bên nguyên đơn:
- Nguyên thủy nhà đất của anh Ch - chị Th là mua lại của vợ chồng ông Đ - bà M từ
ngày 22/5/1997. Việc mua bán chuyển nhượng có sự xác nhận của UBND xã KS. Diện
tích chuyển nhượng được ghi trong văn bản mua bán là 356 m 2. Năm 2002, UBND thành
phố ST đã kiểm tra đo đạc bằng máy, lập hồ sơ kỹ thuật để cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cho gia đình anh Ch - chị Th với diện tích là 397,5 m 2 thuộc tờ bản đồ số 9,
thửa số 54. Chính vì vậy, ngày 09/01/2007, vợ chồng anh Ch, chị Th được UBND thành
phố ST cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AG 485463, thửa số 54, tờ bản đồ số
09 với diện tích 397,5 m2 (trong đó đất ở 50 m2, đất trồng cây lâu năm 347,5 m2).
- Đối với diện tích của gia đình anh K - chị N được UBND xã KS cấp, giao sử dụng
từ năm 1985 diện tích 1227,9 m2. Tháng 11/2005, anh K - chị N được UBND thành phố
ST cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc tờ bản đồ số 9, thửa 53. Song trên thực
tế tính toán trên các số đo trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp với diện
tích thực tế đất anh K, chị N đang sử dụng thì còn thiếu khoảng 79 m 2.

5


- Toàn bộ diện tích nhà đất của các hộ liền kề của gia đình anh Ch và gia đình anh K
đều được bao bọc bởi tường rào xây gạch, chiều cao khoảng 1,50m. Phía giáp ranh giữa
gia đình anh Ch và anh K tường rào xây gạch do anh Ch xây từ năm 1998, cao khoảng
1,5m. Đến nay đã hơn 10 năm không có tranh chấp gì, các bên đều thừa nhận.
- Năm 2007 vợ chồng anh K - chị N đã tặng cho em trai anh K là anh C và chị G
một phần diện tích đất khoảng 100 m 2 để làm nhà ở theo quy định tại Điều 722 BLDS

năm 2005. Sau đó, vợ chồng anh C - chị G đã tiến hành xây nhà 3 tầng giáp với nhà đất
của gia đình anh Ch - chị Th và đã xảy ra tranh chấp. Việc tặng cho quyền sử dụng đất
giữa vợ chồng anh K, chị N và vợ chồng anh C, chị G chỉ thực hiện bằng miệng, song
giữa vợ chồng anh K - chị N và vợ chồng anh C -chị G không có tranh chấp về việc tặng
cho quyền sử dụng đất nên căn cứ Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, Tòa án
không xem xét, giải quyết quan hệ hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 quy định:
Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự
1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải
quyết vụ việc dân sự. Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện,
đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.
2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay
đổi các yêu cầu của mình hoặc thoả thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp
luật và đạo đức xã hội.
Ðiều 722 BLDS năm 2005 quy định:
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên
tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn
bên được tặng cho đồng ý nhận theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

6


- Anh Ch cho rằng, đất của gia đình anh phía ngoài tường rào còn khoảng 8 - 10m 2,
chiều rộng khoảng 40cm chạy dài theo khổ đất khoảng 28m. Khi xây tường rào năm 1998
anh đã để lại làm rãnh thoát nước. Nay anh C - chị G xây nhà đã lấn sang phần đất này
nên anh yêu cầu đòi lại. Phía anh K - anh C khẳng định ranh giới đất giữa hai gia đình
được giới hạn bởi tường rào xây gạch do chính tay anh Ch xây năm 1998, nên khi làm
nhà anh C - chị G vẫn phải xây lùi về phía đất anh K cho anh chị, cách tường rào khoảng
20 cm để làm rãnh thoát nước.

- Xem xét thực tế sau khi anh C - chị G đã xây nhà, tường nhà cách tường rào ngăn
cách đất giữa đất của vợ chồng anh Ch với đất của vợ chồng anh K thì đoạn hẹp nhất là
0,2 m, đoạn rộng nhất là 0,6 m. Anh Ch khai rằng, đất của vợ chồng anh còn nằm ngoài
tường rào song không đưa ra một căn cứ nào chứng minh đối với vấn đề này.
Mặt khác, trong giấy tờ mua bán chuyển nhượng giữa anh Ch - chị Th với vợ chồng
ông Đ - bà M (năm 1997) thì diện tích đất vợ chồng anh Ch, chị Th được chuyển nhượng
chỉ có 356 m2, song trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã tăng lên 41,5 m 2.. Anh
Ch, chị Th cũng không lý giải được số diện tích đất thừa ra do anh mua bán hoặc lấn ở
phía nào.
- Khi xem xét thực tế, tường rào ngăn cách đất giữa gia đình ông Đ - bà M trước
năm 1997 hiện còn móng tường trong vườn nhà anh Ch do anh Ch phá và xây lấn về phía
đất của gia đình anh K - chị N để có bức tường rào ngăn cách giữa 2 nhà như hiện nay và
kể từ đó cho đến nay hai bên không có tranh chấp gì. Để làm thủ tục cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho vợ chồng anh Ch và vợ chồng anh K thì khi Uỷ ban nhân
dân xã KS đến kiểm tra, đo đạc, xác định mốc giới giữa 2 gia đình, các hộ liền kề anh Ch,
anh K đều ký vào biên bản xem xét đo đạc hiện trạng, không có khiếu nại thắc mắc gì.
Từ các phân tích trên cho thấy, anh Ch kiện đòi quyền sử dụng đất của vợ chồng
anh K - chị N, anh C - chị G là không có căn cứ, do đó không chấp nhận yêu cầu đòi
quyền sử dụng đất của anh Ch đối với gia đình anh K - chị N, anh C - chị G và cần giữ
nguyên về tình trạng ranh giới đất giữa gia đình anh Ch - chị Th với gia đình anh K - chị
N, anh C - chị Giang như hiện nay và được giới hạn bởi bức tường hàng rào xây gạch do
7


gia đình anh Ch đã xây dựng từ năm 1998 là phù hợp với quy định tại Điều 265 BLDS
năm 2005.
Ðiều 265 BLDS năm 2005 quy định:
Nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản
1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận của các
chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ
ba mươi năm trở lên mà không có tranh chấp.
2. Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều
thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng
đất liền kề của người khác.
Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất
thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây
vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác.
3. Trong trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng thì người sử
dụng đất có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung; không được lấn, chiếm, thay đổi
mốc giới ngăn cách.
Thực tế đo đạc diện tích đất tranh chấp là 8 m 2 và theo kết quả định giá của Tòa án
cấp sơ thẩm ngày 16/9/2008 giá trị 1.200.000 đồng/m 2 x 8m2 = 9.600.000 đồng. Vì vậy,
anh Ch - chị Th phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo giá trị tài sản tranh chấp do không
được chấp nhận yêu cầu.
Từ những phân tích trên đây, vụ việc có thể được giải quyết như sau:

8


1. Không chấp nhận yêu cầu đòi quyền sử dụng đất 8m 2 và tranh chấp ranh giới đất
của anh Nguyễn Duy Ch đối với vợ chồng anh Nguyễn Văn K - chị Phùng Thị N và vợ
chồng anh Nguyễn Văn C - chị Nguyễn Thị G.
2. Giữ nguyên về tình trạng ranh giới đất giữa gia đình anh Ch - chị Th với gia đình
anh K - chị N, anh C - chị Giang như hiện nay, được giới hạn bằng bức tường rào xây
gạch do anh Ch đã xây dựng năm 1998.
VỤ VIỆC SỐ 2
Nội dung vụ án:

Nguyên đơn ông Nguyễn Văn H trình bày:
Gia đình ông có 2 mảnh đất: Mảnh thứ nhất theo bản đồ năm 1960 là thửa số 102 tờ
bản đồ 05 diện tích 263m2 tại thôn T, xã C, huyện TL, tỉnh H; chủ sử dụng là Nguyễn
Ngọc L - bố ông. Mảnh thứ hai theo văn tự gia đình ông lưu giữ thì ông Nh, bà L bán cho
chị gái ông là bà Nguyễn Thị Th vào năm 1942 diện tích 348m 2, bà Th mua cho bố mẹ
ông mảnh đất này. Bản đồ năm 1987 hai mảnh đất trên nhập thành một thửa diện tích
580m2 tờ bản đồ 01 thửa số 584.
Mảnh đất hiện nhà ông đang sử dụng ở liền kề với ngõ đi vào nhà bà S. Ranh giới
đất giữa nhà ông và ngõ vào nhà bà S có hai cột mốc xây gạch do chủ cũ xây và hàng rào
khúc tần. Năm 1984, khi ông xây nhà mái bằng trên mảnh đất vườn giáp ngõ đi vào nhà
bà S, ông đã bớt lại 50cm để mở cửa sổ và để ô văng che cửa sổ. Nhà bà S không ai phản
đối. Năm 2001, sợ có người phá cột mốc cũ, ông đã cho chôn hai cột mốc bê tông ở phía
bên trong và bên ngoài để giữ nguyên móng cột mốc cũ. Nay ông muốn xây tường rào để
ngăn cách đất nhà ông và ngõ đi vào nhà bà S theo cột mốc cũ thì bà S không cho xây với
lý do nhà ông xây nhà đã xây hết đất. Vì vậy, ông đề nghị Toà xác định mốc giới đất giữa
nhà ông và ngõ đi nhà bà S ranh giới là tâm cột mốc cách tường nhà ông 0,5m.
Bị đơn bà Trần Thị S uỷ quyền cho anh Nguyễn Xuân P trình bày:
Ngõ đi vào nhà anh P giáp đất nhà ông H. Ranh giới đất giữa nhà ông H và ngõ đi
vào nhà anh trước đây là hàng rào cây duối chứ không có cột mốc như ông H khai. Khi
9


ông H xây nhà thì ông H đã phá hàng rào cây duối đi và xây hết đất. Móng nhà ông H
đến đâu là cõi đến đó. Ông H mở cửa sổ và để ô văng cửa sổ sang ngõ đi nhà anh, gia
đình anh đã phản đối nhưng ông H vẫn cố tình làm nên anh không cho mở cửa sổ. Nay
ông H đề nghị Toà xác định mốc giới giữa hai gia đình, anh nhất trí nhưng anh không
đồng ý ranh giới là tâm cột mốc cách tường nhà ông H 0,5m.
Ngày 30/8/2006, anh P nộp đơn phản tố: Đề nghị Toà xác định mốc giới đất nhà ông
H và ngõ đi vào nhà anh là móng tường nhà ông H đã xây năm 1984. Buộc ông H phải dỡ
bỏ đoạn móng tường ông H xây trên ngõ đi nhà anh.

Cụ Ngh là mẹ ông H trình bày: Nguồn gốc đất hiện nay mà ông H và cụ sử dụng là
của các cụ để lại cho vợ chồng cụ và của con gái cụ là bà Th mua cho vợ chồng cụ. Vợ
chồng cụ chỉ có 1 mình ông H là con trai nên hai cụ đã thống nhất cho ông H mảnh đất
này. Ông H muốn làm gì thì làm.
Bà Lưu Thị N là vợ ông H nhất trí với ông H, không có ý kiến gì thêm.
Tài liệu trong hồ sơ vụ án thể hiện:
Theo bản đồ năm 1987 thôn T thì thửa 584 tờ bản đồ 01 có diện tích 580m 2. Quá
trình kiểm tra, đo đạc xác định đất sử dụng diện tích 580m 2 từ 1987 nhưng ông H không
thắc mắc, khiếu nại gì. Quá trình sử dụng diện tích đất trên ông H đóng thuế sử dụng
580m2 và không khiếu nại gì về diện tích trên. Trong quá trình giải quyết vụ án, ông H đã
thuê Công ty đo đạc đến đo bằng máy thì diện tích đất nhà ông đang sử dụng hiện tại là
579,4m2 (tính đến phần móng nhà cấp 4 nổi trên mặt đất).
Nội dung biên bản xem xét thẩm định tại chỗ ngày 02/7/2008 thì: Cột mốc như ông
H trình bày hiện nay không còn nhưng còn móng và được thể hiện trong văn tự mua bán
đất năm 1942 giữa ông Nh, bà L với bà Th. Sau khi ông H đào hết phần móng tường nhà
ông thì ở độ sâu đó lộ ra 2 móng cột xây gạch ở 2 phía đầu nhà. Móng cột phía ngoài sát
móng nhà, cách tường hậu nhà ông H 32cm, móng cột phía trong cách tường hậu nhà ông
H 42cm. Hai móng cột này nằm sâu dưới nền đất có chu vi không đều nhau, ông H cho

10


rằng đây là móng cột mốc có từ trước năm 1942, còn phía anh P đại diện cho bà S không
công nhận, cho rằng móng này là ông H tự xây, xây từ bao giờ anh không biết.
Theo nội dung biên bản lấy lời khai ngày 16/7/2008 người làm chứng là bà Nguyễn
Thị H và ông Trần Văn S ở gần gia đình ông H cũng khẳng định, chưa bao giờ nhìn thấy
cột mốc. Trong quá trình giải quyết vụ án, tại biên bản hòa giải ngày 14/9/2008, anh P đã
công nhận là bức tường ranh giới giữa nhà anh và nhà ông M khi xây, ông M nhất trí lùi
lại phía đất nhà ông M một ít đất cho bức tường được thẳng nhưng cụ thể bao nhiêu anh
không biết.

Bình luận:
* Về quan hệ pháp luật tranh chấp:
- Diện tích 580m2 đất của gia đình ông H tại thửa 584 tờ bản đồ 01 liền kề với ngõ
đi vào nhà bà S. Quá trình sử dụng đất đã xảy ra tranh chấp về mốc giới. Bên nguyên đơn
đã khởi kiện bị đơn yêu cầu xác định mốc giới nhà ông và ngõ đi nhà bà S cách tường
nhà ông 0,5m. Bên bị đơn nhất trí yêu cầu Tòa án xác định mốc giới đồng thời có yêu cầu
phản tố xác định mốc giới đất nhà ông H và ngõ đi vào nhà bị đơn là móng tường nhà
ông H đã xây năm 1984. Buộc ông H phải dỡ bỏ đoạn móng tường ông H xây trên ngõ đi.
Từ các tình tiết của vụ án và yêu cầu của nguyên đơn chúng ta xác định quan hệ pháp luật
tranh chấp trong vụ án là tranh chấp về mốc giới quyền sử dụng đất. Đây là một loại
tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 7 Điều 25 Bộ luật Tố tụng dân
sự năm 2004.
* Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp:
Diện tích đất tranh chấp đã có tên trong sổ địa chính nên theo quy định tại Điều 136
Luật Đất đai năm 2003 tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Điều 25 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 quy định:
Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam
11


2. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.
3. Tranh chấp về hợp đồng dân sự.
4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều 29 của Bộ luật này.
5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.
6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
7. Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của
pháp luật về đất đai.
8. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp

luật.
9. Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.
* Về giải quyết yêu cầu của nguyên đơn và yêu cầu phản tố của bị đơn:
Đất thuộc quyền sử dụng của ông H hiện nay gồm 2 thửa hợp lại: Một thửa mang số
102 tờ bản đồ 05 diện tích 263m 2 (bản đồ năm 1960) và một thửa do ông Nh, bà L bán
cho chị gái ông là bà Nguyễn Thị Th năm 1942 diện tích 348m2 (theo bản đồ năm 1960).
Theo bản đồ năm 1987 thôn T thì hai thửa đất trên của gia đình ông H nhập thành
một thửa là thửa số 584 tờ bản đồ 01 diện tích 580m2. Ông H có biết việc đo đạc xác định
đất nhà ông sử dụng diện tích 580m 2 từ năm 1987 nhưng ông không thắc mắc, khiếu nại
gì. Quá trình sử dụng diện tích đất trên ông H cũng chỉ đóng thuế sử dụng 580m 2 và
không khiếu nại gì về diện tích trên. Theo kết quả đo đạc ngày 18/9/2008 của Công ty đo
đạc thì diện tích đất nhà ông H đang sử dụng hiện tại là 579,4m 2 (tính đến phần móng nhà
cấp 4 nổi trên mặt đất). Theo ông H thì ranh giới giữa nhà ông và ngõ đi nhà bà S là cột
mốc, cách tường hậu nhà ông 0,5m. Cột mốc này còn móng và được thể hiện trong văn tự
mua bán đất năm 1942 giữa ông Nh, bà L với bà Th.
Xem xét thực tế cho thấy, cột mốc như ông H trình bày hiện nay không còn, những
người làm chứng ở gần gia đình ông H là bà Nguyễn Thị H và ông Trần Văn S cũng
12


khẳng định chưa bao giờ nhìn thấy cột mốc này. Theo biên bản xem xét thẩm định tại chỗ
thì sau khi ông H đào hết phần móng tường nhà ông thì ở độ sâu đó lộ ra 2 móng cột xây
gạch ở 2 phía đầu nhà. Móng cột phía ngoài sát móng nhà, cách tường hậu nhà ông H
32cm, móng cột phía trong cách tường hậu nhà ông H 42cm. Hai móng cột này nằm sâu
dưới nền đất có chu vi không đều nhau, ông H cho rằng đây là móng cột mốc có từ trước
năm 1942, còn phía bị đơn do anh P đại diện cho bà S không công nhận và cho rằng
móng này là ông H tự xây, xây từ bao giờ anh không biết. Quá trình sử dụng đất tại đây
cũng có biến động.
Trong quá trình giải quyết vụ án, phía bị đơn anh P cũng công nhận là bức tường
ranh giới giữa nhà anh và nhà ông M khi xây, ông M nhất trí lùi lại phía đất nhà ông M

một ít đất cho bức tường được thẳng nhưng cụ thể bao nhiêu anh không biết.
Như vậy, ranh giới đất nhà ông H đến sát móng tường hậu nhà ông (phần móng nơi
trên mặt đất theo đo đạc) xây năm 1984 là phù hợp với bản đồ năm 1987 diện tích 580m 2.
Phía anh P và cả ông H xác định móng nhà ông H còn chìm xuống phía dưới nữa và khi
xác định thực tế cũng như vậy, vì móng xây giật cấp. Anh P cho rằng, móng tường nhà
ông H đến đâu là ranh giới ở đó. Mặt khác, hai móng cột mốc cũng phù hợp với giấy văn
tự mua bán đất năm 1942. Tuy nhiên, hiện nay cột mốc này không còn, không có chứng
cứ xác định được ai là người xây cột mốc cũ mà chỉ còn móng cột mốc, vì vậy không có
căn cứ thoả mãn yêu cầu của ông H xác định ranh giới là tâm cột mốc.
Cần căn cứ vào bản đồ năm 1987 để xác định ranh giới đất giữa nhà ông H với ngõ
đi nhà bà S là móng tường hậu nhà ông H. Từ đó, xác định ranh giới đất giữa nhà ông H
và ngõ đi nhà bà S đến sát mép bên trái móng cột mốc, cụ thể là phía ngoài cách tường
hậu nhà ông H 32cm, phía trong cách tường hậu nhà ông H 42 cm kéo thẳng hết đất. Ông
H đã xây một bức tường lửng trên ranh giới phía cuối đất dài 3,96m nhưng bức tường này
có 1/2 chiều rộng không nằm trên ranh giới đất ông được sử dụng nên ông phải tự dỡ bỏ.
Phần đất ông H được sử dụng sẽ có diện tích 580 m 2 có ranh giới không thẳng với bức
tường ranh giới giữa nhà bà S và nhà ông M, vì chính anh P xác nhận trong quá trình giải
quyết vụ án là ông Mùi đã cho lùi lại phía đất nhà ông M để bức tường thẳng điều đó
13


không ảnh hưởng đến ranh giới đất giữa nhà ông H và bà S kéo thẳng theo mốc giới phân
định trên. Từ những phân tích trên, yêu cầu của nguyên đơn và yêu cầu phản tố của bị
đơn chỉ được chấp nhận một phần.
Từ những phân tích trên đây, vụ việc có thể được giải quyết như sau:
1. Chấp nhận một phần yêu cầu của ông Nguyễn Văn H về xác định mốc giới đất
giữa thửa đất ông Nguyễn Văn H được sử dụng với ngõ đi thuộc đất của bà Trần Thị S sử
dụng tại thôn T, xã C, huyện TL, tỉnh H.
Xác định ranh giới đất thuộc quyền sử dụng của ông Nguyễn Văn H và bà Trần Thị
S là đường thẳng phía ngoài (phía đường làng) cách mép ngoài tường hậu nhà ông H

32cm (ba mươi hai cm) phía trong cách mép góc tường hậu nhà ông H 42cm (bốn mươi
hai cm) nối đến điểm giữa của đầu bức tường lửng ông H xây kéo thẳng theo bức tường
đến hết cõi đất.
2. Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của bà Trần Thị S do anh Nguyễn Xuân P
đại diện: Buộc ông Nguyễn Văn H phải phá bỏ 1/2 chiều rộng bức tường lửng ông H xây
(phần sát ngõ nhà bà S) không nằm trên diện tích đất ông được sử dụng có chiều rộng
0,15m và dài 3,96m.
VỤ VIỆC SỐ 3
Nội dung vụ án:
Nguyên đơn ông Nguyễn Văn Ngh trình bày:
Bố ông là cụ Nguyễn Văn B mất năm 1967, có vợ là cụ Phan Thị Th mất năm 1964.
Hai cụ có 5 người con gồm: ông L, ông C , ông P, ông N và ông Ngh. Hai cụ có ngôi nhà
cổ 5 gian trên diện tích đất 1.770m2 tại xóm Đ, thôn 2, xã T, huyện TL, tỉnh H. Khi còn
sống cụ B, cụ Th đã chia tài sản cho 5 người con mỗi người một phần đất có ranh giới rõ
ràng, riêng ông Ngh và ông N được bố mẹ chia cho diện tích đất 355m 2 chưa có ranh giới
cụ thể.

14


Ngày 31/12/1991, ông L là anh trưởng cùng anh em con cháu đứng ra lập văn bản
phân chia quyền thừa kế, quyền sử dụng đất thổ cư cho ông Ngh và ông N, cụ thể ông
Ngh được 120,8m2 đất còn lại phía trong là của ông N và để lại một lối đi chung có chiều
dài 16m và chiều rộng 1,8m.
Do chưa có điều kiện xây dựng ở, năm 1967 anh D - con ông N có mượn ông Ngh
phần đất trên để làm nơi chăn nuôi. Năm 1994, anh D làm giấy trả lại diện tích đất trên
cho ông Ngh. Ông Ngh đã làm nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước từ trước đến nay. Nay ông
Ngh có ý định về đất này xây dựng thì anh Nguyễn Kim Kh - con ông N, gây khó khăn
và cố tình chiếm đoạt đất của ông. Ông Ngh khởi kiện đề nghị Toà án buộc anh Kh phải
trả lại ông diện tích đất 120,8m2 ở xóm Đ, thôn 2, xã T, huyện TL, tỉnh H.

Bị đơn anh Nguyễn Kim Kh trình bày:
Bố anh là ông Nguyễn Văn N mất năm 1988, mẹ anh là bà Nguyễn Thị Th mất năm
2003. Bố mẹ anh sinh 5 người con gồm: anh Kh, chị G, chị Q, anh D và anh H. Anh D
mất năm 2005 có vợ là Chu Thị T và 5 con, đó là chị O, chị P, chị M, anh S, anh Đ.
Cụ B, cụ Th có nhà đất như ông Ngh trình bày là đúng. Khi các cụ còn sống đã nói
chia đất cho các con, cụ thể. Ông L được 720m 2, ông C 350m2, ông Ph khoảng 350m2,
ông N được 355m2, còn ông Ngh được bố mẹ cho tiền mua nhà 72, phố NHH, tỉnh H.
Bố mẹ anh Kh ở thửa đất này từ năm 1945, gia đình anh đã nhận đất ở cũng như
khai báo phần đất 120,8m2 và xây chuồng lợn, vệ sinh và trồng 2 cây hồng xiêm, đổ đất
tôn tạo từ năm 1960. Quá trình ở từ đó đến nay vẫn nguyên hiện trạng.
Văn bản chia đất năm 1991, anh không đồng ý vì mẹ anh và 4 anh chị em anh
không biết. Nay ông Ngh đòi lại diện tích đất trên, nếu xác định đất của ông Ngh thì anh
cũng đồng ý nhưng ông Ngh phải thanh toán công sức duy trì tôn tạo và tài sản nằm trên
đất trong suốt 50 năm qua cho vợ chồng anh với số tiền là 350.000.000 đồng.
Chị Hoàng Thị A (vợ anh Kh) trình bày:

15


Chị nhất trí lời khai của anh Kh và chị có đề nghị nếu Toà xử trả ông Ngh đất có
tranh chấp thì Toà xem xét công sức duy trì tôn tạo của vợ chồng chị từ năm 1953 cho
đến nay. Anh chị có xây dựng thêm 01 nhà vệ sinh năm 2006.
Chị Q, chị G, anh H trình bày:
Nguồn gốc thửa đất có tranh chấp là của ông Nguyễn Văn Ngh. Nay có việc tranh
chấp giữa anh Kh và ông Ngh. Các anh, chị đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của
pháp luật.
Bà T, chị O, chị P, chị M, anh S, anh Đ trình bày:
Nguồn gốc thửa đất có tranh chấp là của ông Nguyễn Văn Ngh. Trước đây, gia đình
bà T và ông D có mượn đất của ông Ngh để xây dựng chuồng lợn. Năm 1994, ông D làm
giấy trả lại ông Ngh đất. Khi mượn vợ chồng bà là người xây chuồng lợn. Khi chuyển đi

không có ý kiến gì, ông D chết năm 2005. Nay có việc kiện giữa ông Ngh và anh Kh đề
nghị Tòa căn cứ pháp luật giải quyết; bà và các anh chị không có ý kiến gì và xin giải
quyết vắng mặt. Đối với chuồng lợn cũ không yêu cầu ông Ngh phải thanh toán giá trị.
Tài liệu trong hồ sơ vụ án thể hiện:
“Văn bản phân chia quyền thừa kế sử dụng đất thổ cư” ngày 31/12/1991 có nội
dung đúng như ông Ngh trình bày. Tại thời điểm này, cán bộ địa chính Uỷ ban nhân dân
xã T về cắm mốc giới đất giữa đất của ông N và đất của ông Ngh, anh Kh biết nhưng
không có ý kiến gì. Tại Trích lục bản đồ năm 1986 của xã T đã thể hiện thửa số 79 diện
tích 355m2 đất thổ cư đứng tên chủ sử dụng là ông Nguyễn Văn N và ông Nguyễn Văn
Ngh.
“Giấy bàn giao” ngày 20/3/1994 do anh D viết và ký có nội dung trả ông Ngh diện
tích đất đã mượn. Biên bản xác minh ngày 25/7/2007 có nội dung UBND xã T xác định
diện tích đất tranh chấp có diện tích 120,8m 2 là của ông Ngh. Anh Kh không xuất trình
được chứng cứ gì để chứng minh diện tích đất đang tranh chấp là của ông N.
Bản di chúc ngày 15/6/2001của bà Nguyễn Thị Th (mẹ anh Kh) có nội dung toàn bộ
diện tích đất và nhà (kể cả diện tích đất đang tranh chấp) tại thửa số 79 xóm Đ, thôn 2, xã
16


T, huyện TL, tỉnh H là của bà Th, ông N và anh Kh được giao lại quyền sử dụng đất ở
này. Bản di chúc không có công chứng, chứng thực chỉ có dấu vân tay nhưng không ghi
rõ dấu vân tay là của ai; anh Kh, chị M ký người làm chứng. Tại biên bản đối chất ngày
10/8/2007 anh Kh khai: Vào ngày 27/9/1992 thì mẹ anh là bà Th cũng đã có giấy phân
chia nhà đất giữa 5 anh em nhà anh. Nội dung trong biên bản ngày 27/9/1992, bà Th xác
định vợ chồng bà có 162m2 đất và các ranh giới chia cho anh D, anh Kh đều có cạnh giáp
đất của ông Nguyễn Văn Ngh.
Tại Biên bản xác minh ngày 12/01/2007 do UBND xã T xác nhận có nội dung
“Hiện tại nền đất trên phần của ông Ngh vẫn nguyên vẹn như ngày xưa…”. Trên diện
tích đất 120,8m2 hiện có 2 cây hồng xiêm, 1 hàng rào duối, 1 nhà vệ sinh là do vợ chồng
anh Kh, chị A xây dựng, trồng trọt. Ngoài ra, còn 01 chuồng lợn cũ hỏng do vợ chồng

anh D xây dựng.
Bình luận:
* Về yêu cầu đòi quyền sử dụng 120,8 m2 của ông Ngh:
Theo lời trình bày của các đương sự trong vụ án thì các đương sự đều xác nhận
nguồn gốc đất tranh chấp là do cụ Nguyễn Văn B và cụ Phan Thị Th để lại cho các con.
Nhưng anh Nguyễn Kim Kh không xác nhận diện tích đất đang tranh chấp là diện tích
ông Ngh được các cụ chia cho, mà anh cho rằng bố anh là ông Nguyễn Văn N được các
cụ chia cho toàn bộ diện tích đất đang tranh chấp và cả phần diện tích trên đó nhà anh
đang quản lý, tổng diện tích là 355m2 đất.
Anh Kh không thừa nhận “Văn bản phân chia quyền thừa kế sử dụng đất thổ cư”
ngày 31/12/1991 do ông Nguyễn Văn L cùng anh em con cháu trong gia đình lập và có
cán bộ Uỷ ban nhân dân xã T về cắm mốc giới đất giữa đất của ông N và đất của ông
Ngh. Nhưng ngay tại thời điểm đó thì anh Kh cũng không có ý kiến gì. Tại Trích lục bản
đồ năm 1986 cũng đã thể hiện thửa số 79 diện tích 355m 2 đất thổ cư đứng tên chủ sử
dụng là ông Nguyễn Văn N và ông Nguyễn Văn Ngh. Do vậy, “Văn bản phân chia quyền
thừa kế sử dụng đất thổ cư” lập ngày 31/12/1991 phù hợp với trích lục bản đồ. Mặt khác,
17


năm 1967 khi ông N còn sống thì anh Nguyễn Kim D là anh trai anh Kh còn hỏi mượn
ông Ngh diện tích đất đang tranh chấp để chăn nuôi và khi không sử dụng nữa anh D đã
viết “Giấy bàn giao” ngày 20/3/1994 trả ông Ngh diện tích đất đã mượn. Qua thu thập
chứng cứ, UBND xã T cũng đã xác định diện tích đất tranh chấp có diện tích 120,8m 2 là
của ông Ngh. Anh Kh không xuất trình được chứng cứ gì để chứng minh diện tích đất
đang tranh chấp là của ông N - bố anh. Như vậy, việc anh Kh khiếu nại ra không có cơ
sở.
Anh Kh xuất trình “giấy giao lại quyền sử dụng đất ở” ngày 15/6/2001 của mẹ anh
Kh là bà Nguyễn Thị Th và cho rằng văn bản này là di chúc để chứng minh toàn bộ diện
tích đất và nhà (kể cả diện tích đất đang tranh chấp) là của bố mẹ anh và anh được mẹ
anh giao lại quyền sử dụng đất ở. Nhưng văn bản này không có công chứng, chứng thực

mà chỉ có dấu vân tay cũng không ghi rõ dấu vân tay là của ai và người làm chứng lại anh
Kh, chị M lại chính là những người thuộc diện được hưởng thừa kế. Nên nếu văn bản này
là di chúc thì không đúng quy định về việc lập di chúc theo Điều 657, 659 BLDS năm
1995. Hơn nữa, toàn bộ diện tích 14,5 thước đất như trong “giấy giao lại quyền sử dụng
đất ở” ngày 15/6/2001 không phải là của ông N và bà Th tất cả. Nên việc bà Th viết giấy
giao lại quyền sử dụng đất ở cho anh Kh như anh Kh xuất trình là không có cơ sở. Mặt
khác, tại phiên toà chính anh Kh cũng thừa nhận trước đây vào ngày 27/9/1992 thì mẹ
anh là bà Th cũng đã có giấy phân chia nhà đất giữa 5 anh em nhà anh. Nhưng anh cho
rằng, tại giấy này anh bị ép phải ký. Tuy vậy, nội dung trong biên bản này bà Th cũng chỉ
xác định vợ chồng bà có 162m2 đất và các ranh giới chia cho anh D, anh Kh đều có cạnh
giáp ông Nguyễn Văn Ngh. Từ các phân tích trên, chấp nhận yêu cầu khởi kiện đòi quyền
sử dụng đất của ông Ngh là có căn cứ.
Điều 657 BLDS năm 1995 quy định:
Người làm chứng cho việc lập di chúc
Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
18


2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
3. Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.
Điều 659 BLDS năm 1995 quy định:
Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc, thì có thể
nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc
phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người
làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc phải tuân theo quy định tại Điều 656 và Điều 657 của Bộ luật này.
* Về công duy trì bảo quản và tôn tạo đất:
Tại Bản tự khai ngày 21/5/2007, anh Kh đã thừa nhận anh không có chứng cứ

chứng minh và con số cụ thể về yêu cầu này. Tại Biên bản xác minh ngày 12/01/2007 thì
UBND xã T đã cung cấp có nội dung: “… Hiện tại nền đất trên phần của ông Ngh vẫn
nguyên vẹn như ngày xưa…”. Do vậy, không có cơ sở để chấp nhận yêu cầu thanh toán
công sức duy trì, bảo quản và tôn tạo diện tích 120,8 m2 đất của anh Kh.
Trên diện tích đất 120,8m2 hiện có 2 cây hồng xiêm, 1 hàng rào duối, 1 nhà vệ sinh
là do vợ chồng anh Kh, chị A xây dựng, trồng trọt nên ông Ngh phải có nghĩa vụ thanh
toán giá trị tài sản trên đất do vợ chồng anh Kh, chị A trồng trọt, xây dựng theo Biên bản
định giá ngày 12/10/2007 là 3.090.000 đồng. Ngoài ra, trên đất còn 1 chuồng lợn cũ hỏng
do anh D xây dựng, nay vợ con anh D tự nguyện không yêu cầu thanh toán giá trị, sự tự
nguyện phù hợp với pháp luật nên ghi nhận. Hiện tại, vợ chồng anh Kh và chị A đang
quản lý diện tích đất tranh chấp nên cần buộc anh Kh và chị A phải trả 120,8m 2 đất cho
ông Ngh.
Từ những phân tích trên đây, vụ việc có thể được giải quyết như sau:
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Văn Ngh đòi quyền sử dụng đất
đối với anh Nguyễn Kim Kh.
19


2. Xác nhận diện tích đất 120,8m 2 tại xóm Đ, thôn 2, xã T, huyện TL, tỉnh H thuộc
quyền sử dụng đất của ông Nguyễn Văn Ngh.
3. Xác nhận 02 cây hồng xiêm, 01 hàng rào duối và 01 công trình phụ là của anh
Nguyễn Kim Kh, chị Hoàng Thị A có giá trị là 3.090.000 đồng.
4. Xác nhận 01 chuồng lợn cũ do ông Nguyễn Văn D xây dựng. Ghi nhận sự tự
nguyện của bà Chu Thị T cùng các con của ông D, bà T gồm: anh Nguyễn Trường S, chị
Nguyễn Thị Kim O, chị Nguyễn Thị Kim P, chị Nguyễn Thị Kim M, anh Nguyễn Kim Đ
không yêu cầu ông Ngh thanh toán giá trị chuồng lợn do ông D xây dựng.
5. Buộc anh Nguyễn Kim Kh và chị Hoàng Thị A phải trả lại cho ông Nguyễn Văn
Ngh diện tích đất 120,8m2 tại xóm Đ, thôn 2, xã T, huyện TL, tỉnh H.
- Giao cho ông Ngh được sở hữu 02 cây hồng xiêm, 01 hàng rào duối, 01 nhà vệ
sinh do anh Kh xây dựng và 01 chuồng lợn cũ hỏng do anh D xây dựng.

- Ông Ngh phải thanh toán cho anh Kh giá trị cây cối và công trình trên đất là
3.090.000 đồng.

20



×