BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
BÀI THU HOẠCH BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT:
NGHĨA VỤ DÂN SỰ
Môn học:
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VÀ
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP
ĐỒNG
LỚP:
LUẬT QUỐC TẾ K40.1
NHÓM: 2
1
NĂM HỌC: 2016 – 2017
2
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
Lớp: Luật Quốc tế
TT
Họ và tên
1 Nguyễn Thị
Bích
Ngọc
2 Phạm Tấn
Đạt
3 Đặng Ngọc
Dương
Thuỳ
4 Nguyễn Thị Trà
Giang
5 Huỳnh Thị Thu
Hà
6 Trương Thị Hoà
Hát
7 Phạm Ngọc
Hiền
8 Huỳnh Thị
Hồng
9 Nguyễn
Hưng
K40.1
Nhóm: 2
Mã số sinh viên
Ghi chú
1553801015022 Nhóm trưởng
1553801015032
1553801015037
1553801015050
1553801015053
1553801015070
1553801015075
1553801015088
1553801015094
3
Buổi thảo luật thứ nhất: NGHĨA VỤ DÂN SỰ
Vấn đề 1: Thực hiện công việc không có ủy quyền:
1. Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền?
Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người
không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện
công việc đó, hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực
hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối 1.
Cơ sở pháp lý: Điều 594 Bộ luật dân sự 2005.
2. Vì sao thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ
phát sinh nghĩa vụ dân sự?
Căn cứ làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ dân sự là những sự kiện
xảy ra trong thực tế, được pháp luật dân sự dự liệu, thừa nhận là có
giá trị pháp lý, làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ dân sự.
Do đó, thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ làm
phát sinh nghĩa vụ dân sự là vì trong thực tế có các trường hợp thực
hiện công việc không có ủy quyền, mà Bộ luật dân sự 2005 đã dự
liệu điều này tại Chương XIX: “Thực hiện công việc không có ủy quyền” và tại
khoản 7 Điều 13; khoản 3 Điều 281: Căn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự là
“Thực hiện công việc không có ủy quyền”.
Việc quy định chế định này tạo nên sự ràng buộc pháp lý giữa
người thực hiện công việc và người có công việc được thực hiện và
nâng cao tinh thần trách nhiệm, đảm bảo quyền lợi của người thực
hiện công việc cũng như đối với người có công việc được thực hiện.
3. Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc
không có ủy quyền” theo Bộ luật dân sự 2005? Phân tích
từng điều kiện.
Các điều kiện để áp dụng chế định “Thực hiện công việc không
có ủy quyền” theo Bộ luật dân sự 2005:
+ Việc thực hiện công việc hoàn toàn không phải là nghĩa vụ do
các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định đối với người thực
hiện không có ủy quyền: Để thực hiện công việc không có ủy quyền
là căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự thì phải có một người thực hiện
công việc của người khác. Bên cạnh đó, người thực hiện công việc là
Th.S Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức 2013, tr. 39.
1
4
người không có nghĩa vụ thực hiện công việc đó. Nghĩa vụ ở đây có
thể là do luật định hay do thỏa thuận. Điều kiện “không có nghĩa vụ
thực hiện công việc” dường như chỉ được xem xét trong quan hệ giữa
người thực hiện công việc và người có công việc được thực hiện
nhưng trên thực tế nếu công việc này được thực hiện theo yêu cầu
của người thứ ba hay theo thỏa thuận với người thứ ba thì vẫn có thể
vận dụng chế định thực hiện công việc không có ủy quyền 2.
+ Việc thực hiện công việc đó hoàn toàn vì lợi ích của người có
công việc được thực hiện: Trên cơ sở yêu cầu này chúng ta chỉ được
áp dụng chế định khi người thực hiện công việc tiến hành công việc
này hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện. Điều
này có thể hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là người thực hiện
công việc hoàn toàn không có lợi ích gì trong công việc họ thực hiện
và tất cả phải vì lợi ích của người có công việc được thực hiện. Nghĩa
thứ hai, việc thực hiện công việc hoàn toàn vì lợi ích của người có
công việc được thực hiện không loại trừ khả năng người tiến hành
công việc cũng có lợi ích từ việc thưc hiện. Như vậy, chế định này có
thể áp dụng khi người thực hiện có lợi trong việc thực hiện.
+ Người có công việc được thực hiện không biết việc người khác
đang thực hiện công việc cho mình hoặc biết nhưng không phản đối
việc thực hiện công việc đó. Nếu người có công việc phản đối mà bên
kia vẫn tiếp tục thực hiện thì không thuộc trường hợp thực hiện công
việc không có ủy quyền.
4. Cho biết điểm mới của Bộ luật dân sự 2015 so với Bộ luật
dân sự 2005 về chế định “thực hiện công việc không có ủy
quyền”.
Bộ luật dân sự 2005
Điều 594. Thực hiện công
việc không có ủy quyền
Thực hiện công việc không có ủy
quyền là việc một người không
có nghĩa vụ thực hiện công việc
nhưng đã tự nguyện thực hiện
công việc đó, hoàn toàn vì lợi
ích của người có công việc được
thực hiện khi người này không
biết hoặc biết mà không phản
đối.
Bộ luật dân sự 2015
Điều 574. Thực hiện công
việc không có ủy quyền
Thực hiện công việc không có ủy
quyền là việc một người không
có nghĩa vụ thực hiện công việc
nhưng đã tự nguyện thực hiện
công việc đó vì lợi ích của người
có công việc được thực hiện khi
người này không biết hoặc biết
mà không phản đối.
Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ dân sự và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự,
Bản án và bình luận bản án, Nxb. CTQG 2014.
2
5
Bộ luật dân sự 2005
Bộ luật dân sự 2015
Bộ luật dân sự năm 2015 đã bỏ đi yếu tố “hoàn toàn” như là
một điều kiện để xem xét việc thực hiện công việc không có ủy
quyền.
Bộ luật dân sự 2005 quy định việc làm của người thực hiện công việc không
có ủy quyền phải hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc. Bộ luật dân sự 2015
thì quy định chỉ cần thực hiện việc của người có công việc vì lợi ích của họ. Có thể
hiểu trong trường hợp này có thể vì lợi ích của người thực hiện công việc.
Ta thấy rằng Bộ luật dân sự 2015 phù hợp với thực tiễn cuộc sống hơn. Bởi vì
trong thực tế rất hiếm những công việc mà người thực hiện công việc đó hoàn toàn
tự nguyện và hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc.
Điều 595. Nghĩa vụ thực hiện Điều 575. Nghĩa vụ thực hiện
công việc không có ủy quyền công việc không có ủy quyền
…3. Người thực hiện công việc ...3. Người thực hiện công việc
không có ủy quyền phải báo cho không có ủy quyền phải báo cho
người có công việc được thực người có công việc được thực
hiện về quá trình, kết quả thực hiện về quá trình, kết quả thực
hiện công việc nếu có yêu cầu, hiện công việc nếu có yêu cầu,
trừ trường hợp người có công trừ trường hợp người có công
việc đã biết hoặc người thực việc đã biết hoặc người thực
hiện công việc không có ủy hiện công việc không có ủy
quyền không biết nơi cư trú của quyền không biết nơi cư trú hoặc
người đó.
trụ sở của người đó.
4. Trường hợp người có công việc 4. Trường hợp người có công việc
được thực hiện chết thì người được thực hiện chết, nếu là cá
thực hiện công việc không có ủy nhân hoặc chấm dứt tồn tại,
quyền phải tiếp tục thực hiện nếu là pháp nhân thì người
công việc cho đến khi người thực hiện công việc không có ủy
thừa kế hoặc người đại diện của quyền phải tiếp tục thực hiện
người có công việc được thực công việc cho đến khi người thừa
hiện đã tiếp nhận…
kế hoặc người đại diện của người
có công việc được thực hiện đã
tiếp nhận…
Điều 598. Chấm dứt thực Điều 578. Chấm dứt thực
hiện công việc không có ủy hiện công việc không có ủy
quyền
quyền
Việc thực hiện công việc không Việc thực hiện công việc không
có ủy quyền chấm dứt trong các có ủy quyền chấm dứt trong
trường hợp sau đây:
trường hợp sau đây:
…4. Người thực hiện công việc …4. Người thực hiện công việc
không có ủy quyền chết.
không có ủy quyền chết, nếu là
cá nhân hoặc chấm dứt tồn
tại, nếu là pháp nhân.
6
Bộ luật dân sự 2005
Bộ luật dân sự 2015
Bộ luật dân sự 2005 quy định chủ thể trong chế định “thực hiện công việc
không có ủy quyền” chỉ là cá nhân. Còn Bộ luật dân sự 2015 có thêm một chủ thể
nữa là pháp nhân. Ta thấy rằng, việc thêm chủ thể là pháp nhân vào chế định này là
hoàn toàn hợp lý. Do trong đời sống xã hội không ít mối quan hệ phát sinh giữa cá
nhân và pháp nhân. Và việc thực hiện công việc không có ủy quyền của pháp nhân
hoàn toàn diễn ra trên thực tế. Nếu không có quy định về pháp nhân thì không thể
giải quyết các vụ việc liên quan đến pháp nhân.
5. Trong tình huống trên, nhà thầu C có thể yêu cầu chủ đầu
tư A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định của
chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền” trong Bộ
luật dân sự 2005 không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Nhà thầu C không thể yêu cầu A thực hiện nghĩa vụ trên cơ sở
các quy định của chế định thực hiện công việc không có ủy quyền
trong Bộ luật dân sự 2005.
Do công việc mà C thực hiện không hoàn toàn do lợi ích của A.
Nhà thầu C thực hiện công việc vì muốn kiếm tiền là vì lợi ích của
mình.
Căn cứ vào Điều 594 Bộ luật dân sự 2005 thì người thực hiện
công việc không có ủy quyền phải hoàn toàn vì lợi ích của người có
công việc.
6. Câu trả lời cho câu hỏi trên có khác không khi áp dụng Bộ
luật dân sự 2015?
Căn cứ vào Điều 574 Bộ luật dân sự 2015 thì người thực hiện
công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện thì được
coi là thực hiệc công việc không có ủy quyền. Ta có thể hiểu chỉ cần
thực hiện công việc vì lợi ích của người thứ ba là được và cũng có thể
là vì lợi ích của bản thân mình.
Vì vậy trong trường hợp này thì nhà thầu C được coi là thực hiện
công việc không có ủy quyền và có thể yêu cầu A thực hiện nghĩa vụ
trên cơ sở quy định của chế định thực hiện công việc không có ủy
quyền.
Vấn đề 2: Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp
luật.
1. Vì sao Toà giám đốc thẩm xác định cặp trâu mẹ con là của
ông Hơn? Anh/chị có suy nghĩ gì về hướng xác định này của
Toà giám đốc thẩm?
7
* Toà giám đốc thẩm xác định cặp trâu mẹ con là của ông Hơn
vì Toà giám đốc thẩm cho rằng “trong quá trình giải quyết, ông Đồng
Văn Hơn đã chứng minh tài sản nêu trên thuộc quyền sở hữu của
mình, đối chiếu với các chứng cứ khác và kết quả giám định là có
căn cứ. Ngược lại, ông Phong không có thiện chí giải quyết như:
không chịu thả trâu theo tập quán, tự ý tổ chức vợ con đến dắt trâu
và nghé đang tranh chấp về nhà, các lời khai mâu thuẫn nhau”.
Mặt khác, ông Hơn là người mất cặp trâu mẹ con trong khoảng
thời gian từ ngày 15 đến 20/02/2008 âm lịch, trùng với thời gian mà
ông Phong đã gửi trâu tại làng ông Học.
* Về hướng xác định trên, em đồng tình với Toà giám đốc thẩm
vì những lẽ sau:
- Với phần kết quả giám định 02 con trâu mẹ, con đang tranh
chấp, ông Hơn và ông Phong đã đưa ra đặc điểm các con trâu của
mình gần giống với kết quả giám định nhưng ông Hơn đã nêu được
chính xác hơn khi chỉ ra được đặc điểm là “đặc biệt là đốm trắng di
truyền ở 02 má các con của chúng đều có” mà ông Phong thì không
nêu được.
- Bên cạnh đó, phần đưa ra đặc điểm 02 con trâu đang tranh
chấp thì ông Hơn đã nêu nhiều đặc điểm hơn, có phần chặt chẽ,
thuyết phục hơn so với ông Phong.
2. Thế nào là chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật?
Ai trong vụ án trên là người chiếm hữu trâu và nghé của ông
Hơn không có căn cứ pháp luật và vì sao?
* Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật là việc chiếm
hữu tài sản không phù hợp với quy định tại Điều 183 Bộ luật dân sự
2005, xâm phạm đến quyền sở hữu của một chủ thể nhất định (cá
nhân, pháp nhân hoặc Nhà nước)3.
Để việc xác định thế nào chiếm hữu không có căn cứ pháp luật,
các nhà làm luật đã phân thành chiếm hữu tài sản không có căn cứ
pháp luật ngay tình và không ngay tình.
* Ông Nguyễn Văn Phong trong vụ án trên là người chiếm hữu
trâu và nghé không có căn cứ pháp luật. Bởi vì lời khai của ông
Phong trong vụ án rất mâu thuẫn và không có thiện chí giải quyết
cũng như những hành động ông Phong không chịu thả trâu theo tập
T.S. Chu Hải Thanh, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản
và quyền thừa kế.
3
8
quán, tự ý tổ chức vợ con đến dắt trâu và nghé đang tranh chấp về
nhà.
3. Đoạn nào của Quyết định cho thấy Toà giám đốc thẩm
buộc ông Phong trả cho ông Hơn trâu và nghé có tranh chấp?
Anh/chị có suy nghĩ gì về hướng giải quyết này của Toà giám
đốc thẩm?
* “Hội đồng GĐT nhận thấy, mặc dù 26/06/2009 TAND tỉnh Lào
Cai có ra thông báo số 15/TB-TA về việc sửa chữa bổ sung Bản án
dân sự phúc thẩm số 14/2009/DS-PT ngày 16/6/2009 có nội dung
buộc ông Phong phải trả lại cho ông Hơn 2 con trâu nói trên nhưng
tòa án không tống đạt trực tiếp cho đương sự cũng là vi phạm Điều
152 của Bộ luật tố tụng dân sự”.
* Hướng giải quyết của Toà giám đốc thẩm là hoàn toàn hợp lý
vì các lẽ sau:
- Toà giám đốc thẩm đã chỉ ra những sai sót của Toà cấp phúc
thẩm. Như vậy, đây sẽ là một kinh nghiệm cho đương sự trong việc
xét xử sau này để không xảy ra các trường hợp kháng cáo khiến vụ
án trở nên dài dòng, phức tạp.
- Mặt khác, Toà giám đốc thẩm không chỉ nghiên cứu rõ ràng và
chi tiết trình tự vụ án để đưa ra kết luận mà còn rất chỉnh chu và áp
dụng luật đúng đắn triệt để. Việc làm như thế sẽ mang đến niềm tin
và công bằng cho nhân dân nói chung và cơ quan Tư pháp nói riêng.
4. Có quy định nào buộc ông Phong trả cho ông Trọng tiền
công trông coi và chăm sóc trâu có tranh chấp không?
Anh/chị có suy nghĩ gì về hướng giải quyết vừa nêu của Toà
phúc thẩm và Toà giám đốc thẩm?
Do việc này là thoả thuận của ông Phong, ông Hơn với ông
Trọng là hợp đồng gửi giữ tài sản. Vậy nên:
* Có quy định buộc ông Phong trả cho ông Trọng tiền trông coi
và chăm sóc trâu tranh chấp. Việc trả tiền công coi sóc trâu là nghĩa
vụ của ông Phong và được quy định tại khoản 2 Điều 560 về nghĩa
vụ của bên gửi tài sản phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng
phương thức đã thoả thuận.
* Hướng giải quyết trên của Toà phúc thẩm và giám đốc thẩm là
đúng pháp luật và có căn cứ cụ thể.
9
5. Nếu ông Phong cho người khác thuê trâu có tranh chấp từ
tháng 02/2008 thì khoản tiền thuê mà ông Phong nhận được
từ việc cho thuê được giải quyết như thế nào? Ai sẽ được
hưởng khoản tiền này? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
* Nếu ông Phong cho người khác thuê trâu tranh chấp từ tháng
02/2008 thì khoản tiền thuê mà ông Phong nhận được từ việc cho
thuê được giải quyết như sau:
Xét theo tiến trình giải quyết vụ án và đưa đến kết luận thì ông
Phong là người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật không
ngay tình. Ông Phong buộc phải giao đầy đủ số tiền nhận được từ
việc cho thuê trâu. Số tiền ấy chính là lợi tức thu được từ việc chiếm
hữu tài sản ấy, mà theo quy định tại khoản 1 Điều 601 về nghĩa vụ
hoàn trả hoa lợi, lợi tức.
* Người sẽ nhận được số tiền ấy chính là ông Đồng Xuân Hơn.
Theo kết luận của vụ án ông Hơn chính là chủ sở hữu tài sản, là
người chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật có quyền yêu cầu ông
Phong hoàn trả lợi tức từ thực tế thu được. Và theo Điều 235 về xác
lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức thì ông Hơn là người phù hợp
được nhận lại số tiền từ việc cho thuê nêu trên.
Vấn đề 3: Thực hiện nghĩa vụ dân sự (thanh toán
một khoản tiền).
Nghiên cứu Thông tư số 01/TTLT ngày 19/06/1997 của Toà án nhân
dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính
hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản và các quy định liên
quan khác (nếu có).
1. Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải
thanh toán như thế nào? Qua trung gian là tài sản gì?
* Thông tư số 01/TTLT ngày 19/06/1997 của Toà án nhân dân tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính cho
phép tính lại giá trị các khoản tiền phải thanh toán được quy định
trong khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều I trong Thông tư này:
1- Đối với nghĩa vụ là các khoản tiền bồi thường, tiền hoàn trả,
tiền công, tiền lương, tiền chia tài sản, tiền đền bù công sức, tiền cấp
dưỡng, tiền vay không có lãi, tiền truy thu thuế, tiền truy thu do thu
lợi bất chính.
2- Đối với các khoản tiền tịch thu, tiền phạt, tiền án phí.
10
3- Đối với các khoản tiền vay, gửi ở tài sản Ngân hàng, tín
dụng.
4- Đối với các khoản vay có lãi (kể cả loại có kỳ hạn và loại
không có kỳ hạn) ở ngoài tổ chức Ngân hàng, tín dụng.
5- Trong trường hợp đối tượng hợp đồng vay tài sản là vàng.
* Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh
toán qua trung gian tài sản đó là GẠO.
2. Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả
cho bà Cô khoản tiền cụ thể là bao nhiêu? Nêu rõ cơ sở pháp
lý khi trả lời.
Vì việc phát sinh nghĩa vụ dân sự xảy ra trước 1/7/1996 nên căn
cứ theo điểm a khoản 1 mục I của thông tư 01/TTLT ngày 16/09/1997
của TANDTC, VKSNDTC, Bộ tư pháp, Bộ tài chính. Giá gạo trung bình
năm 1973 là 137đ/kg và giá gạo trung bình hiện nay là 9000đ/kg,
giá gạo trong thời gian này đã tăng quá 20%. Theo cách tính
50.000đ = 365kg x 137đ/kg (theo giá gạo năm 1973). Số tiền mà
ông Quới phải trả lại cho bà Cô khoản tiền tương đương với 365kg
gạo (theo giá gạo hiện nay) là 365kg x 9000đ/kg = 3.285.000đ (số
tiền bằng chữ là ba triệu hai trăm tám mươi lăm ngàn đồng).
Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 1 Điều I Thông tư số 01/TTLT ngày
19/06/1997 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử và thi hành án
về tài sản.
3. Thông tư trên có điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp
đồng chuyển nhượng bất động sản như trong tình huống thứ
hai không? Vì sao?
Vì đối tượng điều chỉnh của thông tư 01/TTLT ngày 16/09/1997
là đối tượng nghĩa vụ về tài sản là các khoản tiền, vàng (các khoản
tiền bồi thường, tiền hoàn trả, tiền công, tiền lương, tiền chia tài sản,
tiền đền bù công sức, tiền cấp dưỡng, tiền vay không có lãi, tiền truy
thu thuế, tiền truy thu do thu lợi bất chính, các khoản tiền tịch thu,
tiền phạt, tiền án phí, các khoản tiền vay, gửi ở tài sản Ngân hàng,
tín dụng, các khoản vay có lãi (kể cả loại có kỳ hạn và loại không có
kỳ hạn) ở ngoài tổ chức Ngân hàng, tín dụng, đối tượng hợp đồng
vay tài sản là vàng) và đối tượng của nghĩa vụ về tài sản là hiện vật.
4. Đối với tình huống thứ hai, thực tế ông Tấn sẽ phải trả cho
ông Minh, bà Oanh khoản tiền cụ thể là bao nhiêu? Vì sao?
11
Đối với tình huống thứ hai, sau khi nghiên cứu các bản án đã
xảy ra trên thực tế thì tại thời điểm chưa xảy ra tranh chấp, ông Tấn
đã trả cho bà Oanh và ông Minh 100 triệu trong 300 triệu ương ứng
với 1/3 số tiền đã trả. Số tiền thanh toán là 200 triệu tương ứng với
2/3. Sau khi xảy ra tranh chấp và định giá diện tích đất lại là
1.200.000.000 đồng thì ông Tấn sẽ phải trả cho bà Oanh và ông
Minh là 2/3 số tiền chưa thanh toán – tương ứng với 2/3 x
1.200.000.000 = 800.000.000 đồng4.
Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ dân sự và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự,
Bản án và bình luận bản án, Nxb. CTQG 2014, Bản án số 37-39.
4
12
Vấn đề 4: Chuyển giao nghĩa vụ dân sự theo thỏa
thuận.
1. Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chuyển giao quyền
yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ dân sự theo thỏa thuận?
Giống nhau:
-
Đều là sự thỏa thuận với người thứ ba.
-
Không chuyển giao các quyền và nghĩa vụ gắn với nhân thân.
-
Hậu quả pháp lý là làm chấm dứt tư cách chủ thể của người chuyển
giao quyền yêu cầu hoặc người chuyển giao nghĩa vụ dân sự, phát
sinh tư cách chủ thể cũng như các quyền và nghĩa vụ dân sự ở người
được chuyển giao.
Khác nhau:
Chuyển giao quyền yêu cầu
Chuyển giao nghĩa vụ
Không cần sự đồng ý của
Bắt buộc phải có sự đồng ý
bên có nghĩa vụ (Điều 309).
của bên có quyền.
Phải thông báo cho người
Người có nghĩa vụ không
có nghĩa vụ bằng văn bản (Điều chịu trách nhiệm về việc thực
314).
hiện nghĩa vụ của người thế
Người chuyển giao quyền nghĩa vụ.
yêu cầu không phải chịu trách
Biện pháp bảo đảm chấm
nhiệm về việc thực hiện nhiệm
vụ của người có nghĩa vụ, trừ dứt.
trường hợp có thỏa thuận khác
(Điều 312).
2. Thông tin nào của bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ
thanh toán cho bà Tú?
Đoạn trong bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán
cho bà Tú là:
“Theo các biên nhận tiền do phía bà Tú cung cấp thì chính bà
Phượng là người trực tiếp nhận tiền của bà Tú vào năm 2003 với
tổng số tiền 555.000.000đ và theo biên nhận ngày 27/4/2004 thì thể
hiện bà Phượng nhận của bà Lê Thị Nhan số tiền 615.000.000đ. Phía
bà Phượng không cung cấp được chứng cứ xác định bà Ngọc thoả
thuận vay tiền với bà Tú. Ngoài ra, cũng theo lời khai của bà Phượng
thì vào tháng 4 năm 2004, do phía bà Loan, ông Thạnh và bà Ngọc
không có tiền trả cho bà Tú để trả vốn vay Ngân hàng nên bà đã
cùng với bà Tú vay nóng bên ngoài để có tiền trả cho Ngân hàng.
Xác định bà Phượng là người xác lập quan hệ vay tiền với bà Tú”.
13
3. Đoạn nào của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà
Phượng đã được chuyển giao sang cho bà Ngọc, bà Loan và
ông Thạnh?
Đoạn trong bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã
được chuyển giao sang cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh là:
“Phía bà Tú đã chấp nhận cho bà Phượng chuyển giao nghĩa vụ
trả nợ cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thể hiện qua việc bà Tú
đã lập hợp đồng cho bà Ngọc vay số tiền là 465.000.000 đồng và
hợp đồng cho bà Loan ông Thạnh vay số tiền 150.000.000 đồng vào
ngày 12/05/2005. Như vậy, kể từ thời điểm bà Tú xác lập hợp đồng
vay với bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thì nghĩa vụ trả nợ vay của
bà Phượng với bà Tú đã chấm dứt, làm phát sinh nghĩa vụ của bà
Ngọc, bà Loan và ông Thạnh đối với bà Tú theo hợp đồng vay tiền đã
ký”.
4. Suy nghĩ của anh chị về đánh giá trên của Tòa án?
Việc tòa án thừa nhận việc bà Phượng không còn nghĩa vụ trả
nợ cho bà Tú, nghĩa vụ trả nợ đó đã được chuyển giao cho bà Ngọc,
bà Loan, ông Thạch. Theo Điều 315 Bộ luật dân sự 2005 thì “bên có
nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ dân sự cho người thế nghĩa vụ
nếu được bên có quyền đồng ý” và “người thế nghĩa vụ trở thành
bên có nghĩa vụ”. Trong trường hợp này, phía bà Tú đã chấp nhận
cho bà Phượng chuyển giao nghĩa vụ cho bà Ngọc, bà Loan và ông
Thạnh thể hiện qua việc bà Tú đã lập hợp đồng cho bà Ngọc vay số
tiền 465.000.000đ và hợp đồng cho bà Loan, ông Thạnh vay số tiền
150.000.000đ vào ngày 12/5/2005. Điều đó thể hiện người có quyền
là bà Tú đã đồng ý với việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự này. Khi đã
chuyển giao nghĩa vụ trả nợ theo thỏa thuận, người có quyền là bà
Tú chỉ được phép yêu cầu người thế nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ nên
bà Phượng không phải chịu trách nhiệm về bên có nghĩa vụ thay thế.
5. Nhìn từ góc độ văn bản, người có nghĩa vụ ban đầu có còn
trách nhiệm đối với người có quyền không khi người thế
nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được chuyển giao? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.
Nhìn từ góc độ văn bản, người có nghĩa vụ ban đầu không còn
trách nhiệm đối với người có quyền khi người thế nghĩa vụ không
thực hiện nghĩa vụ được chuyển giao.
6. Nhìn từ góc độ quan điểm các tác giả, người có nghĩa vụ
ban đầu có còn trách nhiệm đối với người có quyền không khi
14
người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được chuyển
giao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Nhìn từ góc độ quan điểm tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu
còn trách nhiệm đối với người có quyền khi người thế nghĩa vụ không
thực hiện nghĩa vụ được chuyển giao. Theo quan điểm của tác giả
Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, thì “Trong trường hợp người có nghĩa vụ
cam kết với bên có quyền với nội dung khi đến hạn thực hiện nghĩa
vụ, nếu người thế nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng,
không đầy đủ nghĩa vụ, người có nghĩa vụ ban đầu sẽ thực hiện
nghĩa vụ thay người thế nghĩa vụ thì tư cách chủ thể của người có
nghĩa vụ ban đầu được xác định là người bảo lãnh cho người thực
hiện nghĩa vụ”5.
7. Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án có theo hướng người
có nghĩa vụ ban đầu không còn trách nhiệm đối với người có
quyền?
“Kể từ thời điểm bà Tú xác lập hợp đồng vay với bà Ngọc, bà
Loan và ông Thạnh thì nghĩa vụ trả nợ vay của bà Phượng với bà Tú
đã chấm dứt, làm phát sinh nghĩa vụ của bà Ngọc, bà Loan và ông
Thạnh đối với hợp đồng vay tiền đã ký. Việc bà Tú yêu cầu bà Phượng
có trách nhiệm thanh toán nợ cho bà là không có căn cứ chấp nhận”.
“Việc bà Tú giữ giấy chứng minh Hải quan của bà Phượng theo
thỏa thuận. Phía bà Phượng không có nghĩa vụ trả nợ cho bà Tú,
buộc bà Tú hoàn lại cho bà Phượng”.
8. Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.
Theo em hướng giải quyết trên của Tòa án là chính xác. Việc
chuyển giao nghĩa vụ dân sự là sự thỏa thuận giữa bên có nghĩa vụ,
bên thế nghĩa vụ và bên có quyền. Người thứ ba thay thế người có
nghĩa vụ trước đó trở thành người có nghĩa vụ mới. Người có nghĩa
vụ trước chấm dứt toàn bộ mối quan hệ nghĩa vụ với bên có quyền.
Sau khi việc chuyển giao nghĩa vụ có hiệu lực, người có quyền chỉ
được phép yêu cầu người thế nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ nên người
đã chuyển giao nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm về việc thực
hiện nghĩa vụ của bên thế nghĩa vụ. Điều này nhằm bảo vệ lợi ích
của người có nghĩa vụ trước cũng như nâng cao tinh thần trách
nhiệm của bên thế nghĩa vụ.
Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức 2013, tr. 72-73.
5
15
9. Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có
biện pháp bảo lãnh của người thứ ba thì khi nghĩa vụ được
chuyển giao, biện pháp bảo lãnh có chấm dứt không? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.
Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện
pháp bảo lãnh của người thứ ba thì khi nghĩa vụ được chuyển giao,
biện pháp bảo lãnh cũng chấm dứt. Do biện pháp bảo lãnh là một
biện pháp bảo đảm, mà theo Điều 317 Bộ luật dân sự 2005 thì khi
chuyển giao nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm thì biện pháp
bảo đảm cũng chấm dứt, nếu không có thỏa thuận khác.
16