Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã hà thái, huyện hà trung, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.17 KB, 79 trang )

uế

Lời Cảm Ơn

tế
H

Đề tài khóa luận tốt nghiệp này là kết quả của bốn năm học tập, nghiên
cứu tại trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Huế và hơn 3 tháng thực tập tại xã

Hà Thái, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Để hoàn thành khóa luận này tôi đã

h

nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể, cá nhân và qua đây cho phép

in

tôi gửi tới họ những lời cảm ơn chân thành nhất.

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn sự dìu dắt, dạy dỗ của tập thể cán

trang bước vào đời.

cK

bộ, giảng viên Trường Đại Học Kinh Tế Huế - Những người đã cho tôi hành

Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ts. Trần Văn Hòa, đã tận

họ



tình hướng dẫn, chỉ dạy tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cảm nhận được hình
ảnh người thầy mẫu mực, giản dị và gần gũi nhất trong tôi.

Đ
ại

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh, chị, cô, chú cán bộ đang

làm việc tại xã Hà Thái, và phòng Nông Nghiệp huyện Hà Trung, trân trọng
cảm ơn bà con nông dân xã Hà Thái đã nhiệt tình cung cấp thông tin giúp tôi

ng

hoàn thành được đề tài khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn thiêng liêng nhất tới bố mẹ và

ườ

anh chị tôi, cảm ơn tất cả những người bạn của tôi. Họ đã và sẽ luôn bên cạnh

Tr

tôi trong suốt chặng đường đời, tôi luôn sống tốt vì có họ.
Lời cuối, tôi xin cầu chúc cho họ luôn sống tốt, và hạnh phúc, vui vẻ và

thành công trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!
Huế, ngày 21 tháng 05 năm 2010
Hoàng Minh Phương


1


MỤC LỤC

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế
H

uế

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... i
MỤC LỤC .................................................................................................................... ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU.................................................v
DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ QUY ĐỔI.................................................................... vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU ................................................................. vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ........................................................................................ viii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài ..................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................................................................4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................4
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế.........................................................4
1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ...............................................................5
1.1.3. Nguồn gốc, vai trò cây lúa....................................................................................6
1.1.3.1. Nguồn gốc, xuất xứ ...........................................................................................6
1.1.3.2. Vai trò, giá trị ....................................................................................................7
1.1.4. Đặc điểm kỹ thuật cây lúa ....................................................................................8
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiêụ quả sản xuất lúa ...............................................8
1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lúa ......................................11
1.1.6.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất ............................................................11
1.1.6.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất ..........................................................11
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................................................................................11
1.2.1. Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam ..................................................................11
1.2.2. Tình hình sản xuất lúa ở Thanh hóa ....................................................................13
1.2.3. Tình hình sản xuất lúa ở huyện Hà trung ............................................................14
CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ HÀ THÁI, HUYỆN HÀ
TRUNG, TỈNH THANH HÓA...................................................................................17
2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ HÀ THÁI, HUYỆN HÀ TRUNG, TỈNH
THANH HÓA ..............................................................................................................17

2.1.1. Điều kiện tự nhiên..............................................................................................17
2.1.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................................17
2.1.1.2. Địa hình ...........................................................................................................17
2.1.1.3. Khí hậu, thời tiết ...............................................................................................17
2.1.1.4. Điều kiện thủy văn............................................................................................19
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................................19
2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động ...........................................................................19
2.1.2.2. Tình hình đất đai...............................................................................................22
2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng vật chất – kỹ thuật......................................................24
2.1.2.3.1. Hệ thống giao thông ......................................................................................24

2


Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h


tế
H

uế

2.1.2.3.2. Thủy lợi .........................................................................................................25
2.1.2.3.3. Hệ thống điện ................................................................................................25
2.1.2.3.4. Cơ sở y tế.......................................................................................................25
2.1.2.3.5. Cơ sở giáo dục – đào tạo ...............................................................................25
2.1.2.3.6. Cơ sở thể dục – thể thao ................................................................................26
2.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội..................................26
2.1.3.1. Thuận lợi...........................................................................................................26
2.1.3.2. Khó khăn...........................................................................................................26
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÀ THÁI ....................26
2.3. NGUỒN LỰC SẢN XUẤT CỦA CÁC NÔNG HỘ ..........................................28
2.3.1. Tình hình lao động...............................................................................................28
2.3.2. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nông hộ............................................29
2.3.3. Tình hình đất đai..................................................................................................33
2.4. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ THÂM CANH CỦA CÁC NÔNG HỘ........................36
2.4.1. Giống ...................................................................................................................36
2.4.2. Phân bón, thuốc BVTV .......................................................................................37
2.4.3. Chi phí về công lao động và dịch vụ làm đất ......................................................40
2.5. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC NÔNG HỘ ...........43
2.5.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa bình quân của các nông hộ..........................43
2.5.2. Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất ........................................................45
2.5.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ ..............................................49
2.6. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT LÚA .........................................................................................................54
2.6.1. Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các

nông hộ ..........................................................................................................................54
2.6.2. Ảnh hưởng của nhân tố năng suất đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các
nông hộ ..........................................................................................................................57
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH TẾ CANH TÁC CÂY LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÀ THÁI, HUYỆN HÀ
TRUNG, TỈNH THANH HÓA...................................................................................60
3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA ................60
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT LÚA....................61
3.2.1. Giải pháp về đầu vào ...........................................................................................61
3.2.2. Giải pháp về đất đai .............................................................................................63
3.2.3. Giải pháp về khuyến nông ...................................................................................63
3.2.4. Giải pháp về vốn..................................................................................................63
3.2.5. Giải pháp về đầu ra..............................................................................................64
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................66
1. KẾT LUẬN ..............................................................................................................67
2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................................67

3


DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

cK

in

h

tế
H


uế

Số lượng
Cơ cấu
Gía trị
Năng suất
Bình quân chung
Năng suất bình quân
Đơn vị tính
Diện tích
Lao động
Chiêm xuân
Hợp tác xã
Bảo vệ thực vật
Uỷ ban nhân dân
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Bình quân
Đồng

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ


SL
CC
GT
NS
BQC
NSBQ
ĐVT
DT

CX
HTX
BVTV
UBND
NN&PTNT
BQ
Đ

4


DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ QUY ĐỔI

uế

500m2
100kg
1000kg
10.000 m2 = 20 sào


Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế
H

1 sào
1 tạ
1 tấn
1 ha

5


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU


Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế
H

uế

Tên bảng
Trang
Bảng 1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa Việt Nam giai đoạn 2007 – 2009 ..........12
Bảng 2: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa Thanh hóa giai đoạn 2007 – 2009 .........14
Bảng 3: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa Hà trung giai đoạn 2007 – 2009 ............15
Bảng 4: Tình hình dân số và lao động của xã Hà thái giai đoạn 2007 – 2009 ...............21
Bảng 5: Tình đất đai của xã Hà thái giai đoạn 2007 – 200 9 ..........................................23
Bảng 6: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của xã Hà thái giai đoạn 2007 – 2009 .......27

Bảng 7: Tình hình nhân khẩu và lao động của các nông hộ............................................29
Bảng 8: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nông hộ ..........................................32
Bảng 9: Tình hình đất đai của các nông hộ .....................................................................35
Bảng 10: Chi phí giống lúa bình quân 1 sào của các nông hộ ........................................36
Bảng 11: Khối lượng và chi phí các loại phân bón, thuốc BVTV bình quân 1 sào của các
nông hộ ............................................................................................................................39
Bảng 12: Tình hình đầu tư dịch vụ bình quân 1 sào của các nông hộ.............................42
Bảng 13: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa bình quân của các nông hộ ......................44
Bảng 14: Chi phí trung gian bình quân 1 sào vụ Chiêm xuân của các nông hộ..............46
Bảng 15: Chi phí trung gian bình quân 1 sào vụ Mùa của các nông hộ..........................48
Bảng 16: Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ ..........................................51
Bảng 17: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các
nông hộ ............................................................................................................................56
Bảng 18: Ảnh hưởng của năng suất đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ
.........................................................................................................................................59

6


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
* Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là nhằm điều tra thực trạng tình hính sản

một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn.

uế

xuất lúa của các nông hộ trên địa bàn xã Hà Thái, huyện Hà trung, tỉnh Thanh hóa.
Qua đó phân tích đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ và đưa ra


tế
H

* Dữ liệu phục vụ nghiên cứu
- Điều tra 50 hộ sản xuất lúa trên địa bàn xã, bao gồm: 10 hộ nghèo, 32 hộ trung
bình và 8 hộ khá, thu thập số liệu sơ cấp. Thu thập số liệu thứ cấp từ UBND xã, phòng
thống kê xã Hà Thái, phòng NN&PTNT huyện Hà Trung.

in

h

- Sử dụng tài liệu tham khảo của các giáo sư, tiến sĩ, các báo cáo, tài liệu và các
website liên quan đến đề tài.

cK

* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin số liệu

- Phương pháp điều tra điều, tra phỏng vấn
- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo

họ

- Phương pháp phân tích thống kê

Đ
ại


* Kết quả nghiên cứu được
Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn còn lạc hậu. Người dân chưa ý thức được việc
sản xuất lúa theo hướng hàng hóa, theo quy trình kỹ thuật. Tuy nhiên, những năm gần
đây cũng đã và đang có sự chuyển biến tích cực, cụ thể là năng suất lúa tăng lên. Việc

ng

áp dụng khoa học kỹ thuật mới như thử nghiệm vùng lúa thâm canh năng suất cao
đang được áp dụng vào địa phương. Nếu thành công đây sẽ là một dấu hiệu tốt cho
nghề sản xuất lúa của xã trong thời gian tới.

ườ

Đồng thời kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của người dân được nâng lên rõ rệt so
với các năm trước. Các nông hộ cũng vấp phải tình trạng được mùa mất giá vẫn xảy ra
hàng năm. Nhất là vụ Chiêm xuân, năng suất lúa của xã đạt khá nhưng giá lúa lại

Tr

xuống rất thấp nên hiệu quả mà các nông hộ sản xuất lúa ở đây không được như mong
muốn. Vì vậy, nếu vấn đề này được đảm bảo thì người dân nơi đây sẽ có thu nhập khá
hơn rất nhiều từ nghề trồng lúa. Chúng ta hy vọng điều này là hoàn toàn đạt được
trong thời kỳ tới.

7


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ


1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

uế

Từ lâu, sản xuất nông nghiệp đã là ngành sản xuất chính đối với đại bộ phận phần
lớn dân cư ở nông thôn Việt Nam. Trong đó, sản xuất lúa gạo đóng vai trò đặc biệt

tế
H

quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Nhưng cho

đến nay nó có còn giữ vững được vị trí, vai trò quan trọng như vậy nữa không khi bối
cảnh thực tế Việt Nam và thế giới hiện nay, sản xuất và lưu thông lúa gạo đã có sự
thay đổi mạnh mẽ.

in

h

Thực tế cho thấy hiện trạng sản xuất lúa gạo của nước ta đã đổi thay rất nhiều.
Mặc dù lúa vẫn là cây trồng chủ yếu của nông nghiệp Việt Nam, có vị trí hết sức quan

cK

trọng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đóng góp khá lớn vào kim ngạch xuất
khẩu nông sản (chiếm khoảng 25%) nhưng diện tích trồng lúa lại đang thu hẹp dần.
Tính riêng về diện tích trồng lúa so với tổng diện tích gieo trồng chung cả nước năm

họ


1991 chiếm tới 70%, đến năm 2001 còn 60%. Tuy nhiên, nhờ các tiến bộ khoa học
được áp dụng, khả năng thâm canh của nông dân được nâng cao, cho nên năng suất,

Đ
ại

sản lượng lúa vẫn tăng.

Năm 1989 là năm đầu tiên sản lượng lương thực đạt trên 20 triệu tấn, xuất khẩu
1,4 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 310 triệu USD. Mười năm sau, tức là năm 1999, nước

ng

ta xuất khẩu gạo đạt 4,5 triệu tấn, đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo. Và con số
này cũng tăng dần từ đó đến nay. Năm 2009 vừa qua sản lượng lúa đạt 38,9 triệu tấn

ườ

tăng 175 nghìn tấn so với năm 2008 nhưng do giá gạo biến động giảm nên giá trị vẫn
thấp hơn năm trước. Lượng gạo xuất khẩu cả năm đạt 5,8 triệu tấn, kim ngạch thu về

Tr

2,6 tỷ USD, tăng 22,6% về lượng nhưng giảm 10,34% về giá trị.
Sản lượng gạo tham gia vào lưu thông chủ yếu là từ hai vùng sản xuất lúa lớn của

Việt Nam đó là Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long, với năng suất
lúa bình quân thường đạt từ 10-12 tấn/ha. Trong khi năng suất lúa bình quân ở các
vùng trung du miền núi và các vùng đất cát duyên hải miền trung lại rất thấp chỉ đạt

trên 2 tấn/ha. Hiện nay năng suất lúa bình quân chung của cả nước đạt khoảng 4,5

8


tấn/ha. Điều này cho thấy năng suất lúa ở các vùng là chênh lệch nhau rất lớn. Đó là
do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, khí hậu thời tiết, và các điều kiện khách quan
của mỗi vùng.
Hà Thái là một xã đồng bằng thuộc huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa với phần

uế

lớn hộ dân trồng lúa là ngành nghề chính của người dân nơi đây. Một địa phương
thuộc miền Bắc Trung bộ, mảnh đất chỉ có trồng lúa và nuôi cá là hai hoạt động tạo

tế
H

thu nhập chính tại đây thì việc nghiên cứu, tìm hiểu về hiệu quả của nó là rất quan

trọng đối với họ. Xuất phát từ vấn đề thực tiễn trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài:
“Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, huyện Hà Trung, tỉnh
Thanh Hóa” làm khóa luận tốt nghiệp.

in

h

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế.

cK

- Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất và đầu tư vào sản xuất, xác định các
nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa.

nông hộ trên địa bàn.

họ

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đ
ại

Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
* Số liệu thứ cấp: Là các số liệu đã công bố trên báo, trên mạng internet, các báo

ng

cáo kinh tế xã hội hàng năm của phòng NN&PTNT huyện Hà Trung và xã Hà Thái.
* Số liệu sơ cấp: Chọn 50 hộ sản xuất lúa và phân loại hộ theo thu nhập để phỏng

ườ

vấn, thu thập số liệu sơ cấp.

- Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Phỏng vấn các chủ nông hộ, chủ đại lý và

Tr

nhà cung cấp đầu vào như: giống, phân bón, và thuốc BVTV, phỏng vấn cán bộ
khuyến nông, chủ tịch hội phụ nữ.
- Phương pháp phân tích thống kê: Để nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố

đến hiệu quả sản xuất lúa và quan hệ giữa các nhân tố tới năng suất, hiệu quả trồng
lúa.
- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo.

9


4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng: Các nông hộ sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Nghiên cứu tại địa bàn xã Hà Thái.

uế

+ Về thời gian: Nghiên cứu về hiệu sản xuất lúa năm 2009.
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài này tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến

Tr

ườ

ng


Đ
ại

họ

cK

in

h

tế
H

hiệu quả kinh tế sản xuất lúa.

10


PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

uế

1.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế
* Khái niệm


tế
H

Hiệu quả là một phạm trù kinh tế xã hội luôn được nhắc đến trong tất cả các hoạt
động sản xuất kinh doanh của xã hội. Hiệu quả được xem xét trên các phương diện
kinh tế, xã hội và môi trường. Trong đó, hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất, là
mục tiêu quan trọng nhất của các hoạt động sản xuất.

in

h

Hiệu quả kinh tế theo các học giả Farrell (1975), Schultz (1964), Rizzo (1979),
Ellis (1993) thì cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật

quả kinh tế (economic efficiency).

cK

(technical efficiency), hiệu quả phân bổ các nguồn lực (allocative efficiency) và hiệu

Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí

họ

đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật
hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện

Đ
ại


vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực sử dụng vào sản xuất đem
lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm..

Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu

ng

vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí chi thêm về
đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính

ườ

đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra. Vì thế nó còn được gọi là hiệu quả
giá (price efficiency). Việc xác định hiệu quả này giống như xác định các điều kiện về

Tr

lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm
phải bằng giá trị chi phí biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ

thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính
đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được một

11


trong các yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ mới chỉ là điều kiện cần chứ
chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế.

Như vậy hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh chất lượng, trình độ
tổ chức và quản lý các yếu tố đầu vào hay nguồn lực của chủ thể tham gia sản xuất

uế

kinh doanh trên thị trường.
* Bản chất của hiệu quả kinh tế

tế
H

Hiệu quả kinh tế chính là sự chênh lệch giữa kết quả sản xuất thu được với chi

phí sản xuất cần phải bỏ ra để có được kết quả đó. Sự chênh lệch này càng lớn đồng
nghĩa với hiệu quả kinh tế cũng càng lớn. Vì vậy, mọi hoạt động sản xuất cần phải
đảm bảo được chỉ tiêu hiệu quả kinh tế nhất định của nó.

in

h

1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế:

cK

* Thứ nhất, hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu được và
chi phí bỏ ra (dạng thuận) hoặc ngược lại (dạng nghịch). Công thức:
- Dạng thuận: H = KQ/CP


họ

Công thức này nói lên khi bỏ ra một đơn vị chi phí sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn
vị kết quả, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của chủ thể.

Đ
ại

- Dạng nghịch: H’ = CP/KQ

Công thức này nói lên để đạt được một đơn vị kết quả thì cần bỏ ra bao nhiêu đơn
vị chi phí.

ng

Trong đó

H, H’: Hiệu quả

ườ

KQ: Kết quả
CP: Chi phí

Tr

Hai chỉ tiêu này có ý nghĩa khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau,

cùng được dùng để phản ánh hiệu quả kinh tế.
* Thứ hai, hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách xác định tỷ lệ giữa phần


tăng thêm của kết quả thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra. Công thức
- Dạng thuận: E = ∆KQ/∆CP

12


Công thức này thể hiện cứ tăng thêm một đơn vị chi phí sẽ tăng thêm bao nhiêu
đơn vị kết quả.
- Dạng nghịch: E’ = ∆KQ/∆CP
Công thức này thể hiện để tăng thêm một đơn vị kết quả cần đầu tư thêm bao

uế

nhiêu đơn vị chi phí.

E, E’: Hiệu quả
∆KQ: Phần tăng (giảm) của kết quả
∆CP: Phần tăng (giảm) của chi phí.
1.1.3. Nguồn gốc, vai trò của cây lúa

in

h

1.1.3.1. Nguồn gốc, xuất xứ

tế
H


Trong đó

Lúa là một trong những cây ngũ cốc có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất. Theo các

cK

tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam,… thì cây lúa đã có mặt từ 3000 –
2000 năm trước công nguyên. Ở vùng Triết Giang của Trung Quốc đã xuất hiện cây
lúa khoảng 5000 năm, ở hạ lưu sông Dương Tử là 4000 năm. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu

họ

những tài liệu để xác định một cách chính xác thời gian cây lúa được đưa vào trồng
trọt. Dù sao người ta vẫn cho lúa là một cây trồng cổ, có vai trò quan trọng trong đời

Đ
ại

sống và lịch sử phát triển của hàng triệu người dân trên trái đất.
Từ trung tâm khởi nguyên là Ấn Độ và Trung Quốc, cây lúa được phát triển ở cả
hai hướng Đông và Tây. Cho đến thế kỷ thứ nhất, cây lúa được đưa vào trồng ở vùng

ng

Địa Trung Hải như Ai Cập, Italia, Tây Ban Nha. Đến đầu thế kỷ thứ XV cây lúa từ
Bắc Italia nhập vào các nước Đông Nam Á như Nam Tư cũ, Bungari, Rumani,… Đầu

ườ

thế chiến thứ hai, cây lúa mới được trồng đáng kể ở Pháp, Hungari.

Đến thế kỷ XVII cây lúa được nhập vào Mỹ và trồng ở các bang Virgina, Nam

Tr

Carolina và hiện nay trồng nhiều ở California, Lousiana, Texas,…
Theo hướng Đông, đầu thế kỷ XI cây lúa từ Ấn Độ được nhập vào Indonesia đầu

tiên ở đảo Java. Đến giữa thế kỷ XVII cây lúa từ Iran nhập vào trồng ở Nga. Đến nay
cây lúa đã có mặt trên tất cả các Châu lục, bao gồm các nước nhiệt đới, bán nhiệt đới và
một số nước khác.

13


1.1.3.2. Vai trò, giá trị
1.1.3.2.1. Giá trị dinh dưỡng
Gạo là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể bởi trong gạo có chứa
nhiều tinh bột – nguồn chủ yếu cung cấp calo. Gía trị nhiệt lượng của gạo là 3594 calo,

uế

so với lúa mì là 3610 calo, độ đồng hóa đạt đến 95,5%. Con người hấp thụ chất bột và
một số vitamin từ gạo. Hiện có khoảng 2 tỷ người Châu Á dùng gạo và các phế phẩm

tế
H

từ gạo để bổ sung 60% đến 70% nguồn năng lượng hàng ngày cho cơ thể. Có thể nói

gạo là thức ăn quý cho con người và là thức ăn rất dễ tiêu hóa, chất xơ trong gạo ít hơn

nhiều so với ngô hạt, chất đạm lại dễ tiêu hóa hơn lúa mì. Gạo còn có nhiều vitamin
B1 nhưng bị phân giải mất đi nhiều trong quá trình xay xát và nấu

in

h

Trong chăn nuôi người ta chủ yếu dùng tấm, cám và gạo có chất lượng thấp để
làm thức ăn. Trước đây khoảng 5% tổng sản lượng gạo được dùng để chăn nuôi nhưng

1.1.3.2.2. Giá trị kinh tế

cK

hiện nay tỷ lệ này đã giảm đáng kể (khoảng 1%).

- Trong công nghiệp chế biến:

họ

+ Gạo: đươc dùng làm nguyên liệu sản xuất rượu, bia và một số loại dược liệu.
+ Tấm: Sản xuất tinh bột, rượu cồn, voka, phấn mịn, thuốc chữa bệnh.

Đ
ại

+ Cám: Làm thức ăn cho gia súc, ép lấy dầu.
+ Trấu: Sản xuất nấu men làm thức ăn cho gia súc, dùng để độn chuồng làm
phân bón có SiO2 cao, vỏ trấu còn được sử dụng để làm chất đốt.


ng

+ Rơm rạ: Với thành phần chủ yếu là Xenluloza có thể sản xuất thành giấy, đồ
gia dụng như mũ, giày dép, …ngoài ra rơm còn được sử dụng để độn chuồng, làm chất

ườ

đốt.

- Gạo là hàng hóa: Hàng năm có khoảng 20 triệu tấn gạo được dùng làm hàng hóa

Tr

buôn bán trên toàn thế giới. Theo tổ chức Nông Lương của Liên Hiệp Quốc (FAO) cho
biết năm 2006 sản lượng gạo hàng hóa có thể đạt 27,8 triệu tấn, so với 29 triệu tấn
trong năm 2005.

14


1.1.4. Đặc điểm kỹ thuật của cây lúa
Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa có thể chia ra hai thời kỳ:
Sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực.
+ Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng: Là thời kì sinh trưởng để hình thành các cơ

uế

quan sinh dưỡng như thân, lá, rễ và được tính từ khi hạt lúa nảy mầm đến khi bắt đầu
phân hóa đòng. Thời kỳ này biến động rất lớn giữa các nhóm giống và có thể chia ra


tế
H

làm các thời kỳ nhỏ:
- Thời kỳ nảy mầm;

- Thời kỳ gieo đến 3-4 lá (12 đến 15 ngày sau khi gieo);
- Thời kỳ lúa đẻ nhánh.

in

h

+ Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: Là thời kỳ sinh trưởng để hình thành các cơ
quan sinh sản như bông, hạt và được tính từ khi bắt đầu phân hóa đòng đất đến khi

cK

chín hoàn toàn. Thường kéo dài 55 – 66 ngày với tất cả các giống và có thể chia ra các
thời kỳ nhỏ:

- Thời kỳ làm đòng (30 ngày);

họ

- Thời kỳ trổ bông phơi mao, chín sữa;

- Thời kỳ lúa chín sáp đến chín hoàn toàn.

Đ

ại

Như vậy tổng thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi lúa nảy mầm cho
đến khi chín hoàn toàn, thời gian này thay đổi tùy theo từng loại giống lúa và tùy từng
mùa vụ khác nhau.

ng

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa
Trong quá trình sản xuất ra sản phẩm chúng ta đã sử dụng một lượng nhất định về

ườ

sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động được kết hợp với nhau theo một
kỹ thuật nhất định, với một không gian và thời gian cụ thể. Hiệu quả sản xuất phụ

Tr

thuộc vào số lượng và chất lượng các yếu tố đầu vào được huy động vào sản xuất.
Chúng ta cần đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất lúa mới
có thể nắm bắt được những tác động trực tiếp hay gián tiếp, từ đó tìm ra cách thức biến
đổi các nhân tố đó, phát huy được hiệu quả kỹ thuật cũng như hiệu quả kinh tế của
hoạt động trồng lúa.

15


Các nhân tố ảnh hưởng có thể phân thành nhiều loại nhưng chủ yếu được nhìn
nhận thành nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.
Nhân tố khách quan là những nhân tố thường phát sinh và tác động như nhu cầu

tất yếu, không phụ thuộc vào chủ thể tiến hành sản xuất. Kết quả sản xuất của mỗi

uế

nông hộ có thể chịu tác động bởi các nhân tố khách quan như thời tiết, khí hậu,…
Nhân tố chủ quan là những nhân tố tác động đến đối tượng nghiên cứu phụ thuộc

tế
H

vào năng lực chủ quan của chủ thể sản xuất. Tức là khi xem xét từng nhân tố, mức độ
được huy động về số lượng và chất lượng theo các hướng khác nhau, nhưng khi sử
dụng hài hòa, hợp lý tỷ lệ tham gia của từng yếu tố còn phụ thuộc vào trình độ của lực

lượng sản xuất. Những nhân tố đó như là lao động, vật tư, tiền vốn, trình độ khai thác

in

h

những nhân tố khách quan của chủ thể sản xuất làm ảnh hưởng đến toàn bộ kết quả sản
xuất.

quan. Các nhân tố đó là:
- Giống

cK

Trong quá trình nghiên cứu tôi chỉ đi sâu nghiên cứu, phân tích các nhân tố chủ


họ

Giống là nhân tố đầu tiên có ý nghĩa, vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp đặc biệt là cây lúa. Không có giống thì không thể tiến hành được các công đoạn

Đ
ại

khác của quá trình canh tác cây lúa.

Giống lúa tốt góp phần làm tăng năng suất, sản lượng cũng như tạo ra lúa với
chất lượng tốt hơn. Lúa gạo ngon khi trở thành hàng hóa có giá trị cao hơn lúa gạo

ng

kém chất lượng nói chung và sẽ được người tiêu dùng ưa chuộng, chấp nhận.
Giống còn là phương tiện để thâm canh tăng vụ. Việc đưa vào gieo trồng các loại

ườ

giống lúa ngắn ngày làm tăng mùa vụ, đồng nghĩa với việc tăng sản lượng lúa trên một
đơn vị diện tích đất gieo trồng, khai thác có hiệu quả đất đai, tăng việc làm và thu nhập

Tr

cho người nông dân. Như cha ông ta từng nói: “ Có công không bằng giống tốt”, cho
thấy tầm quan trọng của giống nói chung.
- Phân bón
Là thành phần quan trọng cung cấp chất dinh dưỡng, nước, và muối khoáng cho
cây lúa, vì vậy nó ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển từ đó ảnh

hưởng đến năng suất cây lúa. Nếu bón ít quá cây lúa sẽ không đủ dinh dưỡng, khả

16


năng đẻ nhánh đâm cành thấp, không làm đòng trổ bông thì năng suất thấp. Nếu bón
phân quá nhiều thì sẽ làm cho cây lúa phát triển quá tốt, đẻ ra nhiều lá, ít bông, cây lúa
phát triển không bình thường.
Như vậy, phân bón rất quan trọng đối với cây lúa đòi hỏi người nông dân phải

uế

bón phân hợp lý, theo nguyên tắc: nặng đầu – nhẹ cuối, nhìn cây mà bón. Bón phân
phải được chia ra làm nhiều lần, và khối lượng phân bón nhiều ít tùy thuộc vào nhu

tế
H

cầu hợp lý của cây lúa ở mỗi giai đoạn phát triển và phải theo nguyên tắc nêu trên.
- Lao động

Lao động là hoạt động có mục đích của con người thông qua các công cụ lao

in

thiết cho nhu cầu của bản thân và xã hội.

h

động tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi chúng thành của cải vật chất cần


Lao động là yếu tố đầu vào quan trọng của mọi quá trình sản xuất. Nếu không có

cK

lao động thì quá trình sản xuất sẽ không được tiến hành. Lao động ảnh hưởng đến kết
quả và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp mà cụ thể là năng suất, sản lượng cây trồng
hay cây lúa của người dân. Nếu lao động không tốt, chất lượng lao động kém, thì cây

họ

lúa sẽ không phát triển tốt dẫn tới năng suất lúa thấp, hiệu quả trồng lúa của người dân
không đạt.

Đ
ại

Ngày nay với sự ra đời của nhiều loại máy móc hiện đại thì lao động thủ công,
chân tay ngày càng ít đi, đồng thời nó đòi hỏi người lao động phải có trình độ nhất
định để có thể áp dụng được máy móc công nghệ vào sản xuất thay cho sức lao động

ng

của người dân. Việc sản xuất lúa của người dân hiện nay là một ví dụ điển hình. Người
dân đã đưa các loại máy móc vào các công đoạn của sản xuất lúa từ cày bừa, đến thu

ườ

hoạch lúa, vận chuyển lúa cũng đã được thực hiện bằng máy. Người nông dân được
nâng cao hiểu biết, kiến thức về trồng lúa cho năng suất lúa cao hơn trước, hiệu quả


Tr

tăng cao rõ rệt.
- Thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc BVTV nói chung cũng là yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình sản

xuất cây lúa của người nông dân. Thuốc BVTV được sử dụng để diệt sâu bệnh, diệt cỏ
dại, bảo vệ cây lúa tránh được các tác nhân xấu trong suốt quá trình sinh trưởng và

17


phát triển. Đồng thời làm giảm bớt công lao động của người nông dân, góp phần làm
tăng năng suất và chất lượng lúa.
1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lúa
1.1.6.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất

uế

 Năng suất (NS): Là khối lượng lúa thu được trên một đơn vị diện tích là một
sào.

tế
H

• Giá trị sản xuất (GO – Gross Output): Toàn bộ giá trị bằng tiền của sản phẩm
lúa được sản xuất ra trong một thời gian nhất định của một hộ, trang trại hay một địa
phương nào đó.


- Giá trị sản xuất lúa được tính theo công thức: GO = Q*P

in

h

Trong đó: Q là khối lượng lúa được sản xuất ra (tấn, kg)

P là giá của sản phẩm lúa tại thời điểm tính giá trị.

cK

• Chi phí trung gian (IC – Intermediational Cost): Là những chi phí về các yếu tố
đầu vào hay nguồn lực và dịch vụ được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm lúa trong thời

ngoài,…

họ

kỳ đó. Bao gồm: Chi phí giống lúa, phân bón, thuốc BVTV, chi phí lao động thuê

• Gía trị gia tăng (VA – Value Added ): Là giá trị sản xuất còn lại sau khi đã trừ

Đ
ại

đi chi phí trung gian.

- Công thức tính giá trị gia tăng:
VA = GO – IC.


ng

1.1.6.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất
• Hiệu suất GO/IC: Chỉ tiêu này cho biết cứ bỏ ra một đồng chi phí trung gian

ườ

đầu tư vào quá trình sản xuất sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
• Hiệu suất VA/IC: Chỉ tiêu này cho biết cứ bỏ ra một đồng chi phí trung gian đầu

Tr

tư vào quá trình sản xuất thì thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
• Hiệu suất VA/GO: Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng giá trị sản xuất được

tạo ra có bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam

18


Việt Nam là một trong những cái nôi của sự phát triển cây lúa nước. Nghề trồng
lúa từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam. Trước đây đã có những
thời kỳ người dân Việt Nam bị thiếu lương thực trầm trọng nhưng hiện nay với sự phát
triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, sản xuất lúa gạo của Việt Nam đã đạt được

uế


những thành tích đáng kể trong nhận thức người dân Việt Nam và trong mắt bạn bè
quốc tế. Năng suất, sản lượng lúa không ngừng được tăng lên, đời sống của người dân

tế
H

được cải thiện rõ rệt.

Qua bảng số liệu 1 dưới đây ta thấy diện tích gieo trồng cả nước có xu hướng
tăng lên qua 3 năm, cụ thể là năm 2008 diện tích là 7.400 ha tăng 192,6 ha so với năm

in

ha so với diện tích gieo trồng lúa trong năm 2008.

h

2007 và đến năm 2009 vừa qua diện tích trồng lúa là 7.429,4 ha tức là tăng thêm 29,4

Bảng 1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam giai đoạn

Chỉ tiêu

Diện tích
(nghìn ha)

Năm

cK


2007 - 2009

Năng suất

Sản lượng

(tấn/ha)

(nghìn tấn)

4,99

35.942,70

7.207,40

2008

7.400,00

5,22

38.725,10

2009

7.429,40

5,26


38.900,00

Đ
ại

họ

2007

(Nguồn: Sở nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá)

Năng suất lúa cũng tăng dần qua 2 năm, cụ thể: năng suất lúa năm 2007 được tính

ng

là 4,99 tấn/ha, năm 2008 năng suất tăng lên là 5,22 tấn/ha, và đến năm 2009 thì năng
suất được tính là 5,26 tấn/ha. Đây là một tín hiệu tốt cho ngành trồng lúa Việt Nam.

ườ

Để có được kết quả khả quan trên là do sự cố gắng, nỗ lực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất của người dân, dưới sự chỉ đạo của các cơ quan ban nghành từ

Tr

Trung Ương đến địa phương, và các nhà khoa học.
Diện tích và năng suất tăng kéo theo sản lượng lúa cũng có xu hướng tăng. Cụ thể

là năm 2007 sản lượng lúa cả nước là 35.942,70 nghìn tấn, năm 2008 sản lượng là
38.725,10 nghìn tấn tức là tăng 2.782,40 nghìn tấn và năm 2009 sản lượng lúa đạt

38.900,00 tấn tăng 174,9 nghì tấn so với năm 20008. Đây là con số “kỷ lục” về sản
lượng lúa của Việt Nam từ trước đến nay.

19


1.2.2. Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hoá là một tỉnh thuộc Bắc miền Trung Việt Nam, nằm trong vùng ảnh
hưởng từ những tác động của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và
vùng trọng điểm kinh tế Trung Bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, cách

uế

Thủ đô Hà Nội 150 km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình,
phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (Lào), phía Đông là Vịnh

tế
H

Bắc Bộ.

Đặc điểm khí hậu thời tiết với lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là
điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nói chung và nghề
trồng lúa nói riêng tại địa phương.

in

h

Qua bảng số liệu 2 về tình hình sản xuất lúa của Thanh Hoá ta thấy, diện tích lúa

có xu hướng giảm dần qua các năm. Tuy nhiên mức độ giảm chỉ chiếm một tỷ lệ thấp

cK

trong tổng diện tích gieo trồng của tỉnh. Cụ thể, diện tích trồng lúa năm 2007 là
254.380 ha, đến năm 2008 diện tích trồng lúa là 254.344 nghìn ha tức là giảm 36 nghìn
ha, và năm 2009 diện tích trồng lúa đạt 254.340 ha giảm 4 nghìn ha so với năm 2008.

họ

Nguyên nhân làm cho diện tích lúa của Thanh Hóa giảm trong khi diện tích của cả
nước lại tăng lên trong cùng một khoảng thời gian là do một phần diện tích trồng lúa

Đ
ại

đã bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Thay vào đó là sự xuất hiện của nhiều khu công
nghiêp, kinh tế, phục vụ cho các mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công
nghiệp, sự chuyển đổi ngành nghề của người dân và các mục đích phát triển kinh tế xã

ng

hội khác của tỉnh.

Trong khi diện tích gieo trồng lúa đang có dấu hiệu giảm dần qua các năm thì

ườ

năng suất lúa lại có xu hướng tăng dần cùng với xu hướng tăng chung của cả nước. Ta
thấy, năng suất lúa trong năm 2007 đã được xác định là 52,68 tạ/ha. Năng suất lúa


Tr

trong năm 2008 là 55,21 tạ/ha tức là tăng 2,53 tạ/ha so với năm 2007. Năng suất lúa
năm 2009 của xã đạt 57,43 tạ/ha tức là tăng 2,22 tạ/ha so với năm 2008. Như vậy,
năng suất lúa của tỉnh năm 2009 vừa qua là đạt cao nhất qua 3 năm nghiên cứu và cả
ba năm thì năng suất lúa của tỉnh Thanh Hóa đều đạt cao hơn năng suất lúa bình quân
chung của cả nước. Điều này chứng tỏ Thanh Hóa có lợi thế về trồng lúa tương xứng
với điều kiện thuận lợi của về điều kiện tự nhiên của tỉnh.

20


Qua bảng số liệu 2 trên ta nhận thấy, diện tích gieo trồng có xu hướng giảm dần,
và năng suất lúa lại có xu hướng tăng dần. Nhưng kết quả là sản lượng lúa vẫn có xu
hướng tăng lên qua các năm. Nguyên nhân là do mức độ tăng về năng suất lúa lớn hơn
mức độ giảm về diện tích gieo trồng lúa nên sản lượng lúa thu được vẫn tăng.

uế

Cụ thể, năm 2007 sản lượng lúa đạt 1.460.551 tấn, năm 2008 sản lượng lúa đạt
1.404.301 nghìn tấn tức là tăng 64.170 tấn so với năm 2007. Sản lượng lúa năm 2009

tế
H

vừa qua đạt 1.460.551 tấn tức là tăng 56.250 tấn so với năm 2008. Như vậy ta thấy
năm 2009, sản lượng lúa của tỉnh Thanh đạt cao nhất qua các năm. Đây là một kết quả
khả quan của ngành lúa tỉnh Thanh nói riêng và ngành trồng lúa Việt Nam nói chung.


Chỉ Tiêu

Năm

in

2007 - 2009

h

Bảng 2: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn

Diện tích

Sản lượng

(tạ/ha)

(tấn)

2007

254.380

52,68

1.340.131

2008


254.344

55,21

1.404.301

2009

họ

cK

(nghìn ha)

Năng suất

57,43

1.460.551

Đ
ại

254.340

(Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Hà Trung)

1.2.3. Tình hình sản xuất lúa của huyện Hà Trung
Hà Trung là một huyện đồng bằng nằm ở phía Bắc tỉnh Thanh Hoá. Hà Trung


ng

bao gồm 25 xã, thị trấn trong đó có 6 xã miền núi. Địa giới hành chính tiếp giáp như
sau: Phía Bắc giáp thị xã Bỉm Sơn và thị xã Tam Điệp tỉnh Ninh Bình; Phía Nam giáp

ườ

các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa; Phía Tây giáp các huyện Vĩnh Lộc, Thạch Thành;
Phía Đông giáp huyện Nga Sơn. Hà Trung có đường quốc lộ đi qua nên rất thuận lợi

Tr

trong lưu thông hàng hóa, và phát triển kinh tế xã hội.
Về kinh tế xã hội, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của

huyện Hà Trung. Nông nghiệp ở đây chủ yếu là ngành trồng lúa nước. Những năm gần
đây, điều kiện thời tiết, khí hậu rất khó khăn như bão lụt, giá rét và sâu bệnh nên đã
ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng lúa và hiệu quả trồng lúa của người dân
nơi đây.

21


Qua bảng số liệu 3 dưới đây về tình hình sản xuất lúa của huyện Hà Trung, nhìn
chung tất cả các chỉ tiêu về diện tích, năng suất và sản lượng lúa đều có sự biến động
không ổn định qua qua 3 năm.
Bảng 3: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của huyện Hà Trung giai đoạn

Diện tích


Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tạ/ha)

(tấn)

2007

12.875

45,92

2008

12.606,3

45,45

2009

12.786

54,19

59.124
57.291

69.298

h

Năm

tế
H

Chỉ tiêu

uế

2007 - 2009

in

(Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Hà Trung)
Về diện tích, năm 2007 diện tích gieo trồng lúa đạt 12.875 ha, đến năm 2008,

cK

diện tích trồng lúa còn 12.606,3 ha tức là đã giảm đi 268,7 ha so với năm 2007. Năm
2009, diện tích trồng lúa lại đạt 12.786 ha tức là tăng 179,7 ha so với năm 2008. Như
vậy, ta thấy diện tích gieo trồng lúa của huyện Hà Trung có sự biến động không ổn

họ

định qua 3 năm nghiên cứu.


Về năng suất, năm 2007 năng suất lúa đạt 45,92 tạ/ha. Năm 2008, năng suất lúa

Đ
ại

đạt 45,45 tạ/ha giảm 0,47 tạ/ha so với năm 2007. Năm 2009, năng suất lúa đạt 54,19
tạ/ha tức là tăng lên 8,74 tạ/ha. Như vây, ta thấy mặc dù năng suất ở hai năm trước đó
là năm 2007 và năm 2008 luôn đạt rất thấp so với năng suất của tỉnh và của cả nước.

ng

Nhưng trong năm 2009, vừa qua thì năng suất lúa của huyện đã có sự cải thiện rất lớn.
Cụ thể ta thấy năng suất lúa của huyện Hà Trung năm 2009 vẫn còn thấp hơn mức

ườ

năng suất bình quân chung của tỉnh Thanh Hóa cùng năm, nhưng so với năng suất
bình quân chung của cả nước thì lại đạt cao hơn. Đây là một kết quả rất tốt của ngành

Tr

lúa huyện Hà Trung.
Về sản lượng, năm 2007 sản lượng lúa đạt 59.124 tấn. Năm 2008, sản lượng lúa

của huyện chỉ đạt 57.291 tấn tức là giảm đi 1.833 tấn so với năm 2007. Năm 2009, sản
lượng lúa lại đạt 69.298 tấn, tức là tăng 12.007 tấn so với năm 2008. Như vậy so với
hai năm trước đó, năm 2009, lúa của huyện Hà Trung được mùa nên năng suất và sản
lượng đều tăng cao rõ rệt. Đó một phần là do chủ trương, định hướng phát triển nông

22



nghiệp nói chung, và sự lãnh đạo của UBND huyện Hà Trung, phòng nông nghiệp

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế
H

uế

huyện và chính quyền địa phương các xã.

23



CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ HÀ THÁI, HUYỆN HÀ
TRUNG, TỈNH THANH HÓA
2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ HÀ THÁI, HUYỆN HÀ TRUNG, TỈNH
THANH HÓA

uế

2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý

tế
H

Hà Thái là một xã đồng bằng của huyện Hà Trung, nằm cách trung tâm huyện lỵ
về phía Đông Bắc khoảng 5km có diện tích tự nhiên là 613.03 ha chiếm 2,50% tổng
diện tích tự nhiên của cả huyện.

- Phía Tây giáp xã Hà Lâm;
- Phía Nam giáp xã Hà Phú.

cK

- Phía Đông giáp xã Hà Hải;

in

- Phía Bắc giáp xã Hà Lai, xã Hà Châu;

h


Về địa giới:

Với vị trí địa lý như trên, xã Hà Thái có thuận lợi trong giao lưu kinh tế, đặc biệt

lao động.

Đ
ại

2.1.1.2. Địa hình

họ

là giai đoạn hiện nay để phát triển kinh tế hàng hóa, khai thác các tiềm năng đất đai và

Địa hình toàn xã có hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông – Nam, và có hai
dạng địa hình rõ rệt:

ng

- Vùng bằng phẳng thấp trũng khoảng 2/3 diện tích toàn xã, nhiều khi bị ngập
úng tạm thời do địa hình của xã và ảnh hưởng nước từ các xã phía Tây Bắc tràn tới,

ườ

cũng như thủy triều.
- Vùng địa hình đồi núi chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn xã bao xung quanh.

Tr


2.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Hà Thái nằm trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng Thanh Hóa có nền nhiệt độ cao

với 4 mùa rõ rệt: Mùa Hạ thường có thời gian dài, đặc điểm là khí hậu nóng ẩm, có
Gió Tây hay còn gọi là Gió Lào thổi qua mang theo hơi nóng và khô; Mùa Đông có
thời gian cũng khá dài tuy nhiên trong năm vừa qua thì đặc điểm này không được thể
hiện, đặc điểm là khô hanh có sương mù; Giữa Hạ sang Đông là mùa thu có thời gian

24


ảnh hưởng ngắn, thường có bão lụt; Giữa Đông sang Hạ là mùa Xuân với thời tiết hơi
se lạnh và thường có mưa phùn.
a. Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình hàng năm của địa phương là 250C. Nhiệt độ cao nhất là

uế

41,50C xuất hiện vào mùa hạ, và nhiệt độ thấp nhất không dưới 60C xảy ra vào mùa
Đông.

tế
H

b. Độ ẩm

Độ ẩm không khí trung bình là trên 85%, cao nhất là 90% vào các tháng 1, tháng
2, thấp nhất là vào tháng 6 và tháng 7 hàng năm.
c. Lượng mưa


in

h

Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1700mm, cao nhất đạt 2800mm và thấp
nhất là 1100mm. Lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm làm

d. Bão lụt

cK

ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.

Thanh Hóa thuộc khu vực Bắc miền Trung nên thường phải hứng chịu những cơn

họ

bão mạnh gây ra lũ lụt lớn. Trung bình hàng năm có tới 2 - 3 cơn bão trực tiếp đổ bộ
vào địa phận tỉnh cũng như địa phương xã Hà Thái. Bão lũ lớn thường là vào tháng 9

Đ
ại

và tháng 10 hàng năm, với lượng mưa cao nhất vào tháng 9 các năm đạt tới 700 – 800
mm.

e. Nắng

ng


Hà Thái thuộc khu vực Bắc Trung bộ nên nắng nóng và nhiệt độ có khi lên tới
đỉnh điểm, cường độ nắng tương đối cao. Trung bình các tháng mùa Đông thì có 60 -

ườ

70 giờ nắng/tháng, các tháng mùa hè có thể đạt tới 160 – 170 giờ nắng/tháng.
f. Gió

Tr

Ở địa phương có 2 hướng gió chính là: Gió Đông Nam và Gió Đông Bắc.
- Gió Đông Nam xuất hiện nhiều từ tháng 4 đến tháng tháng 10 hàng năm mang

theo hơi nước từ biển Đông thổi vào nên rất mát. Tuy nhiên cường độ gió có thể rất
mạnh cho nên năng suất lúa vụ đông xuân thường cao còn vụ hè thu lại thấp hơn vì
thời gian này có bão lũ ảnh hưởng đến năng suất lúa ở địa phương.

25


×