Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bình luận bản án tranh chấp hợp đồng tín dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.37 KB, 14 trang )

BÌNH LUẬN CÁC BẢN ÁN
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
VỤ VIỆC SỐ 1. Tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Công ty tài chính DK với
Công ty xuất nhập khẩu in VN
Tóm tắt nội dung vụ việc:
Ngày 09/6/2007, bằng văn bản số 284/CV-PVFC-10 (BL.122), Công ty tài chính
DK đã khởi kiện vụ án kinh tế về tranh chấp hợp đồng tín dụng ra Tòa án yêu cầu xử
buộc Công ty xuất nhập khẩu in VN phải thanh toán cả gốc và lãi của hai hợp đồng tín
dụng số 97/2003/HĐTD-PVFC-10 ngày 20/10/2003 và số 144/2007/HĐTD-PVFC-10
ngày 08/01/2007 với tổng số tiền là 10.219.433.333 đồng.
Biết được thông tin Công ty cổ phần Trịnh T đang nợ Công ty xuất nhập khẩu in
VN số tiền là 6.323.590.000 đồng, sau khi trao đổi với Công ty cổ phần Trịnh T và nhận
được văn bản số 10/VT ngày 04/6/2007 của Công ty cổ phần Trịnh T (xác nhận nợ và
hứa hẹn việc có thể chuyển trả thẳng cho Công ty tài chính DK), ngày 12/7/2007 Công ty
tài chính DK đã gửi văn bản số 333/CV/PVFC-10, yêu cầu Tòa án ra quyết định áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời: Kê biên khoản nợ phải thu trên của Công ty xuất nhập khẩu
in VN, yêu cầu Công ty cổ phần Trịnh T chuyển khoản nợ này vào một tài khoản trung
gian để bảo đảm thi hành án cho Công ty tài chính DK sau này.
Sau khi nhận được văn bản yêu cầu của Công ty tài chính DK và các văn bản xác
nhận nợ của Công ty cổ phần Trịnh T, ngày 27/7/2007 Tòa án đã ban hành Quyết định áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 216/BPTT-KT với nội dung chính như sau: “Kê
biên số tiền 6.323.590.000 đồng là nợ phải thu từ Công ty cổ phần Trịnh T .
Công ty cổ phần Trịnh T có trách nhiệm chuyển số tiền nói trên vào tài khoản số
921.xxxxx của Phòng Thi hành án thành phố tại Kho bạc nhà nước thành phố”.


Ngày 07/9/2007, Công ty tài chính DK và Công ty xuất nhập khẩu in VN đã hòa
giải được với nhau, Tòa án đã lập được biên bản hòa giải thành và ban hành Quyết định
công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 228/CNTT-KTST ngày 07/9/2007 với nội
dung như sau:
“1. Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự với nhau:


Xác nhận dư nợ của các hợp đồng tín dụng tạm tính đến ngày 07/9/2007, cụ thể
như sau:
a. Hợp đồng tín dụng số số 97/2003/HĐTD-PVFC-10 ký ngày 20/10/2003
- Vốn vay chưa hoàn trả 5.000.000.000 đồng.
- Lãi chưa thanh toán 274.600.000 đồng.
b. Hợp đồng tín dụng số 144/2007/HĐTD-PVFC-10 ký ngày 08/01/2007 - Vốn vay
chưa hoàn trả 5.000.000.000 đồng.
- Lãi chưa thanh toán 261.725.000 đồng.
Công ty xuất nhập khẩu in VN xác nhận trách nhiệm thanh toán cho Công ty tài
chính DK số tiền 10.536.325.000 đồng nói trên và số tiền lãi tiếp tục phát sinh tính trên
số nợ gốc chưa hoàn trả theo mức lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng nhà nước quy định
theo từng thời điểm, tính từ ngày 08/9/2007 cho đến khi thi hành án xong.
Nếu Công ty xuất nhập khẩu in VN không thanh toán nợ, thì chấp nhận chịu biện
pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật.”
Ngày 06/9/2010, Toà án có thẩm quyền đã ra quyết định kháng nghị Quyết định
công nhận sự thoả thuận nói trên theo trình tự giám đốc thẩm.
Bình luận:
- Tòa án cấp sơ thẩm vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng khi xác định nghĩa vụ trả
nợ thay của Công ty cổ phần Trịnh T, nhưng lại không đưa Công ty cổ phần Trịnh T vào
tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, không gửi các


quyết định của Tòa mà Công ty cổ phần Trịnh T phải tiến hành cho Công ty cổ phần
Trịnh T, vi phạm các quy định tại Điều 56 Bộ luật Tố tụng dân sự.
Điều 56 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:
1. Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn,
bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
2. Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan,
tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân
sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.

Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án
bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là
nguyên đơn.
3. Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ
quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án
dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không
khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi,
nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được
Toà án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan.
5. Trong trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa
vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách
là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Toà án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với
tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Rõ ràng việc công nhận sự thoả thuận của Công ty tài chính DK và Công ty in VN
về việc Công ty Trịnh T phải trả nợ thay (mặc dù đã có văn bản chấp nhận nghĩa vụ của
Công ty Trịnh T) là có ảnh hưởng đến quyền lợi của Công ty Trịnh T, Toà án phải xác
định Công ty này là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mới đúng.


- Có quan điểm Toà án có thẩm quyền đã ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm
ngoài thời hạn theo quy định tại Điều 288 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004. Tuy nhiên
quan điểm này không đúng.
Điều 288 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:
Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm chỉ được tiến hành việc
kháng nghị trong thời hạn ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực
pháp luật.
Ngày 07/9/2007 là ngày các bên đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải
quyết vụ án và Toà án đã ra Quyết định công nhận sự thoả thuận của đương sự. Quyết

định này có hiệu lực thi hành ngay. Đây là quy định khác với quy định của Pháp lệnh thủ
tục giải quyết các vụ án kinh tế trước đây theo đó Quyết định công nhận sự thoả thuận
của các bên đương sự có hiệu lực sau 07 ngày kể từ ngày ra quyết định. Ngày 06/9/2010
là ngày người có thẩm quyền ra văn bản kháng nghị theo thủ tục giám đốc là sớm hơn so
với thời hạn luật định là 01 ngày.
- Có quan điểm cho rằng sự thỏa thuận giữa Công ty xuất nhập khẩu in VN và Công
ty cổ phần Trịnh T về việc Công ty xuất nhập khẩu in VN chuyển giao nghĩa vụ trả tiền
cho Công ty tài chính DK sang cho Công ty cổ phần Trịnh T không cần thiết phải có sự
chấp thuận của Công ty tài chính DK. Quan điểm này cũng không đúng bởi theo quy định
của Điều 315 BLDS năm 2005 thì việc chuyển giao nghĩa vụ phải có sự đồng ý của bên
có quyền. Nguyên tắc chung là việc chuyển giao nghĩa vụ phải có sự đồng ý của bên có
quyền, còn việc chuyển giao quyền không cần phải có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ (chỉ
thực hiện nghĩa vụ thông báo theo quy định của Điều 309 BLDS năm 2005).
Điều 315 BLDS năm quy định:
Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ dân sự cho người thế nghĩa vụ nếu
được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có
nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.
Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.


Điều 309 BLDS năm 2005 quy định:
1. Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao quyền yêu
cầu đó cho người thế quyền theo thoả thuận, trừ những trường hợp sau đây:
a) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính
mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín;
b) Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thoả thuận không được chuyển giao quyền
yêu cầu;
c) Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
2. Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì
người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu.

Người chuyển giao quyền yêu cầu phải báo cho bên có nghĩa vụ biết bằng văn bản
về việc chuyển giao quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự
đồng ý của bên có nghĩa vụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy
định khác.
VỤ VIỆC SỐ 2: Tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng CT Việt Nam
với Công ty thương mại xây dựng H
Tóm tắt nội dung vụ việc:
Ngày 07/3/2009, Công ty thương mại xây dựng H có thư bảo lãnh số 142 cho Chi
nhánh Sài Gòn A là đơn vị thuộc Công ty thương mại xây dựng H vay tiền của Chi nhánh
Ngân hàng CT thành phố Hồ Chí Minh thuộc Ngân hàng CT Việt Nam. Thư bảo lãnh với
số tiền 10 tỷ đồng có tài khoản 710-A00477 tại Ngân hàng CT Việt Nam và tài khoản
ngoại tệ số 362-111-37-0333 tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Từ thư bảo lãnh
này, Chi nhánh Sài Gòn A đã lập khế ước vay Ngân hàng như sau:
1. Ngày 29/7/2009 mở L/C số 0104106/T95LC91 trả chậm một năm không quy
định lãi suất, nhưng có phí chuyển tiền với số tiền là 232.416 USD. Từ ngày 23/8/2010
đến ngày 15/11/2010 đã trả được 203.670 USD, nợ gốc còn 28.746 USD.


2. Khế ước số 95000634 ngày 02/10/2009 vay số tiền là 2.500.000 đồng và đã trả lãi
trong hạn được 75.405.947 đồng.
3. Khế ước số 9500034 ngày 29/11/2009 vay 3.000.000 đồng. Chưa trả được gốc và
lãi quá hạn.
4. Khế ước số 9501051 ngày 26/12/2009 vay 6.375.000.000 đồng, hợp đồng ngoại
tệ còn nợ 28.746 USD.
Ngày 15/4/2011, Công ty thương mại xây dựng H được khoanh nợ 05 tháng là được
trừ lãi đã thu vào gốc là 975.000.000 đồng. Như vậy, tổng số tiền mà phía bị đơn đã trả
được là 1.600.000.000 đồng tiền gốc. Còn nợ gốc sau khoanh nợ là 5.400.000.000 đồng
và 28.746 USD.
Hết thời gian khoanh nợ, Ngân hàng CT đã đến Chi nhánh Sài Gòn A lập biên bản
nhận nợ và hai bên đã xác nhận với nhau: Sài Gòn A còn nợ Ngân hàng là 5.400.000.000

đồng tiền gốc và 3.544.152.741 đồng tiền lãi quá hạn. Về ngoại tệ: nợ gốc 28.746 USD,
lãi nợ quá hạn 16.994,39 USD.
Sau nhiều lần đề nghị thanh toán không thành, Ngân hàng đã tiến hành khởi kiện
Chi nhánh Sài Gòn A với yêu cầu Tòa án buộc Chi nhánh Sài Gòn A phải trả nợ và xác
định Công ty thương mại xây dựng H là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phải đứng
ra trả nợ thay cho Chi nhánh Sài Gòn A khi Chi nhánh không thực hiện nghĩa vụ.
Bình luận
- Trong vụ án này cần xác định đúng tư cách bị đơn đó chính là Công ty thương mại
xây dựng H chứ không phải Chi nhánh Sài Gòn A theo quy định của Điều 37 Luật Doanh
nghiệp năm 2005, Điều 92, 93 BLDS năm 2005.
Theo quy định của khoản 2 Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2005, Điều 92, 93
BLDS năm 2005, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện
toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo ủy
quyền và doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự
do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.


Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định:
1. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện
theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Tổ chức và hoạt
động của văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật.
2. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ
hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền.
Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của
doanh nghiệp.
3. Địa điểm kinh doanh là nơi hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp được
tổ chức thực hiện. Địa điểm kinh doanh có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính.
4. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh phải mang tên của doanh
nghiệp, kèm theo phần bổ sung tương ứng xác định chi nhánh, văn phòng đại diện và địa
điểm kinh doanh đó.

5. Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước
ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều văn phòng đại diện, chi nhánh tại một địa
phương theo địa giới hành chính. Trình tự và thủ tục lập chi nhánh, văn phòng đại diện
do Chính phủ quy định.
Điều 92 BLDS năm 2005 quy định:
1. Pháp nhân có thể đặt văn phòng đại diện, chi nhánh ở nơi khác với nơi đặt trụ sở
của pháp nhân.
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ đại diện theo
uỷ quyền cho lợi ích của pháp nhân và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó.
3. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ
hoặc một phần chức năng của pháp nhân, kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền.


4. Văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là pháp nhân. Người đứng đầu văn
phòng đại diện, chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của pháp nhân trong phạm
vi và thời hạn được uỷ quyền.
5. Pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do văn
phòng đại diện, chi nhánh xác lập, thực hiện.
Điều 93 BLDS năm 2005 quy định:
1. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự
do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.
2. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách
nhiệm thay cho thành viên của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do thành viên xác lập,
thực hiện không nhân danh pháp nhân.
3. Thành viên của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối
với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện.

VỤ VIỆC SỐ 3. Tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng H với Công ty
cổ phần thương mại và phát triển gia súc T (gọi tắt là Công ty T)
Tóm tắt nội dung vụ việc:

Ngân hàng H và Công ty T có ký kết 4 hợp đồng tín dụng,
cụ thể:
- Hợp đồng tín dụng số 09/HĐTD ngày 24/6/2007 với số tiền vay là 3.500.000.000
đồng, thời hạn vay là 60 tháng, ngày trả hết nợ lãi và gốc là 24/6/2009. Ngày 16/6/2007
hai bên ký kết hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất số 01/TC là
quyền sử dụng 16.970m2 đất và tài sản hình thành từ vốn vay gắn liền với đất, với tổng
giá trị tài sản bảo đảm là 5.151.256.000 đồng;
- Hợp đồng tín dụng số 12/HĐTD ngày 28/10/2007 với số tiền vay là 600.000.000
đồng, thời hạn cho vay là 60 tháng, ngày trả hết nợ gốc và lãi là 28/10/2009. Cùng ngày


hai bên còn ký hợp đồng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, giá trị tài sản dự kiến sẽ
hình thành từ vốn vay là 828.670.462 đồng;
- Hợp đồng tín dụng số 04/HĐTD ngày 04/04/2008 với số tiền vay là 525.000.000
đồng, thời hạn vay là 06 tháng, ngày trả hết nợ gốc và lãi là ngày 04/4/2010. Cùng ngày
hai bên còn ký hợp đồng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, giá trị tài sản dự kiến sẽ
hình thành từ vốn vay là 700.000.000 đồng;
- Hợp đồng tín dụng số 16/HĐTD ngày 04/4/2008 với số tiền vay là 1.900.000.000
đồng, thời hạn vay là 12 tháng, ngày trả hết nợ gốc và lãi là 04/4/2009, tiền vay được bảo
đảm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm tiền vay kèm theo hợp đồng vay; đến hạn
Công ty không trả được nợ gốc và lãi Ngân hàng được quyền xử lý tài sản thế chấp để thu
hồi cả nợ gốc và lãi.
Thực tế thì không có hợp đồng bảo đảm kèm theo hợp đồng tín dụng nêu trên
nhưng có giấy thỏa thuận đăng ký nghĩa vụ được bảo đảm nợ vay Ngân hàng do hai bên
lập không đề ngày chỉ ghi tháng 4/2008 với nội dung: Tài sản thế chấp chính chủ và tài
sản hình thành từ vốn vay là 16.970 m2 đất tại huyện H, tỉnh T UBND tỉnh T cấp ngày
03/9/2006 cho Công ty. Tài sản gắn liền với đất là văn phòng làm việc, trang trại chăn
nuôi, tài sản khác là xe con điều hành được tiếp tục sử dụng để đảm bảo thực hiện nghĩa
vụ theo hợp đồng tín dụng số 16/HĐTD ngày 04/4/2008 thay thế cho nghĩa vụ được bảo
đảm của hợp đồng tín dụng ngày 28/10/2007. Giấy thỏa thuận này chưa được các cơ quan

Nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực và đăng ký theo quy định của pháp
luật.
Tại biên bản làm việc ngày 22/01/2007 hai bên thỏa thuận: “1. Công ty T đồng ý
bàn giao, Ngân hàng đồng ý nhận lại các tài sản thế chấp theo danh mục sau để xử lý thu
hồi nợ:
1.1. Các tài sản theo danh mục tại hợp đồng thế chấp tài sản số 01/TC ngày
16/6/2007; nguyên giá 5.151.256.000 đồng;


1.2. Trại nái 131 con theo hợp đồng thế chấp tài sản ngày 28/10/2007: nguyên giá
828.670.462 đồng;
1.3. Trạm nghiền thức ăn gia súc theo hợp đồng thế chấp tài sản ngày 04/4/2008:
nguyên giá 700.000.000 đồng;
Tổng giá trị theo nguyên giá là 6.679.926.462 đồng.
Các tài sản trên được đảm bảo cho khoản nợ vay tại Ngân hàng Hoằng H với số tiền
gốc là 6.133.156.000 đồng.
Tại biên bản làm việc ngày 10/2/2007, hai bên thống nhất bàn giao tài sản của Công
ty T theo hợp đồng đảm bảo, riêng đàn bò theo đúng thực tế tại thời điểm bàn giao và ấn
định ngày bàn giao là ngày 13/02/2007.
Cũng trong ngày 10/02/2007, Công ty T ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản gắn
liền với đất với ông Nguyễn Văn A, bao gồm: Chuồng bò 900m 2, tường rào bao quanh,
đường giao thông nội khu, hồ sinh thái, bể phốt, tháp nước và hệ thống cấp nước, san lấp
mặt

bằng

trên

diện


tích

7746m2

với giá 110.000.000 đồng và Công ty T bán cho ông An 300 con bò thành tiền là
152.290.000 đồng. Ngày 11 và 13/12/2007 Công ty T bán cho ông M 358 con bò thành
tiền là 500.341.000 đồng.
Ngày 12/2/2009, Ngân hàng khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Công ty T phải thanh
toán cho Ngân hàng số tiền nợ gốc và lãi của 04 hợp đồng tín dụng nói trên tính đến ngày
31/01/2009 gồm: nợ gốc là 6.133.516.000 đồng, và nợ lãi là 1.558.411.000 đồng.
Khi Tòa án chưa nhận đơn và thụ lý vụ án thì ngày 13/12/2007, Ngân hàng và Công
ty đã có văn bản thỏa thuận thống nhất bàn giao tài sản thế chấp của các hợp đồng tín
dụng trên có trị giá là 6.679.926.462 đồng và Ngân hàng đã đơn phương bán tài sản thế
chấp mà không có sự thỏa thuận thống nhất của Công ty T. Cụ thể là Ngân hàng đã trưng
cầu Trung tâm tư vấn tài chính giá cả T định giá lại tài sản bàn giao ngày 13/12/2007 với
kết quả định giá là 6.167.763.000 đồng. Ngày 04/7/2007 Ngân hàng tổ chức bán đấu giá
tài sản cho Công ty cổ phần C với giá 4.020.000.000 đồng, sau khi trừ chi phí chăm sóc


đàn bò thì số tiền còn lại Ngân hàng thực thu từ việc bán tài sản là 3.245.589.736 đồng để
trừ vào các khoản vay nợ của Công ty T theo 4 hợp đồng tín dụng trên. Công ty T được
thông báo về việc này nhưng cũng không có ý kiến phản đối.
Theo tính toán của Ngân hàng thì số tiền còn lại mà Công ty T còn nợ sau khi đã
được khấu trừ số tiền bán tài sản thế chấp là 2.889.926.000 đồng nợ gốc và
1.837.750.000 đồng nợ lãi, tổng cộng là 4.727.676.000 đồng.
Ngược lại, phía Công ty T lại có yêu cầu phản tố cho rằng Ngân hàng đã bán tài sản
gây thiệt hại cho Công ty là 416.052.856 đồng (theo tính toán của Công ty về giá trị tài
sản trừ đi nợ của Công ty).
Bình luận:
- Việc Ngân hàng tự xử lý tài sản thế chấp để khấu trừ công nợ là vi phạm các quy

định của pháp luật nên yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng sẽ không được Tòa án xem xét
chấp nhận. Mặc dù việc Ngân hàng và Công ty T bàn giao tài sản thế chấp và xác định
giá trị tài sản bàn giao để thu hồi nợ trước hạn là phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư liên
tịch số 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC ngày 23/4/2001 hướng dẫn xử lý
tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, khi có tranh
chấp thì đáng lẽ ra trong quá trình Tòa án đang thụ lý giải quyết vụ án thì Ngân hàng phải
yêu cầu Tòa án xử lý tài sản này để thu hồi nợ và phải chờ kết quả giải quyết của Tòa án
theo đúng quy định tại khoản 4 Điều 34 Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999
của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.
Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC quy định về
các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận như sau:
5.1. Bán tài sản bảo đảm
a) Việc bán tài sản bảo đảm thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định
số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ
chức tín dụng (sau đây gọi chung là Nghị định số 178). Các bên thoả thuận định giá tài
sản bảo đảm để bán theo quy định tại mục VII phần B.


b) Hợp đồng mua bán tài sản được lập thành văn bản giữa bên được bán tài sản bảo
đảm và bên mua tài sản bảo đảm. Trong trường hợp bên bảo đảm và tổ chức tín dụng
không có thoả thuận hoặc không thoả thuận được bên bán tài sản bảo đảm, thì tổ chức tín
dụng quyết định bên bán theo một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 34
Nghị định số 178.
5.2. Tổ chức tín dụng nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ
được bảo đảm.
a) Tổ chức tín dụng và bên bảo đảm lập biên bản nhận tài sản bảo đảm để thay thế
cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm. Biên bản phải ghi rõ việc bàn giao, tiếp nhận,
định giá xử lý tài sản bảo đảm và thanh toán nợ từ việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy
định tại Thông tư này.
b) Sau khi nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo

đảm, tổ chức tín dụng được làm thủ tục nhận chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng
tài sản bảo đảm hoặc được bán, chuyển nhượng tài sản bảo đảm cho bên mua, bên nhận
chuyển nhượng tài sản theo quy định của pháp luật.
5.3. Tổ chức tín dụng nhận các khoản tiền, tài sản mà bên thứ ba phải trả hoặc phải
giao cho bên bảo đảm.
a) Tổ chức tín dụng hoặc bên bảo đảm phải thông báo cho bên thứ ba biết việc tổ
chức tín dụng được nhận các khoản tiền, tài sản nêu trên, đồng thời yêu cầu bên thứ ba
giao các khoản tiền, tài sản đó cho tổ chức tín dụng. Việc giao các khoản tiền, tài sản cho
tổ chức tín dụng phải thực hiện theo đúng thời hạn, địa điểm được ấn định trong thông
báo xử lý tài sản bảo đảm, trừ trường hợp quy định tại Điều 320 BLDS.
Đối với tài sản bảo đảm quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1.1 mục II
Chương II Thông tư số 06/2000/TT-NHNN1 ngày 04/4/2000 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước hướng dẫn thực hiện Nghị định số 178, tổ chức tín dụng được tiếp nhận tài sản
bảo đảm và các quyền phát sinh từ tài sản đó. Bên thứ ba có nghĩa vụ giao các khoản tiền,
tài sản và chuyển giao các quyền phát sinh từ tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dụng.


b) Tổ chức tín dụng lập biên bản nhận các khoản tiền, tài sản giữa tổ chức tín dụng,
bên bảo đảm và bên thứ ba. Biên bản nhận các khoản tiền, tài sản phải ghi rõ việc bàn
giao, tiếp nhận các khoản tiền, tài sản, việc định giá tài sản và thanh toán nợ từ việc xử lý
tài sản.
6. Sau khi tài sản bảo đảm đã được xử lý để thu hồi nợ, tổ chức tín dụng hoặc bên
bảo đảm tiến hành xoá đăng ký xử lý tài sản, xoá đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy
định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm”.
Điều 34 Nghị định số 178/1999/NĐ-CP quy định về xử lý tài sản bảo đảm tiền
vay như sau:
1. Các bên thoả thuận về việc thực hiện các phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền
vay như quy định tại Điều 33 của Nghị định này.
Trong trường hợp các bên thoả thuận thực hiện phương thức bán tài sản bảo đảm
tiền vay thì bên được bán tài sản có thể là khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh bán, tổ chức

tín dụng bán, hai bên phối hợp cùng bán, uỷ quyền cho bên thứ ba bán. Bên được bán tài
sản có thể trực tiếp bán cho người mua, uỷ quyền cho Trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc
doanh nghiệp bán đấu giá tài sản thực hiện việc bán tài sản bảo đảm tiền vay.
2. Trong trường hợp tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo
quy định tại Điều 32 của Nghị định này, thì khách hàng vay, bên bảo lãnh phải giao tài
sản cho tổ chức tín dụng để xử lý.
Tổ chức tín dụng có quyền thực hiện xử lý tài sản bảo đảm tiền vay như sau:
a) Trực tiếp bán cho người mua;
b) Ủy quyền việc bán đấu giá tài sản cho Trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc doanh
nghiệp bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản;
c) Ủy quyền hoặc chuyển giao cho tổ chức có chức năng được mua bán tài sản để
bán;


d) Khi tổ chức tín dụng nhận chính tài sản bảo đảm tiền vay để thay thế cho nghĩa
vụ trả nợ thì tài sản đó được chuyển quyền sở hữu cho tổ chức tín dụng;
đ) Trong trường hợp bên thứ ba có nghĩa vụ trả tiền hoặc tài sản cho khách hàng
vay, bên bảo lãnh thì tổ chức tín dụng được trực tiếp nhận các khoản tiền hoặc tài sản từ
bên thứ ba.
3. Trong thời gian tài sản bảo đảm tiền vay chưa xử lý được, tổ chức tín dụng được
quyền khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm. Số tiền thu được từ việc khai thác, sử dụng tài
sản bảo đảm sau khi trừ các chi phí cần thiết, hợp lý cho việc khai thác, sử dụng tài sản sẽ
được dùng để thu hồi nợ.
4. Trong trường hợp các bên có tranh chấp và khởi kiện, thì tài sản bảo đảm tiền vay
được xử lý theo bản án có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc quyết định của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền.
5. Trong trường hợp khách hàng vay, bên bảo lãnh là doanh nghiệp bị phá sản, thì
tài sản bảo đảm tiền vay được xử lý theo quy định của pháp luật về phá sản doanh
nghiệp.
- Đối với yêu cầu phản tố của Công ty T thì quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng

Công ty đã không thực hiện đúng cam kết về thời gian trả nợ nên việc Ngân hàng yêu cầu
xử lý nợ trước hạn là do lỗi của Công ty. Trong quá trình bàn giao và giải quyết việc xử
lý tài sản, Ngân hàng đã trưng cầu Trung tâm tư vấn giá cả và kết quả định giá, mặc dù
không có sự tham gia của Công ty, nhưng Công ty đã được thông báo và không có sự
phản đối sự định giá này nên khả năng được Tòa án chấp nhận yêu cầu phản tố này là
khó khả thi.



×