Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Bài giảng sinh lý hệ tiêu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.14 KB, 25 trang )

SINH LÝ HỆ TIÊU HÓA

BS. Trần Ngọc Thanh
BM. Sinh lý học – ĐHYK Phạm Ngọc Thạch


1. Đại cương
• Ống tiêu hóa:
• Miệng
• Thực quản
• Dạ dày
• Ruột non
• Ruột già
• Tuyến tiêu hóa:
• Tuyến nước bọt
• Tuyến tiêu hóa dọc theo
ống tiêu hóa
• Gan và túi mật
• Tụy


Chức năng chính của hệ tiêu hóa:
• Tiếp nhận thức ăn
• Biến đổi thức ăn
• Hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể
Các hoạt động chính của hệ tiêu hóa:
• Chức năng cơ học: làm nhỏ và đẩy thức ăn đi
• Chức năng bài tiết: làm tiêu hóa thức ăn
• Chức năng hấp thu: đưa từ lòng ruột vào máu



2. Miệng
• Là nơi tiếp nhận thức ăn
• Hoạt động cơ học:
– Hoạt động nhai: nhờ bộ răng cắt, xé, trộn thức ăn
– Hoạt động nuốt: nhờ lưỡi đẩy ra sau hầu

• Hoạt động bài tiết:
– Nhờ 3 đôi tuyến nước bọt
– Thành phần gồm: nước, dịch nhầy, men tiêu tinh bột
(amylase) và một ít men khác.
– Giúp làm mềm thức ăn và làm trơn đường tiêu hóa


2. Miệng
CHÚ Ý:
• Nhai là vừa là một hoạt động phản xạ, vừa là
một cử động tự ý. Cơ nhai do dây V chi phối
• Nuốt có 3 giai đoạn
– Giai đoạn miệng: cử động có ý thức
– Giai đoạn hầu: phản xạ không điều kiện
– Giai đoạn thực quản: phản xạ không điều kiện


CHÚ Ý:
• Khi nuốt, lưỡi gà, thanh quản, nắp thanh môn và
các cơ thành hầu sẽ làm cho thức ăn chỉ di
chuyển vào thực quản mà không đi vào đường
hô hấp.



3. Thực quản
• Động tác nuốt làm hình thành nên sóng nhu
động thực quản
• Phần trên và tại chỗ thức ăn, cơ thực quản co lại
• Phần dưới chỗ thức ăn, cơ thực quản giãn ra
• Tốc độ di chuyển tùy vào thức ăn lỏng hay đặc
• Sóng nhu động làm mở tâm vị và đưa thức ăn
vào dạ dày


3. Thực quản

Sóng nhu động
thực quản


3. Dạ dày


3. Dạ dày
• Hoạt động cơ học:
– Tâm vị mở ra đón thức ăn.
– Thức ăn vào dạ dày làm giảm độ axit, làm đóng tâm
vị lại.
– Thân vị hình thành nên sóng co bóp thức ăn, đánh
nhỏ và trộn đều thức ăn với dịch vị; đưa thức ăn vào
hang vị
– Môn vị mở ra mỗi khi có sóng nhu động lan đến và
chỉ cho những thức ăn đã được đánh nhỏ mới thoát
qua



3. Dạ dày
• Hoạt động bài tiết:
– Dịch tiết của dạ dày gọi là dịch vị
– Dịch vị được nhào trộn với thức ăn tạo thành vị trấp
– Dịch vị tinh khiết là chất lỏng trong suốt, không
màu, quánh, pH gần bằng 1.
– Các yếu tố do dạ dày tiết bao gồm: các men tiêu hóa,
HCl, yếu tố nội tại, chất nhầy, bicarbonate và các
muối khoáng
– Ngoài ra, dạ dày còn tiết một số chất vào máu.


3. Dạ dày
• Thành phần bài tiết của dạ dày
– Men tiêu hóa: pepsinogen, men sữa, lipase. Giúp ly
giải protein, sữa và một số lipid.
– HCl: giúp sát khuẩn, hoạt hóa pepsinogen thành
pepsin, tiêu hóa bước đầu, tham gia cơ chế đóng mở
môn vị và tâm vị.
– Yếu tố nội tại: giúp hấp thu vitamin B12
– Chất nhầy: bảo vệ niêm mạc dạ dày
– Bicarbonate và muối khoáng


3. Dạ dày
• Hoạt động hấp thu:
– Rượu
– Một ít nước



4. Ruột non
• Hoạt động cơ học:
– Cử động co thắt: do lớp cơ vòng thực hiện, giúp trộn
dịch tiêu hóa với thức ăn
– Cử động quả lắc: do lớp cơ dọc thực hiện, giúp trộn
dịch tiêu hóa với thức ăn
– Cử động nhu động: do sóng làn truyền từ dạ dày
xuống, giúp đẩy thức ăn đi
– Cử động phản nhu động: ngược với nhu động, làm
kéo dài thời gian tiêu hóa tại ruột


4. Ruột non
• Hoạt động bài tiết: 3 nguồn
– Dịch tụy: do các tế bào tụy ngoại tiết tiết ra
– Dịch mật: do gan tổng hợp, trữ tại túi mật và
tiết từ túi mật
– Dịch ruột: do các tuyến ruột và tế bào niêm
mạc ruột tiết ra.


4a. Dịch tụy
• Là chất lỏng trong suốt, không màu, pH=7,8-8,4
• Dịch tụy bao gồm
– Các men tiêu hóa protid
– Các men tiêu hóa lipid
– Các men tiêu hóa glucid
– NaHCO3


• Dịch tụy được điều hòa bài tiết bởi
– Thần kinh X (gây tăng tiết)
– Secretin (từ niêm mạc ruột non) (gây tăng tiết)
– Pancretoenzym (CCK) (protid và lipid đã tiêu hóa ở


4a. Dịch tụy
• Các men tiêu hóa protid
– Trypsinogen: sẽ được dịch ruột hoạt hóa thành trypsin
– Chymotrypsinogen: sẽ được môi trường kiềm hoạt
hóa thành chymotrypsin
– Procarboxypolypeptidase: sẽ được trypsin hoạt hóa
thành carboxypolypeptidase


4a. Dịch tụy
• Các men tiêu hóa lipid
– Lipase
– Phospholipase
– Cholesterol esterase
• Các men tiêu hóa glucid
– Amylase
– Maltase


4b. Dịch mật
• Là chất lỏng, có màu tùy thuộc vào độ đặc và thành phần
sắc tố chứa trong nó (từ xanh đến vàng); pH=7-7,7
• Dịch mật bao gồm:

– Muối mật: giúp hấp thu lipid, vitamin ADEK, chống
lên men thối.
– Sắc tố mật (bilirubin): nhuộm vàng
– Các chất khác


4c. Dịch ruột
• Là chất lỏng, có độ quánh cao và đục vì có chứa các tế
bào bị bong tróc và mảnh vỡ tế bào.
• Dịch ruột bao gồm:
– Nhóm men tiêu hóa protid
– Nhóm men tiêu hóa lipid
– Nhóm men tiêu hóa glucid
– Phosphatase kiềm: phân giải phosphate
– Enterokinase: hoạt hóa trypsinogen thành trypsin


4. Ruột non
• Hoạt động hấp thu: 3 cơ chế
– Vận chuyển chủ động (ngược nồng độ)
– Vận chuyển thụ động (thuận nồng độ)
– Ẩm bào


5. Ruột già
• Hoạt động cơ học:
– Cử động nhu động: yếu hơn ruột non, có tác
dụng dồn các chất cặn.
– Cử động phản nhu động: mạnh hơn ruột non,
giúp tạo thời gian tồn lưu cặn.



5. Ruột già
• Hoạt động bài tiết:
– Không có men tiêu hóa
– Chấy nhầy: bảo vệ niêm mạc

• Hoạt động hấp thu:
– Nước: không hạn chế số lượng
– Một số chất khác như: glucose, acid amin,
vitamin, kháng sinh …


CẢM ƠN
ĐÃ CHÚ Ý THEO DÕI



×