Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của chương trình tín dụng sinh viên tại huyện châu thành, tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (783.02 KB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

------------------

NGUYỄN MINH TRÍ

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN KHẢ NĂNG THU HỒI VỐN CỦA
CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG SINH VIÊN TẠI
HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201

Cần Thơ - 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

------------------

NGUYỄN MINH TRÍ
MSSV: 4104727

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN KHẢ NĂNG THU HỒI VỐN CỦA
CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG SINH VIÊN TẠI
HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
ĐOÀN THỊ CẨM VẨN

Cần Thơ - 2013


LỜI CẢM TẠ
---  --Trong quá trình học tập và nghiên cứu em hân hạnh được qúy Thầy
Cô trường Đại Học Cần Thơ nói chung và Khoa kinh tế- Quản trị kinh doanh nói
riêng, đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp em có đủ kiến thức và
tự tin để thực hiện đề tài này.
Để hoàn thành tốt luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, em xin
chân thành cảm ơn Cô Đoàn Thị Cẩm Vân vì những kinh nghiệm quý báu mà Cô
đã truyền đạt cũng như sự hướng dẫn tận tình của Cô trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận này.
Đồng thời, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Anh Võ Văn Lợi,
Phó giám đốc PGD NHCSXH huyện Châu Thành, cùng với các chú, bác ở các
Đoàn thể đã giúp đỡ tận tình cho em trong quá trình lấy số liệu phục vụ đề tài.
Bên cạnh đó cũng xin gửi lời cám ơn đến các bạn trong nhóm thực hiện đề tài
Khoa lần này, nhờ những sự chia sẽ giúp đỡ của các bạn, tôi mới có thể hoàn
thành đúng thời hạn.
Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên kết quả cuối
cùng sẽ không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em kính mong nhân được ý kiến
quý báu của quý Thầy Cô để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy Cô thật nhiều sức khỏe, nhiều
niềm vui để tiếp tục truyền đạt kiến thức cho chúng em và thế hệ mai sau.

Trân trọng,
Cần Thơ, ngày 5 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Minh Trí

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kì
đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày 05 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Minh Trí

ii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
-----------------------..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Ngày

tháng

năm 2013

Giáo viên hướng dẫn

Đoàn Thị Cẩm Vân


iii


MỤC LỤC
TRANG
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ............................................................................................1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU...................................................................................3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................................3
1.4.1 Phạm vi về không gian ................................................................................3
1.4.2 Phạm vi về thời gian ....................................................................................3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu..................................................................................3
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........4
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .....................................................................................4
2.1.1 Khái quát về tín dụng ..................................................................................4
2.1.2 Các vấn đề liên quan đến Chương trình tín dụng sinh viên ........................5
2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ....................................................................................8
2.2.1 Các nghiên cứu, bài báo trong nước ............................................................8
2.2.2 Các nghiên cứu nước ngoài .........................................................................9
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................13
2.3.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu .........................................................13
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................13
2.3.1 Phương pháp phân tích số liệu ..................................................................13
2.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................16
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC
TRẠNG TÍN DỤNG SINH VIÊN CỦA HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH

ĐỒNG THÁP ...............................................................................................................20
3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG
THÁP 17
3.1.1 Lịch sử hình thành ..................................................................................20
3.1.2 Điều kiện tự nhiên ...................................................................................20
3.1.3 Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội .......................................................21
3.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG SINH VIÊN
TẠI ĐỊA PHƯƠNG .......................................................................................................23

iv


CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ
NĂNG THU HỒI VỐN VAY CỦA CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG SINH
VIÊN TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP ....................................27
4.1 MÔ TẢ MẪU SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU ..........................................................27
4.1.1 Thông tin về mẫu điều tra........................................................................27
đình

4.1.2 Thông tin về việc trả nợ Chương trình tín dụng sinh viên của hộ gia
...........................................................................................................................28
4.1.3 Thông tin về sinh viên vay vốn Chương trình tín dụng sinh viên ...........29
4.1.4 Thông tin chung về hộ gia đình được khảo sát .......................................35

4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THU
HỒI VỐN CỦA CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG SINH VIÊN ....................................39
4.2.1 Kết quả mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu
hồi vốn của Chương trình tín dụng sinh viên tại Huyện Châu Thành ..........................39
4.2.2 Tổng hợp các biến và kỳ vọng về dấu của hệ số tương quan giữa
các biến ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của Chương trình tín dụng sinh

viên tại huyện Châu Thành ..........................................................................................40
4.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của
Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên tại huyện Châu Thành ..............................41
CHƯƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HỒI VỐN
CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG SINH VIÊN Ở HUYỆN CHÂU THÀNH,
TỈNH ĐỒNG THÁP ....................................................................................................45
5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ........................................................................45
5.2 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HỒI VỐN CỦA
CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG SINH VIÊN ................................................................46
5.2.1 Giải pháp đối với hộ gia đình và sinh viên vay vốn ..............................46
5.2.2 Giải pháp đối với chính quyền địa phương ...........................................47
5.2.3 Giải pháp đối với NHCSXH ..................................................................47
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................49
6.1 KẾT LUẬN .......................................................................................................49
6.2 KIẾN NGHỊ .......................................................................................................50
6.2.1 Đối với gia đình và sinh viên vay vốn ...................................................50
6.2.2 Đối với Chính phủ và chính quyền địa phương .......................................50
6.2.3 Đối với NHCSXH ....................................................................................52
6.2.4 Đối với nhà trường và các tổ chức kinh tế ...............................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LUC 2

v


DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 2.1 Tổng hợp các biến độc lập và mối tương quan với khả năng thu hồi vốn

Chương trình tín dụng sinh viên theo từng tác giả .............................................. 12
Bảng 2.2 Tổng hợp kỳ vọng về dấu của hệ số tương quan giữa các biến độc lập
với biến phụ thuộc khả năng thu hồi vốn của Chương trình tín dụng sinh viên.. 19
Bảng 3.1 Số lượng sinh viên vay vốn Chương trình tín dụng sinh viên phân theo
xã cư trú từ năm 2010 đến năm 2012 .................................................................. 24
Bảng 3.2 Tình hình cho vay, dư nợ, thu nợ, thu lãi và nợ quá hạn của PGD
NHCSXH huyện Châu Thành giai đoạn 2010 -2012 .......................................... 25
Bảng 4.1 Thông tin về số mẫu điều tra ở các xã .................................................. 27
Bảng 4.2 Bảng thể hiện số lượng mẫu trả nợ và chưa tiến hành trả nợ vay theo
hợp đồng phân theo từng xã điều tra ................................................................... 28
Bảng 4.3 Thông tin về giới tính và tình trạng hôn nhân của sinh viên được khảo
sát ......................................................................................................................... 29
Bảng 4.4 Thông tin về loại hình đào tạo của sinh viên được khảo sát ................ 29
Bảng 4.5 Thông tin về thời gian xin việc làm của sinh viên sau khi ra trường
.............................................................................................................................. 30
Bảng 4.6 Việc thực hiện trả nợ Chương trình phân theo thời gian xin được việc
làm của sinh viên ................................................................................................. 31
Bảng 4.7 Thu nhập của sinh viên được khảo sát ................................................. 32
Bảng 4.8 Việc thực hiện trả nợ Chương trình phân theo thu nhập sinh viên ..... 32
Bảng 4.9 Mức đóng góp của sinh viên vào viêc trả nợ Chương trình ................. 33
Bảng 4.10 Số ngưới phụ thuộc vào sinh viên vay vốn Chương trình .................. 34
Bảng 4.11 Tổng nợ vay của Chương trình và nhu cầu tài chính sau tốt nghiệp của
sinh viên ............................................................................................................... 34
Bảng 4.12 Thông tin chung về chủ hộ được khảo ............................................... 35
Bảng 4.13 Thông tin về hoàn cảnh gia đình được khảo sát ................................. 36
Bảng 4.14 Thông tin về thu nhập, chi tiêu bình quân trên tháng và số nợ khác của
hộ gia đình được khảo sát .................................................................................... 36
vi



Bảng 4.15 Đánh giá của hộ gia đình về hạn mức cho vay, thời gian ân hạn và lãi
suất của Chương trình .......................................................................................... 37
Bảng 4.16 Kết quả mô hình hồi quy .................................................................... 39
Bảng 4.17 Tổng hợp so sánh dấu của các biến trong mô hìn ảnh hưỡng đến khả
năng thu hồi vốn của Chương trình .................................................................... 40

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NHCSXH
NHTM
NHTMCP
PGD
TCCN

Ngân hàng Chính sách xã hội
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại cổ phần
Phòng giao dịch
Trung cấp chuyên nghiệp

Bộ LĐ-TB&XH

Bộ Lao động – Thương binh và xã hội

viii



CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đầu tư cho giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách của nhiều quốc gia
trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi nước tuỳ theo điều kiện và
đặc điểm của mình có hình thức đầu tư khác nhau. Ở một số nước ngân sách
quốc gia đầu tư trực tiếp cho giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, hỗ trợ trực
tiếp cho các trường đại học, hay hỗ trợ trực tiếp cho người đi học. Trong số đó có
Chương trình tín dụng sinh viên được áp dụng phổ biến ở hơn 70 nước trên thế
giới, mục đích của chương trình là hỗ trợ cho các nhóm sinh viên nghèo, dân tộc
thiểu số nguồn tài chính để tiếp tục việc học, đảm bảo công bằng xã hội, qua đó
chương trình góp phần làm tăng số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học, cung cấp
nguồn nhân lực cho đất nước.
Ở Việt Nam, bên cạnh Đề án học phí, từ đầu năm 2007 đến nay, chính sách
cho sinh viên vay vốn đã được dư luận xã hội hết sức quan tâm. Tín dụng đối với
học sinh, sinh viên ở nước ta được thực hiện theo Quyết định số 157/QĐ-TTg
ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Hướng dẫn số 2162A/NHCS-TD
của Ngân hàng Chính sách Xã hội ngày 02 tháng 10 năm 2007 đến nay đã thu
được nhiều thành tựu đáng khích lệ, Chương trình đã giúp cho hàng triệu sinh
viên khó khăn có thể tiếp tục con đường học tập của mình. Song hiên nay
Chương trình gặp nhiều khó khăn đó là việc quay vòng nguồn vốn, khi mà tỷ lệ
thu hồi vốn trên số tiền phát vay là rất thấp, nguyên nhân chủ yếu là các khoản
cho vay này dựa trên hình thức tín chấp cá nhân, các điều khoản ràng buộc từ cho
vay đến thu hồi vốn còn nhiều bất cập, chi phí quản lý cao, bên cạnh đó ý thức
trả nợ của người đi vay là yếu tố quan trong nhất để duy trì sự phát triển bền
vững của chương trình. Do đó làm thế nào để tăng khả năng thu hồi vốn từ
chương trình tín dụng sinh viên đang được xã hội và các cấp chính quyền đặc
biệt quan tâm nhằm đảm bảo duy trì nguồn vốn của Chương trình được xoay
vòng và tiếp tục phát huy hiệu quả trong việc giúp đỡ các sinh viên khó khăn.
Huyện Châu Thành là một huyện lớn của tỉnh Đồng Tháp, có dân số đông

nhưng tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn, đời sống người dân dựa vào nông
nghiệp là chính. Những năm gần đây, được sự đầu tư mạnh mẽ của tỉnh, huyện
đã có những bước tiến rõ rệt, cơ sở hạ tầng được phát triển đồng bộ từ đường xá,
trạm y tế, nhà văn hoá, đặc biệt là trường học được đầu tư từ cấp mẫu giáo cho
đến phổ thông, từ thị trấn cho tới những xã vùng sâu của huyện...đã giúp cho mặt
bằng dân trí của người dân được nâng cao, cũng như đời sống vật chất được cải
thiên. Dù kinh tế của hộ gia đình được cải thiện đáng kể, nhưng để có thể chu cấp
9


cho con mình học đại học, cao đẳng ở những thành phố lớn với chi phí sinh hoạt
đắt đỏ là quá khó khăn đối với những hộ gia đình chỉ dựa vào nghề nông là chủ
yếu ở địa phương, nhưng nhờ có Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên mà
nhiều bạn có thể tiếp cận với nguồn tín dụng với lãi suất ưu đãi, giúp nhiều sinh
viên yên tâm để học tập. Song hiện nay, Chương trình tại địa phương đang gặp
nhiều khó khăn trong việc quay vòng nguồn vốn, nguyên nhân chủ yếu là sinh
viên sau khi tốt nghiệp thực hiên việc trả nợ đúng theo hợp đồng còn rất hạn chế,
dẫn đến việc thu hồi vốn vay của chương trình gặp nhiều khó khăn. Những nhân
tố nào ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn vay của Chương trình tín dụng sinh
viên? Làm thế nào để Chương trình có thể hoạt động hiệu quả và phát triển bền
vững để tiếp tục giúp đỡ các sinh viên khó khăn? Từ những vần đề nên trên, tác
giả chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn
vay của Chương trình tín dụng sinh viên tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng
Tháp” để làm sáng tỏ những vấn đề trên.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn vay của Chương
trình tín dụng sinh viên tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Từ các phân tích
đó, đề xuất các giải pháp giúp nâng cao khả năng trả nợ của sinh viên, tăng cao tỉ
lệ thu hồi vốn của chương trình tín dụng sinh viên tại địa phương, giúp Chương

trình phát triển bền vững hơn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được những mục tiêu chung trên, đề tài có những mục tiêu cụ thể
như sau:
- Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng Chương trình tín dụng sinh viên tại địa
bàn;
- Mục tiêu 2: Đánh giá việc thu hồi vốn vay của Chương trình tín dụng
sinh viên;
- Mục tiêu 3: Phân tích các nhân tố gắn với sinh viên và hộ gia đình ảnh
hưởng đến khả năng thu hồi vốn vay Chương trình tín dụng sinh viên, và;
- Mục tiêu 4: Đề xuất giải pháp nâng cao khả năng trả nợ của sinh viên,
giúp tăng tỷ lệ thu hồi vốn cho Chương trình tín dụng sinh viên tại địa phương.

10


1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng Chương trình tín dụng sinh viên hiện nay tại địa phương như
thế nào?
- Tình hình thu hồi vốn của Chương trình tín dụng sinh viên ra sao?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn vay của Chương
trình?
- Làm thế nào để nâng cao khả năng trả nợ của sinh viên, qua đó tăng thu
hồi vốn của Chương trình tín dụng sinh viên?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về không gian
- Đề tài được thực hiện trong phạm vi huyện Châu Thành, tỉnh Đồng
Tháp.
1.4.2 Phạm vi về thời gian
- Đề tài phân tích và đánh giá khả năng thu hồi vốn vay của Chương trình

tín dụng sinh viên trên địa bàn nghiên cứu thông qua số liệu thứ cấp từ năm 2010
đến năm 2012.
- Thông tin số liệu sơ cấp phục vụ cho quá trình nghiên cứu được khảo sát
thực tế vào tháng 09 và tháng 10 năm 2013.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Các hộ gia đình đang sinh sống trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Đồng
Tháp có con là sinh viên vay vốn từ Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên tại
PGD NHCSXH Huyện Châu Thành. Tại thời điểm nghiên cứu, những sinh viên
này đã tốt nghiệp và đã tới thời hạn trả nợ theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg
hoặc thực hiện việc trả nợ trước trước hạn.

11


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái quát về tín dụng
2.1.1.1 Khái niệm:
Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện
vật, trong đó người đi vay phải trả cả gốc lẫn lãi cho người cho vay sau một thời
gian nhất định.
Trong nền kinh tế thị trường hình thức tín dụng ngân hàng là hình thức tín
dụng chủ yếu và quan trọng nhất, nó đã giải quyết được mối quan hệ giữa người
đi vay và người cho vay bằng tiền tệ có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu cả về phía
người đi vay và cả về phía NHTM là người cho vay.
Nói đến tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế là nói đến quan hệ tín dụng
bao trùm lên toàn bộ nền kinh tế, ở đây chỉ đề cập đến mối quan hệ giữa người đi
vay là sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp với người
cho vay là các NHTM, NHCSXH.

2.1.1.2 Vai trò của tín dụng
- Tín dụng là công cụ thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng và góp phần
điều tiết vĩ mô nền kinh tế;
- Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn;
- Tín dụng góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông xã hội;
- Tín dụng góp phần thực hiện chính sách xã hội.
2.1.1.3 Các chỉ số đánh giá hoạt động tín dụng
- Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà
Ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay
chưa trong một thời gian nhất định.
- Doanh số thu nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà
Ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.
- Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu
được vào một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, Ngân hàng sẽ so
sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
- Nợ quá hạn: Là số tiền gốc hoặc lãi của khoản vay, các khoản phí, lệ phí
khác đã phát sinh nhưng chưa được trả sau ngày đến hạn phải trả.
12


- Tỷ lệ nợ quá hạn:

Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng của nợ quá hạn trong tổng dư nợ của NH,
chỉ số này càng nhỏ thì chất lượng tín dụng của NH càng cao
2.1.2 Các vấn đề liên quan đến Chương trình tín dụng sinh viên
Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên ở Việt Nam đã được thực hiên từ

năm 1995, đến nay gần 20 năm hoạt động, Chương trình đã có nhiều thay đổi qua
các giai đoạn cho phù hợp với thực tế kinh tế - xã hội của đất nước. Tín dụng đối
với học sinh, sinh viên tại Việt Nam được thực hiện theo Quyết định số 157/QĐTTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Hướng dẫn số 2162A/NHCSTD của Ngân hàng Chính sách Xã hội ngày 02 tháng 10 năm 2007 và được sửa
đổi, điều chỉnh theo các Quyết định 1344/QĐ-TTg, Quyết định 2077/2010/QĐTTg và Quyết định 853/2011/QĐ-TTg.
 Tín dụng đối với học sinh, sinh viên là gì?
Tín dụng đối với học sinh, sinh viên là việc Nhà nước thực hiện chính sách
cho vay hổ trợ để trang trãi một phần chi phí học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh
viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và
dạy nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
 Đối tượng thụ hưởng
Căn cứ vào Quyết định số 157/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng
Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên thì đối tượng được vay vốn tín
dụng tại NHCSXH bao gồm:
- Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ, hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ
nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
- Học sinh, sinh viên là con (con đẻ hoặc con nuôi hợp pháp) của chủ hộ
gia đình, thuộc một trong các đối tượng sau:
+ Hộ nghèo theo quy định của pháp luật.
+ Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức
thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.

13


+ Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh
tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
 Phương thức cho vay
- Việc cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện theo phương
thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay

vốn và có trách nhiệm trả nợ NHCSXH. Trường hợp học sinh, sinh viên mồ côi
cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả
năng lao động, được trực tiếp vay vốn tại NHCSXH nơi nhà trường đóng trụ sở.
- Giao NHCSXH thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh viên.
 Điều kiện vay vốn
- Học sinh, sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại
địa phương nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 Quyết định này.
- Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển
hoặc giấy xác nhận được vào học của nhà trường.
- Đối với học sinh, sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của
nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở
lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.
 Mức vốn cho vay
NHCSXH quy định mức cho vay cụ thể đối với học sinh, sinh viên căn cứ
vào mức thu học phí của từng trường và sinh hoạt phí theo vùng nhưng không
vượt quá mức cho vay tối đa do Nhà nước quy định.
- Theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg: mức vốn vay tối đa từ 10/2007 là
800.000 đồng/sinh viên/tháng.
- 1344/QĐ-TTg: mức cho vay tối đa là 860.000 đồng/sinh viên/tháng từ
tháng 08/2009
- 2077/2010/QĐ-TTg: mức vốn vay tối đa từ 11/2010 là 900.000
đồng/sinh viên/tháng
- 853/2011/QĐ-TTg: mức vốn vay tối đa từ 08/2011 là 1.000.000
đồng/sinh viên/tháng
 Lãi suất cho vay
- Lãi suất cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên là 0,5%/tháng.
- 08/2011: lãi suất điều chỉnh lại là 0,65%/tháng
- Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.
14



 Thời hạn cho vay
- Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày đối tượng được
vay vốn bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi) được ghi trong
hợp đồng tín dụng. Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn
trả nợ.
+ Thời hạn phát tiền vay: là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay
vốn nhận món vay đầu tiên cho đến ngày học sinh, sinh viên kết thúc khoá học,
kể cả thời gian học sinh, sinh viên được các trường cho phép nghỉ học có thời
hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có). Thời hạn phát tiền vay được chia
thành các kỳ hạn phát tiền vay do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định hoặc
thoả thuận với đối tượng được vay vốn.
+ Thời hạn trả nợ: là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn
trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Đối với các chương trình
đào tạo có thời gian đào tạo không quá một năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 2 lần
thời hạn phát tiền vay, đối với các Chương trình đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối
đa bằng thời hạn phát tiền vay. Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ
do NHCSXH quy định.
 Chi trả nợ gốc và lãi
- Trong thời hạn phát tiền vay đối tượng được vay vốn chưa phải trả nợ
gốc và lãi; lãi tiền vay được tính kể từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món
vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc.
- Đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay
sau khi học sinh, sinh viên có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng
kể từ ngày học sinh, sinh viên kết thúc khoá học.
- Mức trả nợ mỗi lần do NHCSXH hướng dẫn và được thống nhất trong
hợp đồng tín dụng.
- Thời hạn ân hạn: tối đa là 12 tháng kể từ ngày sinh viên tốt nghiệp.

15



 Xử lý nợ rủi ro
Đối với các khoản cho vay sinh viên gặp rủi ro tín dụng do nguyên nhân
khách quan, NHCSXH thực hiện xử lý theo Quy chế xử lý nợ bị rủi ro. Hiện nay,
Quy chế này được điều chỉnh bởi Quyết định 50/2010/QĐ-TTg ban hành ngày
28/07/2010. Các biện pháp xử lý nợ cho vay sinh viên bị rủi ro bao gồm:
- Gia hạn nợ
+ Gia hạn nợ là việc cho phép khách hàng được kéo dài thời hạn trả nợ đã
cam kết trong hợp đồng tín dụng.
+ Đến thời điểm trả nợ cuối cùng, nếu người vay có khó khăn khách quan
chưa trả được nợ thì được NHCSXH xem xét cho gia hạn nợ. Ngân hàng có thể
gia hạn nợ một hoặc nhiều lần cho một khoản vay, nhưng thời gian gia hạn nợ tối
đa bằng 1/2 thời hạn trả nợ.
+ Trong thời gian gia hạn nợ, khách hàng vẫn phải trả lãi tiền vay.
- Chuyển nợ quá hạn
Trường hợp, người vay không trả nợ đúng hạn theo kỳ hạn trả nợ cuối cùng
và không được NHCSXH cho gia hạn nợ thì chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ
quá hạn.
- Khoanh nợ
+ Khoanh nợ: là việc NHCSXH chưa thu nợ của khách hàng và không tính lãi
tiền vay phát sinh trong thời gian được khoanh nợ.
+ Tùy theo từng trường hợp cụ thể được quy định trong Quy chế xử lý nợ bị
rủi ro mà thời gian khách hàng được khoanh nợ tối đa có thể là 3 năm hoặc 5
năm.
- Xóa nợ (Gốc/lãi)
+ Xóa nợ là việc NHCSXH không thu một phần hoặc toàn bộ nợ gốc, lãi của
khách hàng đang còn dư nợ.
+ Số tiền xóa nợ cho khách hàng bằng số tiền khách hàng còn phải trả cho
Ngân hàng, sau khi Ngân hàng đã áp dụng các biện pháp tận thu.

2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.2.1 Các nghiên cứu, bài báo trong nước
Trong tạp chí Thông tin khoa học xã hội số 7 năm 2011, ThS Nguyễn Thị
Thanh Thúy đã có bài nghiên cứu “Một số vấn đề về chương trình vay vốn tín
dụng cho học sinh, sinh viên hiện nay”. Nghiên cứu đã đề cập đến một số vấn đề
về chương trình hỗ trợ tín dụng cho học sinh – sinh viên ở Việt Nam. Kể từ khi
16


được triển khai từ năm 1995, chương trình đã trải qua nhiều giai đoạn với những
điều chỉnh về đối tượng cho vay, lãi suất, hạn mức cho vay…phù hợp hơn với
thực tiễn phát triển của đất nước. Hiện nay, chương trình tín dụng học sinh – sinh
viên đạt được những thành tựu đáng kể qua các giai đoạn triển khai thông qua
những chỉ tiêu như dư nợ cho vay, số sinh viên được vay vốn. Tuy nhiên, bên
cạnh những thành tựu đạt được, Chương trình cũng đang đối mặt với nhiều thách
thức về nguồn vốn, về đối tượng vay, và phương thức trả nợ. Trong đó, vấn đề
trả nợ đúng hạn cần được quan tâm đặc biệt nhằm đảm bảo nguồn vốn của
Chương trình được thu hồi đầy đủ và xoay vòng.
Huỳnh Thị Pha Lê với luận văn Thạc sĩ Học viện Ngân hàng năm 2012:
“Nâng cao hiệu quả tín dụng học sinh, sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội
Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi”. Theo quan điểm của tác giả, Chương trình tín dụng
sinh viên là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong việc ưu tiên phát
triển nền giáo dục, bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ tài chính cho học sinh, sinh
viên thuộc các gia đình có hoàn cảnh khó khăn để các em có điều kiện học tập,
vươn lên trong cuộc sống, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất
nước. Tuy nhiên, để nguồn vốn tín dụng thực sự phát huy hiệu quả đồng thời đạt
được những mục tiêu đề ra cần có sự phối hợp chặc chẽ giữa các cấp, các ngành,
các tổ chức đoàn thể, hộ gia đình và học sinh, sinh viên trong việc quản lý, giám
sát sử dụng vốn vay, đặc biệt là trách nhiệm trả nợ đầy đủ, đúng hạn như đã cam
kết với các chương trình tín dụng. Do đó, với những hạn chế về nguồn lực tài

chính, hiện nay chương trình này vẫn chưa thể đáp ứng được hết được nhu cầu
vay của đối tượng học sinh – sinh viên. Hàng năm ngân sách Nhà nước đã dành
ra hàng ngàn tỷ đồng để bổ sung vào quỹ cho vay, vì vậy nhiệm vụ của đối tượng
học sinh – sinh viên được vay vốn là hoàn trả lại cho Nhà nước để tạo nguồn
duy trì hoạt động này thường xuyên, liên tục. Thực tế cho thấy việc thu hồi vốn
của chương trình cho vay gặp rất nhiều khó khăn, làm hạn chế việc mở rộng hoạt
động tín dụng. Điều này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chủ trương của Nhà
nước trong mục tiêu phát triển nguồn nhân lực.
2.2.2 Các nghiên cứu nước ngoài
Shen, Hua, & Ziderman, Adrian đã công bố nghiên cứu “Student loans
repayment and recovery: international comparisons” vào năm 2009. Nhóm các
tác giả đã thu thập thông tin về 44 chương trình cho vay đối với sinh viên tại 39
quốc gia và vùng lãnh thổ. Nghiên cứu đã đi sâu vào so sánh tỷ lệ hoàn trả
(Repayment ratio), tỷ lệ trợ cấp ẩn (Hidden grant) và tỷ lệ thu hồi vốn (Recovery
ratio) giữa các Chương trình cho vay của các quốc gia và vùng lãnh thổ. Kết quả
cho thấy: trong tổng số 44 Chương trình cho vay, tỷ lệ hoàn trả đa phần nhỏ hơn
100%, điều này chứng tỏ chính phủ các nước đều có một khoản trợ cấp ngầm
(hidden grant) đối với Chương trình tín dụng sinh viên này. Tuy nhiên, trên thực
17


tế tồn tại một nghịch lý là: tại các nhóm nước đang phát triển- với sự hạn hẹp về
khả năng tài chính lại có tỷ lệ trợ cấp ẩn cao hơn nhóm các nước phát triển. Các
tác giả đã giải thích nguyên nhân của ngịch lý này là do tỷ lệ hoàn trả cao hay
thấp phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành của chính sách tín dụng sinh viên quyết
định như lãi suất cho vay, thời gian cho vay hay tỷ lệ lạm phát tại các quốc gia.
Nghiên cứu cũng nhận định rằng tỷ lệ hoàn trả (Repayment ratio) chỉ tính trên
một đối tượng cho vay; vì vậy, một Chương trình cho vay có tỷ lệ hoàn trả bằng
80% thì không có nghĩa Chương trình đó sẽ nhận lại được 80% giá trị giải ngân
ban đầu bởi thực tế tồn tại 2 lý do: một là không phải tất cả người đi vay đều

hoàn trả đúng theo hợp đồng, hai là tồn tại một chi phí điều hành rất lớn. Điều
này buột các chính phủ cần phải có nguồn tài chính nhất định để giữ quỹ cho vay
được ổn định vì thực tế tỷ lệ thu hồi vốn của các Chương trình cho vay là rất
thấp. Bản thân Chính phủ có thể chủ động nâng cao tỷ lệ thu hồi vốn nhờ vào
việc sửa đổi chính sách cho vay- giảm bớt sự trợ cấp ngầm đồng thời thiết lập
một hệ thống quản lý hiệu quả hơn nhằm giảm chi phí hoạt động của các chương
trình cho vay. Tuy nhiên, mức độ cắt giảm trợ cấp ẩn như thế nào cần được xem
xét một cách thận trọng, tùy thuộc vào mục tiêu của từng chương trình cho vay
và phải ưu tiên cho 3 mục tiêu chính là chia sẽ kinh phí đối với ngành giáo dục,
đảm bảo sự công bằng xã hội và giảm bớt gánh nặng tài chính cho các sinh viên.
Tỷ lệ sinh viên không có khả năng trả nợ cũng là một nguyên nhân làm cho tỷ lệ
thu hồi vốn của các Chương trình cho vay thấp nhưng nguyên nhân này rất khó
giải quyết vì đa số những sinh viên không có khả năng trả nợ là do họ không thể
tìm kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp.
Fredericks Volkwein, Alberto F. Cabrera, Bruce P.Szelest, Michelle
R.Napierski đã công bố kết quả nghiên cứu của đề tài “Factors Associated with
Student Loan Default among Different Racial and Ethnic Groups” vào năm
1994. Nghiên cứu tiến hành chọn ra một mẫu gồm 6.338 đối tượng trong tổng số
hơn 11.000 đối tượng tham gia vào Chương trình cho vay hỗ trợ sinh viên
(Guaranteed Student Loan) của Stafford trong giai đoạn từ 1973 đến 1986.
Nghiên cứu tiến hành thu thập các thông tin về tính cách cá nhân, nhân khẩu học,
gia đình, thông tin về tài chính, nghề nghiệp, kết quả học tập ở trường…của các
đối tượng được điều tra. Nhóm các tác giả sử dụng kiểm định chi bình phương
(chi-square test of significance) để kiểm định mối liên hệ giữa các biến độc lập
với khả năng trả nợ của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Các kết quả thu được từ
bước trên sẽ giúp các tác giả điều chỉnh, chọn lại các biến phù hợp để đưa vào
mô hình Logic (Logistic). Theo kết quả mô hình nghiên cứu, các nhân tố có ảnh
hưởng đến khả năng hoàn trả nợ vay của sinh viên tham gia vay vốn bao gồm:
giới tính, chủng tộc, trình độ học vấn và thu nhập của ba mẹ, điểm trung bìnhGPA, bằng cấp mà sinh viên đã đạt được, số người phụ thuộc, tình trạng hôn
18



nhân. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy nguyên nhân chính của hiện tượng
không hoàn trả nợ vay theo hợp đồng là: thất nghiệp, thu nhập không đủ chi tiêu,
phải hoàn trả cho các món nợ vay khác quan trọng hơn và không hài lòng với
chương trình đào tạo.
Matt Steiner và NataliTeszler cũng đã công bố nghiên cứu “Multivariate
Analysis Student Loan defaulters at the Texas A&M University” trong năm
2005. Tác giả đã sử dụng các thông tin về nhân khẩu học, về quá trình học tập
của 12776 sinh viên Trường Đại học Texas A&M để thực hiện nghiên cứu. Bằng
mô hình hồi quy logistic, với nghiên cứu này, các tác giả đã cho thấy rằng các
biến liên quan đến quá trình học tập của sinh viên như điểm GPA, ngành học,
tình trạng tốt nghiệp, số tín chỉ trượt tác động mạnh đến khả năng hoàn trả vốn
vay của sinh viên, còn các biến khác như: thu nhập, tuổi, có được tư vấn hay
không, mức đóng góp kỳ vọng của gia đình, trình độ học vấn của mẹ sinh viên
cũng có tác động nhưng không lớn. Thông qua nghiên cứu này, các tác giả hy
vọng các bên quan tâm đến chương trình tín dụng sinh viên sẽ hiểu rõ hơn về
việc quá hạn trả nợ của sinh viên để từ đó có cở sở phân nhóm rủi ro của đối
tượng vay, có những chiến lược can thiệp nhằm hạn chế tỷ lệ quá hạn trả nợ.
Jennie H.Woo đã thực hiện nghiên cứu “Factors Affectings Probability of
default : Student Loan in California” năm 2002. Nghiên cứu sử dụng mẫu nghiên
cứu gồn những thông tin nhân khầu học, kinh tế, giáo dục…. của 31000 người
trên tổng số 211065 có vay vốn từ chương trình tín dụng sinh viên giai đoạn
1994-1995. Mô hình logit lại tiếp tục được sử dụng để xem xét sự tác động của
các biến đến đến khả năng trả nợ vay. Kết quả ước lượng cho thấy các biến có tác
động đến khả năng trả nợ vay của sinh viên là giới tính, chủng tộc, tổng tài sản
gia đình, tổng thu nhập, gia đình có nhận trợ cấp số con phụ thuộc, điểm GPA,
tình trạng tốt nghiệp, số sinh viên trong gia đình có vay vốn, ngành học, số khoản
nợ, tình trạng việc làm, lương hiện tại, loại trường theo học ; trong đó các biến
liên quan tới việc học của sinh viên có tác động mạnh hơn các biến còn lại. Qua

nghiên cứu này tác giả cho rằng nên nâng cao chất lượng đào tạo của các trường
cũng như thái độ học tập của sinh viên để góp phần nâng cao khả năng trả nợ.

19


Bảng 2.1: Tổng hợp các biến độc lập và mối tương quan với khả năng trả
Chương trình nợ tín dụng sinh viên của từng tác giả
Volkwein

Matt Steiner
và Natali
Teszler
(2005)

(1998)

Woo
(2002)

Loại hình đào tạo
-Đào tạo dưới 2 năm

-

- Đào tạo 4 năm

+

+


- Mĩ bản xứ

-

+

- Mĩ gốc Phi

-

- Chương trình tiến sĩ
Dân tộc
-

- Mĩ La tinh
Khác
Tình trạng hôn nhân
- Kết hôn

+

- Chưa kết hôn/ Đã ly dị/ Góa

-

Lĩnh vực theo học
- Khoa học – kỹ thuật

+


+

- Khác
Tuổi của sinh viên

-

-

Giới tính
- Nam

+

- Nữ

+

Trình độ của cha mẹ

+

Thu nhập của ba mẹ

+

+
+


Tổng số tiền vay

+

Thu nhập sinh viên

+

+

Điểm GPA

+

-

Số tín chỉ học lại

-

Chú thích: “+”: nhân tố có tương quan dương với khả năng hoàn trả nợ vay; “-“: nhân tố
có tương quan âm với khả năng hoàn trả nợ vay;
Nguồn: Tổng hợp từ nội dung của các nghiên cứu được lược khảo

20

+


2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Huyện Châu Thành có 12 đơn vị hành chính bao gồm: 11 xã và 1 Thị trấn.
Do thời gian có hạn và đối tượng nghiên cứu khó tiếp cận, nên tác giả chọn
nghiên cứu 2 xã và 1 Thị trấn là An Khánh, Phú Hựu và Thị trấn Cái Tàu Hạ để
thu thập số liệu làm đại diện lấy mẫu. Từ đó suy ra thông tin chung toàn huyện
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Phương pháp chọn cỡ mẫu
Tổng thể của nghiên cứu có số lượng rất ít, song lại phân bố rộng và rãi rác
ở nhiều nơi trên địa bàn nghiên cứu. Bên cạnh đó, do những nguyên nhân khách
quan và chủ quan như thời gian ngắn, việc tìm kiếm hộ gia đình để phỏng vấn rất
khó khăn, cùng với chi phí cao nên tác giả chỉ tiến hành thu thập số liệu về 50 hộ
gia đình có sinh viên thuộc đối tượng nghiên cứu để phỏng vấn.
Phương pháp chọn mẫu
Số liệu sơ cấp trong đề tài được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp các
hộ gia đình có con vay vốn Chương trình sinh viên bằng phương pháp ngẫu
nhiên thuận tiện ở huyện Châu Thành vào tháng 09 và 10 năm 213. Số liệu thu
thập là thông tin về hộ gia đình, đặc điểm sinh viên vay vốn, các đánh giá của
chủ hộ về Chương trình tín dụng sinh viên như lãi suất, thủ tục… Các số liệu này
tác giả sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của
Chương trình tín dụng sinh viên.
2.3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp về tình hình tín dụng của Chương trình tín
dụng sinh viên từ Tổ kế hoạch – nghiệp vụ của PGD NHCSXH Châu Thành
trong giai đoạn 2010 -2012.
- Các số liệu thứ cấp khác được tổng hợp từ các Báo cáo tình hình kinh tế,
chính trị, xã hội của Huyện Châu Thành giai đoạn 2010 - 2012, Niên giám thống
kê 2012 và Trang thông tin điện tử chính thức của Huyện Châu Thành.
2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu
- Đối với mục tiêu 1 và 2 : Tác giả sử dụng phương pháp phân tích thống

kê mô tả và so sánh để đánh giá thực trạng tín dụng sinh viên và tình hình thu hồi
vốn của chương trình tín dụng sinh viên tại địa phương.
Phương pháp thống kế mô tả (Descriptive statistics): là quá trình tổng
hợp và xử lý số liệu để biến đổi dữ liệu thành thông tin..
21


+ Thu thập dữ liệu: khảo sát và đo đạc..
+ Biểu diễn dữ liệu: dùng bảng và đồ thị..
+ Tổng hợp dữ liệu: tính các tham số mẫu như phương sai, trung bình, trung vị,
giá trị lớn nhất, nhỏ nhất…
Phương pháp so sánh
 Phương pháp so sánh số tuyệt đối:
Q = Q 1 Ghi chú:

Q0

Q0: chỉ tiêu năm trước
Q1: chỉ tiêu năm sau
Q: Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu

 Phương pháp so sánh số tương đối:
Q
%Q

=

x 100%

Q0

Ghi chú:

Q0 : Chỉ tiêu năm trước
Q: Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu
%Q: Là biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu

- Đối với mục tiêu 3: Sử dụng mô hình Probit nhằm xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay tín dụng sinh viên tại địa bàn, tác giả sử dụng
phương pháp phân tích hồi quy bằng mô hình kinh tế lượng Probit bằng phần
mềm Stata.
Ở các nghiên cứu ở trên, các tác giả sử dụng mô hình xác suất nhị phân
(binary logistic) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của
chương trình tín dụng sinh viên. Trong đó, biến khả năng thu hồi vốn là biến phụ
thuộc được định nghĩa theo Volkwein Szelest, Cabrera và Napierski - Prancl
(1998); các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn là tập hợp các nhân tố
liên quan đến sinh viên và nhà trường, gia đình (theo Shen Hua và Ziderman
Adrian, 2009; Matt Steiner và NataliTeszler, 2005 và Jennie H.Woo, 2002).
Trong đề tài này, tác giả sử dụng mô hình Probit là do biến được giải thích
(biến phụ thuộc) – khả năng thu hồi vốn của Chương trình tín dụng sinh viên là
biến giả, nhận 2 giá trị:
1: Sinh viên trả nợ theo hợp đồng hoặc trả trước hạn;
2: Sinh viên không thực hiện trả nợ theo hợp đồng.
22


Dù sử dụng mô hình probit nhưng sự khác nhau về kết quả thu được của
nghiên cứu không khác quá nhiều so với sử dụng mô hình logic vì phân phối
chuẩn tích lũy (the basic of probit) và phân phối logistic (the basic of logit) rất
gần nhau (ngoại trừ phần đuôi) (Mai Văn Nam, 2005, trang 121 - 125).
Mô hình xác suất nhị phân với giả định phần dư có phân phối chuẩn

(Probit) có dạng như sau:

yi*

 0 

k

  j xij  ui
j 1

Trong đó yi* là mức hữu dụng đại diện cho khả năng trả hoàn trả vốn vay
của sinh viên tốt nghiệp. Do khả năng hoàn trả vốn vay không được quan sát trực
tiếp nên yi* được xác định thông qua biến biến nhị phân yi, được khai báo như
sau:

 1
yi  
 0

nếu yi* > 0
trường hợp khác

Trong đó:
yi = 1 có hoàn trả vốn theo hợp đồng
yi = 0 trường hợp khác
 0 và  j là các hệ số trong mô hình
x j là các biến độc lập giải thích cho các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng

hoàn trả vốn vay

là sai số (giả định có phân phối chuẩn)
Kết quả mô hình cho phép xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hồi
vốn vay của Chương trình tín dụng sinh viên.
- Đối với mục tiêu 4: Dựa vào các kết quả nhận được từ việc phân tích
các mục tiêu trên, thông qua các thảo luận và suy luận từ lý thuyết và cơ sở thực
tiễn của Chương trình, tác giả đề xuất một số giải pháp giúp tăng khả năng thu
hồi vốn cho Chương trình tín dụng sinh viên, giúp Chương trình có thể xoay
vòng nguồn vốn, hoạt động có hiệu quả hơn, tiếp tục giúp đỡ các sinh viên sau
này có cơ hội học tập tốt hơn.

23


×