Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Bình luận bản án tranh chấp Hợp đồng vận chuyển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.07 KB, 15 trang )

BÌNH LUẬN CÁC BẢN ÁN
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN, HỢP ĐỒNG GÓP
VỐN ĐẦU TƯ, HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN QUẢN
LÝ, KINH DOANH LỚP MẦM NON TƯ THỤC

VỤ VIỆC SỐ 1. Tranh chấp hợp đồng vận chuyển giữa Công ty trách nhiệm
hữu hạn Bình M với ông Nguyễn Thanh H
Tóm tắt nội dung vụ việc:
Ngày 06/6/2009, Công ty trách nhiệm hữu hạn Bình M (gọi tắt là Công ty Bình M)
ký hợp đồng vận chuyển với ông Nguyễn Quang C là đại diện cho chủ xe số 12HH 6388, để vận chuyển sữa Cô gái Hà Lan các loại từ Bình Dương ra Hà Nội. Giấy tờ xe do
ông Nguyễn Quang C đứng tên nhưng do ông Nguyễn Thanh H đã mua lại xe để kinh
doanh và chưa làm thủ tục sang tên. Số hàng vận chuyển gồm có:
- IMP DL V ANILA - 12 X 900G x 30 thùng.
- UNT DL STRAN BERY - 48 X 200ML x 2.290 thùng.
- UNT DL STRAN BERY - 48 X 200ML x 410 thùng.
Cụ thể số hàng là 2.700 thùng sữa hộp, 30 thùng sữa lon có trọng lượng 29.856 kg.
Tổng giá trị hàng hóa là 419.400.360 đồng, có hóa đơn xuất hàng ngày 06/6/2009.
Khoảng 21 giờ ngày 08/6/2009, tại Quốc lộ 1A thuộc khu vực đèo Cù Mông,
phường Bùi Thị Xuân, thành phố Q xe 12HH - 6388 gây tai nạn làm tài xế xe bị chết và
hàng hoá trên xe bị hư hỏng. Theo biên bản kiểm kê hàng hóa lập ngày 10/6/2009 thì số
hàng còn lại là 870 thùng sữa hộp Cô gái Hà Lan đã bị móp méo, tương đương khoảng
128.760.000 đồng (tính theo giá hàng nguyên vẹn). Số hàng này do móp méo nặng nên
Công ty D Vietnam chỉ có thể cắt bỏ bao bì để tái chế và thu lại được giá trị cứu vớt là
36.000.000 đồng.
1


Ngày 20/7/2009, Công ty D Vietnam có Công văn số WH/BMT/01 yêu cầu Công ty
Bình M phải hoàn trả số tiền 383.400.360 đồng (bao gồm 10% VAT) bồi thường cho số
hàng bị mất. Công ty Bình M đã bồi thường cho Công ty D Vietnam.
Xe tải số 12HH - 6388 do ông Nguyễn Quang C đứng tên giấy tờ xe, có mua bảo


hiểm ngày 09/5/2009 có hiệu lực đến ngày 09/5/2010 ở cơ quan bảo hiểm Bảo V - Chi
nhánh BG, với mức trách nhiệm 220.000.000 đồng/vụ với trọng tải 11 tấn. Tuy nhiên,
hiện nay chiếc xe này đã được bán giấy viết tay cho ông Nguyễn Thanh H trước khi ký
hợp đồng (nhưng do chưa làm thủ tục sang tên nên ký dưới danh nghĩa của ông Nguyễn
Quang C).
Công ty TNHH Bình M yêu cầu ông Nguyễn Thanh H với trách nhiệm là chủ xe bồi
hoàn số tiền mà Công ty Bình M đã bồi thường cho Công ty D Vietnam là 383.400.360
đồng. Toà án đã thụ lý vụ việc và xác định đây là tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng về trách nhiệm của chủ xe cơ giới, theo đó nguyên đơn là Công ty B và bị đơn
là ông Nguyễn Thanh H.
Bình luận:
- Việc xác định đây là tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là không đúng
bởi giữa Công ty Bình M với chủ xe cơ giới (về mặt pháp lý vẫn là ông Nguyễn Quang
C) đã tồn tại quan hệ hợp đồng vận chuyển. Mặc dù trên thực tế ông Nguyễn Quang C đã
chuyển nhượng xe cho ông Nguyễn Thanh H nhưng việc chuyển nhượng chưa làm thủ
tục sang tên theo quy định của Điều 439 BLDS năm 2005 và Mục B Thông tư số
01/2007/TT-BCA-C11 ngày 02/01/2007 của Bộ Công an quy định về việc tổ chức, đăng
ký, cấp biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (129). Vì vậy, về mặt pháp lý
ông Nguyễn Quang C vẫn là chủ sở hữu của chiếc xe này. Khi ký kết hợp đồng, Công ty
Bình M ký với chủ xe mang biển số 12HH - 6388 lúc này vẫn là ông Nguyễn Quang C.
Vì vậy, Công ty Bình M chỉ có quyền kiện ông Nguyễn Quang C và quan hệ pháp luật
tranh chấp là quan hệ tranh chấp hợp đồng vận chuyển chứ không phải là tranh chấp về
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Vì vậy, cần xác định đúng bị đơn trong vụ kiện này
là ông Nguyễn Quang C chứ không phải là ông Nguyễn Thanh H.
2


Điều 439 BLDS năm 2005 quy định:
Thời điểm chuyển quyền sở hữu
1. Quyền sở hữu đối với tài sản mua bán được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm

tài sản được chuyển giao, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có
quy định khác.
2. Đối với tài sản mua bán mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì
quyền sở hữu được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký
quyền sở hữu đối với tài sản đó.
3. Trong trường hợp tài sản mua bán chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi,
lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên bán.
Mục B Thông tư số 01/2007/TT-BCA-C11 ngày 02/01/2007 quy định:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày làm giấy tờ mua bán, cho tặng xe, người mua xe
phải đến cơ quan đăng ký xe đang quản lý xe đó làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi
đăng ký xe.
- Để giải quyết đúng vụ việc cần xác định cơ quan bảo hiểm Bảo V - Chi nhánh BG
tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của
Điều 56 Bộ luật Tố tụng dân sự vì chủ sở hữu xe cơ giới đã mua bảo hiểm tại Chi nhánh
này. Đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc theo quy định của Điều 6 Nghị định số
103/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008.
Điều 6 Nghị định số 103/2008/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tham gia bảo
hiểm:
1. Chủ xe cơ giới phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe
cơ giới theo quy định tại Nghị định này và Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm bắt
buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới do Bộ Tài chính quy định.
2. Chủ xe cơ giới không được đồng thời tham gia hai hợp đồng bảo hiểm bắt buộc
trách nhiệm dân sự trở lên cho cùng một xe cơ giới.
3


3. Ngoài việc tham gia hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự, chủ xe cơ
giới có thể thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm để tham gia hợp đồng bảo hiểm tự
nguyện.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm được quyền chủ động bán bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm

dân sự của chủ xe cơ giới dưới các hình thức sau:
a) Trực tiếp;
b) Thông qua đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm;
c) Thông qua đấu thầu;
d)

Các

hình

thức

khác

phù

hợp

với

quy

định

của

pháp luật.
Trường hợp bán bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thông qua
đại lý bảo hiểm thì đại lý bảo hiểm phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định tại Luật
Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành, các quy định khác của pháp

luật liên quan.
Doanh nghiệp bảo hiểm không được sử dụng đại lý bán bảo hiểm trách nhiệm dân
sự của chủ xe cơ giới của doanh nghiệp bảo hiểm khác trừ trường hợp doanh nghiệp bảo
hiểm đó chấp thuận bằng văn bản.
Điều 56 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:
Đương sự trong vụ án dân sự
1. Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn,
bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
2. Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan,
tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân
sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.

4


3. Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà
án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là
nguyên đơn.
4. Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ
quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án
dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi
kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa
vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Toà án
chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan.
Trong trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ
của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Toà án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư
cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

VỤ VIỆC SỐ 2. Tranh chấp hợp đồng góp vốn đầu tư giữa Công ty cổ phần
bất động sản AB và ông Nguyễn Đức T
Tóm tắt nội dung vụ việc:
Ngày 11/10/2010, Công ty cổ phần bất động sản AB (sau đây gọi tắt là Công ty AB)
được cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Dự án xây dựng nhà ở biệt thự ở khu Tây K, Hà
Nội (sau đây gọi tắt là “Dự án”). Đầu tháng 11/2010, do cần tiền để thanh toán chi phí
giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án, Công ty AB ký hợp đồng góp vốn đầu tư của ông
Nguyễn Đức T với nội dung cơ bản như sau:
- Công ty AB chấp thuận và ông Nguyễn Đức T đồng ý góp vốn đầu tư để thực hiện
một phần Dự án nhằm thúc đẩy tiến độ triển khai Dự án phù hợp với kế hoạch đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi kết thúc thời hạn đầu tư, ông Nguyễn

5


Đức T được Công ty bảo phân chia sản phẩm là 03 căn biệt thự số 07, 08, 09 lô NN34 Dự
án, tổng diện tích quyền sử dụng đất là 600m2.
- Tổng giá trị góp vốn đầu tư của ông Nguyễn Đức Trung là 25.000.000.000 đồng.
- Thời hạn góp vốn đầu tư được tính từ ngày ký hợp đồng này cho đến khi hai bên
ký Hợp đồng chuyển nhượng sản phẩm phân chia từ việc góp vốn đầu tư (sau đây gọi là
“Hợp đồng mua bán nhà ở”).
- Tiến độ triển khai dự án đầu tư dự kiến như sau: Từ khi ký kết hợp đồng đến khi
hoàn thành phần xây móng là sáu (06) tháng; Từ khi xây xong móng đến hoàn tất xây thô
căn hộ là ba (03) tháng.
- Việc góp vốn được thực hiện bằng việc Ông Nguyễn Đức T chuyển tiền vào tài
khoản chỉ định của bên A, theo từng đợt như sau:
- Đợt 1: 4 tỷ trong vòng 5 ngày kể từ ngày ký hợp đồng;
- Đợt 2: 8 tỷ vào thời điểm Công ty AB bắt đầu xây móng;
- Đợt 3: 8 tỷ vào thời điểm Công ty AB xây xong móng;
- Đợt 4: 5 tỷ vào thời điểm Công ty AB đã hoàn tất phần xây thô nhà ở và bàn giao

cho ông T.
Tuy nhiên đến tận tháng 12/2011 Công ty AB vẫn chưa tiến hành giải phóng xong
mặt bằng. Ông T yêu cầu chấm dứt hợp đồng và đòi lại tiền góp vốn và các khoản lãi,
phạt hợp đồng do Công ty AB vi phạm tiến độ thực hiện Dự án.
Bình luận:
- Công ty AB đã vi phạm quy định tại Điều 9 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày
23/6/2010 về huy động vốn để đầu tư xây dựng nhà ở. Theo quy định của điều luật này,
thời điểm Công ty AB được quyền huy động vốn theo hình thức hợp tác đầu tư là khi
Công ty AB đã giải phóng xong mặt bằng và tiến hành khởi công công trình. Tuy nhiên,
ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, chưa triển khai giải phóng mặt bằng mà
Công ty AB đã huy động vốn là vi phạm pháp luật và hợp đồng sẽ bị vô hiệu.
6


Điều 9 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP quy định về việc huy động vốn để đầu tư
xây dựng nhà ở:
1. Trường hợp chủ đầu tư dự án phát triển khu nhà ở, dự án khu đô thị mới (chủ đầu
tư cấp I) có nhu cầu huy động vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đối với phần diện
tích xây dựng nhà ở và đầu tư xây dựng nhà ở trong khu nhà ở, khu đô thị đó thì chỉ được
huy động vốn theo các hình thức sau đây:
a) Ký hợp đồng vay vốn của các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư hoặc phát hành
trái phiếu theo quy định của pháp luật để huy động số vốn còn thiếu cho đầu tư xây dựng
nhà ở; bên cho vay vốn hoặc bên mua trái phiếu không được quyền ưu tiên mua hoặc ưu
tiên đăng ký mua nhà ở;
b) Ký hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác đầu tư với chủ đầu tư cấp II nhằm
mục đích chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hạ tầng kỹ thuật cho chủ đầu tư cấp II;
c) Ký hợp đồng, văn bản góp vốn hoặc hợp đồng, văn bản hợp tác đầu tư với tổ
chức, cá nhân để đầu tư xây dựng nhà ở và bên tham gia góp vốn hoặc bên tham gia hợp
tác đầu tư chỉ được phân chia lợi nhuận (bằng tiền hoặc cổ phiếu) hoặc được phân chia
sản phẩm là nhà ở trên cơ sở tỷ lệ vốn góp theo thỏa thuận; trong trường hợp các bên thỏa

thuận phân chia sản phẩm là nhà ở thì chủ đầu tư chỉ được phân chia cho các đối tượng
thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và phải tuân
thủ quy định về số lượng nhà ở được phân chia nêu tại điểm d khoản 3 Điều này;
d) Ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất
động sản để đầu tư xây dựng nhà ở và bên tham gia hợp tác kinh doanh chỉ được phân
chia lợi nhuận (bằng tiền hoặc cổ phiếu) hoặc được phân chia sản phẩm là nhà ở theo
thỏa thuận; trong trường hợp các bên thỏa thuận phân chia sản phẩm là nhà ở thì phải
tuân thủ quy định về số lượng nhà ở được phân chia nêu tại điểm d khoản 3 Điều này;
đ) Huy động vốn từ tiền mua nhà ứng trước của các đối tượng được quyền sở hữu
nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở thông qua hình thức ký hợp đồng mua
bán nhà ở hình thành trong tương lai.
7


2. Trường hợp chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở độc lập (kể cả chủ đầu tư cấp II
trong dự án phát triển khu nhà ở, khu đô thị mới, công trình nhà ở có mục đích sử dụng
hỗn hợp) có nhu cầu huy động vốn để đầu tư xây dựng nhà ở thì chỉ được huy động vốn
theo các hình thức quy định tại các điểm a, c, d và điểm đ khoản 1 Điều này.
3. Các chủ đầu tư quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này khi thực hiện huy động
vốn để xây dựng nhà ở phải tuân thủ các điều kiện sau đây:
a) Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì chủ đầu tư chỉ được
ký hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác đầu tư với chủ đầu tư cấp II sau khi đã giải
phóng mặt bằng của dự án và đã thực hiện khởi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ
thuật của dự án. Sau khi đã có các công trình hạ tầng kỹ thuật tương ứng với nội dung và
tiến độ của dự án thì chủ đầu tư cấp I được ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất cho chủ đầu tư cấp II.
Trong trường hợp chủ đầu tư cấp II có nhu cầu huy động vốn để xây dựng nhà ở
trên diện tích đất nhận chuyển nhượng của chủ đầu tư cấp I thì chỉ được ký hợp đồng huy
động vốn sau khi đã có hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ký với chủ đầu tư
cấp I, có thỏa thuận trong hợp đồng về việc chủ đầu tư cấp II được huy động vốn để xây

dựng nhà ở và đã có đủ các điều kiện để huy động vốn theo quy định tại khoản này;
trường hợp chưa chuyển quyền sử dụng đất từ chủ đầu tư cấp I sang chủ đầu tư cấp II
theo quy định của pháp luật về đất đai thì việc huy động vốn phải được chủ đầu tư cấp I
đồng ý bằng văn bản;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì chủ đầu tư chỉ được
ký hợp đồng, văn bản góp vốn hoặc hợp đồng, văn bản hợp tác đầu tư sau khi đã có dự án
phát triển nhà ở được phê duyệt, đã thực hiện khởi công xây dựng công trình nhà ở và đã
thông báo cho Sở Xây dựng nơi có dự án phát triển nhà ở theo quy định tại điểm e khoản
này;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thì chủ đầu tư chỉ được
ký hợp đồng hợp tác kinh doanh sau khi đã có dự án nhà ở được phê duyệt, đã thực hiện
8


giải phóng mặt bằng, có biên bản bàn giao mốc giới của dự án và đã thông báo cho Sở
Xây dựng nơi có dự án phát triển nhà ở theo quy định tại điểm e khoản này.
Trường hợp bên tham gia hợp tác kinh doanh được phân chia sản phẩm là nhà ở mà
có nhu cầu bán, cho thuê nhà ở đó thì không được trực tiếp ký hợp đồng mua bán, cho
thuê mà do chủ đầu tư (bên có quyền sử dụng đất) trực tiếp ký hợp đồng với người mua,
người thuê sau khi có đủ điều kiện quy định tại khoản này; trong trường hợp bên tham
gia hợp tác kinh doanh đã nhận bàn giao nhà ở và đã có Giấy chứng nhận quyền sở hữu
đối với nhà ở được phân chia thì được trực tiếp ký hợp đồng mua bán, cho thuê nhà ở đó
theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này;
d) Đối với trường hợp huy động vốn theo hình thức quy định tại điểm c và điểm d
khoản 1 Điều này mà trong hợp đồng có thỏa thuận phân chia sản phẩm là nhà ở thì chủ
đầu tư chỉ được phân chia tối đa cho các hình thức huy động vốn không quá 20% số
lượng nhà ở trong mỗi dự án (tính trên tổng số lượng nhà ở thương mại của dự án cấp I
hoặc dự án phát triển nhà ở độc lập không phải là dự án cấp II) không phải thông qua sàn
giao dịch bất động sản, nhưng phải thông báo cho Sở Xây dựng nơi có dự án phát triển
nhà ở để xác nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 60 của Nghị định này; số lượng nhà ở

còn lại trong mỗi dự án này chủ đầu tư phải thực hiện bán, cho thuê theo đúng quy định
tại điểm đ và điểm e khoản này;
đ) Đối với trường hợp huy động vốn theo hình thức quy định tại điểm đ khoản 1
Điều này thì chủ đầu tư chỉ được ký hợp đồng mua bán nhà ở sau khi đã có thiết kế kỹ
thuật nhà ở được phê duyệt, đã xây dựng xong phần móng của nhà ở, đã hoàn thành thủ
tục mua bán qua sàn giao dịch bất động sản theo đúng quy định của pháp luật về kinh
doanh bất động sản và đã thông báo cho Sở Xây dựng nơi có dự án phát triển nhà ở theo
quy định tại điểm e khoản này.
Việc xây dựng xong phần móng của nhà ở (kể cả công trình nhà ở có mục đích sử
dụng hỗn hợp) quy định tại điểm này được xác định là giai đoạn đã thi công xong phần
đài giằng móng (bao gồm cả phần xử lý nền nếu có) hoặc tới độ cao mặt bằng sàn của

9


tầng thấp nhất của công trình nhà ở đó và được nghiệm thu kỹ thuật theo quy định của
pháp luật về xây dựng;
e) Đối với trường hợp huy động vốn theo hình thức quy định tại các điểm b, c và
điểm đ khoản 1 Điều này thì chủ đầu tư phải có văn bản thông báo cho Sở Xây dựng nơi
có dự án phát triển nhà ở biết trước ít nhất 15 ngày, tính đến ngày ký hợp đồng huy động
vốn.
Trong văn bản thông báo phải nêu rõ hình thức huy động vốn, số vốn cần huy động;
trường hợp huy động vốn theo hình thức quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì phải
nêu rõ diện tích đất sẽ chuyển nhượng, tên chủ đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử
dụng đất; trường hợp huy động vốn theo hình thức quy định tại điểm c khoản 1 Điều này
thì phải nêu rõ tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn, hợp tác đầu tư, nếu có
thỏa thuận phân chia sản phẩm là nhà ở thì phải nêu rõ số lượng, loại nhà ở sẽ phân chia,
tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân được phân chia nhà ở; trường hợp huy động vốn theo
hình thức quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này thì phải nêu rõ số lượng, loại nhà ở (nhà
ở riêng lẻ, nhà biệt thự, căn hộ chung cư) và địa chỉ của nhà ở sẽ bán. Chủ đầu tư chỉ

được ký hợp đồng huy động vốn hoặc hợp đồng mua bán nhà ở khi đã có đủ các điều
kiện quy định tại Điều này.
4. Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở phải sử dụng vốn đã huy động vào đúng mục
đích xây dựng dự án phát triển nhà ở đó, không được dùng số vốn đã huy động vào mục
đích khác hoặc sử dụng cho các dự án phát triển nhà ở khác. Những trường hợp huy động
vốn không đúng các hình thức và không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều này
thì hợp đồng đã ký không có giá trị pháp lý và bên huy động vốn bị xử lý theo quy định
hiện hành.
- Ông Nguyễn Đức T là người gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi khi hợp đồng bị
Tòa án tuyên vô hiệu vì trong trường hợp này cả hai bên cùng có lỗi, vì vậy thiệt hại bên
nào thì bên đó gánh chịu theo quy định tại Điều 137 BLDS năm 2005.

10


Điều 137 BLDS năm 2005 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô
hiệu:
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa
vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn
trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả
bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy
định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
VỤ VIỆC SỐ 3. Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền quản lý, quyền
kinh doanh lớp mầm non tư thục F giữa bà Mai Hồng L và bà Tô Nguyệt Q
Tóm tắt nội dung vụ việc:
Ngày 29/7/2010, bà Mai Hồng L (chủ lớp mầm non F) ký hợp đồng chuyển nhượng
quyền quản lý và kinh doanh lớp mầm non tư thục F cho bà Tô Nguyệt Q với giá
1.200.000.000 đồng, theo đó bà Mai Hồng L có nghĩa vụ bàn giao toàn bộ cho bà Tô
Nguyệt Q quyền quản lý và kinh doanh lớp mầm non tư thục F cũng như toàn bộ giấy tờ

liên quan đến việc quản lý kinh doanh của lớp mầm non cho bà Tô Nguyệt Q sau khi bà
Tô Nguyệt Q thanh toán đủ giá trị chuyển nhượng.
Thực hiện hợp đồng, bà Tô Nguyệt Quỳnh đã chuyển đủ 1.200.000.000 đồng cho bà
Mai Hồng L và bà Mai Hồng L đã chuyển cho bà Tô Nguyệt Q các tài liệu (bản gốc) sau:
- Quyết định về việc thành lập lớp mầm non F của UBND phường H;
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu F.
Thời điểm ký hợp đồng bà Tô Nguyệt Q chưa có đủ điều kiện để tiếp nhận lớp mầm
non này theo quy định của pháp luật nên mọi giấy tờ đều đang đứng tên bà Mai Hồng L.
Đầu năm 2012, sau khi bà Tô Nguyệt Q đã có đủ điều kiện, bà Tô Nguyệt Q yêu
cầu bà Mai Hồng L tiến hành các thủ tục sang tên các giấy tờ để bà Tô Nguyệt Q chuyển
nhượng lại lớp mầm non này cho người khác nhưng bà Mai Hồng Liên từ chối với lý do
11


hợp đồng này là hợp đồng chuyển nhượng quyền thương mại (franchise) nên bà Mai
Hồng L mới là người có quyền chuyển nhượng và yêu cầu bà Tô Nguyệt Q trả thêm
500.000.000 đồng thì mới đồng ý. Hai bên phát sinh tranh chấp và bà Tô Nguyệt Q khởi
kiện ra Tòa án.
Bình luận:
- Bà Mai Hồng L hiểu rằng đây là hợp đồng nhượng quyền thương mại (franchise)
là không đúng theo quy định của Điều 284 Luật Thương mại năm 2005 và Điều 2 Quyết
định số 41/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành
Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục. Theo các quy định này thì hoạt
động mở các lớp mầm non tư thục không phải là hoạt động thương mại thuần tuý, vì vậy,
việc chuyển nhượng quyền sở hữu lớp mầm non tư thục không phải là hoạt động nhượng
quyền thương mại.
Điều 284 Luật Thương mại quy định:
Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho
phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng

dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức
kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên
thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng
cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc
điều hành công việc kinh doanh.
Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục (ban hành kèm
theo Quyết định số 41/2008/QĐ-BGDĐT) quy định về vị trí của nhà trường, nhà trẻ,
nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục:
12


1. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là cơ sở giáo dục
mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành
lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.
2. Nhà trường, nhà trẻ tư thục, có tư cách pháp nhân, con dấu và được mở tài khoản
riêng.
Bản chất của giao dịch là bà Mai Hồng L đã chuyển nhượng đứt đoạn quyền sở hữu
lớp mầm non F cho bà Tô Nguyệt Q, theo đó toàn bộ giấy tờ về đăng ký nhãn hiệu, quyết
định thành lập đã được chuyển giao cho bà Tô Nguyệt Q. Đối với các hợp đồng nhượng
quyền thương mại thì không có việc bên nhượng quyền chuyển giao toàn bộ giấy tờ cho
bên nhận nhượng quyền mà chỉ là sự cho phép bên nhận nhượng quyền sử dụng nhãn
hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng
kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền (ví dụ: chuyển quyền thương mại đối với
Phở 24, KFC, Cà phê Trung Nguyên…).
- Tuy nhiên hợp đồng chuyển nhượng quyền kinh doanh và quản lý lớp mầm non
giữa bà Mai Hồng L và bà Tô Nguyệt Q bị vô hiệu do tại thời điểm giao kết hợp đồng bà

Tô Nguyệt Q không có năng lực để nhận chuyển nhượng. Hoạt động mở các lớp mầm
non tư thục là một hoạt động cung cấp dịch vụ đặc thù, không mang tính thương mại
thuần tuý và người thực hiện hoạt động này phải đáp ứng các quy định của Điều 16 Quy
chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục (ban hành kèm theo Quyết định số
41/2008/QĐ-BGDĐT).
Điều 16 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục (ban hành kèm
theo Quyết định số 41/2008/QĐ-BGDĐT) quy định về chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc
lập tư thục:
1. Chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là người đứng tên xin phép thành lập
nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.
13


2. Tiêu chuẩn :
a) Tổ chức, cá nhân đứng tên xin phép thành lập nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp
mẫu giáo độc lập tư thục là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
b) Phẩm chất, đạo đức;
c) Sức khoẻ tốt;
d) Có trình độ văn hoá tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng
chuyên môn giáo dục mầm non ít nhất là 30 ngày hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản
lý.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Nhiệm vụ :
- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp xã và phòng giáo dục và đào tạo về
hoạt động của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục do mình quản lý;
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
hàng năm, báo cáo kết quả hoạt động của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo theo quy định của
UBND cấp xã và phòng giáo dục và đào tạo;
- Có trách nhiệm đầu tư và quản lý cơ sở vật chất nhóm, lớp, trang thiết bị, đồ dùng,

đồ chơi, tài liệu phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ, đảm bảo các quy định tại
khoản 1 Điều 19, Điều 30 của Quy chế này;
- Tuyển chọn giáo viên, nhân viên đảm bảo tiêu chuẩn quy định tại Điều 22 của Quy
chế này; trực tiếp ký hợp đồng sử dụng giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật
về hợp đồng lao động; hàng năm có kế hoạch kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho giáo viên,
nhân viên;
- Trả tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm, trợ cấp xã hội và thực hiện chế độ nghỉ hè,
nghỉ các ngày lễ theo quy định của nhà nước;

14


- Tiếp nhận, quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục trẻ em; đề xuất khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo quy định; đảm bảo
an toàn và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhóm trẻ, lớp mẫu giáo do
mình quản lý;
- Công khai các nguồn thu, thực hiện thu chi tài chính theo quy định hiện hành.
b) Quyền hạn:
- Được ký hợp đồng lao động với giáo viên, nhân viên theo quy định;
- Giám sát giáo viên trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ;
- Được phép thoả thuận mức học phí với phụ huynh học sinh;
- Được tham gia các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý.
Như vậy, để nhận việc chuyển giao quyền quản lý đối với lớp mầm non này, bà Tô
Nguyệt Q phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như của người xin thành lập lớp mầm non.

15




×