Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần gốm sứ HACECO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.63 KB, 91 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KINH TẾ & QTKD
-------------

MAI THỊ THANH HẢI

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM SỨ
HACECO

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP: ĐẠI HỌC KẾ TOÁN

Phú Thọ, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ QTKD
-----------------------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ vừa làm vừa học
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM SỨ
HACECO

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. Nguyễn Thu Hiền
NGƯỜI THỰC HIỆN: Mai Thị Thanh Hải
LỚP: ĐẠI HỌC KẾ TOÁN (K10 – DLTKT 15B) KHÓA 2012– 2015


Phú Thọ, 2015


MỤC LỤC
Số tiền..........................................................................................................................................40
Số hiệu TK........................................................................................................................................54
Số hiệu TK........................................................................................................................................55
Tổng số tiền.....................................................................................................................................57


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT
1

KÍ HIỆU
BHXH

NỘI DUNG
Bảo hiểm xã hội

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12
13
14
15
16

BHYT
CBCNV
CCDC
CPNCTT
CPNVLTT
CPSXC
ĐVT
KPCĐ
NVL
SLSX
SP
SPDD
SX
TK
TSCĐ

Bảo hiểm y tế
Cán bộ công nhân viên
Công cụ dụng cụ
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí sản xuất chung
Đơn vị tính
Kinh phí công đoàn.

Nguyên vật liệu
Số lượng sản xuất
Sản phẩm
Sản phẩm dở dang
Sản xuất
Tài khoản
Tài sản cố định


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG
Bảng 1.1.

Tình hình lao động của công ty cổ phần gốm sứ HACECO giai đoạn
2012 - 2014....................................Error: Reference source not found

Bảng 1.2.

Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty cổ phần gốm sứ HACECO
giai đoạn 2012 - 2014....................Error: Reference source not found

Bảng 1.3:

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần gốm sứ
HACECO giai đoạn 2012 – 2014..Error: Reference source not found

Số tiền..........................................................................................................................................40
Biểu 2.10. Trích: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - năm 2014...............................................41
Biểu 2.11. Trích sổ cái TK 621 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp"....................................42
TT.................................................................................................................................50

Ngày trong tháng.........................................................................................................50
Cộng.............................................................................................................................50
Tổng cộng........................................................................................................................53
Số hiệu TK........................................................................................................................................54
Số hiệu TK........................................................................................................................................55
Biểu 2.16. Trích sổ cái TK 622 "Chi phí nhân công trực tiếp"...........................................57
Tổng số tiền.....................................................................................................................................57
Biểu 2.19. Bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác..........................65
Tổng số tiền.....................................................................................................................68

SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1.

Quy trình sản xuất gạch của công ty cổ phần gốm sứ HACECO
........................................................Error: Reference source not found

Sơ đồ 1.2:

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần gốm sứ


HACECO.......................................Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.1.

Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty cổ phần gốm sứ
HACECO.......................................Error: Reference source not found

Sơ đồ 2.2.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ của

Công ty cổ phần gốm sứ HACECO.........Error: Reference source not
found

Sơ đồ 2.3.

Sơ dồ phương pháp thẻ song song tại công ty...........Error: Reference
source not found


A.MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường ngày một phát triển, đặc biệt trong xu thế
hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát
triển bền vững cần phải biết tự chủ về mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh
doanh từ việc đầu tư, sử dụng vốn, tổ chức sản xuất cho đến tiêu thụ sản
phẩm, phải biết tận dụng năng lực, cơ hội để lựa chọn cho mình một hướng đi
đúng đắn. Để có được điều đó, một trong những biện pháp đó, mỗi doanh
nghiệp đều không ngừng hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Là một trong những phần hành quan trọng của công tác kế toán, kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với chức năng giám sát và phản
ánh trung thực, kịp thời các thông tin về chi phí sản xuất phát sinh trong thời
gian, tính đúng, đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm sẽ giúp cho các
nhà quản trị đưa ra được các phương án thích hợp giữa sản xuất kinh doanh,
xác định giá bán sản phẩm, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy,
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là
khâu trọng tâm của công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất. Việc hoàn
thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là việc làm
thực sự cần thiết và có ý nghĩa.
Trong một doanh nghiệp, giá thành hạ là cơ sở để xác định giá bán hợp
lý đẩy nhanh quá trình sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng trong phạm

vi toàn bộ nền kinh tế việc hạ giá thành. Sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất
sẽ đem lại tiết kiệm cho xã hội, tăng tích lũy cho nền kinh tế tăng nguồn thu
trong ngân sách nhà nước. Vậy vấn đề tiết kiệm chi phí, hạ giá thành không
chỉ là vấn đề của doanh nghiệp mà còn là của xã hội. Xuất phát từ đó công ty
cổ phần HACECO là một doanh nghiệp đã và đang phát triển về nhiều mặt
hàng sản xuất gốm sứ, công ty đã không ngừng đầu tư, lấy chất lượng sản
1


phẩm là hàng đầu, hạ giá thành và giá bán tiêu thụ sảm phẩm rộng rãi trên thị
trường. Rõ ràng một trong những công cụ tạo nên thành công ở công ty Cổ
phần gốm sứ HACECO là công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi
phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng.
Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng
gay gắt thì việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm luôn là
động lực cho kim chỉ nam trong phương hướng hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Nhận thức được vai trò quan trọng của việc hạch
toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm và từ các lý do trên, tôi đã lựa
chọn đề tài “Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ
phần gốm sứ HACECO” làm đề tài thực tập tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
sản phẩm. Từ đó, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn
thiện, công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
Cổ phần gốm sứ HACECO.
2.2 .Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu khái quát về Công ty Cổ phần gốm sứ HACECO
- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và
tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần gốm sứ HACECO.

- Đề xuất những giải pháp chung về việc hoàn thiện công tác kế toán tập
hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần gốm sứ HACECO.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm trong doanh nghiệp sản xuất gốm sứ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

2


- Phạm vi về nội dung: Tập trung vào mảng kế toán tập hợp chi phí và
tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần gốm sứ HACECO.
- Phạm vi về không gian: Đề tài thực hiện tại Công ty Cổ phần gốm sứ
HACECO.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu được tập hợp từ năm 2012-2014, tập
trung các dữ liệu về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm của đề tài vào tháng 12/2014.
- Thời gian thực tập từ 20/06/2014 đến 17/07/2015
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Là hệ thống lý luận về phương
pháp nghiên cứu, phương pháp nhận thức và cải tạo thực hiện. Tất cả những
lý luận và nguyên lý có tác dụng hướng dẫn, gợi mở đều là những lý luận và
nguyên lý có ý nghĩa phương pháp nghiên cứu lý luận.
4.2. Phương pháp thống kê kinh tế: Là hệ thống các phương pháp từ
quan sát, thu thập, xử lý, so sánh, miêu tả, phân tích và đánh giá các thông tin.
4.3. Phương pháp kế toán: Là công cụ quan trọng của kế toán trong việc
thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và thông tin về tình hình kinh tế tài chính
của đơn vị cho các đối tượng sử dụng.
- Phương pháp chứng từ kế toán: Là phương pháp kế toán được sử dụng

để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời
gian, địa điểm phát sinh hoạt động đó vào các chứng từ kế toán, phục vụ cho
công tác kế toán, công tác quản lý.
- Phương pháp tài khoản kế toán: Là phương pháp kế toán được sử dụng
để phân loại đối tượng kế toán từ đối tượng chung tới đối tượng cụ thể để ghi
chép, phản ánh, kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống tình
hình hiện có và sự biến động của từng đối tượng cụ thể nhằm cung cấp thông
tin về các hoạt động kinh tế của đơn vị, phục vụ cho lãnh đạo trong quản lý

3


kinh tế, tổ chức và lập báo cáo tài chính.
- Phương pháp tính giá: Là phương pháp kế toán sử dụng thước do tiền
tệ để xác định giá thực tế của tài sản theo những nguyên tắc nhất định.
Phương pháp tổng hợp - cân đối kế toán: Là phương pháp kế toán được
sử dụng để tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các mối quan hệ vốn có của
đối tượng nhằm cung cấp các chỉ tiêu kinh tế tài chính cho các đối tượng sử
dụng thông tin kế toán phục vụ công tác quản lý các hoạt động kinh tế tài
chính trong và ngoài đơn vị.
4.4 . Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp tham khảo ý kiến của
các chuyên gia và các thầy cô giáo để tìm được định hướng đúng đắn trong
việc khái quát, đánh giá và đưa ra kết luận cho vấn đề nghiên cứu
5. Kết cấu của đề tài
- Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Khái quát chung về Công ty cổ phần gốm sứ HACECO
- Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty cổ phần gốm sứ HACECO.
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp
chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần gốm sứ HACECO.


4


B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM SỨ HACECO
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần gốm sứ
HACECO
1.1.1. Tên và địa chỉ của doanh nghiệp
Tên tiếng Việt của công ty là: Công ty cổ phần gốm sứ HACECO
Tên công ty viết bằng tiếng Anh: HACECO Ceramics Jiont Company
Tên Công ty viết tắt: HACECO, JSC
Vốn điều lệ của công ty là: 15.000.000.000 đồng.
Mã số thuế: 2600360625
Tài khoản: 2711201000033
Địa chỉ, trụ sở chính: Khu 8, xã Vũ Yển, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Số điện thoại: 0210 2 244678
Fax: 0210 3 669661
1.1.2. Thời điểm thành lập, các mốc lịch sử quan trọng trong quá
trình phát triển của Công ty cổ phần gốm sứ HACECO
Năm 2007 Công ty được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số; 1803000430 ngày 21/8/2006 của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú
Thọ với Công ty cổ phần gốm sứ HACECO là đơn vị hạch toán kinh tế độc
lập, công
ty có quyền tự chủ và tự quyết về tài chính hoạt động theo quy định của
pháp luật. Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng để giao dịch, vốn
do các cổ đông cùng sáng lập.
Công ty có đầy đủ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm đóng góp vào


5


NSNN có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với người lao động tại công ty. Trong
công ty được chia làm các ban điều hành và hoạt động theo chức năng riêng
biệt nhưng vẫn gắn kết thống nhất với nhau.
Tuy là công ty mới thành lập, nhưng đến nay bằng lòng quyết tâm và sự
nỗ lực phấn đấu xây dựng của toàn thể cán bộ, công nhân viên trong công ty,
những năm qua công ty đã không ngừng phát triển và đứng vững trên thị
trường cạnh tranh khốc liệt.
Năm 2014, công ty đã và đang khẳng định được thương hiệu và chất
lượng sản phẩm của mình, đồng thời giải quyết được nhiều việc làm cho
nhiều lao động, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của địa phương
trong thời kỳ hội nhập toàn cầu hiện nay.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần gốm sứ HACECO
* Chức năng của công ty
- Công ty cổ phần gốm sứ HACECO chuyên sản xuất kinh doanh vật
liệu xây dựng. Sản phẩm chủ yếu của công ty là gạch xây dựng như: gạch xây
Đ08A1, gạch xây R08A1H.
Công ty đã thực hiện đầu tư chiều sâu mở rộng sản xuất, đổi mới công
nghệ. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ của Ucraina, nung
sấy trong lò nung Tuynel liên hợp. Sản lượng sản xuất cuả công ty hàng năm
trung bình đạt từ 10 đến 15 triệu viên sản phẩm QTC. Cung cấp cho thị
trường chủ yếu trên địa bàn của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận.
- Thực hiện hạch toán kinh doanh độc lập có hiệu quả, có tài sản và có
con dấu riêng theo đúng quy định của Nhà nước.
* Nhiệm vụ của công ty:
- Công ty cổ phần gốm sứ HACECO có quyền tự chủ trong sản xuất kinh
doanh và tự chủ về tài chính.
- Công ty có quyền liên kết với các cơ sở trong nước và nước ngoài.

Công ty có quyền đặt các văn phòng, chi nhánh đại diện trong và ngoài nước
theo quy định của pháp luật, được phép mở rộng kinh doanh nghành nghề phù

6


hợp với mục tiêu và nhiệm vụ.
- Duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm gạch các loại.
- Từng bước chiếm lĩnh thị trường không những trong địa bàn tỉnh phú
Thọ mà còn mở rộng ra các tỉnh phụ cận.
- Từng bước nâng cao trình độ, tay nghề của đội ngũ cán bộ công nhân viên
để nắm bắt kịp thời công nghệ mới của thế giới nhằm thúc đẩy sự phát triển của
công ty.
- Phải sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển các nguồn lực của công ty.
- Thực hiện quyền lợi, nghĩa vụ đối với người lao động theo đúng qui định.
- Thực hiện các báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ theo quy định
hiện hành của Nhà nước, chịu trách nhiệm về độ chính xác của nó.
1.3. Công nghệ sản xuất của một số hàng hóa chủ yếu của Công ty cổ
phần gốm sứ HACECO
Công nghệ sản xuất sản phẩm chủ yếu của công ty cổ phẩn gốm sứ
HACECO được thể hiện qua sơ đồ:

Nguồn: Phòng Kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm
Sơ đồ 1.1. Quy trình sản xuất gạch của công ty cổ phần gốm sứ
HACECO
Sản phẩm chủ yếu của công ty cổ phần gốm sứ HACECO là gạch nung
7


làm từ đất sét, để tạo ra được thành phẩm phải trải qua nhiều khâu gồm các

bước sau:
- Đất sét sau khi ngâm ủ theo đúng thời gian quy định từ trại chứa được
xúc đổ vào thùng tiếp liệu để đưa vào công đoạn sơ chế. Công đoạn sơ chế lần
lượt gồm: Tiếp liệu —> Tách đá —> Nghiền thô —> Nghiền tinh.
- Sau khi sơ chế nguyên liệu đất sét được đưa vào máy nhào trộn 2 trục để
trộn với than cám đá nhằm đạt độ dẻo cần thiết để đưa qua máy đùn hút chân
không đưa nguyên liệu vào khuôn để tạo ra sản phẩm gạch mộc (gạch chưa nung).
- Sản phẩm gạch mộc sau khi có hình dáng chuẩn được vận chuyển lên
trại phơi để phơi tự nhiên hoặc sấy phòng trong trường hợp cần thiết cho đến
khi sản phẩm đạt độ khô thích hợp.
- Xếp phôi sản phẩm gạch mộc lên xe goòng (đối với lò nung tuynel)
xông – sấy trong lò nung trong một khoản thời gian nhất định, sau đó chuyển
sang lò nung để nung ở nhiệt độ khoảng 900 độ C, sau đó sản phẩm được làm
nguội ngay trong lò cho ra thành phẩm.
- Sản phẩm sau khi nung được đưa ra lò, phân loại và vận chuyển vào bãi
chứa thành phẩm.

8


1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần gốm sứ HACECO
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

PHÒNG TỔ
CHỨC HÀNH
CHÍNH


PHÒNG KẾ
TOÁN TÀI
CHÍNH

TỔ ĐỐT LÒ

TỔ RA


TỔ THAN

TỔ CƠ
KHÍ

PHÒNG KINH
DOANH VÀ
TIÊU THỤ SẢN
PHẨM

TỔ XẾP
GOONG

TỔ TẠO
HÌNH

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của
công ty cổ phần gốm sứ HACECO
Công ty cổ phần gốm sứ HACECO là một công ty cổ phần hạch toán

kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân và được tổ chức theo hình thức
quản lý tập trung. Cùng với tiến trình phát huy hiệu lực quản lý kinh tế, Công
ty cổ phần gốm sứ HACECO đã không ngừng đổi mới và từng bước cải tiến
bộ máy quản lý, phong cách làm việc… nhờ đó mà bộ máy của công ty được
tinh lọc, gọn nhẹ, làm việc có hiệu quả cao, đảm bảo được yêu cầu trong nền
kinh tế thị trường.

9


- Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu
quyết. Đai hội cổ đông là cơ quan cao nhất của công ty. Đại hội cổ đông
thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại
cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.
- Hội đồng quản trị: Bao gồm 03 người, mỗi thành viên của Hội đồng
quản trị có nhiệm kỳ tối đa là 03 năm. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết
định chiến lược phát triển của công ty, quyết định giải pháp phát triển thị
trường, quyết định nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu
tập họp đại hội đồng cổ đông, cơ cấu tổ chức lập quy chế quản lý nội bộ của
công ty.
Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp lấy
ý kiến bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác. Mỗi thành viên của hội đồng
quả trị có một phiếu biểu quyết.
- Vị trí, trách nhiệm của giám đốc công ty: Chịu trách nhiệm trước hội
đồng quản trị về thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Giám đốc là
người đại diện theo pháp luật của công ty, có nghĩa vụ tổ chức thực hiện các
quyết định của Hội đồng quản trị, tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh
và phương án đầu tư của công ty, thường xuyên báo cáo hội đồng quản trị tình
hình kết quả hoạt động SXKD của công ty. Có quyền tổ chức bộ máy của
công ty, đảm bảo hoạt động SXKD có hiệu quả cao, bảo toàn và phát triển

được vốn giao.
- Nhiệm vụ và chức năng của phòng tổ chức hành chính:
+ Tham mưu cho công ty về việc bố trí, xắp xếp lực lượng cán bộ nghiệp vụ
các cấp trong công ty.
+ Ban hành nội quy, quy chế của công ty.
+ Lập kế hoạch tiền lương, tuyển chọn đào tạo cán bộ công nhân viên
khi có nhu cầu khi có nhu cầu.

10


+ Lập và quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên toàn công ty.
+ Xây dựng cơ chế trả lương cho cán bộ công nhân viên phù hợp với sản
xuất kinh doanh.
+ Quản lý lao động, giải quyết các chế độ cho CNCNV toàn công ty.
+ Tổ chức quả lý, sử dụng vốn có hiệu quả. Xây dựng kế hoạch tài chính
cho công ty.
+ Theo dõi việc ký và thực hiện các hợp đồng kinh tế.
+ Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phòng kinh doanh tiêu thụ sản phẩm:
+ Xây dựng kế hoạch tổ chức kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm.
+ Nghiên cứu thị trường, đưa ra các thong tin, báo cáo và dự kiến biến
động
của thị trường, đề xuất các chính sách của thị trường phù hợp với từng
giai đoạn.
+ Hàng tháng kiểm tra đối chiếu và thu hồi công nợ đối với công nợ phải
thu hồi của công ty. Các mặt hàng sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty là
gạch ngói xây dựng và gạch men, gạch ốp các loại như: gạch thong thường,
gạch bloc, gạch men tách các loại, đều là sản phẩm mang tính thời vụ.
Đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu, lợi nhuận và các

khoản phải nộp cho NSNN giữa các tháng trong năm của công ty. Nếu tính
trung bình trong một năm thì sản phẩm gạch men tách của công ty là có
doanh thu lớn nhất thong thường chiếm tơis 60% tổng doanh thu trong tất
cả các mặt hàng.
•Phòng kế toán – Tài chính:
- Trong công ty phòng kế toán – Tài chính là một trong những phòng
quan
trọng nhất. Với chức năng quản lý về taì chính, phòng kế toán – taì chính

11


đã góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành kế hoạch, sản xuất hàng năm
của công ty. Có thể nói phòng kế toán – Tài chính là nơi ghi chép, thu thập
tổng hợp các thong tin về tình hình taì chính và hoạt động của công ty một
cách chính xác, đầy đủ, kịp thời để cung cấp, hỗ trợ đắc lực cho lãnh đạo công
ty đưa ra các quyết định quản lý.
Bộ phận này giúp giám đốc điều hành về lĩnh vực kế toán, tài chính
của công ty theo quy định, điều lệ của công ty và phù hợp với quy định của
pháp luật.
1.5. Đặc điểm lao động của Công ty cổ phần gốm sứ HACECO
Chất lượng lao động trong doanh nghiệp được phản ánh thông qua cơ
cấu lao động. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp được phân theo giới tính,
theo tính chất công việc, theo trình độ chuyên môn. Cơ cấu lao động trong bất
kỳ doanh nghiệp nào cũng có vai trò quan trọng, cơ cấu lao động hợp lý sẽ
giúp cho quá trình vận hành bộ máy tổ chức được nhịp nhàng, liên tục và có
hiệu quả. Trong một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, cơ cấu lao động
hợp lý sẽ tạo điều kiện tốt để quá trình phân công hợp tác lao động đạt kết quả
cao, giúp doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu, chiến lược đã đặt ra
trong mỗi thời kỳ sản xuất kinh doanh của mình. Thấy được tầm quan trọng

đó, doanh nghiệp đã không ngừng thay đổi, bố trí lại nhằm hợp lý hoá quá
trình sản xuất.
Hiện nay doanh nghiệp có 91 lao động trong đó có 9 người là lao động gián
tiếp, 82 người là lao động trực tiếp. Nhưng trình độ chuyên môn của cán bộ,
trình độ lành nghề của công nhân trong doanh nghiệp nhìn chung là còn thấp. Do
đó, để doanh nghiệp ngày càng phát triển, quy mô nhà máy mở rộng thì đòi hỏi
cán bộ phải nâng cao nghiệp vụ của mình, công nhân đòi hỏi trình độ kỹ thuật
ngày càng cao có như vậy mới đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Chính vì vậy đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng

12


trong sự phát triển vững mạnh của công ty cổ phần gốm sứ HACECO.
Bảng 1.1. Tình hình lao động của công ty cổ phần gốm sứ HACECO
giai đoạn 2012 - 2014
Đơn vị tính: Người
So sánh
2012-2013
Tương
Tuyệt
đối
đối
(%)
-2
97,80

So sánh
2013-2014
Tương

Tuyệt
đối
đối
(%)
7
107,87

TĐPTBQ
năm 20122014

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

1. Tổng lao động
2. Theo tính chất công
việc
- Lao động trực tiếp
- Lao động gián tiếp
3. Trình độ chuyên
môn
- Đại học

91


89

96

82
9

81
8

87
9

-1
-1

98,78
88,89

6
1

107,41
112,50

103,00
100,00

5


8

3

3

160,00

-5

37,50

77,46

- Cao đẳng
- Trung cấp
- Công nhân kỹ thuật
- Lao động phổ thông
4. Cơ cấu giới tính
- Nam
- Nữ

13
18
0
55

15
18
0

51

15
18
0
60

2
0
0
-4

115,38
100,00
0,00
92,73

0
0
0
9

100,00
100,00
0,00
117,65

107,42
100,00


56
35

54
35

56
40

-2
0

96,43
100,00

2
5

103,70
114,29

100,00
106,90

Tiêu chí

102,71

104,45


(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính )
Qua bảng số liệu trên ta thấy, cơ cấu lao động của doanh nghiệp có sự
biến động theo quy mô của doanh nghiệp. Cụ thể:
Tổng số lao động của doanh nghiệp năm 2013 so với năm 2012 giảm 2
người, tương ứng giảm 2,2%. Đến năm 2014 tổng số lao động tăng 7 người,
tương ứng với tăng 7,86%. Tốc độ phát triển bình quân tổng số lao động của
doanh nghiệp qua 3 năm tăng 1,2% nguyên nhân do doanh nghiệp mở rộng
quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Ta thấy trình độ của cán bộ, công nhân viên trong công ty không đồng
đều giữa hai khối là khối văn phòng và khối sản xuất. Nhìn chung, chất lượng
cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp không cao. Số cán bộ công nhân
13


viên có trình độ đại học trở lên chỉ chiếm tỉ lệ thấp (khoảng 3,13% - 5,62%)
chủ yếu gồm những người làm việc trong khối văn phòng, trong khi đó lực
lượng lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp vẫn chiếm tỉ lệ trung bình gần
33%. Do đặc thù công việc lao động chân tay nhiều nên lao động phổ thông
vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất khoảng hơn 57%. Như vậy, trong thời gian tới công
ty cần phải có những kế hoạch tuyển dụng nhân lực hợp lý, bố trí đúng người
đúng việc, chú trọng tới công tác đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
1.6. Tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty cổ phần gốm sứ
HACECO
Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nên khả năng vay vốn bị hạn chế, nên
doanh nghiệp đã không ngừng gia tăng vốn chủ sở hữu. Căn cứ vào thực tế
được phản ảnh trên bảng phân tích cho thấy Nợ phải trả của công ty giảm
xuống đáng kể bình quân qua ba năm 2014 so với năm 2012, giảm 18,78%.
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng bình quân qua ba năm 2012 – 2014 là
15,49%. Trong năm 2012 khả năng vay vốn của Công ty bị hạn chế không

đáp ứng được nhu cầu kinh doanh.

14


Bảng 1.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty cổ phần gốm sứ
HACECO giai đoạn 2012 - 2014
ĐVT: Triệu đồng
So sánh
TT

Chỉ tiêu

2012

2013

2014

So sánh

2013/2012 2014/2013

A
1
2
-

Cộng tài sản
Tài sản ngắn hạn

Tài sản dài hạn
Tài sản cố định
Tài sản dài hạn

11.281
5.254
6.913
6.699
214

12.847
5.580
7.267
7.165
102

13.785
7.100
6.685
6.685
0

(%)
113,88
106,20
105,12
106,96
47,66

B

1
2

khác
Cộng nguồn vốn
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu

11.280
1.869
9.411

12.847
2.655
10.192

13.785
1.233
12.552

113,89
142,05
108,30

(%)
107,30
127,24
91,99
93,30
0,00

107,30
46,44
123,16

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính))
Thực trạng cho thấy, giá trị tài sản của Công ty khá lớn song giá trị tang
năm 2014 so với 2013 chậm chỉ tang 7,3%. Tài sản ngắn hạn năm 2014 so với
2013 tăng 27,24%, trong khi đó tài sản dài hạn giảm 8,01%, điều này cho thấy
các tài sản như nhà cửa của công ty được xây dựng lâu nhưng do Công ty bảo
quản và quản lý tốt nên nhà cửa của Công ty vẫn khang trang sạch đẹp chưa cần
đầu tư thêm mới.
Về nguồn vốn của công ty chủ yếu là vốn chủ sở hữu chiếm trên 91% vào
năm 2014 và so với năm 2013 tăng 23,16%. Điều này cho thấy, công ty chủ
động vốn huy động tốt, ít bị lệ thuộc về vốn vào bên ngoài trong quá trình sản
xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, việc trả lãi cho các khoản nợ vay ngân hàng cao
hơn nhiều khi trả lãi cho các cổ đông vì vậy, công ty đã tiết kiệm khoản chi phí
tài chính khá lớn.
Tài sản dài hạn khác của công ty chủ yếu là máy móc thiết bị, cây lâu năm
và những dụng cụ trên văn phòng như máy vi tính, điều hòa nhiệt độ, máy pho tô
copy mặc dù đã mua sắm lâu giá trị còn lại rất thấp. Đối với TSCĐ là máy móc
15


thiết bị chủ yếu là dây truyền sản xuất chiếu, hạ thế điện những TSCĐ này đã
được mua sắm lâu có TSCĐ đã khấu hao hết. Tất cả những TSCĐ này tuy giá trị
còn lại rất ít và một số TSCĐ đã khấu hao hết nhưng TCSĐ vẫn còn dùng rất tốt.
1.7. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần
gốm sứ HACECO
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, cũng
như phần lớn các Doanh nghiệp khác, Công ty cổ phần gốm sứ HACECO

cũng gặp phải những khó khăn nhất định như đầu tư quá lớn, thiếu vốn lưu
động dùng để sản xuất kinh doanh. Nhưng với sự nỗ lực cùng với những
thuận lợi về mảng sản xuất - kinh doanh vật liệu xây dựng đồng thời với sự
đoàn kết nhất trí cao trong tập thể, CBCNV. Công ty đã vượt qua những khó
khăn tạm thời để trở thành một đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đứng
vững trên thương trường. Số liệu về kết quả sản xuất kinh doanh được thể
hiện trên bảng 2.2.
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần
gốm sứ HACECO giai đoạn 2012-2014 cho thấy: công ty đang ngày càng
phát triển và đạt được doanh số liên tục tăng qua các năm, cụ thể: Doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2013 tăng 16,34% tương ứng
với 1.740,06 triệu đồng so với năm 2012. Năm 2014 tăng 9,96% tương ứng
với 1.233,51 triệu đồng. Nguyên nhân doanh thu của công ty tăng là do:
- Số lượng các đơn đặt hàng thực hiện có hiệu quả tăng lên, công tác bán
hàng được công ty thực hiện tốt.

Bảng 1.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần
gốm sứ HACECO giai đoạn 2012 – 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng

16


So sánh 2013/2012
Chỉ tiêu
Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ doanh
thu
Doanh thu thuần bán hàng

và cung cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ

2012

2013

2014

So sánh 2013/2014

Tuyệt
đối

%

Tuyệt
đối

%

1740,06

116,34

1233,51

109,96


0

-

0

-

1740,06

116,34

1233,51

109,96

1711,36

118,47

730,97

106,66

28,69

102,07

502,54


135,60

10.650,43

12.390,49

13.624,00

0

0

0

10.650,43

12.390,49

13.624,00

9.267,67

10.979,03

11.710,00

1.382,77

1.411,46


1.914

2,97

1,73

2,482

(1,24)

58,25

0,752

143,47

933,58

-17,44

64,95

Doanh thu tài chính
Chi phí tài chính

5,33

49,76


32,32

44,43

Chi phí bán hàng

469,55

529,33

549,91

59,78

112,73

20,58

103,89

Chi phí QLDN
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh

735,13

651,19

996,41


-83,94

88,58

345,22

153,01

182,92

337,66

7,19

104,09

154,74

184,59

0

0

136,36

0

-


0

-

0,04

16,81

262,25

16,77

42025

245,44

1560,08

Lợi nhuận khác

(0,04)

(16,81)

(125,885)

(16,77)

Tổng lợi nhuận trước thuế
Chi phí về thuế nhập doanh

nghiệp

175,68

166,11

211,77

(9,57)

94,55

45,66

127,49

30,74

34,84

42,35

4,1

113,34

7,51

121,56


Lợi nhuận sau thuế

144,94

131,27

169,42

(13,67)

90,57

38,15

129,06

Thu nhập khác
Chi phí khác

175,73

(109,07)

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính))
- Các phòng ban phối hợp một cách nhịp nhàng có hiệu quả, tất cả các
khâu đều ăn khớp với nhau đem lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của
công ty.
- Công ty luôn giữ được uy tín với các đối tác và khách hàng của mình.
Công ty luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm xây dựng chất lượng
và giá cả cạnh tranh.

Về các loại chi phí: do có sự thay đổi trong quyết định kế hoạch hóa và
thay đổi chiến lược trong kinh doanh nên cũng kéo theo một số biến động các
loại chi phí của công ty. Cụ thể, là chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài
chính và chi phí bán hàng qua các năm tăng giảm không đáng kể. Đặc biệt
cùng với doanh số bán, công ty phải nhập thêm một số lượng lớn nhiên
17


liệu, nguyên liệu, sản phẩm đầu vào cho quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm
để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của thị trường nên giá vốn hàng bán
tăng mạnh, năm 2013 so với 2012 tăng 18,47% tương ứng tăng 1.711,36
triệu đồng. Năm 2014 tăng chậm hơn với 6,66% tương ứng với 730,97 triệu
đồng so với năm 2013.
Trước nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển của công ty nên hàng
năm Hội đồng quản trị đều tái đầu tư vốn kinh doanh để mở rộng quy mô sản
xuất, do vậy số công nhân lao động trực tiếp ngày một nhiều hơn năm trước.
Lợi nhuận của trước và sau thuế của công ty đều tăng hơn năm trước,
công ty hoàn thành việc nộp thuế cho nhà nước đảm bảo 100%.
Nhận thấy sản phẩm của công ty được tiêu thị trên thị trường khá tốt và
ngày càng có nhiều đơn đặt hàng nên công ty vẫn tiếp tục đầu tư sản phẩm
chính đó là gạch Tuynel.
Lợi nhuận trước thuế của công ty tăng theo các năm, tuy nhiên với tình
hình bối cảnh chung của nền kinh tế khó khăn nên mức lợi nhuận này còn tăng
giảm chưa ổn định. Năm 2013 so với năm 2012 lợi nhuận giảm 9,43% tương
ứng với 13,67 triệu đồng. Năm 2014 tăng lên báo hiệu tình hình sản xuất kinh
doanh có khả quan hơn năm trước 29,06% tương ứng với 38,15 triệu đồng so
với năm 2013. Với ảnh hưởng của suy thoái kinh tế xảy ra, rất nhiều công ty lâm
vào tình trạng phá sản nhưng công ty cổ phần gốm sứ HACECO vẫn tiếp tục
phát triển và có lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước là do trong năm này công
ty đã có các chính sách quản lý chi phí hợp lý.

Nhìn chung, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm qua là
tương đối tốt, trong môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn nhưng tổng
lợi nhuận của công ty vẫn liên tục tăng qua các năm. Để đạt được kết quả sản
xuất kinh doanh tốt hơn thì rất cần sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ,
công nhân viên trong công ty cổ phần gốm sứ HACECO. Từ đó, công ty cần

18


phấn đấu hơn nữa để tận dụng các cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh tốt
hơn trong thời gian tới.

19


×