Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Đánh giá hiệu quả đầu tư trồng cây cao su tại nông trường cờ đỏ, huyện nghĩa đàn,tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.24 KB, 63 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ - PHÁT TRIỂN

́H

U

Ế

------



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRỒNG CÂY CAO
SU TẠI NÔNG TRƯỜNG CỜ ĐỎ, HUYỆN NGHĨA
ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS. Trần Minh Trí

Phan Thị Thương
Lớp: K45B – KHĐT

Huế, tháng 05 năm 2015


Lời Cảm Ơn
Sau thời gian thực tập tại nông trường Cờ Đỏ, xã Nghĩa

Đ
A

̣I H

O

̣C

K


IN

H



́H

U

Ế

Hồng, Huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An. Tôi đã hoàn thành
đề tài “Đánh giá hiệu quả đầu tư trồng cây cao su tại nông
trường Cờ Đỏ , Huyện Nghĩa Đàn,Tỉnh Nghệ An”. Để có thể
hoàn thành tốt đề tài này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi
còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ chân tình của thầy cô
giáo trong bộ môn cùng các nhân viên đang hoạt động tại
nông trường.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Trần
Minh Trí- người Thầy đáng kính đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi
rất nhiều trong quá trình thực tập và thực hiện đề tài. Tôi
cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các các cô,
chú, anh, chị trong nông trường và những hộ dân trồng
cao su đã tạo điều kiện để tôi có thể tiếp cận, học hỏi trong
thời gian thực tập và thu thập số liệu để hoàn thành đề tài
của mình.
Mặc dù đã cố gắng học hỏi, tìm hiểu và nghiên cứu tài
liệu cũng như sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo hướng
dẫn, các anh chị, bạn bè nhưng do khả năng và kinh nghiệm

còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót, tôi rất
mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô cho bài khóa
luận của mình để sản phẩm của tôi hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Huế, tháng 4 năm 2015


Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

U

Ế


Sinh viên
Phan Thị Thương


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Minh Trí

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC...................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ............................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU MẪU VÀ ĐỒ THỊ..........................................vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU.....................................................................................vii

Ế

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................1

U

1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1

́H

2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2




3.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................2
3.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .......................................................2

H

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3

IN

4.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................3
4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................3

K

5. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................3

̣C

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................4

O

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.....................4

̣I H

1.1. Khái quát vấn đề nghiên cứu ............................................................................4
Khái niệm đầu tư ..................................................................................................4

Đ

A

1.2 Đặc điểm sinh vật học và giá trị kinh tế của cây cao su ....................................4
1.2.1 Đặc điểm, các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cao su..............4
1.2.1.1. Đặc điểm thực vật học của cây cao su .................................................4
1.2.1.2 Đặc tính và thành phần của mủ cao su..................................................6
1.2.1.3. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cao su.......................6
1.2.1.4. Các yêu cầu sinh thái của cây cao su ...................................................7
1.2.2. Giá trị kinh tế của cây cao su .....................................................................8
1.3. Hiệu quả của hoạt động đầu tư .........................................................................9
1.3.1. Khái niệm hiệu quả đầu tư .........................................................................9
1.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư.........................9
1.3.2.1. Giá trị hiện tại ròng (net present value) ...............................................9
SVTH. Phan Thị Thương

i


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Minh Trí

1.3.2.2. Suất thu hồi nội bộ (Internal rate of return) .......................................10
1.3.2.3. Tỷ số lợi ích /chi phí (Benefit/cost ratio)...........................................11
1.3.2.4. Phân tích rủi ro...................................................................................12
1.3.2.5. Phân tích độ nhạy...............................................................................13
CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRỒNG CAO SU CỦA NÔNG
TRƯỜNG CỜ ĐỎ, HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN ..........................15
2.1. Giới thiệu chung về địa bàn nghiên cứu .........................................................15


Ế

2.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................15

U

2.1.2 Giới thiệu chung về nông trường Cờ Đỏ..................................................16

́H

2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Nông Trường Cờ Đỏ ...............16
2.1.2.2. Chức năng của nông trường Cờ Đỏ ...................................................17



2.1.2.3. Nhiệm vụ nông trường Cờ Đỏ ...........................................................18
2.1.2.4. Đặc điểm về tổ chức quản lý của nông trường Cờ Đỏ......................18

H

2.1.2.5. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của nông trường Cờ Đỏ .................18

IN

2.2.3. Các phương thức quản lý của nông trường đối với cây cao su ................19

K

2.2.3.1 Tự kinh doanh cây cao su ...................................................................19
2.2.3.2 Khoán cho người dân .........................................................................19


O

̣C

2.2. Hiệu quả đầu tư trồng cây cao su tại nông trường Cờ Đỏ ..............................20

̣I H

2.2.1. Chi phí đầu tư thời kỳ kiến thiết cơ bản (tính cho 1ha) ...........................20
2.2.1.1. Đối với mô hình cao su nông trường đầu tư ......................................20

Đ
A

2.2.1.2. Đối với mô hình cao su được khoán cho các hộ dân .........................22
2.2.2. Chi phí đầu tư thời kỳ kinh doanh (tính cho 1ha) ....................................24
2.2.2.1. Chi phí đầu tư thời kỳ kinh doanh cho mô hình tự kinh doanh
(tính cho 1 ha) .....................................................................................24
2.2.2.2. Chi phí đầu tư thời kỳ kinh doanh đối với mô hình khoán đất cho
hộ nông dân (tính cho 1ha) .............................................................................26
2.3. Doanh thu của hoạt động đầu tư .....................................................................28
2.3.1. Doanh thu trong mô hình tự kinh doanh của nông trường .......................28
2.3.2. Doanh thu trong mô hình khoán cho hộ dân ............................................30
2.4. Các chỉ tiêu tài chính của hoạt động đầu tư...................................................32
2.4.1. Các giả định..............................................................................................33
SVTH. Phan Thị Thương

ii



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Minh Trí

2.4.2. Đánh giá các chỉ tiêu tài chính .................................................................34
2.5. Phân bổ lợi ích cho mô hình khoán cho hộ dân..............................................37
2.6. Phân tích độ nhạy...........................................................................................37
2.7. Phân tích rủi ro................................................................................................39
2.7.1. Phân tích hòa vốn .....................................................................................39
2.7.2. Phân tích rủi ro cây công nghiệp ..............................................................41
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRỒNG

Ế

CÂY CAO SU TẠI NÔNG TRƯỜNG CỜ ĐỎ, HUYỆN NGHĨA ĐÀN,

U

TỈNH NGHỆ AN .....................................................................................................42

́H

3.1. Giải pháp đối với nông trường Cờ Đỏ ............................................................42
3.1.1. Quản lý chi phí .........................................................................................42



3.1.2. Tăng cường hỗ trợ các hộ dân khoán trong khâu khoa học - kỹ thuật
tăng năng suất .....................................................................................................42


H

3.1.3. Giải pháp lựa chọn giống cho những vụ sau ............................................42

IN

3.1.4. Giải pháp về mật độ trồng và kỹ thuật trồng............................................43

K

3.1.5. Giải pháp về trồng cây vành đai chắn gió ................................................43
3.1.6. Giải pháp trước mùa mưa bão ..................................................................43

O

̣C

3.1.7. Giải pháp về chính sách bảo hiểm cây trồng............................................43

̣I H

3.2 Giải pháp đối với địa phương ..........................................................................43
3.2.1. Hỗ trợ khuyến khích................................................................................43

Đ
A

3.2.2. Chuyển đổi cơ cấu giống và trồng đúng quy hoạch .................................44
PHẦN III: KẾT LUẬN...........................................................................................45

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................47
PHỤ LỤC

SVTH. Phan Thị Thương

iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Minh Trí

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

B/C: Hệ số lợi ích trên chi phí (Benefit/cost ratio)
DRC: Dry Rubber Content ( nồng độ mủ thô )
ĐVT: Đơn vị tính

Ế

KTCB: Kiến thiết cơ bản

U

KTCSG: Khai thác cao su già

́H

KTCSN: Khai thác cao su non




KTCSTN: Khai thác cao su trung niên
MH: Mô hình

H

MHK: Mô hình khoán

IN

MHTKD: Mô hình tự kinh doanh

K

MTV: Một thành viên

NPV: Giá trị hiện tại ròng (net present value)

̣C

NT: Nông trường

O

RR: Suất thu hồi nội bộ (Internal rate of return)

̣I H

SX: Sản Xuất


Đ
A

TGHV: Thời gian hoàn vốn
TKD: Tự kinh doanh
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

SVTH. Phan Thị Thương

iv


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Minh Trí

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Chi phí đầu tư thời kỳ KTCB đối với mô hình tự kinh doanh (tính
cho 1ha) ..........................................................................................................21
Bảng 2.2: Chi phí đầu tư thời kỳ KTCB đối với mô hình khoán cho hộ dân
(tính cho 1ha) .................................................................................................22
Bảng 2.3: Chi phí đầu tư thời kỳ kinh doanh đối với mô hình tự kinh doanh

Ế

(tính cho 1ha) .................................................................................................24

U


Bảng 2.4: Chi phí đầu tư cao su cho mô hình khoán cho hộ dân (tính cho 1ha) .............26

́H

Bảng 2.5: Doanh thu của hoạt động đầu tư của mô hình tự kinh doanh (tính



cho 1ha) ..........................................................................................................28
Bảng 2.6: Doanh thu của hoạt động đầu tư của mô hình tự kinh doanh...................30

H

(tính cho 1ha) ............................................................................................................30

IN

Bảng 2.7: Chi phí đầu tư dự kiến thời kỳ tương lai của hai mô hình (tính cho
1ha).................................................................................................................34

K

Bảng 2.8: Chỉ tiêu tài chính của hai mô hình tính cho 1ha .......................................35

̣C

Bảng 2.9: Các chỉ tiêu tài chính của mô hình khoán trong trường hợp không

O


thu thuế đất của người dân (tính cho 1ha)......................................................37

Đ
A

̣I H

Bảng 2.10: Ảnh hưởng của sản lượng đến NPV của hai mô hình ............................38

SVTH. Phan Thị Thương

v


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Minh Trí

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU MẪU VÀ ĐỒ THỊ
Sơ đồ 1 : Sơ đồ bộ máy quản lý nông trường ...........................................................18
Biểu 2.1: So sánh thu nhập ròng trong hai mô hình tính cho 1 ha............................31

Đ
A

̣I H

O

̣C


K

IN

H



́H

U

Ế

Biểu 2.2: Thời gian hoàn vốn của hoạt động đầu tư tính cho 1ha ............................40

SVTH. Phan Thị Thương

vi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Minh Trí

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Trong sản xuất cây công nghiệp ở Huyện Nghĩa Đàn-Tỉnh Nghệ An cây cao
su có một vị trí quan trọng cho thu nhập kinh tế của vùng. Việc sản xuất cây công
nghiệp dài ngày ở địa bàn Nghĩa Hồng có hai phương thức quản lý là Nông trường

trực tiếp đầu tư và quản lý và khoán đất cho các hộ dân để làm kinh tế. tình hình sản
xuất cây cao su của các phương thức qua tại vùng sản xuất này.

Ế

Với mục tiêu nghiên cứu là hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên

U

quan đến hiệu quả đầu tư trồng cây cao su. Thu thập các số liệu từ người dân trồng

́H

cao su và nông trường. Từ đó đánh giá các chỉ tiêu tài chính và so sánh để tìm ra



loại hình quản lý nào hiệu quả hơn và đề xuất các giải pháp tăng tính hiệu quả của
loại hình quản lý chưa hiệu quả.

H

Sử dụng phương pháp nghiên cứu là phương pháp thu thập số liệu, phương

IN

pháp phân tích và xử lý số liệu. Cụ thể, phương pháp thu thập số liệu bao gồm thu
thập số liệu sơ cấp và thu thập số liệu thứ cấp. Phương pháp phân tích và xử lý số

K


liệu bao gồm phương pháp tính toán các chỉ tiêu hiệu quả như NPV, B/C, IRR và

̣C

phương pháp thống kê mô tả. Từ những phương pháp nghiên cứu trên, khóa luận tốt

O

nghiệp của tôi đã đánh giá được hiệu quả đầu tư của hai mô hình với hai hình thức

̣I H

kinh doanh khác nhau. Từ đó cũng đưa ra các giải pháp cụ thể có tính khả thi, phù
hợp với thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư tại địa bàn đối với cây cao su.

Đ
A

Kết quả nghiên cứu là mô hình tự kinh doanh của nông trường kém hiệu quả
hơn so với hình thức quản lý khoán đất cho hộ dân. Cả hai mô hình đều đạt hiệu quả
đầu tư, kết quả các chỉ tiêu tài chính được tính toán như sau.
Đối với chỉ tiêu NPV: Giá trị NPV của cả hai mô hình đều dương cho thấy cả
hai mô hình đều đáng giá để đầu tư. NPV của mô hình khoán và mô hình tự kinh
doanh chênh lệch nhau một khoản tiền là 22.522 nghìn đồng, tức là mô hình khoán
cho hộ dân có chỉ tiêu cao hơn
Chỉ tiêu B/C: Chỉ tiêu B/C của cả hai mô hình đều đạt hiệu quả, đôi với mô
hình tự kinh doanh giá trị đó là 1.09 và đối với mô hình khoán cho hộ dân thì giá trị
đó lớn hơn và là 1.37.
Chỉ tiêu IRR: Chỉ tiêu IRR của mô hình khoán cao hơn so với mô hình tự

SVTH. Phan Thị Thương

vii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Minh Trí

kinh doanh, IRR của mô hình khoán là 19,97% và là 12,35% của mô hình tự kinh
doanh.
Phân tích tình huống hộ nhận khoán không phải trả chi phí thuế đất cho nông
trường, thấy rằng lợi ích của hộ dân giảm xuống khi các hộ phải trả khoản thuế đất.
Cụ thể, khi không tính thuế đất vào chi phi mà các hộ nhận khoán phải nộp thì giá
trị hiện tại ròng của thu nhập là NPV= 43.477 nghìn đồng/ha, tăng 8.011 nghìn
đồng/ha so với trường hợp phải thu thuế. Giá trị lợi ích trên chi phí tăng lên 1.49

U

cũng tăng lên thành 31,84%, tăng 9,36% so với thực tế.

Ế

lần, tức là tăng thêm 8,76% so với giá trị thực tế. Giá trị IRR trong trường hợp này

́H

Phân tích độ nhạy:

Đối với mô hình tự kinh doanh của nông trường: Khi sản lượng giảm liên




tục từ 5% đến 25% thì NPV giảm xuống, mức giảm mạnh nhất và âm là khi sản
lượng giảm 25% thì NPV giảm 59.798 nghìn đồng. Khi sản lượng giảm 20% NPV

H

giảm xuống còn -39.463, tức giảm 52.407 so với NPV thực tế. Khi sản lượng giảm

IN

15% NPV giảm xuống còn -32.072, tức giảm 45.016 so với NPV thực tế. Khi sản

K

lượng giảm 10% NPV giảm xuống còn -24.680, tức giảm 30.233 so với NPV thực
tế. Thấp nhất là khi sản lượng giảm 5% thì NPV giảm 30.233 nghìn đồng.

O

̣C

Qua bảng 2.9 ta thấy rằng sản lượng biến động một lượng nhỏ sẽ làm thay

̣I H

đổi giá trị của tỷ lệ NPV lớn. Khi sản lượng giảm, NPV liên tục giảm và âm cho
thấy, những biến đổi lớn về thời tiết như bão, lũ sẽ làm sản lượng giảm và tác động


Đ
A

mạnh và trực tiếp đến chỉ số NPV. Qua bảng phân tích độ nhạy ta có thể thấy rằng
sự nhạy cảm của sản lượng mà cây cao su mô hình tự kinh doanh của nông trường
đối với lãi ròng. Như vậy, nông trường cần áp dụng nhiều chính sách khác nhau để
giảm lượng chi phí và tăng các khoản doanh thu để tăng lãi ròng nhằm đối phó với
những thay đổi của thời tiết và đặc tính của cây cao su vào cuối chu kỳ thì sản
lượng giảm.
Đối với mô hình khoán cho hộ dân: Khi sản lượng giảm 5%, thì NPV giảm
14.985 nghìn đồng so với NPV thực tế. Khi sản lượng giảm 10% thì NPV giảm
21.223 nghìn đồng so với NPV thực tế. Khi sản lượng giảm 15%, thì NPV giảm
27461 nghìn đồng so với NPV thực tế. Khi sản lượng giảm 20% thì NPV giảm
34406 nghìn đồng so với NPV thực tế. Khi sản lượng giảm 25%, thì NPV giảm
SVTH. Phan Thị Thương

viii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Minh Trí

mạnh nhất là 39.987 nghìn đồng so với NPV thực tế. Từ những phân tích trên, ta có
thể thấy rằng khi sản lượng giảm một lượng nhất định trong mô hình khoán đất cho
người dân làm giá trị NPV giảm một lượng ít hơn so với mô hình tự kinh doanh của
nông trường.
Từ đó chúng ta có thể kết luận rằng, với mỗi sự thay đổi về sản lượng mủ
cao su sẽ ứng với sự thay đổi của giá trị NPV. Đối với mô hình tự kinh doanh của
nông trường thì một sự thay đổi nhỏ của sản lượng sẽ làm NPV thay đổi một lượng


Ế

lớn. Trong khi đó, ở mô hình khoán đất cho hộ dân thì biến động mạnh về sản lượng

U

mới làm cho các hộ dân bị lỗ. Hay nói cách khác mô hình tự kinh doanh của nông

́H

trường có độ rủi ro cao hơn so với mô hình khoán cho người dân.

Phân tích rủi ro: thời gian hoàn vốn giản đơn và thời gian hoàn vốn chiết



khấu của mô hình tự kinh doanh tại nông trường là cao hơn so với mô hình khoán
cho người dân. Điều này cho thấy khả năng thu hồi được vốn đầu tư của các hộ dân

H

cao hơn so với mô hình nông trường tự kinh doanh.

IN

Nếu không xét đến sự chiết khấu của dòng tiền thời gian hoàn vốn của mô

K


hình tự kinh doanh của nông trường là 15,94 năm, và là 19,91 năm nếu như tính đến
suất chiết khấu của dòng tiền. So sánh với một chu kỳ của cây cao su là 26 năm thì

O

̣C

đó là khoảng thời gian không hề ngắn. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu

̣I H

quả trồng cây cao su ở nông trường.
Tương tự, thời gian hoàn vốn giản đơn của mô hình khoán cho hộ dân là

Đ
A

12.06 năm và 14.48 năm trong trường hợp có suất chiết khấu. Như vậy, nếu xét tính
rủi ro của việc đầu tư bằng thời gian hoàn vốn thì mô hình tự kinh doanh có rủi ro
cao hơn so với mô hình khoán đất cho nông dân trồng cao su.
Điều này cho thấy rằng, hoạt động đầu tư của mô hình khoán cho dân thu hồi
vốn cao hơn so với hoạt động đầu tư kinh doanh của nông trường. Sự chênh lệch
trong thời gian thu hồi vốn của hai mô hình lớn. Cụ thể là 3,88 năm đối với thời
gian hoàn vốn giản đơn và là 5,43 năm đối với thời gian hoàn vốn chiết khấu. Như
vậy nếu tính đến sự mất giá của đồng tiền thì sự chênh lệch này lớn và cần có những
giải pháp cho nông trường để cải thiện vấn đề này.

SVTH. Phan Thị Thương

ix



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Minh Trí

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây cao su có nguồn gốc ở lưu vực sông Amazon – Nam Mỹ, phân bố trên một
địa bàn rộng 5 đến 6 triệu km2, được nhận ra bởi thổ dân vùng Amazon. Ngày nay sau
sự kiện Collin, người Anh, lần đầu tiên trộm được 2.000 hạt năm 1875, thì cây cao su
đã phá vỡ sự độc quyền của Brazil và trồng nhiều nơi trên thế giới.

Ế

Mủ cây cao su được xem là một nguyên liệu chủ chốt của ngành cây công

́H

kinh tế cao mà còn là loại cây xóa đói giảm nghèo.

U

nghiệp hiện đại, chỉ xếp sau dầu mỏ, than đá và sắt thép. Nó không chỉ mang lại lợi ích



Cây cao su được trồng chủ yếu ở Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX và sau đó được
trồng phổ biến ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Trải qua nhiều hình thức tổ chức sản xuất


H

các đồn điền cao su thời kỳ pháp thuộc đến các nông trường quốc doanh. Sau khi hòa

IN

bình được lập lại, sản xuất cao su chứng tỏ là ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh
tế nước ta. Từ sau quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế thị

K

trường thì sản xuất sao su đã cải thiện được vị trí của mình và có những thành quả

̣C

nhất định.

O

Trong sản xuất cây công nghiệp ở Huyện Nghĩa Đàn - Tỉnh Nghệ An cây cao

̣I H

su có một vị trí quan trọng cho thu nhập kinh tế của vùng. Việc sản xuất cây công
nghiệp dài ngày ở địa bàn Nghĩa Hồng có hai phương thức quản lý là nông trường trực

Đ
A

tiếp đầu tư và quản lý và khoán đất cho các hộ dân để làm kinh tế. Tình hình sản xuất

cây cao su của các phương thức qua tại vùng sản xuất này.
Hình thức cao su trồng theo hộ dân rất phổ biến tại địa bàn xã Nghĩa Hồng,

Huyện Nghĩa Đàn. Trong những năm qua, đời sống người dân đã có những chuyển
biến rõ rệt nhờ thu nhập từ cây cao su, loại cây đã mang lại thu nhập cao gấp nhiều lần
so với những cây trồng khác. Nhờ có cây cao su mà tổng thu nhập của nhiều hộ gia
đình trong vùng tăng lên, nhờ đó mà nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo và vươn lên
làm giàu.
Nông trường Cờ Đỏ vừa là đơn vị quản lý, vừa là một đơn vị tự kinh doanh
kiếm lời. Doanh thu của nông trường chủ yếu từ các hoạt động sản xuất các loại cây
SVTH. Phan Thị Thương

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Minh Trí

công nghiệp dài ngày và cây lương thực ngắn ngày. Đứng trên cương vị là một đơn vị
quản lý, nông trường giữ một vai trò quan trọng. Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển
kinh tế xã hội của xã Nghĩa Hồng.
Với điều kiện tự nhiên, thị trường giá cả, phương thức quản lý khác nhau đã tác
động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh tế của hai hình thức kinh doanh này. Để xem xét tính
hiệu quả đầu tư cuả của các mô hình trồng cây cao su tại địa phương, tôi tiến hành đề
tài “Đánh giá hiệu quả đầu tư trồng cây cao su tại nông trường Cờ Đỏ, Huyện

Ế

Nghĩa Đàn,Tỉnh Nghệ An”.


U

2. Mục tiêu nghiên cứu

́H

Xác định được kết quả và hiệu quả đầu tư trồng cao su tại Cờ Đỏ.
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hiệu quả đầu tư trồng



cây cao su.

Thu thập và hệ thống hóa chi phí, doanh thu, lệ phí khác của hai loại hình quản

H

lý, hình thức khoán cho người dân trồng cao su và nông trường tự kinh doanh. Từ đó

IN

đánh giá các chỉ tiêu tài chính và so sánh để tìm ra loại hình quản lý nào hiệu quả hơn.

K

Đề xuất các giải pháp cải thiện hiệu quả đầu tư của loại hình quản lý chưa hiệu quả.
3. Phương pháp nghiên cứu

̣C


3.1. Phương pháp thu thập số liệu

̣I H

O

 Số liệu sơ cấp: Thu thập các số liệu thực tế từ các phiếu điều tra nông trường
và các hộ dân, các cá nhân có liên quan đến mục đích nghiên cứu.

Đ
A

Thiết kế mẫu điều tra: chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn 40 hộ nhận khoán trong
tổng số 70 hộ trồng cao su khoán của xã Hồng Trường và xã Hồng Lam, Hồng Thọ,
Hồng Thắng với tổng diện tích trồng của 40 hộ là 97.5 ha.
 Số liệu thứ cấp: Thu thập các số liệu đã được bóc tách của nông trường Cờ

Đỏ, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
3.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
3.2.1. Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp tổng hợp số liệu: Trên cơ sở thu thập được số liệu từ các hồ sơ còn
lưu giữu lại tại nông trường, các số liệu được thu thập từ phiếu điều tra từ đó phân tích
để tổng hợp lợi ích, chi phí, hiệu quả dự án.
SVTH. Phan Thị Thương

2


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Trần Minh Trí

3.2.1.1. Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả: tập hợp các số liệu thu thập, phân tích, trình bày
và diễn giải dữ liệu. Dùng các chỉ số tương đối, số tuyệt đối và số bình quân để phân
tích đánh giá sự biến động cũng như mối quan hệ giữa các hiện tượng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động đầu tư kinh doanh cây cao su tại nông trường Cờ Đỏ, huyện Nghĩa

Ế

Đàn, tỉnh Nghệ An

U

4.2. Phạm vi nghiên cứu

́H

Thời gian: Năm 1994, một diện tích đất lớn của nông trường đã được chuyển đổi
sang trồng cao su. Một phần nông trường tự kinh doanh, phần còn lại nông trường cho các



hộ dân nhận khoán đất. Đề tài nghiên cứu hiệu quả của hoạt động đầu tư trồng cây cao su từ
năm 1994 đến nay.

H


Không gian: Xã Nghĩa Hồng, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

IN

Nội dung: Đánh giá hiệu quả đầu tư trồng cây cao su tại nông trường Cờ Đỏ,

K

huyện Nghĩa Đàn – tỉnh Nghệ An. Từ đó đưa ra những đánh giá, so sánh, kết luận và
đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.

O

̣C

5. Câu hỏi nghiên cứu

̣I H

Hiệu quả đầu tư trồng cao su trên hai phương thức quản lý như thế nào? Phương
thức quản lý nào có hiệu quả hơn?

Đ
A

Các chỉ tiêu tài chính được sử dụng trong đề tài phản ánh điều gì?
Việc đầu tư trồng cao su giúp cải thiện đời sống người dân và giúp cải thiện đời

sống kinh tế xã hội như thế nào? Nó tác động tích cực và tiêu cực đến đời sống cán bộ

công nhân tại nông trường và đời sống của các hộ dân khoán như thế nào?
Phương thức quản lý chưa hiệu quả cần có các giải pháp gì để khắc phục tình
hình hiện tại?

SVTH. Phan Thị Thương

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Minh Trí

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát vấn đề nghiên cứu
Khái niệm đầu tư
Thuật ngữ “đầu tư” có thể được hiểu theo các góc độ khác nhau như góc độ
nguồn lực, sóc độ tài chính, góc độ tiêu dùng. Theo Hồ Tú Linh, 2013 thì khái niệm

Ế

đầu tư được hiểu chi tiết theo từng góc độ như sau.

U

 Về góc độ nguồn lực

́H


Đầu tư việc sử dụng các nguồn lực vào một hoạt động nào đó nhằm đem lại mục
đích, mục tiêu của chủ đầu tư trong tương lai.



 Về góc độ tài chính

Đầu tư là một chuỗi các hoạt động chi tiêu để chủ đầu tư nhận về một chuỗi các

IN

 Về góc độ tiêu dùng

H

dòng doanh thu nhằm hoàn vốn và sinh lời.

K

Đầu tư là sự hi sinh hay hạn chế mức tiêu dùng hiện tại để thu về một mức tiêu
dùng cao hơn trong tương lai.

̣C

Đầu tư có đặc điểm chính là thời gian tương đối dài, từ 2 năm trở lên, được ghi

O

rõ trong Quyết định đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư. Do đặc điểm thời gian dài nên đòi


̣I H

hỏi người lập dự án cũng như người thẩm định dự án cần có tầm nhìn dài hạn, đồng
thời phải thấy được rằng đầu tư là hoạt động lâu dài, có nhiều rủi ro và đồng tiền sẽ

Đ
A

thay đổi giá trị theo thời gian dưới tác động của lãi suất nguồn vốn. Vì vậy việc tính
toán đầu tư phải tính trên dòng tiền bằng cách tính hiện giá của dòng tiền đầu tư và
dòng tiền thu nhập.
1.2 Đặc điểm sinh vật học và giá trị kinh tế của cây cao su
1.2.1 Đặc điểm, các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cao su
1.2.1.1. Đặc điểm thực vật học của cây cao su
Rễ
 Rễ cao su là loại rễ thể hiện các đặc điểm chung của cây trồng nói chung và là
một loại rễ có nhiều nét đặc trưng có lợi trong quá trình sản xuất để thu hiệu quả kinh
tế, được phân thành các loại như mô tả dưới đây:
SVTH. Phan Thị Thương

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Minh Trí

 Rễ cọc: có nhiệm vụ giữ cho cây đứng vững, hút nước và khoáng ở tầng sâu.
Rễ cọc khi bị đứt sẽ không có khả năng tái sinh, tạo tính chịu hạn của cho cây cao su
(Lê Văn Chánh, 2013).

 Rễ bàng: là loại rễ mọc ngang trên tầng đất mặt, có nhiều và mập, khả năng tái
sinh tốt, làm nhiệm vụ hút nước và dinh dưỡng ở tầng đất mặt (Lê Văn Chánh, 2013).
 Rễ tơ: đóng vai trò chủ yếu trong việc hút nước và muối khoáng cho cây ở
tầng đất mặt, khả năng tái sinh của rễ tơ rất tốt (Đinh Xuân Đức, 2008).

Ế

 Thân

́H

phẩm khai thác, thể hiện quả một số đặc điểm sau

U

Thân chứa bộ phận khai thác lấy mủ cao su, đây là bộ phận chứa phần lớn sản



 Hình thái: cây cao su thuộc loại cây thân gỗ, cao và to. Trên thân cao su nhỏ
hơn 2 tháng, cây ghép thì màu xanh thường có nhiều hơn là màu tím và ngược lại trên

H

cây thực sinh màu tím là chủ yếu. Dựa vào những đặc điểm này, người ta thường tiến

IN

hành loại bỏ những cây thực sinh trong giai đoạn từ 1-3 tháng sau khi trồng mới và
cũng để ước lượng năng suất mủ của cao su trên vườn cây (Lê Văn Chánh, 2013).


K

 Giải phẩu cấu tạo: khi cắt ngang thân ta có thể thấy rõ ràng 3 phần là gỗ, vỏ

̣C

và 1 lớp mỏng ngăn cách giữa chúng là tượng tầng. Trong đó vỏ là thành phần quan

O

trọng nhất vì vỏ có hệ thống ống dẫn mủ.

̣I H

 Hệ thống ống mủ cao su: các ống nhựa mủ thường phân hóa theo kiểu hướng

Đ
A

ngọn, càng xuống thấp gần gốc số lượng ống mủ càng tăng, nhất là trường hợp cây
thực sinh (Đinh Xuân Đức, 2008).
 Lá

 Lá ao su là loại lá kép lông chim mọc cách, mỗi lá gồm ba lá chét. Khi trưởng

thành lá có màu xanh đậm ở mặt trên và xanh nhạt ở mặt dưới.
 Sau 3-4 năm sinh trưởng cao su thường biểu hiện đặc tính rụng lá theo mùa
(rụng lá sinh lý), tại Đông NamBộ thời gian thay lá trong khoảng 1 tháng, trong khi tại
Bắc miền Trung có thời tiết lạnh và mây mù thời kỳ thay lá có thể lên đến 3,5 tháng.

Điều này đã ảnh hưởng lớn đến sản lượng mủ.

SVTH. Phan Thị Thương

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Minh Trí

1.2.1.2 Đặc tính và thành phần của mủ cao su
 Đặc tính của mủ cao su:
 Nó là một dung dịch keo âm, trong đó hạt cao su là hạt keo chủ yếu điện tích
âm (Đinh Xuân Đức, 2008).
 Dung dịch keo âm này tồn tại ở trạng thái sol khi pH của nó từ 6,7-7, khi pH
giảm dưới 7 nó sẽ chuyển thành dạng gel (nghĩa là các hạt cao su sẽ co cụm lại với
nhau) (Lê Văn Chánh, 2013).

Ế

 Thành phần mủ thay đổi nhiều tuỳ theo tuổi cây, giống, cường độ khai thác

U

và vị trí khai thác (Đỗ Kim Thành và cộng sự, 2000), sau khi được ly tâm mủ thấy có
hai phần.




ra còn có đường sacaro, Mg2+, Ca2+, Mn2+, thiols...

́H

 Phần lỏng gồm có nước là chủ yếu (60-70% tổng khối lượng của mủ), ngoài
 Phần đặc gồm nhiều loại hạt mang điện tích âm có kích thước khác nhau như

H

hạt cao su, hạt lutoid, hạt frey wyssiling nhưng chủ yếu vẫn là hạt cao su.

IN

1.2.1.3. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cao su
Sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su là một quá trình liên tục như các cây

K

công nghiệp khác, tuy nhiên nhằm mục đích phân loại theo hướng dễ chăm sóc và khái

̣C

thác kinh tế thì nhiều tác giả đã phân chia quá trình này thành 5 giai đoạn gồm: giai

O

đoạn vườn ươm, giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB), giai đoạn khai thác cao su non,

̣I H


giai đoạn khai thác cao su trung niên và giai đoạn khai thác cao su già. Khi cây cao su
tỏ ra năng suất mủ kém, không còn hiệu quả kinh tế nó thường được cưa đốn để phục

Đ
A

vụ cho mục đích gỗ củi. (Lê Văn Chánh, 2013).
 Giai đoạn cây con trong vườn ươm
 Giai đoạn này bắt đầu từ khi gieo hạt cho đến lúc xuất khỏi vườn, có thể kéo

dài từ 6 tháng đến 24 tháng.
 Đặc điểm của giai đoạn này
- Cây con tăng trưởng theo chiều cao, sự sinh trưởng các tầng lá theo chu kỳ và
mọc ra trên thân chính.
- Đường kính thân tăng trưởng chậm hơn là chiều cao rất nhiều.
- Tốc độ phát triển tầng lá và đường kính thân được xem là hai chỉ tiêu quan
trọng để xác định sức sinh trưởng của cây con trong thời kỳ này.
SVTH. Phan Thị Thương

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Minh Trí

 Giai đoạn kiến thiết cơ bản
 Giai đoạn này được tính từ khi cây con được trồng ngoài đại trà cho đến lúc
bắt đầu khai thác mủ.
 Giai đoạn KTCB có thể kéo dài 10 năm hoặc chỉ ngắn có 6-7 năm tuỳ thuộc vào

giống, loại cây con đem trồng, điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu và chế độ chăm sóc.
 Thời kỳ KTCB là một thời kỳ dài mà nhà nông chỉ đầu tư chứ không thu lợi
từ cây cao su, nên đã ảnh hưởng đến kinh tế của mô hình.

Ế

 Giai đoạn khai thác mủ (G.Đ kinh doanh)

U

 Đây là giai đoạn dài nhất, bắt đầu từ khi cây có thể khai thác mủ đến lúc cây

́H

bị thanh lý.



 Căn cứ vào sự biến thiên về năng suất hằng năm người ta chia thành 3 thời kỳ
là thời kỳ khai thác cao su non (KTCSN), thời kỳ khai thác cao su trung niên

H

(KTCSTN) và thời kỳ khai thác cao su già (KTCSG).

IN

- Thời kỳ KTCSN: Cây vẫn tiếp tục sinh trưởng mạnh về số lượng cành nhánh,
chu vi thân, độ dày vỏ, sản lượng mủ tăng nhanh theo năm, thời kỳ này kéo dài chừng


K

10-12 năm.

̣C

- Thời kỳ khai thác cao su trung niên (KTCSTN): Khi năng suất không còn

O

tăng thêm nữa và giữ vững mức năng suất đó theo năm thì cây cao su đã bước vào thời

̣I H

kỳ CSTN.

- Thời kỳ khai thác cao su già (KTCSG): Khi vườn cây có hiện tượng giảm

Đ
A

năng suất trong nhiều năm liền thì vườn cây đã bước vào thời kỳ này.
1.2.1.4. Các yêu cầu sinh thái của cây cao su

 Các yếu tố khí hậu:
Cao su là cây lâu năm vì thế nó thường phải trải qua tất cả những ảnh hưởng của

điều kiện ngoại cảnh xảy ra trong suốt chu trình phát triển của nó. Mặt khác việc đầu
tư ban đầu cho cao su thường tốn nhiều thời gian và vốn. Vì thế, các yếu tố khí hậu
cần được xem xét để phù hợp.

 Nhiệt độ: Nhiệt độ được xem là yếu tố khí hậu quan trọng, tiên quyết nhất vì
nó quy định giới hạn tổng quát vùng trồng. Cây cao su yêu cầu trong khoảng nhiệt độ
từ 22 – 300C, và khoảng nhiệt độ tối thích là 26 – 280C.
SVTH. Phan Thị Thương

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Minh Trí

 Lượng mưa và ẩm độ không khí: Cao su thường được trồng trong những
vùng có lượng mưa từ 1800-2500mm/năm. Về khả năng chịu hạn của cao su, đối với
cao su trồng mới lớn hơn 6 tháng thường có khả năng chịu hạn 4-5 tháng.
 Ánh sáng: cao su là cây ưa sáng, thời gian và cường độ chiếu sáng trong ngày
càng lớn thì việc sinh tổng hợp được càng nhiều, số giờ chiếu sáng trong năm được gọi
là tốt cho cao su bình quân từ 1800-2800 giờ/năm.
 Gió: Gió lớn thường gây đổ ngã, đứt rễ, mức độ gió thích hợp cho cao su là 1-2 m/s.

Ế

1.2.2. Giá trị kinh tế của cây cao su

U

Cây cao su là loại cây công nghiệp dài ngày có nhiều tác dụng, không chỉ có giá

́H


trị về mặt kinh tế mà còn có tác dụng lớn đối với việc bảo vệ môi trường sinh thái và



tạo công an việc làm cho người lao động và tạo cơ hội làm giàu cho người dân. Hiện
nay cao su là 1 trong 4 nguyên liệu chính của nghành công nghiệp, nó đứng sau gang

H

thép và dầu mỏ. Nhựa mủ cao su dùng để sản xuất chủ yếu lấy từ cao su thiên nhiên.
Có rất nhiều sản phẩm của mủ cao su thiên nhiên điển hình như: vỏ ruột xe, ống, băng

IN

chuyền, nệm giảm xóc (Nguyễn Khoa Chi, 1985).

K

Ngoài những giá trị về mủ cao su, cây cao su còn có thể cung cấp một lượng gỗ

̣C

lớn và được dùng trong sản xuất gỗ (Mai Văn Sơn, 2001). Khối lượng củi có thể thu

O

khoảng 30-40% khối lượng gỗ (Nguyễn Thị Huệ, 1997). Nó được các chuyên gia về

̣I H


môi trường đánh giá là một loại cây thân thiện với môi trường sống, tạo ra không gian
xanh và tạo ra một bầu không khí trong lành cho người dân vì người ta chỉ khai thác

Đ
A

khi đã hết chu kỳ khai thác mủ. Dầu cao su được sử dụng làm sơn, làm chất độn pha
thuốc kích thích mủ cao su. Ngoài ra cây cao su còn mang lại một tác động to lớn đến
môi trường, giúp phủ xanh đất đồi, chống xói mòn.
Việt Nam là một nước nông nghiệp với 80% dân số ở nông thôn. Có tổng diện
tích đất tự nhiên là 32.925,1 nghìn ha. Trong đó diện tích đất gò đồi chiếm đa số. Sự
đầu tư của nông trường đã góp phần vào việc sử dụng quỹ đất ở vùng gò đồi của
Huyện Nghĩa Đàn một cách hiệu quả, đồng thời tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập
cho người dân nông thôn. Trước đây vùng đất đồi thường ít được chú ý và thường bị
bỏ hoang hoặc trồng những loại cây kém hiệu quả. Trong đó, mô hình người dân được
nông trường khoán đất cho trồng cây cao su đã mang lại cho người dân một cuộc sống
SVTH. Phan Thị Thương

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Minh Trí

đầy đủ hơn, góp phần cải thiện đời sống người dân một cách rõ rệt. Phát triển cây cao
su đã góp phần đáng kể làm chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng công nghiệp
hóa. Do đặc tính của sản phẩm mủ cao su là dạng keo và đẽ đông đặc nên khi hình
thành vùng nguyên liệu tại những vùng này đồng thời hình thành nên các xưởng, các
nhà máy chế biến, đồng thời hình thành các nghành nghề dịch vụ kèm theo phục vụ

cho sản xuất cũng như chế biến mủ cao su.
1.3. Hiệu quả của hoạt động đầu tư

Ế

1.3.1. Khái niệm hiệu quả đầu tư

U

Thuật ngữ hiệu quả thường được sử dụng nhiều trong các hoạt động kinh tế xã

́H

hội nhằm để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ
thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định.



Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa cá kết quả
kinh tế xã hội đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí bỏ ra để có các kết quả đó

H

trong một thời kỳ nhất định. Trên giác độ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả của đầu tư

IN

được thể hiện tổng hợp ở mức độ thoả mãn của đầu tư đối với nhu cầu phát triển kinh

K


tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
1.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư

O

̣C

1.3.2.1. Giá trị hiện tại ròng (net present value): NPV

̣I H

- Giá trị hiện tại ròng được xác định bằng chênh lệch giữa giá trị hiện tại của
các khoản thu với giá trị hiện tại của các khoản chi phí đầu tư dự án.

Đ
A

- Giá trị hiện tại ròng cho biết quy mô lợi ích của dự án, được tính theo mặt
bằng thời gian ở hiện tại.
n

NPV =


t 0

Bt  Ct

1  r 


t

= PVB – PVC

Trong đó:
n: số năm hoạt động hoặc số năm trong thời kỳ đánh giá
t: năm thứ t của dự án
Bt: doanh thu thuần của năm t; Bt cũng có thể là giá trị thu hồi từ thanh lý tài sản do
đã hết thời gian sử dụng, vốn lưu động bỏ ra ban đầu được thu về cuối quá trình đầu tư.
Ct: chi phí của năm t; Ct có thể là chi phí vốn ban đầu và chi phí bỏ ra hàng năm.
SVTH. Phan Thị Thương

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Minh Trí

r: tỷ suất chiết khấu
NPV ≥ 0: Dự án được chấp nhận
NPV < 0: Dự án bị bác bỏ
 Nhận xét
 Ưu điểm
- Tính đến giá trị của tiền theo thời gian và tính đến hiệu quả dự án của cả đời
dự án.

Ế


- Dựa vào NPV để đánh giá dự án.

U

NPV > 0: Dự án có lời

́H

NPV = 0: Dự án hoàn vốn



NPV < 0: Dự án lỗ

- NPV phản ánh quy mô lợi ích của dự án nên nó đáp ứng được mục tiêu tối đa
hóa lợi nhuận của chủ đầu tư trong giai đoạn lựa chọn dự án.

H

 Nhược điểm

IN

- NPV phụ thuộc nhiều vào tỷ suất chiết dùng để tính toán. Việc xác định tỷ lệ

K

chiết khấu là rất khó khăn trong thị trường vốn đầy biến động.

̣C


- Chưa biết được mức độ sinh lời của dự án, nên chưa thấy được hiệu quả của

O

dự án NPV(A)>NPV(B) chưa đủ để xác định dự án A tốt hơn dự án B.

̣I H

- “Chỉ sử dụng để lựa chọn để lựa chọn đối với dự án có quy mô cũng như thời
gian đầu tư ngang nhau”. (Lê Nữ Minh Phương, 2014)

Đ
A

1.3.2.2. Suất thu hồi nội bộ (Internal rate of return): IRR
Chỉ tiêu này còn được gọi là hệ số hoàn vốn nội bộ, chính là lãi suất chiết khấu

(IRR) mà ứng với lãi suất này thì thu nhập của dự án vừa hoản đủ vốn đầu tư, có thể
nói khác đi là IRR là lãi suất tính toán mà ứng với nó giá trị hiện tại ròng NPV bằng 0.
Tỷ suất này được xác định bằng nghiệm của phương trình
IRR = IRR1 + (IRR2 – IRR1 )Error!
Trong đó
IRR1: một trị số IRR tự cho bất kỳ để cho NPV>0
IRR2: một trị số IRR tự cho bất kỳ để cho NPV<0
Đánh giá dự án
SVTH. Phan Thị Thương

10



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Minh Trí

Nếu với r là chi phí sử dụng vốn của dự án thì:
Nếu IRR > r => Dự án có khả thi.
Nếu IRR = r => Dự án hoà vốn.
Nếu IRR < r => Dự án không khả thi.
 Nhận xét
 Ưu điểm
- Khắc phục được nhược điểm của chỉ tiêu NPV, cho biết hiệu quả của lượng

Ế

tiền đầu tư.

U

- Biết được khoản chênh lệch giữa tỷ suất thu hồi nội bộ của một dự án đầu tư

́H

được đưa ra và chỉ tiêu hoàn trả của doanh nghiệp được đề ra. Đây là tiêu chuẩn an
toàn cho phép thẩm định mức hoàn trả dự kiến thu được từ dự án đầu tư so với tính rủi



ro của nó.
 Nhược điểm


H

- Trường hợp có các dự án loại bỏ nhau, việc sử dụng IRR sẽ dẽ dàng đưa đến việc

IN

bỏ qua dự án có lãi ròng lớn (thông thường là dự án có NPV lớn thì IRR nhỏ).
- Dự án có đầu tư bổ sung lớn làm NPV thay đổi nhiều lần, khi đó khó xác định

K

được IRR.

̣C

1.3.2.3. Tỷ số lợi ích /chi phí (Benefit/cost ratio): B/C

O

Là tỷ số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí của một dự án đầu tư tính theo hiện giá.
n

B / C

Đ
A

̣I H


Công thức tính:





B



C

t  0
n
t  0

/ (1  i ) t

t

t

/( 1  i ) t

Trong đó:

n: số năm hoạt động hoặc số năm trong thời kỳ đánh giá
t: năm thứ t của dự án
Bt: doanh thu thuần của năm t; Bt cũng có thể là giá trị thu hồi từ thanh lý tài sản do
đã hết thời gian sử dụng, vốn lưu động bỏ ra ban đầu được thu về cuối quá trình đầu tư.

Ct: chi phí của năm t; Ct có thể là chi phí vốn ban đầu và chi phí bỏ ra hàng năm.
i : lãi suất tính toán.
Đánh giá dự án
SVTH. Phan Thị Thương

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Minh Trí

Nếu B/C > 1 => NPV > 0 và IRR > r, dự án khả thi.
Nếu B/C = 1 => Dự án được chọn hay loại bỏ tuỳ thuộc vào mục đích của chủ đầu tư.
Nếu B/C <1 => NPV < 0 và IRR < r => Dự án không khả thi.
 Nhận xét
 Ưu điểm:
- Cho thấy hiệu quả vốn đầu tư
- Khắc phục nhược điểm của NPV

Ế

 Nhược điểm

U

- Nếu sử dụng chỉ tiêu này so sánh giữa các dự án thì có thể dẫn đến sai lệch

́H


nếu dự án khác nhau về quy mô, đối với dự án có tính chất loại trừ nhau.
nếu không có sự thống nhất về cách tính.
1.3.2.4. Phân tích rủi ro



- Tỷ số B/C rất nhạy cảm về cách hiểu khác nhau về lợi ích và chi phí của dự án

H

Rủi ro là khả năng xảy ra khác biệt giữa kết quả thực tế và kết quả được dự kiến

IN

khi lập kế hoạch. Về lý thuyết, rủi ro có thể mang tính tích cực (khi kết quả thực tế tốt
hơn dự kiến) hay tiêu cực (khi kết quả thực tế không tốt như dự kiến). Thông thường,

K

mặt tiêu cực của rủi ro được các chủ đầu tư quan tâm nhiều hơn và muốn đo lường các

̣C

rủi ro này. Tuy nhiên, rủi ro là một khái niệm khách quan, chỉ có thể đo lường được

O

một cách tương đối, có thể đo thông qua mức độ tổn thất bằng tiền. Một trong những

̣I H


chỉ tiêu phân tích rủi ro đó là thời gian hoàn vốn của dự án.
 Thời gian hoàn vốn: T

Đ
A

- Là khoảng thời gian cần thiết được tính bằng năm, tháng để thu nhập của dự

án vừa bù đắp được chi phí đầu tư đã bỏ ra.
- Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn bao gồm thời gian hoàn vốn giản đơn và thời gian

hoàn vốn chiết khấu.

 Thời gian hoàn vốn giản đơn
SVTH. Phan Thị Thương

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Minh Trí

Công thức tính toán như sau
n



Bt 


t0

n

 Ct
t0

Trong đó
n: số năm hoạt động hoặc số năm trong thời kỳ đánh giá
t: năm thứ t của dự án, t > 0.
Bt: doanh thu thuần của năm t; Bt cũng có thể là giá trị thu hồi từ thanh lý tài sản do

Ế

đã hết thời gian sử dụng, vốn lưu động bỏ ra ban đầu được thu về cuối quá trình đầu tư.
 Thời gian hoàn vốn chiết khấu
1

t 0

(1 i)

 Bt

n

t

  Ct

t o

(1 i)

t

H

Trong đó

1



n

́H

U

Ct: chi phí của năm t; Ct có thể là chi phí vốn ban đầu và chi phí bỏ ra hàng năm.

IN

n: số năm hoạt động hoặc số năm trong thời kỳ đánh giá
t: năm thứ t của dự án, t > 0.

K

Bt: doanh thu thuần của năm t; Bt cũng có thể là giá trị thu hồi từ thanh lý tài sản do


̣C

đã hết thời gian sử dụng, vốn lưu động bỏ ra ban đầu được thu về cuối quá trình đầu tư.

O

Ct: chi phí của năm t, Ct có thể là chi phí vốn ban đầu và chi phí bỏ ra hàng năm.

̣I H

i: lãi suất tính toán

1.3.2.5. Phân tích độ nhạy

Đ
A

Phân tích độ nhạy có thể sử dụng ở từng cấp độ khác nhau: độ nhạy một chiều,

hai chiều. Phân tích độ nhạy một chiều là loại phân tích tất định ở trạng thái tĩnh. Mỗi
lần thử chỉ xem xét sự thay đổi của một biến và giả định các biến còn lại không đổi.
Trong thực tế, rất khó xảy ra trường hợp lý tưởng như vậy. Mặt khác, phân tích độ
nhạy giúp cho nhà quản trị xem và hình dung chứ không hề giúp cho họ dựa vào đó để
ra một quyết định cụ thể nào cả.

 Các đại lượng đầu vào không an toàn thông thường là

SVTH. Phan Thị Thương


13


×