Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG BIOGAS CỦA HỘ CHĂN NUÔI HEO Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 111 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

LÂM THỊ THÚY DIỄM

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG BIOGAS CỦA
HỘ CHĂN NUÔI HEO Ở HUYỆN CHÂU
THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành : Kinh Tế Nông Nghiệp
Mã số ngành :52620115

Tháng 12-2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

LÂM THỊ THÚY DIỄM
MSSV:B1206314

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG BIOGAS CỦA
HỘ CHĂN NUÔI HEO Ở HUYỆN CHÂU
THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành : Kinh Tế Nông Nghiệp
Mã số ngành :52620115



CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
VŨ THÙY DƢƠNG

Tháng 12-2015


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian học tại trƣờng Đại học Cần Thơ, quá trình làm
luận văn là thời điểm dạy cho em có thêm kiến thức chuyên môn và kiến
thức thực tế nhiều nhất, để có thể hoàn thành luận văn em đã nhận đƣợc
sự giúp đỡ rất nhiều từ gia đình, thầy cô, các cơ quan ban ngành tỉnh
Đồng Tháp và huyện Châu Thành.
Xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến ba, mẹ đã cho con đến trƣờng và luôn
động viên, ủng hộ cho con về vật chất lần tinh thần.
Xin cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh tế, đặc biệt là cô Vũ Thùy
Dƣơng đã nhiệt tình chỉ dẫn để em có thể hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn Chi Cục Thú y tỉnh Đồng Tháp, Trung tâm Khuyến
nông- Khuyến ngƣ tỉnh Đồng Tháp, Trạm Khuyến nông huyện Châu
Thành, đặc biệt là Trạm Thú y huyện Châu Thành đã nhiệt tình cung cấp
số liệu thứ cấp liên quan đến đề tài nghiên cứu này và hỗ trợ cho em rất
nhiều trong quá trình thu thập số liệu sơ cấp.
Cần Thơ, ngày 4 tháng 12 năm 2015
Ngƣời thực hiện

Lâm Thị Thúy Diễm

i



TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 4 tháng 12 năm 2015
Ngƣời thực hiện

Lâm Thị Thúy Diễm

ii


MỤC LỤC
Trang
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU .................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3
1.3.1 Không gian ................................................................................................ 3
1.3.2 Thời gian ................................................................................................... 3
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 4
2.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................ 4
2.1.1 Tổng quan về khí sinh học (Biogas) ......................................................... 4
2.1.2 Tình hình sử dụng Biogas trên thế giới và Việt Nam ............................... 8
2.1.3 Cơ sở lý thuyết xây dựng mô hình nghiên cứu ....................................... 14
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 22
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu.................................................................. 22
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ................................................................ 23

Chƣơng 3: GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ...................................... 28
3.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu ............................................................... 28
3.1.1 Vị trí địa lý .............................................................................................. 28
3.1.2 Điều kiện tự nhiên................................................................................... 28
3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 29
3.1.4 Tình hình chăn nuôi heo tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp từ năm
2012 – 8/2015 .................................................................................................. 31
3.1.5 Tình hình áp dụng Biogas tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp từ
2012 – 8/2015 .................................................................................................. 32
Chƣơng 4: THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN
NUÔI HEO TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP ................ 34
4.1 Tổng quan về tình hình chăn nuôi heo tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng
Tháp ................................................................................................................. 34

iii


4.1.1 Đặc điểm nông hộ chăn nuôi heo tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
.......................................................................................................................... 34
4.1.2 Hiện trạng chăn nuôi heo của nông hộ ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng
Tháp ................................................................................................................. 38
4.2 Hiện trạng xử lý chất thải chăn nuôi và hiểu biết của nông hộ về Biogas 42
4.2.1 Hiện trạng xử lý chất thải chăn nuôi ....................................................... 42
4.2.2 Hiểu biết của nông hộ về biogas ............................................................. 43
4.2.3 Tình hình sử dụng Biogas của nông hộ .................................................. 44
4.3 Các lý do dẫn đến việc áp dụng Biogas của nông hộ ................................ 45
4.3.1 Đối với nhóm hộ chƣa sử dụng Biogas .................................................. 45
4.3.2 Đối với nhóm hộ đang sử dụng Biogas .................................................. 47
Chƣơng 5: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG
BIOGAS CỦA NÔNG HỘ CHĂN NUÔI HEO TẠI HUYỆN CHÂU

THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP ........................................................................ 48
5.1 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng Biogas của nông hộ ......... 48
Chƣơng 6: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH BIOGAS
TRONG CHĂN NUÔI HEO TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG
THÁP ............................................................................................................... 52
6.1 Giải pháp phát triển mô hình Biogas trong chăn nuôi heo tại huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp .................................................................................... 52
6.1.1 Ổn định tình hình chăn nuôi ................................................................... 52
6.1.2 Tuyên truyền, phổ biến thông tin về Biogas cho nhiều đối tƣợng trong
gia đình ............................................................................................................ 52
6.1.3 Xây dựng nhà máy xử lý chất thải chăn nuôi cho các hộ gia đình chăn
nuôi quy mô nhỏ .............................................................................................. 53
6.1.4 Giải quyết vấn đề vốn xây hầm ủ ........................................................... 53
Chƣơng 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 54
7.1 Kết luận ...................................................................................................... 54
7.2 Kiến nghị.................................................................................................... 55
Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 57
Phụ lục ............................................................................................................. 58

iv


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Đặc tính và sản lƣợng KSH của nguyên liệu có nguồn gốc từ động
vật....................................................................................................................... 4
Bảng 2.2 Phân phối số quan sát trên địa bàn huyện Châu Thành (n=130)...... 22
Bảng 2.3: Mô tả các biến ảnh hƣởng tới quyết định áp dụng Biogas trong mô
hình Logistic .................................................................................................... 25
Bảng 3.1 Tình hình áp dụng Biogas ở huyện Châu Thành 2012 – 8/2015 .... 32

Bảng 3.2 Các loại hầm ủ đƣợc sử dụng tại huyện Châu Thành 2012 – 8/2015
.......................................................................................................................... 32
Bảng 4.1 Tuổi, giới tính chủ hộ và trình độ học vấn của đáp viên .................. 35
Bảng 4.2 Tuổi, giới tính của chủ hộ và trình độ học vấn trung bình của nông
hộ...................................................................................................................... 35
Bảng 4.3 Số nhân khẩu, số lao động tham gia chăn nuôi heo của nông hộ tại
huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp................................................................ 37
Bảng 4.4 Nguồn thu nhập chính của nông hộ và thu nhập bình quân 1 năm của
các thành viên trong gia đình ........................................................................... 37
Bảng 4.5 Nguồn nƣớc nông hộ sử dụng cho hoạt động chăn nuôi heo tại huyện
Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp (n=130) ............................................................ 39
Bảng 4.6 Quy mô chăn nuôi của nông hộ tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng
Tháp (n = 130) ................................................................................................. 39
Bảng 4.7 Số lứa heo/năm, thời gian nuôi một lứa heo thịt của nông hộ tại
huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp (n=130) .................................................. 40
Bảng 4.8 Chi phí chăn nuôi heo thịt trung bình/kg của nông hộ tại huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp (n=130) ...................................................................... 40
Bảng 4.9 Chi phí, doanh thu, lợi nhuận của lứa heo gần nhất của nông hộ tại
huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp (n=130) .................................................. 42
Bảng 4.10 Hiện trạng xử lý chất thải chăn nuôi của nông hộ chƣa sử dụng
Biogas tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp (n=90) .................................. 43
Bảng 4.11 Hiểu biết của nông hộ về lợi ích của Biogas (n=125) .................... 44
Bảng 4.12 So sánh sự khác biệt về hiểu biết của nông hộ ở 2 nhóm hộ tại
huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp................................................................ 44
Bảng 4.13 Lý do khiến nông hộ không sử dụng Biogas (n=90) ...................... 45
Bảng 4.14 Lý do khiến nông hộ muốn áp dụng Biogas trong tƣơng lai.......... 46

v



Bảng 4.15 Lý do khiến nông hộ không muốn sử dụng Biogas trong tƣơng lai
.......................................................................................................................... 47
Bảng 4.16 Lý do ảnh hƣởng đến việc nông hộ sử dụng Biogas ...................... 47
Bảng 5.1 Kết quả hồi quy logistic các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định sử
dụng Biogas của nông hộ ................................................................................. 48

vi


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu .......................................................................... 21
Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Châu Thành ............................................. 28
Hình 3.2 Tổng đàn heo phân bố tại các xã của huyện Châu Thành giai đoạn
2012 – 8/2015 .................................................................................................. 31

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AMDI: Viện Quản Lý và Phát triển Châu Á
Bộ NN & PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
EEG: Renewable Energy Source Act
IGU: International Gas Union
KSH: Khí sinh học
NawaRo: Nachwachsende Rohstoffe
NLM: Năng lƣợng mới
NPBD: National Project on Biogas Development
RDAC: Trung tâm Tƣ vấn Hỗ trợ Phát triển Nông thôn

StrEG: the Law on Electricity Feed
VACVINA: Hội làm vƣờn Trung ƣơng

viii


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ở Việt Nam, chăn nuôi là một ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất
nông nghiệp. Giá trị ngành chăn nuôi năm 2014 ƣớc đạt 154.015 tỷ đồng,
chiếm 24,9% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Năm 2014 tổng đàn gia súc cả
nƣớc là 34,51 triệu con, trong đó đàn heo chiếm tỷ trọng cao nhất 77,5%
(26,76 triệu con), trâu chiếm 7,3% (2,52 triệu con), bò chiếm 15,2% (5,23
triệu con), tổng đàn gia cầm là 327,7 triệu con (Niên giám thống kê, 2014).
Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội 8 tháng đầu năm 2015, so với cùng thời
điểm 2014 tổng đàn trâu cả nƣớc giảm 1%, đàn bò tăng 2,5%, đàn lợn hiện có
27,7 triệu con, tăng 2,8%, đàn gia cầm hiện có 338,7 triệu con, tăng 3,5%.
Tuy nhiên, với việc gia tăng về số lƣợng gia súc, gia cầm đã làm tăng
lƣợng chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trƣờng và ảnh hƣởng tiêu cực tới
đời sống dân cƣ. Ngoài các chất thải rắn và lỏng, ngành chăn nuôi còn thải ra
các khí nhà kính gây nên 18% hiệu ứng nóng lên của Trái Đất, trong đó có 9%
tổng số khí CO2 sinh ra, 65% N2O, 37% khí metan (CH4) và sẽ ngày càng gia
tăng (Nguyễn Xuân Trạch, 2009). Theo tính toán, một năm đàn gia súc, gia
cầm của Việt Nam sẽ thải ra trên 73 triệu tấn chất thải rắn, 25 – 30 triệu khối
chất thải lỏng (nƣớc tiểu, nƣớc rửa chuồng, nƣớc từ sân chơi, bãi vận động,
bãi chăn). Chất thải này phần lớn đƣợc sử dụng làm phân bón hữu cơ. Trong
số đó 50% số lƣợng chất thải rắn, 20% chất thải lỏng đƣợc xử lý qua công
trình khí sinh học hoặc các phƣơng pháp ủ khác. Phần còn lại sử dụng không
qua xử lý hoặc cho thải trực tiếp ra môi trƣờng đã làm tăng độ ô nhiễm và hủy

hoại môi trƣờng (Lê Viết Ly, 2007). Trƣớc thực trạng đó, việc nghiên cứu ứng
dụng rộng rãi khí sinh học (Biogas) là một giải pháp chủ yếu giúp giải quyết
tình trạng ô nhiễm. Ứng dụng Biogas vào trong chăn nuôi giúp làm giảm ô
nhiễm môi trƣờng bên cạnh đó còn mang lại lợi ích kinh tế, xã hội thiết thực
cho cộng đồng giúp nhiều gia đình tiết kiệm đƣợc chi phí sinh hoạt nhờ tận
dụng khí sinh học để đun nấu và thắp sáng, ngoài ra phụ phẩm khi lên men
còn có thể dùng để bón cho cây trồng, tiết kiệm đƣợc chi phí phân bón.
Trong tổng số gia súc của Việt Nam hiện có, tổng đàn heo chiếm số
lƣợng cao nhất, do đó chất thải từ chăn nuôi heo đã góp phần lớn vào việc gây
ô nhiễm môi trƣờng. Đồng Tháp là một trong những tỉnh có số lƣợng đàn heo
nhiều của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), theo kết quả điều tra chăn
nuôi từ Chi Cục Thú y Đồng Tháp tại thời điểm 04/2015 tổng số heo toàn tỉnh
là 235.653 con. Với số lƣợng heo tƣơng đối lớn, lƣợng chất thải chăn nuôi
không đƣợc xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm rất nhiều cho môi trƣờng và đời
1


sống dân cƣ ở đây. Tuy nhiên, theo thống kê từ báo cáo xử lý chất thải chăn
nuôi của Trung tâm Khuyến Nông – Khuyến Ngƣ tỉnh Đồng Tháp toàn tỉnh
hiện chỉ có 3.376 hầm ủ Biogas do ngƣời dân ở đây vẫn chƣa thể mạnh dạn
đầu tƣ vì chi phí lắp đặt cao khoảng 10,5 – 14 triệu đồng/hầm, trình độ kỹ
thuật của thợ lắp đặt không cao dẫn đến hầm ủ sử dụng đƣợc một thời gian
ngắn thì bị rò rỉ thêm vào đó là giá cả thịt heo lên xuống bấp bênh, hộ chăn
nuôi ít không quan tâm đến việc lắp đặt Biogas…mặc dù đã tìm ra giải pháp
để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trƣờng ở khu vực chăn nuôi, nhƣng vẫn còn
rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng Biogas của ngƣời dân nơi
đây.
Huyện Châu Thành là một trong 3 huyện của tỉnh Đồng Tháp đƣợc chọn
thí điểm để nhân rộng toàn tỉnh dự án phát triển Biogas theo định hƣớng thị
trƣờng. Theo thống kê từ Trạm Khuyến Nông huyện Châu Thành tại thời điểm

tháng 8/2015 toàn huyện Châu Thành hiện có 494 hộ sử dụng Biogas, chiếm
14,6% tổng số hộ sử dụng Biogas của toàn tỉnh Đồng Tháp (3.376 hộ sử dụng
Biogas). Do đó, đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử
dụng Biogas của hộ chăn nuôi heo ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp”
đƣợc thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng áp dụng Biogas và phân tích các yếu
tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng Biogas của hộ chăn nuôi heo tại Châu
Thành. Từ đó đề ra một số giải pháp để mô hình Biogas trong chăn nuôi heo
đƣợc ứng dụng rộng rãi hơn.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng Biogas của hộ
chăn nuôi heo ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Từ đó đề ra giải pháp để
mô hình Biogas trong chăn nuôi heo ứng dụng rộng rãi hơn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi heo ở huyện
Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng Biogas của hộ
chăn nuôi heo tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
- Đề xuất một số giải pháp để mô hình Biogas trong chăn nuôi heo đƣợc
ứng dụng rộng rãi hơn.

2


1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng
Biogas của hộ chăn nuôi heo huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, các số liệu
sơ cấp đƣợc sử dụng trong nghiên cứu đƣợc thu thập tại các xã Tân Bình, Tân
Phú Trung, An Nhơn và Hòa Tân.

1.3.2 Thời gian
Đề tài đƣợc tiến hành từ tháng 09/2015 đến tháng 12/2015.
Số liệu thứ cấp thu thập sử dụng từ năm 2012 đến tháng 6/2015. Số liệu
sơ cấp đƣợc thu thập vào tháng 9/2015 nhằm thu thập những thông tin về đặc
điểm nông hộ, hiện trạng chăn nuôi heo, xử lý chất thải và sử dụng Biogas
trong chăn nuôi heo.

3


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Tổng quan về khí sinh học (Biogas)
2.1.1.1 Khái niệm Biogas
Biogas là sản phẩm của quá trình lên men phân động vật và các phế thải
hữu cơ khác dƣới tác động của vi khuẩn trong môi trƣờng yếm khí. Trong đó
sản phẩm cuối cùng có 50 - 70% là khí CH4, 30 – 45% khí CO2, còn lại là các
khí khác (N2, O2, H2, H2S) chiếm tỷ lệ nhỏ từ 0 - 3%, vì metan chiếm tỷ trọng
cao nhất trong sản phẩm cuối cùng nên còn gọi là quá trình lên men metan.
Biogas có thể đƣợc tạo ra trong dạ dày của động vật nhai lại (Trâu, Bò…)
hoặc phát triển trong đất mùn, đáy ao hồ nơi mà các chất hữu cơ đƣợc phân
hủy trong điều kiện ẩm ƣớt và yếm khí. Tuy nhiên, Biogas cũng có thể đƣợc
tạo ra trong các túi hoặc hầm ủ. Các chất hữu cơ có nguồn gốc từ thực vật (lá,
phụ phẩm cây trồng…) và động vật (phân, nƣớc tiểu) đều có thể làm nguyên
liệu đầu vào để sản xuất Biogas. Vi sinh vật thƣờng sử dụng nguồn hữu cơ
cacbon nhanh hơn sử dụng nito khoảng 30 lần. Do vậy, nguyên liệu có tỷ lệ
C/N là 30/1 sẽ thích hợp cho lên men kỵ khí, trong thực tế ngƣời ta cố gắng
đảm bảo tỷ lệ trên trong khoảng 20 – 40. Phân gia súc có tỷ lệ C/N nằm trong
giới hạn này nên đƣợc xem là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất Biogas.

Bảng 2.1: Đặc tính và sản lƣợng KSH của nguyên liệu có nguồn gốc từ động
vật
Loại
nguyên
liệu
(phân)

Lƣợng thải
hàng ngày
(kg/đầu động
vật)

Hàm
lƣợng
chất khô
(%)

Tỷ lệ
Hiệu suất sinh
cacbon/nito khí (lít/kg/ngày)
(C/N)



15 – 20

18 - 20

24 - 25


15 - 32

Trâu

18 – 25

16 - 18

24 - 25

15 - 32

Lợn

1,2 - 4

24 -33

12 - 13

40 - 60

Gia cầm

0,02 – 0,05

25 - 50

5 - 15


50 - 60

Ngƣời

0,18 – 0,34

20 -34

2,9 - 10

60 - 70

Nguồn: Hoàng Kim Giao, 2011.

Quá trình lên men metan có 3 giai đoạn: giai đoạn 1 biến đổi chất hữu cơ
đơn giản thành chất hữu cơ phức tạp, giai đoạn 2 hình thành axit, giai đoạn 3
hình thành khí metan.

4


2.1.1.2 Lợi ích của khí sinh học (Biogas)

 Cung cấp năng lượng sạch:
Thành phần chủ yếu của Biogas là khí metan chiếm gần 60% và CO2
chiếm gần 40% là một khí cháy đƣợc, khi cháy ngọn lửa có màu lơ nhạt và
không có khói, nhiệt trị từ 3.430 – 5.146 Kcal/m3 (nhiệt trị của metan là 8.576
Kcal/m3). Về nhiệt lƣợng hữu ích: 1m3 Biogas tƣơng đƣơng: 0,96 lít dầu; 4,7
kWh điện; 4,07 kg củi khô; 6,10kg rơm rạ.
Vì thế Biogas là một loại nhiên liệu sạch sử dụng cho đun nấu và thắp

sáng rất thuận tiện. Ngoài ra cũng có thể sử dụng làm nhiên liệu thay thế xăng
dầu chạy các động cơ đốt trong để phát điện, kéo các máy công tác…ở những
vùng thiếu nhiên liệu, Biogas còn đƣợc dung để sấy chè, ấp trứng, sƣởi ấm gà
con, chạy tủ lạnh hấp phụ và rất hiệu quả khi phối hợp với hầm mát để bảo
quản hoa quả tƣơi, ngâm hạt giống.
 Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường:
- Cải thiện vệ sinh:
+ Đun nấu bằng Biogas không khói bụi, nóng bức. Do vậy giảm các bệnh
về phổi và mắt.
+ Các thiết bị Biogas gia đình thƣờng đƣợc nối với nhà xí. Chất thải
ngƣời và động vật đƣa vào đây để xử lý nên hạn chế mùi hôi thối. Ruồi nhặng
không có chỗ để phát triển.
+ Trong môi trƣờng của bể phân giải, do những điều kiện không thuận
lợi nên các vi trùng gây bệnh và trứng giun sán bị tiêu diệt gần nhƣ hoàn toàn
sau quá trình phân hủy dài ngày.
+ Phụ phẩm đƣợc dùng làm phân bón cây hạn chế sử dụng phân hóa học
và thuốc trừ sâu.
- Bảo vệ đất khỏi bị bạc màu, xói mòn.
- Hạn chế phá rừng.
- Bảo vệ khí quyển: hạn chế phát thải khí nhà kính.
 Cung cấp phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi:
- Phụ phẩm khí sinh học (KSH) rất giàu dinh dƣỡng, đặc biệt đạm dạng
a-môn (NH4+), các vitamin có tác dụng cải tạo đất, chống bạc màu, tăng hàm
lƣợng mùn…vì thế tốt cho các loại cây trồng, làm thức ăn bổ sung cho lợn,
làm thức ăn cho cá.
- Trong môi trƣờng phân giải kỵ khí, hầu hết các mầm cỏ dại, trứng giun
sán, ký sinh trùng gây bệnh…đã bị tiêu diệt nhƣ:
+ Ức chế một số vi khuẩn gây bệnh khô vằn ở lúa, bệnh đốm nâu ở lúa
mì, bệnh thối mềm ở củ khoai lang.


5


+Với lúa nƣớc: bón phân KSH hạn chế rõ rệt sâu đục thân, bọ rầy xanh,
bọ rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh khô vằn, bệnh đốm nâu, bệnh đốm than.
Nhƣ vậy, dùng phụ phẩm KSH sẽ giảm đƣợc thuốc trừ sâu và thuốc diệt
cỏ, góp phần bảo vệ môi trƣờng, vì thế phụ phẩm KSH là loại phân sạch, hạn
chế sâu bệnh ở cây trồng.
 Lợi ích khác:
- Hiện đại hóa nông thôn.
- Giải phóng phụ nữ, trẻ em khỏi công việc bếp núc và kiếm củi nặng
nhọc.
- Phát triển rộng rãi công nghệ KSH sẽ tạo ra một ngành nghề mới, giải
quyết đƣợc công ăn việc làm cho nhiều ngƣời.
- Dùng KSH thay thế xăng dầu, phân hóa học, thuốc trừ sâu, quốc gia sẽ
tiết kiệm đƣợc ngoại tệ chi cho việc nhập khẩu dầu lửa và các sản phẩm hóa
học.
- Sử dụng phụ phẩm KSH có tác dụng cải tạo đất, làm tăng độ phì nhiêu
của đất, hạn chế hiện tƣợng đất bị thoái hóa, xói mòn. Do đó tài nguyên đƣợc
bảo tồn.
2.1.1.3 Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng Biogas
Việc ứng dụng công nghệ hầm khí Biogas vào trong chăn nuôi có hiệu
quả hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Hiệu quả phải đƣợc xem xét
trên 3 mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả về môi trƣờng.
- Phải xem xét đến lợi ích trƣớc mắt và lâu dài.
- Phải xem xét lợi ích riêng của ngƣời sử dụng và lợi ích chung của cả
cộng đồng.
- Phải xem xét giữa hiệu quả sử dụng Biogas và hiệu quả sử dụng các
nguồn lực khác.
 Hiệu quả về kinh tế

Hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lƣợng của các hoạt
động kinh tế. Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế, xã hội là đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, khi nguồn lực
sản xuất của xã hội ngày càng trở nên khan hiếm, việc nâng cao hiệu quả là
một đòi hỏi khách quan của mọi nền kinh tế sản xuất.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhƣng đều thống
nhất nhau ở bản chất của nó. Ngƣời sản xuất muốn thu đƣợc kết quả phải bỏ ra
chi phí nhất định (nhân lực, vật lực, vốn…), sau đó so sánh kết quả đạt đƣợc
với chi phí bỏ ra để đạt đƣợc một kết quả nhất định. Các nhà sản xuất và quản
lý kinh tế cần phải nâng cao chất lƣợng các hoạt động kinh tế nhằm đạt đƣợc
mục tiêu tối thiểu hóa chi phí đầu vào và tối đa hóa lợi nhuận.

6


Hiệu quả kinh tế là mối tƣơng quan so sánh giữa kết quả đạt đƣợc và
lƣợng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt đƣợc là
phần giá trị thu đƣợc của sản phẩm đầu ra, lƣợng chi phí bỏ ra là phần giá trị
của các nguồn lực đầu vào. Mối tƣơng quan đó cần đƣợc xét cả về phần so
sánh tuyệt đối và tƣơng đối. Một giải pháp kinh tế kỹ thuật có hiệu quả kinh
tế cao là đạt đƣợc tƣơng quan tối ƣu giữa kết quả thu đƣợc và chi phí nguồn
lực đầu tƣ.
Vì vậy bản chất của phạm trù kinh tế ứng dụng công nghệ hầm khí
Biogas là thay vì sử dụng các loại phân hóa học gây ô nhiễm cho môi trƣờng
thì với một công nghệ tiên tiến ngƣời chăn nuôi có thể tận dụng những phế
thải trong chăn nuôi tạo ra nguồn năng lƣợng an toàn cho nhà nông: thắp sáng,
khí đốt,… góp phần giữ gìn môi trƣờng sống trong lành và đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng về vật chất của xã hội.
 Hiệu quả môi trường
Môi trƣờng là một vấn đề mang tính toàn cầu, trong điều kiện hiện nay

hiệu quả môi trƣờng đƣợc các nhà nghiên cứu về môi trƣờng rất quan tâm.
Một hoạt động sản xuất đƣợc coi là hiệu quả khi hoạt động đó không gây tổn
hại hay có những tác động xấu đến môi trƣờng nhƣ đất, nƣớc, không khí và hệ
sinh thái; là hiệu quả đạt đƣợc khi quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra không
làm cho môi trƣờng xấu đi mà ngƣợc lại, quá trình sản xuất đó làm cho môi
trƣờng tốt hơn, mang lại một môi trƣờng xanh, sạch, đẹp hơn.
Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trƣờng là hiệu quả mang tính
lâu dài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh hƣởng xấu đến tƣơng
lai, nó gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất, môi
trƣờng sinh thái.
Hiệu quả môi trƣờng trong đề tài này tập trung vào hiệu quả ứng dụng
công nghệ hầm khí Biogas trong chăn nuôi heo, giúp cải thiện tình trạng ô
nhiễm môi trƣờng, chất thải đƣợc phân hủy bằng công nghệ Biogas không gây
mùi hôi thối hạn chế ô nhiễm bầu không khí xung quanh khu vực chuồng trại,
hạn chế ô nhiễm nguôn nƣớc sạch cho ngƣời và gia súc, hạn chế dịch bệnh lây
lan…
 Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế
và thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con ngƣời, việc lƣợng hóa các chỉ
tiêu biểu hiện xã hội còn gặp nhiều khó khan mà chủ yếu phản ánh các chỉ tiêu
mang tính chất định tính nhƣ tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, định
canh, định cƣ, công bằng xã hội, nâng cao mức sống của toàn dân.

7


Trong ứng dụng công nghệ hầm khí biogas, hiệu quả về mặt xã hội chủ
yếu đƣợc xác định bằng khả năng giảm bớt thời gian đun nấu trong sinh hoạt
đặc biệt là giải phóng sức lao động cho phụ nữ.
Tóm lại, Sử dụng công nghệ Biogas hợp lý, hiệu quả cao và bền vững

phải quan tâm tới cả ba hiệu quả trên, trong đó hiệu quả kinh tế là trọng tâm;
không có hiệu quả kinh tế thì không có điều kiện nguồn lực để thực thi hiệu
quả xã hội và môi trƣờng, ngƣợc lại, không có hiệu quả xã hội và môi trƣờng
thì hiệu quả kinh tế sẽ không bền vững.
2.1.2 Tình hình sử dụng Biogas trên thế giới và Việt Nam
2.1.2.1 Trên thế giới
Với nhận thức công nghệ khí sinh học (KSH) là công nghệ khí liên
ngành đa mục tiêu nên chính phủ nhiều nƣớc trên thế giới đã và đang quan
tâm đầu tƣ để đƣa ra những chính sách, những chƣơng trình mạnh mẽ thúc đẩy
sử dụng nguồn năng lƣợng khí sinh học với mục tiêu khai thác toàn diện các
lợi ích của nó, các chính sách công nghệ khí sinh học đã đƣợc chứng minh trên
các lợi ích kinh tế, xã hội nhƣ: bảo vệ môi trƣờng, cung cấp năng lƣợng điện
cho các vùng hẻo lánh với mức chi phí thấp nhất, tạo ra các hoạt động kinh tế
cho vùng hẻo lánh, tạo ra nguồn năng lƣợng thay thế giải quyết vấn đề thiếu
hụt năng lƣợng.
- Trung Quốc: Trung Quốc đã có một lịch sử ấn tƣợng về việc sử dụng
năng lƣợng tái tạo cho việc phát triển nông thôn với một số chƣơng trình tầm
cỡ lớn nhất thế giới về khí sinh học. Sau năm 1975, những chƣơng trình nhƣ
“Khí sinh học cho hộ gia đình” đã xây dựng đƣợc 1,6 triệu bể phân hủy mỗi
năm, chủ yếu là bể phân hủy mái vòm cố định, giá rẻ nhƣng chất lƣợng không
cao, tính đến năm 1982, hơn 7 triệu bể phân hủy đã đƣợc lắp đặt ở Trung
Quốc (Kristoferson và Bokhalders, 1991), sự phát triển nhanh chóng của KSH
ở Trung Quốc là nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ, đôi khi các khoản trợ
cấp từ chính phủ và chính quyền địa phƣơng lên đến 75% (Gunnerson và
Stuckey, 1986). Theo số liệu thống kê của Bộ NN & PTNT Trung Quốc riêng
trong lĩnh vực chăn nuôi năm 2006 có 460 công trình khí sinh học cung cấp
cho 5,59 triệu gia đình sử dụng, phát điện với công suất 866 KW, sản xuất
thƣơng mại 24.900 tấn phân bón và 700 tấn thức ăn gia súc. Tới cuối năm
2008 số công trình lớn tăng lên đến 573 và đến năm 2010 có 2000 bễ cỡ lớn
và 8,5 triệu hầm.

Trong những năm gần đây, các mô hình nhà kính và sử dụng năng lƣợng
tái tạo đã đƣợc phát triển rất nhanh ở Trung Quốc, đặc biệt là những bể tạo khí
Biogas nhỏ đƣợc xây dựng mỗi năm tới 160.000 chiếc. Từ năm 2003 – 2013,
số lƣợng hầm Biogas quy mô hộ gia đình (8 – 12m3) đã đạt đƣợc đến một con

8


số ấn tƣợng là 42 triệu chiếc hầm đƣợc xây dựng ở Trung Quốc (IGU Biogas
Report, 2015)
- Ấn Độ: từ những năm 1960 hệ thống KSH đã đƣợc phổ biến ở Ấn Độ.
Nhƣng nó thật sự bắt đầu vào năm 1981 với sự khởi đầu của kế hoạch 5 năm
lần thứ 6 và sự hình thành của các dự án quốc gia về phát triển khí sinh học
(NPBD). Khi đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng KSH cũng phản ánh phần nào
về tình trạng thiếu củi trong thời gian này. Theo Khandelwal (1990), Ấn Độ có
kinh nghiệm lâu dài và đa dạng trong lĩnh vực phát triển công nghệ KSH đơn
giản và dễ dàng để hoạt động cho phù hợp với những điều kiện khí hậu khác
nhau và các nhóm kinh tế xã hội của ngƣời sử dụng. Ấn độ đang nhanh chóng
gia tăng lƣợng Biogas của họ dựa trên sản xuất điện, kể cả bằng cách ủ phân
từ rác thải ở các thị trấn và các khu công nghiệp. Theo Dutta và cộng sự
(1997) Ấn Độ có 2,5 triệu hầm Biogas đƣợc lắp đặt trên toàn quốc. Đến năm
2013, có khoảng 4 triệu hầm Biogas đã đƣợc lắp đặt ở Ấn Độ (IBU Biogas
Report, 2015).
- Đức: là nƣớc sản xuất Biogas lớn nhất châu Âu và dẫn đầu thị trƣờng
công nghệ khí sinh học. Trong năm 2010 đã có 5.095 nhà máy khí sinh học
hoạt động trong cả nƣớc.
Biogas ở Đức ban đầu đƣợc chiết xuất từ sự đồng lên men của cây năng
lƣợng (đƣợc gọi là “NawaRo”, viết tắt của Nachwachsende Rohstoffe, ngƣời
Đức gọi là tài nguyên tái tạo) đƣợc trộn với phân bón. Cây trồng chính đƣợc
sử dụng là Ngô. Chất thải hữu cơ và các chất thải công nghiệp, nông nghiệp

nhƣ chất thải từ ngành công nghiệp thực phẩm cũng đƣợc sử dụng để tạo
Biogas.
Phát triển KSH ở Đức phát triển nhanh chóng trong vòng 20 năm qua. Lý
do chính là nhờ chính phủ tạo ra các khuôn khổ pháp lý, chính phủ hỗ trợ
nguồn năng lƣợng tái tạo bắt đầu từ đầu những năm 1990 với luật Electricity
Feed (StrEG). Pháp luật này bảo đảm cho sản xuất năng lƣợng từ các nguồn
tái tạo chất thải chăn nuôi vào mạng lƣới điện công cộng, do đó các công ty
điện lực đã bắt buộc phải lấy tất cả năng lƣợng đƣợc sản xuất từ các nhà sản
xuất tƣ nhân năng lƣợng xanh. Năm 2002 luật Electricity Feed đã đƣợc thay
thế bởi luật Renewable Energy Source (EEG), luật này thậm chí còn bảo đảm
một khoản bồi thƣờng cố định cho điện sản xuất trên 20 năm, số tiền khoảng
0,08 Euro cho nông dân có cơ hội trở thành nhà cung cấp năng lƣợng và có
thêm thu nhập.
- Nepal: sức tiêu thụ các năng lƣợng truyền thống tại các hộ gia đình ở
vùng nông thôn: 85% (75% từ củi đun, chất đốt từ nông nghiệp).
Tổng số mô hình Biogas đã lắp đặt 104.080.
Số huyện đã xây dựng các mô hình Biogas: 65 huyện.
9


Lịch sử của Biogas bắt đầu từ năm 1965, nền tảng là sự hƣớng dẫn chỉ
đạo của Late Father B.R.Saubolle trƣờng Xavier’s tại Godavari ở Kathmandu,
Nepal. Tuy nhiên trên thực tế Biogas chỉ đƣợc quan tâm đến sau khi giá nhiên
liệu đột ngột tăng cao. Nó đƣợc bắt đầu từ năm 1975 với tên gọi là “Năm
Nông nghiệp”. Trong thời gian này có tổng số 200 gia đình lắp đặt hầm khí
loại hầm nối hình vòm cầu. Năm 1977, cùng với sự đƣa vào của công ty
Gobar, Biogas sinh học đƣợc phổ biến. Tuy nhiên, kết thúc năm 1978, phổ
biến đƣợc tất cả 708 hầm Biogas loại hầm nối hình cầu, từ đó thấy đƣợc sự
quan tâm của ngƣời dân và tầm quan trọng của Biogas. Chính phủ đã đặt ra
nhiệm vụ lắp đặt 4000 hầm phân hủy loại kế hoạch thứ 7 trong giai đoạn bắt

đầu từ năm 1985. Với sự giới thiệu của chƣơng trình hỗ trợ Biogas, dƣới sự hỗ
trợ của tổ chức phát triển Hà Lan, Biogas bắt đầu có sự tân tiến. Trong suốt
giai đoạn đầu và giai đoạn 2 chƣơng trình hỗ trợ Biogas có 31.000 hầm, giai
đoạn thứ 3 đã xây đƣợc 1.000.000 hầm Biogas cố định.
- Đan Mạch: việc xây dựng các nhà máy kỵ khí tập trung đang trở thành
một lựa chọn phổ biến để quản lý chất thải ở những nơi chăn nuôi, xử lý phân
động vật, phụ phẩm cây trồng và chất thải hữu cơ của các gia đình.
- Indonesia: tại đây ngƣời dân có thể tiết kiệm khoảng 30 USD/tháng
nhờ sử dụng Biogas, Chính phủ Indonesia đang đẩy mạnh việc sử dụng Biogas
nhƣ là một giải pháp cho những vấn đề môi trƣờng.
2.1.2.2 Tại Việt Nam
Chƣơng trình KSH đã đƣợc nghiên cứu và ứng dụng ở Việt Nam từ
những năm 1960. Lịch sử phát triển chƣơng trình KSH ở Việt Nam đƣợc chia
thành 4 thời kỳ:
- Thời kỳ 1960 – 1975
Ở miền Bắc Việt Nam những thông tin về việc sử dụng KSH trong
phong trào “Đại nhảy vọt” của Trung Quốc vào những năm 1957 – 1960 đã
gây đƣợc sự chú ý đến nhiều ngƣời. Tại một số địa phƣơng, nhiều cá nhân và
cơ quan đã tìm hiểu và xây dựng thử các thiết bị KSH nhƣ Hà Nội, Bắc Thái,
Hà Nam Ninh, Hải Hƣng. Tuy nhiên, vì những lý do về kỹ thuật và quản lý,
các công trình này không đạt hiệu quả mong muốn.
Ở miền Nam Việt Nam, năm 1960 Nhà Khảo cứu và Nông lâm súc của
chính quyền Sài Gòn có thí nghiệm biện pháp sản xuất khí metan từ phân
động vật, nhƣng do việc nhập cảng ồ ạt các loại kí đốt Butan, Propan và phân
hóa học nên ý đồ triển khai việc nghiên cứu đã không đƣợc thực hiện.
- Thời kỳ 1976 – 1980

10



Sau khi đất nƣớc thống nhất (1975), trƣớc nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội hóa, nâng cao mức sống của nhân dân, các dạng năng lƣợng mới và tái tạo
nói chung, trong đó có KSH nói riêng lại đƣợc chú ý tới.
Thiết bị sản xuất KSH đƣợc lựa chọn để thử nghiệm ban đầu thuộc loại
nắp nổi bằng tôn, bể phân hủy xây bằng gạch và cổ bể có gioăng nƣớc để giữ
kín khí đƣợc tích trong nắp chứa khí. Tuy nhiên, những công trình này đã phải
bỏ dở vì lý do kỹ thuật và quản lý. Tới cuối năm 1979, công trình KSH ở nông
trƣờng Sao Đỏ (Mộc Châu, Sơn La) có thể tích phân hủy Vd = 27m3 đã hoàn
thành và hoạt động tốt. Kết quả này là nguồn cổ vũ khích lệ lớn đối với cán bộ
nghiên cứu, những nhà quản lý và nhân dân, làm cơ sở cho việc triển khai tiếp
tục công nghệ KSH sau này.
- Thời kỳ 1981 – 1990
Trong hai kỳ kế hoạch 5 năm. Từ 1981 – 1985 và 1986 – 1990 công
nghệ KSH đã trở thành một trong những lĩnh vực ƣu tiên trong Chƣơng trình
nghiên cứu cấp nhà nƣớc về Năng lƣợng mới (mã số 52C).
Đến năm 1990, nhiều tỉnh trong toàn quốc đã có những công trình KSH
đƣợc xây dựng. Phát triển mạnh mẽ nhất là các tỉnh ở phía Nam vì có những
điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội và khí hậu. Tính chung trên toàn quốc
trong thời kỳ này có khoảng trên 2.000 công trình.
- Thời kỳ 1991 tới nay
Sau khi kết thúc kế hoạch 1986 – 1990, chƣơng trình 52C giải thể. Hoạt
động nghiên cứu và triển khai về năng lƣợng mới (NLM) không đƣợc đƣa vào
chƣơng trình năng lƣợng của cả nƣớc, việc phát triển NLM bị chững lại.
Từ năm 1993 tới nay, công nghệ KSH đƣợc phát triển mạnh mẽ trong
khuôn khổ các Dự án về vệ sinh môi trƣờng, nông nghiệp và phát triển nông
thôn với nhiều kiểu thiết bị KSH mới. Thiết bị dạng túi chất dẻo PE theo mẫu
của Colombia đƣợc phát triển nhờ Dự án SAREC - S2 – VIE22 do Viện Chăn
nuôi Quốc gia, Hội làm vƣờn Trung ƣơng (VACVINA), Cục Khuyến nông và
Khuyến lâm và Đại học Nông – Lâm thành phố Hồ Chí Minh triển khai. Thiết
bị nắp cố định có hình vòm bán cầu bằng compozit, phần dƣới xây bằng gạch

lúc đầu có hình dạng hình trụ, nay “cải tiến” thành dạng hình hộp do Trung
tâm Tƣ vấn Hỗ trợ Phát triển nông thôn (RDAC) thực hiện.
Bên cạnh đó, nhiều Sở Khoa học công nghệ cũng tự nghiên cứu và đƣa
ra những kiểu riêng nhƣ Phú Thọ, Quảng Trị…
Tóm lại, trong giai đoạn này do không có tổ chức đầu mối quản lý, nên
việc phát triển công nghệ KSH rất đa dạng và tự phát. Để thống nhất quản lý
11


nhà nƣớc về công nghệ KSH, Bộ NN & PTNT đã ban hành Tiêu chuẩn ngành
về Công trình KSH quy mô nhỏ.
Tới nay, ƣớc tính số lƣợng công trình KSH đang hoạt động trong toàn
quốc vào khoảng trên 100.000 công trình, trong đó có gần 30.000 công trình là
loại công nghệ túi nilong. Tỉnh dẫn đầu về số lƣợng loại này là Tiền Giang với
trên 5.000 túi. Về loại thiết bị nắp cố định, tỉnh dẫn đầu là Hà Nội với khoảng
trên 7.000 công trình, nhiều nhất ở huyện Đan Phƣợng.
 Một số loại hầm ủ phổ biến ở ĐBSCL
- Hầm ủ CT1: đƣợc phát triển bởi Đại học Cần Thơ, bắt đầu áp dụng từ
năm 1987 đến khoảng 1995 với thể tích 3,2m3, số lƣợng khoảng 100 cái tại
Cần Thơ và các tỉnh lân cận.
+ Ƣu điểm: lắp đặt nhanh chóng và tốn ít diện tích đất.
+ Nhƣợc điểm: cồng kềnh khi vận chuyển đến nơi lắp đặt và phải thu
gom phân bằng tay.
- Hầm ủ TG – BP (Thailand Germany Biogas Program): đƣợc Đại học
Cần Thơ giới thiệu từ năm 1992 với nhiều thể tích đa dạng: 4, 6, 8, 12, 16, 18,
36, 50 và 10 m3, số lƣợng khoảng 3000 cái tại miền Nam Việt Nam.
+ Ƣu điểm: tuổi thọ cao (bảo hành tối thiểu 1 năm), xây dựng dƣới mặt
đất nên tiết kiệm đƣợc mặt bằng, kết cấu có đai chống nứt, dễ dàng vệ sinh với
nắp đậy tháo rời đƣợc, áp suất và nhiệt độ ổn định.
+ Nhƣợc điểm: chi phí đầu tƣ cao, đòi hỏi thợ xây phải lành nghề.

- Túi ủ PE: đƣợc giới thiệu bởi Đại học Nông Lâm từ năm 1992 với số
lƣợng trên 30.000 cái ở miền Nam Việt Nam..
+ Ƣu điểm: chi phí đầu tƣ thấp, lắp đặt nhanh chóng và dễ dàng.
+ Nhƣợc điểm: loại túi ủ này chiếm rất nhiều diện tích đất, tuổi thọ
không cao và áp suất khí thấp.
- Hầm ủ KT2: phát triển trong khuôn khổ dự án Việt Nam – Hà Lan từ
năm 2003 dựa trên thiết kế của mẫu TG – BP. Số lƣợng 3.493 cái ở ĐBSCL
(9/2010).
+ Ƣu điểm: rẻ hơn hầm TG – BP.
+ Nhƣợc điểm: tuổi thọ không cao do không xây dựng đai chống nứt, dễ
bị thất thoát khí do không sử dụng vữa tam hợp (xi măng + cát + vôi) tô mái
vòm phía trong hầm ủ.
- Hầm ủ lai EQ1 và EQ2: cải tiến từ hầm ủ TG – BP để giảm giá thành
và đa dạng nguyên liệu nạp. Đƣợc phát triển bởi Đại học Cần Thơ năm 2008
trong khuôn khổ dự án VIE020 – Bèo lục bình, số lƣợng khoảng 70 cái tại tỉnh
Hậu Giang.

12


+ Ƣu điểm: chi phí đầu tƣ thấp hơn so với hầm TG – BP và KT2, không
đòi hỏi thợ xây kỹ thuật cao, hầm ủ EQ2 có thể nạp nguyên liệu thực vật nhờ
tay quay.
+ Nhƣợc điểm: chứa gas trong túi PE áp suất thấp, nguy cơ cháy nổ cao,
khó làm vệ sinh hầm ủ (EQ1).
- Hầm ủ Composite:
+ Ƣu điểm: có khả năng chịu đƣợc tác động cơ học và áp lực cao, không
dễ bị tác động hóa học hay điều kiện môi trƣờng, nhẹ, có thể di chuyển thay
đổi vị trí lắp đặt khi cần.
+ Nhƣợc điểm: độ bền của hầm ủ phụ thuộc vào tay nghề thợ chế tạo, có

khả năng bị rò rỉ hay dập vỡ, dung tích nhỏ (4, 7, 9m3), hay bị tắt ống dẫn khí,
giá thành quá đắt (1.6 – 2.5 triệu/m3 tùy theo cở hầm lớn hay nhỏ).
- Hầm ủ VACVINA cải tiến: đƣợc giới thiệu bởi Trung tâm Nghiên cứu
và Phát triển Cộng đồng Nông thôn – Hội làm vƣờn Việt Nam.
+ Ƣu điểm: xây dựng dễ dàng do hầm hình khối chữ nhật, có thể tận
dụng nắp hầm làm chuồng heo tiết kiệm diện tích, giá thành xây dựng rẻ (gần
bằng 55% giá thành hầm nắp vòm cùng thể tích).
+ Nhƣợc điểm: khí chứa trong túi PE có áp thấp, rủi ro cao, hầm có góc
chết có thể nứt gây rò rỉ khí.
- Hầm ủ chữ nhật: do kỹ sƣ Lê Thị Hùy phát triển và giới thiệu. Hầm ủ
đƣợc bố trí lớp vải nhựa chống rò rỉ khí tại 4 góc trên của hầm chứa.
- Hầm ủ lu: do thợ làm lu ở Vĩnh Long giới thiệu, thể tích 3m3, gas chứa
vào túi, lắp đặt nhanh và tiện.
 Một số thiết bị sử dụng KSH
Theo báo cáo khảo sát thiết bị sử dụng KSH của Viện Quản Lý và Phát
triển Châu Á (AMDI):
- Bếp gas đôi: Giá dao động từ 240.000 đồng đến 1.078.000 đồng. Giá
thấp nhất là ở tỉnh Bắc Ninh và cao nhất là ở Quảng Ninh và Quảng Nam với
cùng một thƣơng hiệu bếp Hùng Vƣơng. Giá phổ biến nhất là 400.000 đồng
đến 500.000 đồng cho tất cả các thƣơng hiệu.
- Bếp gas đơn: Mức giá dao động từ 150.000 đồng đến 300.000 đồng.
Mức giá thấp nhất là ở tỉnh Bắc Ninh và giá cũng không biến động nhiều ở các
tỉnh khác. Mức giá phổ biến nhất là khoảng 200.000 đồng với tất cả các
thƣơng hiệu.
- Bếp gang: Giá dao động từ 140.000 đồng đến 300.000 đồng. mức giá
thấp nhất là ở tỉnh Bắc Ninh và giá cũng không biến động nhiều ở các tỉnh
khác. Mức giá phổ biến nhất là khoảng 200.000 đồng đến 250.000 đồng với tất
cả các thƣơng hiệu.

13



- Đèn KSH: Giá khoảng từ 50.000 đồng đến 120.000 đồng. Giá thấp nhất
ở tỉnh Nam Định và cao nhất ở Quảng Ninh. Mức giá phổ biến là 60.000 đồng
đén 80.000 đồng.
- Đèn sƣởi vật nuôi: Giá từ 120.000 đồng đến 380.000 đồng. Giá thấp
nhất ở Long An và cao nhất ở Quảng Ninh. Mức giá phổ biến 220.000 đồng
đến 250.000 đồng.
- Bình nƣớc nóng KSH: Giá từ 600.000 đồng đến 2.100.000 đồng. Giá
phụ thuộc vào công suất của bình và phụ thuộc vào ngƣời bán ở mỗi tỉnh. Giá
thấp nhất ở Tiền Giang và cao nhất ở Quảng Ninh. Mức giá phổ biến là
1.200.000 đồng đến 1.250.000 đồng.
- Nồi cơm: Giá từ 400.000 đồng đến 2.500.000 đồng. Giá thấp nhất ở
Tiền Giang và cao nhất ở Quảng Ninh. Mức giá phổ biến là 450.000 đồng đến
650.000 đồng.
- Máy phát điện: Giá từ 1.500.000 đồng đến 8.800.000 đồng. Mức giá
phụ thuộc vào công suất máy phát điện.
- Các thiết bị chính đƣợc sử dụng tại Việt Nam bao gồm: bếp nấu (đôi,
đơn), đèn KSH, đèn sƣởi vật nuôi, bình nƣớc nóng KSH, nồi cơm KSH và
máy phát điện. Bếp đôi đƣợc sử dụng nhiều nhất với 79%, bếp đơn và bếp
gang xếp sau với 42% và 31,4%. Khoảng 21,1%sử dụng đèn KSH. Tỷ lệ hộ
gia đình sử dụng đèn sƣởi cho động vật là 6%, trong khi số lƣợng hộ gia đình
sử dụng bình nƣớc nóng, nồi cơm và máy phát điện KSH vẫn còn rất thấp ở tất
cả các tỉnh, mỗi thiết bị chiếm khoảng 1%.
Ngƣời sử dụng KSH thƣờng thiếu thông tin về các thiết bị KSH. Giá thị
trƣờng của các thiết bị KSH chủ yếu phụ thuộc vào các nhà bán lẻ. Thông
thƣờng, thợ xây đã xây dựng công trình KSH sẽ bán các thiết bị KSH cho
ngƣời dùng. Do vậy, giá của các thiết bị KSH thƣờng do thợ xây quyết định.
2.1.3 Cơ sở lý thuyết xây dựng mô hình nghiên cứu
2.1.3.1 Khái niệm hành vi khách hàng

Có nhiều định nghĩa về hành vi khách hàng, sau đây là một số định nghĩa
tiêu biểu:
- Theo Hiệp hội marketing Hoa Kỳ, hành vi khách hàng chính là sự tác
động qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trƣờng với nhận thức và hành
vi của con ngƣời mà qua sự tƣơng tác đó, con ngƣời thay đổi cuộc sống của
họ. Hay nói cách khác, hành vi khách hàng bao gồm những suy nghĩ và cảm
nhận mà con ngƣời có đƣợc và những hành động mà họ thực hiện trong quá
trình tiêu dùng. Những yếu tố nhƣ ý kiến từ những ngƣời tiêu dùng khác,
quảng cáo, thông tin về giá cả, bao bì, bề ngoài sản phẩm…đều có thể tác
động đến cảm nhận, suy nghĩ và hành vi của khách hàng.

14


- Theo Kotler & Levy, hành vi khách hàng là những hành vi cụ thể của
một cá nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản
phẩm hay dịch vụ.
Nhƣ vậy qua hai định nghĩa trên, có thể xác định hành vi của ngƣời tiêu
dùng là:
- Những suy nghĩ, cảm nhận của con ngƣời trong quá trình mua sắm và
tiêu dùng.
- Hành vi khách hàng là năng động và tƣơng tác vì nó chịu tác động bởi
những yếu tố từ môi trƣờng bên ngoài và có tác động trở lại đối với môi
trƣờng ấy.
- Hành vi khách hàng bao gồm các hoạt động: mua sắm, sử dụng và xử
lý sản phẩm, dịch vụ (Lƣu Thanh Đức Hải, Phạm Thị Hồng Giang, 2011).
2.1.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua
Theo Kotler (2005) có 4 yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi của ngƣời tiêu
dùng bao gồm: văn hóa, xã hội, cá nhân, tâm lý.
- Yếu tố văn hóa: Văn hóa là yếu tố đầu tiên và cơ bản có quyết định

đến nhu cầu và hành vi của ngƣời tiêu dùng. Một sản phẩm chỉ có thể đƣợc
ngƣờ tiêu dùng chấp nhận nếu sản phẩm đó phù hợp với những chuẩn mực về
văn hóa. Một sản phẩm có thể rất thành công và bán chạy ở một nền văn hóa
này nhƣng sản phẩm đó có thể sẽ bị tẩy chay, thậm chí là đào thải ở một nền
văn hóa khác.
Văn hóa ảnh hƣởng tới hành vi tiêu dùng sản phẩm, có ảnh hƣởng đến
quá trình ra quyết định. Khi chọn mua một sản phẩm ngƣời ta có thể quan tâm
tới giá cả trong nhiều phƣơng diện hoàn toàn khác nhau. Có nhóm ngƣời có
thu nhập cao lại thích sử dụng các sản phẩm rẻ tiền, ngƣợc lại có những nhòm
ngƣời có thu nhập thấp thị lại thích sử dụng các sản phẩm đắt tiền, hoặc khi
mua sản phẩm thì có ngƣời tiêu dùng mặc cả có ngƣời thì không, khi mà
không vừa lòng về sản phẩm họ có những cách phản ứng khác nhau? Mỗi nền
văn hoá sẽ có những hành động khác nhau, các nền văn hoá khác nhau sẽ có
cách ứng xử khác nhau phù hợp với nền văn hoá của họ.
- Yếu tố xã hội: Ngoài ra hành vi của khách hàng cũng chịu ảnh hƣởng
của các yếu tố xã hội nhƣ các nhóm tham khảo, gia đình, vai trò, địa vị xã hội.
+ Các nhóm tham khảo: Hành vi của một ngƣời tiêu dùng chịu ảnh
hƣởng mạnh mẽ của nhiều nhóm ngƣời. Nhóm tham khảo là những nhóm có
ảnh hƣởng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến những quan điểm và cách cƣ
xử của một hay nhiều ngƣời.
+ Gia đình: Các thành viên trong gia đình của ngƣời tiêu dùng có thể tạo
nên một ảnh hƣởng mạnh mẽ lên hành vi của ngƣời mua đó. Chúng ta có thể
phân biệt thành hai loại gia đình của ngƣời mua bao gồm gia đình định hƣớng
15


×